2
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
_____________________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTCT.2019.110
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phương Hữu Từng
HÀ NỘI, NĂM 2020
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
_____________________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
KINH NGHIỆM
106 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Xã hội hóa giáo dục đại học: kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTCT.2019.110
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phương Hữu Từng
Thành viên đề tài: CN. Lại Thế Trí
ThS. Nguyễn Văn Trị
TS. Trần Thị Ngân Hà
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Đề tài đã sử dụng các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng quy
định trong quá trình nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được
là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Chủ nhiệm đề tài
Phương Hữu Từng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục đại học ......................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ............................. 8
7. Nội dung nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC12
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 12
1.1.1. Xã hội hóa ................................................................................................. 12
1.1.2. Giáo dục đại học ....................................................................................... 14
1.1.3. Xã hội hóa giáo dục đại học ..................................................................... 15
1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu đối với xã hội hóa giáo dục đại học ............................. 17
1.2.1. Bản chất của xã hội hóa giáo dục đại học ............................................... 17
1.2.2. Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học ................................................... 18
1.2.3. Các yêu cầu đối với xã hội hóa giáo dục đại học .................................... 20
1.3. Cơ sở pháp lý về xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ........................................ 23
1.3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục đại học ........................... 23
1.3.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học ......... 26
1.4. Nội dung của xã hội hóa giáo dục đại học ................................................................. 29
1.4.1. Xã hội hoá quản trị đại học và đội ngũ cán bộ, giảng viên ..................... 29
1.4.2. Xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ ............................................. 30
1.4.3. Xã hội hoá hoạt động tài chính ................................................................ 31
1.4.4. Xã hội hoá cơ sở vật chất, thiết bị ............................................................ 32
1.4.5. Xã hội hoá dịch vụ công khác ................................................................... 33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học ............................................ 34
1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................. 34
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................. 35
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 35
Chương 2. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI MỘT SỐ CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ ............................................... 36
2.1. Một số vấn đề cơ bản về xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam ............................ 36
2.1.1. Bối cảnh xã hội hoá giáo dục đại học trên thế giới ................................. 36
2.1.2. Khái quát thực trạng xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam ................ 36
2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam . 38
2.2. Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục đại học ở một số nước có nền giáo dục phát triển 41
2.2.1. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Đức .......................................................... 41
2.2.2. Xã hội hoá giáo dục đại học ở Australia .................................................. 43
ii
2.2.4. Một vài đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục đại học ở các nước có
nền giáo dục phát triển .................................................................................................. 45
2.3. Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục đại học ở một số nước Châu Á ............................ 46
2.3.1. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Nhật Bản ................................................. 46
2.3.2. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Hàn Quốc ................................................ 48
2.3.3. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Singapore ................................................ 49
2.3.4. Xã hội hoá giáo dục đại học ở Malaixia .................................................. 51
2.3.5. Một vài đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục đại học ở một số nước
châu Á ............................................................................................................................ 52
2.4. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục đại học ở một số trường đại học ở Việt Nam ..... 53
2.4.1. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
....................................................................................................................................... 53
2.4.2. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục đại học tại Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội ................................................................................................................ 56
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 58
Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI HOÁ ĐỐI VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................................ 59
3.1. Khái quát về xã hội hóa giáo dục đại học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..................... 59
3.1.1. Một vài nét cơ bản về xã hội hoá giáo dục đại học ở Nhà trường ............. 59
3.1.2. Đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục của Nhà trường ....................... 73
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội ........................................................................................................................... 76
3.2.1. Phương hướng đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội ......................................................................................................... 76
3.2.2. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá quản trị đại học và đội ngũ cán
bộ, giảng viên ................................................................................................................ 78
3.2.3. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ81
3.2.4. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá hoạt động tài chính .................. 83
3.2.5. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá cơ sở vật chất, thiết bị .............. 85
3.2.6. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá dịch vụ công khác ..................... 87
3.3. Một số khuyến nghị thực thi các giải pháp và áp dụng các bài học kinh nghiệm từ
các trường đại học trong nước và quốc tế ........................................................................ 88
3.3.1. Với cơ quan quản lý giáo dục đại học..................................................... 88
3.3.2. Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................... 91
3.3.3. Với gia đình của người học và thành viên cộng đồng ............................ 93
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................. 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG .......................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 97
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 BNV Bộ Nội vụ
2 BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
3 CL Công lập
4 CNH-HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
5 CT TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
6 DN Doanh nghiệp
7 DVC Dịch vụ công
8 ĐH Đại học
9 GDĐH Giáo dục đại học
10 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
11 KT-XH Kinh tế - Xã hội
12 NCL Ngoài công lập
13 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
14 SX-KD Sản xuất - kinh doanh
15 TLO Văn phòng chuyển giao công nghệ
16 XHH Xã hội hoá
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ngành đào tạo, trình độ, hình thức đào tạo của Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội từ năm 2013-2017 ........................................................................................ 32
Bảng 2.2: Những điều kiện đảm bảo chất lượng và cam kết chuẩn đầu ra ........ 64
Bảng 2.3. Chi phí đào tạo trung bình cho một sinh viên hệ đại học chính quy.. 68
Bảng 2.4. Kế hoạch vốn Dự án Viện nghiên cứu và Phát triển giai đoạn 2016-
2019 ............................................................................................................................... 72
iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này có mục tiêu chính là phát huy
sức mạnh toàn dân, tạo ra những chuyển biến tốt hơn về chất lượng giáo dục bậc
cao. Tuy nhiên khi đi vào thực tế, chủ trương này đã bị nhiều người hiểu đơn giản
chỉ là chuyển gánh nặng tài chính sang vai người dân. Đề tài tiếp cận xã hội hóa
giáo dục đại học từ góc độ “Xã hội hóa dịch vụ công trong giáo dục”, phù hợp với
thông lệ quốc tế và nhất quán với những chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xã hội
hóa dịch vụ công trong giáo dục với ý nghĩa đó bao gồm sự tham gia của nhiều bên,
nhiều thành phần xã hội trong quá trình quản trị trường đại học và hệ thống đại học,
giúp Trường đại học thực hiện tốt nhất vai trò và sứ mệnh của mình để phục vụ cho
lợi ích của Quốc gia. Trong nhiều bên tham gia đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là
Nhà nước; do vậy một nội dung đề tài sẽ bàn đến vai trò của Nhà nước trong một
hệ thống giáo dục đại học đã được xã hội hóa.
Giáo dục xét từ bản chất được xem là một dịch vụ công. Dịch vụ công
(Public service) là dịch vụ do Nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức Nhà
nước hay qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Khái
niệm về dịch vụ công dựa trên ý tưởng cho rằng một số dịch vụ nên được coi như
quyền lợi tối thiểu mà mọi công dân có quyền được hưởng, bất kể thành phần kinh
tế, bởi vì những dịch vụ đó liên quan tới quyền con người và có những hậu quả liên
đới trực tiếp tới quá trình phát triển xã hội và lợi ích công.
Quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học cùng với chi phí tăng cao dành cho
việc đào tạo và nghiên cứu đã dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là chính
sách bao cấp ấy phải thay đổi, và đại học càng ngày càng phụ thuộc vào học phí
của sinh viên để tồn tại. Vả lại, thu nhập vượt trội của người tốt nghiệp ĐH so với
người chưa học ĐH [3] làm cho việc theo đuổi giáo dục bậc đại học thực sự là một
cuộc đầu tư cho tương lai, và cung cấp giáo dục đại học đã trở thành một thị trường
năng động. Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục không phải là giao phó hệ thống giáo
dục cho thị trường và để nó vận hành theo quy luật thị trường.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc
1
Bộ Nội vụ Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mới theo quyết định
468/QĐ-BNV ngày 03/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đào tạo đại học, sau đại
học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế và các dịch vụ
phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và các yêu cầu của xã hội [7]. Để cụ thể hóa
chức năng, nhiệm vụ đã đặt ra, Nhà trường cần thực hiện tốt công tác quản lý hành
chính, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất. Trong đó để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thì vai trò của
tất cả các nguồn lực được huy động để phát triển Nhà trường là rất quan trọng.
Nguồn lực đó từ Ngân sách Nhà nước và thu học phí của sinh viên, học viên các hệ
của Nhà trường, nhưng với hai nguồn lực kể trên vẫn chưa đủ cho sự phát triển trước
các yêu cầu hội nhập. Do vậy việc XHH GDDH tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, nhóm tác giả đã chọn đề
tài: “Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Trường
Đại Học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.
2. Lịch sử nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục đại học
Xã hội hóa giáo dục không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nó có nguồn gốc
lâu đời và là bước phát triển của chủ trương phát triển giáo dục được thực hiện từ
nhiều năm qua. Tuy nhiên vấn đề này được nhiều học giả nghiên cứu sâu sắc và có
kết quả nghiên cứu cụ thể từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Tác giả phân loại vấn đề
nghiên cứu thành 2 nhóm theo phạm vi nghiên cứu XHH GDDH dưới góc độ vĩ mô
và vi mô như sau:
a. Xã hội hóa giáo dục đại học ở góc độ ở góc độ vĩ mô:
Xã hội hóa GDDH ở góc độ vĩ mô coi GDDH là một kênh cung cấp dịch vụ
công trong nền kinh tế, tiêu biểu có các công trình trong và ngoài nước như sau:
Nhóm tác giả Martine Lombard, Gilles Dumont (2007): Pháp luật hành
chính của Cộng hòa Pháp, cuốn sách là kết quả của sự kết hợp giữa Đại học Tổng
hợp Pantheon với Đại học Luật và Kinh tế Limoges do Nxb Giáo dục xuất bản năm
2007 [6] đã trình bày những kiến thức cơ bản về dịch vụ công như khái niệm, các
nguyên tắc, các yếu tố cầu thành, mô hình cung cấp dịch vụ. Hai tác giả cũng đã
nhấn mạnh pháp luật về dịch vụ công vừa bao gồm các quy định của pháp luật hành
chính, vừa có các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, công
2
nghiệp. Đặc biệt các tác giả khẳng định có sự ảnh hưởng của pháp luật Liên minh
châu Âu đến pháp luật của các quốc gia thành viên về dịch vụ công nhưng pháp
luật các quốc gia thành viên vẫn có những quy định độc lập về dịch vụ công phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nước.
Nguyễn Văn Quang (2010), Đề tài khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về
xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu khía cạnh
pháp lý của vấn đề xã hội hóa cung ứng dịch vụ công [23]. Một trong những kết
quả nghiên cứu quan trọng của Đề tài là xác định khung pháp luật về xã hội hóa
cung ứng dịch vụ công bao gồm quy định về quản lý nhà nước. Hoàn thiện pháp
luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công nhằm tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ,
hoàn chỉnh để điều chỉnh hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của mọi thành
phần tham gia là giải pháp quan trọng thúc đẩy xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở
nước ta.
Trong cuốn sách: Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, do Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2003 [18], PGS.TS Lê Chi Mai đã công bố những kết quả
nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ về dịch vụ công dưới các góc độ kinh tế,
quản lý. Tác giả đã có sự so sánh giữa dịch vụ công cộng, dịch vụ sự nghiệp công
và dịch vụ hành chính công để từ đó đưa ra những đặc trưng riêng của từng nhóm
dịch vụ công. Riêng về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, tác giả đã nghiên
cứu dưới góc độ lý thuyết về bản chất, các đặc trưng của dịch vụ, các loại dịch vụ.
Sách tham khảo do TS. Chu Văn Thành chủ biên: Dịch vụ công và xã hội hoá
dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
xuất bản năm 2004 [28], là tập hợp bài viết của nhiều tác giả khác nhau (hai mươi
bảy bài viết) về hai nội dung lớn: Một là về những vấn đề lý luận về dịch vụ công ở
Việt Nam như khái niệm dịch vụ, mối quan hệ dịch vụ công với nhà nước, vai trò
của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ, vai trò quản lý của Nhà nước với việc cung
ứng dịch vụ. Hai là thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ công ở Việt Nam.
Nguyễn Đình Phan (2010) Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ: “Nâng cao
chất lượng dịch vụ hành chính công thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập
[20]. Trong đề tài này, các tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ
3
công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Đặc biệt, chuyên đề của đề tài tập
trung làm rõ về tổ chức thực hiện các dịch vụ hành chính công trong điều kiện thực
tiễn của Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Bích (2012): “Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh
vực hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội [11]. Đề tài luận án tiếp cận pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành
chính một cách toàn diện, đồng thời tập trung làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết
của pháp luật cùng với các nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật, về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phù
hợp với yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của nhân dân về
dịch vụ trong giai đoạn hiện nay.
Lương Việt Hà (2015), “Quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục
của trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông Hồng”, Đề tài luận án đã
nghiên cứu 3 nội dung chính: (1) Nghiên cứu hoạt động tham gia và quản lý hoạt
động tham gia XHH giáo dục của trường trung học phổ thông theo tiếp cận phối
hợp tham gia giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và Cộng đồng; (2) Thực trạng về
công tác XHH giáo dục quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục của 10
trường trung học phổ thông tại 05 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng;
(3) Kết quả áp dụng trong quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục ở các
trường trung học phổ thông. Luận án đã công bố được những kết quả mới, đó là:
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tham gia
XHH giáo dục của trường trung học phổ thông. Đưa ra các bước của qui trình quản
lý hoạt động tham gia XHH giáo dục của trường trung học phổ thông. Đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHH giáo dục và quản lý hoạt động
tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào nhà trường đó là phải: Phát triển hệ
thống giao tiếp thông tin hai chiều giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng
đồng; Chiến lược huy động tham gia của cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng
vào hoạt động XHH giáo dục của trường trung học phổ thông; Nâng cao năng lực
quản lý hoạt động tham gia XHH giáo dục của trường trung học phổ thông.
b. Xã hội hóa giáo dục đại học ở góc độ vi mô:
4
Xã hội hóa ở góc độ vi mô là cách tiếp cận xã hội hóa giáo dục đại học của các
Trường, Viện, Học viên, các cơ sở đào tạo khác (gọi chung là cơ sở giáo dục đại học),
nhằm huy động tất cả các nguồn lực nhằm phát triển Nhà trường một cách tự chủ,
hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu xã hội, tiêu biểu có các công trình
nghiên cứu sau:
- GS. TSKH Vũ Ngọc Hải (2007), “Về quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã
hội của các trường đại học nước ta” [15]. Bài viết đề cập đến một trong những vấn
đề mà ngành giáo dục và đào tạo nước ta lúng túng trong những năm đổi mới, đó là
vấn đề quản lý tập trung và phân cấp quản lý cho các cơ sở giáo dục đại học. Trong
đó, có vấn đề trao quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội cho các trường đại học.
Tuy nhiên, những cố gắng nhằm chuyển quyền quản lý từ trung ương xuống cơ sở
chưa được thể hiện nhiều trong các chính sách và cũng chưa đồng bộ.
- TS. Lê Quốc Hùng (2010), Xã hội hóa giáo dục đại học và giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo đại học ngoài công lập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 167
tháng 3/2010 [16]. Bài viết tập trung vào việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục hệ ngoài công lập - một trong những thành phần quan trọng của
giáo dục đại học, góp phần giải quyết nhiều vấn đề của xã hội hóa giáo dục nhưng
hiện nay chất lượng thấp, cơ sở vật chất yếu kém.
- Nguyễn Văn Động (2011), Vấn đề xã hội hóa giáo dục đại học trong dự
thảo luật giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học số 10/2011, tr15-
19 [12]. Theo tác giả xã hội hóa giáo dục cần là một chương mục, nội dung trong
Luật giáo dục đại học và các nội dung cơ bản cần luật hóa như sau: (1) Huy động
tất cả các nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục; (2) Sự giám sát của xã hội
đối với hoạt động giáo dục; (3) Hoạt động của cả xã hội nhằm khuyến học, khuyến
tài; (4) Xây dựng xã hội học tập; (5) Tạo điều kiện để người dân học tập suốt đời;
(6) Hợp tác quốc tế về giáo dục. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục
đại học với nội dung như sau: “Thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học; ưu tiên
thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn và có đầy đủ các điều
kiện thành lập theo quy định. Hỗ trợ kinh phí đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục
khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao”.
5
- Nguyễn Ngọc Giang (2012), Xã hội hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc từ
năm 1993 đến nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học, Đại học KHXH và
Nhân văn [14]. Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn hiện
vẫn còn đang gây tranh cãi về xã hội hóa giáo dục cũng như làm rõ một số vấn đề
về tiến trình xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay, đặc biệt
là vấn đề hoạch định chính sách, giám sát và quản lý nhà nước, những thành tựu và
thách thức. Từ đó luận văn đưa ra một vài suy nghĩ cho việc thực thi chính sách này
tại Việt Nam.
- Lê Lệ Phương (2014), “Xã hội hóa giáo dục đại học ở Hà Nội: Thực trạng
và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện quản lý giáo dục [21]. Đề tài nghiên cứu
thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học tại các trường đại học ngoài công lập trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích những thuận lợi, cũng như khó khăn và thiếu
sót, tìm ra nguyên nhân của các khó khăn trên, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục
trong hoạt động xã hội hóa của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, khuyến
nghị hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục đại học nói chung và trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Tạ Thị Bích Ngọc (2017), Chính sách Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt
Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học theo xu hướng hội nhập quốc tế,
Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, tháng 9/2017 [19]. Ở Việt Nam, XHH
GDDH là một chủ trương lớn đã được thể chế hóa. Tuy nhiên, do cách hiểu về xã
hội hóa nói chung và xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng còn nhiều điểm chưa
thống nhất, nên việc thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
còn nhiều điểm bất cập. Bài viết tập trung phân tích chính sách xã hội hóa giáo dục
đại học ở Việt Nam, làm rõ biểu hiện của xã hội hóa giáo dục đại học và đề xuất
các giải pháp để tăng cường XHH GDDH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục.
Tóm lại, qua nghiên cứu các đề tài, các sách tham khảo, bài báo khoa học,
luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ và các công trình khoa học về xã hội hóa giáo dục
đại học, nhóm nghiên cứu có thể rút ra những nhận xét sau:
Các bài viết bàn về vấn đề lý luận về XHH GDDH như bản chất XHH giáo
6
dục, tính tất yếu của XHH giáo dục, vai trò của xã hội hóa đối với sự phát triển của
giáo dục và kinh tế, xã hội. Nhìn chung, các tác giả khẳng định những thành tựu mà
xã hội hóa mang lại cho GDDH Việt Nam, tuy nhiên XHH GDDH ở Việt Nam
đang đi chưa chuẩn mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, và ít nhiều đang đánh mất những
giá trị nguyên bản tốt đẹp của XHH giáo dục nói chung. Từ đó các tác giả đưa ra
nhiều phương pháp từ góc độ khoa học nhằm đổi mới căn bản và mạnh mẽ giáo
dục đại học Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp nguồn tài liệu kinh nghiệm về hoạt động
xã hội hóa ở các nước trên thế giới, nhóm tác giả đưa ra những nét khái quát nhất
về bối cảnh lịch sử, chính sách thực hiện và tác động của XHH GDDH này tới xã
hội của toàn bộ quá trình XHH GDDH ở các nước trên thế giới từ những năm 2000
đến nay. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị - đặc biệt là những bài học
trên góc độ thay đổi quan niệm tư tưởng đối với quá trình xã hội hóa giáo dục đại
học ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh
nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” so
với các công trình nghiên cứu khác, tiếp cận dưới góc độ cung ứng dịch vụ công
trong lĩnh vực giáo dục một cách toàn diện. Đồng thời đề tài cũng tập trung làm rõ
những hạn chế, khiếm khuyết của XHH GDDH cùng với nguyên nhân của các hạn
chế. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động
XHH GDDH tại Đại học Nội vụ Hà Nội không bị trùng lặp với các công trình
nghiên cứu đã công bố trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm luận giải, phân tích kinh nghiệm quốc tế về xã
hội hóa trong giáo dục đại học, và rút ra bài học kinh nghiệm đối với trường Đại học
Nội vụ Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất: Tìm hiểu, phân tích khái niệm, bản chất và nội hàm của xã hội hóa
giáo dục đại học (XHH GDDH); Nội dung của XHH GDDH ở Việt Nam; Các yếu
tố tác động đến XHH GDDH trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
7
Thứ hai: Phân tích, đối chiếu so sánh kinh nghiệm về XHH GDDH của các
nước phát triển, đang phát triển, các nước có điều kiện kinh tế - xã hội, và giáo dục
đại học tương đồng với Việt Nam. Phân tích các điều kiện vận dụng, bài học kinh
nghiệm cho XHH GDDH tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Thứ ba: Phân tích thực trạng XHH GDDH tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hiện nay về các nội dung là: (i) Đào tạo; (ii) Nghiên cứu khoa học (iii) Cơ sở vật
chất; (iv) Tài chính. Tổng kết các kết quả, thành tựu đạt được, các hạn chế, khó khăn
và tìm ra nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn đó.
Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp XHH GDDH tại Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội đến năm 2025 và khuyến nghị các cơ quan quản lý và cán bộ, giảng viên để thực
thi giải pháp trên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Khách thể nghiên cứu: Các cơ sở giáo dục đại học quốc tế và ở Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung: Xã hội hóa giáo dục đại học là một vấn đề rộng lớn, bao trùm,
gồm nhiều nội dung. Tuy nhiên trong giới hạn của một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở,
nhóm tác giả tập trung vào 4 nội dung: (i) Quản trị đại học và Cán bộ, giảng viên;
(ii) Khoa học, công nghệ; (iii) Cơ sở vật chất, thiết bị (iv) Tài chính.
- Về không gian: Một số trường đại học trên thế giới, tập trung phân tích sâu
sắc một số khía cạnh về XHH GDDH của trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Về thời gian: Kinh nghiệm quốc tế về xã hội hóa giáo dục đại học từ đầu
thế kỷ XXI đến nay. Thực trạng xã hội hóa giáo dục đại học của Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014 - 2018, đề xuất giải pháp đến năm 2025.
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
a. Cách tiếp cận:
- Khung phân tích lý thuyết của đề tài: Quy trình nghiên cứu của đề tài được
mô hình hóa qua hình 1.1. dưới đây.
8
Chủ trương, đường lối Kinh nghiệm quốc tế
của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa về xã hội hóa
giáo dục đại học ở Việt Nam giáo dục đại học
Giải pháp xã hội hóa
giáo dục đại học ở
Các yếu tố ảnh hưởng: Đại học Nội vụ Hà Nội
Nhiệm vụ, yêu cầu
* Khách quan: Bối cảnh về xã hội hóa
giáo dục đại học ở Việt Nam
quốc tế; Môi trường KT-
XH; Điều kiện giáo dục
đại học.
Thực trạng
* Chủ quan: Chính sách Xã hội hóa Hạn chế, nguyên nhân
giáo dục đại học ở của hạn chế
về XHH GDDH; Đội ngũ Đại học Nội vụ Hà Nội
cán bộ, giảng viên.
Quản Khoa Cơ sở Dịch
Nhân Tài
trị học - hạ vụ
sự chính
đại công tầng, công
học nghệ thiết bị khác
Hình 1.1. Sơ đồ khung phân tích của đề tài
(Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng)
- Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tiếp cận từ
góc độ giáo dục đại học là cung cấp dịch vụ công, và tiếp cận xã hội hóa giáo dục đại
học là một hoạt động gồm các nội dung: (i) Đào tạo; (ii) Khoa học, công nghệ; (iii)
Cơ sở cật chất, thiết bị; (iv) Tài chính.
b. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, trong đó vận dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử để thấy được tiến trình hình thành, phát triển của pháp luật XHH DVC
trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp
9
nghiên cứu khoa học được sử dụng phù hợp với yêu cầu nghiên cứu từng nội dung
của đề tài như phương pháp phân tích, tổng hợp; giáo dục học; thống kê, khảo sát;
phương pháp quy nạp, diễn dịch. Áp dụng vào các nội dung của đề tài như sau:
- Phương pháp lịch sử: Cần nhấn mạnh rằng mỗi giai đoạn cụ thể vấn đề
XHH GDDH đều đặt ra và phản ánh những quy luật mang tính lịch sử, trong đó
XHH và XHH GDDH... đều được phản ánh theo những yêu cầu có tính lịch sử. Vì
vậy sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích, làm rõ bản chất của XHH, công tác
XHH...ức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập [8], tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp
công lập, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp có quyền tổ chức công việc,
sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính, phát huy mọi khả năng
của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; huy động đóng góp của
cộng đồng cho xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp; tự đảm bảo chi phí
hoạt động, được tự quyết định biên chế. Thủ tướng đơn vị được quyền ký hợp đồng
thuê, khoán công việc và ký hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học trong và
ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị. Căn cứ vào nguồn thu sự
nghiệp mà đơn vị sự nghiệp được phân loại để thể hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính.
(4). Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách sách khuyến
khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập [9] và Thông tư số
91/2006/TT-BTC ngày 2/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
này đã quy định nhiều ưu đãi để khuyến khích các cơ sở ngoài công lập thuộc lĩnh
vực giáo dục [4]. Theo đó:
- Các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí.
Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với
các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công
do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng
nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo
quy định của pháp luật. Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ
chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân
lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng để cung cấp các
sản phẩm dịch vụ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương và của Nhà
24
nước. UBND cấp tỉnh sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có hoặc xây dựng nhà
cửa, cơ sở hạ tầng để cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi. Mức
giá cho thuê không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng và lãi
vay vốn xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án được duyệt.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay vốn sửa chữa,
xây dựng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ
tầng cho cơ sở ngoài công lập thuê, quyết định chế độ miễn, giảm phí xây dựng cho
cơ sở ngoài công lập; quy định việc hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng cho
cơ sở ngoài công lập.
(5). Nghị định số 69/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với lĩnh vực giáo dục [11] và Thông tư số
135/2008/ TT - BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị
định số 69, quy định rõ các điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát
triển xã hội hóa giáo dục, y tế đã tạo thuận lợi đẩy mạnh xã hội hóa đối với lĩnh vực
giáo dục.
Về lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập khẩu: cơ sở
thực hiện XHH được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất; được miễn các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, các cơ sở này
được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định
của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế xuất nhập khẩu và các quy định hiện hành.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ
hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%
trong suốt thời gian hoạt động; đối với cơ sở mới thành lập được miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp trong vòng 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo; đối với cơ sở mới thành lập tại
các địa bàn ưu đãi do Chính phủ quy định thì được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong vòng 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập
doanh nghiệp trong vòng 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập
25
doanh nghiệp là 10% trong suốt quá trình hoạt động.
Về chính sách ưu đãi trong tín dụng và huy động vốn: cơ sở thực hiện xã hội
hóa được vay vốn tín dụng đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng
đầu tư của Nhà nước và được phép huy động vốn dưới dạng góp vốn dưới dạng góp
cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp
pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp tổ chức kinh tế, tổ chức tài
chính, cá nhân trong và ngoài nước đều đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
(6). Quyết định số 1466/QĐ - TTg ngày 10/10/2008 về danh mục chi tiết các
loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực
giáo dục - đào tạo, dạy nghề đã quy định rõ tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn chất lượng
đối với giáo dục mầm non, phổ thông; các cơ sở đào tạo nghề nghiệp; các cơ sở
cung cấp dịch vụ phục vụ giáo dục - đào tạo và tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các
cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề như: cao đẳng nghề, trung cấp
nghề, trung tâm dạy nghề; quy định về quy mô, tiêu chuẩn chất lượng nhằm khuyến
khích xã hội hóa đối với cơ sở khám, chữa bệnh.
1.3.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học
a. Các văn bản hướng dẫn thi hành
(1) Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ gồm các nội dung:
Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá là vận động và tổ chức sự
tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó
nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát
triển về thể chất và tinh thần của nhân dân.
Xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối
với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách
nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước,
các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa
phương và của từng người dân.
Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực,
vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh
26
hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý
nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi
nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện
xã hội hoá, bởi vì giáo dục, y tế, văn hoá là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát
triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.
(2). Nghị định 73/2012/NĐ-CP ban hành ngày 26/09/2012 quy định điều kiện
vốn đầu tư của nước ngoài vào GDĐH: “Dự án đầu tư thành lập cơ sở GDĐH phải
có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm các chi phí sử
dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến
quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng”.
(3). Nghị định 74/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung
một số quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử
dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: “Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn
giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại
các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo
dục phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP tương
ứng với các nhóm ngành, nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học)”.
(4). Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết về tài sản,
giá trị tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục và quy định rõ điều kiện cũng như
các chính sách ưu tiên cho cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học
có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
b. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
(1). Quyết định số 122/2006/QĐ - TTg ngày 29/5/2006 về chuyển loại hình
trường đại học dân lập sang trường ĐH tư thục: Việc chuyển trường ĐH dân lập
sang loại hình trường ĐH tư thục phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, rõ ràng,
minh bạch và đúng quy định về mặt tài sản, vốn; đảm bảo quyền lợi chính đáng của
những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển
trường, quyền lợi của người lao động và quyền lợi của người học, phù hợp với Điều
lệ và quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục và pháp luật hiện hành.
27
(2). Quyết định số 61/2009/QĐ - TTg ngày 17/4/2009 ban hành quy chế tổ
chức và hoạt động của trường đại học tư thục. Theo đó, trường ĐH tư thục là đơn
vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ,
nghĩa vụ và quyền lợi như các trường ĐH công lập trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Quyết định đã quy định rõ về tổ chức và nhân sự, giảng viên, cán bộ, nhân
viên và người học; hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và chế
độ tài chính, tài sản của trường tư thục.
(3). Quyết định 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành
kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ có nêu rõ sở hữu chung về tài sản, quản lý của Nhà nước, nhiệm
vụ, quyền hạn, của trường đại học tư thục. Theo quyết định này, không hạn chế
số lượng trường mà mỗi thành viên được tham gia góp vốn điều lệ (Quyết định
61/2009/QĐ - TTg quy định mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở
không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường
đại học tư thục phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và
Điều lệ trường đại học; không là viên chức, công chức trong biên chế nhà nước;
Thẩm quyền quyết định công nhận hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị trường đại
học tư thục thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.
(4). Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2006 - 2020 đưa ra giải pháp: “Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ
thể nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển các trường đại học tư thục,
trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài”; “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu chính sách, cơ chế ưu
tiên cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách nhà nước
trung ương và địa phương; vận động nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ tín dụng
phát triển chính thức (ODA), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn
tài trợ trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học và rà soát,
điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường”.
c. Quyết định của Bộ trưởng và thông tư của các Bộ
(1). Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 về liên kết đào tạo
28
trình độ TCCN, cao đẳng, đại học quy định về liên kết đào tạo trình độ TCCN, CĐ,
ĐH, bao gồm: Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo được quy định tại Điều 4
nhằm: thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội; huy động tiềm năng
của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương và tạo cơ hội
học tập cho nhiều người trên cơ sở bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp
phần thực hiện mục tiêu công bằng và XHH GDĐH.
(2). Thông tư liên tịch số 23/2001/TTLT - BTC - BLĐTBXH ngày 06/4/2001
hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với sinh viên, sinh viên
thuộc diện chính sách đang theo học tại cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.
Theo đó, chế độ miễn, giảm học phí được áp dụng với Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh, con của liệt sĩ, con của thương binh, con của người hưởng chính sách như
thương binh, con của bệnh binh đang theo học tại các trường ngoài công lập
(3). Thông tư số 20/2010/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 16
tháng 7 năm 2010 quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường
đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Thông tư này áp dụng đối với
các trường đại học dân lập quy định tại Điều 1 của Quyết định số 122/2006/QĐ -
TTg ngày 29/5/2006 về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại
hình trường đại học tư thục.
1.4. Nội dung của xã hội hóa giáo dục đại học
1.4.1. Xã hội hoá quản trị đại học và đội ngũ cán bộ, giảng viên
- Quản trị đại học hiện đại được thực hiện từ đổi mới mô hình tổ chức và
cơ chế quản lý theo hướng tinh giản, nâng cao hiệu quả và hiệu lực đi đôi với
từng bước thực hiện cơ chế phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho các đơn vị thuộc và trực thuộc.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường theo
điều lệ trường đại học, bảo đảm thực hiện giám sát toàn bộ hoạt động của cơ sở
giáo dục đại học công lập theo hướng có sự tham gia của tổ chức cá nhân, doanh
nghiệp có liên quan mật thiết tới các ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục
đại học trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường nhằm tăng cường công tác
XHH GDDH và tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
29
trong việc xây dựng kế sách, chiến lược phát triển bền vững Nhà trường hàng
năm và trong tương lai dài hạn.
- Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học được rà soát lại, thực hiện việc
cơ cấu lại bộ máy quản lý theo hướng tinh, gọn và chuyên nghiệp nhằm đáp ứng
các yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ. Phân cấp và thí điểm giao quyền
tự chủ hơn cho các khoa, viện và trung tâm nghiên cứu
- Phát triển đội ngũ giảng viên chủ yếu về mặt chất lượng, tăng số lượng
giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, giảng viên có học vị tiến sĩ, giảm tỉ
lệ sinh viên chính quy trên giảng viên quy đổi giảm xuống 15 GV/SV, tỉ lệ giảng
viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt ít nhất 50%.
- Triển khai thí điểm cơ chế, chính sách trong việc có sự tham gia của các
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động quản lý Nhà trường và tham gia
tất cả các hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đào tạo, sau đó tổng kết, rút kinh
nghiệm và triển khai trên nhiều Nhà trường.
1.4.2. Xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ
Hiện nay, việc thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu đang là trọng
tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một ví dụ điển
hình, năm 1980, để thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu từ trường đại học
vào DN, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Bayh-Dole. Từ khi đạo luật này
ra đời, các trường đại học của Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức
dịch vụ chuyển giao công nghệ nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của
mình. Hiện tại đã có hơn 200 trường đại học của Hoa Kỳ hình thành các tổ chức
dịch vụ chuyển giao công nghệ (TLO - văn phòng chuyển giao công nghệ) ngay
trong trường đại học. Có rất nhiều TLO trong trường đại học liên kết với các vườn
ươm hoặc các công viên nghiên cứu để triển khai hoạt động của TLO. Các vườn
ươm hoặc các công viên nghiên cứu cho phép thử nghiệm mô hình ứng dụng
những công nghệ mới được nghiên cứu từ trường đại học. Ngoài ra, TLO còn làm
nhiệm vụ quan trọng là liên kết với địa phương, vùng, trong nước và quốc tế
nhằm hỗ trợ các công ty công nghệ mới thành lập vì thông thường các công ty
này gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
- Thiết lập các trung tâm đối tác trường đại học - DN và các trung tâm
nghiên cứu mở rộng sản xuất nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho DN;
30
- Thiết lập các văn phòng/trung tâm chuyển giao công nghệ ngay trong
trường đại học. Không chỉ ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Mỹ,
mà một số nước Châu Á cũng tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC
từ trường đại học vào DN. Đầu năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật
thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm đẩy mạnh việc thương mại hóa công nghệ.
Mặt khác, thông qua các biện pháp, chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ tài chính,
Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ chuyển giao công
nghệ như Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Quốc gia, các văn phòng chuyển
giao công nghệ TLO trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập. Ngoài
ra, để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Chính phủ Malaysia cũng đã
xây dựng Chương trình hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Đây là
chương trình tài trợ một phần kinh phí nhằm thúc đẩy thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu trong nước. Cùng với đó, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các
chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, dành một khoản ngân
sách đáng kể để khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học hay các viện nghiên
cứu tiến hành thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình và đăng ký bảo hộ
tài sản trí tuệ cho các sáng chế.
Luật thúc đẩy chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học với các công ty, nhà
máy; khuyến khích các công ty tham gia nghiên cứu chung, phối hợp nâng cao
chất lượng đào tạo kỹ sư đúng với chuyên ngành sử dụng. Theo đó, các trường
đại học một mặt có thể nhận kinh phí hoặc tài trợ từ ngành công nghiệp có nhu
cầu nghiên cứu công nghệ hoặc đào tạo nhân tài; mặt khác, tạo được môi trường
thực tập tốt cho sinh viên, tiếp nhận những tri thức mới từ những phát hiện trong
thực tế làm cho quá trình đào tạo và nghiên cứu phong phú, thiết thực hơn.
1.4.3. Xã hội hoá hoạt động tài chính
Trong bối cảnh đại chúng hoá giáo dục đại học, chia sẻ chi phí là giải
pháp bắt buộc bởi không một nhà nước nào có đủ năng lực để trợ cấp toàn bộ
cho số lượng lớn sinh viên đại học. Tuy vậy, chia sẻ chi phí như thế nào lại là
một bài toán phức tạp. Chia sẻ chi phí có thể là động lực nhưng cũng có thể lại
31
là rào cản tác động đến chất lượng, cơ hội tiếp cận (bao gồm yếu tố số lượng và
bình đẳng) trong giáo dục đại học. Như đã phân tích ở trên, để phát huy hết
những mặt tích cực của chia sẻ chi phí, các nhà làm chính sách cần quan tâm
đến bốn việc sau đây:
- Tính toán lại chi phí đơn vị tối thiểu cho từng loại trường, nhóm ngành
nhằm đảm bảo chất lượng cạnh tranh với thế giới.
- Một mặt, ban hành chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy việc nâng
cao nguồn thu cho trường đại học từ hoạt động khoa học, công nghệ, dịch vụ và
hiến tặng; mặt khác tính toán tỷ lệ hợp lý giữa phần đóng góp của nhà nước
(người đóng thuế) và sinh viên - phụ huynh nhằm đảm bảo tính công bằng trong
cơ hội tiếp cận giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
- Sau khi đã xây dựng được chính sách ưu tiên đầu tư trên cơ sở tính toán
được tỷ lệ hợp lý giữa phần đóng góp giữa trợ cấp nhà nước và học phí cho từng
đối tượng, xác định thời điểm thích hợp (trước, trong và sau quá trình học) để
quyết định việc áp dụng chính sách đó cho đối tượng thụ hưởng nhằm đảm bảo
đầu tư của nhà nước đi tới được đúng đối tượng, đồng thời tạo động lực học tập
tích cực cho sinh viên.
Xu hướng tư nhân hóa giáo dục đại học đó như giải pháp duy nhất và tốt
nhất nhằm giảm bớt áp lực tài chính của nhà nước đối với giáo dục đại học đồng
thời, giúp đa dạng hóa về cung ứng chương trình đào tạo và phương thức tiếp
cận giáo dục đại học, góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại
học công thông qua áp dụng tư duy, kỹ thuật quản lý của lĩnh vực tư vào cơ chế
cạnh tranh. Nhà nước cần chuyển đổi vai trò từ kiểm soát sang giám sát, hỗ trợ
giáo dục đại học. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò thiết kế các công cụ chính sách
để tác động, điều tiết giáo dục đại học, đồng thời, tạo lập sân chơi công bằng,
bình đẳng cho giáo dục đại học công lẫn tư, không phân biệt đối xử.
1.4.4. Xã hội hoá cơ sở vật chất, thiết bị
Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nâng cao chất
lượng đào tạo theo cam kết chuẩn đầu ra khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước tiếp tục cấp vốn đầu tư xây
32
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.
Các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động cân đối nguồn thu và huy động
các nguồn hợp pháp khác; quyết định các dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa để
phát triển tổng thể cơ sở vật chất của đơn vị mình theo mô hình trường đại học
theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Các cơ sở giáo dục đại học quyết định và chịu trách nhiệm lập, phê duyệt
dự án đầu tư, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành đối với các dự án đầu tư, sửa chữa, mua sắm tài sản, trang thiết bị từ
nguồn hợp pháp của trường theo đúng trình tự, thủ tục theo quy đinh của pháp
luật. Quyết định việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu của các
cơ sở giáo dục đại học để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động khoa học
công nghệ, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.
1.4.5. Xã hội hoá dịch vụ công khác
Nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học (GDĐH)
ở Việt Nam đang làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh về đào tạo bậc cao. Với
những ưu, nhược điểm khác nhau, tất cả các hình thức này đã góp phần làm cho
quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ
hết. Đồng thời, nó cũng bộc lộ nhiều bất cập, thách thức đòi hỏi phải được nhìn
nhận chính xác và đầy đủ.
Xét về nguồn kinh phí đầu tư, có hai mô hình chính: (1) Các dự án của
Chính phủ liên kết với nước ngoài như ĐH Việt Đức (VGU), Việt Pháp (USSH),
Việt Nhật (JVU); (2) Các hình thức dựa vào nguồn tài chính tư nhân, bao gồm
(2.1) các trường ĐH do nước ngoài sở hữu, đặt trụ sở và hoạt động tại Việt Nam
như trường hợp RMIT Vietnam, hay British University Vietnam (BUV), (2.2)
trường ĐH của Việt Nam có sự tham gia của phía nước ngoài về nguồn vốn hoặc
nhân sự, như Fulbright University Vietnam (FUV) hay American University
Vietnam (AUV), (2.3) Các chương trình đào tạo liên kết với đối tác quốc tế dưới
nhiều hình thức: bằng đôi, bằng ngoại, 2+2, 3+1 và diễn ra ở cả trường công
lẫn trường tư.
33
Trong hệ thống đào tạo song hành truyền thống, các công ty, doanh nghiệp
tự nguyện tham gia đào tạo nghề, không chỉ trong đào tạo lần đầu mà còn cả
trong đào tạo lại.
Đối với hệ thống giáo dục bậc cao, xác định lại vai trò của các trường đại
học và cao đẳng theo hướng tăng cường gắn kết chức năng giáo dục và chức
năng nghiên cứu. Trên cơ sở đó thực hiện đa dạng hóa cơ hội học tập và linh
hoạt hóa các hình thức học tập; xúc tiến hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại
học với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; hình thành các chương trình đào tạo do
trường đại học và các doanh nghiệp cùng xây dựng, đào tạo lại những người lao
động, công nhận môi trường học tập và nghiên cứu bên ngoài nhà trường; tổ
chức các nhóm sinh viên tình nguyện tại địa phương để sinh viên sớm có định
hướng nghề nghiệp.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Nhà nước: Có các chế độ, chính sách khuyến khích và ràng buộc trách
nhiệm của các LLXH, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công tác XHHGD được ban
hành đồng bộ và mang lại lợi ích cho các bên liên quan, như: nhà trường đạt được
mục tiêu phát triển nhà trường; gia đình của sinh viên thì con em họ sẽ có kết quả
học tập tốt.
- Nhà trường cần nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp ở địa
phương, sự tham gia tích cực toàn bộ vào nội dung và phương thức GD, tham gia
vào quá trình quản lý nhà trường của các thành phần xã hội từ bên trong và bên
ngoài nhà trường.
- Gia đình và cộng đồng: tự nguyện, có niềm tin và sự tin tưởng khi tham gia
vào các hoạt động của nhà trường; Các bên liên quan nhận thức đầy đủ trách nhiệm
xã hội của mình đối với GD nói chung và GDDH nói riêng; có động lực khi tham
gia vào GD nhà trường đó là đem lại lợi ích cho chính bản thân và hơn cả là cho
toàn xã hội.
- Sinh viên: Có ý thức, trách nhiệm trong học tập, nâng cao kiến thức để trở
thành người công dân tốt, làm chủ nhân tương lai của đất nước.
- Mối quan hệ giữa 3 chủ thể: Nhà trường - Gia đình - Xã hội và các bên liên
quan có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên cung cấp thông tin và phản hồi thông
tin đầy đủ để hỗ trợ và phối hợp với nhau cùng thực hiện công tác XHH GDDH
34
nhà trường.
- Tính bền vững của các nguồn tài trợ: Do tính chất không có sẵn trong kế
hoạch của nhà trường, nên phát triển tính bền vững của các nguồn tài trợ là một vấn
đề cần quan tâm. Đây là một trong mối quan tâm chính cho tất cả cộng đồng trường
học mà phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của các nhà tài trợ.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, hàng năm cho việc huy động hoạt động
tham gia. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu và nội dung phù hợp với từng nhóm
đối tượng tham gia; xác định rõ nhu cầu của người học và xã hội và nguồn lực có
sẵn trong cộng đồng.
- Nhà trường cần có môi trường mở và dân chủ để huy động các chủ thể
trong xã hội tham gia các hoạt động của nhà trường; có các hệ thống liên lạc giữa
nhà trường và gia đình của người học phù hợp và dễ dàng tiếp cận.
- Chất lượng và năng lực của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động của nhà trường bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
rất lớn đến công tác quản lý hoạt động tham gia XHHGD các trường.
- Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của nhà trường có khả
năng làm việc cộng tác với gia đình và xã hội, lắng nghe nhu cầu và mong muốn
của họ để tìm thấy nền tảng chung cho hợp tác; đồng thời phải tích cực tham gia
công tác XHH GDĐH của nhà trường, đặc biệt phải là những người có khả năng
vận động, kêu gọi trong huy động và quản lý hoạt động tham gia XHH GDĐH.
- Nhà trường cần xây dựng được hệ thống đánh giá kết quả hoạt động tham
gia XHH GDĐH để tự đánh giá các hoạt động XHH GDĐH trong nhà trường nhằm
cải thiện hiệu suất tham gia.
Tiểu kết chương 1
Tác giả đã trình bày về cơ sở lý luận và pháp lý về xã hội hoá giáo dục đại
học về các nội dung như: Các quan điểm, khái niệm về giáo dục đại học, xã hội
hoá, xã hội hoá giáo dục đại học; Phân tích bản chất, vai trò của xã hội hoá giáo
dục đại học; Các văn bản pháp lý về giáo dục đại học hiện nay; 05 nội dung cơ bản
của xã hội hoá giáo dục đại học; Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá giáo dục đại
học. Từ các luận cứ khoa học trên làm tiền đề cho việc phân tích các nội dung của
xã hội hoá giáo dục đại học ở chương 2.
35
Chương 2. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI MỘT SỐ
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
2.1. Một số vấn đề cơ bản về xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam
2.1.1. Bối cảnh xã hội hoá giáo dục đại học trên thế giới
Thực tiễn phát triển của các nền kinh tế dẫn đầu thế giới hiện nay như Mỹ,
Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, hay sự vươn lên đầy mạnh mẽ của một số quốc gia
Châu Á trong những thập kỷ gần đây như Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore đều
không tách rời thành công của hệ thống giáo dục đại học tiên tiến. Trong xu thế
toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức hiện nay, giáo dục đại học và đào tạo nguồn
nhân lực trình độ cao được coi là chìa khoá cho sự thành công và thịnh vượng một
cách bền vững của mỗi quốc gia. Sự phát triển của giáo dục đại học thế giới trong
thời gian qua cho thấy một số nét đặc trưng sau:
- Giáo dục đại học ngày càng mang tính đại chúng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng và ngày càng thực tế hơn của người học và của thị trường lao động.
- Cơ chế quản lý giáo dục đại học ngày càng theo hướng tăng quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học. Các nước có hệ thống
giáo dục đại học tiên tiến nhất cũng là các nước thực hiện cơ chế tự chủ ở mức độ
cao nhất.
- Giáo dục đại học ngày càng đa dạng hoá và quốc tế hoá. Xu thế này đã tạo
lập sự gia tăng đáng kể hợp tác trong giáo dục đại học, nâng cao quyền lựa chọn địa
điểm học tập đối với người học và đã góp phần hình thành thị trường giáo dục đại
học toàn cầu một cách rõ nét.
Trong bối cảnh giáo dục đại học thế giới đang trong giai đoạn chuyển biến
mạnh mẽ, quốc gia nào chậm trễ trong cải cách hệ thống giáo dục đại học, nhất là
chậm đổi mới quan điểm và cơ chế quản lý giáo dục đại học, sẽ đánh mất cơ hội để
hội nhập và phát triển.
2.1.2. Khái quát thực trạng xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam
Với những định hướng khuyến khích xã hội hóa giáo dục nêu trên, giáo dục
giáo dục đại học ngoài công lập trong những năm qua đã đạt được những kết quả
nhất định, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phát triển loại hình
trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân,
36
giảm gánh nặng cho ngân sách. Các trường ngoài công lập chủ yếu được thành lập
theo phương thức xây dựng mới hoàn toàn (52/58 trường thành lập mới hoàn toàn
từ năm 2008 đến 2019 là trường ngoài công lập).
Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM có nhiều trường đại học đã ban
hành nhiều chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDĐH,
như chính sách về thuê đất, thuế, cho vay vốn kích cầu, hỗ trợ lãi suất để xây dựng
trường học, chính vì vậy công tác xã hội hóa đã phát triển rất mạnh mẽ. Chỉ tính
trong năm học 2017-2018, tổng kinh phí mà Thành phố Hồ Chí Minh huy động tài
trợ, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá ...ách đầu tư của Nhà nước, nguồn thu từ các hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học và tư vấn của Trường, đầu tư cho xây dựng cơ bản Nhà Trung tâm
đào tạo và các phòng học khác, cải tạo nâng cấp phòng làm việc, phòng học, thư
viện, mua sắm thiết bị.
Hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động, phân quyền tự chủ lớn hơn cho
các Khoa, Trung tâm trực thuộc Trường, quy định rõ chức năng, quỹ thời gian phục
vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, làm cơ sở cho hạch toán tự chủ.
Hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc và trung tâm
dịch vụ khoa học công nghệ hiện nay theo hướng cân đối thu - chi, phi lợi nhuận;
mở rộng cung ứng các dịch vụ khác để tận dụng hệ thống cơ sở vật chất được Nhà
86
trường đầu tư.
3.2.6. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá dịch vụ công khác
3.2.6.1. Bài học về xã hội hoá dịch vụ công khác
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần một chính sách cởi mở và trao quyền
tự chủ nhiều hơn để có được sự linh hoạt cần thiết. Điều Nhà nước có thể làm là
thúc đẩy một môi trường minh bạch thông tin và hành lang pháp lý rõ ràng, ổn
định. Một sáng kiến đơn giản, thí dụ một cổng thông tin trực tuyến do Bộ GD-
ĐT quản lý, cung cấp tất cả thông tin về các chương trình liên kết, năng lực của
đối tác cũng như kết quả đào tạo qua thành tích của cựu sinh viên những chương
trình này. Các quỹ tài trợ nghiên cứu như Nafosted và các chương trình hỗ trợ
khác cần có tiêu chí tính điểm ưu tiên hơn cho những nghiên cứu có đối tác quốc
tế cùng chia sẻ chi phí, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu ở cấp
trường. Việc hợp tác với đồng nghiệp quốc tế trong hoạt động nghiên cứu cũng
cần trở thành thước đo kết quả hoạt động của giảng viên, bắt đầu từ việc coi đó
như thước đo thành tích tiến đến chỗ coi như tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Nhật và đặc biệt với các
nền giáo dục tương đồng với Việt Nam, hơn nữa các cơ sở giáo dục đại học tự
chủ và xã hội hoá thành công ở Việt Nam đều cho thấy rằng, xã hội hoá giáo dục
đại học có hiệu quả cao thì không thể không đề cập tới mối liên kết chặt chẽ
giữa Cơ sở giáo dục đại học - Cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ - Cơ sở
sản xuất, kinh doanh. Việc huy động sự tham gia của xã hội đối với sự nghiệp
giáo dục được thể hiện trên phương diện: gắn quá trình giáo dục với hoạt động
sản xuất, kinh doanh, coi trọng việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
3.2.6.2. Đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ công khác
* Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
Thông qua việc ký kết và thiết lập quan hệ hợp tác, Trường đã tìm kiếm và
tổ chức, giới thiệu được nhiều chương trình trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên,
cấp học bổng cho sinh viên, giao lưu văn hóa tới các Khoa chuyên môn và trực
tiếp tới đội ngũ giảng viên, sinh viên của Trường.
* Công tác thông tin, truyền thông
87
Tạp chí Khoa học Nội vụ cần tăng số liệu xuất bản từ 06 số hiện nay lên đến
12 số/năm từ năm 2020, nâng cao chất lượng các bài viết của các cộng tác viên
trong và ngoài Trường. Tiếp tục phát hành duy trì tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành
trong cả nước và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên thường xuyên được
chú trọng.
* Công tác thư viện:
Công tác bạn đọc: Phấn đấu đến năm 2020 phục vụ đến 10.000 lượt bạn đọc
và hơn 8.000 lượt tài liệu truyền thống; Phục vụ online 24/7 thư viện điện tử với
tổng số lượt đến hiện tại là 35.591 lượt sử dụng thư viện số (Tổng số lượt truy cập
tính đến ngày 29/11/2018 là 354.767 lượt). Hồi cố 2.180 biểu ghi, số hóa 2.150
trang tài liệu;
Đến năm 2020, phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, Thư viện Trường đã
có 100 tạp chí khoa học chuyên ngành, 10 báo in mang tính thời sự của Đảng, Nhà
nước, thành phố Hà Nội, ngành Giáo dục, 03 xuất bản phẩm báo chí dành cho sinh
viên; Bổ sung 500 sách tặng, sách tài trợ từ các Quỹ liên kết; hoàn thành công tác
bổ sung giáo trình, sách tham khảo theo 211 đề cương chi tiết học phần từ phòng
Quản lý Đào tạo Đại học. Dự kiến bổ dung được 110 tên giáo trình từ các trường
Đại học Luật, Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Văn hóa, 100 tên sách tham khảo,
chuyên khảo.
3.3. Một số khuyến nghị thực thi các giải pháp và áp dụng các bài học kinh
nghiệm từ các trường đại học trong nước và quốc tế
3.3.1. Với cơ quan quản lý giáo dục đại học
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về xã hội hóa nói chung, xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng nhằm phát
hiện những nội dung không còn phù hợp cần chỉnh sửa, bổ sung, đặc biệt làm rõ
bản chất của xã hội hóa giáo dục đại học tránh cho các tổ chức, cơ sở đào tạo
cũng như người sử dụng dịch vụ hiểu nhầm.
Thứ hai, cần minh bạch hai loại hình trường đại học: vì lợi nhuận và không
vì lợi nhuận, do một trường đại học không thể nào vừa vì lợi nhuận vừa không vì
88
lợi nhuận. Thay vì hạn chế các trường ngoài công lập hay tránh né mô hình vì lợi
nhuận, nên thẳng thắn thừa nhận sự tồn tại có thật của nó và đưa ra những chính
sách giúp nó phát triển một cách đúng đắn. Không nên khích lệ việc tuyên ngôn
phi lợi nhuận trong lúc thực tế thì 100% là vì lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận trong
việc cung cấp dịch vụ giáo dục là một hoạt động chính đáng. Nhà nước cần tận
dụng những thế mạnh của trường đại học ngoài công lập vì lợi nhuận, đồng thời
bổ khuyết cho những hạn chế của nó bằng loại hình trường ngoài công lập không
vì lợi nhuận, ở đó tiếng nói của giới chuyên môn, của các nhà khoa học và hoạt
động giáo dục, của những người đại diện và bảo vệ cho lợi ích công của xã hội
được coi trọng. Trường ngoài công lập không vì lợi nhuận cần được khẳng định
đặc điểm quan trọng nhất của nó là không thuộc về sở hữu tư nhân, mà thuộc về
sở hữu cộng đồng, do đó nó không bị chi phối bởi đồng tiền hay quyền lực.
Ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo
đại học, cao đẳng ngoài công lập hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận hoặc cơ chế
không vì lợi nhuận, nhất là các cơ chế, chính sách khuyến khích cho vay vốn, tín
dụng ưu đãi, miễn, giảm thuế, cho thuê đất đối với mỗi loại hình. Quy định rõ
ràng điều kiện thành lập, tiêu chuẩn, định mức chuyên môn và mức độ chịu sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý. Trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục, đào
tạo đại học, cao đẳng ngoài công lập có thể lựa chọn, đăng ký hoạt động theo
đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, Nhà nước cần xây dựng kế hoạch để chuyển dần các cơ sở giáo dục
đại học, cao đẳng công lập có khả năng tự chủ về tài chính sang trường ngoài
công lập theo 2 loại hình: vì mục tiêu lợi nhuận và không vì mục tiêu lợi nhuận.
Chỉ giữ nguyên các trường công lập đào tạo các ngành then chốt: quân đội, sư
phạm, hành chính công, chính sách công,
Nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư, cơ chế hỗ trợ ban đầu của Nhà nước
cho các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập. Nhà nước hỗ trợ đầu
tư ban đầu và đầu tư khuyến khích của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ngoài
công lập với các hình thức như: tư nhân góp vốn, liên doanh, vốn đầu tư nước
89
ngoài, đầu tư - chuyển giao Nhà nước xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng cho các
cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi.
Thứ tư, rà soát lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Quy hoạch phát triển đối với các cơ sở đào tạo phát triển phù hợp với định hướng
của đất nước. Từ đó, xây dựng cơ chế cho vay vốn, cho thuê đất, các chính sách
miễn giảm thuế đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khác nhau
dựa trên chất lượng đào tạo của mỗi trường.
Thứ năm, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trong việc đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cơ hữu bằng các nguồn học bổng, nguồn ngân
sách nhà nước theo Đề án 911 và các đề án đã được phê duyệt; trong việc tiếp
nhận chuyển giao công nghệ đào tạo, nội dung chương trình đào tạo từ các trường
tiên tiến ở trong và ngoài nước; trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn nghiên cứu khoa
học, các chương trình, đề án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng
đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập. Xây dựng, ban hành hệ
thống tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập
như tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên, yêu cầu về
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các nguồn lực khác ... Cụ thể là
thanh tra, kiểm tra số lượng, chất lượng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà giáo,
nhân viên; đánh giá tỷ lệ giảng viên/sinh viên, cơ cấu giáo viên theo môn học, số
lượng cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo,
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
Kiểm tra việc thực hiện cam hết trong các đề án thành lập trường. Cải cách
hệ thống thi cử, kiểm tra, đánh giá, kiểm định để có thể quản lý và bảo đảm chất
lượng của mọi loại hình trường lớp.
Thứ bảy, tạo cơ chế và điều kiện cho các cá nhân, tổ chức xã hội được
thành lập các tổ chức kiểm định giáo dục độc lập. Thực hiện kiểm định độc lập là
cách để xã hội hóa hoạt động giáo dục đại học, phát huy nguồn lực của xã hội
trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.
90
Để đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ngoài
công lập, từng bước thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của các trường ngoài
công lập trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, các cơ quan quản lý nhà nước
cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo theo hình
thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
- Chú trọng công tác kiểm định chất lượng các trường đại học, cao đẳng;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
giáo dục đại học;
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; thi kiểm tra,
đánh giá; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục;
- Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng sinh
viên và việc cấp bù học phí được miễn, giảm cho các trường;
- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và hoạt động của các doanh nghiệp,
đáp ứng nhu cầu xã hội;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
Ban hành Luật tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học,
cao đẳng ngoài công lập. Đối với các cơ quan Nhà nước, tuyển dụng dựa trên
năng lực, bằng cấp chỉ là điều kiện, không phân biệt giữa trường đại học , cao
đẳng công lập, dân lập hay tại chức.
3.3.2. Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Việc mở ra những ngành học mới, thành lập những trường mới, các tổ chức
giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập phải nghiên cứu kĩ, thăm dò và dự đoán
được những ngành học có khả năng thu hút sinh viên dựa trên nhu cầu của xã hội,
của nền kinh tế và xu hướng giáo dục trong nước cũng như của thế giới. Ở mỗi
giai đoạn, cần có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn
nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo. Xã hội đang cần
người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó. Đáp ứng đúng nhu
cầu của thị trường thì trường đó cũng sẽ tạo được thế mạnh cũng như thương hiệu
cho riêng mình.
91
Trong điều kiện hiện nay, nhiều người lao động đến tuổi chưa có việc làm,
để góp phần khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, cần đẩy mạnh công tác xã
hội hóa dạy nghề, bắt đầu từ giáo dục hướng nghiệp trong sinh viên trung học và
trong xã hội; mở rộng mô hình trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với
doanh nghiệp, cơ sở dạy nghè gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng
kinh tế động lực. Đây là mô hình dạy nghề trực tiếp cung cấp nhân lực theo yêu
cầu của doanh nghiệp và có tác dụng hướng nghiệp, phân luồng sinh viên sau
trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đồng thời chú trọng mô hình đào tạo
nghề truyền thống và đào tạo nghề tại cơ sở sản xuất.
Bản thân ngành học của trường khi mở là được xét trên nhu cầu thực tế của
xã hội, vì vậy sinh viên tốt nghiệp rất dễ dàng tìm được việc làm. Các trường đại
học, cao đẳng dù trường công hay trường tư, cần có một trung tâm luôn tư vấn
việc làm và giúp đỡ sinh viên thực tập tại các công ty. Bản thân các trường đại
học có sự gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp, công ty liên quan đến ngành
nghề đào tạo. Bên cạnh đó các trường thường xuyên có các hội thảo về việc làm
để sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn với công việc.
Bên cạnh đó, tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường với nền kinh tế và
cộng đồng DN. Khuyến khích đổi mới bằng giải pháp đặt hàng đối với các trường
đại học, cao đẳng trong các lĩnh vực mà họ có năng lực đảm nhận theo những
nguyên tắc chặt chẽ; cho phép lập các công ty, DN trong Nhà trường.
Nhân tố con người, đặc biệt những cương vị lãnh đạo chủ chốt của giáo dục
được đặc biệt coi trọng. Đó là là chọn người có năng lực và tâm huyết, dám thể
hiên quan điểm cá nhân, và chấp nhận hi sinh cho sự nghiệp đổi mới. Tuyển dụng
cán bộ, giảng viên phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh giáo dục,
đặc biệt phải có nhiều nghiệm sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Để huy
động được nguồn nhân lực có trình độ cao tham gia dịch vụ giáo dục, ngoài đội
ngũ giáo viên “toàn thời gian”, cần có nhiều giảng viên đến từ các cơ quan quản
lý nhà nước, ngành công vụ và xã hội.
92
3.3.3. Với gia đình của người học và thành viên cộng đồng
- Nhận thức vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm để hợp tác, hỗ trợ, phối
hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc GD con em mình; cải thiện môi trường
học tập, chất lượng dạy học trên lớp; tham gia công tác GD nói chung và công tác
XHHGD của nhà trường nói riêng; xây dựng môi trường sống trong gia đình lành
mạnh; tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện tốt những
nhiệm vụ trên.
- Nâng cao trình độ năng lực để tham gia vào các hoạt động của nhà
trường, thông qua tham gia lập kế hoạch, thực hiện và điều hành các hoạt động
XHHGD của nhà trường; tìm hiểu, phân tích áp dụng các kinh nghiệm đã thực
hiện thành công tại cộng đồng.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề về lý luận và kinh nghiệm quốc tế và trong
nước tại một số cơ sở giáo dục đại học về xã hội hoá giáo dục đại học, tác giả rút ra
kinh nghiêm và một số giải pháp về xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường đại
học Nội vụ Hà Nội có các nội dung chính: Khái quát về xã hội hoá giáo dục đại học
tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích kinh
nghiệm quốc tế và Việt Nam, tác giả đề ra các nhóm giải pháp tương ứng với các
nội dung của xã hội hoá giáo dục đại học: (i) Xã hội hoá quản trị đại học và đội ngũ
nhân sự, (ii) Xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, (iii) Xã hội hoá hoạt
động tài chính, (iv) Xã hội hoá hoạt động cơ sở vật chất, thiết bị. Tác giả cũng đề ra
một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý giáo dục; với Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, với gia đình người học và cộng đồng với mục tiêu thực hiện tốt việc xã hội
hoá giáo dục đại học đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn tới.
93
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thu được có thể rút ra các kết luận sau:
- GD phải gắn liền với XHH GDĐH là một trong những chiến lược cơ bản
và quan trọng để phát triển giáo dục, trong đó huy động cộng đồng đầu tư cho
giáo dục thực chất là vấn đề tăng cường cho công tác XHH GDĐH.
- Hiện nay có hai nguồn lực chính trong quá trình huy động XHHGD gồm:
Nguồn lực vật chất, như: tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường học, CSVC,
trang thiết bị...; nguồn lực phi vật chất, như: việc tạo ra môi trường giáo dục
thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn trao đổi
thông tin, kinh nghiệm.
- Các đối tượng có thể huy động tham gia XHH GDĐH gồm: Lãnh đạo
Đảng, chính quyền các cấp; gia đình (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích
trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV); các cơ quan ban ngành, như: y
tế, công an, bảo vệ, uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em; các tổ chức đoàn thể, như:
Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, các tổ chức quốc tế, các
cá nhân, đặc biệt là các cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân” ...và ngành
Nội vụ và ngành GD&ĐT.
Đề tài đã góp phần làm rõ thêm một số khái niệm cơ bản liên quan đến các
vấn đề nghiên cứu. Đề tài cũng tập trung phân tích những nội dung liên quan đến
mục tiêu, bản chất, tác động của XHH GDDH; Nội dung chủ yếu, hình thức,
phương pháp sử dụng để các Nhà trường tổ chức thực hiện XHH GDDH. Từ đó
luận giải cho những điều kiện cần và đủ để quản lý hoạt động tham gia XHH
GDĐH của trường đại học đạt kết quả tối ưu nhất.
Đề tài đã phân tích sâu kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục đại học ở các nước
có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Australia và của các nước
châu Á như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaixia, đặc biệt là kinh nghiệm
của 2 trường đã rất thành công trong việc xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam
là Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; trên
cơ sở đó rút ra các bài học quý báu cho Trường đại học Nội vụ Hà Nội.
94
Trong thời gian qua, tuy nhận thức rõ sự tham gia các nguồn lực trong xã
hội vào công tác XHH GDĐH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là biện pháp
quan trọng, cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo của nhà
trường, nhưng cho đến nay công tác này vẫn chưa được nhà trường phát huy rộng
rãi và chưa quan tâm đúng mức về hoạt động này.
Hiện nay với tinh thần tích cực, chủ động, nhiều hình thức tham gia tự phát
đã được thực hiện tùy theo điều kiện và tình hình hoạt động thực tế của nhà trường.
Các hình tham gia hiện nay phổ biến là: Xây dựng hoặc sửa chữa CSVC, lớp học,
xây dựng CSVC của Nhà trường; tham gia vào một số dự án hỗ trợ nhà trường.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu sau khi nghiên cứu, đề tài đề
xuất một số giải pháp XHH GDĐH đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động tham gia XHH
GDDH tại Nhà trường. Cụ thể là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cho mọi người nhằm nâng cao
nhận thức chủ trương của Đảng và Chính phủ về thực hiện xã hội hóa giáo dục.
- Phát huy vai trò chủ đạo, nòng cốt của các Nhà trường trong thực hiện công
tác xã hội hóa giáo dục đại học
- Làm tốt công tác tham mưu các chính sách đặc thù của ngành Nội vụ nhằm
huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục
- Huy động và quản lý sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp các lực lượng
xã hội, phù hợp thế mạnh của ĐHNVHN trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Trong từng giải pháp được đề xuất đều chứa đựng những nội dung cơ bản
có tính hệ thống, có sự tương hỗ, tác động qua lại xuất phát từ thực tế đòi hỏi của
Nhà trường. Từng biện pháp đề xuất đều được phân tích và nêu đầy đủ mục đích,
nội dung, cách thực hiện và những điều kiện chủ yếu đảm bảo cho các giải pháp
có tính khả thi khi được áp dụng vào thực tiễn tăng cường quản lý hoạt động tham
gia XHH GDĐH đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Do thời gian và trình độ của nhóm nghiên cứu còn có giới hạn, nhóm tác giả
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, giảng
viên, những người quan tâm để đề tài của nhóm tác giả được hoàn thiện hơn.
95
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
1. Phương Hữu Từng (08/2015), Thu hút sinh viên quốc tế trong giáo dục đại
học ở Cộng hòa Liên bang Đức và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa
học dạy nghề, số 8 - trang 23, Hà Nội.
2. Phương Hữu Từng (11/2015), Đào tạo nghề tại ngành than Việt Nam đáp ứng
cách mạng công nghiệp 4.0 kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 11 - trang
22, Hà Nội.
3. Phuong Huu Tung (11/2015), Improvement of internationlization of Human
resource training in Viet Nam’s coal industry in the context of international economic
integration, HUMG & University of Applied Sciences Georg Agricola Bochum, Germany.
ISBN 978-604-86-6038-3, Nov, 2015.
4. Phương Hữu Từng (03/2016), Đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp
và đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 3 - trang 21, Hà Nội.
5. Phương Hữu Từng (04/2018), Tăng cường hợp tác đào tạo nghề tại ngành
than Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục nghề nghiệp, số 4 - trang 45, Hà Nội.
6. Phương Hữu Từng (05/2019), “Xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo
dục đại học ở Việt Nam: Thực tiễn và khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 14,
tháng 05 năm 2019.
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Trần Bạt (2005), Xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh mới, Tạp chí Khoa
học giáo dục.
2. Nguyễn Ngọc Bích (2012): “Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực
hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ (2018), Quyết định về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; Quyết định số 468/QĐ-BNV, của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ ngày 03/4/2018.
4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số
53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày
02/10/2006 của Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư hướng dẫn nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Thông tư số
135/2008/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính.
6. Chính Phủ (1997), Nghị quyết số 90/CP, ngày 21/8/1997, Nghị quyết về phương hướng
và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá”.
7. Chính phủ (2000), Nghị định của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài
trong lĩnh vực khám bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, Nghị định số
06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000.
8. Chính phủ (2006), Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập, Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006.
9. Chính phủ (2006), Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung
ứng dịch vụ ngoài công lập, Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006.
10. Chính phủ (2006), Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
hóa đối với lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 69/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008.
11. Chính phủ (2008), Nghị định quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa
đối với lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 69/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008.
12. Chính phủ (2013), Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013.
13. Chính phủ (2013), Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục, Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013.
14. Nguyễn Văn Động (2011), Vấn đề xã hội hóa giáo dục đại học trong dự thảo luật
giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học số 10/2011, tr15-19.
15. Nguyễn Ngọc Giang (2012), Xã hội hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc từ năm
1993 đến nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học, Đại học KHXH và Nhân
97
văn.
16. Lương Việt Hà (2015), “Quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục của
trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông Hồng”, Luận án tiến sĩ, Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam.
17. Vũ Ngọc Hải (2007), “Về quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của các trường
đại học nước ta”.
18. Lê Quốc Hùng (2010), Xã hội hóa giáo dục đại học và giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo đại học ngoài công lập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 167 tháng 3/2010
19. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ -
Bộ Nội vụ.
20. Lê Chi Mai (2003): Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, do Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội xuất bản năm 2003.
21. Tạ Thị Bích Ngọc (2017), Chính sách Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học theo xu hướng hội nhập quốc tế, Tạp chí
Khoa học xã hội và Nhân văn, tháng 9/2017.
22. Nguyễn Đình Phan (2010) Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ: “Nâng cao chất
lượng dịch vụ hành chính công thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập.
23. Lê Lệ Phương (2014), “Xã hội hóa giáo dục đại học ở Hà Nội: Thực trạng và giải
pháp”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện quản lý giáo dục.
24. Nguyễn Minh Phương (2012), Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, y tế ở Việt Nam.
Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.
25. Nguyễn Văn Quang (2010), Đề tài khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về xã
hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam”
26. Quốc hội (2005), Luật giáo dục, Luật số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005.
27. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật số
44/2009/QH12, ngày 25/11/2009.
28. Quốc hội (2012), Luật giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13, ngày 18/6/2012.
29. Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều giáo dục đại học, Luật số
34/2018/QH14, ngày 19/11/2018.
30. Trịnh Ngọc Thạch (2017), Hai vấn đề của quản trị đại học ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Nghiên cứu
Chính sách và Quản lý, tập 33, số 1/2017.
31. Chu Văn Thành chủ biên: Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công - Sách tham
khảo Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2004.
32. Thông tư liên tịch Bộ GĐ&ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thông tư liên tịch
hướng dẫn một số điều của nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000 của Chính
phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục
đào tạo, nghiên cứu khoa học, số: 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT.
98
33. Thủ tướng Chính phủ (2008) , Quyết định Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí
quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Quyết định số 1466/QĐ - TTg ngày
10/10/2008.
34. Thủ tướng Chính phủ (2014) , Quyết định ban hành điều lệ trường đại học, Quyết
định số 70/2014/QĐ - TTg ngày 10/12/2014.
35. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2016), Tổng hợp dự toán thu - chi ngân sách nhà
nước năm 2016.
36. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017), Tổng hợp dự toán thu - chi ngân sách nhà
nước năm 2017.
37. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2018), Tổng hợp dự toán thu - chi ngân sách nhà
nước năm 2018.
38. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Kế hoạch dự toán thu - chi ngân sách nhà
nước năm 2019.
39. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Nxb Giáo dục.
40. Hà Dương Tường (2009), Xã hội hóa giáo dục: Cần thấy rõ vai trò của nhà nước,
Tạp chí Giáo dục và xã hội.
41. Đặng Ứng Vận (2007), Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
II. Tiếng Anh
42. Eric Rauch (2010). “The Socialization of Education”. Nguồn: www.scn.org
43. Egan, K (1990). Educating and Socializing: a proper distinction, Teachers
College Record, Vol. 85
44. Elie Cohen, Claude Henry và bình luận của Francois Morin, Paul Champsaur (2000),
Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Diễn đàn Tài chính - Kinh tế Việt - Pháp bởi
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2000.
45. Martin Evans, Ian Gough (2007), An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào,
UNDP Việt Nam.
46. Martine Lombard, Gilles Dumont (2007): Pháp luật hành chính của Cộng hòa
Pháp, Nxb Giáo dục Cộng hòa Pháp xuất bản năm 2007.
47. Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế -OECD (2007), Quy định
về dịch vụ công của các quốc gia OECD, Báo cáo chuyên đề Cải cách hành chính các
quốc gia thuộc OECD.
48. Niranjan Singh (2017), Socialisation of international students in a New Zealand
tertiary education classroom, Unitec Institute of Technology, 2017.
49. Philip Altbach (2006). “Knowledge and Education as International Commodities:
the Collapse of the Common Good” International Higher Education- Reflections on
Policy and Practice”. Boston College. Bản tin CIECER’s tháng 4, 2009.
50. Philip Altbach (2006). ‘Higher Education and the WTO: Globalization Run
99
Amok”. International Higher Education- Reflections on Policy and Practice”. Boston
College.
51. Ronald Barnett (1992), Improving Higher Education - Total quality care. The
Society for Research into Higher Education and Open University Press.
52. Terry M Moe (2006). "Political Control and the Power of the Agent". Journal of
Law, Economics, and Organization.Vol. 22, No. 1 (Spring): 1-29.
53. U.S. Department of Education, National Center for Education Statistics. (2010).
The Condition of Education 2010 (NCES 2010-028), Indicator 17.
54. Yonemura, Akio ed. (2007), Universalization of primary education in the
historical and developmental perspective, Research Report, Institute of Development
Economies.
55. Wolf Sauter (2015), cuốn sách:“Dịch vụ công trong pháp luật của Liên minh Châu
Âu”.
III. Website
56. https://megastudy.edu.vn/du-hoc-duc//tong-quan-ve-he-thong-giao-duc-chlb-duc-
a1317. Html
57. https://swinburne-vn.edu.vn/list-about/swinburne-viet-nam/
58. https://www.yukicenter.com/blog/nhung-dieu-can-biet-ve-he-thong-giao-duc-dai-
hoc-tai-nhat-ban.html
59.
60. https://www.hotcourses.vn/study-in-singapore/choosing-a-university/4-truong-dai-
hoc-cong-lap-xuat-sac-nhat-singapore-nam-2018/
61. https://duhocinec.com/he-thong-giao-duc-tai-malaysia
100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_xa_hoi_hoa_giao_duc_dai_hoc_kinh_ngh.pdf