TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTSV.2020.03
Chủ nhiệm đề tài : Lê Thu Huyền
Lớp : 1605CTHA
Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Khương
Hà Nội, tháng 05 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜ
67 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI HỌC
VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTSV.2020.03
Chủ nhiệm đề tài : Lê Thu Huyền - 1605CTHA
Thành viên tham gia : Nguyễn Đức Duy - 1605CTHA
Đỗ Thùy Trang - 1605CTHA
Phạm Thị Thảo Ngân - 1705CTHA
Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Khương
Hà Nội, tháng 05 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy,
cô giáo trong Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và tập
thể lớp 1605CTHA đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, đồng hành, sát cánh, cung
cấp tri thức và kỹ năng để chúng em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa
học của mình. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS.
Nguyễn Quốc Khương đã là người hướng dẫn tận tình, chu đáo và tâm huyết để
chúng em có được thành quả nghiên cứu ngày hôm nay.
Do hạn chế trình độ nên trong quá trình làm đề tài, chúng em không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây chúng em rất mong nhận được sự đóng
góp của quý thầy, cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện tốt nhất.
Chúng em xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả
các thầy cô và các bạn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày .. tháng năm 2020
Chủ nhiệm đề tài
Lê Thu Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của nhóm chúng
tôi trong thời gian qua. Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài này đều trung
thực thông qua quá trình khảo sát thực tế từ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Những nguồn tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và
chú thích theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày .. tháng năm 2020
Chủ nhiệm đề tài
Lê Thu Huyền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy dủ
01 CLB Câu lạc bộ
02 KNGT Kỹ năng giao tiếp
03 ĐTN Đoàn thanh niên
04 BGH Ban Giám hiệu
05 CSVC CSVC
06 SV Sinh viên
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Nội dung Trang
Nhận thức của các thành viên tại các
câu lạc bộ Trường Đại học Nội vụ Hà
Bảng 1 32
Nội về ý nghĩa của hoạt động giáo dục
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Đánh giá của sinh viên tại câu lạc bộ
Bảng 2 33
vềcác kỹ năng cần có
Sự chênh lệch giữa nam và nữ ở các câu
Bảng 3 37
lạc bộ trong Nhà trường
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 7
7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 8
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................ 8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU
LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH
VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .................................................. 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9
1.1.1. Câu lạc bộ ............................................................................................. 9
1.1.2. Sinh viên ............................................................................................... 9
1.1.3. Kỹ năng và kỹ năng giao tiếp ............................................................. 10
1.1.3.1. Kỹ năng ........................................................................................... 10
1.1.3.2. Kỹ năng giao tiếp ............................................................................ 11
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp .................................. 14
1.2.Mục đích, nội dung, phương thức hoạt động của các câu lạc bộ trong cơ
sở giáo dục Đại học ...................................................................................... 15
1.2.1. Mục đích hoạt động của các Câu lạc bộ ............................................. 15
1.2.2. Nội dung hoạt động các Câu lạc bộ ................................................... 16
1.2.3. Phương thức hoạt động các câu lạc bộ ............................................... 17
1.2.3.1.Quy trình thành lập câu lạc bộ ......................................................... 17
1.2.3.2. Phương pháp tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ ...................... 18
1.2.3.3. Cơ cấu tổ chức của CLB: ................................................................ 19
1.3. Sự cần thiết của các hoạt động từ câu lạc bộ tại trường đại học đối với
sự phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ............................................... 19
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 21
Chương 2. PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC
NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................................................... 22
2.1. Khái quát về các Câu lạc bộ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ......... 22
2.1.1. Các Câu lạc bộ trực thuộc Đoàn trường ............................................. 22
2.1.2. Các câu lạc bộ trực thuộc Khoa, Trung tâm ....................................... 27
2.1.3. Các tổ chức khác ................................................................................ 29
2.2. Đánh giá vai trò của các Câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp
cho sinh viên trong Trường .......................................................................... 30
2.2.1. Ưu điểm .............................................................................................. 34
2.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 36
2.2.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 39
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 39
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 39
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 40
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ......................... 41
3.1. Một số giải pháp nâng cao vai trò của các Câu lạc bộ trong phát triển kỹ
năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..................... 41
3.1.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp trong xưng hô ...................................... 41
3.1.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp trong ứng xử .......................................... 42
3.1.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp qua tổng kết, đánh giá hoạt động của Câu
lạc bộ ............................................................................................................ 47
3.2. Một số kiến nghị .................................................................................... 47
3.2.1. Đối với Nhà trường ............................................................................ 47
3.2.2. Đối với tổ chức Đoàn, Hội ................................................................. 48
3.2.3. Đối với các câu lạc bộ ........................................................................ 49
3.2.4. Đối với sinh viên ................................................................................ 49
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 52
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 54
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp
tác quốc gia, tổ chức trên thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa để xây dựng đất nước, đưa Việt Nam trở thành một nước “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước ta xác định: Thanh niên, sinh viên
(SV) là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Thanh niên nói chung và SV nói riêng luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong
chiến lược bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người. Vì thế chăm lo phát triển
thanh niên, SV vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo đảm cho sự phát triển
bền vững đất nước. Trong đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SVcó tầm
quan trọng đặc biệt.
Cùng với hoạt động, giao tiếp là yếu tố quyết định sự hình thành, phát
triển của loài người cũng như của từng cá nhân. Nhờ tham gia hoạt động, giao
tiếp mà cá nhân lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội chuyển hóa
thành kinh nghiệm riêng của cá nhân, thành phẩm chất và năng lực của chính
mình, để tham gia đời sống xã hội. Có như vậy cá nhân mới tồn tại, thích nghi
và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân
cách SV trong môi trường học đường. Nhờ giao tiếp mà cá nhân hình thành,
phát triển được phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Hiện nay, trong các trường đại học, nhìn chung việc giáo dục và rèn luyện
kĩ năng giao tiếp cho SV chưa thực sự được quan tâm. Do vậy, việc tổ chức rèn
luyện và tự rèn luyện kỹ năng này của SV chưa thường xuyên và chưa có hệ
thống. Vì vậy, khả năng giao tiếp cũng như cách ứng xử của SVcòn nhiều hạn
chế.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một ngôi trường có bề dày truyền thống
1
dạy và học. Bên cạnh đó, hoạt động phong trào Đoàn cũng rất phát triển. Câu lạc
bộ (CLB) trực thuộc Đoàn trường khá đa dạng như: CLB Nghệ thuật (HAC),
CLB Tiếng anh (HEC), CLB Máu Nội vụ, CLB Võ thuật, CLB Sách, CLB Kỹ
năng mềm (ASK), CLB Thiện nguyện; một số CLB trực thuộc Khoa/ Trung
tâm: CLB Văn phòng trẻ, CLB Nhà Quản trị nhân lực, CLB Hành chính học.
Ngoài ra, còn có một số tổ chức như: Ban liên lạc đồng hương Thanh Hóa, Hội
đồng hương Vĩnh Phúc, Đội thanh niên xung kích.
Hoạt động các CLB trong Trường từ năm 2015 đến nay đã có những bước
phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo SV tham gia, tăng về số lượng và hiệu
quả, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, kỹ năng giao tiếp (KNGT)
trong môi trường giáo dục thông qua hoạt động của các CLB vẫn chưa được các
bạn SV quan tâm nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về vai trò của các CLB
trong việc phát triển KNGT cho SV là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vai trò
của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội’’.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài
Giao tiếp là một vấn đề được nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu. Tất cả
các nhà tâm lý học trên thế giới đều gặp nhau tại một điểm trong phạm trù giao
tiếp - khẳng định vai trò quyết định của giao tiếp đối với cuộc sống xã hội và sự
hình thành nhân cách của con người.
Trong lịch sử nghiên cứu giao tiếp được tiến hành trên cả hai bình diện lý
luận và thực tiễn, thu hút tất cả các nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới. Thời cổ
đại các triết gia Xoocrate, Platon đã đề cập tới giao tiếp và cho rằng: “Đối thoại là
giao tiếp trí tuệ như sự phản ánh trí tuệ, phản ánh mối quan hệ giữa con người với
con người” sau này đến các nhà tâm lý học hiện đại như: Anna Freud, E.E.Acquyt;
M.Again; A.N.Leonchiev; M.I.Lixina; B.D.Econhin; V.X.Mukhina; B.F.Lomov;
L.X.Vwgotxki. Các công trình lí luận có thể kể tới là: Năm 1956, ba tác giả người
Mỹ: Johson, Lgrrison, M.Schlekamp đã viết cuốn sách về “Giao tiếp” [12], đề cập
2
mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh
viên, cách biểu lộ tình cảm, phát triển kĩ năng bình luận.
Năm 1960 Bavelas (Pháp) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc
giao tiếp, đưa ra khái niệm “Khoảng cách” được xác định như là một mắt xích
giao tiếp cần thiết để một thông điệp tới được người khác bằng con đường ngắn
nhất.
Đầu thế kỷ XX, dựa trên tư tưởng triết học Macsxit, các nhà Tâm lý học
nổi tiếng của Liên Xô như L.X. Vuwgotxki, X.L.Rubinxtein, A.N.Lêonchiev,
đã đề cập đến vấn đề giao tiếp của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Tác giả
A.V.Mudoriko trong tác phẩm “Giao tiếp như là một nhân tố giáo dục sinh
viên” đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp đối với sự hình thành nhân
cách sinh viên, đồng thời xác định những đặc điểm tâm lý trong giao tiếp của
các trẻ em.
Tác giả E.V.Sukanova với công trình “Những trở ngại tâm lý giao tiếp
giữa các cá nhân” đã tiến hình nghiên cứu thực nghiệm về giao tiếp của SVphổ
thông lứa tuổi 15 – 17 trong các mối quan hệ ở trường phổ thông nhằm xác định
mức độ phát triển văn hóa giao tiếp thực tiễn và xác định các hình thức biểu hiện
của nó. E.P.I.lino, trong tác phẩm “Các nguyên nhân giao tiếp” đã đề cập đến
đặc điểm lứa tuổi trong động cơ giao tiếp của trẻ em, tác giả coi tính rụt rè như
một nguyên nhân tiêu cực đối với giao tiếp của trẻ em.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp được bàn đến tại các buổi Hội nghị ở một số
nước lớn trên thế giới:
A.A.Boodaliop khi khai mặc Hội nghị khoa học “Giao tiếp với tư cách là
đối tượng của các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn” đã nói: “Trong
hoạt động giao tiếp có thể tìm thấy sự thể hiện tổng hợp của tất cả các đặc trưng
cơ bản của con người như là một thành viên của xã hội, như là một chủ thể của
hoạt động nhận thức và sáng tạo”. Vì vậy, giao tiếp thực sự trở thành đối tượng
nghiên cứu của khoa học tâm lý.
Đầu năm 1970 ở Liên Xô cũ một số bài báo về giao tiếp được giới thiệu
trong các hội nghị “Tâm lý học về giao tiếp” được tổ chức vào tháng 3/1970;
3
tháng 3/1973; 5/1973. Các hội nghị cùng đề cập đến hàng loạt vấn đề, phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp; cơ chế giao tiếp; ảnh hưởng của
những đặc điểm tâm lý cá nhân đối với quá trình giao tiếp, sự chênh lệch hướng
và vi phạm loại hình giao tiếp và nhiều công trình nghiên cứu lí luận khác.
Đại học Troy đã tổ chức Hội Thảo “Kỹ năng giao tiếp hiệu quả”. Buổi
Hội thảo hướng tới mục tiêu giúp các bạn SVcó khả năng gây ấn tượng, tạo ra
sự ảnh hưởng và trở nên sống động hơn trong giao tiếp. Qua đó, các diễn giả
cũng nêu bật tầm quan trọng của việc cần trang bị song hành “Kiến Thức – Thái
Độ - Kỹ Năng” để làm hành trang cần thiết khi rời khỏi giảng đường đại học.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước
Đầu thế kỷ XXI, nền giáo dục của nhân loại có những bước tiến lớn với
nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết, các quốc gia đều nhận thức được sự cần
thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục. Muốn hoạch định được chính sách
đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng. Vấn đề
chiến lược con người, xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Ở mọi thời đại, trong mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người với
con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của đời sống từ sinh hoạt đời
thường đến công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa
biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp, ứng xử là một
mặt cơ bản của công tác giáo dục và đào tạo. Có rất nhiều quan điểm khác nhau
từ các công trình nghiên cứu như:
Thứ nhất, nghiên cứu lí luận về giao tiếp: Khái niệm, bản chất, quan hệ
giữa giao tiếp và hoạt động. Có thể kể ra một số công trình sau: Đỗ Long: “Các
Mác và phạm trù giao tiếp” (1963); Bùi Văn Huệ: “Bàn về phạm trù giao tiếp”
(1981); Trần Trọng Thủy: “Giao tiếp tâm lý, nhân cách” (1981), “Giao tiếp và
sự phát triển nhân cách trẻ” (1981); Ngô Công Hoàn: “Giao tiếp sư phạm”
(1987) và “Một số vấn đề về giao tiếp sư phạm”; Nguyễn Văn Lê: “Vấn đề giao
tiếp” (1992). Trong đó có nhóm các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
sư phạm có thể kể tới là: Hoàng Anh: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh
4
viên”; Nguyễn Thạc, Hoàng Anh với cuốn: “Luyện giao tiếp sư phạm”, Đại học
Sư phạm Hà Nội (1997); Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh: “Giao tiếp sư phạm”;
Trần Duy Hưng đã bàn tới “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”; Trịnh
Trúc Lâm: “Ứng xử sư phạm”.
Thứ hai, một loạt các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cơ bản
qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử như cuốn sách: Trần Trọng Thủy
(1992), Đặc điểm giao tiếp của SV Đại học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục; Ngô
Công Hoan (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm, Nxb ĐHQG Hà Nội; Ngô
Công Hoan – Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, Nxb ĐHQG Hà Nội;
Nguyễn Xuân Thức - Nguyễn Thị Thanh Bình, Đặc điểm ấn tượng ban đầu
trong giao tiếp của thiếu niên, Kỉ yếu thành lập trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ
em,... Các tác giả các cuốn sách nêu trên thường có những ý kiến khác nhau về
kỹ năng nhưng nhìn chung đều cho rằng: Kỹ năng đặc biệt là kỹ năng giao tiếp
là chuẩn mực chỉ đạo hoạt động của con người trong quan hệ với nhau và xã hội.
Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống của
mỗi con người. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đã có khái quát cơ
bản nhất về kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.
Thứ ba, những công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò của giao tiếp
trong giáo dục ở nhà trường: Tác giả Đặng Xuân Hoài và các nhà nghiên cứu
thuộc Viện Khoa học giáo dục (1983) nghiên cứu: “Sự hình thành động cơ xã
hội của SVcấp 2,3” đã khẳng định: “Giao lưu là điều kiện tất yếu tạo nên sự
hiểu biết lẫn nhau, sự ăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự phân công
trách nhiệm”. Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc nghiên cứu “Nhu cầu kết bạn của
thiếu niên” đã chỉ ra rằng, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng tuổi ở thiếu niên phát
triển mạnh, là cơ sở để hình thành và phát triển quan hệ bạn bè trong và ngoài
nhà trường. Tác giả Phùng Thị Hằng, trong luận án Tiến sĩ: “Một số đặc điểm
giao tiếp của SVTHPT dân tộc Tày, Nùng” đã chỉ ra rằng, giao tiếp của SV
THPT dân tộc Tày, Nùng tiếng mẹ đẻ là phương tiện giao tiếp thường ngày của
các em, nó có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng tiếng Việt của SVtrong các tình
huống giao tiếp.
5
Ngoài nghiên cứu về giao tiếp nói chung, nhiều tác giả cũng đã đi sâu
nghiên cứu về các kỹ năng giao tiếp: GS. Trần Trọng Thủy trong công trình
nghiên cứu về giao tiếp sau: biết cách ứng xử tế nhị; biết im lặng đúng lúc; biết
tự kiềm chế; biết lắng nghe, TS. Nguyễn Thanh Bình đã đề cập đến hai trong
ba trở ngại thường gặp ở SVkhi giao tiếp thuộc về kỹ năng giao tiếp: “Lúng
túng khi điều khiển giao tiếp với sinh viên” và “Chưa làm chủ trạng thái tâm lý
của bản thân”, trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng chương trình tác động sư phạm
nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng “Tự chủ cảm xúc hành vi” và kỹ
năng “Chủ động điều khiển quá trình giao tiếp”. TS. Lê Thị Bừng đã đề cập đến
cách ứng xử khéo léo khi tiếp xúc, ứng xử học đường, ứng xử trong quan hệ bạn
bè, ứng xử nơi làm việc.
Ngoài ra, một số hội thảo trong nước cũng bàn về kỹ năng giao tiếp như:
Hội thảo “Bồi dưỡng chuyên đề về kỹ năng giao tiếp và ứng xử với SVcho giảng
viên ULIS” do PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa - Chủ biên Chương trình hoạt động
trải nghiệm của Bộ GD&ĐT đã chia sẻ với các thầy cô ULIS những kiến thức,
kỹ năng cần có khi giảng dạy và giao tiếp, ứng xử với SV Hội thảo Hội thảo
“Kỹ năng giao tiếp và xây dựng hình ảnh cá nhân” tại Trường Đại học Kinh tế
quốc dân. Tại hội thảo, các diễn giả cũng nêu bật tầm quan trọng của việc cần
trang bị song hành “Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng” để làm hành trang cần thiết
khi tốt nghiệp đại học.
Nhìn chung, những công trình trên đã đi sâu vào phân tích đặc điểm
chung về giao tiếp của SV các trường sư phạm, chưa đi sâu nghiên cứu khả năng
giao tiếp sư phạm của SV. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao khả năng giao tiếp của SV trong phạm vi một trường cụ thể, tại
một thời điểm lịch sử nhất định. Vì vậy, những giải pháp đó không thể áp dụng
cho công tác đào tạo ở tất cả các trường sư phạm trong giai đoạn xã hội phát
triển mạnh mẽ như hiện nay - giai đoạn đang có sự đổi mới về phương pháp
giảng dạy trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
khoa học công nghệ thông tin.
6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát, làm rõ thực trạng, vai trò các CLB tại Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho SV Từ đó, đề xuất những giải
pháp, kiến nghị để phát huy hiệu quả vai trò các CLB trong việc phát triển kỹ
năng giao tiếp cho SV Nhà trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá vai trò các CLB tại Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho SV
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò các CLB tại
Trường trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho SV
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu Nghiên cứu vai trò các CLB ở
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho SV
như: CLB Sách, CLB Máu, CLB Thiện nguyện, CLB Võ thuật, CLB Văn phòng
trẻ, CLB Nhà quản trị nhân lực, CLB ASK, CLB HEC, CLB HAC.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu vai trò các CLB trong phát triển kỹ năng
giao tiếp cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ năm 2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin,
quán triệt nguyên tắc khách quan, toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể; đồng thời
quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về thanh niên, SV và xây
dựng kỹ năng giao tiếp cho SV
Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bảng hỏi,
phương pháp phỏng vấn sâu.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Vai trò của các CLB trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho SV
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong những năm gần đây đã đạt được những kết
7
quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nếu đề tài đưa ra được
những giải pháp, kiến nghị hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động trong
các CLB và góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp cho SV Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận:
Đề tài phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản của kỹ năng giao
tiếp thông qua hoạt động các Câu lạc bộ, chỉ ra vai trò hoạt động CLB đối với
việc phát triển kỹ năng, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải phát huy tối đa vai trò
hoạt động các CLB tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng cho SV làm tài liệu tham khảo để
nghiên cứu các học phần như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Tâm
lý học, Dư luận xã hội, Xã hội học, Mỹ học đại cương,...
- Về mặt thực tiễn:
Đề tài góp phần đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng
giao tiếp cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, đề tài có ba
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của các câu lạc bộ trong phát
triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục Đại học.
Chương 2: Phát huy vai trò các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao vai trò của các câu lạc bộ
trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU
LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH
VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Câu lạc bộ
Có rất nhiều định nghĩa về CLB, có thể kể đến như:
CLB là một cụm từ nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện
của mỗi người có chung một mục đích. Thông qua đó, mỗi CLB sẽ đề ra những
chương trình hoạt động phù hợp với khả năng và thời gian của từng thành viên.
CLB là tổ chức tập hợp những quần chúng có chung đặc điểm về: sở
thích, nhu cầu, tổ chức sinh hoạt. Nhằm thỏa mãn nhu cầu và sở thích đó trên
nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, chính trị xã
hội,
Theo Từ điển Tiếng việt, CLB là tổ chức được lập ra cho nhiều người
tham gia sinh hoạt văn hoá, giải trí trong những lĩnh vực nhất định. CLB vừa là
một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan
trọng của tổ chức Hội SV hay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ giải quyết
những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày, đáp
ứng những nhu cầu chính đáng của SV
Tựu chung lại, khái niệm CLB được hiểu ngắn gọn và đầy đủ như sau:
“CLB là nơi tập hợp những thành viên có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm
thực hiện một mục đích nhất định”. [2; tr.11-12]
1.1.2. Sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” có nghĩa là
người làm việc, học tập nhiệt tình; người tìm kiếm và khai thác tri thức. Sinh
viên là giai đoạn lĩnh hội và thực hiện quá trình tích lũy phẩm chất, tri thức và
kỹ năng,
Theo quan điểm Mác - Lênin, sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc
điểm chung của con người, là “tổng hoà của các quan hệ xã hội”.
Theo Từ điển Tiếng việt, là danh từ chỉ những người học ở bậc Đại học,
9
chuyên nghiệp. Theo Hoàng Phê, sinh viên có thể hiểu theo nhiều cách khác
nhau như: sinh viên là người đến trường để học một cái gì đó; sinh viên là người
đang học ở trường đại học; sinh viên là người học chương trình đại học; sinh
viên là người học ở bậc đại học; sinh viên là người được đào tạo theo chương
trình cao đẳng hoặc đại học.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể khái quát chung như
sau: “Sinh viên là người học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp;
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề và được xã hội công nhận
qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học”. [2; tr.8]
1.1.3. Kỹ năng và kỹ năng giao tiếp
1.1.3.1. Kỹ năng
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Kỹ năng là một dạng hành động được
thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những
điều kiện sinh học – tâm lí khác của cá nhân như: nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính
tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc
mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định”.
Nhà tâm lý học người Liên Xô L.D.Leviton cho rằng: “Kỹ năng là sự
thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng
cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều
kiện nhất định”. Theo L.D.Leviton, người có kỹ năng hành động là người phải
nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức và quy tắc nhằm thực hiện hành
động có kết quả; con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động
mà còn phải vận dụng vào thực tế.
Tựu chung lại, khái niệm kỹ năng được hiểu như sau: “Kỹ năng là khả
năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ
nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao
tiếp”.[5; tr.21-22]
10
1.1.3.2. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó
không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển
tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất
lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với môi trường giáo dục
đại học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự nghiệp hình thành
và phát triển nhân cách giáo viên mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư
phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo
viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy và
học. Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và
trò vào việc đạt được mục đích giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ
đào tạo nghề sư phạm là mỗi SV phải được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho
mình về năng lực giao tiếp.
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng của cuộc sống. Nhưng
rất nhiều người cho rằng khả năng giao tiếp thuộc về bản năng, không cần học
hành vẫn có thể làm tốt. Bởi vậy, họ vô cùng chủ quan khi nói chuyện, không
chú trọng việc tạo thiện cảm, thậm chí còn có nhiều thói quen xấu dẫn đến
những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, làm ảnh hưởng đến các
mối quan hệ xã hội.
Giao tiếp là một trong những phạm trù của tâm lý học...ai
lập nghiệp- hoạt động hết mình vì sự sống của người bệnh” định hướng xuyên
suốt trong quá trình hoạt động của toàn thể CLB là sự tiến bộ của bản thân và
cống hiến hết mình cho xã hội. CLB vạch ra những hướng đi cụ thể cho từng
thời kỳ, những kế hoạch hoạt động mang tính chất kim chỉ nam xuyên suốt
những bước phát triển và trưởng thành của các bạn Hội viên. Trong một tầm
nhìn không xa khi ý thức của người dân về hiến máu tình nguyện ngày càng
được nâng cao thì CLB sẽ chuyển hướng sang việc duy trì và phát triển nguồn
người hiến máu dự bị - hiến máu trẻ của khu vực để nguồn cung cấp máu mang
tính thường xuyên và kịp thời.
Đội thanh niên xung kích: Đội thanh niên xung kích Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội được thành lập chính thức năm 2019. tiền thân là Thường trực Hội
đồng đại biểu sinh viên - An ninh xung kích, được thành lập năm 2001. Hiện
nay, đội có trên 50 thành viên sinh hoạt tích cực và sôi nổi với vai trò là lực
lượng nòng cốt không chỉ thực hiện các công việc tình nguyện tại chỗ vệ sinh
môi trường, Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh mà còn tổ chức các chương trình
thiện nguyện, hiến máu tình nguyện, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo
an toàn giao thông tại di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trong mùa lễ hội, các hoạt
động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của các khoa và nhà trường.
Tham gia Đội thanh niên xung kích giúp SV được rèn luyện các kỹ năng như: kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo góp
26
phần rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, mặt khác nâng cao nhận thức và bản
lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của
dân tộc cho SV
2.1.2. Các câu lạc bộ trực thuộc Khoa, Trung tâm
Hiện tại Trường Đại học Nội vụ có tất cả 08 khoa và 03 trung tâm. Gồm
các khoa sau: Khoa Hành chính học, Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Khoa Quản
trị văn phòng, Khoa Pháp luật hành chính, Khoa quản lí xã hội, Khoa Văn thư -
lưu trữ, Khoa Khoa học Chính trị, Khoa Tổ chức và Xây dựng chính quyền. Các
trung tâm gồm có : Trung tâm Tin học - ngoại ngữ, Trung tâm Thông tin thư
viện, Trung tâm Dịch vụ công
Hiện tại ở các Trung tâm thì vẫn chưa có CLB nào được thành lập chính
thức còn ở các khoa thì đã có một số CLB được thành lập chính thức trực thuộc
khoa đó là : CLB Nhà quản trị nhân lực trực thuộc Khoa Quản trị nguồn nhân
lực, CLBVăn phòng trẻ trực thuộc Khoa quản trị văn phòng, CLB Hành chính
trực thuộc Khoa Hành chính học.
Câu lạc bộ Nhà quản trị nhân lực trực thuộc Khoa Quản trị nguồn nhân
lực:
CLB này do thầy Đoàn Văn Tình chủ nhiệm được chính thức thành lập
ngày 01/06/2011. Đây thực sự là sân chơi bổ ích về chuyên môn cho các chuyên
gia, nhà quản lý, đặc biệt những người đang theo đuổi nghề Nhân sự.
Với triết lý “Cùng tạo lập - Cùng phát triển - Cùng chia sẻ những giá
trị”, CLB Nhà quản trị nhân lực đã thu hút khá nhiều SV trong khoa bằng cách
hàng năm đều tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề ngoài ra còn tổ
chức cuộc thi “ khởi nghiệp ” và rất nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích cho SV
có đam mê và nhiệt huyết với Nghề nhân sự. Tại CLB này các bạn SV Khoa
Quản trị nguồn nhân lực đã có những trải nghiệm và thấu hiểu hơn về ngành
nghề mà mình đang theo đuổi
Các hoạt động tiêu biểu: Buổi nói chuyện chuyên đề: “Khung năng lực
và lộ trình công danh” đã chính thức khép lại. Buổi nói chuyện giúp SVngành
quản trị nhân lực hiểu rõ hơn về nghề nghiệp của bản thân đã chọn cần gì và
27
muốn gì để mỗi SV tự học tập và rèn luyện bản thân trở thành một nhà nhân sự
theo một cách tốt nhất; Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo 2019” vừa mới
diễn ra thành công đây là sân chơi giúp cho những dự định của SVấp ủ rất lâu
trở thành hiện thực cho mọi người thấy tài năng, năng lực của bản thân.
Câu lạc bộ Văn phòng trẻ trực thuộc Khoa Quản trị văn phòng: CLB Văn
phòng trẻ hay viết tắt là YOC (Young Office Club), được thành lập vào ngày
28/8/2015 đồng thời đó cũng là ngày truyền thống văn phòng Việt Nam, với sự
điều hành của ThS. Đinh Thị Hải Yến và thầy Nguyễn Đăng Việt. CLB được
hình thành dựa trên mục đích muốn tạo ra một sân chơi vui chơi giải trí, gắn kết
những SVtrong khoa cùng làm việc với nhau. Hoạt động tiêu biểu của CLB Văn
phòng trẻ: Hằng năm CLBQuản trị văn phòng trẻ tổ chức 2 đến 3 chương trình
thiện nguyện, từ thiện. Năm 2016: Chương trình “Tết yêu thương” tại Suối
Nánh, Đà Bắc, Hòa Bình; Chương trình Giới thiệu nghệ thuật đờn ca tài tử - di
sản văn hóa phi vật thể (Chương trình gây quỹ); Năm 2017: Chương trình “Tết
yêu thương lần 2” tại Thèn Sìn, Phong Thổ, Lai Châu; Năm 2018: Chương trình
“TRUNG THU YÊU THƯƠNG” tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu (thôn Tiên
Cầu – xã Hiệp Cường – huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên); CLB Văn phòng
Trẻ - Khoa Quản trị văn phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội kết hợp với
CLB Tình nguyện viên Thủ đô, Đoàn TN Cơ quan TW Đoàn, Đoàn TN Ban tổ
chức TW, Đoàn TN Ban Dân vận TW và Đội TNXK Đại học Công Đoàn đã tổ
chức chương trình tình nguyện " ĐÔNG ẤM CHO EM 2018 " tại huyện Quan
Hoá, tỉnh Thanh Hoá (khu vực miền núi bị thiệt hại do mưa lũ trong đợt hè
2018) và huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (khu vực miền núi có đông đồng
bào dân tộc Vân Kiều sinh sống). Và rất nhiều chương trình tình nguyện khác.
Ngoài các chương trình thiện nguyện, CLB Văn phòng trẻ còn thương xuyên tổ
chức các hoạt động mang tính học thuật, giải trí như các cuộc thi ảnh, tìm kiếm
MC, hùng biệt để trang bị cho thành viên CLB và SV khoa các kỹ năng mềm
cần thiết khi ra trường. Bên cạnh đó CLB còn là đội ngũ tiên phong của khoa
đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức các chương trình, hoạt động của khoa như
Chào tân SV khoa, ngày truyền thống.
28
Câu lạc bộ Hành chính trực thuộc Khoa Hành chính học: CLB Hành
chính được thành lập tháng 6 năm 2016. CLB được thành lập giúp cho SVcủa
khoa có điều kiện được thích nghi, tiếp cận với nghành nghề mà mình đang theo
học. CLB là sân chơi lành mạnh, gắn kết SVtrong khoa lại gần hơn. Giúp SV
phát huy được sức trẻ sự sáng tạo, năng động và tinh thần học hỏi của mình. Tạo
điều kiện cho SV trau dồi kiến thức về các lĩnh vực khoa học – kinh tế - chính trị
- xã hội, cũng như rèn luyện, phát triển sở thích, năng khiếu và các kĩ năng,
nghiệp vụ, chuyên môn trong thực tiễn để SV Khoa Hành chính học vững bước
trong tương lai.
2.1.3. Các tổ chức khác
Hội đồng hương Vĩnh Phúc: Được thành lập do một số bạn SV là người
Vĩnh Phúc đang học tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có mong muốn thành
lập hội để giao lưu, học hỏi và giúp đỡ; kết nối những người con Vĩnh Phúc
không chỉ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội mà còn có cả những người đang
sinh sống và làm việc tại Hà Nội có mong muốn vào trong hội đồng hương Vĩnh
Phúc; Tạo lập duy trì tình đoàn kết mối quan hệ gắn bó lâu dài thắt chặt tình yêu
quê hương đất nước; Giúp đỡ chia sẻ với nhau trong học tập cũng như trong
cuộc sống và công việc; Tổ chức việc hiếu- hỷ, thăm hỏi nhau khi ốm đau, gặp
rủi do; Tổ chức và hưởng ứng các phong trào hoạt động xã hội mang ý nghĩa
thiết thực; Tạo mối liên hệ, giao lưu, học hỏi giữa đồng hương Vĩnh Phúc với
các tổ chức, đoàn thể khác; Tổ chức các hoạt động thăm quan du lịch, các hoạt
động thiện nguyện;Góp phần duy trì và phát huy truyền thống hiếu học, vượt
khó, ý thức phấn đấu vươn lên, làm giàu cho bản thân, góp phần xây dựng quê
hương, đất nước. Hiện nay số lượng thành viên của Hội khoảng hơn 70 người.
CLB hoạt động dựa trên Phí hội viên đóng theo quý: gồm phí gia nhập hội viên
và phí xây dựng quỹ hội. Mức phí hội viên và việc thu phí hội viên do Ban chấp
hành quyết định. Các khoản đóng góp do bà con đồng hương, các doanh nhân,
các nhà tài trợ, các tổ chức ủng hộ, các khoản thu khác.
Ban liên lạc đồng hương Thanh Hóa: Được thành lập ngày 16/2/2013 do
bạn Đỗ Thị Thanh sáng lập. Hội đồng hương thành lập với mong muốn giúp đỡ
29
các xã về các công việc như dọn dẹp, khơi thông kênh mương, phát quang
đường làng ngõ xóm, xây xân khấu cho xóm trong thôn khó khăn, xây nhà cho
người có hoàn cảnh khó khăn. Hiện CLB có khoảng 50 thành viên. Nguồn quỹ
của ban liên lạc đồng hương Thanh Hóa chủ yếu là các thành viên đã đi làm, xây
dựng các chương trình gây quỹ,... Ngoài ra, quỹ này còn có từ các bác ở huyện,
các doanh nhân thành đạt tài trợ, một số hoạt động khác như: bán nem chua, thu
gom sắt vụn,...
2.2. Đánh giá vai trò của các Câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao
tiếp cho sinh viên trong Trường
Một là, trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công
trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà là
xây dựng, phát triển môi trường giao tiếp thuận lợi, lành mạnh, tạo nên những
nhân tố tốt nhất để sinh viên, SV phát triển những phẩm chất và năng lực của
nhân cách tại các CLB trong nhà trường.
Hai là, qua hoạt động của các CLB sẽ tạo cho SV có cơ hội để học hỏi,
trải nghiệm và vận dụng những tri thức đã học, hình thành các kĩ năng giao tiếp,
như: kĩ năng làm quen, kĩ năng lắng nghe, nói trước đám đông, giải quyết xung
đột, khắc phục khó khăn trong giáo tiếp, giúp các SV vận dụng những kĩ năng
trong tìm kiếm việc làm, khi làm việc.
Ba là, việc học tập và trau dồi kỹ năng giao tiếp trong nhà trường nói
chung và các CLB là rất quan trọng. Môi trường đại học không chỉ giúp cho SV
học tập mà còn hơn thế nữa đó là môi trường rất tốt để SV hình thành những kĩ
năng căn bản trước khi ra trường đi làm. Những kĩ năng mềm thực sự rất quan
trọng và các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Theo thống kê
của NSW AMES (tổ chức quốc tế về đào tạo kĩ năng), kỹ năng mềm chiếm 80
% sự thành công.
Bốn là, việc tham gia các hoạt động do trường đại học tổ chức ,các hoạt
động của Đoàn Thanh niên , CLB SV và các cuộc thi, các cuộc hội thảo do
Đoàn trường tổ chức cho SV trên quy mô lớn thực sự có vai trò rất lớn; giúp SV
rèn luyên kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, khả năng
30
lãnh đạo; hình thành sự tự tin, năng động cần có khi đi làm việc, những kinh
nghiệm học được từ những con người thành đạt. Ngoài ra, còn bổ trợ kiến thức
chuyên sâu rất nhiều, hình thành được cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả ,
hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập, quản lí căng thẳng.
Năm là, hoạt động của các CLB trên các lĩnh vực đã khẳng định vai trò
xung kích của tuổi trẻ. Các phong trào thi đua do Đoàn, các CLB phát động đã
cổ vũ thanh niên lập thân, lập nghiệp, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, bồi dưỡng
và phát huy tiềm năng sức trẻ của thanh niên, được đông đảo thanh niên hưởng
ứng tham gia.
Sáu là, đối với SV, trang bị cho bản thân một kiến thức giao tiếp, đàm
phán tốt chính là hành trang quan trọng bậc nhất cho cuộc sống sau này. Đó
chính là những kỹ năng trong quan hệ giao tiếp hàng ngày với các đối tượng
trong xã hội, trong công việc.
Một người có kỹ năng tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa con đường
đi tốt nhất cho mình khi ra trường, là người tự tin khi đối đầu với các khó khăn
thử thách trong cuộc sống. Đồng thời đó cũng là con người dễ hòa nhập với
cộng đồng, dễ tạo ấn tượng tốt trong lòng công chúng.
Theo số liệu thống kê, khảo sát cho thấy 86,5% SV có kỹ năng giao tiếp,
tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, các CLB ngay từ trong trường học sẽ
dễ dàng có được cơ hội làm việc tốt. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng giao tiếp của bạn. Bởi giao tiếp là khả năng, kỹ xảo, là nghệ
thuật.
Một người chưa có được những kỹ năng cần thiết cho mình trước khi ra
trường chính là lấy đi của chính mình nhiều hơn cơ hội có được việc làm tốt. Nó
cũng thể hiện một tính cách thiếu hòa đồng, thiếu kỹ năng trong làm việc nhóm ,
thiếu năng động trong công việc. Điều này sẽ gây ấn tượng xấu đối với nhà
tuyển dụng
Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mở, đang trên con đường hội
nhập quốc tế, do đó, khó khăn, thách thức còn rất lớn. Trước yêu cầu nhiệm vụ
của giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin vào thanh niên, mong đợi
và đòi hỏi Đoàn Thanh niên tiếp tục có những hoạt động giàu sức lôi cuốn, hăng
hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng mong mỏi thế hệ trẻ Việt
31
Nam sẽ luôn luôn kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức học
tập, lao động xây dựng Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Từ những điều trên có thể thấy rằng phong trào Đoàn thanh niên, CLB SV
có vai trò rất quan trọng, là phong trào của thế hệ tiếp nối. Phong trào Đoàn,
CLB SV ở trường Đại học lại càng có vai trò quan trọng hơn. Để giúp SV và
những người tổ chức các hoạt động, phong trào này hiểu rõ thực sự được vai trò,
tác động tích cực của nó đối với học tập và việc hình thành nên những kĩ năng
mềm và góp phần để những hoạt động này thực sự là bổ ích, có ý nghĩa thiết
thực hơn với SV
Bảng 1: Nhận thức của các thành viên tại các câu lạc bộ Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội về ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh
viên
Mức độ nhận thức
Ý nghĩa hoạt động giáo dục Xếp
TT Sâu Đầy Thông Nhận ĐTB
kỹ năng mềm cho sinh viên hạng
sắc đủ hiểu biết
1 Bộ phận gắn bó hữu cơ,
thống nhất, toàn diện của quá
51 23 11 0 3.12 3
trình giáo dục ở Trường
ĐHNVHN
2 Điều kiện tốt nhất để nâng
cao tính tích cực hoạt động,
49 22 8 0 3.36 1
rèn luyện nhân cách của SV
trong Trường ĐHNVHN
3 SV phát huy vai trò chủ thể,
chủ động trong quá trình học 34 22 12 3 3.03 4
tập, rèn luyện toàn diện
4 Vừa củng cố, mở rộng kiến
thức, vừa phát triển các kỹ
32 23 9 6 3.18 2
năng mềm cơ bản theo mục
tiêu giáo dục nghề nghiệp
(Nguồn: Do nhóm tác giả điều tra tổng hợp)
Với số điểm trung bình từ 3.03 đến 3.36 cho thấy, hầu hết các SVđều
32
nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa của việc giáo dục KNGT cho SV Nhất là
nội dung số 02 được ghi nhận có ý nghĩa sâu sắc nhất trong 4 nội dung khảo sát.
Ưu điểm của công tác giáo dục kỹ năng mềm hiện nay là hầu hết SV đều
rất hứng thú với môn học và những nội dung được học. 100% SV được giáo dục
các kỹ năng mềm cần thiết trước khi tốt nghiệp. Các em được tham gia vào các
trò chơi để hình thành các KNGT cần thiết trong cuộc sống. Khảo sát SV năm
ba và năm cuối tại Trường Đại học Nội vụ HN cho thấy, các kỹ năng mềm sau
đây cần thiết và được đánh giá là cần có đối với mỗi một SV sau khi tốt nghiệp,
xếp theo mức độ cần thiết từ cao xuống thấp. Có 115 SV tham gia khảo sát,
trong đó có 85 nữ và 35 nam sinh viên, kết quả như sau:
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên tại Câu lạc bộ về các kỹ năng cần có
Chưa
Cần thiết
cần thiết Xếp
TT Các kỹ năng mềm cần có
Số Số hạng
% %
lượng lượng
1 Kỹ năng lập mục tiêu cá nhân
115 100 0 0 6
và thực hiện công việc
2 Kỹ năng làm việc nhóm 115 100 2 1.7 5
3 Kỹ năng thích ứng với sự thay
115 100 2 1.7 5
đổi
4 Kỹ năng quản lý thời gian 73 63.5 31 26.9 1
5 Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
65 56.51 11 9.5 3
hiệu quả
6 Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc 68 59.1 14 12.1 2
7 Tác phong làm việc chuyên
65 56.52 4 3.47 4
nghiệp và tư duy sáng tạo
Nguồn: Do nhóm tác giả điều tra tổng hợp
Như vậy, có thể thấy KNGT là cần thiết đối với SV Đa số SV thấy sự cần
thiết phải trang bị các kỹ năng mềm cho bản thân, đặc biệt kỹ năng lập mục tiêu
33
cá nhân và thực hiện công việc được SV đánh giá cao.
2.2.1. Ưu điểm
Các CLB SV tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã phát triển KNGT như
sau:
Một là, tổ chức nhiều các hoạt động thường xuyên có chiều sâu qua đó SV
được va chạm, tiếp xúc với nhiều người giúp SV rèn luyện được khả năng giao
tiếp. Với CLB Máu Nội Vụ mỗi năm sẽ tổ chức các hoạt động hiến máu tình
nguyện cho các bạn sinh viên, cán bộ giảng viên trong nhà trường. Những hoạt
động này giúp cho các thành viên trong CLB sẽ được tiếp xúc, giao tiếp với
nhiều người, giúp các bạn cởi mở và có được những kinh nghiệm trong giao tiếp
ứng xử.
Hai là, việc tham gia vào các CLB giúp SV có thêm được các mối quan
hệ với nhiều người, giúp SV tự tin trong giao tiếp, không bị ngại ngùng khi giao
tiếp với nhiều người.
Ba là, các CLB có các trải nhiệm thực tế giúp cho SV năng động, tự tin
hơn, giúp SV không quá bị động khi giao tiếp với nhiều tầng lớp trong xã hội.
Sinh viên Nội vụ khi tham gia CLB đã phát triển KNGT như sau:
Một là, nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán: Nói lí nhí là dấu hiệu của sự
thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt
khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.
Hai là, không nói vòng vo: Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực
tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi
ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin
của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.
Ba là, tránh ậm ừ: Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi
hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình,
sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa
thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.
Bốn là, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”: Ngôn ngữ cử chỉ cũng
quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn
34
ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp
hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.
Năm là, hỏi lại những điều chưa rõ: Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia
và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ
giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu
quả hơn.
Sáu là, liên lạc qua ánh mắt: Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết
và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề
trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.
Bảy là, chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết: Bên cạnh nói, viết cũng
là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay
đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao
đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng
giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội Tất nhiên, nội dung
của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.
Tám là, nhớ tên người đối diện: Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng
nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ,
thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể
của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt
hơn với người nói chuyện cùng.
Chín là, tạo sự thân mật: Những cuộc nói chuyện thành công là những
cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không
phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng
rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.
Ưu điểm của giáo dục KNGT hiện nay là hầu hết SV đều rất hứng thú với
môn học và những nội dung được học. Hầu hết SV được giáo dục các KNGT
cần thiết trước khi tốt nghiệp đại học.
35
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm của hoạt động CLB sẽ giúp cho phát triển
KNGT trong SV thì vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế qua khảo sát cho thấy,
xuất hiện nhiều khó khăn trong đào tạo kỹ năng mềm cho SV trong các CLB. Ở
ba nhóm đối tượng lựa chọn để thực hiện khảo sát lại có sự đánh khía khác nhau
trong đào tạo KNGT
Sau khi khảo sát 120 SV là thành viên của các CLB, hội đồng hương có
thể thấy mức độ hài lòng của SV khi tham gia các CLB trong nhà trường chưa
cao: Cụ thể:
Khi được hỏi về tính thiết thực của các hoạt động thông qua khảo sát ta
thấy rằng có đến 41.3% đánh giá bình thường 34.1% cảm thấy hài lòng, 21.6%
cảm thấy rất hài lòng và có đến 3.0% SVcho rằng những hoạt động này không
thật sự thiết thực.
Khi đánh giá về vai trò của các hoạt động ĐTN, CLBSV hầu hết các SV
cho rằng những hoạt động này quan trọng đối với họ và tỉ lệ này chiếm đến 50%
, 34.6% đánh giá bình thường, 12.8% cho rằng quan trọng, và không quan trọng
chiếm 2.6%.
Về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động CLB SV thuộc các lĩnh
vực mà các SVyêu thích thì phần lớn các SV thường tham gia bất cứ hoạt động
nào do trường lớp tổ chức còn các hoạt động liên quan đến ngành học chỉ chiếm
11, 9% và có đến 22,5% tham gia hoạt động có nhiều giải thưởng hấp dẫn, cuối
cùng việc tham gia hoạt động theo phong trào chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,7%. Qua
đó cho ta thấy các hoạt động liên quan đến ngành học chưa thực sự phổ biến và
chưa thực sự thu hút được nhiều SVtham gia.
Khi để cho các SV tự đánh gía về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt
động đó thì đa số các SV đều trả lời : họ tham gia phần lớn từ 25-50% và tỉ lệ
này chiếm 56% , còn tỷ lệ tham gia lớn hơn 75% tổng số các hoạt động - phong
trào chỉ chiếm 11.9%, đây là tỉ lệ thấp nhất. Điều này cho chúng ta thấy rằng
mặc dù họ tham gia vào các hoạt động mà họ thấy ưa thích nhưng đa phần họ
chỉ tham gia từ 25-50 % các hoạt động đó .
36
Các lĩnh vực mà SV thường xuyên tham gia nhất là CLB Kỹ năng mềm
ASK và CLB Máu nhà Nội vụ chiếm đến 42,7% tiếp theo là CLB Nghệ thuật
chiếm 23,4% , CLB Sách chiếm 12,2% ,.... một số CLB khác như: Đội thanh
niên xung kích, CLBVõ thuật, BLL đồng hương Thanh Hóa, Hội đồng hương
Vĩnh Phúc, CLB thiện nguyện sắc màu chiếm tỉ lệ số lượng thành viên tham gia
không quá lớn. Các con số này cho biết rằng các CLBASK và CLB Máu nhà
Nội vụ thực sự rất quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng giao tiếp cho
SVtrong nhà trường
Bảng 3:Sự chênh lệch giữa nam và nữ ở các Câu lạc bộ trong nhà trường
(Khảo sát ngẫu nhiên thành viên ở từng Câu lạc bộ)
Mức độ Thấp TB thấp Trung TB cao Cao
Giới (3-20) (21-22) bình (25-27) (28-32)
(23-24)
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Nam 3 8.5 0 0 8 22.8 15 42.8 9 25.7
( 35người)
Nữ 23 28.75 14 17.5 18 22.5 15 18.7 10 12.5
(80 người)
(Nguồn: Do nhóm tác giả tổng hợp)
Từ thực trạng trên có thể rút ra được những hạn chế từ các hoạt động của
các CLB SVtrong việc phát triển KNGT:
Một là, chưa có chương trình thống nhất về đào tạo kỹ năng giao tiếp cho
tất cả các Khoa, trung tâm; thời lượng đào tạo kỹ năng mềm còn quá ít.
Hai là, phương pháp đào tạo chưa có sự đổi mới, ít các hoạt động ngoại
khóa, các hình thức tổ chức chương trình hoạt động ở một số CLB còn cứng
ngắc, rập khuôn, coi trọng về hình thức. Vì vậy chưa thực sự tạo hứng thú cho
sinh viên, bởi SVtiếp nhận kiến thức thông qua việc nghe giảng là chủ yếu, thời
gian để SVthực hành rất ít hoặc không có. Khung chương trình còn thiên về lý
thuyết, kiến thức mà thiếu đào tạo về kỹ năng. Liên kết giữa Nhà trường và
doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động ít được chú trọng đến các vấn đề như
37
bồi dưỡng, định hướng SV tự rèn luyện những kỹ năng giao tiếp phù hợp với
từng vị trí công việc của họ.
Ba là, đa phần các bạn SV không tự tin về kỹ năng giao tiếp ở bản thân,
thể hiện cụ thể là ngại thuyết trình trên lớp, ngại tham gia hoạt động nhóm, ngại
báo cáo một vấn đề gì đó trước cả lớp, ngại trình bày ý tưởng của cá nhân, từ đó
không mang lại sự sáng tạo trong học tập, kết quả không cao.
Bốn là, quá chú trọng thành tích nên đôi khi chưa quan tâm đến tiếng nói
cá nhân.
Năm là, việc phát triển các kỹ năng giao tiếp cho SV còn nhiều lý thuyết,
chưa có nhiều trải nghiệm cụ thể.
Hoạt động giao tiếp nói chung là một hoạt động rất rộng lớn và rất khó
kiểm soát, bởi vì nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi và với bất cứ ai, với bất cứ
đối tượng nào. Hoạt động giao tiếp có thể vì nhiều mục đích khác nhau và con
người chính là chủ thể của hoạt động giao tiếp đó. Đối tượng nghiên cứu là sinh
viên nên mang những đặc điểm riêng đặc thù. Nhìn chung có thể tổng kết một số
ý chính như sau:
* Mặt tích cực:
- Có tinh thần thái độ tích cực với các hoạt động tập thể khi có điều kiện.
- Có chính kiến, khát vọng thành công trong sự nghiệp và mong muốn
đóng góp sức mình cho sự nghiệp chung của toàn xã hội.
- Có ý thức về tầm quan trọng của những kỹ năng mềm, sử dụng linh hoạt
trong nhiều môi trường khác nhau. Dễ hòa đồng, gây thiện cảm với đối phương
khi trò chuyện.
- Trung thực, thân thiện, cởi mở, lịch sự.
* Mặt hạn chế:
- Còn nặng tư tưởng tự ti, thiếu sự tự tin.
- Ngại giao tiếp với môi trường lạ.
- Đôi khi thiếu sự hoạt bát cần thiết.
- Rụt rè, ngại đưa ra ý kiến trước đông người.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường sinh sống.
38
2.2.3. Nguyên nhân
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, việc thành lập quá nhiều các CLB làm tăng tính cạnh tranh giữa
các CLB gây áp lực cho các thành viên trong Ban chủ nhiệm CLB.
Hai là, chưa đầu tư tổ chức các buổi workshop về phát triển kỹ năng mềm
cho sinh viên, giúp SV có kiến thức về các kỹ năng giao tiếp hoặc nếu có thì
chưa thật sự chuyên nghiệp và chỉ có một số CLB trong trường quan tâm đến
vấn đề này
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, các hoạt động của Đoàn trường, các CLB trong trường chưa thực
sự tạo điều kiện các bạn SV rèn luyện các kỹ năng như kỹ giao tiếp.
Hai là, các CLB chưa thực sự phát huy vai trò chuyên môn và chưa mang
tính chất phổ biến đến các bạn sinh viên, chưa khuyến khích tất cả các bạn SV
đều tham gia.
Ba là, SV không có thói quen đọc sách, cách học còn thụ động, trông chờ
vào giảng viên. Hơn thế nữa là thái độ cứng nhắc, không sẵn sàng tiếp thu để
thay đổi, hiểu biết thực tế chưa nhiều nên hạn chế việc tiếp thu và áp dụng các
kỹ năng giao tiếp ngay cả khi cần thiết.
Có thể nói, đối với sinh viên, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là học tập và
nghiên cứu, việc tham gia các hoạt động đoàn thể cũng được xem như một yếu
tố quan trọng và là cơ hội giúp các em hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.
Những năm trở lại đây, các CLB, đội, nhóm dành cho SV Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, CLB SV cũng như các khoa tạo điều kiện thuận lợi
cho CLB, đội, nhóm hoạt động và phát triển. Điều này đã tạo ra một sân chơi
thật sự bổ ích cho CLB, đội, nhóm. Cũng từ các hoạt động này, các thành viên
có dịp phát triển tài năng, năng khiếu, sở thích cũng như nâng cao được kiến
thức chuyên môn, qua đó rèn luyện và phát triển kỹ năng cho bản thân, giúp các
em trưởng thành hơn trong học tập và cuộc sống.
39
Tiểu kết Chương 2
Thực trạng kỹ năng giao tiếp của SV tại các CLB Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội nhìn chung còn chưa cao, mặt tích cực thì ít, hạn chế thì còn nhiều. Điều
này gây rất nhiều khó khăn cho chính SV sau này khi ra trường. Việc nghiên
cứu thực trạng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng lại cho SV, đưa
ra những giải pháp giúp đỡ SV từng bước nâng cao năng lực giao tiếp. Nhận
thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp cùng với những khó khăn cần
phải vượt qua để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc rèn luyện hoàn thiện
những kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chính bản thân SV trong việc cải thiện các mối
quan hệ, xây dựng những thói quen tốt trong học tập và cuộc sống.
40
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
3.1. Một số giải pháp nâng cao vai trò của các Câu lạc bộ trong phát
triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
3.1.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp trong xưng hô
*Mục tiêu của giải pháp:
Giao tiếp là một kỹ năng mềm cơ bản và cần thiết đối với mọi đối tượng.
Kỹ năng giao tiếp là tập hợp các quy tắc, nguyên tắc được rút ra từ thực tế hàng
ngày để giúp mọi người truyền thông tin một cách hiệu quả nhất. Do đó vai trò
của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống là vô cùng quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp chính là đây là một điều kiện tồn tại bắt buộc của cá
nhân và xã hội. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao
tiếp với người khác thì con người không thể phát triển. Xã hội luôn là một cộng
đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau, do đó nếu không có giao tiếp thì không
có sự tồn tại của xã hội.
Thông qua giao tiếp mới giúp cho con người gia nhập vào các mối quan
hệ, lĩnh hội nền văn hóa đạo đức, chuẩn mực xã hội. Đặc biệt là phát triển kĩ
năng giao tiếp trong xưng hô giúp cho cá nhân mỗi chúng ta điều chỉnh được
hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
*Nội dung của giải pháp:
Phương châm trong xưng hô lịch sự là luôn hướng tới “xưng khiêm hô
tôn”. Xưng hô khiêm nhường là nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt
chúng ta. Xưng hô không khiêm nhường dễ bị đánh giá là thiếu lễ độ, làm mất đi
thiện cảm từ phía người đối thoại. Tuy nhiên quá chú ý đến khiêm nhường cũng
có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả trong tương tác xã hội. Cho nên xưng hô
khiêm nhường cũng cần phải có chừng mực mới đạt được hiệu quả mong muốn
trong tương tác.
Cần đánh giá tình hình thực tế về KNGT của SV. Trên cơ sở đó, xây dựng
41
kế hoạch nhằm phát triển KNGT cho SV tại các CLB trong nhà trường; tổ chức
và thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra của từng CLB; Xây dựng các tiêu chí
để đánh giá về KNGT trong xưng hô của từng thành viên trong CLB.
*Quy trình thực hiện giải pháp:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch
+ Xác định các kế hoạch phù hợp với nguồn lực của từng CLB
+ Xác định rõ chức năng của từng hoạt động.
- Bước 2: Tổ chức thực hiện
+ Báo cáo ĐTN - Đơn vị trực tiếp quản lí các CLB.
+ Mời các diễn giả đến nói chuyện về KNGT đặc biệt là KNGT trong
xưng hô giữa các thành viên trong CLB, giữa SV Khoa này với Khoa khác, SV
khóa trước với k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_vai_tro_cua_cac_cau_lac_bo_trong_pha.pdf