Bảo hiểm kết hợp con người - Thực trạng & Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ tại P. bảo hiểm KV6 - Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội

lời nói đầu Khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao thì những rủi ro mà con người có nguy cơ gặp phải cũng ngày càng có xu hướng gia tăng. Đứng trước thực tế đó, con người cần có những biện pháp nhằm bảo vệ sự an toàn của chính bản thân mình và của cả cộng đồng. Nhiều biện pháp đã được áp dụng song hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm với các loại hình như BHXH, BHYT. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm các loại hình này còn bộc lộ nhiều hạn chế về phạm vi, đối tượng. Bảo hiểm c

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm kết hợp con người - Thực trạng & Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ tại P. bảo hiểm KV6 - Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on người trong bảo hiểm thương mại ra đời đã phần nào khắc phục được những khiếm khuyết đó, đáp ứng nhu cầu đông đảo của người dân. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến bảo hiểm con người phi nhân thọ. Nhận thức rõ vấn đề trên, các Công ty bảo hiểm đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm bảo hiểm con người với các đặc điểm khác nhau. Trong số các Công ty đó, Bảo Minh cũng đã tiến hành triển khai và hoàn thiện nhiều nghiệp vụ bảo hiểm con người nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo thế cạnh tranh trên thị trường góp phần vào mục đích nhân văn cao cả. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự khuyến khích của các cô chú cán bộ trong phòng bảo hiểm khu vực 6 - Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội, trong thời gian thực tập tại đây, em đã lựa chọn đề tài : “Bảo hiểm kết hợp con người - thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ tại phòng bảo hiểm khu vực 6 - Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Với phạm vi của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu như sau: Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người . Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại văn phòng khu vực 6 - Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội. Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm khu vực 6 - Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội. Mặc dù có nhiều cố gắng, song do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cô chú cán bộ trong phòng bảo hiểm khu vực 6 để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. chương I: tổng quan về bảo hiểm con người và bảo hiểm kết hợp con người I. Khái quát chung về bảo hiểm con người. 1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm con người. 1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm con người. Tại mỗi quốc gia, trong mỗi thời kì, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Song trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống hàng ngày, những nguy cơ rủi ro bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ thuật hay do môi trường xã hội như: ốm đau, bệnh tật, tử vong… vẫn luôn tồn tại và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người. Mặc dù con người đã có nhiều biện pháp phòng tránh rủi ro (phòng bệnh, chữa bệnh, tiết kiệm, đi vay, đùm bọc tương trợ) nhưng rủi ro vẫn cứ xảy ra, và bảo hiểm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục hậu quả rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống của con người . BHXH, BHYT thực chất cũng là bảo hiểm con người và đã xuất hiện từ lâu, song phạm vi đảm bảo cho các rủi ro vẫn còn hạn hẹp. Con người vẫn luôn quan tâm đến những vấn đề khác nảy sinh trong cuộc sống, chẳng hạn như: - Việc mất hoặc giảm thu nhập của người trụ cột trong gia đình ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái và người thân. Vấn đề lại càng tồi tệ hơn khi vẫn phải chi tiêu hàng ngày trong lúc nguồn thu khác không có. Có lẽ không một người trụ cột trong gia đình nào lại muốn những người đang sống nhờ vào thu nhập của họ phải chịu những khó khăn về tài chính hoặc bị khánh kiệt khi họ gặp phải rủi ro (tử vong, mất khả năng lao động) nhất là khi con cái chưa đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để chuẩn bị cho tương lai, cho việc giáo dục con cái, chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời là một biện pháp hết sức thiết thực và có ý nghĩa. - Bên cạnh đó, việc lo cho tuổi già hoặc khi về hưu đang là vấn đề được xã hội quan tâm lo lắng và coi trọng. Một số người khi hết tuổi lao động có thu nhập từ lương hưu, nhưng thực tế khó có thể đáp ứng đủ các yêu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Ngoài ra, phần lớn người già không có lương hưu phải sống nhờ vào con cái hay vẫn phải lao động vất vả để kiếm sống đang là vấn đề xã hội bức xúc. Đặc biệt tuổi thọ càng cao thì nguồn dự trữ tài chính lại dần bị cạn kiệt. Vấn đề là phải tạo ra công cụ để mọi người có thể đều đặn dành ra từ thu nhập và tiết kiệm chi tiêu hiện tại của mình những khoản tiền nhỏ mà vẫn đủ để đảm bảo cuộc sống khi về già. - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài BHXH và BHYT, các dịch vụ bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội . Bảo hiểm con người là một trong ba loại hình của BHTM, là hình thức bổ sung cho BHXH, BHYT, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia. Bảo hiểm con người phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các bên thông qua hợp đồng bảo hiểm. So với BHXH, bảo hiểm con người trong BHTM có đối tượng tham gia rộng hơn, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí bảo hiểm mà người tham gia đóng góp, số tiền chi trả căn cứ vào sự thoả thuận và cam kết trong hợp đồng. Hình thức bảo hiểm chủ yếu ở đây là tự nguyện. Điểm khác nhau rõ nhất là phí bảo hiểm con người trong BHXH được xác định căn cứ vào tiền lương của người lao động do nhà nước quy định, còn trong BHTM phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc tính toán mức phí hết sức phức tạp. Ngoài ra, sự khác nhau còn được thể hiện ở cơ sở pháp lý của sự cam kết, cơ quan tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hai hệ thống bảo hiểm này không tạo ra sự đối lập, mâu thuẫn, mà trái lại chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Các nghiệp vụ bảo hiểm con người trong BHTM có thể thay thế BHXH trong những trường hợp, những khu vực của nền kinh tế, những nơi mà BHXH chưa được thực hiện hoặc có nhưng không đủ bù đắp phần thu nhập bị giảm sút của người lao động. Mặc dù người lao động làm công ăn lương được hưởng trợ cấp BHXH, nhưng đôi khi có những rủi ro, những nhu cầu nằm ngoài phạm vi BHXH, hoặc các khoản trợ cấp BHXH không đáp ứng được những nhu cầu khắc phục hậu quả rủi ro. Phần chênh lệch và thiếu hụt về mặt tài chính sẽ được BHTM bù đắp. Như vậy, các nghiệp vụ bảo hiểm con người trong BHTM sẽ có vai trò hết sức quan trọng giúp mọi người chống lại những bấp bênh của cuộc sống trong sự đa dạng và phức tạp của rủi ro. 1.2. Tác dụng của bảo hiểm con người. Cũng như các loại hình bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người trong BHTM ra đời có những tác dụng chủ yếu sau: * Đối với mỗi cá nhân: Bảo hiểm con người góp phần ổn định cuộc sống cho các cá nhân và gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho người được bảo hiểm. Mặc dù trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển cao, nhưng rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra và thực tế đã chứng minh rằng nhiều cá nhân và gia đình trở nên túng quẫn khi có một thành viên trong gia đình, đặc biệt thành viên đó lại là người trụ cột bị chết, hoặc bị thương tật vĩnh viễn. Khi đó gia đình phải chi phí mai táng, chôn cất, chi phí nằm viện, thuốc men, chi phí phẫu thuật và bù đắp những khoản thu thường xuyên bị mất đi. Khó khăn hơn là một loạt các nghĩa vụ và trách nhiệm mà người chết chưa kịp hoàn thành như: trả nợ, phụng dưỡng bố mẹ già, nuôi dạy con cái. Dù rằng hệ hống bảo trợ xã hội và các tổ chức xã hội có thể trợ cấp khó khăn, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời trước mắt chưa đảm bảo được lâu dài về mặt tài chính. Tham gia bảo hiểm con người sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn đó. * Đối với mỗi doanh nghiệp: Bảo hiểm con người trong BHTM ra đời góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tùy theo đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, các chủ doanh nghiệp thường mua bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn cho người làm công và những người chủ chốt trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống và tạo ra sự lôi cuốn, gắn bó ngay cả trong những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn, tránh cho doanh nghiệp sự bất ổn về tài chính khi mất người làm công chủ chốt. Nếu doanh nghiệp bị mất họ thì khả năng thu lợi sẽ giảm và công cụ điều hành sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, mua Bảo hiểm cho họ, có thể đảm bảo cho doanh nghiệp tránh khỏi sự thua thiệt về tài chính vì những tai nạn rủi ro gây nên mà vẫn có được những chi phí bù đắp thay thế. * Đối với nền kinh tế và xã hội: - Thông qua dịch vụ bảo hiểm con người, một dịch vụ có đối tượng tham gia rất đông đảo, các nhà bảo hiểm thu được phí để hình thành quỹ bảo hiểm, quỹ này được sử dụng rất đông đảo, quỹ nà được sử dụng chủ yếu vào mục đích bồi thường, chi trả và dự phòng. Khi nhàn rỗi nó là nguồn vốn đầu tư hữu ích góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. - Bảo hiểm con người còn là một công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội để thực hành tiết kiệm, góp phần chống lạm phát. - Bảo hiểm con người còn góp phần giải quyết một số vấn đề về mặt xã hội như: tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống đẹp, tiết kiệm có kế hoạch. 2. Đặc điểm chung của nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ. * Các loại hình bảo hiểm con người. Căn cứ vào tính chất rủi ro, bảo hiểm con người được chia thành 2 loại: s Bảo hiểm nhân thọ. s Bảo hiểm con người phi nhân thọ. Đây là cách phân loại chủ yếu nhất mà nước nào cũng thực hiện. Trong đó bảo hiểm nhân thọ còn được đa dạng hoá theo các loại sản phẩm khác nhau. Còn bảo hiểm con người phi nhân thọ cũng được chia thành các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Hiện nay trên thế giới người ta thường chia bảo hiểm con người phi nhân thọ theo các nghiệp vụ sau: s Bảo hiểm sinh mạng cá nhân. s Bảo hiểm tai nạn con người 24/24. s Bảo hiểm tai nạn hành khách. s Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật. s Bảo hiểm khách du lịch. s Bảo hiểm trẻ em (học sinh, sinh viên). s Bảo hiểm cưới hỏi… * Bảo hiểm con người phi nhân thọ là một trong các loại hình bảo hiểm con người và nó có những đặc điểm chủ yếu sau: Hậu quả của những rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro bảo hiểm ở đây là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, thai sản liên quan đến thân thể và sức khoẻ của con người. Những rủi ro ở đây khác với 2 sự kiện “sống” và “chết” trong bảo hiểm nhân thọ và vì thế tính chất rủi ro được bộc lộ rõ còn tính chất tiết kiệm không được thể hiện. So với bảo hiểm nhân thọ, thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ ngắn hơn và thường là 1 năm như: bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn con người 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật… Thậm chí có nghiệp vụ, thời hạn bảo hiểm chỉ trong vòng vài ngày, vài giờ đồng hồ như: bảo hiểm tai nạn hành khách. Do đó, phí bảo hiểm thường được nộp 1 lần khi kí kết hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm thường được quy định trong một khoảng tuổi nào đó, các Công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những người có độ tuổi quá thấp hoặc quá cao. Bởi vì ở độ tuổi quá thấp hoặc quá cao tình trạng rủi ro diễn biến phức tạp, xác suất rủi ro cao, việc kiểm soát và quản lý rủi ro rất khó thực hiện. Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ thường được triển khai kết hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong cùng một hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn: Bảo hiểm tai nạn được lồng ghép trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe được triển khai kết hợp với bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất thân xe trong hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới. Việc triển khai kết hợp này sẽ làm cho chi phí khai thác, chi phí quản lý của Công ty bảo hiểm giảm đi, từ đó có điều kiện giảm phí bảo hiểm. ở hầu hết các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành bảo hiểm, bảo hiểm con người phi nhân thọ được triển khai sớm hơn bảo hiểm nhân thọ. Họ vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm, đến khi điều kiện kinh tế- xã hội đã chín muồi mới tổ chức triển khai bảo hiểm nhân thọ. Chính vì vậy, bảo hiểm con người phi nhân thọ được coi là loại hình bổ sung hữu hiệu nhất cho các loại BHXH, BHYT. ở Việt Nam, hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ đều ra đời trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thậo kỷ 90, mãi đến năm 1996 mới tổ chức triển khai bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm con người phi nhân thọ chỉ thuần tuý mang tính chất rủi ro. Có nghĩa là trong thời hạn bảo hiểm, rủi ro xảy ra, gây thiệt hại đối tượng bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm mới phải bồi thường và chi trả. Còn rủi ro không xảy ra trong thời hạn bảo hiểm thì hết hạn hợp đồng bảo hiểm người bảo hiểm không phải chi trả gì cả. II. Bảo hiểm kết hợp con người . 1. Tiền đề của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người. Bảo hiểm kết hợp con người ra đời dựa trên 3 loại hình: Bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn con người 24/24, và bảo hiểm trợ cấp nằm viện- phẫu thuật nhằm mở rộng phạm vi và phát huy tối đa mục đích của 3 nghiệp vụ bảo hiểm trên. 1.1 Bảo hiểm sinh mạng cá nhân. Bảo hiểm sinh mạng cá nhân là một trong các hoạt động của BHTM, bảo hiểm sinh mạng cá nhân bảo hiểm cho trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân: ốm đau, bệnh tật, tai nạn (trừ những trường hợp có bệnh trước khi mua bảo hiểm). Nghiệp vụ này ra đời thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với những người lao động. 1.1.1. Mục đích: - Bảo hiểm sinh mạng cá nhân góp phần ổn định cuộc sống cho người được bảo hiểm và gia đình họ khi không may người được bảo hiểm bị chết do ốm đau, bệnh tật, đặc biệt họ là người có thu nhập chính trong gia đình. - Ngoài ra nó còn bổ sung hỗ trợ cho BHXH (chế độ tử tuất). 1.1.2. Đối tượng, phạm vi Bảo hiểm. * Đối tượng Bảo hiểm : - Các Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho mọi công dân Việt Nam. - Các Công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho các đối tượng bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên, những người bị bệnh tâm thần, phong, ung thư… * Phạm vi Bảo hiểm: - Các Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thừa kế hợp pháp khi người được Bảo hiểm bị chết do mọi nguyên nhân (ốm đau, bệnh tật, tai nạn). - Các Công ty bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm bị chết do: + Hành động cố ý gây chết người. + Bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng các chất kích thích. + Bị mắc bệnh trước ngày hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. + Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế. + Bị mắc các bệnh ung thư, giang mai, lậu, nhiễm virut HIV. + Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm. + Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật. + Động đất, chiến tranh… 1.1.3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. Người tham gia có thể lựa chọn số tiền bảo hiểm khác nhau, ở Việt Nam số tiền bảo hiểm thường được các Công ty bảo hiểm đưa ra từ 1.000.000đ đến 20.000.000đ để người tham gia bảo hiểm lựa chọn. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên độ tuổi và ngành nghề, lĩnh vực công tác của người tham gia bảo hiểm. Các Công ty bảo hiểm thường chia thành 2 mức tỷ lệ phí bảo hiểm: tỷ lệ phí bảo hiểm đối với người từ 18 - 65 tuổi và tỷ lệ phí đối với người trên 65 tuổi. Tỷ lệ phí đối với người trên 65 tuổi thường cao hơn vì ở độ tuổi này xác suất rủi ro cao hơn độ tuổi 18 - 65. Ví dụ: Tuổi người được bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm /năm 18 - 40 0.34% 41 - 60 1.30% 61 - 65 3.85% 66 - 75 6.82% 76 - 80 9.82% 81 - 85 14.04% Trên 85 22.93% 1.2 Bảo hiểm tai nạn con người 24/24. Cùng với bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn con người 24/24 là nghiệp vụ BHTM mà ở đây nhà bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) khi người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Đổi lại người được bảo hiểm (hay người tham gia bảo hiểm) phải nộp phí bảo hiểm khi họ ký kết hợp đồng. 1.2.1. Mục đích: - Nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người được bảo hiểm và gia đình họ. Đặc biệt đối với những người được bảo hiểm bị tai nạn mà trước đó họ chưa được tham gia loại hình bảo hiểm nào hoặc đã tham gia nhưng được chi trả trợ cấp thấp. - Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động làm việc trong những ngành nghề thường xảy ra tai nạn được bảo hiểm như: các ngành cơ khí, khai thác, xây dựng… 1.2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. * Đối tượng bảo hiểm: s Thường bao gồm tất cả những người từ 18 tuổi đến 60 tuổi. s Trường hợp loại trừ: Những người bị bệnh thần kinh, tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nhất định (ví dụ: 50% trở lên). * Phạm vi bảo hiểm: s Bị tai nạn gây chết người hoặc thương tật, kể cả những trường hợp người được bảo hiểm tham gia cứu người, cứu tài sản của nhà nước và của nhân dân hoặc tham gia chống các hoạt động phạm pháp. s Tuy nhiên người được bảo hiểm bi tai nạn do các nguyên nhân sau không thuộc phạm vi bảo hiểm: + Người được bảo hiểm bị tai nạn do vi phạm pháp luật. + Hành động cố ý gây tai nạn, tử vong. + Bị ảnh hưởng của bia, rượu, ma tuý, các chất kích thích khác. + Bị ngộ độc thức ăn. + Sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sỹ. + Bị trúng gió. + Do động đất, chiến tranh... 1.2.3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ này thường được quy định ở các mức khác nhau để người tham gia dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với khả năng của chính mình. Phí bảo hiểm thường đóng một lần khi ký kết hợp đồng. Phí bảo hiểm phụ thuộc khá nhiều yếu tố, như: số tiền bảo hiểm, xác suất thống kê số vụ tai nạn, số bị chết và số người bị thương tật, ngành nghề và lĩnh vực công tác, chi phí quản lý… Căn cứ vào tài liệu thống kê này, các Công ty lập thành một biểu tỷ lệ phí tương ứng cho từng ngành nghề, từng hạn mức trách nhiệm bảo hiểm… Ví dụ: Số tiền bảo hiểm Triệu đồng 1 - 20 21 - 50 51 - 70 71-100 Tỷ lệ phí % 0.28 0.42 0.56 0.75 1.3 Bảo hiểm trợ cấp nằm viện- phẫu thuật. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm con người, bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật có mức phí phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm và tuổi của người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể điều trị tại bất cứ bệnh viện nào. Thực chất đây là loại hình bảo hiểm sức khoẻ. 1.3.1. Mục đích: - Giúp mọi người khắc phục khó khăn khi không may họ bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật. - Góp phần bổ sung cho các loại hình BHXH, BHYT. 1.3.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. * Đối tượng bảo hiểm: s Người được bảo hiểm thường bao gồm tất cả những người từ 1 tuổi đến 65 tuổi. s Trường hợp loại trừ: + Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong ung thư, sida. + Những người bị tàn phế hoặc bị thương tật vĩnh viễn. + Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật. Khi tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm yêu cầu phải làm rõ các vấn đề liên quan đến bệnh tật, thương tật, tiểu sử gia đình của người được bảo hiểm (chẳng hạn: có bị bệnh bẩm sinh không? có mắc các chứng bệnh hiểm nghèo không?...). Nếu người được bảo hiểm không trung thực, nhà bảo hiểm có thể khước từ bảo hiểm hoặc huỷ bỏ hợp đồng. * Phạm vi bảo hiểm: s ốm đau, bệnh tật, thương tật, thai sản phải nằm viện hoặc phẫu thuật, chết trong quá trình nằm viện - phẫu thuật. s Tuy nhiên, có một số trường hợp sau không thuộc phạm vi bảo hiểm: + Điều dưỡng, an dưỡng. + Nằm viện kiểm tra sức khoẻ hoặc giám định y khoa mà không liên quan đến điều trị bệnh tật thương tật. + Điều trị những bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp. + Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, răng giả. + Kế hoạch hoá gia đình. + Say rượu, sử dụng ma tuý. + Chiến tranh… Phạm vi bảo hiểm thường được quy định rất cụ thể, tuỳ điều kiện thực tế mà mỗi nước, mỗi Công ty bảo hiểm vận dụng khác nhau. 1.3.3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được các Công ty bảo hiểm ấn định ở nhiều mức khác nhau, giúp người tham gia dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên, sau khi triển khai được một số năm, họ sẽ xác định được số tiền bảo hiểm phổ cập phù hợp với nhu cầu của đại đa số dân chúng. Phí bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, số tiền bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, tình trạng sức khoẻ và phạm vi bảo hiểm… 2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm kết hợp con người . Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm con người có đối tượng và phạm vi bảo hiểm khác nhau. Với mỗi cá nhân, khả năng xảy ra các loại rủi ro là có thể, do vậy nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm cho mọi sự cố rủi ro thì có thể tham gia đồng thời cả ba đơn bảo hiểm (bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn con người 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật). Việc tham gia này sẽ giúp khách hàng có thể yên tâm hơn rất nhiều. Đồng thời, các Công ty bảo hiểm cũng luôn hoan nghênh và sẵn sàng giảm phí trong những trường hợp đó. Tuy nhiên, việc tham gia đồng thời cả ba đơn bảo hiểm con người trên thường dẫn đến một số hạn chế nhất định trong việc tiến hành quản lý hồ sơ tài liệu, có sự trùng lặp không cần thiết về phạm vi và quyền lợi bảo hiểm, có thể dẫn đến ý đồ trục lợi của khách hàng. Cụ thể: khi tham gia ba nghiệp vụ riêng thì đòi hỏi mỗi khách hàng cần cá ba bộ hồ sơ khách nhau, nếu thử làm phép nhân đơn giản với số lượng người tham gia (mà nguyên tắc bảo hiểm phải đảm bảo quy luật số đông bù số ít) thì chi phí cho việc quản lý kinh doanh của các Công ty trội lên rất nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả kinh doanh, đồng thời dễ dẫn đến việc nhầm lẫn về phạm vi và quyền lợi bảo hiểm, gây tâm lý không thoải mái cho người tham gia. Hơn nữa, khi tham gia đồng thời các nghiệp vụ riêng lẻ thì nội dung của các quy tắc có điểm trùng lặp, gây khó khăn cho việc triển khai, khi có sự cố bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm bảo hiểm của nhiều hợp đồng xảy ra thì việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường là độc lập nhau. Từ những khó khăn trên, các Công ty bảo hiểm đã nghiên cứu nảy sinh ý tưởng và lập ra kế hoạch kết hợp ba nghiệp vụ bảo hiểm trên lại để cho ra đời một nghiệp vụ mới mang tính chất khoa học và tính khả thi hơn đó là Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người. Từ khi được triển khai đến nay nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người đã chứng tỏ được vai trò của mình đối với người tham gia và đối với Công ty bảo hiểm, khẳng định sự tồn tại của mình trên thị trường bảo hiểm. Do đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của người tham gia nên bảo hiểm kết hợp con người ngày càng trở nên gần gũi thân thiết với các tầng lớp nhân dân. Phạm vi bảo hiểm được bao trùm rộng rãi hơn từng bảo hiểm con người riêng lẻ trên nên nó tránh được việc gây ra cho khách hàng cảm giác hẫng hụt khi không may gặp phải rủi ro, giúp họ bù đắp, khắc phục những khó khăn về tài chính, sức khoẻ, tâm lý nhanh chóng gượng dậy sau những rủi ro xảy ra. Điều này mang ý nghĩa xã hội nhân văn cao cả. 3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng khi tham gia bảo hiểm cũng như nhằm tránh những sự trùng lặp không cần thiết gây khó khăn cho việc triển khai, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người - một trong các nghiệp vụ BHTM về con người, cùng với sự đồng ý của Bộ Tài chính, các Công ty bảo hiểm đã ban hành: Quy tắc bảo hiểm sinh mạng cá nhân, quy tắc bảo hiểm tai nạn con người 24/24, quy tắc bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật. Hay nói cách khác, nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người trên cơ sở kết hợp ba nghiệp vụ bảo hiểm con người riêng lẻ: bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn con người 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm viện - phẫu thuật, có loại trừ những điểm trùng lặp. 3.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. 3.1.1. Đối tượng bảo hiểm. s Các Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho mọi công dân Việt Nam. s Trường hợp loại trừ: Những người bị bệnh tâm thần, phong, ung thư; những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên… 3.1.2. Phạm vi bảo hiểm. s Những rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người gồm có: + Trường hợp chết do mọi nguyên nhân ốm đau, bệnh tật, không phải do tai nạn. (Điều kiện bảo hiểm A). + Trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn (Điều kiện bảo hiểm B). + Trường hợp ốm đau, bệnh tật, thai sản phải nằm viện điều trị nội trú hoặc phẫu thuật (Điều kiện bảo hiểm C). s Trong mọi trường hợp, Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những rủi ro xảy ra với đối tượng bảo hiểm do những nguyên nhân sau: + Hành động cố ý gây tai nạn hoặc tử vong. + Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật. + Bị ảnh hưởng của rượu bia ma tuý và các chất kích thích tương tự khác. + Người được bảo hiểm điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế. + Điều dưỡng, an dưỡng hoặc nằm viện để kiểm tra sức khoẻ hoặc giám định khoa mà không liên quan đến việc điều trị bệnh tật. + Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp. + Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, mắt giả. + Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm. + Kế hoạch hoá gia đình. + Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ. + Chiến tranh, nội chiến, đình công, khủng bố. 3.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. 3.2.1. Số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của nhà bảo hiểm đối với người được bảo hiểm trong những điều kiện nhất định đã được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ: Theo điều khoản kết hợp về bảo hiểm con người, khách hàng có thể đăng ký tham gia với số tiền bảo hiểm ứng với các điều kiện bảo hiểm sau: - Điều kiện bảo hiểm C: Số tiền bảo hiểm từ 1.000.000đ/người/vụ đến 10.000.000đ/người/vụ. - Điều kiện bảo hiểm B: Số tiền bảo hiểm từ 1.000.000đ/người/vụ đến 20.000.000đ/người/vụ. - Điều kiện bảo hiểm A: Số tiền bảo hiểm từ 1.000.000đ/người/vụ đến 10.000.000đ/người/vụ. 3.2.2. Phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm bao gồm hai phần cơ bản: phí thuần và phụ phí. - Phí thuần: Là khoản phí phải thu cho phép người bảo hiểm đảm bảo chi trả bồi thường cho các tổn thất được bảo hiểm có thể xảy ra phí thuần được xác định dựa trên cơ sở chính là tần suất xuất hiện rủi ro tổn thất và chi phí trung bình về bồi thường của người được bảo hiểm cho mỗi tổn thất qua việc thống kê một số lượng lớn các rủi ro cùng loại trong 1 khoảng thời gian xác định, phù hợp (thường là 5 năm trước đó). - Phụ phí: Là khoản phí cần thiết để người bảo hiểm đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghĩa vụ bảo hiểm như: chi trả hoa hồng, chi quản lý kinh doanh, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi thuế nhà nước. Tình trạng sức khoẻ và xác suất gặp rủi ro của con người ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau. Không thể áp dụng một mức phí đóng chung cho mọi độ tuổi mà cần xây dựng một biểu phí với các tỷ lệ phù hợp với nhóm tuổi, từng điều kiện bảo hiểm. Đối với hợp đồng tập thể, nhóm tuổi dùng làm cơ sở tính phí được lấy theo tuổi bình quân của các thành viên trong tập thể đó. Tuy nhiên khi triển khai còn phải phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và quy tắc bảo hiểm mà mỗi Công ty bảo hiểm có cách tính tỷ lệ phí khác nhau cho phù hợp với khả năng chi trả, bồi thường của mình. Phí bảo hiểm được tính như sau: Phí bảo hiểm/người/năm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm 3.3 Chi trả tiền bảo hiểm. Bảo hiểm kết hợp con người áp dụng nguyên tắc bồi thường. Số tiền chi trả được xây dựng trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh, vì thế phần lớn các Công ty bảo hiểm đều chi trả tiền bảo hiểm theo định mức. Tất cả các định mức đều phải được ghi trong hợp đồng. chương II: thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm khu vực 6 – chi nhánh bảo minh hà nội I. Sự hình thành và phát triển của phòng bảo hiểm khu vực 6 Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội. 1. Sự hình thành và phát triển. Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập theo quyết định số 1164/TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994 của Bộ trưởng Bộ tài chính, được phép hoạt động kinh doanh mọi dịch vụ bảo hiểm trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. Hoà chung với tiến trình hội nhập khu vực và tham gia tổ chức WTO, nhà nước đã cho phép các Công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Việc cung cấp bảo hiểm của họ với trình độ kĩ thuật cao, công nghệ mới đã đặt các Công ty bảo hiểm Việt Nam trước những thách thức, cạnh tranh cao. Để tăng cường lợi thế cạnh tranh, giữ vững thị phần, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bảo hiểm của khách hàng, Bảo Minh tiếp tục phát triển mạng lưới cộng tác viên. Song song với việc củng cố và hoàn thiện các Chi nhánh, nâng cao năng suất lao động và trình độ quản lý, đồng thời học hỏi phát triển kĩ thuật công nghệ bảo hiểm nước ngoài. Đặc biệt, luôn quan tâm đến việc cải tiến và mở rộng các loại sản phẩm bảo hiểm, các điều khoản, quy tắc bảo hiểm được cập nhật, sửa đổi bổ sung theo nhu cầu và phù hợp với tình hình mới. Sau hơn 5 năm hoạt động, Bảo Minh đã thiết lập được mạng lưới phục vụ trải rộng khắp toàn quốc, bao gồm 22 Chi nhánh, 7 văn phòng đại diện, hơn 20 đại lý chuyên nghiệp tại các tỉnh, thành phố và hàng ngàn cộng tác viên chuyên nghiệp. Trong đó Chi nhánh Bảo Minh tại Hà Nội được thành lập năm 1995. Cho đến nay (2003) Bảo Minh có 37 Chi nhánh, 8 văn phòng đại diện tại các tỉnh thành phố. Trên thực tế, tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất phong phú. Tỷ lệ khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh so với tiềm năng là rất nhỏ. Đặc biệt là ở các trung tâm, các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, năm 1996 Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội đã thành lập các văn phòng đại diện. Và văn phòng khu vực 6 được thành lập vào tháng 04 năm 1996 với đội ngũ nhân viên, cùng mạng lưới đại lý và cộng tác viên chuyên nghiệp có chuyên môn cao. Các văn phòng đại diện được thành lập đã giúp cho Công ty giảm bớt gánh nặng quản lý và làm cho công tác quản lý được sâu sát hơn. Nhờ vào công nghệ tin học, các công việc như: cập nhật giấy yêu cầu, hoá đơn thu phí, được thực hiện tại các văn phòng đại diện nói chung và văn phòng khu vực 6 nói riêng, đã làm giảm bớt gánh nặng cho Công ty. Văn phòng bảo hiểm khu vực 6 đã cung cấp dịch vụ tốt hơn đối với khách hàng tham gia bảo hiểm - đặc biệt là thông qua việc phục vụ khách._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0014.doc
Tài liệu liên quan