Bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử

Mục lục Lời mở đầu 1 Mục lục Chương I: Khái quát về thương mại điện tử I.Khái niệm thương mại điện tử 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử 4 2.Khái niệm thương mại điện tử 5 3. Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử 10 3.1 B2B 10 3.2 B2C 11 3.3 B2A 11 3.4 C2A 13 II.Lợi ích của thương mại điện tử 13 1.Đối với doanh nghiệp 13 1.1Giảm chi phí 14 1.2Hoạt động hiệu quả hơn 18 1.3Nâng cao tính cạnh tranh 20 2.Đối với người tiêu dùng 21 2.1Luôn đư

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thông tin đầy đủ về sản phẩm 21 2.2Gía cả thấp hơn và chất lượng cao hơn 22 2.3Thuận tiện hơn trong giao dịch 23 3.Đối với toàn bộ nền kinh tế 23 3.1Góp phần vào sự thay đổi thị trường 24 3.2Thương mại điện tử góp đóng vai trò là chất xúc tác 25 3.3Tác động đến các hoạt động tương tác 25 3.4 Thương mại điện tử góp phần tạo ra tính mở 26 3.5 Tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức 27 III. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử 27 1. Nền kinh tế Dot Com 31 2. Vấn đề trung gian kinh doanh 31 3.Mua bán đấu giá trực tuyến 34 4.Cổng thông tin doanh nghiệp 35 5. Nguyên lí mới của marketing trên mạng Internet 36 Chương II: Rủi ro trong thương mại điện tử I.Khái niệm chung về rủi ro 38 1. Rủi ro là gì? 38 2. Đặc điểm 38 2.1Luôn có khả năng xảy ra 38 2.2Tồn tại khách quan 38 2.3Xảy ra trong tương lai 38 3. Phân loại 39 3.1Theo nguồn gốc 39 3.2Theo bảo hiểm 39 II. Các loại rủi ro trong thương mại điện tử 40 1.Khái niệm 41 2.Phân loại 41 2.1 Rủi ro có tính khách quan 41 2.2 Rủi ro có tính chủ quan 46 III.ảnh hưởng của rủi ro trong thương mại điện tử 54 1.Tác hại của thương mại điện tử 54 1.1Rủi ro có thể gây ra thiệt hại về vật chất 54 1.2 Rủi ro có thể làm hạn chế hiệu quả trong kinh doanh. 54 1.3 Rủi ro có thể làm mất đi cơ hội trong kinh doanh của của DN. 55 1.4Rủi ro gây ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của DN. 55 2.Tính tất yếu của Bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử 57 2.1An toàn trong kinh doanh là trên hết 58 2.2Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ 65 2.3Các rủi ro trong thương mại điện tử rất đa dạng và luôn thay đổi 70 Chương III: Bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử I. Khái quát về tầm quan trọng của Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử của doanh nghiệp. 76 1. Thế nào là công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử ? 77 2. Các bộ phận cấu thành nên công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử 77 2.1 Đánh giá mức độ rủi ro 78 2.2 Giảm thiểu rủi ro 78 2.3 Mua bảo hiểm 78 2.4 Giám sát việc quản lí hệ thống 78 2.5 Khắc phục những hậu quả do các loại rủi ro gây ra 79 3.Tầm quan trọng của Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro trong Thươn g mại điện tử 79 II.Tác dụng của Bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 80 1. Đề phòng và hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra 81 2.Hạn chế và khắc phục những tổn thất xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong Thương mại điện tử 82 2.1Tổn thất về tài sản 83 2.2Tổn thất qua việc bồi thường bên thứ ba, các chi phí từ những vụ kiện pháp lí 84 2.3 An toàn về những tài sản vô hình mà chủ yếu tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp 89 3.Hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm 90 3.1 Hỗ trợ về mặt kĩ thuật 90 3.2 Hỗ trợ về đào tạo nhân lực 91 4.Tạo tâm lí ổn định cho người tham gia bảo hiểm trong kinh doanh 92 III. Nội dung của bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 92 1.Đối tượng bảo hiểm 93 2.Các rủi ro được bảo hiểm 93 3.Thủ tục mua bảo hiểm 97 4.Cách tính giá trị, phí, số tiền bảo hiểm 98 5.Khiếu nại, giám định tổn thất và bồi thường 99 6. Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử 101 6.1Tránh bảo hiểm cho những rủi ro không cần thiết 101 6.2.Lựa chọn công ti bảo hiểm và mẫu hợp đồng bảo hiểm 102 6.3.Yêu cầu sự hỗ trợ của công ti bảo hiểm 103 6.4.Lựa chọn luật điều chỉnh 103 6.5.Lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử 104 Kết luận 105 Tài liệu tham khảo 106 Phụ lục 107 đề tài “Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử” nhằm góp phần nhấn mạnh sự cần thiết của việc mua loại hình Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đối với công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Thương mại điện tử , đồng thời cũng là bước đầu nghiên cứu về loại hình Bảo hiểm này. II. Mục đích của khoá luận *Đề cập tới những vấn đề cơ bản của Thương mại điện tử. *Nghiên cứu những loại rủi ro trong Thương mại điện tử và mức độ nguy hiểm cũng như những tổn thất mà chúng có thể gây ra cho doanh nghiệp. *Đề cập tới công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử, cũng như các bộ phận cấu thành nên công tác quản trị rủi ro Thương mại điện tử. *Nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò của việc mua Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đối với công tác quản trị rủi ro trong Thương mại điện tử. *Đề cập tới một số yếu tố cơ bản của loại hình Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử và những lưu ý đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử khi tham gia loại hình Bảo hiểm này. III. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cũng như phụ lục, khoá luận được chia làm ba phần chính: Chương I: Khái quát về Thương mại điện tử Chương II: Rủi ro trong Thương mại điện tử Chương III: Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử Chương I: Khái quát về Thương mại điện tử I.Thương mại điện tử là gì? 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thương mại điện tử Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Mạng máy tính đầu tiên được ra đời tại nước Mĩ vào năm 1969 với chức năng là mạng trao đổi thông tin dự khuyết của Bộ quốc phòng (Ministry of Defence). Mạng thông tin này có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network). Cho tới năm 1972 đã có tới khoảng 40 Websites kết nối vào ARPANET và vào năm 1980 một mạng máy tính có tên CSNET (Computer Science Research Network) cũng kết nối vào ARPANET, đó chính là sự ra đời của mạng Internet toàn cầu ngày nay. Tuy nhiên, vào những năm 1960 việc trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) và thư điện tử (E-mail) đã được các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (Intranet) của mình. Cũng bắt đầu từ thời kì này, các dịch vụ tài chính đã dần được tự động hoá, chẳng hạn như quá trình xử lí séc ra đời vào những năm 1960 và sau đó là sự ra đời của phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Tiếp theo đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động vào những năm 1980 mà tiêu biểu là Máy rút tiền tự động-ATMs (Automated Teller Machines) và Máy bán hàng tự động (Point-of-Sale Machines). Hiện nay các khái niệm về tiền điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử …đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ trước, sự phát triển bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin nhất là việc máy tính cá nhân được sử dụng một cách phổ biến rộng rãi cả ở nơi làm việc và ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã khai thác những tiến bộ của ngành công nghệ thông tin để tạo ra các dịch vụ mới dựa trên việc sử dụng máy tính cá nhân. Các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu cải tiến sao cho các giao dịch được thực hiện thuận tiện và với một chi phí thấp và rút ngắn thời gian giao dịch. Nhờ có sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ Thương mại điện tử và các công nghệ cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ đã thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử. Sự phát triển của mạng Internet, cụ thể là số lượng tăng vọt của số lượng máy chủ, đã góp phần làm động lực cho sự tăng trưởng của Thương mại điện tử. (Biểu đồ 1) 2.Khái niệm Thương mại điện tử Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh trên mạng Internet như: Thương mại điện tử (Electronic commerce hay e-commerce hay e-business); Thương mại trực tuyến (Online trade hay Cyber Trade); Thương mại không giấy tờ (Paperless commerce); Thương mại Internet (Internet trade); Thương mại số hoá (Digital commerce). Tuy nhiên, thuật ngữ Thương mại điện tử (Electronic commerce) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất và được các tổ chức kinh tế công nhận trong các tài liệu nghiên cứu của họ. Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế-UNCITRAL (đã được Liên hợp quốc thông qua) cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về Thương mại điện tử mà chỉ quy định phạm vi áp dụng của luật. Cụ thể Luật này quy định cụm từ Thương mại trong Thương mại điện tử như sau: “Thuật ngữ thương mại - commerce cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối;đại diện hoặc đại lí thương mại; uỷ thác(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình;tư vấn;kỹ thuật công trình(engineering);đầu tư;cấp vốn;ngân hàng;bảo hiểm;thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng;liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”Bộ thương mại: Thương mại điện tử, NXB Thống kê. Hà Nội, 1999. Tuy thuật ngữ Thương mại điện tử đã được thống nhất sử dụng nhưng vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất về Thương mại điện tử. Với mục đích đề cao hoạt động thương mại giữa các quốc gia đối với các hàng hoá hữu hình, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa Thương mại điện tử là: “…hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm thông qua các mạng viễn thông”. Đối với tổ chức tài chính Merill Lynch với ý thức đề cao vai trò của các hoạt động dịch vụ thì đã đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: “…Các giao dịch này có thể bao gồm hoạt động buôn bán điện tử các hàng hoá hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp; các hoạt động thanh toán tài chính; các hoạt động sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, máy rút tiền tự động và chuyển tiền điện tử; việc phát hành và xử lí các loại thẻ tài chính; các hóa đơn thanh toán và đề nghị thanh toán; cung cấp dịch vụ du lịch cùng các dịch vụ thông tin khác”PriceWaterhouse Cooper: E-Business technology forecast, PriceWaterhouse Coopers Technology Center, California 1999. Bên cạnh đó, nhiều quan điểm còn cho rằng Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều nghĩa tuỳ vào góc độ nghiên cứu. Chẳng hạn như theo R.Kalakota và A.Winston, Thương mại điện tử còn có thể hiểu theo các khía cạnh được mô tả ở Bảng 2. Ravi Kalakota, Andrew B.Whinston: Electronic commerce:A manager’s guide, Addison Wesley Publisher. Bảng 2. Khái niệm Thương mại điện tử từ các góc độ Góc độ Mô tả Công nghệ thông tin Thương mại điện tử là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác. Kinh doanh Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh. Dịch vụ Thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch , đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trực tuyến Thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác. Cuối cùng người viết xin được tổng hợp và đưa ra một định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: Thương mại điện tử là việc ứng dụng các công nghệ thông tin để tiến hành các giao dịch mua-bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính có sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông chung. Tuy Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều các khác nhau nhưng tất cả các khái niệm đều nêu bật bản chất chung của Thương mại điện tử như sau: Giao dịch Thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các giao dịch thương mại truyền thống, dù vậy nhiều công việc và quá trình giao dịch Thương mại điện tử có liên quan đến thương mại truyền thống. Khác với các giao dịch thương mại truyền thống được tiến hành trên giấy, qua điện thoại, qua những người môi giới hoặc người đưa tin, bằng các phương tiện giao thông, các giao dịch Thương mại điện tử được tiến hành trên các mạng điện tử. Để tiến hành các giao dịch Thương mại điện tử, cần có một chương trình máy tính được cài đặt tại ít nhất một điểm cuối của giao dịch hoặc quan hệ thương mại. Tại điểm chuối khác có thể là một chương trình máy tính, một người sử dụng một chương trình máy tính hay sử dụng một kỹ thuật truy cập mạng máy tính nào đó. Giao dịch Thương mại điện tử được xây dựng trên có sở những ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử, cho phép loại bỏ những trở ngại, những cản trở vật lí khi thực hiện các giao dịch. Ví dụ, các hệ thống máy tính trên Internet có thể được thiết lập để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần; các đơn đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và bất kì lúc nào. Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại. Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua-bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận như khích thích, gợi mở nhu cầu đố với các hàng hoá và dịch vụ, hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo diều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh…(Hình 3) Truy cập Khách hàng Quảng cáo trực tyến Đơn đặt hàng trực tuyến Đơn đặt hàng tiêu chuẩn Phân phối Trực tuyến: Hàng hoá vô hình, thông tin. Giao hàng:Hàng hoá hữu hình Tìm kiếm Thắc mắc Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng điện tử Qúa trình bán hàng tiếp theo Sơ đồ 3: Chu trình Thương mại điện tử Thương mại điện tử phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ thông tin, định nghĩa về Thương mại điện tử không thể là duy nhất mà sẽ phải cập nhật theo sự ra đời của các công nghệ mới. Hơn nữa, với các công nghệ hiện nay, chúng ta chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết những khả năng mà nó đem lại. Thương mại điện tử Các quá trình Marketing Bán hàng Thanh toán Thực hiện Hỗ trợ Ng Các mạng máy tính Mạng của doanh nghiệp Mạng Internet Các mạng thương mại tài chính Ng Các tổ chức Chính phủ Người sản xuất Người phân phối Người bán hàng Khách hàng Ng Hình 4. Các hợp phần của Thương mại điện tử 3.Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử Trước hết ta cần phải hiểu giao dịch trong Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hoá và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. Từ cách hiểu như trên về Thương mại điện tử ta có thể chia giao dịch trong Thương mại điện tử thành ba loại cơ bản nhất: giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B), giao dịch giữa doanh nghiệp với chính quyền (Business to Administration – B2A) và giao dịch giữa người dân với chính quyền (Consumer to Administration – C2A). C2A B2A B2A B2C B2C Doanh nghiệp Doanh nghiệp NgƯờI tiÊu dùng Chính quyềN Hình 5: Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử 3.1 Giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) Các doanh nghiệp bán hàng hoá và cả các dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Các trang Web tiêu biểu cho loại hình giao dịch này là trang Amazon.com và Ebay.com, hai trang Web bán lẻ hàng hoá đến tận người tiêu dùng. Giao dịch B2C đang ngày chiếm tỉ trọng lớn hơn trong giá trị giao dịch của Thương mại điện tử, theo dự đoán của Forrester Research ( thì thị trường bán lẻ qua mạng tại Mĩ sẽ tăng từ 38,8 tỉ đôla Mĩ năm 2000 tới 184,5 tỉ đôla Mĩ vào năm 2004. Giao dịch B2C bao gồm nhiều hoạt động như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, marketing một tới một, xử lí đơn đặt hàng, thực hiện đơn đặt hàng, tính thuế... 3.2 Loại hình giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B) Loại hình giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau B2B chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch của Thương mại điện tử. Công ty dự báo FORRESTER.COM đã dự báo giá trị giao dịch B2B sẽ đạt 7,29 nghìn tỉ USD vào năm 2004, trong đó các công ty Mĩ chiếm tới 40%. Nhiều hoạt động thu hút khách hàng của giao dịch thương mại bán lẻ B2C cũng được áp dụng cho thương mại bán buôn B2B. Vấn đề là người bán phải thu hút được sự chú ý của khách hàng qua trang Web của mình, thúc đẩy người mua với hành động mua hàng và người bán phải gây được cảm tình, chiếm được lòng tin của khách hàng với phong cách chuyên nghiệp cao. 3.3 Loại hình giao dịch giữa Doanh nghiệp với Chính quyền (Business to Administration – B2A): Loại hình giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch giữa doanh nghiệp với chính quyền thông qua mạng Internet. Chẳng hạn như ở Hoa Kì những nhu cầu mua hàng hoặc đấu thầu các công trình do chính phủ tài trợ đều được đưa công khai lên mạng Internet và các doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc trả lời thông qua mạng Internet. Mặc dù loại hình này vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha nhưng trong tương lai nó sẽ còn phát triển mạnh khi mà các mô hình Chính phủ điện tử (E-government) được áp dụng rộng rãi và khi các chính phủ ý thức sâu hơn về Thương mại điện tử. Trong tương lai mô hình này còn có thể phát triển với các giao dịch như hoàn thuế VAT, nộp thuế doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh, xin cấp giấy phép đầu tư… 3.4 Loại hình giao dịch giữa Người dân với Chính quyền (Consumer to Administration – C2A) Loại hình giao dịch này chưa thực sự hình thành. Tuy nhiên dưới tác động từ sự phát triển ngày càng mạnh của hai loại hình B2C và B2A, các chính phủ ngày càng quan tâm hơn tới loại hình giao dịch này với các loại giao dịch như thanh toán các khoản phúc lợi cho người dân, phản hồi kê khai thuế thu nhập cá nhân…. II. Lợi ích của Thương mại điện tử 1.Đối với doanh nghiệp 1.1 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí: Thương mại điện tử ảnh hưởng tới bốn loại chi phí lớn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiến hành các giao dịch thương mại. Giảm chi phí trong khâu tiêu thụ: Tác động lớn nhất về chi phí khi áp dụng Thương mại điện tử là cho phép doanh nghiệp có thể thay thế hàng loạt các cửa hàng vật lý ( các cửa hàng thực) bằng những cửa hàng ảo trên các trang Web. Các trang Web hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày trong một tuần và có hiệu lực với thị trường toàn cầu ở bất kì một thời điểm nào. Vì vậy doanh nghiệp có thể tiếp xúc với một tập hợp khách hàng rộng lớn mà không cần phải xây dựng các cơ sở vật chất như cửa hàng, đại lí, chi nhánh…Hơn thế, qua đó doanh nghiệp còn có thể cắt giảm chi phí quản lí phát sinh từ các cửa hàng, chi nhánh và cả chi phí kiểm kê hàng hoá. Hơn nữa, việc bán hàng 24h một ngày đang trở thành một ưu thế lớn của hoạt động kinh doanh trên mạng Internet. Thương mại điện tử còn có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong khâu tiêu thụ thông qua việc giảm các sai sót và tăng tính hiệu quả trong cấu trúc của các đơn đặt hàng. Điển hình là trường hợp của hai công ty General Electronic (GE) và Cisco Systems. Trước khi áp dụng việc đặt hàng qua mạng Internet, cả hai công ty này đều phải sửa lỗi của khoảng 25% các đơn đặt hàng, cụ thể của General Electronic là 1.000.000 đơn đặt hàng. Sau khi cho phép khách hàng đặt hàng qua Websites của mình, hai công ty đã giảm được tỉ lệ các đơn đặt hàng phải sửa lại xuống đáng kể, như Cisco thì tỉ lệ này giờ chỉ còn 2% E-Business technology forecast PriceWaterhouse Coopers Technology Centre posted on www.economist.com tiết kiệm cho công ty khoảng 500 triệu USD, tương đương 9% tổng doanh thu và 17% tổng chi phí hoạt động. Sau đây là bảng thống kê cho thấy việc phân phối qua mạng Internet đã giảm được chi phí so với các phương thức truyền thống. Bảng 6: Tác động của Thương mại điện tử tới chi phí phân phối “The Internet Economy”, Time, July 20 1998, p. 19. Mặt hàng Phương thức Vé máy bay Dịch vụ ngân hàng Thanh toán hoá đơn Bảo hiểm nhân thọ Phần mềm Truyền thống 8 1,08 2,22 đến 3,32 400 đến 700 15 Điện thoại 0,54 5 Internet 1 0,13 0,65 đến 1,1 200 đến 350 0,2 đến 0,5 Tỉ lệ tiết kiệm 87% 89% 67 đến 71% 50% 97 đến 99% Đơn vị: USD trên một giao dịch Theo những số liệu thống kê của Mỹ năm 2001 Theo www.thuongmaidientu.com , 23% doanh thu từ việc bán hàng trên các trang Web thu được từ khách hàng nước ngoài. Con số này gần như đã tăng gấp đôi so với năm 2000. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng khách hàng tiềm năng trên mạng chính là khách hàng toàn cầu. Giảm chi phí trong khâu mua hàng: Thông qua mạng Internet, doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với người bán, loại bỏ tối đa trung gian, đồng thời doanh nghiệp có thể so sánh giá cả cũng như các điều khoản mua bán khác giữa nhiều nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Theo công ty viễn thông hàng đầu của Anh quốc, British Telecom thì việc mua hàng hoá và dịch vụ trên mạng Internet giảm tới 90% chi phí để tiến hành một cuộc giao dịch so với phương thức giao dịch truyền thống được tiến hành thông qua điện thoại, thư từ, fax, người trung gian…Theo ngân hàng đầu tư Golden Sach thì mua hàng qua mạng Internet có thể giảm chi phí khâu mua của ngành than 2%, ngành công nghiệp sản xuất ôtô là 14% và ngành sản xuất linh kiện điện tử tới 40% (Biểu đồ 7). General Electronic thì còn cho biết hệ thống TPN(Trading Post Network) của họ đã xử lí các yêu cầu của khách hàng hoàn toàn tự động và đã làm giảm mạnh tỉ lệ sai sót trong các đơn đặt hàng, đồng thời giảm 5-10% chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp. Giảm chi phí thanh toán: Tiết kiệm chi phí thông qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Websites cũng là con số đáng kể đối với nói chung doanh nghiệp và đặc biệt với doanh nghiệp Thương mại điện tử. Mặc dù khoản phí dịch vụ ngân hàng cho việc thanh toán bằng séc giấy giữa các ngân hàng và người bán là không lớn hơn 1,2 USD cho một giao dịch thanh toán, thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung bình chỉ khoảng 0,4 đến 0,6 USD, song chi phí cho qúa trình thanh toán điện tử qua Internet có thể giảm xuống còn khoảng 0,01 USD hoặc thấp hơn. Theo thống kê của báo Economist thì chi phí cho một lần giao dịch qua máy rút tiền tự động – ATM vào khoảng 0,27 USD, 0,52 USD thông qua điện thoại và 1,14 USD thông qua một ngân hàng thông báo. (Biểu đồ 8) (Đơn vị: Cent) Tiết kiệm chi phí liên đến các hoạt động hậu cần (Logistic) Thương mại điện tử đã làm thay đổi hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có cả hoạt động logistic như đóng gói, chuyển dịch hàng hoá…và biến nó thành một lĩnh vực kinh doanh thông tin. Tác động của Thương mại điện tử đối với chi phí hoạt động hậu cần doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực này như Federal Express – FedEx hay DHL. FedEx là một thí dụ điển hình. Hãng này bắt đầu nhận đơn đặt hàng trực tuyến vận chuyển các gói bưu kiện và theo dõi chúng qua mạng riêng của mình từ năm 1983, phải mất gần 12 năm số lượng khách hàng của hãng mới đạt tới con số 50.000. Nhưng chỉ sau ba năm từ 1995 đến 1998, sau khi FedEx áp dụng dịch vụ tương tự nhưng thông qua trang Web, số lượng khách hàng đã tăng lên tới con số 1 triệu. Hiện nay, theo ước tính của hãng, có tới hơn 70% trong số 3 triệu gói bưu kiện mỗi ngày của hãng được bắt đầu từ các đơn đăng kí trên mạng Internet. Những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh logistic của các hãng đứng đầu lĩnh vực này trên thế giới như FedEx và DHL bắt đầu bằng những mối quan hệ mật thiết với các hãng vận tải hàng hoá, và với khách hàng thông qua các yêu cầu vận tải điện tử, sự xác nhận kiểm kê điện tử, theo dõi phân phối điện tử. Giờ đây, các hãng kinh doanh trong lĩnh vực logistic đã bắt đầu cho phép các hãng vận tải và khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào hệ thống thông tin của mình. Với việc ứng dụng Internet, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng các mô hình, cách thức kinh doanh của mình theo các đơn đặt hàng, và áp dụng các phương pháp có mức chi phí kiểm kê thấp; do đó giá trị của các hoạt động này ngày càng tăng với việc thực hiện nhanh chóng, chính xác các hoạt động hậu cần từ nước ngoài hoặc ra nước ngoài. Với khả năng đáp ứng nhanh các đơn đặt hàng có tính phức tạp cao cũng như khả năng theo dõi, giám sát các đơn đặt hàng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở Web như DHL, FedEx, United Parcel Service (UPS) thực hiện kinh doanh các dịch vụ logistic như vận chuyển, phân phối (bao gói, bốc xếp) các gói bưu kiện và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác trên cơ sở Web. 1.2 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Thông qua việc tác động làm giảm chi phí của doanh nghiệp, Thương mại điện tử đã góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Thương mại điện tử còn tác động đến cơ cấu chi phí, mô hình hoạt động và cả cơ cấu lao động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp lựa chọn xây dựng một mô hình hoạt động tối ưu để đạt được hiệu quả hơn trong kinh doanh. Trong phần này, người viết xin được đề cập tới tác động của Thương mại điện tử tới mức hiệu quả của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về lao động và doanh thu của một số doanh nghiệp cụ thể. Việc chuyển sang các cửa hàng ảo đã ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và cơ cấu lực lượng lao động của doanh nghiệp. Hơn nữa số lượng lao động lại ngày càng được yêu cầu cao về chất lượng để có thể tiếp cận, sử dụng và khai thác hết các ưu thể của Thương mại điện tử. Chẳng hạn như cửa hàng ảo bán lẻ sách Amazon.com có 614 nhân viên với doanh thu 148 triệu đô la một năm, trong khi hãng Barnes & Noble, một hãng bán lẻ sách qua cửa hàng thực thì có tới 27.200 nhân viên với doanh thu 2,8 tỉ đô la How Safe is the Net?”, Business Week, 22 June 1998. . Rõ ràng ta có thể so sánh được sự hiệu quả trong công việc kinh doanh nói chung và sử dụng nhân sự nói riêng: chỉ số doanh thu trên mỗi nhân viên của Amazon.com là 267.000 USD/người và của Barnes & Noble là 103.000 USD/người. Một ví dụ khác về hiệu quả trong kinh doanh trên mạng Internet là trường hợp của hai công ty NECX và CompUSA, hai công ty bán lẻ máy tính cá nhân trên thị trường Hoa Kì. Vào năm 1996, CompUSA có 106 cửa hàng với doanh thu trung bình 38,4 triệu USD và có 103 nhân viên mà chủ yếu là nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng và công nhân của kho hàng. Trong khi đó NECX đạt được doanh thu 50 triệu USD thông qua Website của mình vào năm 1997, nhưng chỉ với 38 nhân viên mà phân nửa làm các công việc kĩ thuật như quản lí Website (webmaster), quản trị hệ điều hành Unix,nhân viên trợ giúp bán hàng, 4 nhân viên tư vấn EDI và 12 lập trình viên Form 10-K, US Securities and Exchange Commission, 22 April 1998. . FedEx (Federal Express) còn cho biết hệ thống phục vụ khách hàng qua mạng của họ đã tiết kiệm được 20.000 lao động mới hàng năm (tương đương khoảng 14% tổng số nhân viên của hãng). Hãng Cisco cũng cho biết nhờ vào trang Web Thương mại điện tử của hãng mà hàng năm Cisco đã không phải tuyển mộ thêm 1000 nhân viên mới vào các vị trí bán hàng hoặc yểm trợ bán hàng ( vốn đã lên tới 4500 nhân viên bán hàng và marketing trong tổng số 11000 nhân viên). 1.3 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, những rào cản về thương mại đang dần được rỡ bỏ. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Hơn nữa, chúng ta đang dần bước vào nền kinh tế tri thức nên các hàng hoá có hàm lượng kĩ thuật cao đang ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã có nhiều biến đổi. Cạnh tranh về giá cả ngày càng dần trở thành một xu hướng lỗi thời mà đổi lại dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi lại trở thành các yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh. Từ trước đây, các dịch vụ này thường bao gồm các hoạt động cử đại diện tới gặp khách hàng, thiết lập trung tâm điện thoại chăm sóc khách hàng, phát hành các tài liệu bổ sung hay các chương trình phần mềm. Đối với nhiều hãng chi phí cho những hoạt động này là khá lớn và chiếm trên 10% tổng chi phí hoạt động. Qua đó, ta thấy để nâng cao sức mạnh cạnh tranh thông qua hai loại dịch vụ này, doanh nghiệp đã phải cố gắng như thế nào. Gìơ đây, Thương mại điện tử đã thay đổi tất cả, các hoạt động của hai dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đã được chuyển phần lớn lên mạng Internet. Do đó, khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ này liên tục không bị giới hạn về không gian và thời gian và doanh nghiệp có thể gửi và nhận các thông tin phản hồi nhanh chóng và chi tiết từ khách hàng .Đồng thời, với trình độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các Websites luôn được cải tiến về dung lượng, nội dung, giao diện và tốc độ đường truyền, dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng luôn được đảm bảo hoàn hảo và chuyên nghiệp.. Hơn nữa, doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí so với phương thức chăm sóc khách hàng truyền thống. Bảng 9. Tiết kiệm từ việc chuyển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng lên mạng Internet của Cisco System (Đơn vị: triệu USD) Chi phí cho công tác xuất bản 270 Chi phí phân phối các chương trình phần mềm 130 Hỗ trợ kĩ thuật qua điện thoại 125 Tổng cộng 525 Nguồn: Meeker, 1999. Tiết kiệm được chi phí nghĩa là doanh nghiệp đã nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trước các đối thủ khác. Hơn nữa, Thương mại điện tử đã mở ra một thế giới mới cho hàng loạt các hoạt động tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp như e-marketing, e-brochure… 2. Đối với người tiêu dùng Thương mại điện tử đã dần thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng, vì giờ đây người tiêu dùng đã có thể tiếp cận với đầy đủ các thông tin về sản phẩm mà họ có nhu cầu, hơn nữa sự lựa chọn của người tiêu dùng bây giờ mở rộng tới toàn bộ các nhà cung cấp trên thế giới. Thương mại điện tử đã thực sự nâng người tiêu dùng lên thành những “Thượng đế”. 2.1 Thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng luôn được thông tin đầy đủ về sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp thiết lập trang Web để bán hàng ._.qua mạng đều tạo catalogue về các chi tiết từng sản phẩm: quy cách, chất liệu, giá cả và những điều kiện mua hàng khác. Khách hàng có thể ngay lập tức có những thắc mắc hoặc bình luận qua mục “Contact us” hoặc “FAQs” (Frequently Asked Questions) để có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm mình quan tâm. Hơn nữa, thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng như Google, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về nhiều sản phẩm cùng loại mà mình qua tâm. Qua đó, họ có thể so sánh và lựa chọn được sản phẩm cũng như nhà cung cấp thích hợp nhất. 2.2 Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có được các sản phẩm rẻ hơn và chất lượng cao hơn Rõ ràng thông qua mạng Internet người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như giá cả tốt nhất. Đặc biệt là các sản phẩm cũng như những dịch vụ có thể được cung cấp trực tiếp qua mạng Internet như dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking), đấu giá qua mạng(online auction), dịch vụ giải trí như download fim, ca nhạc… hoặc các sản phẩm phần mềm, dịch vụ hội nghị qua Internet, điện thoại Internet…Như đã nêu ở phần 1.1.3 người viết đã đưa ra Biểu đồ 7 chi phí của việc thanh toán qua mạng là thấp nhất so với các phương thức khác. Hơn nữa, các dịch vụ này ngày càng rẻ đi khi mà số người sử dụng tăng , cũng như tốc độ đường truyền được cải thiện. Nhờ Thương mại điện tử, người mua có thể trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp và do vậy cắt giảm chi phí trung gian. Thương mại điện tử đồng thời góp phần làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trở nên gay gắt hơn góp phần làm giảm giá hàng hoá nói chung. Có thể nói, Thương mại điện tử đã thực sự đứng về người tiêu dùng. 2.3 Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể tiến hành các giao dịch thuận tiện hơn nhiều lần so với trước. Nếu như trước đây, việc đặt hàng, thanh toán, mua hàng …đều phải tiến hành vào thời điểm và địa điểm mà nhất định thì giờ đây người tiêu dùng có thể đặt hàng, mua hàng và thanh toán ở bất kì thời điểm nào cũng như từ bất kì địa điểm nào. Các giao dịch truyền thống như đặt hàng, yêu cầu bảo hành… giờ đây đều được tiến hành qua mạng Internet. Chỉ với một cú click vào chuột người tiêu dùng có thể tự mình tiến hành giao dịch và loại bỏ hoàn toàn những chi phí cũng như thời gian lãng phí chờ đợi khi sử dụng các phương thức giao dịch truyền thống. 3.Đối với toàn bộ nền kinh tế 3.1 Thương mại điện tử góp phần làm thay đổi thị trường Thương mại điện tử làm thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh: chức năng trung gian truyền thống sẽ được thay thế; các sản phẩm và thị trường mới sẽ được phát triển; các mối quan hệ mới giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở gần cũng như xa sẽ được tạo lập và ngày càng mật thiết hơn. Tổ chức công việc sẽ thay đổi: những kênh phổ biến kiến thức mới và hoạt động tương tác của con người ở những nơi làm việc sẽ được mở ra, đòi hỏi phải có khả năng thích ứng và sự linh hoạt trong công việc, chức năng và kỹ năng của người lao động cần phải có định nghĩa lại. 3.2 Thương mại điện tử đóng vai trò là chất xúc tác Thương mại điện tử góp phần thúc đẩy và phổ biến ngày càng rộng rãi những thay đổi đang được tiến hành của nền kinh tế, như việc cải cách các quy định; thiết lập những liên kết điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế và làm xuất hiện nhu cầu mới về lao động có thay nghề cao. Cũng như vậy, nhờ có Thương mại điện tử , nhiều xu hướng thuộc các lĩnh vực cũng đang được tiến hành như ngân hàng điện tử, đặt chỗ du lịch trực tuyến, marketing tới từng khách hàng (one to one marketing)… Thương mại điện tử tác động tới các hoạt động tương tác Thương mại điện tử trên Internet làm tăng mạnh mẽ các hoạt động tương tác trong nền kinh tế. Những liên kết này hiện đang được mở rộng tới cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hộ gia đình và trải rộng trên khắp thế giới. Việc truy cập cũng sẽ có những bước chuyển lớn từ việc sử dụng những máy tính ca nhân với chi phic cao tới những loại thiết bị chi phí thấp hơn và dễ sử dụng như Tivi, điện thoại cũng như nhiều loại thiết bị khác sẽ được phát minh trong tương lai. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, con người có thể thông tin liên lạc và thực hiện các giao dịch kinh doanh ở mọi lúc và mọi nơi. Chính điều này là một ảnh hưởng sâu rộng làm xói mọn ranh giới giữa các khu vực kinh tế cung như giới hạn địa lý giữa các quốc gia. 3.4 Thương mại điện tử góp phần tạo ra tính mở Tính mở là một nguyên lí bao gồm cả cơ sở kỹ thuật và cơ sở triết học của việc mở rộng Thương mại điện tử. Internet được chấp nhận rộng rãi đã làm nền tảng cho các hoạt đoọng kinh doanh chính bởi tính không độc quyền các tiêu chuẩn, bởi tính chất mở cũng như được sự hỗ trợ của một ngành công nghiệp lớn đang phát triển. Sức mạnh kinh tế của ngành công nghiệp này được bắt nguồn từ việc kết nối một mạng máy tính lớn, và đảm bảo rằng những tiêu chuẩn mới ra đời vấn duy trì được tính mở của nó. Quan trọng hơn là tính mở này nổi lên như một chiến lược, cùng sự thành công của nhiều dự án Thương mại điện tử cho phép các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện những truy cập chưa từng có tới các công việc nội bộ, tới cơ sở dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp và của từng các nhân. Điều này làm dịch chuyển vai trò của người tiêu dùng, làm tăng tính liên quan (gắn kết họ chặt chẽ hơn) như là đối tác của doanh nghiệp trong quá trình thiết kế và hình thành nên những sản phẩm mới. Tuy nhiên, đứng về phía người tiêu dùng – những công dân – sự kỳ vọng về tính mở cũng tạo ra những biến đổi hoặc tích cực ( như tăng sự rõ ràng, minh bạch, tăng tính cạnh tranh) hoặc tiêu cực (khả năng xâm phạm tới quyền lợi cá nhân) trong nền kinh tế và trong xã hội. Thương mại điện tử tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức Trước hết, Thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức, do vậy, tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước chưa công nghiệp hoá. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sớm chuyển sang kinh tế tri thức thì một nước đang phát triển có thể taọ được một bước nhảy vọt tiến kịp các nước đi trước với thời gian ngắn hơn. Đây chính là một vấn đề mà Việt Nam, một nước đang phát triển, cần phải nghiên cứu và áp dụng. III. Xu hướng phát triển của Thương mại điện tử Nền kinh tế trực tuyến thế giới, qua thương mại điện tử, tiếp tục làm biến đổi các ngành công nghiệp và thương mại. Internet ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới cách thức hoạt động của ngành thương nghiệp, các công ty và người tiêu dùng tương tác với nhau như thế nào trong thế kỷ XXI. Internet đã thay đổi các mô hình kinh doanh, tuy vậy vẫn chưa có mô hình nào chiếm ưu thế. Internet đưa vào hai yếu tố tư duy kinh doanh: nó có thể biến đổi các mối quan hệ với khách hàng, và có thể đổi chỗ các nguồn giá trị kinh doanh truyền thống. Biến đổi các mối quan hệ với khách hàng: theo truyền thống, một khách hàng có ít điểm tiếp xúc với doanh nghiệp. Internet cho phép xây dựng lại hoàn toàn từ bên ngoài mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, chuyển doanh nghiệp từ chỗ đặt trọng tâm nội bộ sang đặt trọng tâm vào khách hàng. Đổi chỗ các nguồn giá trị kinh doanh truyền thống: Internet chuyển tư duy củadoanh nghiệp từ chỗ quan hệ với các đồ vật sang quan hệ trước hết với thông tin. Kinh tế theo quy mô ( economies of scale) chuyển sang kinh tế theo khả năng ( economies of the scope). Phân phối sẽ trở thành một cơ hội hơn là một hạn chế. Hiệu ứng của nó sẽ là một sự đảo lộn nền tảng cạnh tranh. Những yếu tố trên đòi hỏi xem xét lại một cách cơ bản chiến lược kinh doanh dựa trên sự đánh giá đúng mức sức mạnh của mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp và những ý tưởng mới về nguồn giá trị. Thực tiễn giao dịch đã chứng minh chính khách hàng chứ không phải doanh nghiệp, là người quyết định số phận của thương mại trên Internet. Nếu như Internet có hiệu quả đối với khách hàng, doanh nghiệp cần tìm các cách thức phân phối giá trị với nó. Trong quá trình này, có những doanh nghiệp mới thành lập đạt được thành công, nhưng cũng có doanh nghiệp thất bại. Hiện nay, Internet được coi là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và nhiều hứa hẹn, khích lệ các hãng tìm kiếm các chiến lược mới có khả năng hoạt động trong một môi trường kinh tế và công nghệ luôn thay đổi. Những người muốn thành công trong thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với ba đặc trưng, đó là tính phổ biến, tính tương tác và tốc độ. Mọi nơi trên Internet đều có thể tiếp cận được với người sử dụng, để có nó, cần một cơ sở không hạn chế và bình đẳng - đó là tính phổ biến. Người sử dụng có thể đi đến mọi địa điểm trên Internet, và không có lý do công nghệ nào khiến người sử dụng phải bắt đầu từ một nơi hay một website nào đó. Vì Internet là tương tác, nó động viên phát triển tất cả các hình thức tương tác mới. Phần mềm được phân phối và thử nghiệm trực tuyến, thông tin được trao đổi và thay đổi dễ hơn, dữ liệu được bảo đảm trực tuyến và các tổ chức ảo có thể hoạt động hiệu quả hơn thông qua tương tác toàn cầu trong bất kỳ thời gian nào trong ngày. Tốc độ chủ yếu tố cần đặc biệt nhấn mạnh trong thương mại điện tử. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp dựa trên Internet ( các doanh nghiệp Dot Com) đã phát triển trên cơ sở hạ tầng đang tồn tại. Nền kinh tế Dot Com ra đời đã làm giảm chi phí khởi sự và thời gian cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Vì Internet cung cấp một kênh phù hợp, nhanh chóng cho nghiên cứu, làm việc, truyền thông, thay đổi và lựa chọn thông tin, nên thương mại trên Internet hiện nay cho phép các doanh nghiệp xem xét lại chức năng nào doanh nghiệp nên tự thực hiện, và chức năng nào nên uỷ thác cho bên ngoài. Hãng Forrester Research đã sáng tạo ra thuật ngữ “ người cung ứng ngoại nguồn” và định nghĩa “người cung ứng ngoại nguồn” là người cung ứng các dịch vụ hỗ trợ, quản lý các quá trình và công nghệ đa công ty qua Internet. ở Ôxtraaylia, công ty Com Tech và Iternet Security Systems đã thành lập một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chống virus và chống tin tặc, quản lý định tuyến và bức tường lửa, lọc nội dung và phân tích đăng ký hàng tháng. Các mối quan hệ mới đang được thiết lập định hướng và khích lệ các quá trình thuộc chuỗi cung ứng. Những công ty như FedExpess và UPS nhận thấy vai trò của họ như các trung gian hậu cần đang được mở rộng, và vấn đề thiết thực là làm thế nào để hàng hoá trực tuyến được phân phối nhanh chóng. American Express là ví dụ về một trung gian tài chính, hiện đang cung cấp thẻ mua hàng và hỗ trợ mua hàng trực tuyến bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình đặt hàng, thực hiện, điều phối, quản lý dữ liệu và bảo trì chương trình. Các thay đổi trong quá trình này có thể dẫn tới tiết kiệm chi phí đáng kể. Sự thay đổi nhanh chóng chính là điều bất di bất dịch duy nhất trong thế giới hôm nay. Các công ty trong tất cả các ngành sẽ phải lo lắng về tương lai phát triển của mình trong thế kỷ XXI, nếu như họ bắt đầu với mức thu nhập trực tiếp từ các kênh thương mại điện tử nhỏ hơn 25% ( so với tổng thu nhập). Các công ty thất bại trong việc gia nhập công đồng kinh doanh trực tuyến có thể bị bỏ lại phía sau và mất đi một phương tiện kinh doanh hiệu quả trong thế kỷ tới. David Jonas, Giám đốc kinh doanh của công ty ETC ( Electronic Trading Concepts), đã phác hoạ một vài xu hướng phát triển của Thương mại điện tử trong 2 đến 3năm tới như sau: Internet sẽ tiếp tục phát triển theo cấp số mũ trên các phương diện số người sử dụng, số site, băng tần, khối lương thương mại và phổ biến thông tin; Tiếp tục định hình lại doanh nghiệp, ngành công nghiệp và ngay cả nền kinh tế quốc dân trên toàn cầu thông qua việc phá vỡ các rào cản, các chuỗi giá trị truyền thống, và phổ biến chúng thành các mạng giá trị, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng các doanh nghiệp mới, củng cố các liên minh và các cộng đồng ảo, vượt qua các biên giới quốc gia; Thời gian tăng lên của các nhà lập pháp và quan chức chính phủ sẽ giành cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội phức tạp, và điều đó làm tăng tốc độ phát triển của xã hội thông tin, nhiều vấn đề trong số đó sẽ được xã hội giải quyết trên cơ sở liên quốc gia hoặc quốc tế. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập tới một số mô hình kinh doanh số hoá, phác thảo một xu hướng mưói trong phát triển thương mại Internet trong thế kỷ XXI, mối quan tâm của chính phủ tới toàn cầu hoá kinh tế,.... 1. Nền kinh tế Dot Com Các công ty Dot Com đang hình thành ở nhiều nơi trên thế giới. Một cuộc cách mạng kinh tế đang xuất hiện trong mọi ngành công nghiệp, từ lớn đến nhỏ. Các công ty đang kết hợp công nghệ Internet với marketing tích cực nhằm cạnh tranh với các công ty được thành lập trước khi có Web. Các công ty lớn quá quan tâm đến các vấn đề cũ của họ và quá chậm chạp trong cuộc cạnh tranh với nền kinh tế Dot Com mới. Một ví dụ kinh điển là phản ứng của công ty Bares and Noble trước Amazon. Các nhà sáng lập của các công ty Dot Com mới này tin rằng, họ có thể sử dụng chữ cái “ e” trong e- business ( kinh doanh điện tử), hoặc “m” trong mobile e- commerce ( thương mại điện tử di động), hoặc “w” trong wireless e-commerce ( thương mại điện tử vô tuyến) để tạo lập ragiá trị mới cho người tiêu dùng và mang lại lợi ích cho người đầu tư trước khi các công ty lớn. truyền thống nắm bắt được cơ hội này. Một vài phân tích dự đoán rằng, khi các công ty lớn chậm chạp, nhận thức được các nỗ lực đòi hỏi để khởi sự kinh doanh điện tử, thì họ sẽ đuổi kịp các công ty Dot Com. Các công ty Dot Com này có lưọi thế bởi sự linh hoạt, mềm dẻo, có cách tiếp cận dựa trên nguồn kinh doanh rủi ro, đồng thời có thể đem đến cơ hội cho nhân viên của họ nhanh chóng kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, làn sóng thành công tiếp theo sẽ đến với những ai có thể đem đến được cho các nhà kinh doanh và khách hàng một chuỗi cung ứng liên tục qua mạng thương mại điện tử toàn cầu. 2. Vấn đề trung gian kinh doanh Trong thương mại điện tử, xảy ra các quá trình phi tập trung hoá và tái trung gian hoá. Học thuyết thương mại điện tử thời kỳ đầu cho rằng, chức năng thương mại của Internet đơn giản là cắt bỏ các khâu trung gian, cho phép các công ty thiết lập website có thể bán hàng trực tiếp đến khách hàng của mình, bỏ qua các trung gian. Website Meetchina.com với cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất, cho phép các khách hàng nước ngoài có thể nhận được trực tuyến các mô tả hàng hoá, các tài liệu trích dẫn, và do vậy có thể mua hàng trực tiếp từ Trung Quốc. Giai đoạn phát triển tiếp theo cho thấy thương mại điện tử tạo nên sự ra đời của các tầng lớp trung gian kinh doanh hoàn toàn mới. Hãng Forrester Rearch phân nhóm các hoạt động kinh doanh mới này thành 3 loại: những nhà kết tập ( aggregator), bán đấu giá ( auction) và trao đổi (exchange).Các hoạt động này hướng tới mục đích khắc phục tính thiếu hiệu quả của thị trường và tạo ra các cơ hội kinh doanh khác nhau: Bảng 10. Các hoạt đông kinh doanh mới Hoạt động Mục đích Chiến lược/ưu thế Thí dụ Kết tập Thành lập các công đồng doanh nghiệp Nội dung cung ứng được tổng hợp nhằm tạo ra phạm vi rảo chợ một bước, với giá cả định trước của công đồng doanh nghiệp dành cho người mua www.supplysearch.com.au www.meetchina.com Đấu giá Tạo lập thị trường và giảm chi phí của người bán Người bán và người mua được động viện tham gia đồng thời vào nhiều hoạt động đấu giá trong thời gian thực, không có sự đổ dồn tìm kiếm và chi phí đi lại như trong thế giới thực www.gofish.com.au www.stuf.com.au www.priceline.com Trao đổi Cung cấp một sân chơi với các luật lệ rõ ràng, thông tin thị trường mở cho những người tham gia được định trước Chi phí của thị trường trực tuyến trong ngành công nghiệp chỉ bằng một phần chi phí trong thế giới thực www.telegeography.com www3..mids.ogrg Hai mô hình trung gian kinh doanh đặc thù trong thương mại điện tử được nói nhiều tới là cổng chung và nhà kết tập. Các cổng chung ( Portal) trong thương mại B2B xuất phát từ các cộng đồng ảo doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh, các công chung tập trung vào việc tập hợp thông tin của các nhóm quyền lợi riêng biệt có liên quan tới các công đồng kinh doanh trực tuyến theo chiều dọc. Chemdex.com là một ví dụ về cổng chung công nghiệp đặc trưng, nó cho phép các nhân viên phòng thí nghiệm tìm kiếm một catalog lớn các sản phẩm hoá học của nhiều nhà cung ứng khác nhau. America Online, Yahoo và RealEstat đang biến đổi từ cổng chung trở thành nhà tập kết (aggregator), mang lại cho hàng triệu người tiêu dùng các sản phẩm bảo hiểm rẻ hơn Visa Card. Chiến lược của Citybank dựa trên cơ sở tập hợp một tỷ khách hàng. Sự cạnh tranh hợp tác có thể sẽ tiếp tục thể hiện như một mô hình hoạt động của nền kinh tế mới. Với các mô hình của nền kinh tế mạng mới như cổng chung, phố chợ ảo hiện đại, Internet đã thành công khi đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích như: mua hàng được rẻ hơn, nhanh hơn, và có thể mua được tất cả hàng hoá và sử dụng dịch vụ ở một nơi. Trao đổi kinh doanh ( business exchanges), cụ thể là trong giới kinh doanh tài chính, đang được thiết lập. Charles Schwab và Fidelity đã hợp tác để xây dựng một mạng thương mại điện tử rộng lớn ( gọi là ECN). Mạng này sẽ hoạt động như thị trường chứng khoán. Trong tương lai, mạng ECN toàn cầu sẽ cho phép dân chúng mọi nơi mua và bán sản phẩm tài chính 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. John Du Pre Gauntt đưa ra ý tưởng rằng, băng thông( bandwidth), nếu như được chấp nhận là chi phí kinh doanh, cần phải được tư bản hoá và mua bán. Đó có một số hãng, như Arbinet (www.arbinet.com), Band – X(www.bank- x.com) và RateXchange ( www.rateXchange.com), đã bắt đầu mua bán trao đổi băng thông. 3.Mua bán đấu giá trực tuyến Mua bán đấu giá trực tuyến đã thay đổi bộ mặt của thương mại điện tử. Trong nhiều trường hợp chúng là các hình thức kinh doanh bổ sung đối với các nhà bán lẻ, một phương thức tương tác khác với người mua. Các site đấu giá trực tuyến đã xác định lại hoạt động kinh doanh đối với người sưu tầm, người mua bán lại, người tiêu dùng và các hãng vận tải. Chúng có thể thiết lập thị trường quốc tế liên kết giữa khắp các cá nhân kể trên ở khắp các châu lục trong cộng đồng quyền lợi. Người dân Mỹ có thể bán đấu giá trực tuyến các bộ phận sưu tập tạp chí, như Saturday Evening Post và tìm thấy người mua tại Nhật Bản. Người khổng lồ của mua bán đấu giá trực tuyến – eBay - đã thu hút 84 triệu cú “ nhắp chuột” của các khách mua hàng trên những trang Web của mình trong quý I năm 1999. Họ chỉ thua sau Yahoo về số phút mà khách hàng viếng thăm đã chi phí khi thăm viếng site của họ. Sử dụng mô hình kinh doanh, khi mà những người bán hàng trả chi phí cho site, eBay luôn thu hút được lợi nhuận, mặc dù công ty không tiến hành mua bán hàng hoá. Bất kỳ ai bán đấu giá đều phải trả cho eBay một khoản chi phí nhất định, ngoài ra còn phải trả một lượng phần trăm trên doanh số bán hàng. Priceline.com là một mô hình bán đấu giá trực tuyến theo kiểu “ hãy nói giá của anh”. Mô hình này cho phép người mua đưa ra giá cao nhất đối với vé máy bay, sau đó kiểm tra xem các tuyến bay chính có bán vé theo giá định mua hay không. Kết quả của mua bán đấu giá định hướng người tiêu dùng có thể được phổ biến sang mua bán đấu giá trong thương mại B2B. Trong mô hình này, các công ty bán hàng tồn kho và hàng hoá dư thừa, mhư điện năng hoặc thiết bị y tế, cho những thương gia được mời đến hoặc các đối tác được chọn lọc trước. Những người mua bán đấu giá trực tuyến đang được mở rộng tồn kho của họ bao gồm rất nhiều loại hàng hoá để thu hút khách hàng quay trở lại. Các nhà mua bán đấu giá động vật sống thuộc Cattle Offerings Worldwide ( COW) đã chuyển sang mua bán đấu giá từ năm 1995. Các nhà bán đấu giá trực tuyến mở rộng hoạt động của họ thông thường với sự hợp tác của các đối tác trên Internet. Mua bán đấu giá trực tuyến không phải chịu nhiều áp lực từ phía các cơ quan quản lý, cung như từ phía các tổ chức, nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh mới này trên Internet phải giải quyết nhiều yếu tố mang tính cạnh tranh, như sự lừa đảo, đánh thuế và mua bán các mặt hàng nằm trong diện phải quản lý, từ rượu vang cho tới vũ khí, trước khi trở thành một thực thể tồn tại thường xuyên. 4.Cổng thông tin doanh nghiệp ( EIP - Enterprice Information Portal) Mạng nội bộ công ty ( Internet), được gọi là cổng thông tin doanh nghiệp, được sử dụng để quản lý tri thức trong nội bộ tổ chức. Những người sử dụng Internet đã quen với giao diện trình duyệt Web, do vậy mạng nội bộ công ty sử dụng cùng một mô hình như vậy để phân phối thông tin tới các nhân viên của họ. Mạng nội bộ công ty đôi khi còn được gọi là cổng tri thức kinh doanh ( BIP – Business Intelligence Portal). Thách thức đối với mạng nội bộ công ty là quản lý tri thức trong nội bộ tổ chức. Một site mạng nội bộ công ty có thể bao gồm một công cụ tìm kiếm bao phủ toàn bộ mạng nội bộ, phân loại thông tin các nguồn tin mới trên site, liên kết tới các site nội bộ và các website thông dung bên ngoài. Mạng nội bộ công ty có thể giúp cung cấp một khuôn khổ cho dữ liệu, biến thông tin thành tri thức sao cho các nhân viên công ty có thể sử dụng. Người sử dụng có thể đăng ký, thiết kế, thiết lập, hợp tác, công bố và phân phối thông tin một cách có hiệu quả trên cổng thông tindoanh nghiệp. 5. Nguyên lý mới của marketing trên Internet Thế giới mạng đang viết lại các quy tắc về vấn đề xây dựng lại các công ty, tiếp thị các sản phẩm ( marketing điện tử) và tạo ra giá trị. Cái gọi là hiệu ứng mạng là cơ sở cho một cách tiếp cận đối với kinh doanh marketing, bao gồm các thị trường khác nhau, các mô hình kinh doanh khác nhau và các chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Một ví dụ kinh điển là Hotmail, giờ đây là một phần của Microsoft, đã được khai trương vào tháng 7 – 1996 . Hotmail đã có 12 triệu người đăng ký sau 18 tháng hoạt động. Năm 1999, với 50 triệu người đăng ký sử dụng, Hotmail đã trở thành dịch vụ thư điện tử dựa trên cơ sở Web lớn nhất trên Internet. Ví dụ về Hotmail đã được nhiều người biết tới, và hiện tượng marketing điện tử do Hotmail tạo nên hiện nay được biết đến như marketing virus. Người sử dụng Hotmail, đơn giản là thông qua gửi thư điện tử, đã giúp công ty quảng bá thêm tin tức về ưu thế của thư điện tử miễn phí. Nguyên tắc của nền kinh tế Internet mới: Các công ty hãy đừng bán hàng cho khách hàng của mình, các khách hàng hiện tại sẽ bán hàng cho khách hàng tương lai. Đổi lại cho dịch vụ miễn phí, các khách hàng đồng ý giới thiệu tiện ích của dịch vụ đó. Hotmail tỏ ra đặc biệt hấp dẫn đối với các khách hàng trẻ tuổi đang du lịch vòng quanh thế giới. Họ đến các quán cafe Internet, đọc và gửi thư điện tử. Trong thế giới marketing, mọi người đều biết rằng, một thông điệp sẽ trở nên mạnh hơn nếu như nó được truyền đi bởi những mối quan hệ giao tiếp. Những người nhận thông điệp Hotmail là bạn bè, khách du lịch, họ chính là những đối tượng mà các quảng cáo nhằm đến. Như vậy, Thương mại điện tử đã dần biến đổi các cách thức tiến hành kinh doanh truyền thống. Những phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin làm sự phát triển của Thương mại điện tử đa dạng vừa làm cho Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh về chiều sâu. Cho đến nay, những thay đổi của cả đời sống nhân loại nói chung và kinh tế nói riêng đều chịu sự tác động của khoa học công nghệ, trong đó công nghệ thông tin tỏ ra có tác động rõ rệt và mạnh mẽ nhất. Tóm lại, sự phát triển của Thương mại điện tử về dài hạn không thể dự đoán một cách cụ thể được nhưng những tác động tích cực là điều không thể phủ nhận. Do vậy, chúng ta hãy kiễn nhẫn và tận hưởng những lợi ích mà Thương mại điện tử đang mang lại. Chương II: Rủi ro trong Thương mại điện tử I.Khái niệm chung về rủi ro 1. Rủi ro là gì? Rủi ro là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe doạ nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. 2. Đặc điểm: 2.1 Rủi ro luôn có khả năng xảy ra: Rủi ro là những sự cố, tai nạn, tai hoạ mà luôn có thể xảy ra với chúng ta. Chính vì vậy con người luôn tìm cách tránh rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, tự khắc phục rủi ro và chuyển nhượng rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra với bất kì ai trong mọi hoàn cảnh. 2.2 Rủi ro xảy ra một cách khách quan: Rủi ro là những gì có tính ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn của con người. Con người nếu không thể chế ngự được rủi ro thì buộc phải hạn chế và ngăn ngừa nó. Tuy nhiên, con người không thể triệt tiêu rủi ro một cách tuyệt đối vì rủi ro bắt nguồn từ những hiện tượng khách quan. 2.3 Rủi ro xảy ra trong tương lai: Rủi ro là những gì có khả năng xảy ra. Nếu như nó đã xảy ra rồi thì nó không còn là rủi ro nữa mà lại là tổn thất. Rủi ro là mối đe doạ, là nguy cơ thì tổn thất là cái xảy ra rồi và là hậu quả của rủi ro. Chính vì vậy, trong các hợp đồng bảo hiểm việc quy định mốc thời gian hợp đồng bắt đầu và hết hiệu lực là một trong những điều khoản quan trọng. 3. Phân loại bảo hiểm: Việc phân loại bảo hiểm có thể dựa vào nhiều cơ sở, nhưng nhìn chung thì phân loại theo nguồn gốc và theo bảo hiểm là cách phân loại phổ biến nhất. 3.1 Căn cứ vào nguồn gốc xảy ra: Thiên tai (Act of God) là những hiện tượng thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như bão lụt, sét đánh, bão từ trường, động đất, núi lửa… Các tai nạn bất ngờ khác xảy ra do tác động của các yếu tố khách quan như mất điện, mất cắp, hư hỏng bất ngờ (sudden break down)… Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người được bảo hiểm gây nên như chiến tranh, bạo động, đình công, khủng bố… 3.2 Phân loại rủi ro theo bảo hiểm: Rủi ro thông thường là những rủi ro được bảo hiểm theo quy định của công ty bảo hiểm như: thiên tai, tai nạn bất ngờ… Rủi ro phải bảo hiểm riêng là những rủi ro mà người được bảo hiểm muốn được bảo hiểm thì phải thoả thuận riêng với công ty bảo hiểm như rủi ro khủng bố, rủi ro mất cắp… Rủi ro loại trừ là những rủi ro không được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm hoặc bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là những rủi ro xảy ra một cách đương nhiên hoặc do lỗi của chính người được bảo hiểm. II. Rủi ro trong Thương mại điện tử: Thương mại điện tử được xây dựng và phát triển dựa trên mạng Internet. Mạng Internet lại luôn hàm chứa những rủi ro bất ngờ như cháy máy chủ servers do sét đánh hay chập điện, virus, hacker…Do vậy, các rủi ro này cũng chính là rủi ro mà con người gặp phải khi tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử. 1.Khái niệm về rủi ro trong Thương mại điện tử Rủi ro trong Thương mại điện tử là những tại nạn, sự cố, tai hoạ xảy ra một cách ngẫu nhiên, khách quan ngoài ý muốn của con người mà gây ra tổn thất cho các bên tham gia trong quá trình tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử. Tên tiếng Anh của rủi ro này là Electronic Risks hoặc Cyber Risks hoặc Digital Risks. 2.Phân loại rủi ro trong Thương mại điện tử: Rủi ro trong Thương mại điện tử rất đa dạng và luôn có chiều hướng biến đổi cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Do vậy, việc nhận thức được các loại rủi ro và những tác hại của chúng trong Thương mại điện tử là điều cần thiết. Dựa vào nguồn gốc phát sinh của chúng ta có thể phân ra làm hai loại: loại có nguồn gốc khách quan và loại có nguồn gốc chủ quan. 2.1 Rủi ro trong Thương mại điện tử có nguồn gốc khách quan: Nhóm rủi ro có nguồn gốc khách quan có thể chia làm nhiều loại theo các nguyên nhân khách quan. Rủi ro do thiên tai: Thiên tai là những tai hoạ do thiên nhiên gây ra đối với con người và Thương mại điện tử cũng không phải là một ngoại lệ. Các rủi ro do thiên tai có thể kể ra như bão lụt, sét đánh, động đất, núi lửa phun, sóng thần, bão từ trường…Một trận lụt có thể làm hư hỏng hết các ổ cứng và xoá sạch các dữ liệu của công ty về các giao dịch, về khách hàng gây ra thiệt hại làm đình trệ hoạt đông của doanh nghiệp. Hay một cú sét có thể làm cháy toàn bộ một hệ thống máy tính đang tiến hành hàng nghìn giao dịch, do vậy làm cho toàn bộ các giao dịch bị huỷ bỏ và thiệt hại cũng thật ghê gớm. Hay mỗi đợt bão từ làm biến đổi từ trường của Trái đất gây ra thiệt hại lớn cho ngành viễn thông như phá hoại các vệ tinh, làm tê liệt các trạm Servers Internet không dây… Rủi ro do các tai nạn bất ngờ: Tai nạn bất ngờ là những tai hoạ mà xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người và không thể lường trước được. Những rủi ro do tai nạn bất ngờ có thể kể ra như :mất điện, sự cố bất ngờ (sudden breakdown), hoả hoạn, chập điện…Chẳng hạn như trong mấy ngày mất điện trên toàn bang New York tháng 9/ 2003 vừa rồi, trong số tổng thiệt hại 30 tỉ đô la một ngày thì thiệt hại gây ra cho mạng máy tính cũng là một con số không nhỏ Theo . Bởi vì khi mất điện toàn bộ hệ thống mạng cục bộ, cũng như các máy chủ đều phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế làm cho các giao dịch hầu như không thực hiện được, đó còn chưa kể đến những thiệt hại khi mà điện mất giữa lúc các giao dịch đang diễn ra. Rủi ro do các hiện tượng xã hội gây nên: Đó là những rủi ro gây ra bởi chiến tranh, khủng bố, bạo loạn, đình công…Chẳng hạn như trong sự kiện khủng bố 11/9, bên cạnh các thiệt hại về sinh mạng và vật chất thì còn các thiệt hại về những dữ liệu trong máy tính của các công ty có văn phòng ở toà nhà, những máy chủ trong toà nhà bị phá huỷ còn gây ra những thiệt hại cho các bên có quan hệ giao dịch qua mạng với các công ty trong toà nhà này. Hay các cuộc đình công của nhân viên tin học của các hãng hàng không hoặc du lịch còn gây thiệt hại cho doanh nghiệp bằng cách không xử lí các đơn đặt vé hoặc đặt phòng… Rủi ro do những hành động cố ý của các cá nhân: Đó là những hành động của các hacker hay các tác giả của những virus máy tính nguy hiểm… Hacker bắt nguồn từ tiếng Anh là động từ “ Hack” có nghĩa là “đốn, chặt, đẽo”; “hack” là một hoạt độngcó kỹ xảo và như vậy, Hacker có nghĩa là trò chơi phá phách, đặc biệt chỉ thủ thuật khéo léo, kỹ thuật cao. Định nghĩa Hacker là: Thích khám phá sự huyền bí của trật tự phần mềm, từ đó tăng thêm sự tải của người sử dụng, họ không giống như đại bộ phận những người sử dụng ch._.y ra thiệt hại cho khách hàng. Riêng đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet chuyên nghiệp hay còn gọi là các ISP (Internet Service Provider) thì các cuộc tấn công từ chối dịch vụ còn gây ra các thiệt hại lớn hơn nhiều các doanh nghiệp Thương mại điện tử khác. Chẳng hạn như vào tháng Giêng năm 2002, nhà cung cấp dịch vụ Internet Cloud-Nine đã bị phá sản do các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Cloud-Nine đã không thể khắc phục được những thiệt hại đối với các thiết bị và buộc phải tuyên bố dừng cung cấp dịch vụ của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã thực sự kiệt sức sau những vụ kiện cáo đòi bồi thường của các khách hàng và đã buộc phải tuyên bố phá sản. Dường như sau vụ việc này các doanh nghiệp cung cấp các loại dịch vụ trên Internet đã rút ngay ra bài học và tỉ lệ các doanh nghiệp Thương mại điện tử tham gia bảo hiểm tại Anh quốc đã tăng lên đáng kể. Những tổn thất do phải bồi thường hoặc bị phạt do những rắc rối liên quan đến thương hiệu hay quyền sở hữu trí tuệ cũng là những tổn thất không nhỏ. Gần đây nhất vào tháng 10 năm 2003 là việc toà án ở Nanterre của Pháp ra phán quyết chống lại hãng dịch vụ trực tuyến Google. Theo phán quyết này, Google sẽ phải móc hầu bao hơn 87.000 USD vì đã cho phép các doanh nghiệp khác nối quảng cáo của họ vào những cụm từ hay những từ khoá truy tìm (serch terms) đã được đăng kí bảo hộ. Mỗi khi bạn truy cập vào trang chủ Google và gõ vào cụm từ “Bourse des Vols” rồi nhấn chuột vào kết quả tìm được một loạt trang Web quảng cáo cho các công ty khác cũng hiện ra. Vì thương hiệu “Bourse des Vols” (tạm dịch “Thị trường cho các chuyến bay”) là thương hiệu đã được đăng kí bản quyền. Ngoài việc buộc Google phải nộp phạt, toà án cũng yêu cầu công ty muộn nhất là 30 ngày tới sẽ phải ngừng hoạt động này. Ông Fabrice Dariot, chủ sở hữu của thương hiệu này cho rằng số tiền phạt trong vụ này là không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Ông nói: “Từ trước đến nay, người ta cứ tưởng Internet và thế giới thực là hai thực thể tách rời. Trên thực tế, chúng chỉ là một và Internet cũng sẽ phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ”. Như vậy, đây là lần đầu tiên một chủ thương hiệu thành công trong một vụ như kiểu này. Nó có tác động mạnh đến các dịch vụ tìm kiếm khác trên mạng, vốn có khoảng 10 triệu lượt ngừơi sử dụng mỗi ngày. Nếu án lệ tiếp tục được áp dụng ở những quốc gia khác, nhiều nhà cung cấp dịch vụ này có lẽ sẽ phải kiểm tra những thương hiệu trước khi sử dụng chúng vào mục đích quảng cáo và rủi ro pháp lí liên quan đến thương hiệu và bản quyền đối với những doanh nghiệp này ngày càng lớn và rõ rệt. Đối với Google dù đã tuyên bố sẽ kháng an thì họ vẫn phải tạm dừng kiểu quảng cáo kiểu này nếu không muốn đối mặt với một án phạt có thể lên tới 1479 triệu USD. Thật may là Google đã tham gia vào Bảo hiểm của hãng AIG do vậy những khoản phạt hoặc chi phí để theo đuổi vụ kiện đều được Bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Thương mại điện tử nào cũng có ý thức chuẩn bị ngay từ đầu như Google để có thể tránh được những tổn thất bất ngờ. Những vụ kiện tụng liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng nhiều đã chứng tỏ rằng uy tín của doanh nghiệp, hay những quan hệ đối tác trong thương mại luôn đóng vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử cũng vậy, những tài sản vô hình như uy tín, thương hiệu …chính là những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.3 An toàn về những tài sản vô hình mà chủ yếu tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp Tài sản vô hình của doanh nghiệp được hiểu là hình ảnh mà doanh nghiệp đã tạo dựng trong mắt khách hàng, cụ thể là uy tín, thương hiệu... của doanh nghiệp. Đôi khi những tài sản vô hình này rất khó có thể xác định được giá trị cụ thể. Tuy nhiên, tài sản vô hình này lại có tác động tới hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ rệt và cụ thể. Do vậy, một khi những tài sản vô hình này bị tổn thất doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như, khi doanh nghiệp bị các hacker đột nhập và ăn cắp các dữ liệu về thẻ tín dụng của khách hàng. Sau đó, dù doanh nghiệp đã khắc phục được sự cố và bồi thường khách hàng bị thiệt hại thì liệu các khách hàng còn đủ tin tưởng để giao cho doanh nghiệp những thông số về thẻ tín dụng của họ trong các giao dịch nữa không (Xem biểu đồ). Hậu quả là khách hàng sẽ có xu hướng tìm tới các doanh nghiệp khác. Đó mới chỉ là phản ứng của các khách hàng, còn các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể làm rớt giá cổ phiếu của doanh nghiệp và lập tức ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp và những khoản đặt cọc bằng cổ phiếu doanh nghiệp...Trong trường hợp này thiệt hại của doanh nghiệp là không nhỏ, nhất là hậu quả về lâu dài. Do vậy, Bảo hiểm sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết những tổn thất do phải bồi thường các khách hàng mà còn hỗ trợ một phần những thua thiệt, giảm sút, thậm chí cả những chi phí của doanh nghiệp nhằm cứu vãn lại uy tín của mình trong kinh doanh của doanh nghiệp có nguyên nhân từ chính vụ việc trên. Tổn thất là điều mà không doanh nghiệp Thương mại điện tử nào tránh khỏi trong một môi trường kinh doanh luôn có những rủi ro rình rập. Do vậy, biện pháp tốt nhất để có thể đảm bảo an toàn cho quá trình kinh doanh trên Internet là mua Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử để hạn chế và khắc phục những tổn thất do những rủi ro gây ra. Tuy nhiên, tham gia vào mua Bảo hiểm thì doanh nghiệp Thương mại điện tử còn được hưởng các hỗ trợ khác từ công ty bảo hiểm. Chẳng hạn như đối với công ty bảo hiểm AIG thì doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 50.000 USD cho mỗi vụ để khôi phục lại uy tín của mình. 3.Hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm 3.1 Hỗ trợ về mặt kĩ thuật Các công ty Bảo hiểm luôn được coi là những người “biết mình, biết ta”. Họ luôn cần tìm hiểu kĩ càng hệ thống máy tính mà họ phải bảo hiểm. Đương nhiên, sau khi đã đánh giá một cách chuẩn xác về những rủi ro mà hệ thống máy tính của khách hàng có thể gặp phải, công ty máy tính sẽ tư vấn hoặc trực tiếp bịt những lỗ hổng an ninh và giảm thiểu những nguy cơ rủi ro xảy ra. Tiếp đó, công ty bảo hiểm sẽ giúp đỡ khách hàng xây dựng các hệ thống quản trị rủi ro Thương mại điện tử mà trọng tâm là công tác mua bảo hiểm. Những việc làm như vậy được coi là những hỗ trợ về mặt kĩ thuật mà đa số các công ty bảo hiểm đều cung cấp miễn phí cho khách hàng. Việc hỗ trợ khách hàng về mặt kĩ thuật sẽ có tác dụng ngăn ngừa các rủi ro xảy ra với hệ thống máy tính của khách hàng, đồng thời cũng có tác dụng giảm rủi ro xảy ra đối với công ty bảo hiểm, bởi các rủi ro Thương mại điện tử của doanh nghiệp đã được chuyển nhượng sang cho công ty bảo hiểm. Hơn nữa, những rủi ro Thương mại điện tử của doanh nghiệp không chỉ bắt nguồn từ bên ngoài doanh nghiệp mà còn từ bên trong doanh nghiệp. Do vậy, công tác phòng ngừa rủi ro còn phải bao gồm công tác đào tạo cho nhân viên của doanh nghiệp Thương mại điện tử. 3.2 Hỗ trợ về mặt đào tạo nhân lực Việc đào tạo nhân lực có tầm quan trọng không kém các phần khác trong công tác quản trị rủi ro. Những sai lầm dù cố ý hay không của các nhân viên cũng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, đồng thời các phản ứng và giải quyết tình huống của họ trước những rủi ro từ bên ngoài cũng góp phần giảm tối thiểu mức độ tổn thất có thể xảy ra. Chẳng hạn, khi thấy những dấu hiệu bất thường đối với hệ thống máy tính, một nhân viên có thể ra các báo động cho toàn bộ hệ thống, các dữ liệu quan trọng sẽ được ngay lập tức sao chép vào các ổ cứng di động dự phòng (back-up), các giao dịch sẽ buộc phải tạm dừng hoặc chuyển qua phương thức giao dịch truyền thống...Các phản ứng như ví dụ trên hết sức quan trọng nhưng để thực hiện nó trong các tình huống cụ thể sẽ hết sức khó khăn. Có thể nói, công tác đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp sẽ được coi là dịp để các chuyên gia an ninh mạng của công ty bảo hiểm cung cấp các thông tin cập nhật, đồng thời tạo ra các tình huống giả định để nhân viên tập dượt. Như vậy, những hỗ trợ này thực chất là một biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất mà công ty bảo hiểm làm cho khách hàng vì quyền lợi của cả hai bên. Công ty Bảo hiểm AIG còn cho thiết lập một trung tâm phản ứng nhanh qua điện thoại, các khách hàng, đối tác và nhân viên của doanh nghiệp mua bảo hiểm đều có thể gọi tới trung tâm này bất kì lúc nào để yêu cầu hỗ trợ. 4.Tạo tâm lí ổn định cho người tham gia bảo hiểm trong kinh doanh Đôi khi tâm lí của doanh nghiệp lại là những điều mà người ta cho rằng không quan trọng. Tuy nhiên, trong một môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì tâm lí ổn định lại là một lợi thế cạnh tranh vô hình mà không phải doanh nghiệp Thương mại điện tử nào cũng duy trì được. Trong phần trước, trường hợp của công ty cung cấp dịch vụ Internet của Anh quốc là Cloud-Nine đã bị phá sản bởi các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DOS cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể miễn dịch đối với nguy cơ phá sản do các rủi ro Thương mại điện tử. Như vậy, để ổn định tâm lý doanh nghiệp phải có khả năng phục hồi về mặt tài chính sau khi tổn thất do các rủi ro Thương mại điện tử gây ra. Doanh nghiệp phải được yên tâm rằng họ có khả năng trụ vững trước những rủi ro và hoàn toàn có thể tiếp tục kinh doanh sau những tổn thất xảy ra. Để được như vậy thì doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài biện pháp mua Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử. III. Nội dung của bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều công ty bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm này như ACE, AIG, CNA, Chubb, St.Paul... Tuy nhiên, ở khu vực Châu á thì hầu như không có một nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử tên tuổi nào. Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm này vẫn là các đại gia trên thị trường bảo hiểm truyền thống. Điển hình là hai tập đoàn AIG (American International Group) với AIG NetAdvantage SuiteTM và Loyld’s với Esurance™ đang là hai tập đoàn chi phối thị trường Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử. Do vậy, để phục vụ cho phần này, người viết xin được lấy hai sản phẩm bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử của hai hãng để minh hoạ. 1.Đối tượng bảo hiểm Trong Bảo hiểm truyền thống đối tượng bảo hiểm là các tài sản hữu hình. Tuy nhiên, trong Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử thì các tài sản cần được bảo hiểm bao gồm cả những tài sản số hoá (dữ liệu), tài sản vô hình của khách hàng. 2.Các rủi ro được bảo hiểm Các rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro mà công ty Bảo hiểm nhận bảo hiểm và bồi thường cho người mua bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra. Các công ty Bảo hiểm thường chia các rủi ro Thương mại điện tử được bảo hiểm thành ba loại: Rủi ro tài chính của bên thứ nhất (First Party Finacial Risk), Rủi ro tài chính bồi thường cho bên thứ ba (Third Party Finacial Risk) và Rủi ro về uy tín doanh nghiệp (Reputation). Rủi ro tài chính của bên thứ nhất là những rủi ro gây ra những tổn thất về tài chính mà không do bên thứ ba khiếu nại đòi bồi thường. Rủi ro tài chính bồi thường cho bên thứ ba là những rủi ro mà làm phát sinh ra những trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua bảo hiểm đối với người khác. Rủi ro về uy tín của doanh nghiệp là những rủi ro gây ra thiệt hại do tổn thất về mặt uy tín và thương hiệu. Tuy nhiên, theo sản phẩm AIG NetAdvantage SuiteTM thì những rủi ro sau là những rủi ro Thương mại điện tử được hãng AIG nhận bảo hiểm. Nội dung trang web (Web Content Liability): Các rủi ro về nội dung của Websites trên mạng Internet bao gồm những rủi ro về vi phạm bản quyền, thương hiệu, sở hữu trí tuệ, xâm phạm các thông tin cá nhân và gây ảnh hưởng xấu tới uy tín mà xuất phát từ những nội dung được trình bày trên trang web Thương mại điện tử. Rủi ro dịch vụ Internet chuyên nghiệp (Internet Professional Liability): Những rủi ro do mắc lỗi trong các dịch vụ Internet chuyên nghiệp như cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet-ASP (Application Service Providers), cung cấp dịch vụ Internet-ISP (Internet Service Providers), dịch vụ quản lí và an ninh mạng, dịch vụ thuê máy chủ, đăng kí tên miền, các dịch vụ về triển khai giao dịch Thương mại điện tử, dịch vụ tìm kiếm trên mạng và cho thuê cổng web điện tử. Rủi ro an ninh mạng (Network Security Liability) Những rủi ro an ninh mạng máy tính được bảo hiểm bị xâm phạm như những truy cập và sử dụng trái phép, mất cắp hoặc tiết lộ thông tin cá nhân, lây lan virus máy tính hoặc bị tấn công từ chối phục vụ. Những tổn thất được bồi thường chỉ bao gồm tổn thất do bên thứ ba kiện đòi bồi thường. Rủi ro bị mất tài sản thông tin (Information Assets Theft) bao gồm những rủi ro gây ra những tổn thất về dữ liệu, các nguồn hệ thống máy tính và tài sản thông tin như số thẻ tín dụng, các thông tin về khách hàng, kể cả băng thông của đường truyền do những cuộc tấn công trên mạng. Rủi ro bị đánh cắp danh phận(Indenty theft), rủi ro thường do các hacker tiến hành thâm nhập vào máy tính cá nhân phá khoá mã bí mật và dùng danh phận của người bị đánh cắp vào các mục đích xấu. Nạn nhân thường là những người nổi tiếng và giàu có. Rủi ro về gián đoạn kinh doanh (Business Interruption)do mạng máy tính của người được bảo hiểm ngừng hoạt động hoặc hoạt động đình trệ, do một nguyên nhân an ninh mạng bị phá vỡ. Công ty Bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những thu nhập bị mất và các chi phí phát sinh khác như chi phí kiện tụng và chi phí điều tra cũng như các thiệt hại gián đoạn kinh doanh khác liên quan. Ngoài ra, các chi phí nhằm khôi phục hoạt động của doanh nghiệp được công ty Bảo hiểm bồi thường tối đa thêm $ 100.000 . Rủi ro bị tống tiền (Cyber Exortion) qua mạng bao gồm các rủi ro bị đe doạ tấn công mạng hay trang web, truyền virus, tiết lộ thông tin về số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân...Công ty Bảo hiểm sẽ bồi thường các chi phí dàn xếp với bọn tống tiền và chi phí điều tra. Rủi ro khủng bố máy tính (Cyber Terrorism) được quy định rõ trong luật chống khủng bố của Hoa Kì và theo Luật bảo hiểm rủi ro khủng bố 2002 do tống thống Bush kí. Công ty Bảo hiểm sẽ bồi thường các thiệt hại cho cả bên thứ nhất và bên thứ ba bao gồm các thiệt hại về dữ liệu, gián đoạn kinh doanh. Rủi ro về mất uy tín (Reputation) do các nguyên nhân như tấn công từ chối dịch vụ, bị lộ thông tin cá nhân của khách hàng...Công ty Bảo hiểm sẽ hỗ trợ một khoản tiền $50.000 mà không cần một điều kiện nào cả. Rủi ro bị phạt (Punitive, Examplary risks) hoặc buộc phải bồi thường do các phán quyết của toà án hay trọng tài. Rủi ro do bị khiếu nại (Claim Risks) đòi bồi thường vật chất hoặc phi vật chất như công khai xin lỗi, huấn thị... Rủi ro bị tấn công (Computer Attacks Risks)vào trang web hay mạng máy tính như truy cập hoặc sử dụng trái phép hệ thống máy tính của doanh nghiệp, tấn công từ chối dịch vụ, nhiễm các loại virus hoặc sâu máy tính. Rủi ro bị mất cắp (Physical Theft of Data) bị mất cắp các hệ thống maý tính hay phần cứng có chứa các thông tin quan trọng, các hệ thống xử lý giao dịch... Rủi ro thưởng tiền (Crimminal Rewards Risk)cho những thông tin hay việc truy bắt hay buộc tội những kẻ tội phạm tin học…Công ty Bảo hiểm sẽ trả tối đa $50.000 cho rủi ro này một cách vô điều kiện. Hiện nay, sản phẩm bảo hiểm AIG NetAdvantage SuiteTM chia ra làm 7 loại sản phẩm với các loại rủi ro được bảo hiểm khác nhau. Bên cạnh đó, AIG còn cung cấp miễn phí những dịch vụ khác với chất lượng cao cho người mua bảo hiểm như Chương trình đánh giá qua Internet hoặc tại chỗ về mức độ an ninh mạng của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Kiểm tra an ninh mạng ISO 177799. Chương trình này được áp dụng cho doanh nghiệp ngay cả khi họ không mua Bảo hiểm. Thêm vào đó là Ban cố vấn kĩ thuật của AIG cũng luôn sẵn sàng phục vụ cho tất cả các khách hàng. Ban cố vấn này đến từ các hãng bảo mật hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, AIG còn bán bảo hiểm cho những rủi ro đặc thù của từng doanh nghiệp với các hợp đồng bảo hiểm riêng. 3.Thủ tục mua bảo hiểm Các công ty bảo hiểm đều tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận được các dịch vụ bảo hiểm có tính đặc thù này. Đối với AIG, mọi thủ tục là hết sức đơn giản, khách hàng có thể mua bảo hiểm qua mạng Internet tại Website: www.aignetadvantage.com của hãng hoặc gửi đơn yêu cầu tới hãng qua đường bưu điện Mẫu đơn yêu cầu mua bảo hiểm được kèm ở phần phụ lục . Tóm lại, việc mua bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử gồm các bước sau: Bước 1: Doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm gửi đơn yêu cầu tới công ty Bảo hiểm. Bước 2: Công ty Bảo hiểm liên lạc để sắp xếp lịch làm việc và đàm phán chi tiết. Bước 3: Công ty Bảo hiểm sẽ cử chuyên gia đến đánh giá mức độ rủi ro trong Thương mại điện tử của toàn bộ doanh nghiệp. Bước 4: Doanh nghiệp dựa trên bản đánh giá rủi ro để yêu cầu loại sản phẩm bảo hiểm, đồng thời công ty Bảo hiểm tư vấn lựa chọn loại sản phẩm phù hợp nhất hoặc có bảo hiểm những rủi ro riêng. Bước 5: Hai bên chính thức kí kết hợp đồng bảo hiểm Mẫu hợp đồng bảo hiểm được kèm ở phần phụ lục . 4.Cách tính phí bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm, thời hạn trách nhiệm Đối với Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử thì việc xác định giá trị bảo hiểm là một công việc hết sức khó khăn. Bởi tài sản hay đối tượng được bảo hiểm lại là những tài sản phi vật chất và có giá trị luôn biến đổi. Tuy nhiên, điều mà cả hai bên mua Bảo hiểm và bên bán Bảo hiểm quan tâm hơn là các loại rủi ro được bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm và thời hạn trách nhiệm. Do vậy, việc xác định giá trị bảo hiểm là việc không cần thiết nữa. 4.1 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra do các rủi ro mà hai bên đã thoả thuận gây nên. Phí Bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và còn có lãi. Đối với Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử, các công ty Bảo hiểm thường dựa trên những khảo sát, đánh giá để chia hoạt động của người mua Bảo hiểm thành ba nhóm hoạt động có mức độ rủi ro khác nhau: hoạt động có ít rủi ro, hoạt động có mức độ rủi ro trung bình và hoạt động có mức độ rủi ro cao. Đồng thời, công ty Bảo hiểm còn xác định xác suất cho hai loại rủi ro chính là rủi ro bồi thường cho bên thứ nhất và rủi ro bồi thường cho bên thứ ba. Xác suất rủi ro bồi thường cho bên thứ nhất dựa trên xác suất của các rủi ro đã được thống kê như về xác suất bị đột nhập, xác suất bị ăn cắp thông tin...Xác suất bồi thường cho bên thứ ba được tính trên tỉ lệ khiếu nại đối với người được bảo hiểm hoặc các doanh nghiệp cùng ngành với người được bảo hiểm. Tổng hợp hai yếu tố trên mà công ty Bảo hiểm và doanh nghiệp mua Bảo hiểm có thể đàm phán và đưa ra mức tỉ lệ phí hợp lí cho cả hai bên. Theo thống kê của hãng Tư vấn rủi ro Betterley của Hoa Kì thì mức tỉ lệ phí Bảo hiểm thường dao động từ mức thấp nhất là 10% cho đến mức tối đa 20%. 4.2 Giới hạn trách nhiệm Giới hạn trách nhiệm là số tiền tối đa mà công ty Bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra do những rủi ro mà hai bên thoả thuận gây ra. Trong các hợp đồng Bảo hiểm thì người mua Bảo hiểm được lựa chọn việc thoả thuận giới hạn trách nhiệm cho từng loại rủi ro hoặc thoả thuận mức giới hạn trách nhiệm tối đa. Nhìn chung, các công ty Bảo hiểm đều đưa ra mức trách nhiệm tối đa có thể mở rộng tới 20-30% giới hạn trách nhiệm tối đa. Các hãng Bảo hiểm AIG, Chubb và Zurich có mức giới hạn trách nhiệm khá cao là 25 triệu USD, trong khi hãng St.Paul và Loyld’s là 10 triệu USD và 7,5 triệu EURO. Tuy nhiên, chỉ có AIG là đưa ra mức giới hạn trách nhiệm tối đa mở rộng thêm 50 triệu USD, nâng mức tổng giới hạn trách nhiệm tối đa của hãng này lên tới 75 triệu USD. Điều này cho thấy khả năng tài chính dồi dào của tập đoàn tài chính AIG, một điểm hấp dẫn đối với nhiều khách hàng quốc tế. 4.3 Thời hạn trách nhiệm Thời hạn trách nhiệm của từng hãng Bảo hiểm cũng thể hiện sự hấp dẫn của sản phẩm Bảo hiểm đối với khách hàng. Đa số thời hạn trách nhiệm của các hãng Bảo hiểm đều lớn hơn thời hạn có hiệu lực của hợp đồng Bảo hiểm. Riêng đối với AIG thì thời hạn trách nhiệm của người Bảo hiểm còn kéo dài thêm 60 ngày sau khi hợp đồng Bảo hiểm hết thời hạn, với điều kiện hợp đồng hết thời hạn không phải do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng hay hành vi không nộp phí Bảo hiểm của người mua Bảo hiểm hay hành vi chủ động huỷ hợp đồng của người mua Bảo hiểm. Thời hạn trách nhiệm được tính từ 12 giờ ngày hợp đồng Bảo hiểm quy định thời hạn Bảo hiểm có hiệu lực tới 12 giờ ngày hợp đồng Bảo hiểm quy định kết thúc hiệu lực thời hạn Bảo hiểm theo giờ tiêu chuẩn của địa chỉ người được Bảo hiểm. 5.Khiếu nại, giám định tổn thất và bồi thường 5.1 Khiếu nại: Đa số các hãng Bảo hiểm đều yêu cầu các khiếu nại của khách hàng phải làm bằng văn bản và gửi tới cho hãng Bảo hiểm hoặc chi nhánh hoặc đại lí của hãng Bảo hiểm hoặc nơi được quy định trong hợp đồng Bảo hiểm trong thời hạn Bảo hiểm còn hiệu lực. Đối với những khiếu nại của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải thông báo cho hãng Bảo hiểm trong vòng 30 ngày từ khi bị khiếu nại bằng văn bản hoặc 30 ngày sau khi thời hạn Bảo hiểm kết thúc. Bên cạnh đó người được bảo hiểm còn phải thông báo cho hãng Bảo hiểm những khả năng bị kiện hoặc khiếu nại để hãng Bảo hiểm có thể kịp thời giúp đỡ và hạn chế tổn thất. 5.2 Giám định tổn thất: Việc giám định tổn thất là một trong những công việc quan trọng nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, đặc biệt là người được bảo hiểm. Khi kí kết hợp đồng Bảo hiểm hầu như các hãng Bảo hiểm đều đề nghị bên mua Bảo hiểm lựa chọn một ban cố vấn để giám định tổn thất khi tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, sự lựa chọn này thường nằm trong những công ty tư vấn rủi ro mà hãng Bảo hiểm có quan hệ tốt và gắn bó. Do vậy, người được bảo hiểm thường chỉ được phép lựa chọn các công ty tư vấn mà hãng Bảo hiểm đưa ra và chấp thuận. Chẳng hạn như AIG thường đề nghị người được bảo hiểm lựa chọn các công ty tư vấn của Mĩ như Betterley Risks Consultant Corp. . 5.3 Bồi thường: Việc bồi thường cho người được Bảo hiểm được tiến hành ngay sau khi có kết quả giám định tổn thất và người được bảo hiểm không có khiếu nại gì về kết quả giám định đó. Sau khi bồi thường mà thời hạn Bảo hiểm vẫn chưa kết thúc thì hợp đồng Bảo hiểm vẫn còn hiệu lực cho đến ngày kết thúc thời hạn Bảo hiểm được nêu rõ trong hợp đồng Bảo hiểm. 6. Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử Rủi ro trong Thương mại điện tử rất đa dạng và luôn biến đổi theo sự phát triển của công nghệ thông tin. Hơn nữa, mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc thù kinh doanh khác nhau, do vậy những rủi ro mà họ phải đối mặt cũng có những khác biệt. Sự cần thiết phải tham gia vào Bảo hiểm cho các rủi ro Thương mại điện tử đã hết sức rõ ràng. Tuy nhiên, để có thể thật sự an toàn trước các rủi ro và khai thác hiệu quả Bảo hiểm trong công tác quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần lưu ý tới rất nhiều vấn đề. 6.1Tránh bảo hiểm cho những rủi ro không cần thiết Hầu hết các công ty Bảo hiểm có loại sản phẩm Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử đều loại trừ những rủi ro có tính vật lý như lũ lụt, sét đánh, cháy nổ, chập điện...hay các rủi ro khác như rủi ro mà người được Bảo hiểm bị một người được bảo hiểm khác là khách hàng của cùng một hãng Bảo hiểm kiện, hay rủi ro do lỗi của nhân viên, rủi ro do áp chế của chính quyền ...Để được bảo hiểm trước cả những rủi ro này thì người được bảo hiểm cần đàm phán riêng và phải trả phí Bảo hiểm cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những rủi ro trên hầu như lại có thể có ở trong loại hình Bảo hiểm truyền thống cho một doanh nghiệp Thương mại điện tử. Do vậy, việc mua Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử cho những rủi ro đó là điều hết sức lãng phí. Những hãng Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử hầu như chính là các hãng Bảo hiểm truyền thống, nên họ làm thế cũng chính là để duy trì Bảo hiểm truyền thống đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần tính toán để mua có thể là hai loại Bảo hiểm nhưng hiệu quả vẫn cao hơn so với việc mua một loại hình Bảo hiểm nhưng với phí Bảo hiểm cao mà cũng không bảo hiểm hết những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. 6.2.Lựa chọn công ty bảo hiểm và mẫu hợp đồng bảo hiểm Việc lựa chọn công ty Bảo hiểm cũng là một việc hết sức quan trọng trong công tác quản trị rủi ro. Các tiêu chuẩn để lựa chọn một hãng Bảo hiểm phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp bao gồm: Uy tín, khả năng tài chính, mức độ chuyên sâu trong việc cung cấp sản phẩm Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử, các hỗ trợ, phạm vi kinh doanh... của hãng Bảo hiểm. Ta hãy thử lấy hai hãng Bảo hiểm nổi tiếng là AIG của Mĩ và Loyld’s của Anh quốc. Các tiêu chuẩn AIG NetAdvantge SuiteTM EsuranceTM (Loyld’s) Uy tín Trên toàn cầu Chủ yếu tập trung ở Châu Âu Khả năng tài chính Hùng mạnh nhất trong số các công ty Bảo hiểm quốc tế Vừa phải Khả năng chuyên sâu Chuyên nghiệp Chưa chuyên nghiệp (sản phẩm không đa dạng, hấp dẫn) Các hỗ trợ Rất nhiều Chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm bảo hiểm Giới hạn trách nhiệm Giới hạn trách nhiệm tối đa là 75 triệu USD Giới hạn trách nhiệm tối đa là 20triệu USD Như vậy, rõ ràng việc lựa chọn hãng AIG là một điều hiển nhiên. Song, các hợp đồng Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử thường được coi là các hợp đồng có ràng buộc chặt chẽ với các hợp đồng Bảo hiểm truyền thống của doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp đã mua Bảo hiểm truyền thống của hãng này thì cũng thường mua Bảo hiểm rủi ro Thương mại điện tử với chính hãng đó. Hơn nữa, do doanh thu Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử trên toàn cầu vẫn còn chưa đáng kể nên sự cạnh tranh giữa các hãng vẫn chưa quyết liệt. Việc lựa chọn mẫu hợp đồng Bảo hiểm cũng có vai trò rất quan trọng. Thường thì các hợp đồng mẫu của hãng Bảo hiểm cũng tương đối đầy đủ các điều khoản nhưng đôi khi lại không phù hợp với doanh nghiệp có những đặc thù riêng biệt. Doanh nghiệp cần lựa chọn một mẫu hợp đồng trước hết là phải rẻ nhất, đủ các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và không loại trừ quá nhiều những rủi ro mà doanh nghiệp chưa mua Bảo hiểm ở các hợp đồng Bảo hiểm truyền thống. 6.3.Yêu cầu sự hỗ trợ của công ti bảo hiểm Các hãng Bảo hiểm luôn có những quan hệ hết sức gắn bó với các công ty an ninh mạng và các hãng luật nổi tiếng. Sự gắn bó này đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên. Do vậy, khi người được bảo hiểm sử dụng các dịch vụ của những đối tác của hãng Bảo hiểm thì họ luôn có được sự ưu tiên và hỗ trợ từ chính hãng Bảo hiểm. Các hỗ trợ này được hãng Bảo hiểm cam kết với khách hàng như đánh giá về mức độ rủi ro của hệ thống máy tính của khách hàng, tư vấn về pháp lý nhằm tránh những kiện tụng không cần thiết, đào tạo nhân lực và trợ giúp về kĩ thuật 24/24 giờ... Những hỗ trợ này vừa có tác dụng góp phần giúp doanh nghiệp mua Bảo hiểm hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời giúp cho hãng Bảo hiểm nắm chắc tình hình rủi ro của các khách hàng và tránh được nguy cơ phải bồi thường. 6.4.Lựa chọn luật điều chỉnh Luật điều chỉnh các hợp đồng Bảo hiểm thường được lựa chọn luật nơi kí kết hoặc nơi hợp đồng Bảo hiểm có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Thương mại điện tử có phạm vi kinh doanh trên toàn cầu thì việc lựa chọn luật điều chỉnh cũng cần phải mềm dẻo những không kém chặt chẽ. Đôi khi việc lựa chọn luật quốc gia của người được Bảo hiểm không phải là một phương án tốt vì có thể quốc gia của người được bảo hiểm chưa có luật về loại hình bảo hiểm này hoặc quy định không cụ thể và chi tiết. Do vậy, tốt nhất người mua Bảo hiểm nên lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để đưa vào trong hợp đồng. 6.5 Lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia bảo hiểm các rủi ro trong thương mại điện tử Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến Thương mại điện tử hoặc có thì chỉ ở mức độ rất thấp. Do vậy, loại hình Bảo hiểm này vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam, mặc dù đã có không ít doanh nghiệp gặp phải các rủi ro loại này và bị thiệt hại do những rủi ro này gây nên. Trong những năm tới Thương mại điện tử tất yếu sẽ phát triển rất mạnh tại nước ta, đồng thời những rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải khi tham gia vào Thương mại điện tử cũng càng ngày đa dạng. Trong hiện tại, có thể không phải tất cả các doanh nghiệp Thương mại điện tử Việt Nam cần thiết phải mua loại bảo hiểm này, nhưng trong tương lai họ cần có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả mà lấy việc tham gia Bảo hiểm làm nòng cốt. Kết luận Hiện nay, không một quốc gia nào không chịu tác động của công nghệ thông tin, và cũng không một lĩnh vực đời sống xã hội nào không nằm ngoài phạm vi tác động của công nghệ thông tin. Thương mại điện tử đã ra đời nhờ vào sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Thương mại điện tử đã thay đổi rất nhiều các phương thức thương mại truyền thống, đồng thời góp thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá trên toàn thế giới. Nói đến Thương mại điện tử, người ta thường nghĩ ngay tới những lợi ích, những cơ hội kinh doanh mà nó đem lại. Tuy nhiên, kinh doanh trên mạng Internet lại luôn tiềm ẩn những rủi ro mà không doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi nếu tiến hành Thương mại điện tử. Những rủi ro này rất đa dạng và luôn biến đổi, chúng có thể đặt doanh nghiệp Thương mại điện tử vào những tình thế hết sức hiểm nghèo có thể dẫn tới phá sản ( như trường hợp của công ty cung cấp dịch vụ Internet Cloud Nine của Anh quốc). Tuy vậy, nếu rủi ro tồn tại thì sẽ có cách để ngăn ngừa, hạn chế tổn thât cho chúng gây ra. Đó là các chương trình quản trị rủi ro mà hầu hết các doanh nghiệp Thương mại điện tử trên thế giới đang áp dụng. Trong công tác quản trị rủi ro thì tham gia mua Bảo hiểm cho những rủi ro mà doanh nghiệp Thương mại điện tử có nguy cơ gặp phải là một nhân tố có tính cốt lõi. Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử chính là một giải pháp có tính quyết định tới công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Thương mại điện tử. Do vậy, để có thể an toàn trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp Thương mại điện tử nhận thức đầy đủ và khai thác một cách hiệu quả nhất loại hình Bảo hiểm đặc thù này. Đó không phải là một công việc dễ dàng nhưng lại có tính sống còn với những doanh nghiệp này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3851.doc
Tài liệu liên quan