lời nói đầu
Sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển manh mẽ, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, các hoạt động kinh doanh của nghành BH cũng đã từng bước phát triển đáp ứng tích cực nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Sự phát triển của nghành BH được thể hiện qua các mặt:
+ Doan
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam & phương hướng triển khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp BH hoạt động rộng khắp trong cả nước dưới các hình thức khác nhau như :
Công ty BH 100% vốn của nước ngoài
Công ty BH cổ phần
Công ty BH liên doanh
Công ty BH của Nhà nước với các công ty trực thuộc, chi nhánh văn phòng đại diện và mạng lưới đại lý...
Sự phát triển của các công ty BH đã từng bước tạo thuận lợi cho việc tham gia bảo hiểm của mọi đối tượng.
+ Nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới được nghiên cứu đưa ra phục vụ khách hàng, trong đó có nghiệp vụ "Bảo hiểm Nhân thọ". Tuy BHNT mới với hơn 4 năm hoạt động, BHNT còn rất mới mẻ; Tuy nhiên Chính Phủ đã bắt đầu xem BHNT như là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tài chính, đặc biệt trong việc huy động nguồn tiền trong nước.Thực vậy, BHNT có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường Việt Nam, BHNT thể hiện sự quan tâm lo lắng của người chủ gia đình đối với người phụ thuộc hoặc của cha mẹ đối với con cái. Chính vì thế, BHNT sẽ là gánh vác, chia sẻ những khó khăn về tài chính với bạn và gia đình bạn.
Do BHNT là xu hướng phát triển tất yếu trong xã hội văn minh, do BHNT có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, nên em đã chọn đề tài: “BHNT ở Việt Nam và phương hướng triển khai”
Đây là vấn đề rất phức tạp cần được nghiên cứu, lý giải từ nhiều góc độ, nhiều cách tiếp cận khác nhau mới có thể đầy đủ.Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày những kiến thức mà mình đã được học.Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm nên chắc chắn bài viết còn rất nhiều thiếu sót .
Phần I MộT Số VấN Đề Lý LUậN Về BHNT
I. đặc điểm và tác dụng của BHNT
1. Khái niệm & đặc điểm:
a. khái niệm:
Về mặt pháp lý: BHNT là bản hợp đồng qua đó, để đổi lấy phí của người tham gia, nhà BH cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người được hưởng một khoản tiền ấn định ( số tiền BH hay trợ cấp) trong trường hợp người được BH chết hoặc còn sống đến một thời điểm được chỉ rõ trong hợp đồng.
Về mặt kỹ thuật: BHNT là nghiệp vụ chứa đựng các cam kết và sự thi hành các cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.
Như vậy BHNT là loại hình BH bảo đảm cho các rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của con người, BHNT có đối tượng tham gia rất rộng lớn, bao gồm mọi người ở các lứa tuổi khác nhau.
ở Việt Nam BHNT là loại hình BH chỉ liên quan đến các sự kiện xảy ra trong cuộc sống con người. Theo quy định của pháp luật, các bên khi tham gia vào lĩnh vực BHNT phải thông qua một văn bản là hợp đồng BHNT. Hợp đồng BHNT là sự cam kết giữa hai bên, theo đó bên nhận BH (CTBHNT) có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả cho bên được BH khi có các sự kiện BH xảy ra, còn bên được BH có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí BH như thoả thuận theo quy định của pháp luật.( là một dạng hợp đồng song vụ).
Trong hợp đồng BHNT quy đình rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
BHNT là một loại của BH con người, nó có đầy đủ đặc điểm của BH con người nói chung và nó cũng có các đặc điểm riêng biệt của BHNT.
b. đặc điểm của BHNT
BHNT có các đặc điểm cơ bản sau đây:
BHNT vừa mang tính chất tiết kiệm, vừa mang tính chất rủi ro. Đặc điểm này là sự khác biệt cơ bản giữa BHNT và BH phi nhân thọ. Nhân dân tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ người BH đảm bảo trả cho người tham gia BH hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Ta thấy, số tiền BH được chi trả khi hết hạn hợp đồng và khi khi người được BH sống đến một độ tuổi nhất định thì số tiền đó xem như một khoản tiết kiệm để đầu tư cho tương lai, còn khi người được BH không may gặp rủi ro trong thời hạn BH được ấn định, người được hưởng quyền lợi BH sẽ được nhận những khoản trợ cấp hay số tiền BH từ công ty BH. Tức là khi sự kiện BH xảy ra thì công ty BH phải có trách nhiệm chi trả số tiền BH, không căn cứ vào số phí đóng BH nhiều hay ít.
BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia BH. Với BH phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia gặp sự cố, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT lại đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau như: ổn định cuộc sống khi già yếu (bảo hiểm hưu trí); giúp cho gia đình một số tiền khi họ bị tử vong, là vật thế chấp để vay vốn ...
BHNT có các loại hợp đồng BHNT rất đa dạng và phức tạp. sự đa dạng và phức tạp này thể hiện ngay ở các sản phẩm của BHNT. Và mỗi sản phẩm BHNT cũng có các loài khác nhau, chẳng hạn hợp đồng BHNT hỗn hợp có các hợp đồng thời hạn 5 năm, 10 năm. Thời hạn trong hợp đồng khác nhau sẽ dẫn tới sự khác nhau về số tiền BH, phí BH, phương pháp đóng phí khác nhau ... Ngay trong một bản hợp đồng thì mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp.
Phí trong BHNT chịu tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố vì vậy quá trình định phí khá phức tạp. Trong quá trình định phí phải căn cứ vào nhiều yếu tố như:
chi phí khai thác và quản lý hợp đồng.
độ tuổi của người được BH
Tuổi thọ bình quân của con người.
Số tiền BH
Thời hạn tham gia.
Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền...
BHNT có sự ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.
Ngoài những điều kiện KT – XH, môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT
Tổng hợp các điều kiện KT – XH và pháp lý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của BHNT.
2. Tác dụng của BHNT:
Là một loại của BH con người, BHNT có đầy đủ tác dụng của BH con người nói chung như:
Góp phần ổn định cuộc sống cho các cá nhân và gia đình là chỗ dựa tinh thần cho người được BH.
Góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ gần gũi gắn bó giữa người lao động và người sư dụng lao động.
Thông qua việc thu phí hình thành quỹ BH, quỹ này được sử dụng chủ yếu vào mục đích bồi thường chi trả và dự phòng. Khi nhàn rỗi nó sẽ là nguồn vốn đầu tư hữu ích góp phần phát triển KT – XH.
Là công cụ hữu hiệu để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, thực hành tiết kiệm, chống lạm phát.
Góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như: giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng vốn đầu tư cho giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống tốt đẹp, tiết kiệm có kế hoạch...
BHNT là loại BH nhân đạo nhất, nó có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người. Nó cho phép chúng ta chuyển giao rủi ro của mình cho các công ty BHNT nếu ta sử dụng sản phẩm BHNT. BHNT không chỉ có tác dụng với người được BH và gia đình mà nó còn mang lại lợi ích cho người BH và cả xã hội.
a. Tác dụng đối với người được BH và gia đình họ:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người có rất nhiều mối lo, xã hội càng phát triển, tiến bộ đòi hỏi bản thân mỗi người phải có suy nghĩ, lo lắng và đặt kế hoạch làm việc, lao động cũng như học tập... để hoà nhập được với xã hội. Ngay cả lúc khoẻ mạnh nỗi lo về tài chính cho con cái vào đại học hay sinh cơ lập nghiệp, nỗi lo khi về hưu, hay chuẩn bị lập gia đình... luôn luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Rồi nỗi lo rủi ro bất ngờ ập đến, khoẻ mạnh đã đành, nữa là ốm đau, thương tật rồi chết, đã không kiếm được tiền còn bao nhiêu chi phí phát sinh. Không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của chính người đó, còn ảnh hưởng đến gia đình và những người phụ thuộc, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp (nếu đó là một trong những người chủ chốt).
Không ai muốn nghĩ đến cái chết nhưng không ai biết được nó sẽ đến với mình lúc nào. BHNT đã và đang được triển khai từ hàng trăm năm nay như là một phương thức đảm bảo đền bù phần thu nhập bị mất và các chi phí đến kỳ phải trả hay hậu quả của cái chết được giải quyết ngay lập tức, bằng tiền mặt và không phải chịu bất cứ loại thuế nào.
Khả năng của BHNT là làm việc này khi được cần đến nhất – lúc chết – nó cung cấp phần nào sự đảm bảo về tài chính cho hàng triệu con người trên thế giới được như ngày hôm nay.
Chi phí chôn cất và hậu sự.
Khi một người chết, một số khoản cần phải chi trả như vay thế chấp, vay cá nhân, nợ mua xe..., ngoài ra còn một số chi phí liên quan đến người chết như viện phí, chi phí khám chữa bệnh ngoài BHYT và các chi phí mai táng liên quan.
Riêng ở một số nước có một số loại thuế như thuế đánh vào tài sản thừa kế... Vì vậy, BHNT có thể cung cấp tiền mặt cần thiết để trả cho tất cả những chi phí này.
ở Việt Nam, tham gia BHNT giúp người dân có một khoản tiền để lo chi phí mai táng cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền bạc sau khi chết.
Sự bảo trợ những người phụ thuộc.
Những người phụ thuộc vẫn phải được ổn định cuộc sống, vẫn phải có chi phí gia đình để mua thức ăn, quần áo, các khoản chi khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. BHNT có thể cung cấp tiền để giúp các thành viên trong gia đình cho tới khi họ tìm được kế sinh nhai khác hoặc có thêm thu nhập.
Chi phí giáo dục
Một trong những mục tiêu hàng đầu của những bậc cha mẹ trên thế giới là có đủ khả năng tài chính để gửi con họ vào các trường đại học, vì học thức là cái vốn quý nhất mà cha mẹ có thể giành cho con. Những cái chết của bố hoặc mẹ đang làm việc có thể đồng nghĩa với việc giảm nguồn thu nhập của gia đình ảnh hưởng đến việc học của con cái họ. BHNT giúp đỡ để chắc chắn tích luỹ được khoản tiền đảm bảo sự học hành cho con cái. Cha mẹ có thể tham gia BH dài hạn hoặc BH hỗn hợp có thời hạn có lãi để đáp ứng tiền học phí cho con cái họ học đại học ngay cả khi họ còn sống.
Thu nhập khi về hưu.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách, chương trình để đảm bảo cho cá nhân có thu nhập khi về hưu. Mặc dù vậy, số thu nhập này thường không đủ đảm bảo cho một người hưu trí. Hợp đồng BHNT lâu dài đảm nhiệm hai vai trò. Thứ nhất là BH rủi ro cho người được BH trong suốt thời gian làm việc. Sau đó tiền tiết kiệm được tích luỹ có thể được sử dụng làm nguồn thu nhập khi về hưu.
b. Tác động tới doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
BHNT cá nhân đảm bảo trả một khoản tiền để công việc kinh doanh vẫn tiếp tục trong trường hợp tử vong của chủ doanh nghiệp, đối tác hoặc người chủ chốt.
Một doanh nghiệp cũng có thể dùng BHNT để đảm bảo một số chế độ đãi ngộ cho người làm công.
BHNT cũng đảm bảo sự tiếp tục kinh doanh cho doanh nghiệp nếu chủ doanh nghiệp hoặc những nhân vật chủ chốt của tổ chức này chết. Nếu người chủ doanh nghiệp chết, cổ phần của anh ta trong doanh nghiệp sẽ trở thành một phần tài sản. Tất cả tài sản bao gồm cả những tài sản từ hoạt động kinh doanh của anh ta chuyển thành tài sản thừa kế của anh ta và tài sản này phải được dùng để trả các khoản nợ, kể cả nợ kinh doanh. Nếu không đủ trả nợ, người thực hiện di chúc buộc phải bán doanh nghiệp với khoản lỗ lớn để có được số tiền cần thiết trả các khoản nợ. Tất nhiên, việc bản doanh nghiệp với bất cứ giá nào sẽ bị lỗ rất lớn so với giá trị thực tế trên thị trường. Chính vì vậy việc chuẩn bị từ trước một hợp đồng mua bán có thể giải quyết vấn đề rắc rối liên quan đến cái chết đột ngột của nhà kinh doanh. Một bên đồng ý bán toàn bộ tài sản và lợi nhuận trong kinh doanh cho đối tác đồng ý mua quyền lợi với giá đặc biệt. Nếu nhân viên ( hoặc thành viên trong gia đình ) không đủ tiền mua doanh nghiệp thì BHNT là cách phổ biến nhất để cung cấp vốn hoạt động này. Nhân viên sẽ mua hợp đồng BH nhân mạng của chủ sở hữu doanh nghiệp. Anh ta vừa là chủ hợp đồng vừa là người trả phí BH và là người hưởng quyền lợi BH. STBH đủ để người đó mua doanh nghiệp.
c. Tác dụng đối với xã hội:
Một trong những chính sách để thực hiện tốt kế hoạch tài chính của mỗi quốc gia là bắt đầu ngay trong từng gia đình, vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội.
BHNT là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thực hiện huy động tiết kiệm cá nhân. BHNT giúp cho bản thân mỗi người dân có ý thức tiết kiệm, có ý thức chăm lo đến tương lai. BHNT cũng tạo nguồn vốn đầu tư dài hạn trong nước. BHNT là cách thức huy động vốn đầu tư khá hiệu quả trong dân cư, không những thế mà các hợp đồng đầu BHNT lại là các hợp đồng dài hạn, điều đó đồng nghĩa với nguồn vốn đầu tư dài hạn trong nước.
Ngay từ khi ra đời, BHNT đã thu hút được một lực lượng lớn lao động trong xã hội, góp phần giải quyết phần nào được nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề bức thiết của xã hội ta hiện nay.
Sơ lược lịch sử phát triển của bhnt
Trên thế giới
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người thường gặp những rủi ro bất ngờ khó lường trước được. Chính vì vậy, BH ra đời để chia sẻ rủi ro với số đông và một vài người trong số họ gánh chịu. Có thể nói trên thế giới BHNT ra đời từ năm 1583, với hợp đồng đầu tiên được ký kết giữa người được BH là William Gybbon ở Luân Đôn – Anh Quốc. Tuy nhiên mãi cho đến năm 1759, công ty BHNT đầu tiên mới được thành lập ở Châu Mỹ nhưng chỉ bán BH cho các con chiên nhà thờ. Ba năm sau, BHNT được phát triển rộng rãi cho tất cả nhân dân do công ty BHNT đầu tiên của Anh thành lập năm 1762.
Từ đó đến nay, hàng loạt công ty BHNT ra đời, BHNT không chỉ xuất hiện ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ mà còn xuất hiện ở Châu á : Nhật năm 1881; Hàn Quốc năm 1905; Singapore năm 1908...;
Theo số liệu thống kê năm 1990 trong 100% phí BHNT trên thế giới thì:
Phí BHNT ở Châu Mỹ chiếm :34,8%
Phí BHNT ở Châu Âu chiếm :31,4%
Phí BHNT ở Châu á chiếm :33,8%
Trong đó năm thị trường BHNT lớn nhất thế giới là : Nhật, Mỹ, Anh, Pháp và Đức.
Biểu 1: Doanh thu phí BHNT một số nước năm 1994
STT
Nước
Phí BH( triệu USD)
Thị phần thị trường(%)
1
Nhật
477.016
42,55
2
Mỹ
241.419
22,42
3
Anh
74.786
6,67
4
Pháp
69.741
6,62
5
Đức
51.400
4,58
Biểu 2: Cơ cấu phí BHNT năm 1994
Khu vực
Phi nhân thọ(%)
Nhân thọ(%)
Châu á
25
75
Bắc mỹ
57
43
Châu âu
50
50
Nam mỹ
80
20
Châu phi
29
71
Các khu vực khác
60
40
Tổng thể
42
57
ở Việt Nam
Sự ra đời:
ở việt Nam trước năm 1975 đã có công ty Hưng Việt ( Miền Nam Việt Nam) đã triển khai loại hình bảo hiểm “BHNT” và hoạt động trong thời gian ngắn chỉ 1 – 2 năm. Đến năm 1987, Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã tổ chức nghiên cứu đề tài “BHNT và việc vận dụng vào Việt Nam” và đến năm 1990 Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ “Bảo hiểm sinh mạng cá nhân – một loại hình ngắn hạn của Bảo Hiểm nhân thọ”
Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 20/03/1996 Bộ Tài Chính đã ký Quyết định số 281/TC/TCNH, cho phép Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam triển khai 2 loại hình BHNT là:
BHNT có thời hạn 5 năm, 10 năm.
BHNT trẻ em ( an sinh giáo dục).
b. Sự phát triển
Với hơn 4 năm hoạt động, BHNT còn quá mới mẻ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ngay khi ra đời BHNT đã có những bước phát triển với tốc độ khá nhanh. Đến hết tháng 12 năm 1996 Công ty BHNT đã tập huấn và hướng dẫn triển khai với 1256 hợp đồng và số phí thu gần 1 tỷ VNĐ. Một năm sau, 31/12/1997 có 39/42 công ty từ Bình Thuận trở ra triển khai BHNT với số hợp đồng khai thác được là 25.937 hợp đồng, đưa tổng số hợp đồng đang có hiệu lực của công ty đang quản lý lên đến 35.558 hợp đồng với doanh thu gần 20 tỷ VNĐ.
Hiện nay, BHNT đang được đánh giá là phát triển nhất ở miền Bắc Việt Nam, và sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai vì doanh thu của nghiệp vụ này rất lớn. Định hướng phát triển đến năm 2010:
Doanh thu : 6.000 đến 10.000 tỷ VNĐ.
Tỷ trọng: 50% trên tổng phí BH toàn thị trường.
Các loại hình bhnt & nội dung cơ bản của hợp đồng bhnt
Các loại hình BHNT
BHNT đáp ứng rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia, có thể nói để đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu của người tham gia, người BH phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm BHNT, thực chất là đa dạng hoá các loại hợp đồng BHNT. Trong thực tế có 3 loại hình BHNT:
BH trong trường hợp tử vong
BH trong trường hợp sống
BHNT hỗn hợp.
1.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong:
Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm:
BH tử kỳ còn gọi là BH tạm thời( hay BH sinh mạng có thời hạn)
Được ký kết BH cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết xảy ra trong thời hạn hợp đồng thì người BH phải có trách nhiệm thanh toán số tiền BH cho người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định.
Ta thấy BH tử kỳ có đặc điểm:
Thời hạn xác BH định.
Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời.
Mức phí BH thấp vì không phải lập quỹ tiết kiệm cho người được BH.
BH tử kỳ được đa dạng hoá thành các loại hình sau đây:
BH tử kỳ cố định: Có mức thu phí BH và STBH cố định, không thay đổi trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
BH tử kỳ có thể tái tục: Có thể được tái tục vào ngày kết thúc hợp đồng và không yêu cầu có thêm bằng chứng nào về sức khoẻ của người được BH, nhưng có sự giới hạn về độ tuổi,( phí tăng lên tại lúc tái tục vì độ tuổi của người được BH tăng).
BH tử kỳ có thể chuyển đổi: Cho phép người được BH có sự lựa chọn chuyển đổi 1 phần hay toàn bộ hợp đồng thành 1 hợp đồng BHNT trọn đời hay BHNT hỗn hợp tại một thời điểm nào đó khi hợp đồng đang còn hiệu lực.
BH tử kỳ giảm dần: Đây là loại hình BH mà có 1 bộ phận của STBH giảm hàng năm theo một mức độ quy định. Bộ phận này giảm tới 0 vào cuối thời hạn của hợp đồng.
BH tử kỳ tăng dần: Phí BH sẽ tăng dần theo STBH và phải dựa trên tuổi tác của người được BH khi tái tục hợp đồng.
BH thu nhập gia đình.
BH thu nhập gia đình tăng dần.
BH tử kỳ có điều kiện: Điều kiện ở đây là việc thanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được BH bị chết đồng thời người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định trong hợp đồng phải còn sống.
BHNT trọn đời (BH trường sinh)
Loại hình BH này cam kết chi trả cho người thụ hưởng BH một số tiền BH đã được ấn định trước trên hợp đồng. Khi người được BH chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Phương châm của người BH ở đây là “BH đến khi chết”. Có một số trường hợp loại hình BH này còn đảm bảo chi trả cho người được BH ngay cả khi họ sống đến 100 tuổi.
Với loại hình BHNT tròn đời hiện nay thường có các loại hợp đồng sau:
BHNT trọn đời phi lợi nhuận: Loại này có mức phí và STBH cố định suốt cuộc đời. Vì vậy khi thanh toán STBH cho người thụ hưởng không có lợi nhuận được chia.
BHNT trọn đời có tham gia chia lợi nhuận: Tương tự như loại BH trên nhưng khi thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi họ được chia một phần lợi nhuận như đã thoả thuận trong hợp đồng.
BHNT trọn đời đóng phí liên tục: Loại này yêu cầu người được BH đóng phí liên tục cho tới khi chết.
BHNT trọn đời đóng phí một lần: Là loại hình BH mà người được BH chỉ đóng phí một lần khi ký hợp đồng, còn người BH phải đảm bảo chi trả bất cứ lúc nào khi cái chết của người được BH xuất hiện.
BHNT trọn đời quy định số lần đóng phí BH: Loại này không đòi hỏi người được BH phải đóng phí liên tục hay một lần, mà quy định rõ số năm đóng phí BH.
1.2. BH trong trường hợp sống( còn gọi là BH sinh kỳ)
Thực chất của loại hình BH này là người BH cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoản thời gian xác định hay trong suốt cuộc đời người tham gia BH. Nêu người được BH chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
Như vậy là các khoản trợ cấp định kỳ chỉ được bắt đầu thanh toán vào 1 ngày ấn định và chỉ được trả khi người được BH còn sống. Cũng có một số công ty BH còn áp dụng các điều khoản bổ sung để hoàn phí BH cho người thụ hưởng quyền lợi BH khi người được BH bị tử vong.
Loại hình BH này rất phù hợp với những người khi về hưu hay những người không được hưởng trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy tên gọi “BH tiền trợ cấp hưu trí”, “BH tiền hưu”, “Niên kim nhân thọ”... được các công ty BH vận dụng linh hoạt.
1.3. BHNT hỗn hợp.
Là BH cả trong trường hợp người được BH bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.
Vậy ta thấy BHNT hỗn hợp có các đặc điểm sau đây:
Số tiền BH được trả khi: Hết hạn hợp đồng hay người được BH bị tử vong trong thời hạn hợp đồng.
Thời hạn BH xác định.
Phí BH thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn BH.
Có thể chia lãi thông qua đầu tư phí BH và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
Khi triển khai BHNT hỗn hợp các công ty BH có thể đa dạng hoá sản phẩm này bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận, có lợi nhuận và các hợp đồng khác tuỳ theo tình hình thực tế.
1.4. Các điều khoản bổ sung
Khi triển khai các loại hình BHNT, nhà BH còn nghiên cứu đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân. Thông thường có các điều khoản bổ sung sau đây hay được vận dụng.
Điều khoản bổ sung BH nằm viện và phẫu thuật: Nhà BH cam kết trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được BH khi họ bị ốm đau, thương tích.
Nếu như người đó tự gây ra thương tích, tự tử, mang thai và sinh nở... thì không được hưởng quyền lợi BH.
Điều khoản bổ sung BH tai nạn: Nhằm trợ giúp chi phí trong điều trị thương tật từ đó bù đắp sự mất mát hay giảm thu nhập do bị chết hay bị thương tích cho người được BH. Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma tuý...sẽ không được hưởng quyền lợi BH.
Điều khoản bổ sung BH sức khoẻ: Thực chất của điều khoản này là nhà BH sẽ cam kết thanh toán khi người được BH mắc các chứng bệnh hiểm nghèo như:
Đau tim.
Ung thư.
Suy gan.
Suy hô hấp.
Ngoài ra còn có các điều khoản bổ sung khác như: hoàn phí BH, miễn thanh toán phí khi bị tai nạn, thương tật... nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút người tham gia.
Nội dung cơ bản của hợp đồng BHNT.
Khái niệm: Hợp đồng BHNT là sự cam kết giữa hai bên theo đó bên nhận BH ( công ty BH) có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả cho bên được BH khi có các sự kiện BH xảy ra còn bên được BH có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí BH như đã thoả thuận theo quy định của pháp luật.
Đây là 1 hợp đồng dân sự song vụ, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Bên nhận BH chính là các công ty BHNT. Khi cam kết nhận BH, trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty là chi trả STBH khi có sự kiện BH xảy ra với người được BH đã thoả thuận trong hợp đồng. Sự kiện BH trong BHNT thường bao gồm:
Tử vong.
Sống đến một độ tuổi nhất định.
Thương tật.
Hết hạn hợp đồng.
Bên nhận BH không được huỷ bỏ hay thay đổi các điều khoản trong hợp đồng và cũng không được khiếu nại đòi phí BH.
Bên được BH trong hợp đồng BHNT có thể là ba người sau:
Người được BH là người mà sinh mạng và cuộc sống của họ được BH theo các điều kiện của hợp đồng. Người được bảo hiểm có thể là người đã trưởng thành hoặc chưa đủ tuổi thành niên phải thông qua người đại diện hợp pháp đứng và ký hợp đồng.
Người tham gia BH là người đứng ra yêu cầu BH, thoả thuận và ký kết hợp đồng. Người tham gia BH bắt buộc phải là người có năng lực pháp lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Người tham gia BH là người chịu trách nhiệm nộp phí và có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng BH. Người tham gia BH có thể là người được BH và cũng có thể không phải là người được BH. Ta thấy người tham gia BH và người được BH là hai người khác nhau chỉ khi người được BH chưa đủ tuổi thành niên hoặc trong các hợp đồng BH theo nhóm.
Người được hưởng quyền lợi BH là người được nhận STBH hoặc các khoản trợ cấp do công ty BH thanh toán như đã nêu trong hợp đồng. Đây là người do người tham gia BH chỉ định.
Nếu việc chỉ định không rõ ràng, STBH được giải quyết theo luật thừa kế. Người được hưởng quyền lợi BH thường là người được BH, chỉ là người khác khi người được BH chết.
Xác định rõ người được hưởng quyền lợi BH là vấn đề hết sức quan trọng để tránh được những tranh chấp, khiếu nại.
Hợp đồng BHNT rất đa dạng do các công ty BH thực hiện đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu phong phú của người tham gia.
Đối tượng BHNT là tất cả những người từ 1 tuổi ( tròn 12 tháng tuổi) đến tròn 60 tuổi. Người tham gia BH có thể tham gia bất kỳ một loại hình BH nào theo yêu cầu và nguyện vọng của mình.
Khi tham gia BH người tham gia phải viết giấy yêu cầu BH. Giấy yêu cầu BH là 1 bộ phận của hợp đồng BH. Trong giấy này người tham gia BH phải kê khai đầy đủ:
Tên tuổi.
Giới tính.
Chỗ ở.
Tình trạng sức khoẻ...
Căn cứ vào giấy yêu cầu BH công ty BH quyết định có nhận BH hay không. Giấy này phải được lưu trong hồ sơ mỗi hợp đồng BH.
Các quy định trong hợp đồng BH có nhiều điểm khác nhau ở mỗi nước.
Hợp đồng BHNT có thể thay đổi theo yêu cầu của người tham gia BH. Ví dụ: BH tử kỳ cố định có thể chuyển thành 1 hợp đồng BHNT trường sinh;... Tuy nhiên cần thấy rằng sự chuyển đổi này không nhằm mục đích trục lợi BH.
Người tham gia rất quan tâm đến khía cạnh sau khi tham gia BHNT vì những lý do nào đó mà không còn khả năng đóng phí tiếp tục và huỷ hợp đồng thì có được hưởng quyền lợi gì không? Câu hỏi này được trả lời: họ sẽ nhận lại được 1 số tiền nào đó gọi là giá trị hoàn lại ( hay giá trị giải ước ) nhưng với điều kiện:
Trong hợp đồng hay đơn BH đã có sự chỉ rõ về giá trị giải ước từng năm 1 cách đầy đủ.
Trong hợp đồng đã có một phần dự phòng phí đủ lớn do công ty BH tính toán.
Tuy nhiên trong một số loại hợp đồng BHNT như: hợp đồng tử vong có kỳ hạn xác định, hợp đồng có STBH trả sau... việc hoàn phí không được thực hiện.
Hợp đồng BHNT là hợp đồng dài hạn vì vậy chủ yếu được ký kết với từng cá nhân. Việc ký kết theo nhóm rất ít và nếu có thì chủ yếu là loại hình BH tử vong có kỳ hạn xác định.
Trên đây là các nội dung cơ bản của hợp đồng BHNT nhưng để hợp đồng BHNT đi vào thực tế thì các bên phải tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi tham gia ký kết hợp đồng các bên phải chú ý các quy định sau đây:
Hiệu lực của hợp đồng: Thường được tính từ ngày nộp phí BH đầu tiên. Ngày nộp phí BH đầu tiên phải được ghi chép thống nhất và chính xác trong cả hoá đơn thu phí và cả giấy yêu cầu BH... Hợp đồng buộc phải được ký kết giữa những người có đủ năng lực pháp lý.
Tuổi của người được BH hay người tham gia BH căn cứ vào tuổi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, hộ chiếu hay hồ sơ hộ khẩu. Căn cứ vào ngày sinh trong các loại giấy tờ này để tính độ tuổi được nhận BH. Thông thường các công ty BH vận dụng 2 cách tính tuổi :
Tính tuổi theo ngày sinh nhật ngay sau ngày bắt đầu được nhận BH.
Tính tuổi sát với ngày sinh nhật.
Luật và những văn bản dưới luật về BH thường quy định loại trừ những trường hợp sau đây trong trường hợp tử vong, công ty BHNT không chịu trách nhiệm chi trả
Người được BH tự tử.
Người được BH bị kết ản tử hình.
Người được thụ hưởng quyền lợi BH cố ý gây ra tử vong cho người được BH.
Chiến tranh, nội chiến gây ra cái chết cho người được BH ( rủi ro này thường có những thoả thuận riêng).
Số tiền BH giảm đi: khi hợp đồng có hiệu lực trong 1 thời gian nào đó ( có thể là 1 năm hay 2 năm trở lên) người tham gia BH có thể duy trì hợp đồng miễn phí với số tiền BH giảm đi.
Những quy định về nộp phí BH: Trong BHNT, phí BH có thể nộp theo tháng, quý, năm hoặc đóng 1 lần. Việc đa dạng hoá thời hạn nộp phí đã tạo điều kiện cho người tham gia BHNT có kế hoạch sử dụng ngân sách gia đình hợp lý. Ngày định kỳ thu phí được các đại lý ký thoả thuận với người tham gia.
Thủ tục trả tiền BH: Khi có các sự kiện xảy ra như quy định trong hợp đồng, người được hưởng quyền lợi BH phải thông báo cho công ty BH biết về tình trạng người được BH, địa chỉ và những thông tin cần thiết khác, sau đó hoàn tất hồ sơ khiếu nại và nộp cho công ty hoặc người đại diện của công ty.
Sau một thời gian quy định, công ty BHNT sẽ trả tiền BH và tiền lãi, tiền thưởng (nếu có) cho người được hưởng quyền lợi BH.
Phần II Thực trạng triển khai và phương hướng
phát triển BHNT ở việt nam
Thực trạng triển khai bhnt ở việt nam
Xuất phát từ quan điểm đạo phật: Con người là vốn quý nhất nên BH con người xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm. Ngay dưới thời Pháp thuộc đã có vài chế độ BHXH đối với công nhân: năm 1918 thực hiện chế độ đối với công nhân tàn tật; năm 1920 thực hiện BH ốm đau... ở miền Bắc những người làm việc cho Pháp đã được BH và một số giai đoạn đã được hưởng quyền lợi của hợp đồng BHNT - các hợp đồng này đều do công ty bh của Pháp trực tiếp thực hiện.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Tổng công ty BH Việt Nam – Bảo Việt ( tiền thân là công ty BH Việt Nam ) ra đời ngày17/12/1964 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/195. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Bảo Việt tăng cường mở rộng các nghiệp vụ BH cũng như ngày càng đa dạng hoá các nghiệp vụ của mình đặc biệt là nghiệp vụ BH con người.
Năm 1996, Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai dịch vụ BHNT tại Việt Nam với sự hình thành công ty BHNT ( tên gọi là BHNT Hà Nội).
Ngay từ năm 1987, Bảo Việt đã có đề tài “BHNT và việc vận dụng vào Việt Nam”. Trong đề tài này nhóm nghiên cứu đã tổng hợp những lý thuyết cơ bản mà ngành BHNT trên thế giới đã áp dụng đồng thời phân tích những điều kiện triển khai BHNT vào điều kiện KT – XH VN những năm cuối thập kỷ 80. Việc triển khai BHNT lúc đó là chưa phù hợp vì điều kiện kinh tế xã hội của nước ta lúc đó có:
Tỷ lệ lạm phát cao, không ổn định.
Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp.
Chưa có môi trường để cho công ty BH hoạt động.
Chưa có môi trường pháp lý trong lĩnh vực BHNT...
Bước sang thập kỷ 90, trong cơ chế thị trường đa dạng hoá các loại hinh kinh doanh BH phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là một đòi hỏi thiết thực. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, góp phần khai thác mọi tiềm năng trong nước phục vụ đầu tư phát triển, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 1991 – 2000 của đất nước. Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ nét, nền kinh tế phát triển tương đối ổn định. Đó là điều kiện quan trọng có thể triển khai nghiệp vụ BHNT, thêm vào đó môi trường đầu tư của nước ta đã có nhiều thuận lợi, dân số nước ta lại đông ( khoảng 80 triệu người ).
Chính từ các điều kiện khách quan như thế BHNT đã chính thức được triển khai sâu rộng trong cả nước với việc ra đời của công ty BHNT trực thuộc Bảo Việt, tiếp đến là các công ty BHNT nước ngoài như:
Công ty BHTNNN Chinfon – Manulife (6/1999)
Công ty TNNN - BHNT Prudential (10/99)
Liên doanh BHNT giữa Bảo Minh và Jardine CMG(3/2000)
Công ty BH quốc tế AIA (8/2000)
Như vậy cùng với sự giao lưu và phát triển kinh tế với các nước trên thế giới đã góp phần làm cho thị trường BHNT ở Việt Nam trở nên sôi động, tạo sức cạnh tranh lớn giữa các sản phẩm._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0129.doc