ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC
PHẦN “CÔNG NGHỆ LÊN MEN” PHỤC VỤ
GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã số: T2019-06-141
Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Minh Phương
Đà Nẵng, 8/2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC
65 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “Công nghệ lên men” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN “CÔNG NGHỆ LÊN MEN” PHỤC VỤ
GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã số: T2019-06-141
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)
TS. NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG
1. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ
TT Họ và tên Chữ ký
lĩnh vực chuyên môn thể được giao
1 Ngô Thị Minh Bộ môn Công nghệ Thực - Chủ nhiệm đề tài:
Phương phẩm, Khoa CNHH-MT - Chuẩn bị cơ sở dữ liệu
cho việc giảng dạy học
phần Công nghệ Lên men
- Tạo bài giảng trên
Moodle
2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị Họ và tên người đại diện
Nội dung phối hợp nghiên cứu
trong và ngoài nước đơn vị
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các bảng ....................................................................................................... I
Danh mục các hình vẽ ..................................................................................................II
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... IV
Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh .................................... V
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ................................................. 14
1.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 14
1.1.2. Các giai đoạn lịch sử của việc dạy học online ................................................. 15
1.1.3. Những lợi ích của việc học trực tuyến ............................................................. 16
1.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng trực tuyến ...................................... 17
1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MOODLE ....................................................... 19
1.2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 19
1.2.2. Tính năng quản lý khóa học trên Moodle ...................................................... 20
1.2.3. Lợi ích của Moodle ........................................................................................... 21
1.2.4. Giới thiệu về phần mềm LMS ......................................................................... 21
1.3. GIỚI THIỆU VỀ MS TEAMS ............................................................................ 22
1.3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 22
1.3.2. Chức năng của MS TEAMS ............................................................................. 22
1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................................................................... 24
1.4.1. Ngoài nước .......................................................................................................... 24
1.4.2. Trong nước ......................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 27
2.1. VẬT LIỆU ............................................................................................................. 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ....................................................... 27
2.2.3. Hướng dẫn tạo khóa học trên LMS ................................................................. 27
2.2.4. Tương tác của giảng viên với học viên trong quá trình dạy/học, quy trình
kiểm tra, đánh giá kiến thức của học viên trên MSteamn ....................................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37
3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO VIỆC DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ LÊN MEN .................................................... 37
3.1.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy học phần .......................................................... 37
3.1.2. Xây dựng bài giảng ........................................................................................... 37
3.1.3. Xây dựng ngân hàng đề thi ............................................................................... 40
3.2. KẾT QUẢ QUẢN LÝ KHÓA HỌC TRÊN LMS ............................................. 40
3.2.1. Tổ chức lưu trữ các dữ liệut ............................................................................. 40
3.2.2. Tổ chức giảng dạy/tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên UTE-LMS . 41
3.3. KẾT QUẢ VIỆC GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TRÊN MS TEAMS ............ 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng
3.1 Bảng kế hoạch giảng dạy tuần 4 37
3.2 Kết quả theo dõi, đánh giá sinh viên theo buổi giảng dạy/thảo
48
luận online qua hệ thống Microsoft Teams và LMS
I
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình vẽ Trang
hình vẽ
Giao diện trang web OneDrive khi browse đến file Tai lieu hoc
2.1 28
tap 2 cần share
2.2 Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2 28
2.3 Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2 28
2.4 Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2 29
Giao diện hệ thống UTE-LMS ở chế độ soạn kế hoạch giảng
2.5 30
cho Course Công nghệ lên men
Popup chọn một trong số các loại tài nguyên cần cung cấp vào
2.6 30
LMS
2.7 Nhập thông tin đường dẫn của tài liệu share cho lớp 31
Tài liệu đã được share thành công, hiển thị ở đầu
2.8 31
của Course “Công nghệ lên men”
2.9 Tạo thư mục và diễn đàn thảo luận trên UTE-LMS 32
2.10 Teams trong giao diện Microsoft office 33
2.11 Giao diện chính của MS teams 34
2.12 Kết quả tạo lớp học phần Công nghệ lên men 34
2.13 Chức năng “Meet now” trên thanh công cụ 35
2.14 Chức năng “Share” trong MS TEAMS 36
2.15 Chức năng chọn file Power Point 36
3.1 Hình ảnh minh họa bài giảng word 38
3.2 Hình ảnh minh họa slides bài giảng 38
3.3 Hình ảnh video được tạo khi ghi âm trực tiếp trên Power point 39
Hình ảnh đường link Youtube có bài giảng
3.4 39
Chương 4: Công nghệ sản xuất rượu etylic
3.5 Hình ảnh đưa tài liệu học tập cho học phần Công nghệ lên men 40
3.6 Hình ảnh đưa tài liệu học tập ở từng buổi học 40
3.7 Hình ảnh tài liệu học tập được đưa lên ở dạng file 41
II
Hình ảnh tài liệu học tập ở dạng file được tải lên lưu trữ ở one
3.8 41
drive
3.9 Hình ảnh đưa video lên one drive của Microsoft office 41
3.10 Hình ảnh minh họa đưa chủ đề thảo luận trên UTE-LMS 42
3.11 Hình ảnh minh họa việc trả lời của SV trên UTE-LMS 42
3.12 Hình ảnh minh họa việc ra bài tập trên UTE-LMS 42
3.13 Hình ảnh minh họa việc nộp bài của SV trên UTE-LMS 43
Hình ảnh minh họa việc ra đề thi kết thúc học phần trên UTE-
3.14 43
LMS
3.15 Hình ảnh minh họa dạy học trên MS TEAMS 44
3.16 Hình ảnh minh họa trình chiếu slides trên MS TEAMS 44
3.17 Hình ảnh video bài giảng trực tuyến trên MS TEAMS 45
3.18 Hình ảnh giao bài tập trên MS TEAMS 45
3.19 Thiết lập thời gian nộp bài cho trên MS TEAMS 46
3.20 Hình ảnh nộp bài tập của SV trên MS TEAMS 46
III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
E-Learning : Electronic Learning
LMS : Learning Management System
Moodle : Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment
MS Teams : Microsoft Teams
SV : Sinh viên
IV
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “Công nghệ lên men” phục
vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành Công nghệ Thực phẩm.
- Mã số: T2019-06-141
- Chủ nhiệm: TS. Ngô Thị Minh Phương
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
- Thời gian thực hiện: 8/2019 đến 8/2020
2. Mục tiêu:
- Tạo ra một bài giảng chuẩn mực cho học phần Công nghệ Lên men dành cho
sinh viên đại học ngành Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật,
điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo tính làm việc chân thực, nghiêm
túc, khoa học, chính xác và sáng tạo cho giảng viên và sinh viên.
- Tạo được khóa học trực tuyến bằng cách sử dụng phần mềm Moodle.
3. Tính mới và sáng tạo:
Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào hệ thống Moodle, phần mềm
này là hệ thống quản lý các khóa học trực tuyến và hệ thống được thiết kế nhằm giúp
nhà giáo dục tạo các cộng đồng học tập trực tuyến một cách hiệu quả. Vì vậy việc xây
dựng bài giảng trực tuyến sẽ giúp cho sinh viên tìm hiểu được nhiều nội dung kiến thức
mới, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và giúp giảng viên không ngừng đổi mới
để đạt được phương pháp dạy học tích cực.
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc dạy học học phần Công nghệ lên men.
- Đã xây dựng được quy trình hướng dẫn tạo khóa học trực tuyến trên UTE-
LMS.
- Đã xây dựng được quy trình hướng dẫn dạy học trực tuyến trên MS TEAMS
V
- Đã triển khai dạy học trực tuyến cho 01 lớp học phần Công nghệ lên men ở
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và 01 lớp học phần Công nghệ lên men ở trường Đại
học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
5. Tên sản phẩm:
- 01 bài giảng học phần Công nghệ lên men dưới dạng file word.
- Các video bài giảng
- Các slides bài giảng
- 01 ngân hàng đề thi và đáp án học phần Công nghệ lên men
- 01 khóa học trực tuyến trên LMS và MS TEAMS
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: xây dựng được một khóa học học
phần Công nghệ lên men chạy trên trang web trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại
học Đà Nẵng.
- Địa chỉ ứng dụng: Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng hoặc các trường khác có ngành Công nghệ Thực phẩm.
7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính
Hình ảnh video bài giảng
VI
Hình ảnh quản lý khóa học trên UTE-LMS
Hình ảnh giảng dạy trực tuyến trên MS TEAMS
Ngày tháng năm 2020
Cơ quan Chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
Ngô Thị Minh Phương
VII
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Development of online lectures for the module "Fermentation
Technology" for teaching students in Food Technology
Code number: T2019-06-141
Project Leader: Ngô Thị Minh Phương .
Coordinator: No
Implementing institution: University of Technology and Education
Duration: from 8/2019 to 8/2020
2. Objective(s):
- Create standard lectures for the Fermentation Technology module for
undergraduate students in Food Technology at the University of Technical Education,
which help improve the quality of teaching and the skills of students.
- Create online courses using Moodle software.
3. Creativeness and innovativeness:
In Vietnam, the Ministry of Education and Training considers on the Moodle
system, which is a management system for online courses. Online courses will help
students learn a lot of new knowledge, promote self-study, self-research and help
teachers constantly improve the knowledge and teaching method to achieve better
lectures.
4. Research results:
- Creat a database for Fermentation technology module.
- Build a process for instruction of online courses on UTE-LMS.
- Build a process for instruction of online teaching on MS TEAMS
- Finish online teaching for 01 course at University of Technical Education and 02
courses at University of Science and Technology, University of Danang.
5. Products:
- 01 lecture on Fermentation Technology in word file.
- Videos
- The slides
- 01 bank of examination questions and answers for the fermentation technology
module
- 01 online course on LMS and MS TEAMS
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
VIII
- Building a fermentation technology course on the website of University of
Technical Education - Danang University.
- Address of application: Faculty of Chemical Technology - Environment,
University of Technology and Education, University of Danang.
IX
MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ngoài nước
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển
chính của dự án. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự
quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán
LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các
chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.
Moodle là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở. Moodle có một số
lượng rấtlớn người sử dụng với 9.237 website đã đăng ký tại 147 quốc gia với 2 587 905
người sử dụng tại 242 342 khóa học vào năm 2006.
Trong nước
Hình thức học trực tuyến – elearning đã xâm nhập vào Việt Nam từ khá lâu rồi
nhưng tới nay, việc dạy học trực tuyến vẫn chưa phổ biến trên toàn quốc. Hiện nay,
ngành giáo dục đang có những đổi mới về phương pháp và nội dung dạy học đặc biệt là
là việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học. Việc đổi mới phương pháp và nội
dung không chỉ dừng lại ở việc giáo viên soạn giáo án và giảng bài giảng điện tử mà
giáo viên có thể tạo những trang web đào tạo trực tuyến giúp cho việc học tập của học
sinh đạt hiệu quả hơn. Đào tạo trực tuyến là một phương tiện giúp cho người học có thể
học mọi lúc, mọi nơi, học bất cứ thứ gì mình thích, mình cần cho công việc và cuộc
sống. Nó là hình thức hỗ trợ hữu hiệu cho cách dạy học truyền thống hiện nay. Tuy
nhiên, việc đào tạo trực tuyến vẫn còn chưa nhiều, chưa thực sự hiệu quả.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chương trình giảng dạy cho ngành Công nghệ Thực phẩm, học phần Công
nghệ lên men có một vị trí đặc biệt quan trọng, trước hết là giúp định hướng nghề nghiệp
trong tương lai, trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực lên men,
sau nữa là nhằm tạo cho sinh viên tính độc lập, sáng tạo, biết định hướng trong việc
nghiên cứu, giải quyết các tính huống, sự cố trong quá trình làm việc tại các cơ sở sản
xuất.
Hiện nay, thông tin rất nhiều và được cập nhật liên tục. Vì vậy:
1
- Sinh viên cần môi trường học liệu mở để cập nhật thông tin
- Cần tạo cho sinh viên một động lực, áp lực và hứng thú trong học tập
- Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để kích thích và rèn luyện thử
thách sinh viên nhiều cảm xúc khác nhau.
Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào hệ thống Moodle, phần mềm
này là hệ thống quản lý các khóa học trực tuyến và hệ thống được thiết kế nhằm giúp
nhà giáo dục tạo các cộng đồng học tập trực tuyến một cách hiệu quả. Vì vậy việc xây
dựng bài giảng trực tuyến sẽ giúp cho sinh viên tìm hiểu được nhiều nội dung kiến thức
mới, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và giúp giảng viên không ngừng đổi mới
để đạt được phương pháp dạy học tích cực.
3. MỤC TIÊU
- Tạo ra một bài giảng chuẩn mực cho học phần Công nghệ Lên men dành cho
sinh viên đại học ngành Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật,
điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo tính làm việc chân thực, nghiêm
túc, khoa học, chính xác và sáng tạo cho giảng viên và sinh viên.
- Tạo được khóa học trực tuyến bằng cách sử dụng phần mềm Moodle.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Cách tiếp cận
- Đọc và tham khảo tài liệu về thiết kế bài giảng trực tuyến trên Moodle.
- Sử dụng các cơ sở dữ liệu tìm kiếm được và tạo tạo bài giảng trên Moodle
* Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu và các thông tin liên quan
- Tiến hành thử nghiệm trên một trang có sẵn. Từ những chức năng trên trang
này, tiến hành biên soạn và xây dựng trang web
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
- Học phần Công nghệ Lên men
- Phần mềm Moodle
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tạo bài giảng Công nghệ lên men giảng dạy cho sinh viên ngành
Công nghệ Thực phẩm trên phần mềm Moodle
2
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho bài giảng Công nghệ Lên men trên hệ thống E-learning
(Moodle), gồm có:
- Xây dựng đề cương chi tiết với các nội dung giảng dạy đảm bảo:
+ Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để sau khi học xong học
phần này,
+ Phải đáp ứng được các chuẩn đầu ra như:
[1] Định nghĩa được các khái niệm cơ bản của công nghệ lên men thực phẩm
[2] Vận dụng được các thành tựu của công nghệ lên men trong thực tiễn.
[3] Nắm được các kiến thức, kỹ năng cũng như cách học tập cần thiết trong quá
trình học ngành công nghệ thực phẩm nói chung và học phần công nghệ lên men nói
riêng.
[4] Hiểu được các công đoạn và các đặc điểm cơ bản về môi trường làm việc
tương lai của kỹ sư công nghệ thực phẩm nói chung và công nghệ lên men nói riêng.
+ Xây dựng được kế hoạch học tập chi tiết đối với học phần Công nghệ lên men:
Phải nêu được nội dung và phương pháp giảng dạy trên lớp; nội dung tự học ở nhà và
cung cấp tài liệu tham khảo cho mỗi nội dung để sinh viên tự học; phải trình bày cụ thể
chuẩn đầu ra cần đạt được sau khi kết thúc mỗi nội dung.
- Xây dựng bài giảng (file word và file powerpoint) dành riêng cho sinh viên
ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Công nghệ Hóa học – Môi trường, trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật.
- Tìm các liên kết có nội dung liên quan đến các chương của bài giảng học phần
Công nghệ lên men.
- Tìm được các bài giảng, tài liệu tham khảo (dưới dạng file word, pdf, ppt) liên
quan đến các chương của bài giảng học phần Công nghệ lên men.
- Tìm được các video, audio giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm
lên men tại các nhà máy, cơ sở sản xuất,
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho học phần Công nghệ lên men.
2. Tạo bài giảng trên hệ thống Moodle, gồm có:
- Thiết lập các tham số cho học phần
- Thiết kế khoá học, cập nhật nội dung bài giảng
- Cập nhật tài nguyên học tập
3
- Khai báo các hoạt động học tập
- Khai báo các diễn đàn trao đổi với sinh viên
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1.1.1. Giới thiệu chung
Tùy thuộc vào nhận thức, quan niệm, góc nhìn của mỗi người, có nhiều cách hiểu
khác nhau về thuật ngữ "học trực tuyến" trong mối liên hệ với các thuật ngữ gần như
học tập điện tử, elearning, học qua mạng.
Học tập trực tuyến thường phải gắn liền với các nền tảng công nghệ chuyên
nghiệp, được phát triển với mục đích chuyên biệt dành riêng cho học trực tuyến, đó là
các hệ thống như VLE (virtual learning environment) hay LMS/LCMS (learning
management system/learning content management system), cho phép tích hợp mọi hoạt
động dạy – học của giáo viên và học sinh. Một số nền tảng phổ biến hiện nay như
Blackboard learn, Dokeos hay Moodle, Claroline, Canvas, Open edX Trong đó các
hoạt động dạy, học được thiết kế khoa học, đồng bộ từ thông tin khóa học, kế hoạch học
tập đến học liệu, diễn đàn, đánh giá, cấp chứng chỉ, hỗ trợ tối đa cho người học tự học
(gồm cả chức năng trao đổi trực tuyến với giảng viên).
Thực tế ở nước ta, để phục vụ mục đích học tập giáo viên đang sử dụng phối hợp
nhiều giải pháp công nghệ khác nhau trên môi trường mạng. Đó có thể là các giải pháp
hỗ trợ dạy học trực tuyến cơ bản (như G-Suit for Education, Office 365 Education),
công nghệ họp trực tuyến (như zoom, Microsoft teams, hangout meet ), các mạng xã
hội như Facebook, Zalo, Viber, hay đơn giản chỉ là giao bài và chữa bài tập qua thư điện
tử (các giải pháp công nghệ này vốn dĩ khi thiết kế không dành chuyên cho mục đích
dạy học). Việc phối hợp các công cụ khác nhau với các mức độ khác nhau như vậy để
dạy- học qua mạng nên khó có thể gọi tên một cách thật chính xác thuật ngữ học trực
tuyến hiện nay. Với quan niệm như vậy, có thể tạm chia học trực tuyến ở nước ta thành
2 nhóm chủ yếu gồm nhóm giải pháp dạy học trực tuyến đồng thời theo thời gian thực
(synchronous learning) và nhóm giải pháp dạy học trực tuyến không đồng thời
(asynchronous learning):
Dạy học trực tuyến đồng thời là giải pháp cho phép người dạy và người học tương
tác thời gian thực đồng thời tham gia thảo luận (dạy - học) cùng một nội dung tại cùng
một thời điểm. Các hoạt động giáo dục trên lớp học truyền thống có thể triển khai qua
mạng bởi các ứng dụng loại này, điển hình là các giải pháp hội nghị trực tuyến (video -
conferencing, web-based conferencing, online meeting). Hầu hết các giải pháp này hiện
5
nay đều đến từ các công ty nước ngoài như Google Hangout meet, Microsoft Teams,
Zoom, Amazon, Jitsi
Dạy học trực tuyến không đồng thời là giải pháp có tính tổng thể cao để tổ chức
và quản lý các hoạt động dạy - học trực tuyến; giúp giáo viên chuẩn bị nội dung bài
giảng, học liệu điện tử trên hệ thống LMS/LCMS và hướng dẫn để học sinh đăng nhập
tự học; học sinh có thể tham gia vào bài học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh các giải pháp
của nước ngoài, trong nước hiện nay có các giải pháp của Viettel (Viettelstudy), VNPT
(Vnptedu), FPT, AIC Group, Smart School, Big School, Đại học Sư phạm Hà Nội
(olm.vn). Thực tế thì đây là các giải pháp kết hợp cả dạy - học đồng thời và không đồng
thời (như olm, viettelstudy, vnptedu đều cho phép tích hợp ứng dụng zoom).
1.1.2. Các giai đoạn lịch sử của việc dạy học online
Học online (E-learning) là thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây. Các
phương pháp giáo dục ngày càng đa dạng, ngoài cách dạy truyền thống được thực hiện
tại lớp học còn có hình thức học qua internet. Học online đã được áp dụng ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định sẽ có một sự bùng nổ
trong lĩnh vực E-learning và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các
nước có hệ thống giáo dục hiện đại sử dụng phương pháp E-learning như Hoa Kỳ, Anh,
Nhật Bản,
Quá trình phát triển của phương pháp học online có thể chia làm bốn giai đoạn:
- Trước năm 1983: giai đoạn này chưa sử dụng máy tính phổ biến. Học viên chỉ
trao đổi qua giảng viên và các bạn học. Loại hình này có giá thành đào tạo khá rẻ.
- Giai đoạn 1984-1993: sự ra đợi hệ điều hành Windows 3.1, máy tính, phần mềm
trình diễn powerpoint cùng với các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho pháp bài giảng có tích hợp hình
ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (computer based training).
- Giai đoạn 1994-1999: khi công nghệ web được phát minh, phương pháp dạy
học online được các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nghiên cứu cách thức cải tiến. Người
thầy đã bắt đầu sử dụng các phương tiện email, internet với text và hình ảnh đơn giản,
đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động thấp được triển khai trên diện
rộng.
- Giai đoạn 2000-2005: các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng
mạng IP, công nghệ truy cập mạng và cài băng thông qua internet được nâng cao, các
6
công nghệ thiết kế web tiên tiến trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục và đạo
tạo. Giáo viên có thể tạo bài giảng sinh động với hình ảnh, âm thaanh thông qua web để
truyền tải đến người học. E-learning có giá thành rẻ, tiết kiệm thời gian cũng như chi
phí nên sự phát triển của phương pháp học này trở nên mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, phương pháp này cũng được một số tổ chức đào tạo áp dụng. Trên
mạng internet có hàng trăm trang web cung cấp dịch vụ đào tạo theo hô hình E-leraning,
ví dụ như dịch vụ luyện thi trực tuyến trên mạng, trung tâm đào tạo kỹ thuật viên trên
mạng CISCO. Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào tạo
đại học từ xa, các trường Đại học lớn trong cả nước cũng đã bắt đầu xây dựng các bài
giảng điện tử đưa lên trang web của trường [3].
1.1.3. Những lợi ích của việc học trực tuyến
- Giảng viên và sinh viên có thể sắp xếp thời gian thích hợp cho mình, linh hoạt
trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tiết kiệm được chi phí so với khóa học chính thức. Khóa học trực tuyến không
đòi hỏi về cơ sở hạ tầng, số lượng giảng viên hoặc sinh viên.
- Trong quá tình học tập, sinh viên có thể kiểm soát được quá trình học tập của
mình cũng như đánh giá bài giảng thông qua các công cụ đánh giá có sẵn, từ đó nhanh
chóng đưa ra các biện pháp hỗ trợ tốt hơn.
- Các bài giảng trực tuyến đều được lưu lại. Vì vậy, sinh viên có điều kiện ôn tập
dễ dàng hơn.
- Tài liệu học phong phú, đa dạng thông qua các bài giảng, bài tập. Các tài liệu
được giảng viên biên soạn một cách hệ thống từ cơ bản đến nâng cao giúp sinh viên có
sự lựa chọn trình độ phù hợp với khả năng của mình.
- Sinh viên có thể học ở bất cư đâu và bất cứ lúc nào, chỉ cần có một máy tính được
kết nối internet, được đăng kí tài khoản người học.
- Việc học online còn là phương pháp giúp giải quyết được khó khăn của việc
không thể đến trường như trong thời gian dịch bệnh.
Hệ thống giáo dục Châu Á đã chuẩn bị chiến lược đầu tư dạy và học online bằng các
chiến lược rõ ràng cách đây khoảng 20 năm và đã chuyển sang cấp chiến lược chiều sâu
cho đến thời điểm hiện nay. Việt Nam cũng đã có nhiều bước đi tiên phong về mặt Luật
và các chính sách ban hành và đang có những chuyển động mạnh mẽ với kỳ vọng nâng
7
cao việc tập trung nguồn lực tri thức và năng lực tiếp cận tri thức cho tất cả mọi người
theo phương châm học tập suốt đời [2].
Tuy vậy các chiến lược hỗ trợ hệ thống giáo dục có yếu tố CNTT&TT mang tính đột
phá và trọng tâm cần phải được định hướng ở cấp quốc gia thì mới kỳ vọng đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng kỹ năng thế kỷ 21 góp phần nâng cao tính sáng tạo và năng suất
quốc gia. Do vậy cần phải có chiến lược như là:
Thứ nhất, cần có các dự án mang tính hệ thống đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
CNTT&TT trong các cơ sở giáo dục; cụ thể, đó là nền tảng kỹ thuật số cho dạy và học
trực tuyến, các tài nguyên số phục vụ cho chương trình đào tạo và cộng đồng học tập
trực tuyến tại mỗi cơ sở giáo dục nói riêng và cho cả hệ thống giáo dục nói chung.
Thứ hai, cần có một hành lang pháp lý từ Bộ GDĐT về việc tích hợp CNTT&TT
trong chương trình đào tạo tại cơ sở giáo dục; cụ thể, đó là xây dựng các kế hoạch phổ
cập kiến thức CNTT&TT như một phần của chương trình đào tạo, cung cấp các chương
trình/khóa đào tạo CNTT&TT, quy định tỷ trọng thời gian học có ứng dụng CNTT,
khuyến khích người dạy ứng dụng CNTT vào chương trình đào tạo, và phát triển sách
giáo khoa điện tử phục vụ giáo dục trực tuyến.
Thứ ba, cần có các đề án cụ thể khuyến khích các cơ sở giáo dục gắn kết các yếu
tố của học trực tuyến vào quá trình đánh giá kết quả học tập của người học; cụ thể, đó
là xây dựng các tiêu chuẩn CNTT cơ bản mà người học cần đạt được, và bồi dưỡng
người học ứng dụng CNTT trong học tập.
Thứ tư, cần có các chính sách khuyến khích các đơn vị CNTT&TT phối hợp với
các cơ sở giáo dục phát triển chuyên môn CNTT cho người dạy; cụ thể, đó là cung cấp
các chương trình/khóa đào tạo CNTT cho giáo viên/giảng viên, áp dụng tiếp cận đồng
giảng có sự tham gia các nhân sự kỹ thuật CNTT trong đào tạo giáo viên/giảng viên, và
thiết lập các tiêu chuẩn CNTT cơ bản cho giáo viên/giảng viên.
Thứ năm, cần nâng cao vai trò lãnh đạo của cơ sở giáo dục và người dạy trong
giáo dục trực tuyến; cụ thể, đó là tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở giáo dục trong việc
dạy-học-thi-quản trị trực tuyến, hỗ trợ các chương trình thí điểm giáo dục trực tuyến,
phát triển các khóa đào tạo giúp người dạy làm chủ quá trình dạy và học trực tuyến, thúc
đẩy các nghiên cứu về giáo dục trực tuyến, tài trợ các trung tâm nghiên cứu về giáo dục
trực tuyến, và xây dựng các kế hoạch giáo dục trực tuyến tại trường.
1.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng trực tuyến
8
1. Yêu cầu chung
Nội dung bài giảng bám sát đề cương chi tiết đã được phê duyệt. Tất cả các thông
tin gắn kèm bài giảng đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc
của tư liệu tham khảo. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có
phiên bản tiếng Anh đi kèm. Bài giảng E-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài
giảng. Các bài giảng cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lý nội dung bài
giảng (LCMS) do Bộ GD&ĐT quyết định sử dụng. Bài giảng dưới dạng một giáo án,
trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng;
mục đích, yêu cầu, tài liệu và website tham khảo, chuẩn bị học liệu... Bài giảng được
xây dựng theo bài, theo chương hoặc theo cả chương trình môn học;
Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống; Phương pháp dạy
học hợp lý; Tổ chức thực hiện và phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội dung
của bài giảng [1].
2. Yêu cầu trong xây dựng bài giảng trực tuyến
- Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích
hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ hoạ, hoạt
hình, âm thanh, tiếng nói...
- Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương, theo cả chương trình môn học
hoặc theo mô đun. Tuy nhiên bài giảng cần hoàn chỉnh ở một mô đun kiến thức nhất
định. Khi chấm, chất lượng bài giảng được chú trọng hàng đầu, rồi đến số lượng.
- Nội dung bài giảng cần có các câu hỏi để củng cố kiến thức, kích thích người
học học một cách tích cực.
- Dạng xuất bản và công bố bài giảng: Khuyến khích dùng các công cụ soạn bài
giảng để tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể xuất ra các dạng: CD (offline)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_xay_dung_bai_giang_truc_tuyen_cho_ho.pdf