MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BGĐ : Ban giám đốc
KTV : Kiểm toán viên
TTPT : Thủ tục phân tích
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu
HMLK : Hao mòn lũy kế
CPKH : Chi phí khấu hao
GTƯT : Giá trị ước tính
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Cơ cấu thành viên góp vốn của Công ty
Bảng 1.3 : Kết quả hoạt động SXKD trong 4 năm của Công ty
Hình 1.4.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
Hình 2.1a : Sơ đồ quy trình kiểm toán t
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Vận dụng thủ tục phân tích các gđ của quá trình kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại ACAGroup
Bảng 2.1b : Các thủ tục kiểm toán bắt buộc trong cuộc kiểm toán
Hình 2.4 : Cấu trúc hồ sơ kiểm toán của Công ty ACAGroup
Biểu 2.1.2a : Tìm hiểu chung về khách hàng ABC
Biểu 2.1.2b : Phân tích sơ bộ tình hình tài chính tại Khách hàng ABC
Biểu 2.1.2c : Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Khách hàng ABC
Biểu 2.1.3a : Phân tích doanh thu bán hàng Khách hàng ABC
Biểu 2.1.4a : Phân tích soát xét tình hình tài chính Khách hàng ABC
Biểu 2.1.4b : Phân tích soát xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Khách hàng ABC
Biểu 2.2.2a : Tìm hiểu chung về khách hàng XYZ
Biểu 2.2.2b : Phân tích sơ bộ tình hình tài chính tại khách hàng XYZ
Biểu 2.2.2c : Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại khách hàng XYZ
Biểu 2.2.2d : Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tại khách hàng XYZ
Biểu 2.2.3a : So sánh giá trị ước tính và giá trị thực tế khoản mục HMLK
Biểu 2.2.4a : Phân tích soát xét tình hình tài chính khách hàng XYZ
Biểu 2.2.4b : Phân tích soát xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại khách hàng XYZ
Biểu 2.4 : Khái quát quy trình vận dụng TTPT trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán BCTC tại ACAGroup
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển không ngừng, nhiều khó khăn thách thức đặt ra song cũng chứa đựng rất nhiều cơ hội mới. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình tài chính thế giới có nhiều biến động lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả nền kinh tế các nước phát triển và đang phát triển. Sự suy thoái nền kinh tế Mỹ vừa qua đã gây nhiều áp lực và khó khăn lớn cho thị trường thế giới, và nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong nước năm 2008 vừa qua đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước càng trở nên khó khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính. Khó khăn chung đã đẩy sự cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Cũng như các loại hình cung cấp dịch vụ khác, dịch vụ kiểm toán – vốn là một loại hình mới mẻ và đang trên đà phát triển mạnh – cũng bị ảnh hưởng ít nhiều trong năm qua do sự sụt giảm của thị trường tài chính. Song, nhu cầu kiểm toán BCTC vẫn luôn luôn được đặt ra cho nhiều mục đích khác nhau và chỉ những doanh nghiệp hoạt động thực sự bằng nỗ lực phấn đấu của chính mình thì mới có thể khẳng định được vị trí chắc chắn trên thị trường. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán và tư vấn, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) đã và đang khẳng định vị trí của mình trên con đường phát triển. Sớm nắm bắt được những xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của kiểm toán độc lập nói riêng, công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) đã rất nỗ lực trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng những thương hiệu kiểm toán Việt Nam trước sự đổ bộ ồ ạt và cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu kiểm toán quốc tế.
Trong kỳ thực tập từ ngày 05 tháng 01 đến 30 tháng 4 năm 2009, cùng với sự giúp đỡ từ phía nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Ngô Trí Tuệ cũng như các anh, chị KTV trong Công ty, em đã được tìm hiểu và tham gia thực tập kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup). Tại đây, em đã được Công ty tạo điều kiện để tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về cơ cấu tổ chức quản lý, cơ cấu nhân sự, về quy trình kiểm toán, phương pháp tiếp cận và đặc biệt Công ty đã tạo điều kiện cho em được tham gia một số cuộc kiểm toán cùng các anh chị KTV trong Công ty. Qua quá trình thực tập và tham gia kiểm toán tại một số khách hàng của Công ty, nhận thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán, em đã quyết định lựa chọn nội dung chuyên đề thực tập cho mình về vấn đề này với tên đề tài: “Vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện”. Được sự hướng dẫn của PGS.TS.Ngô Trí Tuệ và các anh chị KTV trong Công ty, trong phạm vi bài Báo cáo Chuyên đề thực tập này, em xin được trình bày các nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup).
Chương II: Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup).
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup).
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian tìm hiểu nên bài Báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót và bất cập. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô cũng như các anh chị trong Công ty Kiểm toán và Tư Vấn Tài chính ACAGroup để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH Kểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) lần đầu tiên đã được thành lập vào ngày 24 tháng 8 năm 2001 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102003347 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và mang đầy đủ tư cách pháp nhân trước pháp luật. Cho tới nay, tên đầy đủ và hợp pháp của Công ty là:
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh : Auditing and Financial Consulting Company & Associates.
Tên viết tắt : ACAGroup.
Số điện thoại : (844) 2811 488/489
Fax : (844) 2811 499
Email : acagroup@viettel.vn hoặc acagroup@vnn.vn
Website : www.acagroup.com.vn
Với mục tiêu phát triển không ngừng Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính đã trải qua 5 lần thay đổi địa điểm và vốn góp:
Lần thứ nhất, do nhu cầu mở rộng văn phòng Công ty đã chuyển trụ sở về số 105, phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội theo Quyết định số 86/TB ngày 19 tháng 3 năm 2002 của BGĐ Công ty.
Lần thứ hai, theo Quyết định số 216/TB ngày 20 tháng 7 năm 2002 Công ty thay đổi về số thành viên vốn góp.
Lần thứ ba, tháng 01 năm 2003, Công ty chuyển trụ sở về số 2-E11, Tập thể Quỳnh Mai, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lần thứ tư, theo Quyết định số 08/ACCA/HĐTV ngày 26/11/2005 Công ty đổi tên giao dịch quốc tế thành Auditing and Financial Consulting Company & Associates và tên viết tắt là ACCA hay ACCA Group. Đồng thời Công ty cũng chuyển trụ sở chính về số 14, ngõ 14, phố Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Lần thứ năm, với mục tiêu không ngừng hoàn thiện để phục vụ khách hàng tốt nhất, Công ty đã thay đổi Logo ACCA Group thành ACAGroup từ ngày 01/08/2006 và chuyển trụ sở về Phòng 504, Tầng 5, Tòa nhà 17T7, khu Đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty còn mở các văn phòng đại diện ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh và thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phát triển không ngừng của ACAGroup đã nhanh chóng đưa tên tuổi của Công ty tới vị trí xứng đáng với nỗ lực mà các thành viên trong Công ty tâm huyết xây dựng. Tháng 9 năm 2006, Công ty đã gia nhập hãng kiểm toán quốc tế Kreston International – một trong những hãng kiểm toán danh tiếng hàng đầu thế giới. Ngày 14 tháng 11 năm 2006, ACAGroup đã trở thành thành viên chính thức của Kreston International và là đại diện duy nhất của hãng này tại Việt Nam. Đây là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty. Một mặt, từ nay Công ty được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực kiểm toán từ Kreston International, mặt khác đây cũng là một niềm tự hào lớn và là động lực thúc đẩy để ACAGroup ngày càng phát triển .
Ngay tại ngày đầu thành lập, số vốn góp điều lệ của Công ty là 500 triệu đồng, cho đến nay số vốn góp này đã tăng lên thành 3 tỷ đồng, do sự đóng góp của 4 thành viên:
Bảng 1.1: Cơ cấu thành viên góp vốn của Công ty
Thành viên
Vốn góp
Ông Trần Văn Dũng
40%
Ông Nguyễn Hoàng Dũng
20%
Ông Trần Thanh Hồng
20%
Ông Chu Quang Tùng
20%
1.2 Lĩnh vực hoạt động
Là một trong những tên tuổi đã được tín nhiệm tại Việt Nam, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ACAGroup đã và đang cung cấp các dịch vụ cho nhiều khách hàng lớn tại Việt Nam. Các dịch vụ mà ACAGroup cung cấp chủ yếu trong hai lĩnh vực đó là kiểm toán và tư vấn. Trong lĩnh vực kiểm toán, Công ty cung cấp các dịch vụ về:
Kiểm toán BCTC;
Kiểm toán BCTC;
Kiểm toán cho mục đích thuế;
Kiểm toán hoạt động;
Kiểm toán tuân thủ;
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư;
Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án;
Kiểm toán các thông tin tài chính.
Bên cạnh lĩnh vực kiểm toán, Công ty cũng đồng thời phát triển chiến lược cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao. Công ty đã xây dựng các bộ phận Tư vấn như ACA-FAS (Bộ phận dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp), ACA-Consulting (Bộ phận dịch vụ kế toán và tư vấn giải pháp doanh nghiệp) ACA-Tax (Bộ phận Tư vấn thuế) để đáp ứng các nhu cầu ngày một phong phú của khách hàng.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm được hỗ trợ và cộng tác từ nhiều tổ chức tư vấn quốc tế, bộ phận Tư vấn ACA-FAS có khả năng nhanh chóng phân tích, đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn đề còn tồn tại và đưa ra các giải pháp để tạo dựng niềm tin vào triển vọng phát triển doanh nghiệp.
Cùng với đó, bộ phận ACA- Consulting được xây dựng để cung cấp dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn giải pháp doanh nghiệp. Với mục tiêu nỗ lực phát triển và không ngừng hoàn thiện, ACA-Consulting còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ dự án như: Nghiên cứu ngành; Phân tích tiền khả thi và khả thi; Thiết kế dự án và xây dựng kế hoạch tổng thể; Quản lý dự án,…
Bộ phận Tư vấn thuế (ACA-Tax) cũng là một bộ phận chiến lược của ACAGroup, bao gồm các lĩnh vực: Hoạch định chiến lược và cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế; Thuế nhà thầu; Lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế; Tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế;
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong những năm gần đây, thị trường kiểm toán tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO thì nhu cầu về kiểm toán lại càng bức thiết hơn. Chính vì vậy mà số lượng các công ty kiểm toán xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh ngày càng cao cả về chất lượng dịch vụ lẫn chi phí kiểm toán. Trước những biến đổi của nền kinh tế và thay đổi của ngành, trên một nền tảng vững chắc được xây dựng gần 8 năm, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính vẫn phát triển không ngừng. Điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh của ACAGroup trong 4 năm gần đây :
Bảng 1.3 : Kết quả hoạt động SXKD trong 4 năm của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
485
650
1.123
1.526
Chi phí
287
372
573
811
Lợi nhuận
198
278
550
715
Sự tăng lên không ngừng của doanh thu và lợi nhuận đã cho thấy Công ty đang ngày càng khẳng định tên tuổi của mình với khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh. Sau khi trở thành thành viên của Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế Kreston Internatonal ngày 14 tháng 11 năm 2006, Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính lại tiếp tục một lần nữa khẳng định vị trí của mình khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 359/QĐ-UBCK, chấp thuận Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đây là bước ngoặt mới trên chặng đường phát triển của ACAGroup, đồng thời sự kiện này cũng tạo thêm cơ hội cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán đạt tiêu chuẩn Quốc tế tại Việt Nam trong tổng số 12 Công ty kiểm toán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận được kiểm toán cho cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trước đó, theo Quyết định số 858/QĐ-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ACAGroup đã đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty đang cung cấp dịch vụ cho các công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (Bưu điện Hà Nội, Bưu điện Vũng Tàu, Bưu điện Hà Tây,…), các công ty thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty May Thăng Long, Công ty môi giới bảo hiểm Quốc Việt, Công ty đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, các công ty thuộc Tổng công ty than Việt Nam,…và các dự án lớn như : dự án cải tạo và phát triển lưới điện 3 thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Nam Định của ngân hàng ADB, dự án cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn I của World Bank, vv...
Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ, thu hút thêm khách hàng thuộc các ngành khác như : ngân hàng, chứng khoán, các công ty than miền Bắc,… Đồng thời ACAGroup cũng tập trung hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng tiềm năng mới và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty kiểm toán quốc tế nhằm tiếp cận với các kỹ thuật tiến tiến trên thế giới, tăng cường chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp của mình.
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của ACAGroup
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
Hình 1.4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
Hội đồng thành viên
Ban giám đốc
Phòng nghiệp vụ 3
Phòng nghiệp vụ 1
Các VP đại diện
GĐ kiểm toán
GĐ tài chính
Phòng nghiệp vụ 2
VP Hà Nội
VP đại diện Quảng Ninh
VP đại diện TP
HCM
Phòng kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
Khách hàng
KS chất lượng
1.4.2 Chức năng của các bộ phận, phòng ban
Cho tới nay, toàn Công ty có 45 nhân viên chính thức, đây là đội ngũ gồm các chuyên gia tư vấn, KTV, nhân viên kế toán và nhân viên văn phòng, trong đó có 11 KTV có chứng chỉ KTV cấp quốc gia (CPA). Ngoài ra, ACAGroup còn có mạng lưới cộng tác viên rải rác khắp đất nước và cả trên thế giới.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm:
Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn có quyền quyết định những công việc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty như các quyết định tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển của Công ty.
BGĐ: là đại diện pháp nhân của công ty đồng thời là những người trực tiếp quản lý mọi hoạt động diễn ra bên trong công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Ngoài ra, BGĐ còn có quyền quyết định biên chế và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của từng phòng ban chức năng, phòng nghiệp vụ của Công ty, quyết định việc đăng ký danh sách KTV hành nghề tại Công ty. Trong đó Tổng Giám đốc là người đại diện và quản lý mọi hoạt động chung của Công ty, dưới Tổng Giám đốc là các Giám đốc từng bộ phận.
Giám đốc tài chính: là người chịu trách nhiệm về hoạt động thu chi và quản lý điều hành các hoạt động tài chính của Công ty.
Giám đốc kiểm toán: là người đào tạo, kiểm soát chất lượng kiểm toán trong Công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các báo cáo kiểm toán.
Các phòng ban trực thuộc bao gồm: phòng kế toán; phòng hành chính tổng hợp; phòng nghiệp vụ 1, nghiệp vụ 2, nghiệp vụ 3; và các văn phòng đại diện trực thuộc như văn phòng tại Hà Nội, văn phòng đại diện tại Quảng Ninh, văn phòng đại diện tại TP HCM.
Phòng kế toán và hành chính tổng hợp chịu trách nhiệm về công tác kế toán và quản lý nhân sự cũng như các vấn đề mang tính hành chính tổng hợp.
Các phòng nghiệp vụ 1, 2, 3 thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC, kiểm toán dự án đầu tư và xây dựng cơ bản,dịch vụ kế toán và thuế,…
Các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại các khu vực đảm nhiệm.
1.5 Đặc điểm quy trình kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup)
Quy trình chung một cuộc kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính(ACAGroup) gồm 3 giai đoạn : Chuẩn bị kiểm toán, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm toán (báo cáo và kết luận)
Quy trình kiểm toán của ACAGroup được thể hiện qua hình 2.1a
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, bao gồm các công việc thực hiện trước kiểm toán, lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán cũng như trao đổi với nhóm kiểm toán. Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn tiền đề tạo ra các cơ sở và điều kiện cần thiết để có thể thực hiện giai đoạn 2: giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Công việc thực hiện trước kiểm toán : Sau khi đã khảo sát, đánh giá để chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, Công ty thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán trong đó nêu rõ mục tiêu, phạm vi cũng như quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Ngoài ra trong hợp đồng còn nêu ra hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện, các điều khoản về phí và cách thức xử lý khi có tranh chấp hợp đồng. Trong bước này, Công ty cũng đồng thời chỉ định rõ đội ngũ nhân viên kiểm toán, BGĐ sẽ phân nhiệm trưởng nhóm, KTV và trợ lý kiểm toán, điều này cũng sẽ được thể hiện trong hợp đồng kiểm toán. Số lượng và thành phần nhân viên tham gia kiểm toán phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và tính chất của từng cuộc kiểm toán cụ thể. Cùng với việc chỉ định nhân viên, các công việc chuẩn bị điều kiện vật chất cho cuộc kiểm toán cũng được thực hiện trong bước này nhằm đảm bảo KTV có đủ công cụ thực hiện kiểm toán gồm: máy tính cá nhân, giấy tờ làm việc, công cụ kiểm kê, đồ dung văn phòng phẩm,…
Lập kế hoạch kiểm toán : Đây là bước quan trọng chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Trong bước này, KTV hay chủ nhiệm kiểm toán thực hiện đánh giá tổng quát về khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán thông qua các nhánh công việc như: tìm hiểu khách hàng, xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ, tìm hiểu nhu cầu, xác định mức độ trọng yếu.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 310: “ Để thực hiện được kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà đánh giá của KTV có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến Báo cáo kiểm toán”. Chính vì vậy, theo chương trình kiểm toán của ACAGroup, trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần tìm hiểu khách hàng về ngành nghề hoạt động kinh doanh, xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung, gặp mặt nhà quản lý, tham quan nhà xưởng, thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý nếu như khách hàng là khách hàng kiểm toán năm đầu hoặc sẽ thu thập thêm các thông tin mới về nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng đã kiểm toán nhiều năm. Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý như là : Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các BCTC, Báo cáo kiểm toán (nếu có) của năm hiện hành hay vài năm trước, các biên bản họp cổ đông, biên bản họp hội đồng quản trị, các cam kết và hợp đồng quan trọng,…Đồng thời trong giai đoạn này, KTV cũng cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, nhận diện lý do kiểm toán của họ.
Sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở, KTV sẽ tiến hành phân tích tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (Planning analytical review) tiếp đó tiến hành xác định mức trọng yếu cũng như đánh giá rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ. Mục đích của việc thực hiện thủ tục phân tích tổng quát là thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến động quan trọng về kế toán, về hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Đồng thời qua đó cũng tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.
Hình 2.1a: Sơ đồ quy trình kiểm toán tại ACAGroup
Báo cáo và kết luận
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Gặp mặt nhà quản lý
Tổng hợp các phát hiện kiểm toán
Họp với nhà quản lý
Xác định mức độ trọng yếu
Tìm hiểu nhu cầu
Xem xét HT
KSNB
Tìm hiểu khách hàng
Họp với nhà quản lý để trao đổi các phát hiện kiểm toán
Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Trao đổi với nhóm kiểm toán
Chính thức ban hành báo cáo chính thức và thực hiện tư vấn cho Dự án
Chuẩn bị thảo luận cho các báo cáo
Kết thúc kiểm toán tại đơn vị và họp tổng kết
Kiểm tra hệ thóng
Kiểm tra chi tiết
Thực hiện thủ tục kiểm toán
Ước tính ban đầu về tính trọng yếu thường do trưởng nhóm kiểm toán xác định. Theo chương trình kiểm toán của ACAGroup thì mức trọng yếu được tính như sau :
MPP = 5% Tổng LNTT
(hoặc MPP = 0.5% tổng DT hoặc = 0.5% tổng TS)
SMP = 75% MPP
ADPT = 5% MPP
Trong đó:
MPP : là mức trọng yếu kế hoạch cho toàn BCTC (Materiality planning purpose)
SMT : là mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục (Significant misstatement threshold)
ADPT : là mức chênh lệch kiểm toán chấp nhận được (Audit difference posting threshold)
Dựa trên mức độ trọng yếu đã xây dựng, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục kết hợp với đánh giá rủi ro kiểm soát để từ đó xác định khối lượng công việc cấn thực hiện (ROSM) cho mỗi khoản mục.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, việc tìm hiểu và đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ là công việc bắt buộc KTV phải thực hiện vì điều này đã được quy định trong 10 chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi (GAAS). Kết quả của quá trình tìm hiểu này phải được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV. Thông qua những mô tả ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ xác định có thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với mỗi loại khoản mục, nghiệp vụ hay không, từ đó đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát và kết luận về khối lượng công việc cần thực hiện.
Kết thúc giai đoạn này, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập chương trình kiểm toán chi tiết dựa trên kế hoạch kiểm toán tổng quát đã xây dựng đồng thời xác định thời gian thực hiện và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Giai đoạn 2 : Thực hiện kiểm toán
Sau khi chương trình kiểm toán chi tiết được xây dựng phù hợp với từng khách hàng, KTV sẽ tiến hành thực hiện kiểm toán theo chương trình đã được ấn định.
Bước 1 : Thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong bước này, KTV sẽ tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng về việc thiết kế các thủ tục kiểm soát trong đơn vị và việc vận hành các thủ tục ấy. Tại ACAGroup , việc thực hiện kiểm toán được chia theo từng phần hành do vậy trong bước đánh giá về kiểm soát nội bộ, KTV sẽ tiến hành mô tả quy trình kiểm soát đối với từng phần hành cụ thể như là : hệ thống chứng từ sổ sách, quá trình phân công phân nhiệm, quy trình phê duyệt và luân chuyển, đặc điểm cơ cấu của bộ máy kế toán ảnh hưởng tới công tác hạch toán từng phần hành,…Dựa vào những mô tả và hiểu biết của mình, KTV tiến hành đánh giá việc thiết kế các thủ tục kiểm soát trong đơn vị có hiệu quả hay không, tiếp đó sẽ tiến hành kiểm tra quá trình vận hành có đảm bảo sự tuân thủ và các thủ tục kiểm soát có được thực hiện thường xuyên hay không. Kết quả của quá trình này sẽ là kết luận đưa ra về một trong ba mức đánh giá: hiệu quả (effective), không hiệu quả (ineffective), hiệu quả nhưng không kiểm tra (effective but not tested). Các kỹ thuật được ACAGroup sử dụng trong thử nghiệm kiểm soát bao gồm : điều tra, phỏng vấn, quan sát, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối (walkthrough).
Bước 2 : Thực hiện thử nghiêm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản trong chương trình kiểm toán của ACAGroup được chia ra làm 3 loại thủ tục chính: thủ tục phân tích (substaintive analytical procedures), thủ tục bắt buộc (rebuttable procedures) và thủ tục kiểm tra chi tiết (test of details).
- Thủ tục bắt buộc: là thủ tục mà KTV chắc chắn phải thực hiện nó tương ứng với mỗi phần hành kiểm toán cụ thể. Theo chương trình kiểm toán của ACAGroup, KTV phải thực hiện 9 thủ tục bắt buộc tương ứng với 7 khoản mục sau : (Bảng 2.1b)
- Thủ tục phân tích : Công ty thường sử dụng ba loại kỹ thuật phân tích chủ yếu đó là phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và phân tích tính hợp lý. Tùy vào quy mô và tính chất của từng khoản mục mà KTV áp dụng kỹ thuật phân tích phù hợp. Áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này giúp KTV đánh giá, nhận diện được các biến động bất thường liên quan đến từng khoản mục và các khoản mục với nhau. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phỏng vấn BGĐ, nhân viên hay những người có liên quan để tìm lý giải cho những biến động bất thường này. Thủ tục phân tích giúp KTV thu thập được bằng chứng có giá trị đồng thời giảm thiểu số lượng kiểm tra chi tiết cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện.
Bảng 2.1b : Các thủ tục kiểm toán bắt buộc trong cuộc kiểm toán
Khoản mục
Thủ tục bắt buộc
1.Tiền
- Gửi thư xác nhận số dư tiền gửi
- Kiểm tra bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng
2.Phải trả nhà cung cấp
- Gửi thư xác nhận khoản phải trả
3.Tài sản cố định
- Kiểm tra tất cả các nghiệp vụ tăng trong năm
4.Hàng tồn kho
- Kiểm kê hàng tồn kho
5.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Kiểm tra tính đúng kỳ
6.Các khoản công nợ phải trả
- Kiểm tra các khoản công nợ không được ghi chép
- Xác nhận nghĩa vụ pháp lý của khoản nợ
7.Phải thu khách hàng
- Gửi thư xác nhận khoản phải thu
- Thủ tục kiểm tra chi tiết: Đối với mỗi phần hành kiểm toán, các thủ tục kiểm tra chi tiết đã được xây dựng trong chương trình kiểm toán của Công ty nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán. Về kỹ thuật chọn mẫu, KTV thực hiện chọn mẫu theo phương pháp CMA được Kreston International chuyển giao theo chuẩn quốc tế. Trong quá trình kiểm tra chi tiết, nếu phát hiện có sự chênh lệch vượt qua mức chênh lệch trọng yếu, KTV sẽ tiến hành bút toán điều chỉnh. Còn đối với những chênh lệch nhỏ hơn mức chênh lệch trọng yếu (không được điều chỉnh) KTV sẽ tập hợp vào một bảng để xem xét ảnh hưởng tổng hợp của các chênh lệch này.
Giai đoạn 3 : Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, KTV tiến hành soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, kiểm tra và tổng hợp tất cả các thủ tục đã thực hiện trong cuộc kiểm toán để xem xét và phát hiện các thủ tục còn thiếu (nếu có) và tiến hành thủ tục kiểm toán bổ sung. Tiếp đó sẽ là việc thảo luận với nhà quản lý để trao đổi về các phát hiện kiểm toán, thu thập thư giải trình của Ban quản trị. Sau khi tổng hợp các kết quả kiểm toán, KTV sẽ chuẩn bị bản thảo cho Báo cáo kiểm toán và thư quản lý, cuối cùng sẽ chính thức phát hành Báo cáo kiểm toán và thực hiện tư vấn cho khách hàng.
Nhìn chung các bước kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) được thực hiện theo quy trình trên, các phần hành được xây dựng hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ KTV khi thực hiện. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng cụ thể, tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh đặc thù mà Công ty có sự điều chỉnh trong quá trình kiểm toán cho phù hợp.
1.6 Tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán – theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 – là toàn bộ các tài liệu do KTV thu thập, lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán nếu như được tổ chức một cách khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ được rất nhiều trong quá trình thực hiện kiểm toán, lưu trữ và kiểm tra đối chiếu. Nhận thức được tầm quan trọng của tính hiệu quả trong công tác tổ chức hồ sơ kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Tài chính (ACAGroup) đã không ngừng hoàn thiện và sáng tạo trong việc tổ chức hồ sơ nhằm xây dựng một hệ thống hồ sơ kiểm toán khoa học. Do công tác tổ chức hồ sơ kiểm toán bị ảnh hưởng bởi phương pháp tiếp cận và quy trình kiểm toán nên sự thay đổi của phương pháp tiếp cận đã thúc đẩy công tác tổ chức hồ sơ phải phát triển để phù hợp theo. Từ năm 2007 trở về trước, phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty là phương pháp tiếp cận theo khoản mục do vậy hệ thống hồ sơ cũng được tổ chức tương ứng theo phương pháp tiếp cận này. Sang năm 2008, Công ty bắt đầu xây dựng phương pháp tiếp cận mới – phương pháp tiếp cận theo phần hành – và hồ sơ kiểm toán cũng được xây dựng theo một hệ thống mới.
Hệ thống hồ sơ kiểm toán của ACAGroup được chia thành hai hệ thống hồ sơ chính là VSE file (Very small entities) áp dụng cho những khách hàng có quy nhỏ, còn SE file( small entities) được áp dụng với khách hàng có quy mô vừa và lớn. Mỗi hệ thống hồ sơ được kết cấu gồm hai file là : hồ sơ kiểm toán chung (PAF – Permanent audit file) và hồ sơ kiểm toán năm (CAF – Current audit file).
Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều năm tài chính của một khách hàng, bao gồm các dữ kiện có tính lích sử hay mang tính liên tục qua các năm tài chính như là : Tên, số liệu hồ sơ, ngày tháng thành lập, ngày tháng lưu trữ; các thông tin chung về khách hàng (quyết định thành lập, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Điều lệ Công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị,…), các tài liệu về thuế (các văn bản chế độ riêng về thuế trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng,…), các tài liệu về nhân sự (thỏa ước lao động, các quy định sử dụng quỹ lương,…), các tài liệu kế toán (các nguyên tắc kế toán áp dụng, các văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng), các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba, hợp đồng cho thuê, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cho vay, vv…. Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi từ khách hàng.
Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới một năm tài chính như: Các thông tin về người lập, người kiểm tra, soát xét hồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, BCTC, hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, bằng chứng về kế hoạch, chương trình kiểm toán, bằng chứng đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của KTV, bằng chứng về thủ tục kiểm toán mà KTV thực hiện. thư giải trình của ban quản lý, kết luận của KTV về các vấn đề trọng yếu, vv...
Việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán do._. phòng hành chính đảm nhiệm, các hồ sơ được đánh mã số để thuận lợi cho việc quản lý. Khi có một hồ sơ kiểm toán được thiết lập, nhóm kiểm toán thực hiện hồ sơ đó phải đăng ký với phòng hành chính và phòng hành chính sẽ cấp mã số đồng thời lưu lại mã nàytrong hệ thống quản lý file của Công ty.
Hồ sơ kiểm toán của ACAGroup có cấu trúc như sau (SE file) :
Hình 2.4 : Cấu trúc hồ sơ kiểm toán của Công ty ACAGroup
Section A
Communication and Reporting
A1
Financial statements (current and last period)
A2
Master lead sheet,
Trial balance and list of adjustments (current and last period)
A3
Group reporting package
A4
Management letters
A5
Other communication
Section B
Completion
B1
Audit checklist
B2
Management Representation letters
B3
Completion Document
B4
Summary of Audit Differences (current and last period)
B5
Final AR (analytical review)
B6
Interoffice instructions
B7
BOM minutes
Section C
Planning
C1
Planning Document
C2
Client evaluation, acceptance, continuance document
C3
Planning AR
C4
Budget and Staffing
C5
Internal audit, External expert, Service Organization
C6
Prepared by client list
C7
Interoffice Instruction
Section D
Specific Topics
D1
Audit program for specific topic
D2
Audit program for specific topic - frauds
Section E
Financial Reporting Audit Program
Section F
Entity Level Controls Program
Section G
Cash and bank
G1
Audit objectives and audit program
G2
Test of control
G3
Lead sheet and WPs (Working papers)
Cash on hand
Cash at bank
Cash in transit
Section H
Investments
H1
Audit objectives and audit program
H2
Test of control
H3
Lead sheet and WPs
Short term investments
Long term investments
Provision for diminution in the value of investments
Section K
Revenue and Trade Receivables
K1
Audit objectives and audit program
K2
Test of control
K3
Lead sheet and WPs
Revenue
Account receivables
Provision for doubful debts
Intercompany receivables
Section L
Inventories, Cost of goods sold, Trade and Inter-company Payables
L1
Audit objectives and audit program
L2
Test of control
L3
Lead sheet and WPs
Inventories
Provision for inventories
COGS
Trade payables
Inter-company payables
Section M
Fixed assets and CIP
M1
Audit objectives and audit program
M2
Test of control
M3
Lead sheet and WPs
Tangible fixed assets
Intangible fixed assets
Investment property
CIP
Section N
Other B/S items
N1
Audit objectives and audit program
N2
Test of control
N3
Lead sheet and WPs
Other Receivables
Advance
Short term deposit
Short term prepayment
Prepayment to suppliers
Long term deposit
Long term prepayment
Payable to employees
Other payable
Accruals
Section Q
Borrowings
Q1
Audit objectives and audit program
Q2
Test of control
Q3
Lead sheet and WPs
Short term borrowings
Current portion of long term debts
Long term borrowings
Section R
Taxation
R1
Audit objectives and audit program
R2
Test of control
R3
Lead sheet and WPs
Input VAT
Output VAT
Import-export tax
WHT
PIT
CIT
Deferred tax assets
Deferred tax liabilities
CIT expenses
Section V
Capital and reserves
V1
Audit objectives and audit program
V3
Lead sheet and WPs
Capital
Reserves
Section Z
Other P&L items
Z1
Audit objectives and audit program
Z2
Test of control
Z3
Lead sheet and WPs
Financial income
Financial expense
Selling expenses
General and administration expense
Other income and expenses
Cấu trúc của VSE file cũng tương tự như SE file nhưng không sử dụng chỉ mục Section D - Specific Topics.
1.7 Giám sát chất lượng kiểm toán
Kiểm soát quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Hiện nay, Công ty đang duy trì một quy trình tuyển dụng nhân viên một cách chuyên nghiệp nhằm mục đích lựa chọn được những người có năng lực vào đúng vị trí tại Công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, mọi nhân viên đều được phổ biến những kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cách giải quyết những tình huống khi rơi vào tình huống vi phạm tính chính trực, khách quan, bảo mật…Công ty thường xuyên có các buổi đào tạo vào ngày thứ 7, để các nhân viên có thể trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm việc. Hiện tại, Công ty thực hiện phân công kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các nhân viên để đảm bảo tính độc lập, chính trực, khách quan.
Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là thành quả của cuộc kiểm toán do đó cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ. Phòng hành chính sẽ thực hiện quản lý hồ sơ kiểm toán và phòng kiểm soát chất lượng do BGĐ bổ nhiệm, được tổ chức độc lập. Các thủ tục áp dụng khi tiến hành kiểm soát hồ sơ kiểm toán bao gồm:
Chọn người kiểm tra hồ sơ.
Chọn hồ sơ kiểm toán cần kiểm tra.
Lập báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra.
Lưu trữ kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
Đánh giá việc duy trì và chấp nhận khách hàng
Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, Công ty có cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của bản thân Công ty và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng. Công ty đã xây dựng các thủ tục đánh giá khách hàng như: Thu thập và xem xét các tài liệu hiện có liên quan đến khách hàng tiềm năng; Trao đổi với bên thứ ba các thông tin về khách hàng tiềm năng, về Giám đốc (hoặc người đứng đầu) và cán bộ, nhân viên chủ chốt của họ; Trao đổi với KTV năm trước về các vấn đề liên quan đến tính trung thực của BGĐ; những bất đồng giữa BGĐ về các chính sách kế toán, các thủ tục kiểm toán, hoặc những vấn đề quan trọng khác và lý do thay đổi KTV.
Nhìn chung công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Tài chính khá tốt, tương đối cụ thể, gắn trách nhiệm tới từng người, kiểm soát chặt chẽ tới từng khâu trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, kiểm toán và tìm hiểu khách hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP)
2.1 Khái quát quá trình áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup)
Như đã trình bày ở phần trên, ACAGroup sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo từng phần hành, và với mỗi phần hành kiểm toán Công ty đều xây dựng những hướng dẫn cụ thể được thể hiện trong chương trình kiểm toán (AP) của Công ty. Theo đó, các bước công việc thực hiện trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán cũng được lần lượt thực hiện theo AP. Song, quá trình áp dụng thủ tục phân tích tại ACAGroup có thể tóm tắt theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Bước 1: Thu thập thông tin
Trong bước này, KTV tiến hành thu thập tất cả các thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu là khách hàng năm đầu tiên thì KTV sẽ tiến hành tìm hiểu tất cả các thông tin cơ sỏ và thông tin nghĩa vụ pháp lý cũng như các thay đổi trong năm của khách hàng. Như đã trình bày ở mục 1.6 – Hồ sơ kiểm toán – Chương I, tất cả các thông tin chung này được lưu ỏ hồ sơ kiểm toán chung (PAF), trong trường hợp khách hàng là khách thể kiểm toán từ năm thứ 2 trở đi thì khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ tìm hiểu trong hồ sơ kiểm toán chung của năm trước và cập nhật thêm những thay đổi trong năm có liên quan.
Bước 2: So sánh thông tin
Sau khi đã thu thập được thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, KTV tiến hành so sánh, phân tích, đánh giá. Mục tiêu chủ yếu của bước này là xác định vùng có thể xảy ra rủi ro và sai phạm, bên cạnh đó còn giúp KTV lập các bước công việc cần làm tiếp theo.
Bước 3: Đánh giá kết quả
Từ kết quả so sánh đã thực hiện, KTV đưa ra những nhận xét sơ bộ về Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hai bước công việc so sánh thông tin và đánh giá kết quả thường được KTV thực hiện chung trên giấy tờ làm việc.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết
Bước 1: Xây dựng mô hình
Từ phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch cùng với các thông tin thu thập khác, KTV sẽ lựa chọn số dư khoản mục quan trọng cần phân tích và đồng thời cũng xác định loại hình phân tích phù hợp. Việc lựa chọn khoản mục nào và loại hình phân tích nào cho phù hợp là tùy thuộc vào mục đích và kinh nghiệm của KTV mà theo đó KTV cho rằng khoản mục đó có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Bước 2: Xem xét mức độ tin cậy và tính độc lập của thông tin
Thông tin được sử dụng để thực hiện TTPT có độ tin cậy cao hay thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của các ước tính và do đó sẽ ảnh hưởng tới các bằng chứng kiểm toán thu được từ TTPT. Chính vì vậy mà trong bước này, KTV cần xem xét dữ liệu sử dụng có đảm bảo mức độ độc lập và tin cậy hay không, tính độc lập và tin cậy của dữ liệu bị ảnh hưởng bởi: nguồn dữ liệu, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự kết hợp của các dữ liệu.
Bước 3: Ước tính và so sánh giá trị
Trong bước này, KTV sẽ thực hiện ước tính giá trị của số dư khoản mục từ dữ liệu đã thu thập và mô hình ước tính đã xây dựng. Tiếp đó KTV sẽ tiến hành so sánh số ước tính với số thực tế để xác định số chênh lệch.
Bước 4: Phân tích nguyên nhân và phát hiện kiểm toán
Từ kết quả thu được trong bước 3, KTV sẽ tiến hành đối chiếu số chênh lệch thực tế với giá trị ADPT (mức chênh lệch kiểm toán chấp nhận được). Khi mức chênh lệch giữa giá trị ước tính và giá trị ghi sổ lớn hơn ADPT, KTV sẽ thực hiện thêm các phân tích (có thể xem xét lại mô hình ước tính) và tiến hành tìm hiểu, điều tra để lý giải cho các chênh lệch thông qua các biện pháp như: làm việc trực tiếp với nhân viên đảm nhiệm phần hành đó, xem xét lại những biến động giữa số kế hoạch và số thực hiện của khách hàng, phỏng vấn ban giám đốc, xem xét lại những lý giải có được ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và phân tích sơ bộ, xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc,…
Qua kết quả của việc tìm hiểu, điều tra, KTV thu thập các phát hiện để tập hợp bằng chứng kiểm toán trên giáy tờ làm việc.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Thực hiện thủ tục phân tích soát xét
Bước 1: So sánh thông tin
KTV thực hiện đánh giá lại lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể, KTV sẽ so sánh kết quả của năm nay so với năm trước để xem liệu tát cả các thay đổi đã được giải thích thỏa đáng hay chưa đồng thời phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện ở các giai đoạn trước.
Bước 2: Phân tích kết quả
Trong bước này, KTV thực hiện soát xét lại các thông tin trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Dựa vào những bằng chứng và hiểu biết của mình, KTV kiểm tra và đánh giá lại những thay đổi trên BCTC của khách hàng. Đối với những thay đổi chưa được giải thích thỏa đáng, KTV sẽ phân tích thêm để tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập bằng chứng một cách đầy đủ và hiệu lực trước khi đưa ra các kết luận kiểm toán.
2.2 Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty ABC do ACAGroup thực hiện
2.1.1. Giới thiệu khách hàng
Công ty ABC là doanh nghiệp chế xuất liên doanh, bắt đầu hoạt động từ 11 tháng 4 năm 2006. Công ty được phép hoạt động trong 49 năm theo Giấy phép đầu tư dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngày 15 tháng 12 năm 2007, Công ty đã chuyển đổi loại hình công ty sang hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận thay đổi lần 1.
Tổng số vốn điều lệ tại ngày 15/12/2007 của Công ty là 10,300,000 USD trong tổng số vốn đăng ký kinh doanh tại 15/12/2007 là 19,855,000 USD.
Văn phòng Công ty đặt tại Khu Công nghiệp Quế Võ, Huyện Quế Võ, Bắc Ninh, Việt Nam. Tại ngày 31/12/2008 Công ty có 20 nhân viên Việt Nam, 13 nhân viên nước ngoài và 820 công nhân sản xuất.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các linh kiện máy móc bằng nhựa, có độ chính xác cao được bán cho cả trong và ngoài nước, trong đó phần lớn là cung cấp sản phẩm cho các khách hàng nội địa.
2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch tại Khách hàng ABC
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước thu thập thông tin ban đầu về khách hàng ABC được KTV trình bày trên giấy tờ làm việc tại Biểu 2.1.2a. Khách hàng ABC là khách hàng kiểm toán năm thứ hai nên các thông tin chung về khách hàng đã được thu thập từ năm trước và lưu tại hồ sơ kiêm toán chung, do vậy trong bước này KTV chỉ cập nhật thêm những thông tin mới cũng như tìm hiểu những thông tin mà kiểm toán viên cho là quan trọng và ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính.
Biểu 2.1.2a: Tìm hiểu chung về khách hàng ABC
Tìm hiểu chung về khách hàng
Khách hàng
Kỳ kế toán
Tham chiếu
Công ty CP ABC
31/12/2008
C 101
Người thực hiện: VTT Ngày thực hiện: 23/03/2008
Mục đích:
Mục đích của giấy tờ làm việc này là thu thập các thông tin về khách hàng
Thông tin chung:
Công ty Cổ phần ABC được thành lập theo quy định luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bắt đầu hoạt động từ ngày 11 tháng 4 năm 2006 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và chuyển đổi thành công ty cổ phần tại ngày 15/12/2007 theo Giấy chứng nhận thay đổi lần thứ nhất. Công ty là doanh nghiệp chế xuất liên doanh, tại ngày 15/12/2007 vốn góp điều lệ của Công ty là 10,300,000 USD được thực hiện bởi 4 nhà đầu tư: Công ty TNHH VNT (Việt Nam) góp 4.4% vốn điều lệ; Công ty TNHH B&E Holding (nước ngoài) góp 58,8% vốn điều lệ; Công ty TNHH VS Holding Vietnam góp 25% vốn điều lệ; Tập đoàn Toyota Tsuho (Hồng Kông) góp 11,8% vốn điều lệ. Tổng số vốn đầu tư đăng ký kinh doanh tại ngày 15/12/2007 là 19,855,000 USD.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty:
+ Sản xuất linh kiện, máy móc bằng chất nhựa có độ chính xác cao, dùng để xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Lắp ráp và bán các sản phẩm điện tử
+Thiết kế, sản xuất và bán các khuôn mẫu sản xuất nhựa và cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa khuôn mẫu.
Các khách hàng chủ yếu của Công ty: Vs Industry Berhad, Vs Plus Sdn, Canon Vietnam, Canon Inc Japan, Canon Hongkong, Brother Industries Vn, Tosy Toy.
Các nhà cung cấp chính: Công ty TNHH SIK Vietnam, Tokyo Ink Compounds Vietnam, Practimax labels, Sojizt Malaysia, Shenzhen Taifaxing Technologies, …
Trong năm, giá nguyên vật liệu chính sản xuất sản phẩm của Công ty tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ vào thời điểm cuối năm. Số lượng các nhà cung cấp khá đa dạng nên Công ty gần như không gặp khó khăn gì từ phía các nhà cung cấp.
Số lượng khách hàng của Công ty cũng tương đối nhiều, song chủ yếu là Canon Vietnam, Vs Industry Berhad , Vs Plus Sdn và Brother Industries. Các khách hàng này đều là khách hàng quen thuộc từ những ngày đầu Doanh nghiệp đi vào hoạt động, tuy năm 2008 nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái song lượng hàng đặt mua từ các khách hàng này vấn tương đối ổn định, mặt khác Công ty đang tăng cường mở rộng mạng lưới bán hàng nhằm thu hút thêm khách hàng nước ngoài. Do vậy có thể coi như khâu tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp khá thuận lợi.
Những nội dung quan trọng trong chính sách kế toán áp dụng:
Việc lập BCTC của Công ty được tuân thủ theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
Năm nay, Công ty bắt đầu áp dụng thêm 3 chuẩn mực kế toán Việt nam cụ thể là: VAS 18 : Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
VAS 19 : Hợp đồng bảo hiểm
VAS 30 : Lãi trên cổ phiếu
Ưu đãi về thuế: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% lợi nhuận thu được trong 15 năm đầu kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và bằng 28% trong những năm tiếp theo. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo. Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 của Nghị Định 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005.
Bước 2 và Bước 3: So sánh thông tin, đánh giá kết quả
Sau khi đã tìm hiểu thông tin khái quát về khách hàng, KTV thực hiện so sánh thông tin trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời thực hiện phân tích và đánh giá kết quả tại các Biểu 2.1.2b và 2.1.2c
Biểu 2.1.2b: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính tại Khách hàng ABC
Phân tích sơ bộ tình hình tài chính
Khách hàng
Kỳ kế toán
Tham chiếu
Công ty CP ABC
31/12/2008
C 301
Người thực hiện: NKC Ngày thực hiện: 23/03/2008
Đơn vị: đồng (VND)
TÊN TÀI KHOẢN
SỐ DƯ 31/12/2007
SỐ DƯ 31/12/2008
Chênh lệch
Ghi chú
Số tiền
%
TÀI SẢN
I.Tài sản ngắn hạn
44,636,203,665
156,513,453,033
111,877,249,368
251%
Tiền và các khoản tương đương tiền
12,925,999,097
49,043,717,392
36,117,718,295
279%
N1
Tiền
12,925,999,097
49,043,717,392
36,117,718,295
279%
Các khoản phải thu ngắn hạn
20,479,303,722
78,161,432,291
57,682,128,569
282%
Phải thu khách hàng
9,958,596,961
77,633,467,291
67,674,870,330
680%
N2
Trả trước cho người bán
7,403,184,738
30,000,000
(7,373,184,738)
-100%
Phải thu nội bộ ngắn hạn
3,117,522,023
497,765,000
(2,619,757,023)
-84%
Các khoản phải thu khác
200,000
200,000
-
Hàng tồn kho
9,237,566,222
26,000,768,332
16,763,202,110
181%
Hàng tồn kho
9,237,566,222
26,000,768,332
16,763,202,110
181%
N3
Tài sản ngắn hạn khác
1,993,334,624
3,307,535,018
1,314,200,394
66%
Chi phí trả trước ngắn hạn
1,887,032,524
2,087,514,521
200,481,997
11%
N4
Tài sản ngắn hạn khác
106,302,100
1220020497
1,113,718,397
1048%
N5
II.Tài sản dài hạn
174,592,846,843
426,224,784,282
251,631,937,439
144%
Tài sản cố định
172,432,835,621
401,534,292,449
229,101,456,828
133%
Tài sản cố định hữu hình
101,371,861,452
390,719,914,550
289,348,053,098
285%
N6
Nguyên giá
102,523,919,138
405,631,692,397
303,107,773,259
296%
Giá trị hao mòn luỹ kế
(1,152,057,686)
(14,911,777,847)
(13,759,720,161)
1194%
Tài sản cố định vô hình
10,970,065,717
10,814,377,899
(155,687,818)
-1%
Nguyên giá
11,151,391,501
11,240,448,704
89,057,203
1%
Giá trị hao mòn luỹ kế
(181,325,784)
(426,070,805)
(244,745,021)
135%
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
60,090,908,452
-
(60,090,908,452)
-100%
Tài sản dài hạn khác
2,160,011,222
24,690,491,833
22,530,480,611
1043%
Chi phí trả trước dài hạn
2,160,011,222
24,690,491,833
22,530,480,611
1043%
N7
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
219,229,050,508
582,738,237,315
363,509,186,807
166%
NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả
123,952,805,158
411,371,761,023
287,418,955,865
232%
Nợ ngắn hạn
123,952,805,158
234,135,425,511
110,182,620,353
89%
Vay và nợ ngắn hạn
32,314,569,200
108,875,422,507
76,560,853,307
237%
N8
Phải trả người bán
21,310,067,685
88,132,177,714
66,822,110,029
314%
N9
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
334,012,000
635,405,932
301,393,932
90%
N10
Phải trả người lao động
553,318,252
4,091,104,827
3,537,786,575
639%
N11
Chi phí phải trả
127,133,062
1,321,383,663
1,194,250,601
939%
N12
Phải trả nội bộ
69,222,147,059
30,319,739,739
(38,902,407,320)
-56%
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
91,557,900
760,191,129
668,633,229
730%
N13
Nợ dài hạn
-
177,236,335,512
177,236,335,512
-
Vay và nợ dài hạn
-
177,236,335,512
177,236,335,512
-
II. Vốn chủ sỏ hữu
95,276,245,350
171,546,476,291
76,270,230,941
80%
Vốn chủ sở hữu
95,276,245,350
171,546,476,291
76,270,230,941
80%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
94,708,350,000
162,859,900,000
68,151,550,000
72%
N14
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
567,895,350
8,686,576,291
8,118,680,941
1430%
CỘNG NGUỒN VỐN
219,229,050,508
582,918,237,314
363,689,186,806
166%
N1: Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng lên 36,117,718,295 đồng tương ứng với 279% chủ yếu là do:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 8,118,680,941 đồng
Khấu hao TSCĐ: 15,337,848,652 đồng
Tăng phải thu và các tài sản ngắn hạn khác: 57,682,128,569
Tăng hàng tồn kho: 16,763,202,110 đồng
Tăng các khoản phải trả và nợ phải trả khác: 33,441,767,046 đồng
Tăng chi phí trả trước: 22,730,962,608 đồng
Mua sắm TSCĐ: 224,439,305,480 đồng
Nhận vốn góp trong năm: 68,151,550,000 đồng
Nhận tiền vay ngắn hạn và dài hạn: 379,795,778,536 đồng
Trả tiền nợ gốc vay: 125,998,589,717 đồng
N2: Phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng lên đáng kể so với năm trước với số tiền 67,674,870,330 đồng (đạt 680%). Sự tăng lên này tương ứng với sự tăng lên của doanh thu là 1346%, do vậy khoản phải thu năm nay tăng lên đáng kể như vậy là hợp lý.
N3: Hàng tồn kho
Hàng tồn kho tăng lên 181% là do nhu cầu về sản phẩm trong năm tăng mạnh vì vậy Công ty đã quyết định tăng mức nguyên vật liệu thô dự trữ chủ yếu là nguyên liệu PO và hạt nhựa PO Z các loại (chiếm tỷ trọng 66.5% tổng giá trị hàng tồn kho) để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất.
N4: Chi phí trả trước ngắn hạn
Chi phí trả trước ngắn hạn năm nay tăng lên 200,481,997 đồng so với năm 2007. Khoản tăng thêm này là do trong năm Công ty khách hàng đã mua sắm thêm một số công cụ dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất.
N5: Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác tăng lên đáng kể: 1,113,718,397 đồng, tương ứng tốc độ tăng 1048%, do trong năm số lượng hàng hóa kho bảo thuế của Công ty đã tăng lên.
N6: Tài sản cố định hữu hình
Trong năm 2008, Công ty đã thực hiện mua sắm một số tài sản mới, số TSCĐ này chiếm 58% tổng tài sản cố định hữu hình. Thêm vào đó, công trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành và nghiệm thu, giá trị công trình chiếm 41% tổng giá trị TSCĐ hữu hình. Do vậy sự tăng lên đáng kể của TSCĐ hữu hình trong năm nay (285%) là hợp lý.
N7: Chi phí trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn tăng lên 22,690,491,833 đồng so với năm 2007 (chiếm 1043%), điều này là do lượng hàng tồn kho dự trữ trong năm tăng, do vậy diện tích kho bãi cũng cần phải được mở rộng, kéo theo chi phí thuê kho bãi chờ phân bổ trong năm đã tăng lên với số lượng đáng kể.
N8: Vay và nợ ngắn hạn
Khoản vay ngắn hạn của Công ty trong năm đã tăng lên 76,560,853,307 đồng (237%) so với năm 2007 chủ yếu là khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng Maybank và Vietcombank – Bắc Ninh.
N9: Phải trả người bán
Các khoản phải trả chủ yếu là các khoản phải trả từ mua nguyên vật liệu và bao bì cho sản phẩm.
N10: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Số dư tài khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đã tăng lên 90% so với năm trước (tăng 301,393,932 đồng), điều này là do số dư này đã thể hiện cả khoản thuế thu nhập cá nhân chưa nộp trong năm.
N11: Phải trả công nhân viên
Phải trả công nhân viên năm 2008 tăng đáng kể (639%), do trong năm Công ty đã thực hiện tuyển thêm một lượng khá lớn công nhân lao động trực tiếp bên cạnh đó, tại thời điểm cuối năm, tiền lương tháng 12 và tiền lương tháng 13 đã được phản ánh song chưa thực hiện trả lương cho người lao động theo thời gian quy định, vì vậy khoản mục này đã tăng lên 3,537,786,575 đồng.
N12: Chi phí phải trả
Chi phí phải trả tăng lên 1,194,250,601 đồng (tương ứng 939%), khoản mục này phần lớn là chi phí vận chuyển trích trước và chi phí lãi vay phải trả. Năm 2008, Công ty đã thực hiện một số hợp đồng vay ngắn và dài hạn khá lớn, do vậy chi phí lãi vay phải trả trích trước tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng năm nay tăng lên rất mạnh (1171%) đã cho thấy chi phí vận chuyển tăng lên là điều hợp lý.
N13: Các khoản phả trả, phải nộp ngắn hạn khác
Khoản phải trả khác đã tăng lên 668,633,229 đồng (730%), số dư này tăng lên là do số lượng công nhân viên của Công ty năm 2008 tăng, do vậy khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải nộp trong năm tăng lên, tại thời điểm cuối năm, khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong năm vẫn còn một phần chưa nộp về cơ quan Bảo hiểm xã hội.
N14: Vốn chủ sở hữu
Trong năm, các cổ đông đã thực hiện tăng vốn góp thêm 68,151,550,000 đồng đưa vốn góp điều lệ lên 171,546,476,291 đồng đã làm cho số vốn góp năm nay tăng 72% so với năm 2007.
Biểu 2.1.2c: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Khách hàng ABC
Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khách hàng
Kỳ kế toán
Tham chiếu
Công ty CP ABC
31/12/2008
C 302
Người thực hiện: NKC Ngày thực hiện: 23/03/2008
Đơn vị: đồng (VND)
TÊN TÀI KHOẢN
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Ghi chú
Số tiền
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
18,958,905,541
274,207,637,590
255,248,732,049
1346%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
53,139,763
53,139,763
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ
18,958,905,541
274,154,497,827
255,195,592,286
1346%
N15
4. Giá vốn hàng bán
11,756,392,185
230,776,479,730
219,020,087,545
1863%
N16
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
7,202,513,356
43,378,018,097
36,175,504,741
502%
6. Doanh thu hoạt động tài chính
637,302,405
3,013,689,168
2,376,386,763
373%
7. Chi phí tài chính
1,884,585,799
8,488,706,108
6,604,120,309
350%
+ Trong đó : Chi phí lãi vay
852,490,368
5,024,533,316
4,172,042,948
489%
8. Chi phí bán hàng
860,364,599
10,937,448,882
10,077,084,283
1171%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4,844,207,267
19,200,991,318
14,356,784,051
296%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
250,658,096
7,764,560,957
7,513,902,861
2998%
11. Thu nhập khác
1,402,824,087
817,348,541
(585,475,546)
-42%
12. Chi phí khác
1,085,586,833
463,228,556
(622,358,277)
-57%
13. Lợi nhuận khác
317,237,254
354,119,985
36,882,731
12%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
567,895,350
8,118,680,942
7,550,785,592
1330%
N17
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
-
-
-
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
567,895,350
8,118,680,942
7,550,785,592
1330%
N15: Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng tăng lên 1346% tương ứng với 255,195,592,286 đồng. Điều này chủ yếu là do tăng doanh thu từ bán thành phẩm (1731%). Sự tăng mạnh trong doanh thu bán hàng năm 2008 là do Công ty mới được thành lập năm trước, do vậy doanh thu năm 2007 không đáng kể, sang năm 2008, Công ty đã hoàn thành một số công trình xây dựng cơ bản (dây chuyền sản xuất) và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị cho sản xuất thành phẩm cũng như bán thành phẩm. Đồng thời, trong năm Công ty đã ký kết nhiều hợp đồng cung cấp thành phẩm cho các khách hàng nội địa và nước ngoài, trong đó có hai khách hàng lớn là Canon Vietnam và Brother Industries.
N16: Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tăng lên 1863% tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu, mặt khác trong năm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên nhẹ, Công ty tính giá xuất kho thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền nên điều này cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng của giá vốn hàng bán trong năm.
N17: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm nay tăng lên mạnh so với 2007 (tăng 1330%) có thể giải thích được là vì năm nay Công ty đã thực sự đi vào hoạt động với công suất rất lớn, bên cạnh đó, tiềm năng phát triển của Công ty khá cao, thị trường khách hàng của Công ty được mở rộng thêm nhiều cả trong và ngoài nước.
2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, theo BCTC của khách hàng, KTV đã tiến hành tính các giá trị MPP, SMT và ADPT như sau:
MPP = 5% Lợi nhuận trước thuế = 405,934,047 đồng
SMT = 75% MPP = 304,450,535 đồng
ADPT = 5% MPP = 20,296,702 đồng
Sau khi thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, KTV sẽ thực hiện thủ tục phân tích chi tiết cùng với các trắc nghiệm trực tiếp số dư trong giai đoạn này. Qua phân tích sơ bộ và phán đoán nghề nghiệp, KTV đã chọn khoản mục doanh thu – giá vốn để thực hiện phân tích nhằm thu được bằng chứng có độ tin cậy. Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng mô hình
Theo chương trình kiểm toán của ACAGroup, đối với khoản mục doanh thu KTV cần phải thu thập bằng chứng để đảm bảo đầy đủ các cơ sở dẫn liệu: Hiện hữu, Đầy đủ, Chính xác, Phân loại và trình bày. Chính vì vậy, KTV đã chọn thủ tục phân tích tính hợp lý mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn biến động qua các tháng trong năm. Để thực hiện được thủ tục này, KTV thu thập các số liệu về doanh thu và tập hợp giá vốn để tiến hành phân tích.
Bước 2: Xem xét mức độ tin cậy và tính độc lập của thông tin
Nguồn thông tin được sử dụng để phân tích là các đơn đặt hàng, báo cáo doanh thu bán hàng của sản phẩm từng tháng, danh sách các khoản chiết khấu được phê chuẩn, báo cáo nhập xuất tồn thành phẩm, bảng tổng hợp giá thành. Do trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã đánh giá môi trường kiểm soát tại đơn vị là khá tốt, như vậy thông tin dung để phân tích là đáng tin cậy.
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và phát hiện kiểm toán
Theo kết quả thu thập ở bước 2, KTV thực hiện phân tích và trình bày trên giấy tờ làm việc tại Biểu 2.1.3a như sau:
Biểu 2.1.3a: Phân tích doanh thu bán hàng của Khách hàng ABC
Phân tích doanh thu – giá vốn
Khách hàng
Kỳ kế toán
Tham chiếu
Công ty CP ABC
31/12/2008
K 501
Người thực hiện: NKC Ngày thực hiện: 03/2008
Người kiểm tra: NHD
Mục đích công việc: Mục đích của giấy tờ làm việc này là để đảm bảo rằng khoản mục doanh thu không có sai phạm trọng yếu
Công việc thực hiện:
Thu thập bảng kê hóa đơn dịch vụ bán ra, danh sách các khoản chiết khấu được phê duyệt, tập hợp báo cáo nhập xuất tồn thành phẩm, bảng tổng hợp giá thành
Thu thập thông tin trên sổ chi tiết, sổ cái
Phân tích biến động về doanh thu và mối quan hệ doanh thu – giá vốn qua các tháng.
Trao đổi với kế toán doanh thu và kế toán trưởng về bất kỳ vấn đề bất thường nào.
Tháng
Doanh thu
Giá vốn
Tỷ lệ GV/DT (%)
Tháng 1
2,165,553,199
1,799,156,646
83.08%
Tháng 2
4,955,132,183
4,638,892,335
93.62%
Tháng 3
10,288,038,990
9,196,621,662
89.39%
Tháng 4
11,293,659,964
9,715,147,451
86.02%
Tháng 5
10,601,102,131
10,314,041,865
97.29%
Tháng 6
15,109,900,122
14,045,265,064
92.95%
Tháng 7
25,038,378,110
22,310,509,335
89.11%
Tháng 8
37,201,028,919
29,943,845,614
80.49%
Tháng 9
40,._. 31,4%), vay từ ngân hàng Ngoại Thương 5,000,000,000 đồng và vay từ tập đoàn Kein Hing International Berhad 7,265,643,000 đồng. trong số đó khoản nợ vay đến hạn trả là 6,978,119,000 đồng. Sau khi đã kiểm tra từng hợp đồng vay cho thấy khoản nợ dài hạn đến hạn trả đã được kết chuyển đúng. Khoản mục vay nợ dài hạn không có vấn đề trọng yếu phát sinh.
N13: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Trong năm 2008 không có một quyết định nào về tăng vốn chủ sở hữu, do vậy số dư khoản mục vốn đầu tư của chủ sỏ hữu không thay đổi.
Biểu 2.2.4b: Phân tích soát xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại khách hàng XYZ
Phân tích soát xét Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khách hàng
Kỳ kế toán
Tham chiếu
Công ty XYZ
31/12/2008
B 502
Người thực hiện: NHD Ngày thực hiện: 03/2008
Đơn vị: 1000 đồng
TÊN TÀI KHOẢN
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Ghi chú
Số tiền
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
54,471,556
108,287,382
53,815,826
99%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
-
3. Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ
54,471,556
108,287,382
53,815,826
99%
N14
4. Giá vốn hàng bán
43,377,172
95,319,744
51,942,572
120%
N15
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
11,094,384
12,967,638
1,873,254
17%
6. Doanh thu hoạt động tài chính
237,704
1,467,066
1,229,362
517%
N16
7. Chi phí tài chính
5,103,731
6,727,915
1,624,184
32%
N17
8. Chi phí bán hàng
3,203,853
2,983,115
(220,738)
-7%
N18
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5,170,131
5,547,157
377,026
7%
N19
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(2,145,627)
(823,483)
1,322,144
-62%
11. Thu nhập khác
-
-
-
12. Chi phí khác
-
-
-
13. Lợi nhuận khác
-
-
-
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(2,145,627)
(823,483)
1,322,144
-62%
N20
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
-
-
-
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(2,145,627)
(823,483)
1,322,144
-62%
N14: Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ
Doanh thu năm 2008 tăng là do Công ty đã ký kết được hai hợp đồng lớn với hai khách hàng lớn đó là Sato Singapore (giá trị doanh thu đạt gần 61 tỷ đồng) và Denson ( giá trị doanh thu đạt hơn 10 tỷ). Doanh thu bán lẻ nội địa năm nay cũng tăng lên gấp hai lần so với năm 2007. Do vậy doanh thu năm nay tăng lên đáng đáng kể là phù hợp. Vì giá trị mỗi hợp đồng bán hàng thường lớn nên số lượng hợp đồng bán hàng trong năm không nhiều, KTV đã tiến hành kiểm tra chi tiết từng hợp đồng. Qua kiểm tra cho thấy khoản mục doanh thu đã được phản ánh trung thực, hợp lý.
N15: Giá vốn hàng bán
Khoản mục giá vốn tăng lên với tốc độ 120% là tương đối hợp lý như đã phân tích sơ bộ, qua kiểm tra và tính toán lại, ngoại trừ khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số thành phẩm lỗi thời chưa được thực hiện (127,436,000 đồng) thì khoản mục này không có vấn đề trọng yếu phát sinh.
N16: Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 gồm lãi tiền gửi ngân hàng 89,132,000 đồng và lãi do chênh lệch tỷ giá 1,377,934,000 đồng chủ yếu là từ khoản công nợ phải thu khách hàng. Tuy nhiên như đã phát hiện ở khoản mục tiền gửi ngân hàng, tại thời điểm cuối năm, Công ty đã ghi nhận khoản mục tiền gửi theo tỷ giá cuối ngày của từng ngân hàng mà không theo tỷ giá liên ngân hàng nên doanh thu tài chính đã được ghi nhận tăng thêm một khoản 25,544,000 đồng. Đề nghị Công ty cần điều chỉnh lại khoản mục doanh thu tài chính và tiền gửi cho phù hợp.
N17: Chi phí tài chính
Chi phí tài chính phát sinh chủ yếu là chi phí lãi vay (3,670,897,000 đồng) và lỗ chênh lệch tỷ giá (971,879,000 đồng), ngoài ra tiền phí ngân hàng cũng phát sinh làm tăng chi phí tài chính thêm 195,456,000 đồng. KTV đã thực hiện tính toán lãi vay của từng hợp đồng vay, qua kiểm tra cho thấy số tiền lãi vay đã được tính đúng, các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cũng đã phản ánh chính xác.
N18: Chi phí bán hàng
Ngoài khoản chi phí khấu hao mà Công ty trích thiếu cho số phương tiện vận tải mua sắm mới trong năm thì khoản mục chi phí bán hàng không có vấn đề trọng yếu phát sinh.
N19: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp không có vấn đề trọng yếu phát sinh ngoại trừ khoản chi phí khấu hao mà Công ty trích lập còn thiếu cho số thiết bị văn phòng mua mới trong năm.
N20: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Qua tổng hợp các vấn đề phát sinh cho thấy lỗ trước thuế bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các khoản mục chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, lỗ trước thuế năm 2008 cần phải được điều chỉnh lại do chi phí khấu hao TSCĐ và dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa được trích lập đầy đủ. KTV đã tập hợp các bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến lỗ trước thuế như sau:
a, Nợ TK 641 : 99,950,000
Nợ TK 642 : 123,824,000
Có TK 214 : 223,774,000
b, Nợ TK 632 : 127,436,000
Có TK 159 : 127,436,000
Như vậy tổng lỗ kế toán trước thuế của Doanh nghiệp là:
823,483,000 +351,210,000 = 1,174,693,000 (đồng)
2.4 Tổng kết quá trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
TTPT được coi như là một công cụ hữu hiệu để KTV có thể thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy, tại hai cuộc kiêm toán ở hai khách hàng ABC và XYZ thủ tục phân tích đều được KTV áp dụng một cách linh hoạt.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đều áp dụng TTPT sơ bộ để tìm hiểu về các khách hàng cũng như để bao quát những vùng chứa đựng nhiểu rủi ro trên BCTC của hai công ty. Tuy nhiên, đối với khách hàng XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, mặt khác kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong hai năm liên tiếp nên KTV thực hiện tìm hiểu thông tin ban đầu về khách hàng này rất chi tiết (tìm hiểu các thông tin chung, các chính sách kế toán áp dụng và phân tích ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng). Đặc biệt, KTV chú trọng đến giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp nên đã thực hiện phân tích thêm các tỷ suất tài chinh cơ bản để đánh giá lại về khả năng tồn tại của giả định này. Đối với khách hàng ABC, do đây là khách hàng kiểm toán năm thứ hai, các thông tin chung đã được thu thập từ năm trước, bên cạnh đó tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng này tương đối khả quan nên KTV chỉ tập trung vào tìm hiểu những nội dung cần chú ý, những thay đổi quan trọng trong chính sách kế toán và phân tích thêm về biến động thị trường, ảnh hưởng từ phía nhà cung cấp và khách hàng.
Trong giai đoạn thực hiện kiêm toán, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng khách hàng mà KTV lựa chọn khoản mục trọng yếu và khả thi để thực hiện TTPT chi tiết, vì nguồn thông tin thu thập để phân tích cần phải có tính độc lập tương đối và đáng tin cậy. Đối với khách hàng ABC, do khoản mục doanh thu của công ty này tăng lên rất mạnh so với năm trước, mặt khác số lượng khách hàng của ABC khá nhiều nên KTV không thể thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ nghiệp vụ phát sinh về doanh thu, thêm vào đó hệ thống kiểm soát nội bộ của ABC được đánh giá là có hiệu lực nên nguồn thông tin thu thập đáng tin cậy. Do vậy KTV đã thực hiện phân tích tính hợp lý của khoản mục này biến động qua các tháng. Đối với khách hàng XYZ, số lượng khách hàng và hợp đồng bán hàng trong năm của công ty này không nhiều nên KTV đã thực hiện kiểm tra chi tiết mà không sử dụng TTPT. Thay vào đó, cơ cấu TSCĐ/Tổng tài sản của doanh nghiệp khá lớn, khoản mục HMLK của doanh nghiệp năm nay tăng khá nhiều so với năm trước nên KTV đã chọn khoản mục HMLK để thực hiện TTPT chi tiết kết hợp cùng thủ tục bắt buộc trong phần hành TSCĐ theo chương trình kiểm toán của ACAGroup. Như vậy, TTPT chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiêm toán được áp dụng đối với khoản mục nào là phụ thuộc vào tình hình tài chính cụ thể của từng khách hàng cũng như phán đoán nghề nghiệp của KTV song các bước thực hiện vẫn theo quy trình chung.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện TTPT soát xét trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cả hai khách hàng. KTV đều thực hiện đánh giá lại các chênh lệch trên BCTC, song đối với mỗi khách hàng, KTV tập trung vào phân tích kỹ hơn những khoản mục trọng yếu của khách hàng đó đồng thời xem xét khả năng tồn tại những sai phạm chưa được phát hiện trong hai giai đoạn trước. TTPT soát xét cũng được coi như là một bước chuẩn bị trước khi KTV đưa ra BCTC sau điều chỉnh.
Mặc dù có những điểm khác biệt nhất định nhưng việc thực hiện TTPT của ACAGroup tại hai khách hàng ABC và XYZ đều tuân theo một quy trình chung, được thể hiện ở sơ đồ sau:
Biểu 2.4: Khái quát quy trình vận dụng TTPT trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán BCTC tại ACAGroup
Thực hiện kiểm toán
TTPT
chi tiết
Xây dựng mô hình
Xem xét mức độ tin cậy và tính độc lập của thông tin
Ước tính và so sánh giá trị
Phân tích nguyên nhân và phát hiện kiểm toán
Kết thúc
kiểm toán
TTPT soát xét
So sánh thông tin
Phân tích kết quả
Thu thập thông tin
So sánh thông tin
Đánh giá kết quả
TTPT
sơ bộ
Lập kế hoạch kiểm toán
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGROUP)
3.1 Những ưu điểm trong quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại ACAGroup
Cùng với quá trình phát triển, phương pháp kiểm toán của ACAGroup ngày càng được đổi mới để trở nên khoa học hơn và phù hợp hơn với tính chất phức tạp, đa dạng trong tình hình tài chính của mỗi khách hàng. Tại ACAGroup, phương pháp kiểm toán bao gồm nhiều loại thủ tục kiểm toán, song yêu cầu đặt ra cho KTV là cần phải có sự kết hợp khéo léo giữa các loại thủ tục ấy. TTPT là một công cụ hữu ích và hiệu quả trong quá trình thực hiện kiểm toán, nó có thể đem lại bằng chứng kiểm toán chất lượng cao song chi phí kiểm toán để thực hiện lại thấp hơn đáng kể so với thủ tục kiểm tra chi tiết. Thấy rõ được vai trò và tính hiệu quả của việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC, các KTV của ACAGroup đã vận dụng loại công cụ này một cách tối đa và linh hoạt vào mỗi cuộc kiểm toán cụ thể.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện TTPT sơ bộ để đạt được sự hiểu biết ban đầu về khách hàng. TTPT trong giai đoạn này được vận dụng tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng khách hàng. KTV thực hiện thu thập, tìm hiểu các thông tin chung đồng thời cũng tìm hiểu các chính sách kế toán mà khách hàng áp dụng. Bên cạnh đó, KTV đã thực hiện phân tích ảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, đối với thực trạng cụ thể của mỗi khách hàng, KTV sẽ thực hiện tìm hiểu tập trung vào những vấn để quan trọng, có ảnh hưởng tới việc lập BCTC. Chẳng hạn như đối với khách hàng kiểm toán năm đầu và khách hàng kiểm toán đã nhiều năm thì quá trình thu thập thông tin và phân tích cũng khác nhau. Trong giai đoạn này, kỹ thuật phân tích ngang đã được KTV sử dụng một cách tối đa để phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai năm tài chính, qua đó để thấy được những biến động bất thường lớn giữa năm nay so với năm trước và khoanh vùng rủi ro sai phạm. Đặc biệt trong giai đoạn này, KTV còn có thể sử dụng cả kỹ thuật phân tích dọc (phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản) trong trường hợp cần thiết và đối với những khách hàng có tình hình tài chính mà KTV cho rằng không được khả quan. Qua việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giúp cho KTV hiểu rõ hơn về cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, xu hướng biến động trong đầu tư của doanh nghiệp và cũng giúp KTV đưa ra những nhận xét về các xu hướng ấy có hợp lý hay không, những rủi ro kinh doanh tồn tại trong doanh nghiệp.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, TTPT chi tiết được vận dụng một cách linh hoạt theo kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV. Kết hợp từ TTPT sơ bộ và khả năng phán đoán của mình mà KTV sẽ lựa chọn khoản mục để thực hiện phân tích. Trong giai đoạn này, KTV đã kết hợp một cách khéo léo giữa TTPT và thủ tục kiểm tra chi tiết để nhằm mục đích thu được bằng chứng có tính hiệu lực và đáng tin cậy nhất có thể, trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Dựa vào thủ tục kiểm tra chi tiết mà nguồn dữ liệu KTV thu thập để thực hiện thủ tục phân tích có tính độc lập tương đối cao, giúp cho việc phân tích mang lại hiệu quả và độ chính xác cao hơn.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kỹ thuật phân tích ngang tiếp tục được sử dụng trong TTPT soát xét, song về bản chất của TTPT soát xét không giống như TTPT sơ bộ. KTV tập trung vào phân tích những biến động lớn và trọng yếu hơn là những biến động nhỏ hay những biến động không trọng yếu. TTPT soát xét cũng được KTV áp dụng khá linh hoạt cho từng khách hàng.
3.2 Những hạn chế và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup
Những hạn chế
Đi cùng với những ưu điểm thì việc áp dụng TTPT tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi tìm hiểu về khách hàng, KTV mới chỉ tìm hiểu khách hàng ở mức độ chung chung, chưa được thực sự cụ thể chi tiết. KTV đã thu thập và tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, loại hình sản phẩm cũng như các chính sách kế toán áp dụng song vẫn chưa đưa ra phân tích cụ thể về những nhân tố này tác động tới doanh nghiệp trong năm kiểm toán. Bên cạnh đó, chỉ đối với một số khách hàng có thực trạng tài chính không thực sự khả quan thì KTV mới thực hiện phân tích ảnh hưởng từ các nhân tố môi trường bên ngoài. Những biến động trong môi trường pháp lý và nền kinh tế gần như rất ít được phân tích. Bên cạnh đó, ở hầu hết các cuộc kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV chủ yếu thực hiện kỹ thuật phân tích ngang để đánh giá sơ bộ tình hình tài chính, và có thể thực hiện kỹ thuật phân tích tỷ suất tại một số rất ít các khách hàng, hơn nữa số lượng các chỉ tiêu tài chính mà KTV thực hiện phân tích cũng còn hạn chế ở mức cơ bản, chưa đa dạng. KTV thường chỉ phân tích xu hướng giữa hai năm tài chính của khách hàng mà không sử dụng các loại phân tích khác như: phân tích giữa số liệu kế hoạch và số liệu thực tế hay phân tích các chỉ số tài chính của khách hàng với chỉ số chung của ngành, so sánh giữa tình hình tài chính của khách hàng với các công ty cùng loại hình và đặc điểm kinh doanh,…Do vậy, trong giai đoạn này, TTPT sơ bộ áp dụng tại Công ty vẫn còn bị tương đối hạn chế, chưa tìm hiểu và phân tích hết được tính hợp lý cũng như bản chất của các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời cũng chưa đánh giá được lợi thế so sánh của khách hàng với các công ty cùng ngành về thị trường sản phẩm tiêu thụ, về thị trường nguyên vật liệu đầu vào. Một điều đáng chú ý hơn trong giai đoạn này, đó là KTV mới chỉ áp dụng TTPT đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa tiến hành phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong khi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp KTV biết rõ hơn về khả năng tạo tiền, tình hình quản lý tài sản và trách nhiệm pháp lý ngoài vốn hiện thời cũng như chi tiết về các khoản đầu tư vào tài sản sản xuất, qua đó có thể dự kiến được rủi ro có thể xảy ra và khoanh vùng sai phạm.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV đã khéo léo lựa chọn loại hình phân tích cho từng khoản mục một cách phù hợp, đồng thời xây dựng mô hình ước tính tương đối chính xác. Tuy nhiên, tại ACAGroup việc áp dụng các mô hình phân tích nâng cao (như phân tích Dupont, phân tích thống kê,…) trong TTPT chi tiết còn khá hạn chế, KTV mới chỉ sử dụng những mô hình đơn giản để thực hiện phân tích. Mặt khác, khi thực hiện phân tích tỷ suất, KTV mới chỉ phân tích biến động qua thời gian giữa các tháng mà chưa thực hiện so sánh tỷ suất này với chỉ tiêu của các công ty cùng ngành trong năm. Một hạn chế nữa trong quá trình áp dụng thủ tục phân tích tại giai đoạn thực hiện kiểm toán đó là việc xác định mức độ trọng yếu. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu chi tiết (SMT) được áp dụng cho tất cả các khoản mục trên BCTC, điều này đã dẫn đến sự san đều mức độ rủi ro giữa các khoản mục và có thể dẫn đến khả năng bỏ qua các sai phạm trọng yếu của những khoản mục chứa đựng nhiều sai phạm khi KTV chỉ tập trung vào những nghiệp vụ có số dư lớn hơn SMT và bỏ qua những chênh lệch nhỏ hơn ADPT. Điều này có thể dẫn đến những kết luận sai lầm trong quá trình kiểm toán.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, TTPT soát xét cũng bị hạn chế ở kỹ thuật phân tích ngang. Bên cạnh đó, đối với những BCTC có bút toán điều chỉnh sau giai đoạn thực hiện kiểm toán thì trong giai đoạn thứ 3 này, KTV vẫn thực hiện phân tích soát xét trên BCTC chưa điều chỉnh, điều này sẽ một phần ảnh hưởng tới khả năng phát hiện ra những sai phạm chưa tìm thấy trong hai giai đoạn trước khi thực hiện TTPT soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện TTPT tại ACAGroup
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
KTV cần thu thập một cách chi tiết và đầy đủ hơn nữa về các thông tin liên quan đến khách hàng và đặc biệt nên áp dụng cho tất cả các khách hàng dù lớn hay nhỏ . KTV có thể tìm hiểu thông qua các thông tin đại chúng, thông qua thông tin chung của ngành hay qua các bộ phận khác của khách hàng về đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh và pháp lý cũng như các biến động của ngành trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, KTV cũng cần phân tích và tìm hiểu thêm về nhu cầu và biến động của sản phẩm trên thị trường. Từ đó đưa ra những phân tích về khó khăn và thuận lợi của khách hàng trong năm.
Bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật phân tích xu hướng vào tình hình thực tế hai năm tài chính của khách hàng, KTV cần đa dạng đối tượng phân tích hơn nữa khi áp dụng kỹ thuật này. Chẳng hạn, KTV có thể phân tích số liệu thực tế với số liệu dự toán, hoặc có thể kết hợp giữa phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất để đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của khách hàng qua các năm.
Mặt khác, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản, KTV cần xây dựng cho mình hệ thống các tỷ suất tài chính phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất để làm cơ sở cho việc so sánh các tỷ suất của khách hàng với các chỉ tiêu tài chính chung của ngành, từ đó có thể thấy được vị thế của công ty so với các đơn vị khác. Ngoài việc phân tích các tỷ suất tài chính cơ bản như đã thực hiện đối với khách hàng XYZ, KTV có thể phân tích chi tiết thêm một số tỷ suất sau:
Tỷ suất thanh toán tức thời: thông qua tỷ suất này KTV có thể đánh giá được tính hợp lý của việc sử dụng vốn bằng tiền trong thanh toán qua đó không những giúp KTV kiểm tra được khoản mục tiền mà còn đánh giá được tình trạng tài chính một cách cụ thể hơn.
Vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Nhóm tỷ suất giúp KTV nhìn nhận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp:
Doanh thu bán hàng chịu
Hệ số thu hồi nợ =
Tổng số các khoản nợ phải thu bình quân
Thời gian của kỳ phân tích
Thời gian thu hồi nợ bình quân (ngày) =
Hệ số thu hồi nợ
Giá vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Thời gian hàng tồn kho Thời gian bình quân kỳ phân tích
=
bình quân (ngày) Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số thanh Lãi thuần từ hoạt động SXKD (trước thuế) + chi phí
=
toán lãi vay Lãi vay phải trả
Nhóm tỷ suất thể hiện kết quả sản xuất:
Tỷ lệ % hoàn thành Sản lượng thực tế trong giới hạn kế hoạch
kế hoạch sản xuất = x 100
theo mặt hàng Sản lượng kế hoạch
Giá trị thiệt hại do sản phẩm hỏng
Hệ số sai hỏng theo giá trị =
Giá thành sản xuất của toàn bộ thành phẩm
Cùng với việc phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, KTV nên thực hiện phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của BCTC, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đồng thời cũng làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để xác định rủi ro đầy đủ và chính xác thì KTV nên thực hiện thủ tục phân tích với cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Khi thực hiện phân tích biến động của số dư khoản mục qua các tháng trong năm, KTV có thể phân tách số dư khoản mục đó thành các số dư nhỏ hơn để thực hiện phân tích chi tiết. Vì khi phân tích số dư ở cấp độ càng chi tiết thì độ chính xác và rủi ro trong phân tích sẽ giảm xuống rất nhiều, do vậy số dư tổng hợp cũng sẽ được bao quát và đánh giá chính xác hơn. Chẳng hạn, khi phân tích khoản mục doanh thu, KTV có thể phân tách khoản mục này theo từng loại sản phẩm và loại hình dịch vụ để xem xét biến động của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ đó. Hoặc KTV cũng có thể phân tách khoản mục doanh thu theo số lượng khách hàng (nếu như số lượng này không quá lớn) hoặc theo thị trường tiêu thụ (như doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán hàng trong nước, doanh thu khu vực phía Bắc và doanh thu khu vực phía Nam, vv…).
Trong quá trình phân tích, KTV nên kết hợp sử dụng các biểu đồ biểu diễn để qua đó có thể làm tăng khả năng phân tích từ trực quan và đồng thời cũng có thể phân tích mối quan hệ giữa nhiều chỉ tiêu với nhau. Ví dụ, KTV có thể sử dụng biểu đồ để phân tích cùng một lúc mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng, hoặc cũng có thể phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Tổng quỹ lương thực tế - tổng quỹ lương dự toán – số lượng lao động bình quân năm, hay mối quan hệ giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – chi phí nhân công trực tiếp – chi phí sản xuất chung, vv…
Cùng với việc sử dụng các loại phân tích cơ bản như: phân tích tỷ suất, phân tích tính hợp lý, phân tích xu hướng thì KTV cần kết hợp cả các kỹ thuật phân tích nâng cao như mô hình phân tích Dupont, phân tích thống kê, các mô hình phân tích này mang tính tổng quát rất cao vì KTV có thể đồng thời phân tích được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính liên quan.
Phân tích theo mô hình Dupont là việc phân tích mà trong đó một chỉ tiêu tài chính được phân tích dưới dạng tổng hợp từ các chỉ tiêu tài chính khác. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ suất tổng hợp thành tích số của một số tỷ suất có mối liên hệ với nhau, do đó cho phép kiểm toán viên xem xét ảnh hưởng của các tỷ suất đó tới tỷ suất tổng hợp. Ví dụ dưới đây là một mô hình để KTV có thể sử dụng phân tích:
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
= x
Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân
Hay:
Tỷ suất sinh lời Hệ số sinh lời của Số vòng quay của
= x
của tài sản doanh thu thuần tài sản bình quân
(ROA) (ROS) (SOA)
Dựa vào mô hình trên, ta có thể phân tích được tỷ suất sinh lời của tài sản theo hệ số sinh lời của doanh thu thuần và số vòng quay của tài sản bình quân.
Bên cạnh sử dụng mô hình Dupont, ta cũng có thể sử dụng mô hình phân tích thống kê (hay phân tích hồi quy). Đây là mô hình giúp kiểm toán viên có thể đánh giá về giá trị của một biến dựa vào giá trị của các biến khác trên môi tương quan về thời gian. Theo cách phân tích này, biến được đem ra dự đoán sẽ được xây dựng theo một mô hình quan hệ nào đó với các biến liên quan, thường được mô tả theo dạng :
Yi = α + βi*Xi + εi
Trong đó : Yi là biến cần dự đoán, Xi là những biến có thể biết được để hỗ trợ cho dự đoán, α và βi là các tham số hồi quy dùng để xác định mối quan hệ giữa Xi và Yi, εi là sai số ngẫu nhiên phản ánh mối quan hệ không thể dự đoán một cách chính xác.
KTV có thể áp dụng mô hình này vào phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và số lượng sản phẩm:
Tổng doanh thu = Đơn giá sản phẩm i x số lượng sản phẩm i ± sai số dự đoán
Mô hình này được sử dụng trong điều kiện đơn giá sản phẩm bán tương đối ổn định, khi đó biến cần dự đoán (Yi) là tổng doanh thu, số lượng từng loại sản phẩm sẽ là những biến có thể biết được (Xi) và đơn giá từng loại sản phẩm sẽ là tham số hồi quy (βi).
Khi TTPT được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thì loại thủ tục này cũng được coi như là một loại thử nghiệm cơ bản. Do vậy KTV nên sử dụng cả đối tượng phân tích là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi phân tích các khoản mục tiền, công nợ hay các khoản đầu tư để đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Về việc xác định mức độ trọng yếu, theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam 300, sau khi xác định được mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV cần phải thực hiện việc phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục cụ thể. Tuy nhiên, tại ACAGroup, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, công việc này mới chỉ dừng lại ở việc xác định các giá trị MPP, SMT, và ADPT. Việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục cụ thể không được thực hiện. Điều này có nghĩa mức trọng yếu chi tiết (SMT) và chênh lệch kiểm toán chấp nhận được (ADPT) được áp dụng chung cho tất cả các khoản mục trên BCTC, do vậy sẽ dẫn đến khả năng đưa ra kết luận không chính xác khi các sai phạm tập trung vào một hoặc một vài khoản mục.Vì trong quá trình phân tích chỉ có những chênh lệch lớn hơn mức chênh lệch ADPT mới được KTV kiểm tra, trong khi đó những chênh lệch nhỏ hơn ADPT vẫn có thể tồn tại khả năng sai phạm do mang tính dây chuyền, gây ảnh hưởng tới BCTC. Vì vậy khi tiến hành phân tích, KTV cần lập riêng mức độ trọng yếu cho từng chu trình, khoản mục cụ thể dựa vào phán đoán nghề nghiệp của mình để hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện TTPT, nhằm mục đích thu được bằng chứng kiểm toán có tính hiệu lực cao.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV cũng cần thực hiện đa dạng hơn loại hình phân tích trong TTPT soát xét. Mặt khác, đối với những BCTC có sai phạm trọng yếu cần thực hiện điều chỉnh thì trong giai đoạn kết thúc kiểm toán này, KTV nên thực hiện phân tích soát xét trên BCTC sau khi đã điều chỉnh để có thể bao quát được những sai phạm mà hai giai đoạn kiểm toán trước chưa phát hiện được. Vì khi thực hiện soát xét trên BCTC sau khi đã điều chỉnh, nếu như vẫn còn có những biến động lớn mà KTV vẫn chưa tìm được lý giải hợp lý thì KTV sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân và phân tích để tìm ra bằng chứng cho những biến động chưa được giải thích hợp lý này. Như vậy, khả năng bao quát sai phạm sẽ được đảm bảo hơn là phân tích soát xét lại BCTC chưa điều chỉnh.
Do mỗi cuộc kiểm toán tại ACAGroup vẫn còn khá bị hạn chế bởi thời gian thực hiện, cho nên điều này đã ảnh hưởng tới việc thực hiện đầy đủ và chi tiết tất cả các thủ tục kiểm toán đối với từng khách hàng. Chính vì vậy, Công ty cần có kế hoạch điều chỉnh thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán hợp lý hơn, đảm bảo cho quá trình kiểm toán có thể thực hiện đầy đủ và chi tiết các thủ tục, qua đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
KẾT LUẬN
Sau gần 4 tháng thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup), kiến thức đọng lại trong em không chỉ là việc nắm bắt đặc điểm hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức kiểm toán tại ACAGroup, mà cùng với những tìm hiểu đó em còn được hiểu biết thêm về nhiều kiến thức thực tế, những đặc trưng riêng của ngành kiểm toán và bước đầu được tiếp xúc với công việc kiểm toán. Quá trình thực tập đã giúp em có được sự liên hệ giữa lý thuyết được học ở nhà trường và việc áp dụng lý thuyết vào thực tế, cụ thể là việc áp dụng lý thuyết đó tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup). Do những kiến thức đã học mới chỉ dừng lại trên sách vở và mang tính lý thuyết, vì vậy mà những kiến thức thu thập được trong kỳ thực tập tại ACAGroup đối với em vô cùng mới mẻ và bổ ích, nó giúp em hiểu được sự đa dạng trong quá trình áp dụng những tiêu chuẩn và chuẩn mực chung vào quá trình thực hiện kiểm toán, đồng thời cũng thấy được cần phải có sự thông thạo, linh hoạt, nhạy bén của những người làm kiểm toán. Điều đó đã đặt ra nhu cầu phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng hỗ trợ khác để có thể thực hiện tốt được công việc của mình. Bên cạnh việc học hỏi thêm những kỹ năng xử lý thông tin, các kỹ năng kế toán, kiểm toán khác, em còn tích luỹ cho mình được một vốn kiến thức xã hội, một chút vốn sống nho nhỏ để tự tin hơn và bắt đầu cho một tương lai mới khi ra trường.
Do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức cũng như thời gian tìm hiểu nên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót và bất cập, vì vậy em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của thầy giáo hướng dẫn cũng như các anh chị KTV trong Công ty để Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Ngô Trí Tuệ người đã trực tiếp hướng dẫn em làm Chuyên đề và em cũng xin chân thành cảm ơn BGĐ cùng các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành Chuyên đề này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Trang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Bộ Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính.
Giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS.Nguyễn Quang Quynh – TS.Ngô Trí Tuệ - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – GS.TS.Nguyễn Quang Quynh – Nhà xuất bản Tài chính, 2005.
Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính – PGS.TS.Nguyễn Năng Phúc – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008.
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Các tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22175.doc