Báo cáo Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty XYZ 44 1.4 Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 46 1.4.1 Thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính 46 1.4.2 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với khách hàng của Công ty 46 1.3.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty ABC 46 1.3.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty XYZ 47 1.5. Nhận xét và so sánh việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại hai khách hàng ABC và XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 49 CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 51 2.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 51 2.1.1 Những ưu điểm trong thực tế vận dụng thủ tục phân tích ở các giai đoạn của quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 51 2.1.2 Những tồn tại trong thực tế vận dụng thủ tục phân tích ở các giai đoạn của quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 53 2.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 54 2.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 54 2.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 55 2.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 56 2.2.1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 56 2.2.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính 56 2.2.1.2 Phương hướng hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính 57 2.2.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 59 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCKT : Báo cáo kiểm toán BCTC : Báo cáo tài chính BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ BTC : Bộ Tài chính CMKT : Chuẩn mực kiểm toán GS : Giáo sư KSNB : Kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên STT : Số thứ tự TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tiến sĩ TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VAE : Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam XDCB : Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty ABC 11 Bảng 1.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty ABC 16 Bảng 1.3 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty ABC 19 Bảng 1.4 Phân tích các tỷ suất Công ty ABC 21 Bảng 1.5 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ 24 Bảng 1.6 Phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty XYZ 27 Bảng 1.7 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty XYZ 30 Bảng 1.8 Phân tích các tỷ suất Công ty XYZ 32 Bảng 1.9 Thủ tục phân tích Công ty XYZ 34 Bảng 1.10 Chương trình kiểm toán tài khoản doanh thu 39 Bảng 1.11 Biến động doanh thu tại Công ty ABC 42 Bảng 1.12 Số ước tính doanh thu của Công ty ABC 43 Bảng 1.13 Nội dung phân tích soát xét BCTC của Công ty XYZ 47 Bảng 1.14 Bảng so sánh chỉ tiêu ngành 61 Sơ đồ 1.1 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 4 LỜI NÓI ĐẦU Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã thực sự đi vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cột mốc quan trọng đáng nhớ là ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng trong mọi ngành nghề để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường hiện nay. Kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với xu thế hội nhập và phát triển, các công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Họ không những phải nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất. Ngoài ra, mâu thuẫn giữa chi phí và chất lượng dịch vụ cung ứng cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các công ty kiểm toán. Nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán được xem là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn đó. Thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế, đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng của các thủ tục khác. Từ đó, KTV đưa ra chương trình kiểm toán phù hợp nhất với từng cuộc kiểm toán, hạn chế những thủ tục không cần thiết góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, em nhận thấy thủ tục phân tích được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong quy trình kiểm toán từ giai đoạn Lập kế hoạch, giai đoạn Thực hiện đến giai đoạn Kết thúc kiểm toán. Do đó, em đã chọn đề tài “Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện” với mong muốn có một hiểu biết sâu sắc hơn về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm hai phần sau: Chương I: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Chương II: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về thời gian và kiến thức, Chuyên đề này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các thầy cô ở Bộ môn Kiểm toán và các anh chị Phòng Nghiệp vụ I Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam để Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Ngọc Diệp CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 1.1 Khái quát về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 1.1.1 Khái quát về vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Trong một cuộc kiểm toán BCTC, thủ tục kiểm toán hay các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đóng vai trò quan trọng, quyết định tới chất lượng bằng chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán đủ sức thuyết phục làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, KTV áp dụng nhiều thủ tục thu thập bằng chứng khác nhau. Một trong những phương pháp phổ biến, cung cấp bằng chứng kiểm toán có độ khách quan, chính xác cao mà KTV lại không mất nhiều thời gian, chi phí chính là thủ tục phân tích. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Do mỗi trắc nghiệm phân tích đều liên quan đến trị số chỉ tiêu nên trắc nghiệm phân tích thuộc trắc nghiệm độ tin cậy. Tùy đối tượng và yêu cầu kiểm toán, các hướng phân tích có thể áp dụng khác nhau và hình thành ba loại hình phân tích chủ yếu: đánh giá tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Đánh giá tính hợp lý là phân tích tổng quát trên cơ sở so sánh giữa giá trị sổ sách với giá trị ước tính của KTV. Phân tích xu hướng là quá trình phân tích những thay đổi của một số dư tài khoản cụ thể hoặc một loại nghiệp vụ theo thứ tự của thời gian. Phân tích tỷ suất là sự so sánh giữa các thương số được tính ra trên cơ sở của hai chỉ tiêu có liên quan. Thủ tục phân tích có ý nghĩa đặc biệt lớn, là phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao vì thời gian ít, chi phí thấp mà nhiều tác dụng. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng thủ tục phân tích, trong các cuộc kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thủ tục này được áp dụng rất phổ biến. Các KTV của Công ty vận dụng linh hoạt thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán: Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán; Thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán; Thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán. Sơ đồ 1.1 Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Lập kế hoạch kiểm toán Thủ tục phân tích sơ bộ - Thu thập thông tin - So sánh kết quả - Phân tích kết quả Thực hiện kiểm toán Thủ tục phân tích chi tiết - Xác định các khoản mục cần kiểm tra - Tính toán giá trị ước tính của các khoản mục cần kiểm tra - Xác định độ chênh lệch có thể chấp nhận được - Xác định độ chênh lệch trọng yếu cần kiểm tra - Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu - Đánh giá kết quả kiểm tra Kết thúc kiểm toán Rủi ro kiểm toán cao Rủi ro kiểm toán thấp Thủ tục phân tích soát xét - So sánh thông tin - Phân tích kết quả Không thực hiện thủ tục phân tích Việc vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tại VAE vừa tuân thủ theo quy định chung, vừa có sự biến đổi linh hoạt cho phù hợp với từng loại hình khách hàng và từng phát hiện cụ thể của KTV trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm đạt được những mục tiêu mong muốn. Nội dung thủ tục phân tích thể hiện trên giấy tờ làm việc: Nội dung Tham chiếu Thủ tục phân tích A500.06 Giấy tờ làm việc về thủ tục phân tích A500.07 Thủ tục phân tích - Các tỉ số A500.07/1 Thủ tục phân tích - Bảng cân đối kế toán A500.07/2 Thủ tục phân tích - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh A500.07/3 1.1.2. Giới thiệu chung về khách hàng ABC và khách hàng XYZ Các phần sau của Chuyên đề là thực trạng vận dụng thủ tục phân tích ở ba giai đoạn của cuộc kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện đối với hai khách hàng của Công ty là Công ty ABC và Công ty XYZ. Thông tin về 2 công ty ABC và XYZ được khái quát trên bảng sau: Đặc điểm Công ty ABC Công ty XYZ Hình thức sở hữu vốn - Là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 23/GP-KCN-HN ngày 30 tháng 03 năm 2001 do Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp. - Tổng vốn điều lệ của Công ty là 375.000.000.000 VNĐ. - Tổng vốn đầu tư của Công ty là 500.000.000.000 VNĐ, trong đó vốn góp là 375.000.000.000 VNĐ, phần còn lại được huy động dưới hình thức vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác. - Thời gian hoạt động của Công ty là 30 năm kể từ ngày 30 tháng 03 năm 2001. - Là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 2803000164 ngày 29 tháng 12 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp. - Tổng vốn điều lệ của Công ty là 18.750.000.000 VNĐ. Đặc điểm hoạt động kinh doanh - Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ngành công nghiệp ô tô, xe gắn máy. - Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất phụ tùng xe gắn máy; + Sản xuất khung xe, động cơ để cung ứng theo hợp đồng kinh tế cho các nhà lắp ráp các loại xe gắn máy có bản quyền đã đăng ký nhãn hiệu và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; + Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy và các chi tiết bằng nhựa gắn trên xe máy, đồng hồ đo công tơ mét, đèn xe máy; + Pha chế sơn màu. - Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế. - Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, nguyên phụ kiện sản xuất thuốc, hóa chất, dược liệu, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc, thực phẩm dinh dưỡng, chất tẩy rửa dùng cho người, tư vấn thuốc và sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh phục hồi chức năng. + Kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế. Môi trường kinh doanh Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường xe máy trong nước lên xuống bấp bênh, đặc biệt là sự sụt giảm vào cuối năm 2009 làm cho doanh số của Công ty giảm mạnh, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm của Công ty thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người, chủ yếu cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh, nhân dân trong tỉnh và trên toàn quốc, chịu sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành trong khu vực. Đặc điểm tổ chức quản lý và hệ thống KSNB - Tổ chức quản lý: đứng đầu là Hội đồng quản trị tiếp đến là Ban Giám đốc điều hành Công ty. Ban Giám đốc có nhiệm vụ được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Công ty. - Hệ thống KSNB của Công ty tương đối tốt, các quy trình kiểm soát được thiết lập chặt chẽ, có sự phân cấp rõ ràng. - Tổ chức quản lý: bao gồm Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty. - Hệ thống KSNB của Công ty được đánh giá khá tốt, quy trình kiểm soát chặt chẽ. Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Cơ sở lập BCTC - Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - BCTC của Công ty được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. - Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - BCTC của Công ty được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. 1.2 Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 1.2.1 Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính Trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích giúp cho KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện và xác định tính chất bất thường một cách nhanh chóng để định hướng và xác định phạm vi kiểm tra, rút ngắn được thời gian kiểm toán. Kỹ thuật phân tích còn giúp KTV xác định được nhanh chóng khu vực có thể có sai sót để làm trọng tâm cho cuộc kiểm toán. Các thông tin thu được do áp dụng thủ tục phân tích còn giúp KTV quyết định nội dung, thời gian và phạm vi sử dụng các thủ tục kiểm toán khác. Thủ tục phân tích sơ bộ áp dụng đối với khách hàng của Công ty được thực hiện qua các bước sau: - Bước 1: Thu thập các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Các thông tin của công ty khách hàng được thể hiện trên Biểu A500.08 “Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị” nhằm mục tiêu thu thập sự hiểu biết sơ bộ về đơn vị và môi trường kinh doanh. Bao gồm: + Ghi chép về các thay đổi + Tổ chức bộ máy quản lý + Chi tiết về đơn vị: ngày thành lập, văn phòng, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực và hoạt động kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ chính, vị thế trong ngành / lĩnh vực, đối thủ cạnh tranh, hồ sơ lưu của đơn vị, các chính sách kế toán đặc biệt, luật pháp và các quy định đặc biệt… + Mạng lưới các văn phòng, chi nhánh + Các hoạt động chung: Bán hàng, mua hàng, sản xuất + Chi tiết về các nhà cung cấp chính, các khách hàng chính và giao dịch với các bên liên quan. Ngoài ra còn có các thông tin về tình hình kinh doanh như các BCTC, các thông tin về thị trường…, các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị… KTV cần thu thập đầy đủ các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của khách hàng ở năm hiện tại và những năm trước đó. Việc thu thập thông tin giúp KTV có được sự hiểu biết về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác, đồng thời, xác định được những vấn đề về khả năng hoạt động liên tục cũng như đánh giá về khả năng sai phạm trên BCTC của đơn vị khách hàng. - Bước 2: So sánh thông tin và phân tích kết quả Sau khi đã thu thập được các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập nhằm phát hiện ra những biến động bất thường và xác định khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro để tập trung phân tích ở các giai đoạn sau. Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp là: a. Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu (phân tích ngang): So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. Nhờ đó KTV thấy được những biến động bất thường và xác định được các lĩnh lực cần quan tâm. b. Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): So sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC. Tùy theo kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, KTV có thể tính toán, phân tích nhiều mặt một số tỷ suất cần thiết cho việc nhận xét của mình. Một số tỷ suất thường dùng trong kiểm toán: Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư các khoản phải thu bình quân Thời gian thu tiền = 360 ngày Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Thời gian một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày Số vòng quay hàng tồn kho Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Tổng tài sản bình quân Tỷ suất doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Vốn chủ sở hữu bình quân Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính Tỷ suất nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản 1.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính đối với khách hàng của Công ty 1.2.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty ABC Bước 1: Thu thập các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, những thông tin chung về cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán của khách hàng được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung. Hàng năm, khi tiến hành các cuộc kiểm toán, các thông tin mới hoặc có sự thay đổi sẽ được tìm hiểu và cập nhật thêm. Trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, các thông tin thu thập về khách hàng sẽ được đánh giá bởi các KTV có kinh nghiệm và trình bày trên giấy tờ làm việc theo mẫu sau: Bảng 1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.08 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty ABC Người lập: NTTH Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị Mục tiêu: Thu thập sự hiểu biết sơ bộ về đơn vị và môi trường kinh doanh. Thủ tục: Biểu A500.08 được hoàn tất cho tất cả các cuộc kiểm toán. Biểu này được sử dụng trong nhiều năm với những sửa đổi phù hợp và lưu tại Hồ sơ kiểm toán chung. Một bản copy được lưu tại Hồ sơ kiểm toán năm hiện tại. Phải để nhiều chỗ trống trong Biểu này để thuận tiện cho việc cập nhật. Các biểu riêng có thể được đính kèm cùng Biểu này. GHI CHÉP VỀ CÁC THAY ĐỔI Kỳ hoạt động Các thay đổi Người soát xét Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm Không thay đổi CÁC CỔ ĐÔNG, BAN GIÁM ĐỐC Các cổ đông chính: Tên Tham gia điều hành kinh doanh % sở hữu Chức danh CD Manufacturing Limited Company Đại diện điều hành 40 Công ty mẹ Các cổ đông khác Cán bộ công nhân viên 60 Các thành viên khác Ban Giám đốc: Tên Điều hành / Không điều hành / Độc lập Nhiệm vụ YDW Tổng Giám đốc WMS Phó Tổng Giám đốc SG Kế toán trưởng Ban giám đốc có nhiệm vụ được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động của Công ty Hội đồng quản trị: Tên Nhiệm vụ SR Chủ tịch WD Thành viên DX Thành viên WB Thành viên Chi tiết về đơn vị: Chi tiết Tên Công ty Công ty Cổ phần ABC Ngày thành lập Tiền thân là Công ty TNHH ABC, hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 23/GP-KCN-HN ngày 30 tháng 03 năm 2001 do Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp. Kể từ ngày 25/10/2007, Công ty hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 012 033 000 068 ngày 25 tháng 10 năm 2007 Văn phòng đăng ký Khu công nghiệp Nội Bài - Xã Quang Tiến - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội Địa điểm Văn phòng chính nếu khác với Văn phòng đăng ký Loại hình doanh nghiệp (tư nhân / đại chúng / niêm yết / TNHH) Cổ phần Lĩnh vực kinh doanh (sản xuất / thương mại / bán lẻ…) Sản xuất và gia công Hoạt động kinh doanh chính Sản xuất Hoạt động kinh doanh khác Gia công Các sản phẩm và dịch vụ chính Phụ tùng xe gắn máy, khung xe, động cơ, mũ bảo hiểm, chi tiết nhựa, đồng hồ đo cỗng tơ mét, đèn xe Gia công pha chế sơn màu chi tiết xe Vị thế trong ngành / lĩnh vực Là một trong số các Công ty sản xuất gia công linh kiện xe máy được các hãng xe máy lớn tín nhiệm và coi là đối tác làm việc lâu dài Chi tiết các đối thủ cạnh tranh chính và vị trí của họ Hồ sơ lưu của đơn vị Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư sửa đổi, Đăng ký thuế, Báo cáo tài chính cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 và Báo cáo tài chính Các chính sách kế toán đặc biệt (ngành công nghiệp cụ thể) Không có Luật pháp và các qui định đặc biệt áp dụng đối với đơn vị / ngành nghề Không có Mạng lưới: Địa điểm Sở hữu / Thuê tài chính / Thuê hoạt động Tham chiếu Các văn phòng KCN Nội Bài Quyền sở hữu không bao gồm quyền sử dụng đất I 100 Chi nhánh Không có Nhà máy KCN Nội Bài Quyền sở hữu không bao gồm quyền sử dụng đất I 100 Các hoạt động chung: Bán hàng: Sản phẩm / dịch vụ chính, chính sách giá và thị trường: Sản xuất gia công và bán sản phẩm phụ tùng xe máy bao gồm: Bộ nhựa, khung sơn, bộ đèn, bầu lọc gió, sơn gia công bộ nhựa, xi lanh Cung cấp cho một số hãng xe máy nổi tiếng và phổ biến trong nước như: Honda, Yamaha,... Chính sách giá là như nhau giữa các nhà cung cấp, thay đổi giá được thể hiện trong từng hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng theo thỏa thuận giữa các bên. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm xuất hóa đơn theo giá do phòng tiêu thụ báo sau khi đã thống nhất với khách hàng. Mua hàng: Các nguồn cung cấp chính, các vấn đề liên quan đến mua hàng (ví dụ như số lượng đặt hàng tối thiểu) và các chi tiết liên quan khác: Nguồn nguyên vật liệu chính chủ yếu là do thị trường trong nước cung cấp ngoại trừ một số nguyên vật liệu đặc thù như hạt nhựa là do công ty mẹ cung cấp Sản xuất: các đặc trưng chính của quy trình sản xuất: Sản phẩm sản xuất theo định mức quy định. Định mức được lập cụ thể cho từng mặt hàng cụ thể, được xây dựng bởi bộ phận kỹ thuật đặt ra đối với từng mặt hàng Chi tiết về các nhà cung cấp chính: Tên Khối lượng ước tính hàng năm / % Tham chiếu Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hóa chất VT CD Manufacturing Ltd., Co Công ty TNHH Thương mại ĐĐ Chi tiết các khách hàng chính: Tên Khối lượng ước tính hàng năm / % Tham chiếu Công ty Cổ phần CNTM STC Công ty Cổ phần tập đoàn T&T Công ty Cổ phần XMĐM PĐ Công ty TNHH Ô tô HL Chi tiết về các bên liên quan và các giao dịch: Tên Mối quan hệ Chi tiết các giao dịch với các bên liên quan và giá cả Tham chiếu CD Manufacturing Ltd., Co Công ty mẹ Mua hàng: Bán hàng: Công ty TNHH UMVP Công ty con Mua hàng: Bán hàng: (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Sau khi thu thập và phân tích các thông tin phi tài chính nói trên cùng với xét đoán nghề nghiệp, KTV đưa ra những nhận xét sơ bộ về tổ chức công tác kế toán, về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống KSNB của khách hàng: - Nhìn một cách tổng thể, Công ty đã thiết lập và vận hành hệ thống KSNB tương đối hiệu quả và có thể tin cậy được. - Công tác kế toán tại đơn vị tương đối tốt, tại thời điểm cuối năm, đơn vị đã lập, trình bày đầy đủ các BCTC theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Bước 2: So sánh thông tin và phân tích kết quả Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Các bảng phân tích BCĐKT, BCKQKD, phân tích các tỷ suất và các nhận xét, đánh giá được KTV lưu lại trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng 1.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.07/2 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty ABC Người lập: NTTH Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Bảng cân đối kế toán Phân tích Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu 31/12/2009 01/01/2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) TÀI SẢN A. TSNH 180.509.081.962 234.332.074.449 -53.822.992.487 -22,97 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 65.020.484.257 88.072.329.376 -23.051.845.119 -26,17 Tiền 40.020.484.257 37.043.375.845 2.977.108.412 8,04 Các khoản tương đương tiền 25.000.000.000 51.028.953.531 -26.028.953.531 -51,01 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (2.885.768.563) 7.750.023.000 -10.635.791.563 -137,24 Đầu tư ngắn hạn 2.212.057 10.638.003.620 -10.635.791.563 -99.98 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (2.887.980.620) (2.887.980.620) 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 35.496.601.651 64.742.218.221 -29.245.616.570 -45,17 Phải thu khách hàng 19.770.951.688 7.587.740.408 12.183.211.280 160,56 Trả trước cho người bán 355.841.250 67.169.600 288.671.650 429,77 Các khoản phải thu khác 15.369.808.713 57.087.308.213 -41.717.499.500 -73,08 IV. Hàng tồn kho 80.966.962.097 73.728.581.852 7.238.380.245 9,82 Hàng tồn kho 80.966.962.097 73.728.581.852 7.238.380.245 9,82 V. TSNH khác 1.910.802.520 38.922.000 1.871.880.520 4809,31 TSNH khác 1.910.802.520 38.922.000 1.871.880.520 4809,31 B. TSDH 279.314.511.863 173.363.481.273 105.951.030.590 61,11 I. TSCĐ 124.971.769.756 134.444.198.716 -9.472.428.960 -7,05 TSCĐ hữu hình 124.971.769.756 134.444.198.716 -9.472.428.960 -7,05 - Nguyên giá 248.917.890.913 239.527.901.394 9.389.989.519 3,92 - Giá trị hao mòn lũy kế (123.946.121.157) (105.083.702.678) -18.862.418.479 17,95 TSCĐ vô hình 0 0 0 0 - Nguyên giá 57.610.196 57.610.196 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế (57.610.196) (57.610.196) 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 142.120.500.000 25.575.000.000 116.545.500.000 455,70 Đầu tư vào công ty con 11.895.000.000 11.895.000.000 0 0 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 130.225.500.000 13.680.000.000 116.545.500.000 851,94 III. TSDH khác 12.222.242.107 13.344.282.557 -1.122.040.450 -8,41 Chi phí trả trước dài hạn 12.222.242.107 13.344.282.557 -1.122.040.450 -8,41 TỔNG TÀI SẢN 459.823.593.825 407.695.555.722 52.128.038.103 12,79 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 31.730.735.651 12.678.115.408 19.052.620.243 150,28 I. Nợ ngắn hạn 31.730.735.651 12.678.115.408 19.052.620.243 150,28 Vay và nợ ngắn hạn 7.475.531.400 0 7.475.531.400 100,00 Phải trả người bán 16.684.223.092 5.017.587.016 11.666.636.076 232,51 Người mua trả tiền trước 2.428.823.835 4.327.453.817 -1.898.629.982 -43,87 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.900.699.798 1.245.205.040 655.494.758 52,64 Phải trả người lao động 1.999.654.700 1.140.102.800 859.551.900 75,39 Chi phí phải trả 0 159.356.780 -159.356.780 -100,00 Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 1.241.802.826 788.409.955 453.392.871 57,51 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 428.092.858.174 395.017.440.314 33.075.417.860 8,37 I. Vốn chủ sở hữu 428.092.858.174 395.017.440.314 33.075.417.860 8,37 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 375.000.000.000 250.000.000.000 125.000.000.000 50,00 Thặng dư vốn cổ phần 1.500.000.000 126.500.000.000 -125.000.000.000 -98,81 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 51.592.858.174 18.517.440.314 33.075.417.860 178,62 TỔNG NGUỒN VỐN 459.823.593.825 407.695.555.722 52.128.038.103 12,79 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán Vốn bằng tiền cuối năm 2009 giảm so với đầu năm là 23.051.845.119 đồng tương đương giảm 26,17%, trong đó lượng tiền tăng 2.977.108.412 đồng tương đương tăng 8,04%, các khoản tương đương tiền giảm 26.028.953.531 đồng tương đương giảm 51,01%. KTV cần xác định rõ số dư khoản mục tiền đã hợp lý chưa. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm 2009 giảm so với đầu năm là 10.635.791.563 đồng tương đương giảm 137,24%, trong đó đầu tư ngắn hạn giảm 10.635.791.563 đồng tương đương giảm 99,98%, mức dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn không thay đổi. KTV cần xem xét có thể việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn không theo đúng quy định. Phải thu khách hàng cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 12.183.211.280 đồng tương ứng tăng 160,56%. Đây là một sự tăng lên._. đáng kể vì vậy KTV cần xác định rõ các khoản phải thu này của những khách hàng nào, xem xét liệu sự tăng lên này có hợp lý không. Trả trước cho người bán cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 288.671.650 đồng tương đương tăng 429,77%. Khoản tăng này quá lớn do vậy KTV cần xem xét các khoản đặt trước này cho lô hàng nào, nhà cung cấp nào, những lô hàng trên phục vụ cho mục đích gì và vì sao phải đặt trước với số lượng tiền hàng lớn, đồng thời xem xét tuổi nợ của các khoản này. Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2009 so với đầu năm tăng một lượng rất lớn là 1.871.880.520 đồng tương ứng tăng 4890,31%. KTV cần xem xét chi tiết các tài sản ngắn hạn này bao gồm các tài sản nào, sự tăng lên có hợp lý và được trình bày, phân loại đúng hay không. KTV có thể đặt nghi vấn khoản mục này có thể bị khai khống. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cuối năm 2009 tăng một lượng rất lớn so với đầu năm là 116.545.500.000 đồng tương đương tăng 455,70%, trong đó lượng tăng 116.545.500.000 đồng này là lượng tăng của khoản mục đầu tư vào công ty liên kết liên doanh tương ứng tăng 851,94%. KTV cần làm rõ sự tăng lên của khoản mục này. Phải trả người bán cuối năm 2009 tăng 11.666.636.076 đồng tương ứng tăng 232,51% so với đầu năm. KTV cần tiến hành kiểm tra các khoản phải trả người bán này có đảm bảo mục tiêu hợp lý đúng đắn, tính đúng kỳ, xem xét khoản nào bị khê đọng, có khoản nào bị tính lãi, đồng thời KTV cần xem xét khả năng rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Thặng dư vốn cổ phần cuối năm 2009 giảm 125.000.000.000 đồng so với đầu năm tướng ứng giảm 98,81% . KTV cần xem xét nguyên nhân của sự giảm này có hợp lý hay không. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2009 tăng so với đầu năm một lượng là 33.075.417.860 đồng tương ứng tăng 178,62 %. Lượng tăng này có thể là do doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng sản xuất, tuy nhiên KTV cần kiểm tra kỹ khoản mục này để làm rõ nguyên nhân tăng lên. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Bảng 1.3 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.07/3 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty ABC Người lập: NTTH Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Báo cáo kết quả kinh doanh Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh thu BH&CCDV 346.877.410.359 591.012.068.906 -244.134.658.547 -41,31 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 604.282.298 1.466.988.816 -862.706.518 -58,81 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 346.273.128.061 589.545.080.090 -243.271.952.029 -41,26 4. Giá vốn hàng bán 287.711.152.212 504.877.420.563 -217.166.268.351 -43,01 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 58.561.975.849 84.667.659.527 -26.105.683.678 -30,83 6. Doanh thu hoạt động tài chính 19.836.558.128 13.847.030.104 5.989.528.024 43,25 7. Chi phí tài chính 5.100.703.872 5.354.340.169 -253.636.297 -4,74 Trong đó: Lãi vay phải trả 136.527.384 933.096.497 -796.569.113 -85,37 8. Chi phí bán hàng 7.775.858.634 14.402.426.146 -6.626.567.512 -46,01 9. Chi phí quản lý DN 15.733.335.194 24.472.777.769 -8.739.442.575 -35,71 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 49.788.636.277 54.285.145.547 -4.496.509.270 -8,29 11. Thu nhập khác 4.731.019.497 11.738.765.207 -7.007.745.710 -59,70 12. Chi phí khác 3.231.331 413.214.241 -409.982.910 -99,22 13. Lợi nhuận khác 4.727.788.166 11.325.550.966 -6.597.762.800 -58,26 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 54.516.424.443 65.610.696.513 -11.094.272.070 -16,91 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.854.288.207 3.280.534.825 2.573.753.382 78,46 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 48.662.136.236 62.330.161.688 -13.668.025.452 -21,93 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 244.134.658.547 đồng tương ứng giảm 41,31%. KTV cần xem xét nguyên nhân của sự giảm này có phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 giảm một lượng là 862.706.518 đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 58,81%. KTV cần xác định nguyên nhân và xem xét điều này có hợp lý không. Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm so với năm 2008 một lượng là 217.166.268.351 đồng tương đương giảm 43,01%. Điều này có thể là do lượng hàng bán ra giảm so với năm 2008 hoặc doanh nghiệp tiết kiệm chi phí giảm giá vốn hàng bán. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 tăng nhiều so với năm 2008 một lượng là 5.989.528.024 đồng tương ứng tăng 43,25% . KTV cần tiến hành xem xét sự biến động của từng bộ phận cấu thành nên doanh thu để tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng này. Chi phí bán hàng năm 2009 giảm 6.626.567.512 đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 46,01% Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 giảm 8.739.442.575 đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 35,71% KTV cần kiểm tra hai khoản mục này để tìm hiểu nguyên nhân giảm một lượng lớn như vậy. Thu nhập khác năm 2009 giảm so với năm 2008 là 7.007.745.710 đồng tương ứng giảm 59,70% Chi phí khác năm 2009 giảm so với năm 2008 là 409.982.910 đồng tương ứng giảm 99,22% KTV cần tìm hiểu nguyên nhân của sự giảm này có hợp lý hay không. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Bảng 1.4 Phân tích các tỷ suất Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.07/1 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty ABC Người lập: NTTH Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Các tỷ suất Phân tích các tỷ suất Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát 14,49 32,16 Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành 5,69 18,48 Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh 3,14 12,66 Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời 2,05 4,02 Số vòng quay các khoản phải thu 6,91 7,98 Thời gian thu tiền 52,11 45,11 Số vòng quay hàng tồn kho 3,72 4,37 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho 96,78 82,38 Tỷ suất doanh lợi doanh thu 0,14 0,09 Tỷ suất sinh lợi của tài sản 0, 13 0,10 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn 0,11 0,09 Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 0,12 0,08 Tỷ suất nợ 0,07 0,03 Tỷ suất tự tài trợ 0,93 0,97 Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn 0,61 0,43 Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0,39 0,57 Nội dung phân tích các tỷ suất Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát cuối năm 2009 giảm nhiều so với đầu năm nhưng vẫn ở mức rất lớn là 14,49 bảo đảm khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành cuối năm 2009 là 5,69 đảm bảo vốn và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tuy nhiên, tỷ suất này cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư thừa vào tài sản ngắn hạn. Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2009 giảm so với đầu năm và đang ở mức 3,14 thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh. Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2009 là 2,05 đã giảm so với đầu năm nhưng điều này không tốt cho doanh nghiệp do vốn bị ứ đọng dưới hình thức vố bằng tiền quá nhiều. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 6,91 vòng, thời gian thu tiền là 52,11 ngày. Số vòng quay tương đối thấp cho thấy tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra chậm, doanh nghiệp có khả năng bị chiếm dụng vốn. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 3,72 vòng, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 96,78 ngày cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho rất chậm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hoạt động hiệu quả. Các tỷ suất ở nhóm tỷ suất khả năng sinh lợi năm 2009 đều giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức khá cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, tiết kiệm chi phí, chất lượng quá trình sản xuất được nâng cao. Tỷ suất nợ cuối năm 2009 tăng so với đầu năm tuy nhiên vẫn ở mức thấp là 0,07 Tỷ suất tự tài trợ cuối năm 2009 giảm so với đầu năm tuy nhiên vẫn ở mức cao là 0,93 Điều này cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn, tính độc lập của doanh nghiệp vẫn ở mức cao, doanh nghiệp có nhiều vốn tự có và hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chủ sở hữu, không phải lo lắng nhiều trong việc vay và trả nợ. Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn cuối năm 2009 là 0,61 tăng nhiều so với đầu năm Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn cuối năm 2009 là 0,39 giảm nhiều so với đầu năm Điều này cho thấy năm 2009 doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn, cụ thể là đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Qua thủ tục phân tích sơ bộ đối với Công ty ABC, KTV nhận thấy tình hình tài chính của đơn vị ổn định, tiềm lực tài chính tốt. Tuy nhiên có một vấn đề vẫn phải cần phải tiếp tục đi sâu phân tích trong thủ tục phân tích chi tiết đó là doanh thu tại đơn vị vì đây là khoản mục trọng yếu và tiềm ẩn nhiều sai phạm nhất. 1.2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty XYZ Bước 1: Thu thập các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Bảng 1.5 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.08 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy – P.Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị Mục tiêu: Thu thập sự hiểu biết sơ bộ về đơn vị và môi trường kinh doanh. Thủ tục: Biểu A500.08 được hoàn tất cho tất cả các cuộc kiểm toán. Biểu này được sử dụng trong nhiều năm với những sửa đổi phù hợp và lưu tại Hồ sơ kiểm toán chung. Một bản copy được lưu tại Hồ sơ kiểm toán năm hiện tại. Phải để nhiều chỗ trống trong Biểu này để thuận tiện cho việc cập nhật. Các biểu riêng có thể được đính kèm cùng Biểu này. GHI CHÉP VỀ CÁC THAY ĐỔI Kỳ hoạt động Các thay đổi Người soát xét Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm Không có CÁC CỔ ĐÔNG, BAN GIÁM ĐỐC Các cổ đông chính: Tên Tham gia điều hành kinh doanh % sở hữu Chức danh LHP Có Giám đốc ĐVH Không Phó Giám đốc NTC Có Phó Giám đốc NĐP Có Kế toán trưởng ĐVH Có Phó Giám đốc Ban Giám đốc: Tên Điều hành / Không điều hành / Độc lập Nhiệm vụ Ông LHP Điều hành Ông TTS Điều hành Ông NTC Điều hành Ông VĐN Điều hành Ông ĐVH Điều hành Ông NĐP Điều hành Sơ đồ tổ chức: Hội đồng quản trị: Không có Tên Nhiệm vụ Ông LHP Chủ tịch Ông ĐVH Phó Chủ tịch Ông NTC Thành viên Ông NĐP Thành viên Ông ĐVH Thành viên Chi tiết về đơn vị: Chi tiết Ngày thành lập 29/12/2004 Văn phòng đăng ký Số 167 - Đường Hà Huy Tập - Thành phố Hà Tĩnh Địa điểm Văn phòng chính nếu khác với Văn phòng đăng ký Loại hình doanh nghiệp (tư nhân / đại chúng / niêm yết / TNHH) Công ty cổ phần Lĩnh vực kinh doanh (sản xuất / thương mại / bán lẻ …) Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế Hoạt động kinh doanh chính Kinh doanh vắc-xin Hoạt động kinh doanh khác Các sản phẩm và dịch vụ chính Dược phẩm và Thiết bị y tế Vị thế trong ngành / lĩnh vực Chi tiết các đối thủ cạnh tranh chính và vị trí của họ Dược QB, Dược NA Hồ sơ lưu của đơn vị Các chính sách kế toán đặc biệt (ngành công nghiệp cụ thể) Luật pháp và các qui định đặc biệt áp dụng đối với đơn vị / ngành nghề Mạng lưới: Địa điểm Sở hữu / Thuê tài chính / Thuê hoạt động Tham chiếu 1 Chi nhánh – Hà Nội Sở hữu 2 Chi nhánh – TP Hồ Chí Minh Sở hữu Các hoạt động chung: Bán hàng: Sản phẩm / dịch vụ chính, chính sách giá và thị trường: Dược phẩm, chính sách giá bán bị khống chế bởi bảng giá quy định, thị trường khu vực miền Trung (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Bước 2: So sánh thông tin và phân tích kết quả Bảng 1.6 Phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.07/2 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Bảng cân đối kế toán Phân tích Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu 31/12/2009 01/01/2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) TÀI SẢN A. TSNH 149.473.281.472 66.735.576.327 82.737.705.145 123,98 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.454.074.553 686.141.088 1.767.933.465 257,66 Tiền 2.454.074.553 686.141.088 1.767.933.465 257,66 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 113.853.686.692 40.041.388.139 73.812.298.553 184,34 Phải thu khách hàng 105.567.592.145 35.952.817.709 69.614.774.436 193,63 Trả trước cho người bán 319.979.523 151.686.448 168.293.075 110,95 Phải thu nội bộ ngắn hạn 7.951.812.129 3.921.371.087 4.030.441.042 102,78 Các khoản phải thu khác 14.302.895 15.512.895 -1.210.000 -7,80 III. Hàng tồn kho 32.307.582.135 24.969.768.961 7.337.813.174 29,39 Hàng tồn kho 32.307.582.135 24.969.768.961 7.337.813.174 29,39 IV. TSNH khác 857.938.092 1.038.278.139 -180.340.047 -17,37 Chi phí trả trước ngắn hạn 107.714.152 518.664.802 -410.950.650 -79,23 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 51.148 -51.148 -100,00 TSNH khác 750.223.940 519.562.189 230.661.751 44,39 B. TSDH 19.182.141.962 18.317.502.982 864.638.980 4,72 I. TSCĐ 19.180.141.962 18.317.502.982 862.638.980 4.71 TSCĐ hữu hình 18.637.450.051 17.936.962.259 700.487.792 3,91 - Nguyên giá 34.016.156.072 30.078.994.682 3.937.161.390 13,09 - Giá trị hao mòn lũy kế (15.378.706.021) (12.142.032.423) -3.236.673.598 26,66 TSCĐ vô hình 328.104.000 0 328.104.000 - Nguyên giá 334.800.000 0 334.800.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (6.696.000) 0 -6.696.000 Chi phí XDCB dở dang 214.587.911 380.540.723 -165.952.812 -43,61 II. TSDH khác 2.000.000 0 2.000.000 Chi phí trả trước dài hạn 2.000.000 0 2.000.000 TỔNG TÀI SẢN 168.655.423.434 85.053.079.309 83.602.344.125 98,29 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 146.624.914.061 65.137.996.000 81.486.918.061 125,10 I. Nợ ngắn hạn 142.678.437.009 56.977.740.408 85.700.696.601 150,41 Vay và nợ ngắn hạn 24.059.513.527 14.346.254.840 9.713.258.687 67,71 Phải trả người bán 35.292.203.235 24.743.718.468 10.548.484.767 42,63 Người mua trả tiền trước 74.763.463.561 12.280.256.565 62.483.206.996 508,81 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 621.249.591 494.958.462 126.291.129 25,51 Phải trả người lao động 2.656.354.719 1.062.143.655 1.594.211.064 150,09 Chi phí phải trả 510.903.466 455.790.812 55.112.654 12,09 Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 4.774.748.910 3.594.617.606 1.180.131.304 32,83 II. Nợ dài hạn 3.946.477.052 8.160.255.592 -4.213.778.540 -51,64 Vay và nợ dài hạn 3.006.105.699 7.147.508.699 -4.141.403.000 -57,94 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 940.371.353 612.746.893 327.624.460 53,47 Dự phòng phải trả dài hạn 0 400.000.000 -400.000.000 -100 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 22.030.509.711 19.915.083.309 2.115.426.402 10,62 I. Vốn chủ sở hữu 21.072.573.784 19.437.573.715 1.635.000.069 8,41 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 19.156.975.342 12.500.000.000 6.656.975.342 53,26 Thặng dư vốn cổ phần 0 5.254.375.273 -5.254.375.273 -100,00 Vốn khác của chủ sở hữu 0 902.600.000 -902.600.000 -100,00 Quỹ đầu tư phát triển 1.500.000.000 500.000.000 1.000.000.000 200,00 Quỹ dự phòng tài chính 415.598.442 280.598.442 135.000.000 48,11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0 0 0 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 957.935.927 477.509.594 480.426.333 100,61 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 957.935.927 477.509.594 480.426.333 100,61 TỔNG NGUỒN VỐN 168.655.423.772 85.053.079.309 83.602.344.463 98,29 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán Vốn bằng tiền cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 1.767.933.465 đồng tương đương tăng 257,66%. Đây là lượng tăng rất lớn, KTV cần điều tra rõ nguồn tăng này có phải do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng, doanh thu bán hàng tăng lên hay do vốn ứ đọng dưới dạng tiền quá nhiều. Phải thu khách hàng cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 69.614.774.436 đồng tương ứng tăng 193,63%. KTV cần xem xét sự tăng lên đáng kể này có hợp lý không, xác định liệu có khả năng khoản mục phải thu khách hàng bị ghi khống hay không. Trả trước cho người bán cuối năm 2009 tăng 168.293.075 đồng so với đầu năm tương đương tăng 110,95%. Khoản tăng này rất lớn do vậy KTV cần xem xét các khoản đặt trước này cho nhà cung cấp nào và nguyên nhân doanh nghiệp đặt trước tiền hàng với số lượng lớn như vậy. Phải thu nội bộ ngắn hạn cuối năm 2009 so với đầu năm tăng 4.030.441.042 đồng tương ứng tăng 102,78%. KTV cần xác định nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên nhiều và khoản này của đơn vị trực thuộc nào, có hợp lý hay không. Hàng tồn kho cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 7.337.813.174 đồng tương đương tăng 29,39%. KTV cần làm rõ sự tăng lên của khoản mục này, có thể là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí trả trước ngắn hạn cuối năm 2009 giảm 410.950.650 đồng tương ứng giảm 79,23% so với đầu năm. KTV cần xem xét nguyên nhân của sự giảm này có hợp lý hay không. Chi phí khấu hao TSCĐ gần như không có biến động so với năm trước, điều này có thể do chi phí khấu hao không được trích lập theo đúng quy định. Người mua trả tiền trước cuối năm 2009 tăng 62.483.206.996 đồng so với đầu năm tướng ứng tăng 508,81%. Khoản mục này tăng nhiều do vậy KTV cần xem xét tính hợp lý và khả năng khoản mục này có bị ghi khống hay không. Phải trả người lao động cuối năm 2009 tăng so với đầu năm một lượng là 1.594.211.064 đồng tương ứng tăng 150,09%. Điều này có thể do doanh nghiệp thuê thêm cán bộ công nhân để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay do chính sách tăng lương của doanh nghiệp. Vay và nợ dài hạn cuối năm 2009 giảm 4.141.403.000 đồng so với đầu năm tương ứng giảm 57,94%, trong khi vay và nợ ngắn hạn tăng có thể do doanh nghiệp đã trang trải một phần các khoản vay nợ dài hạn hay các khoản vay nợ dài hạn đã chuyển thành vay nợ ngắn hạn. KTV cần xem xét tính hợp lý của các biến động này. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu cuối năm 2009 đều tăng so với đầu năm. Điều này là do doanh nghiệp đã quan tâm chú trọng đến các hoạt động nhằm nâng cao quy mô và chất lượng của doanh nghiệp. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Bảng 1.7 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.07/3 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Báo cáo kết quả kinh doanh Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh thu BH&CCDV 196.471.677.031 154.041.320.066 42.430.356.965 27,54 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 4.543.589.098 5.088.051.816 -544.462.718 -10,70 3. Doanh thu thuần về BH&CCDV 191.928.087.933 148.953.268.250 42.974.819.683 28,85 4. Giá vốn hàng bán 154.620.894.908 121.631.946.162 32.988.948.746 27,12 5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 37.307.193.025 27.321.322.088 9.985.870.937 36,55 6. Doanh thu hoạt động tài chính 485.363.655 815.874.566 -330.510.911 -40,51 7. Chi phí tài chính 1.649.132.620 2.468.439.226 -819.306.606 -33,19 Trong đó: Lãi vay phải trả 1.649.132.620 2.436.308.868 -787.176.248 -32,31 8. Chi phí bán hàng 22.682.188.988 14.666.733.110 8.015.455.878 54,65 9. Chi phí quản lý DN 8.073.237.917 7.532.401.715 540.836.202 7,18 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.387.997.155 3.469.622.603 1.918.374.552 55,29 11. Thu nhập khác 148.558.472 0 148.558.472 12. Chi phí khác 0 0 0 13. Lợi nhuận khác 148.558.472 0 148.558.472 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.536.555.627 3.469.622.603 2.066.933.024 59,57 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.038.104.180 597.900.000 440.204.180 73,63 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.498.451.447 2.871.722.603 1.626.728.844 56,65 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 42.430.356.965 đồng tương ứng tăng 27,54%. KTV cần xem xét nguyên nhân của sự tăng này có phù hợp không, có thể là do doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 giảm một lượng là 544.462.718 đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 10,70%. KTV cần xác định điều này là do các yếu tố nào và xem xét có hợp lý không với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không. Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 32.988.948.746 đồng tương đương tăng 27,12%. Điều này là phù hợp với việc tăng doanh thu, tuy nhiên KTV vẫn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì đây là khoản mục trọng yếu, cũng có thể khách hàng khai khống giá vốn để tạo ra sự tương thích với mức tăng của doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm so với năm 2008 một lượng là 330.510.911 đồng tương ứng giảm 40,51% phù hợp với chi phí tài chính giảm 819.306.606 đồng tương ứng giảm 33,19%. Chi phí bán hàng năm 2009 giảm 8.015.455.878 đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 54,65%. KTV cần kiểm tra khoản mục này để tìm hiểu nguyên nhân giảm. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Bảng 1.8 Phân tích các tỷ suất Công ty XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.07/1 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Các tỷ suất Phân tích các tỷ suất Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát 1,15 1,31 Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành 1,05 1,02 Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh 0,82 0,63 Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời 0,02 0,01 Số vòng quay các khoản phải thu 2,49 2,07 Thời gian thu tiền 144,33 173,91 Số vòng quay hàng tồn kho 5,40 4,53 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho 66,68 79,47 Tỷ suất doanh lợi doanh thu 0,03 0,02 Tỷ suất sinh lợi của tài sản 0,06 0,04 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn 0,04 0,01 Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 0,21 0,17 Tỷ suất nợ 0,87 0,77 Tỷ suất tự tài trợ 0,13 0,23 Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn 0,11 0,22 Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0,89 0,78 Nội dung phân tích các tỷ suất Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát cuối năm 2009 là 1,15 giảm so với đầu năm. Tỷ suất này tuy vẫn đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp xấu nhất tuy nhiên với tỷ suất thấp như vậy là không tốt đối với doanh nghiệp. Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành cuối năm 2009 là 1,05 đảm bảo tài sản ngắn hạn vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2009 tăng so với đầu năm và đang ở mức 0,82 < 1, thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thanh toán nhanh Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2009 là 0,02 đã tăng nhẹ so với đầu năm nhưng vẫn ở mức rất thấp, điều này cho thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán tức thời, không kiểm soát được cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp. Nếu nợ ngắn hạn đến hạn trả, doanh nghiệp ko đủ vốn bằng tiền để thanh toán sẽ phải bán hàng hóa, sản phẩm, TSNH khác để thanh toán. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 2,49 vòng tương đương thời gian thu tiền là 144,33 ngày. Số vòng quay thấp cho thấy tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra chậm trễ, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 5,40 vòng, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 66,68 ngày cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm. Tỷ suất nợ cuối năm 2009 tăng so với đầu năm và ở mức là 0,87 Tỷ suất tự tài trợ cuối năm 2009 giảm so với đầu năm và ở mức là 0,13 Điều này cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, tính độc lập của doanh nghiệp giảm và ở mức thấp, doanh nghiệp bị lệ thuộc vào nguồn vốn vay. Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn cuối năm 2009 là 0,11 giảm so với đầu năm Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn cuối năm 2009 là 0,89 tăng so với đầu năm Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu do số dư của các khoản phải thu lớn. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Từ việc phân tích sơ bộ ở trên, KTV đưa ra nhận xét và đánh giá về các thông tin thu thập được qua Biểu A500.06 được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.9 Thủ tục phân tích Công ty XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ A500.06 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy – P.Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích Mục tiêu: 1. Sử dụng thủ tục phân tích như là một thủ tục đánh giá rủi ro để thu thập sự hiểu biết về đơn vị và môi trường hoạt động của nó; và tại giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán để đưa ra ý kiến xem BCTC có phù hợp với hiểu biết của chúng ta về hoạt động kinh doanh của đơn vị không. 2. Đưa ra cơ sở cho việc tư vấn cho khách hàng. Nhận xét và kết luận: Giai đoạn lập kế hoạch và đánh giá rủi ro: Khoản mục Nhận xét / Kết luận Các khoản giảm trừ doanh thu chiếm tỷ trọng lớn Doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách khuyến mại, khuyến mại vượt mức quy định Chi phí khấu hao TSCĐ gần như không có biến động so với năm trước Chi phí khấu hao không được trích lập đúng với quy định Tôi đã xem xét thủ tục phân tích sơ bộ trong Biểu A500.07 và ghi nhận các rủi ro về sai sót trọng yếu, ảnh hưởng đến bản chất, thời điểm và phạm vi các thủ tục kiểm toán được thực hiện. Các thủ tục kiểm toán bổ sung đã được bao gồm trong Kế hoạch kiểm toán - Biểu A500.02 và các chương trình kiểm toán. Senior: ___________________________ Date: _________________________ Các thủ tục kiểm tra chi tiết: Khi thủ tục phân tích được sử dụng như là thủ tục kiểm tra chi tiết cho một khoản mục cụ thể, các khoản mục này cần phải được liệt kê dưới đây. Việc kiểm tra nên được lưu hồ sơ theo hướng dẫn của các chương trình kiểm toán cho từng khoản mục. Rủi ro phân tích sơ bộ trong Biểu A500.10 nên được đánh giá dựa trên sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh và kết quả mong đợi, rủi ro này nên là thấp/trung bình chỉ khi thủ tục phân tích được sử dụng như là thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong các trường hợp khác, rủi ro phân tích được đánh giá là cao. Nếu kết quả mong đợi khác với thực hiện thì đánh giá rủi ro phân tích và xác định bản chất, thời điểm, phạm vi của các thủ tục kiểm toán nên được xem lại để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Khoản mục Thủ tục phân tích có thể được tin tưởng dựa trên kết quả của các kiểm tra được thực hiện trong các phần tương ứng? Có / Không Doanh thu bán hàng Có - Tương ứng kiểm tra chi tiết của phần E và T Chi phí khấu hao TSCĐ Có - Tương ứng kiểm tra chi tiết của phần I và J Giai đoạn hoàn tất: Khoản mục Nhận xét / Kết luận Chi phí khấu hao TSCĐ Không thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC Tổng thể BCTC phù hợp / không phù hợp với sự hiểu biết của chúng ta về hoạt động kinh doanh của đơn vị. Senior: ___________________________ Date: _________________________ (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I – VAE) 1.3 Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 1.3.1 Thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính Trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng như một phương pháp kiểm tra cơ bản nhằm thu thập các bằng chứng để chứng minh cho một cơ sở dẫn liệu cá biệt có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ nào đó. Các bằng chứng về cơ sở dẫn liệu các khoản mục trong BCTC có thể thu thập được khi tiến hành thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ, số dư hoặc sử dụng phương pháp phân tích hay kết hợp cả hai phương pháp. Sau khi thu thập, so sánh và đánh giá các thông tin sơ bộ về khách hàng trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết bằng cách kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác để làm rõ những khoản mục mà KTV nghi vấn là có chứa rủi ro. Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã lập ra một chương trình kiểm toán chung cho các cuộc kiểm toán. Theo đó, trong giai đoạn này KTV phải thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Xác định các khoản mục có chứa sai sót cần kiểm tra Sau khi thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, KTV xác định khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro để tiến hành thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán BCTC. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, KTV thường thực hiện thủ tục phân tích trên BCĐKT và BCKQKD của khách hàng, đặc biệt là các khoản mục trên BCKQKD do các khoản mục này dễ ước tính hơn các khoản mục trên BCĐKT, chúng là chỉ tiêu thời kỳ và là số tích lũy qua các tháng, trong khi số dư của tài khoản trên BCĐKT là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích các khoản mục trên BCKQKD sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Những khoản mục hay được xem xét là khoản mục doanh thu và chi phí. - Bước 2: Xác định các số ước tính của KTV Số ước tính của KTV đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới kết quả của thủ tục phân tích. Việc xây dựng số ước tính được dựa trên số liệu năm t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31563.doc