BỘ XÂY DỰNG
BỆNH VIỆN XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AMIĂNG TRẮNG
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG TẤM LỢP AMIĂNG XI MĂNG
1
Hà Nội - 2017
BỘ XÂY DỰNG
BỆNH VIỆN XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AMIĂNG TRẮNG
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG TẤM LỢP AMIĂNG XI MĂNG
CƠ QUA
136 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ - Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp amiăng xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS.BS Lê Thị Hằng
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
2
Hà Nội – 2017
3
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao
động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng
2. Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng.
3. Cơ quan chủ trì quản lý đề tài: Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường
- Bộ Xây dựng.
4. Đơn vị thực hiện: Bệnh viện Xây dựng.
Địa chỉ: Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-35533621 Fax: 04-38541013
E-mail: benhvienxaydung@gmail.com
Website: www.benhvienxaydung.org.vn
5. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Lê Thị Hằng
Học hàm/học vị: Tiến sĩ y học
Cơ quan công tác: Bệnh viện Xây dựng
Điện thoại: CQ: 04-35533686 Mobile: 0913349721
E-mail: hang.bvxd@yahoo.com
6. Thư ký đề tài: Ths.BS Đinh Thị Hoa
Trưởng khoa Sức khoẻ Nghề nghiệp - Bệnh viện Xây dựng
7. Cơ quan phối hợp thực hiện chính:
- Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ Y tế
- Khoa Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Dịch tễ học - Học viện Quân Y
- Vụ Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng
- Sở Y tế Tỉnh Hà Giang.
4
- Các đơn vị sản xuất tấm lợp AC.
8. Các cá nhân tham gia thực hiện chính:
1. TS. BS Lê Thị Hằng Bệnh viện Xây dựng
2. TS. BS Bùi Ngọc Minh Bệnh viện Xây dựng
3. BS CK1 Nguyễn Văn Dũng Bệnh viện Xây dựng
4. ThS. BS Đinh Thị Hoa Bệnh viện Xây dựng
5. BS CK1. Nguyễn Thu Thủy Bệnh viện Xây dựng
6. BS CK1 Đỗ Thắng Bệnh viện Xây dựng
7. BSCK1 Đinh Thị Lệ Thủy Bệnh viện Xây dựng
8. ThS Nguyễn Hoàng Long Đại học Quốc gia Hà nội
5
Trang
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 01
Chương 1. Tổng quan 05
1. 1. Đặc điểm của sợi amiăng 05
1. 2. Tình hình sử dụng amiăng trên Thế giới 06
1. 3. Tình hình sử dụng amiăng chrysotile trong sản xuất tấm lợp 08
AC tại Việt Nam
1.4. Quy định về bụi amiăng trong môi trường lao động 08
1. 5. Ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc 9
1.5.1. Bệnh bụi phổi Amiăng 9
1.5.2. Các nghiên cứu về bệnh bụi phổi amiăng và các bệnh liên 13
quan đến amiăng
1.6. Chính sách quản lý amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp AC ở 19
Việt Nam
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2. 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2. 1. 1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 23
2. 1. 2. Thời gian nghiên cứu 23
2. 2. Phương pháp nghiên cứu 23
2. 2. 1. Thiết kế nghiên cứu 24
2. 2. 2. Phương pháp chọn mẫu 24
2. 3. Phương pháp thu thập thông tin 24
2. 3. 1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 24
2. 3. 2. Khảo sát, đánh giá các yếu tố của môi trường lao động 24
2. 3. 3. Giám sát sức khỏe người lao động 26
2.3.4. Điều tra tình hình sức khỏe khu dân cư và các yếu tố liên quan 28
2.3.5. Người thu thập thông tin 29
2.3.6. Quy trình thu thập thông tin 29
2. 4. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 31
2. 5. Khống chế sai số 32
2. 6. Phương pháp xử lý số liệu 32
2. 7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
6
2. 8. Hạn chế của đề tài 32
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 33
3. 1. Thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ 33
sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
3. 1.1. Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC 33
3. 1.2. Thực trạng môi trường lao động tại các đơn vị sản xuất tấm 34
lợp AC
3. 1.3. Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động 36
3. 2. Thực trạng sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất tấm 39
lợp AC
3. 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 39
3. 2.2. Thực trạng sức khỏe của người lao động 42
3. 3. Thực trạng môi trường và sức khỏe khu dân cư xã Tân trịnh, 62
Quang Bình, Hà Giang
3. 3. 1. Thực trạng môi trường khu dân cư 62
3.3. 2. Kết quả điều tra hộ gia đình và khám sức khỏe người dân xã 63
Tân trịnh, Quang Bình, Hà Giang
3. 3. 3. Tình trạng sức khỏe người dân xã Tân trịnh, Quang Bình, Hà 65
Giang
3. 3. 4. Một số kết quả điều tra bước đầu về tình hình tử vong tại xã 69
Tân trịnh, Quang Bình, Hà Giang
Chương 4. Bàn luận 78
4.1. Quy mô sản xuất tấm lợp AC hiện nay 78
4.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ 78
sở sản xuất tấm lợp AC
4.3. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở SX tấm lợp AC 81
4.4. Tình hình sức khỏe công nhân sản xuất tấm lợp AC 83
4.5. Thực trạng môi trường khu dân cư xã Tân trịnh, Quang Bình, 88
Hà Giang
4.6. Thực trạng sức khỏe người dân xã Tân trịnh, Quang Bình, Hà 88
Giang
Kết luận 97
Kiến nghị 100
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Các nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới 7
1.2 Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở một số nước 8
1.3 Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng 9
trong không khí khu vực sản xuất ở Việt Nam
3.1 Đặc điểm vi khí hậu môi trường lao động theo nhóm các cơ sở 34
sản xuất tấm lợp AC
3.2 Đặc điểm bụi trong môi trường lao động theo nhóm các cơ sở 35
sản xuất tấm lợp AC
3.3 Kết quả phân tích nồng độ bụi sợi Amiăng trong môi trường lao 35
động theo nhóm các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
3.4 Thực trạng công tác quản lý vệ sinh lao động tại các cơ sở sản 36
xuất tấm lợp AC
3.5 Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động tại các cơ sở sản 37
xuất tấm lợp AC
3.6 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40
3.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề 40
3.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và thời gian từ 41
khi tiếp xúc với amiăng đến nay (đối với công nhân hưu trí)
3.9 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo giới 42
3.10 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi 42
3.11 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm 43
nghề
3.12 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề 44
3.13 Phân bố mức độ biến đổi chức năng thông khí phổi theo các chỉ 45
số %FVC và %FEV1
3.14 Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi và các bệnh 45
8
mạn tính đường hô hấp trên
3.15 Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi và hút thuốc 46
lá
3.16 Tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo mức độ hút thuốc 46
lá
3.17 Kết quả hội chẩn phim X-quang và CT Scanner 47
3.18 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng 48
phổi theo nhóm nghề
3.19 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng 49
phổi theo tuổi nghề
3.20 Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp và bệnh cần lưu ý ở đối tượng 50
nghiên cứu
3.21 Kết quả phân loại sức khỏe (đối với công nhân đang làm việc 51
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
3.22 Đặc điểm vi hậu môi trường khu dân cư 62
3.23 Nồng độ bụi lơ lửng (TSP) tại khu dân cư (µg/m3) 63
3.24 Đặc điểm hộ gia đình 63
3.25 Thói quen sử dụng nước của hộ gia đình 64
3.26 Tuổi và giới của người dân 65
3.27 Tình trạng dinh dưỡng của người dân xã Tân Trịnh 65
3.28 Tình trạng huyết áp của người dân xã Tân Trịnh 66
3.29 Tình trạng sức khỏe của người dân xã Tân Trịnh 66
3.30 Kết quả xét nghiệmmáu của người dân xã Tân Trịnh 67
3.31 Một số triệu chứng trong 30 ngày của người dân xã Tân Trịnh 67
3.32 Thực trạng mắc bệnh theo hệ cơ quan của dân xã Tân Trịnh 68
3.33 Biến động tỷ suất tử vong thô và do ung thư toàn huyện Quang 69
Bình từ 2010-2014
9
3.34 Xu thế thay đổi tỷ suất tử vong tại xã Tân Trịnh từ 2010-2014 69
3.35 Phân bố tử vong theo giới và nhóm tuổi 71
3.36 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và giới 72
3.37 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và nhóm tuổi 72
3.38 Phân bố tử vong theo nhóm cơ quan và giới (> 5 tuổi) 73
3.39 Phân bố nguyên nhân tử vong tại huyện Quang Bình và xã Tân 74
Trịnh (giai đoạn 2010-2014)
3.40 Phân bố tỷ suất tử vong trung bình /năm do ung thư theo xã của 75
huyện Quang Bình trong thời gian từ 2010-2014
3.41 Phân bố nguyên nhân tử vong do ung thư theo cơ quan 76
(ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)
3.42 Phân bố nguyên nhân tử vong do các bệnh đường hô hấp (bao 77
gồm ung thư, ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)
4.1 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh qua các số liệu 92
điều tra trong nước
10
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình Tên hình Trang
1.1 Sợi Chrysotile 5
1.2 Sợi Amphibole 5
1.3 Hình ảnh bệnh bụi phổi – amiăng 13
1.4 Hình ảnh mảng màng phổi 13
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1.1 Các nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới 7
3.1 Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC 33
3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 39
3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề 41
3.4 Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi 42
3.5 Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm nghề 43
3.6 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề 44
3.7 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng 48
phổi theo nhóm nghề
3.8 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng 49
phổi theo tuổi nghề
3.9 Kết quả phân loại sức khoẻ (đối với công nhân đang làm việc 51
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
3.10 Tỷ suất tử vong chung của huyện Quang Bình và xã Tân Trịnh 70
từ 2010-2014
3.11 Tỷ suất tử vong do ung thư ở huyện Quang Bình và xã Tân 70
Trịnh từ 2010-2014
3.12 Phân bố các trường hợp tử vong theo nhóm tuổi, toàn huyện – 71
2005 (%)
11
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1 Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam 20
2.1 Sơ đồ nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe người lao động 29
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
2.2 Sơ đồ nghiên cứu về sức khỏe người sử dụng tấm lợp AC 30
12
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AC Amiăng - xi măng
ATLĐ An toàn lao động
ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
ATVSV An toàn vệ sinh viên
BHLĐ Bảo hộ lao động
BNN Bệnh nghề nghiệp
BP Bụi phổi
CNTK Chức năng thông khí
CSSX Cơ sở sản xuất
HC Hội chứng
KLN Không lây nhiễm
KRNN Không rõ nguyên nhân
KV Khu vực
LN Lây nhiễm
NLĐ Người lao động
MTLĐ Môi trường lao động
PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QM Quy mô
RLCH Rối loạn chuyển hóa
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TNLĐ Tai nạn lao động
TNTT Tai nạn thương tích
TQ Thanh quản
TYT Trạm Y tế
13
VLXD Vật liệu xây dựng
VPQ Viêm phế quản
VSLĐ Vệ sinh lao động
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
14
ĐẶT VẤN ĐỀ
Amiăng được biết đến từ nhiều thế kỷ nay và đang được sử dụng trong
hàng trăm các loại sản phẩm khác nhau trong công nghiệp cũng như trong
sinh hoạt ở các nước trên toàn thế giới. Với đặc tính bền, cách nhiệt, cách âm
và chống ma sát, ngày nay người ta sử dụng amiăng trong ống dẫn nhiệt, bao
bọc nồi hơi, cách nhiệt, cách âm, sản xuất tấm lợp...
Ở Việt Nam, Amiăng sử dụng trong các ngành công nghiệp chủ yếu là
nhập khẩu loại Chrysotile (Amiăng trắng). Lượng Chrysotile nhập khẩu được
sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro – ximăng. Theo báo cáo của
Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, hiện nay với sản lượng trung bình khoảng 90
triệu m2/năm, các cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng tiêu thụ hàng năm
khoảng 52.000 tấn Amiăng Chrysotile (Amiăng trắng) [14].
Amiăng là một trong các yếu tố bụi vô cơ gây hại cho người lao động
tiếp xúc trong quá trình sản xuất và là chất độc hại trong danh mục các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Amiăng và sức khỏe con
người là vấn đề thời sự suốt mấy thập kỷ qua. Cho đến nay, Y học đã khẳng
định rằng Amiăng gây bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestosis), ung thư phổi (lung
cancer), u trung biểu mô (mesothelioma), dày và can xi hóa màng phổi
[42],[44].
Bệnh bụi phổi Amiăng là một bệnh xơ hóa phổi, gây nên bởi bụi
Amiăng phối hợp hoặc không với tổn thương xơ hóa màng phổi. Từ năm
1950, thế giới đã công nhận có bệnh bụi phổi Amiăng. Năm 1967, ở Anh ước
tính có tới 20.000 công nhân mắc bệnh. Ở Việt Nam, năm 1976, Bộ Y tế,
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã
công nhận bệnh xơ hóa phổi do Amiăng là bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên cho
đến năm 2014, chỉ có 03 trường hợp được giám định là mắc bệnh bụi phổi
15
Amiăng và được bồi thường, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các bệnh nghề nghiệp
khác ở Việt Nam [8].
Ung thư trung biểu mô (mesothelioma) là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ
mắc thấp khoảng 1-2 %₀₀ và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng lên ở các
nước công nghiệp hoá từ 10 - 25 %₀₀ / năm 1990. Ở nhiều nước trên thế
giới, ung thư trung biểu mô là loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nhưng ở
Việt Nam, ngày 15/5/2016 bệnh này mới được đưa vào danh mục bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm xã hội.
Có nhiều tác giả trên thế giới cho rằng loại ung thư này có mối liên
quan chặt chẽ và thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc với amiăng [38],[39].
Tuy nhiên ở Việt nam, một số nghiên cứu về ung thư trung biểu mô, ung thư
phổi đều chưa thấy rõ mối liên quan với tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với
Amiăng [12], [20],[29].
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới đã
nghiên cứu về sức khỏe người lao động có tiếp xúc với Amiăng, nhưng cho
đến nay, ảnh hưởng sức khỏe do Amiăng, đặc biệt là Amiăng Chrysotile vẫn
còn đang tranh cãi trên phạm vi toàn cầu và là mối quan tâm của nhiều tổ
chức cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước trong thời gian gần đây.
Nhiều nước trên Thế giới đã tiến hành những nghiên cứu về ảnh hưởng
của Amiăng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nguy cơ ra các bệnh như
bụi phổi amiăng, ung thư trung biểu mô, ung thư phổi do tiếp xúc với
Amiăng. Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của Amiăng nhóm Amphibol
(amiăng nâu và xanh) là nguy cơ gây các bệnh như bụi phổi Amiăng, ung thư
phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim)...Riêng đối
với Amiăng trắng (chrysotile), một số nước trên cơ sở phân tích các nghiên
cứu về amiăng đã đưa ra nhận định là “không có ngưỡng an toàn cho tiếp xúc
với Amiăng” và cấm sử dụng các loại amiăng kể cả Chrysotile.
16
Khác với quan điểm trên, một số nghiên cứu khác về Amiăng
Chrysotile đã chỉ ra sự khác biệt lớn giữa 2 loại Amiăng Chrysotile và
Crocidolite “Amiăng nhóm Amphibol có khả năng gây ung thư cao gấp 4 lần
Chrysotile và khả năng gây ung thư trung biểu mô cao gấp 800 lần” và cho
rằng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc tiếp xúc với Chrysotile là
nguyên nhân gây ung thư trung biểu môTừ kết quả của các nghiên cứu này,
một số nước ủng hộ quan điểm sử dụng Amiăng trắng có kiểm soát sẽ không
gây tác hại cho sức khỏe công nhân tiếp xúc trực tiếp và cộng đồng.
Ở Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của
Amiăng đối với sức khỏe con người cũng như nghiên cứu xây dựng hệ thống
giám sát bệnh liên quan đến Amiăng, xây dựng hồ sơ quốc gia về Amiăng
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để có thể
đánh giá khách quan và chi tiết nhất ảnh hưởng của Amiăng Chrysotile đối
với sức khỏe người sản xuất và sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng để từ đó có
thể định hướng cho việc sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng Amiăng hay sử dụng
an toàn có kiểm soát Amiăng Chrysotile.
Để đảm bảo sản xuất an toàn theo Công ước Quốc tế 162, từ năm 1998,
Chính Phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản quy
định các biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong các cơ sở
sản xuất tấm lợp AC như: Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT-BKHCN-
BXD ngày 17/10/1998 ban hành quy định các biện pháp đảm bảo an toàn sức
khỏe cho công nhân trong sản xuất tấm lợp AC ở Việt Nam; Quyết định số
09/2008/QĐ-BXD ngày 6/6/2008 ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
“Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe”
Tại Quyết định số 1469/2014/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ: Nghiêm
cấm sử dụng Amiăng amphibole (Amiăng nâu và xanh) để sản xuất tấm lợp;
17
Đến hết năm 2015 các dây chuyền sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải đầu tư
đồng bộ các thiết bị công nghệ với khả năng tự động hóa các khâu xé bao,
nghiền, định lượng sợi; Tất cả các cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải có
hệ thống xử lý nước thải, quản lý và tái sử dụng chất thải rắn, nước thải trong
quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu môi trường. Bộ Xây dựng cũng đã chỉ
đạo các đơn vị triển khai nghiên cứu vật liệu thay thế Amiăng, đồng thời phối
hợp với Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam tăng cường tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các
cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng chấp hành tốt các quy định của Nhà
nước về an toàn vệ sinh lao động, nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường
lao động, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
và cộng đồng dân cư.
Để góp phần đánh giá ảnh hưởng của vật liệu Amiăng trắng
(Chrystotile) đối với sức khỏe con người, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5313/VPCP-KGVX ngày 16/7/2014 của
Văn phòng Chính phủ, Bệnh viện Xây dựng tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao
động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng”,
với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ
sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC .
2. Nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC.
3. Đánh giá nhanh tình hình sức khỏe người sử dụng sản phẩm tấm lợp AC
tại xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
18
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.Đặc điểm của sợi amiăng:
Amiăng là chất không cháy, cách điện tốt, bền với nhiệt độ cao và với
các chất hoá học như axít và kiềm và rất lâu mòn.
Amiăng là silicát kép của can xi (Ca) và magie (Mg), chứa SiO2 có
trong tự nhiên, cấu trúc của amiăng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng), nhóm sợi serpentine có dạng
xoắn và cũng là loại sợi amiăng duy nhất còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Asbestos
石綿
chrysotile
0.02-0.03 µ(200-300 nm)
vs. human hair 100 µ
Hình 1.1. Sợi Chrysotile
Nhóm amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite
(Amiăng xanh), Tremolite, Anthophyllite. Nhóm sợi amphibole có cấu tạo
dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng nâu và xanh. Nhóm amphibole đã
bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [2],[4].
Hình 1.2. Sợi Amphibole
19
1.2. Tình hình sử dụng amiăng trên Thế giới
Công nghiệp khai thác và sử dụng amiăng phát triển mạnh từ cuối thế kỷ
19. Các mỏ amiăng lớn ở Canada, Nga, Phần Lan, Nam Phi được khai thác
với sản lượng lớn. Trong những thập niên gần đây, mặc dù hàng năm có hàng
triệu tấn amiăng vẫn được khai thác và sử dựng, nhưng xu hướng tiêu thụ
amiăng đang giảm dần ở các nước trên toàn thế giới. Năm 1980 trên thế giới
tiêu thụ khoảng 4,1 đến 4,4 triệu tấn amiăng nhưng đến năm 1993 giảm
xuống còn 2,8 triệu tấn. Liên Xô sản xuất amiăng chiếm 58% tổng lượng
amiăng trên toàn thế giới và sử dụng 90% số amiăng đã khai thác. Canada,
Zimbabwe, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi cũng là nước sản xuất và xuất khẩu
amiăng. Trong khi nhu cầu sử dụng amiăng ở Bắc Mỹ và các nước Tây Âu
giảm thì sự tiêu thụ amiăng ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh lại tăng.
Lượng tiêu thụ amiăng cao nhất là khoảng 5 triệu tấn /năm và bắt đầu giảm
vào năm 1980, đến năm 2000 còn khoảng 2 triệu tấn (giảm 60% trong 20
năm) [20], [39].
Trong năm 2013, tổng sản lượng amiăng trên thế giới là 2.019.000 tấn,
gần tương đương với sản lượng năm 2011 (2.035.000 tấn) và 2012
(1,988,000). Trong đó, 10 nước tiêu thụ nhiều nhất bao gồm: Brazil, Nga,
Kazakhstan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Thái Lan,
Uzbekistan, Việt Nam, Ukraine và Colombia.
Số liệu dưới đây cho thấy sản lượng tiêu thụ amiăng tại các nước này
và phân bổ sản lượng tiêu thụ trên toàn thế giới giai đoạn 2009 - 2012.
20
Bảng 1.1: Các nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới
Quốc gia Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trung Quốc 625.000 614.000 638.000 531.000
Ấn Độ 322.000 407.000 303.000 473.000
Nga 277.000 258.000 283.000 196.000
Brazil 141.000 171.000 189.000 168.000
Indonesia 82.300 112.000 124.000 162.000
Uzbekistan 98.600 98.600 17.100 104.000
Việt Nam 80.900 67.400 60.400 78.900
Thái Lan 103.000 79.300 81.400 58.000
Sri Lanka 16.000 47.900 61.100 54.700
Ukraine 63.600 60.300 55.900 42.000
Colombia 8.550 12.300 20.000 25.200
Mexico 17.100 13.800 10.200 17.000
Biểu đồ 1.1: Các nước sử dụng amiang trắng nhiều nhất
(Nguồn: USGS)
Qua biểu đồ trên, có thể thấy, sản lượng tiêu thụ amiăng trắng của các
nước ổn định, không có sự tăng/giảm lớn qua các năm.
21
1.3. Tình hình sử dụng amiăng chrysotile trong sản xuất tấm lợp AC tại
Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành sản xuất tấm lợp AC đã tồn tại 50 năm, từ năm 1963
đến nay và đã phát triển thành một ngành công nghiệp gồm 41 cơ sở sản xuất,
trong đó có 36 cơ sở sản xuất đang hoạt động và 05 cơ sở sản xuất vừa ngừng
hoạt động. Công suất thiết kế hơn 100 triệu m2/năm, sử dụng hơn 3.000 lao
động trực tiếp. Từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 - 90
triệu m2/năm chiếm khoảng 60 - 62% nhu cầu về tấm lợp, sử dụng bình quân
60.000 -70.000 tấn amiăng chrysotile/năm.
Theo báo cáo của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam, năm 2016, sản xuất được
84,596 triệu m2, tiêu thụ 83,214 triệu m2 và đạt doanh thu khoảng 2.300 tỷ
đồng. Tấm lợp AC chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên
tuổi thọ cao (30 – 50 năm), giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá tôn mạ màu loại dày 0.4
mm, giá thấp hơn từ 40 - 50% loại tấm lợp sử dụng sợi thay thế. Tấm lợp
amiăng chrysotile đáp ứng 62% nhu cầu tấm lợp hàng năm [14].
1.4. Quy định về bụi amiăng trong môi trường lao động.
Bảng 1.2. Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở một số nước
(số liệu đến năm 2009)
Quốc gia Tại nơi làm việc
Chrysotile Crocidolite Amosite
Sợi / cm3 Sợi / cm3 Sợi / cm3
ARGENTINA 2.0 0.2 0.5
AUSTRALIA 0.5 0.0 0.0
BELGIUM 0.5 0.15 0.15
CANADA 2.0 0.2 0.5
CHILE 2.0 2.0 2.0
DENMARK 0.3 0.3 0.3
ENGLAND 0.5 0.2 0.2
EUROPEAN 0.6 0.3 0.3
FINLAND 0.5 0.5 0.5
FRANCE 0.6 0.3 0.3
22
GREECE 1.0 0.5 1.0
HONGKONG 0.5 0.2 0.2
INDIA 2.0 2.0 2.0
INDONESIA 1.0 1.0 1.0
IRELAND 0.6 0.3 0.3
ISRAEL 0.4 0.4 0.4
ITALY 1.0 0.5 1.0
JAPAN 1.0 - 0.5
MEXICO 2.0 2.0 2.0
NEW ZEALAND 1.0 0.1 0.1
PORTUGAL 0.6 0.3 0.3
SINGAPORE 0.2 0.2 0.2
SOUTH AFRICA 1.0 1.0 1.0
SPAIN 0.6 0.0 0.2
SWITZERLAND 1.0 1.0 1.0
TURKEY 2.0 0.2 0.5
U.K 0.5 0.2 0.2
USA 0.1 0.1 0.1
Bảng 1.3: Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng
trong không khí khu vực sản xuất ở Việt Nam
Tên chất Trung bình 8 giờ Trung bình 1 giờ
STT (sợi/ml) (sợi/ml)
1 Serpentine 0,1 0,5
(Chrysotile)
2 Amphibole 0 0
Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở các Quốc gia cũng
khác nhau, tuy nhiên cũng chỉ dao động trong khoảng 0,1 đến 2,0 sợi / cm3
không khí [20].
1.5. Ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc
1.5.1. Bệnh bụi phổi amiăng:
1.5.1.1.Cơ chế bệnh sinh:
Cơ chế bệnh sinh bệnh BP Amiăng khác với bệnh BP Si và bệnh BP than.
Sợi Amiăng ngắn (< 5 µm) dễ bị thực bào. Các sợi Amiăng (Chrysotil) dài
23
trên 10 µm cũng bị thực bào nhưng một phần ở ngoài đại thực bào và làm
tăng sự thẩm thấu của màng tế bào. Mặt khác trong trường hợp như vậy, có
thể nhiều đại thực bào gắn vào các sợi Amiăng quá dài. Khác với tác dụng
của bụi silíc, bụi amiăng không có hoặc có rất ít độc tính với đại thực bào,
không có sự tiêu huỷ đại thực bào sau khi thực bào nhưng sự xơ hoá vẫn xuất
hiện. Cơ chế xơ hoá phổi còn chưa rõ, tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng:
loại sợi Amiăng cứng có kích thước dài hơn 8µm và đường kính dưới 0,25
µm là loại sợi nguy hiểm nhất, khi hít vào loại sợi này, chúng sẽ đâm vào
thành phế quản, vào tổ chức phổi và kích thích gây tăng sản và sinh xơ ở tổ
chức kẽ của phổi. Những sợi cứng có thể xuyên cả vào màng phổi, kích thích
màng phổi tạo thành các đám dày dính màng phổi, thậm chí các sợi có thể tới
cả cơ hoành và màng bụng... gây nên những đám xơ tại những nơi chúng tới.
Cơ chế sinh bệnh của sợi Amiăng được giải thích là do sự kích thích sinh xơ
phổi, sự tương tác của kháng nguyên và kháng thể, cuối cùng là cơ chế tự sinh
kháng thể với bằng chứng trong máu người bệnh có yếu tố thấp, yếu tố kháng
nhân [29].
Tuy nhiên yếu tố “cơ địa” rất rõ trong bệnh này, cùng tiếp xúc với bụi như
nhau, nhưng khả năng và mức độ mắc bệnh thì rất khác nhau ở mỗi người.
Ngoài ra, bệnh BP Amiăng có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư phổi và
ung thư màng phổi. Theo một số nghiên cứu thì có từ 15% - 30% người bị BP
Amiăng có kèm theo ung thư phổi, màng phổi. Cơ chế về sự kết hợp này chưa
được rõ, nhưng những người bị bệnh BP Amiăng có thể coi là những người
thuộc nhóm nguy cơ bị ung thư phổi – màng phổi.
1.5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh, triệu chứng lâm sàng chủ yếu
là khó thở, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau có thể khó thở thường xuyên.
Có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực do phản ứng của màng phổi. Ở giai
24
đoạn sớm, có thể gặp sự kích thích phế quản hay VPQ mạn tính phối hợp làm
xuất hiện triệu chứng ho, khạc đờm. Ngoài ra người bệnh có thể có cảm giác
mệt mỏi, gầy sút làm giảm khả năng lao động.
Khám lâm sàng tại phổi có thể phát hiện các dấu hiệu như giới hạn cử
động lồng ngực, giảm rì rào phế nang, đôi khi thấy ran nổ ở vùng đáy phổi.
1.5.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng
Cũng như bệnh BP Silic, trong bệnh BP Amiăng các dấu hiệu cận lâm
sàng, đặc biệt là hình ảnh X-quang có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh.
* Triệu chứng X-quang: Hình ảnh X-quang bệnh BP Amiăng hay thay đổi và
không đặc hiệu như các bệnh bụi phổi khác, các dấu hiệu X-quang bao gồm:
+ Các đám mờ không nhỏ, không đều: đầu tiên xuất hiện ở đáy phổi, kèm
theo hình ảnh xơ hoá phổi như tấm lưới, các mắt lưới rất mau như mạng nhện,
thường khu trú ở 2/3 phổi dưới nhất là góc sườn hoành phải. Đỉnh phổi không
bao giờ bị tổn thương. Xơ hoá phổi thành từng đường thẳng khác với xơ hoá
kiểu hạt như trong bệnh BP Silic. Các hình ảnh thường không rõ như nhìn
dưới lớp kính mờ, không rõ nét như các hạt trong bệnh BP Silic thể p.
+ Bờ trái của tim mờ đi, trường hợp nặng xung quanh tim hình tua tủa như
lông nhím.
Các hình ảnh X-quang trên đặc trưng cho bệnh BP Amiăng nhưng đôi
khi gặp ở những người tiếp xúc với bụi chất dẻo, bụi bông hay bụi gỗ.
+ Hình ảnh vôi hoá màng phổi: thường gặp đối xứng hai bên, ít khi xuất hiện
trước 20 năm kể từ năm tiếp xúc đầu tiên. Nhiều trường hợp chỉ gặp dấu hiệu
vôi hóa màng phổi mà không có một biểu hiện lâm sàng nào khác hay tổn
thương nào ở nhu mô phổi. Như vậy có nghĩa là chỉ trong một số ít trường
hợp có sự tồn tại song song giữa sự vôi hoá màng phổi và xơ hoá phổi. Vôi
hoá màng phổi thường chỉ gặp ở những người không có xơ hoá, những người
tiếp xúc lâu dài trong môi trường ô nhiễm bụi Amiăng nồng độ thấp.
25
Vôi hoá có thể khu trú ở màng phổi (lá thành), màng tim, trung thất,
đặc biệt còn gặp ở phần sau vòm hoành, hiếm khi gặp ở màng phổi liên thuỳ.
+ Các mảng màng phổi (Pleural plaques): xuất hiện rải rác khắp phổi, dễ thấy,
hình không đều, mật độ giống nhau, đôi khi có hình tràng hoa.
+ Dày màng phổi (Pleural thickening): thường xuất hiện sớm và đôi khi là
hình ảnh tổn thương duy nhất do tiếp xúc Amiăng. Màng phổi dày hai bên,
xuất hiện như một đường nhỏ dày vài milimét, dọc theo thành ngực trên phim
chụp tư thế sau-trước.
* Chức năng hô hấp:
Ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rối loạn CNTK phổi. Khi
bệnh đã rõ rệt, thường có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế (FVC giảm).
Sau đó có thể giảm FEV1, từ hội chứng hạn chế sang hội chứng tắc nghẽn.
Cuối cùng là rối loạn thông khí hỗn hợp (FVC giảm; FEV1 giảm) [30].
* Xét nghiệm đờm:
Có thể tìm thấy “thể Amiăng” trong đờm khi soi trực tiếp trên kính hiển
vi quang học. Thể Amiăng xuất hiện trong đờm từ 1 – 3 tháng sau khi tiếp
xúc vì chỉ sau thời gian này thể Amiăng mới được tạo thành. Nhiều năm sau
khi ngừng tiếp xúc vẫn có thể gặp thể Amiăng trong đờm. Sự có mặt của thể
Amiăng rời rạc, riêng lẻ trong đờm chỉ cho thấy là đã hít bụi Amiăng, không
có nghĩa là đang mắc bệnh BP Amiăng hoặc có những biến đổi phổi – màng
phổi. Ngược lại, nếu có từng đám thể Amiăng, tập hợp từ 15 – 20 thể thì ở
bệnh nhân này có thể gặp cả triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X-quang của
bệnh BP Amiăng.
Xét nghiệm thể Amiăng trong đờm không phải bao giờ cũng dương
tính nên phải làm nhiều lần.
Cần chú ý những thể gọi là thể Amiăng không đặc hiệu cho bệnh BP Amiăng,
người ta thấy có nhiều loại bụi sợi khác, cả bụi sợi thuỷ tinh cũng hình thành
những kiểu “thể Amiăng”, cũng được bọc trong lớp vỏ sắt – protein.
26
Hình 1.3. Hình ảnh bệnh bụi phổi Hình 1.4. Hình ảnh mảng màng phổi
– amiăng
1.5.2. Các nghiên cứu về bệnh bụi phổi amiăng và các bệnh liên quan đến
amiăng
1.5.2.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước:
Theo WHO (1989), và một số nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ học cho
thấy amiăng liên quan với bệnh bụi phổi- amiăng và ung thư đường hô hấp ở
người như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô màng phổi và màng bụng,
những thay đổi ở màng phổi như dày màng phổi, mảng màng phổi, can xi hoá
màng phổi [46].
Hầu hết các tác giả cho rằng amiăng liên quan đến sự bất thường của
màng phổi là mảng màng phổi, dày màng phổi và được phát hiện qua phim X
quang phổi. Ung thư trung biểu mô là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ mắc thấp
khoảng 1-2 phần triệu và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng vọt ở các nước
công nghiệp hoá từ 10-25 phần triệu/ năm vào năm 1990 ở các nước Tây âu
và trong đó cũng có các trường hợp là tiếp xúc với amiă... vong do ung thư; phân bố tử vong theo giới,
nhóm tuổi; phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh; tỷ suất tử vong
45
trung bình/ năm do ung thư; phân bố nguyên nhân tử vong do ung thư theo cơ
quan; phân bố nguyên nhân tử vong do các bệnh đường hô hấp;
2.5. Khống chế sai số
- Mẫu biểu được thiết kế và tư vấn bởi nhóm chuyên gia về vệ sinh dịch tễ và
đã được tiến hành điều tra thử để đánh giá.
- Cán bộ điều tra (phỏng vấn, khảo sát, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp,
chụp X quang phổi, chụp CT Scanner, xét nghiệm và ghi phiếu đ iều tra...)
được lựa chọn là các cán bộ y tế chuyên ngành và được tập huấn kỹ trước khi
tiến hành công việc thu thập thông tin. Phiếu điều tra được hoàn chỉnh ngay sau
khi thực hiện.
- Các trang thiết bị sử dụng là các thiết bị của các hãng chuyên ngành và được
chuẩn trước khi thao tác.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê y học Stata
11.1 để phân tích và xử lý số liệu, xác định các tỷ suất theo các thuật toán
thống kê trong y học.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu từ thiết kế đến nội dung, phương pháp nghiên cứu hoàn
toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu. Các đối
tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích và hoàn toàn tự nguyện tham gia.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện nghiêm túc các quy định về y đức của ngành Y
tế.
2.8. Hạn chế của đề tài
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài chưa theo dõi được toàn bộ các công
nhân đã có tiền sử tiếp xúc amiăng đã làm việc tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC.
Đối với ảnh hưởng của amiăng đối với người sử dụng tấm lợp AC chưa tổ chức đánh
giá diện rộng trên toàn quốc được mà chỉ đạt được mục tiêu đánh giá nhanh tình hình
sức khỏe của người sử dụng tại 282 hộ gia đình và 429 người dân sử dụng tấm lợp
AC của xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang.
46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ sinh
lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
3.1.1. Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC
2,8
QM vừa (200 - 300 LĐ)
QM nhỏ (10 - < 200 LĐ)
97,2
Biểu đồ 3.1: Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC
Nhận xét: Kết quả điều tra 36 cơ sở sản xuất tấm lợp AC đang hoạt động trên
toàn quốc (trong đó có 33 cơ sở sản xuất thuộc Hiệp hội tấm lợp Việt Nam và
03 cơ sở sản xuất chưa tham gia vào Hiệp hội tấm lợp Việt Nam), theo tiêu
chí xác định doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho
thấy:
- Có 01/36 cơ sở sản xuất có quy mô vừa (số lao động từ 200 – 300 người),
chiếm 2,8%;
- Có 35/36 cơ sở sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ (số lao động từ 10 – dưới
200 người), chiếm 97,2%;
- Không có cơ sở sản xuất tấm lợp AC nào thuộc doanh nghiệp quy mô siêu
nhỏ (số lao động dưới 10 người).
47
3.1.2. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng môi trường lao động tại 35 cơ
sở sản xuất tấm lợp AC, trong đó có 27 cơ sở sản xuất do Bệnh viện Xây
dựng trực tiếp thực hiện và 08 cơ sở sản xuất do các đơn vị tại địa phương
thực hiện. Tuy nhiên, để có sự thống nhất trong việc đánh giá thực trạng môi
trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC, do một số báo cáo môi
trường lao động không có số liệu đo mẫu bụi sợi Amiăng, vì vậy chúng tôi chỉ
tiến hành phân tích dựa trên số liệu đo môi trường lao động tại 28 cơ sở sản
xuất tấm lợp AC trong đó có 27 cơ sở do Bệnh viện Xây dựng thực hiện và 01
cơ sở do Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường - TP. HCM thực
hiện. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Đặc điểm vi khí hậu môi trường lao động
theo quy mô cơ sở sản xuất
T Yếu tố MT Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ Tổng cộng
T gió
Quy mô
(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2)
CSSX
83
1 Quy mô nhỏ 247 76 227 7 237 0 711
(11,7%)
2 Quy mô vừa 15 0 15 0 15 0 45 0
76 7 83
Tổng cộng 262 242 252 0 776
(29%) (2,9%) (10,7%)
2 = 4,55; 2 = 0,46; 2 = 5,22;
p χ χ - χ
p = 0,033 p = 0,497 p = 0,022
TCCP 16 - 32oC 40 - 80% 0,2
-1,5m/s
(1): Tổng số mẫu đo. (2): Số mẫu không đạt TCVSLĐ.
Nhận xét:
- Tỷ lệ mẫu đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) vượt TCCP tại các
cơ sở sản xuất tấm lợp AC là 10,7%, trong đó: số mẫu đo nhiệt độ vượt
TCCP là 29,0%, số mẫu đo độ ẩm vượt TCCP là 2,9%, tất cả các mẫu đo
tốc độ gió đều đạt TCCP.
48
- Theo quy mô cơ sở sản xuất, số mẫu vi khí hậu vượt TCCP ở nhóm quy
mô nhỏ là 11,7%, nhóm các đơn vị có quy mô vừa các mẫu đo vi khí hậu
đều đạt TCVSCP. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 3.2: Đặc điểm bụi trong môi trường lao động
theo quy mô cơ sở sản xuất
T Yếu tố MT Bụi Bụi Bụi sợi
T toàn phần hô hấp Amiăng
Quy mô CSSX (1) (2) (1) (2) (1) (2)
5
1 Quy mô nhỏ 225 184 0 191 0
(2,2%)
2 Quy mô vừa 15 0 15 0 15 0
5
Tổng cộng 240 199 0 206 0
(2,1%)
TCCP ≤ 6 mg/m3 ≤ 4 mg/m3 ≤ 0,1 –TB trong 8h
≤ 0,5 –TB trong 1h
(1): Tổng số mẫu đo. (2): Số mẫu không đạt TCVSLĐ.
Nhận xét: Không cơ sở nào có bụi sợi amiăng và bụi hô hấp vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Có 5/240 mẫu bụi toàn phần vượt TCCP, chiếm 2,1% và tập
trung toàn bộ ở cơ sở có quy mô nhỏ.
Bảng 3.3: Kết quả phân tích nồng độ bụi sợi Amiăng trong môi trường
lao động theo quy mô cơ sở sản xuất tấm lợp AC
Số mẫu đo bụi Amiăng Nồng độ
TT Quy mô CSSX Tổng số Mẫu có Tỷ lệ trung bình
Min – Max
mẫu sợi (%) bụi sợi
(sợi/ml)
Amiăng Amiăng
(sợi/ml)
1 Quy mô nhỏ 191 100 52,4 0,19±0,14 0,005 – 0,5
2 Quy mô vừa 15 8 53,3 0,15±0,08 0,06 – 0,25
Tổng cộng 206 108 52,4 0,19±0,14 0,005 – 0,5
Nhận xét: Kết quả phân tích nồng độ bụi sợi Amiăng trong môi trường lao
động cho thấy: có 108/206 mẫu đo có bụi sợi Amiăng, chiếm 52,4%. Nồng độ
sợi Amiăng trung bình là 0,19±0,14 sợi/ml, trong đó ở nhóm cơ sở sản xuất
quy mô nhỏ là 0,19±0,14sợi/ml, nhóm cơ sở quy mô vừa là 0,15±0,08 sợi/ml.
49
3.1.3. Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động:
Điều tra thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại 35/36
cơ sở sản xuất tấm lợp AC, trong đó 32 đơn vị do Bệnh viện Xây dựng trực
tiếp điều tra và sử dụng báo cáo của 03 đơn vị. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.4. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh lao động tại
các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
Đánh giá kết quả
Số Không Thực Thực
TT Nội dung điều thực hiện hiện đạt
tra hiện chưa đạt yêu cầu
yêu cầu
1 Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo 35 0 5 30
quy định (14,3%) (85,7%)
2 Lập kế hoạch quản lý vệ sinh lao 35 23 9 3
động định kỳ (65,7%) (25,7%) (8,6%)
3 Đo, kiểm tra môi trường lao động 35 0 7 28
định kỳ (20%) (80%)
4 Khám sức khỏe trước khi tuyển 35 0 5 30
dụng và bố trí công việc phù hợp (14,3%) (85,7%)
5 Khám sức khỏe định kỳ cho người 35 0 0 35
lao động (100%)
6 Lập hồ sơ quản lý sức khỏe, bệnh 35 12 16 7
tật của người lao động (34,3%) (45,7%) (20%)
7 Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp 35 2 3 30
(5,7%) (8,6%) (85,7%)
8 Xây dựng phương án xử lý cấp cứu 35 10 22 3
tai nạn lao động (28,5%) (62,9%) (8,6%)
9 Tập huấn về sơ cấp cứu cho an 35 3 21 11
toàn vệ sinh viên và người lao động (8,6%) (60%) (31,4%)
10 Lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động 35 2 18 15
(5,7%) (51,4%) (42,9%)
11 Thực hiện bồi dưỡng độc hại bằng 35 8 13 14
hiện vật cho NLĐ theo quy định (22,9%) (37,1%) (40%)
Nhận xét: Điều tra tại 35 cơ sở sản xuất tấm lợp AC về công tác quản lý vệ
sinh lao động, đánh giá theo các quy định hiện hành tại thời điểm khảo sát:
- Các chỉ tiêu đánh giá đạt yêu cầu với tỷ lệ cao bao gồm: khám sức khỏe
định kỳ cho NLĐ, khám phát hiện BNN, khám sức khỏe khi tuyển dụng,
50
đo kiểm tra MTLĐ, lập hồ sơ vệ sinh lao động (chiếm tỷ lệ từ 80% trở
lên). Một số cơ sở có thực hiện nhưng chưa đúng theo quy định.
- Các chỉ tiêu về công tác quản lý VSLĐ như: lập kế hoạch quản lý VSLĐ
định kỳ, lập hồ sơ sức khỏe bệnh tật của NLĐ, xây dựng phương án xử lý
cấp cứu TNLĐ, tập huấn về sơ cấp cứu ...đã được triển khai thực hiện tại
tuy nhiên nhiều đơn vị chưa đạt yêu cầu so với các quy định hiện hành.
Bảng 3.5. Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
Đánh giá kết quả
Số Không Thực Thực
TT Nội dung
điều thực hiện hiện đạt
tra hiện chưa đạt yêu cầu
yêu cầu
1 Có kế hoạch BHLĐ 35 17 14 4
(48,6%) (40%) (11,4%)
2 Có cán bộ ATLĐ và ATVSV 35 12 15 8
chuyên trách/bán chuyên trách (34,3%) (42,9%) (22,9%)
3 Tổ chức bộ phận y tế theo quy định 35 15 9 11
(42,9%) (25,7%) (31,4%)
4 Quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm 35 0 7 28
ngặt về ATVSLĐ (20%) (80%)
5 Huấn luyện về ATLĐ 35 7 17 12
(20%) (48,6%) (31,4%)
6 Trang bị PTBVCN 35 0 10 25
(28,5%) (71,5%)
7 Báo cáo định kỳ về ATVSLĐ với 35 2 27 6
các cơ quan chức năng (5,7%) (77,2%) (17,1%)
8 Có quy trình vận hành an toàn 32 7 15 10
niêm yết tại nơi làm việc (21,9%) (46,9%) (31,2%)
9 Có biển cấm, biển báo nơi nguy 32 6 18 8
hiểm, có nguy cơ TNLĐ (18,8%) (56,2%) (25%)
10 Có kết cấu che chắn thiết bị, sàn 32 0 24 8
thao tác đảm bảo ATLĐ (75%) (25%)
11 Sử dụng PTBVCN theo quy định 32 0 18 14
(56,2%) (43,8%)
51
Nhận xét: Điều tra về công tác chấp hành các quy định về an toàn lao động
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC cho kết quả cụ thể như sau:
- Tỷ lệ các đơn vị thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động tại cơ sở
sản xuất chưa cao. Các chỉ tiêu có tỷ lệ đạt yêu cầu cao là: quản lý thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (có 28/35 đơn vị đạt yêu cầu, chiếm
80%) và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (có 25/35 đơn vị đạt yêu cầu,
chiếm 71,5%). Các chỉ tiêu khác đã được thực hiện nhưng chưa đầy đủ
theo các quy định hiện hành hoặc còn mang tính hình thức.
- Điều tra thực tế hiện trường tại 32 cơ sở sản xuất tấm lợp AC về công tác
ATLĐ cho thấy:
+ Có 25/32 đơn vị có quy trình vận hành an toàn tại nơi làm việc (chiếm
78,1%), tuy nhiên chỉ có 10 đơn vị (chiếm 31,2%) có đủ quy trình vận
hành cho tất cả các thiết bị.
+ Có 26/32 đơn vị (chiếm 81,2%) lắp đặt biển cấm, biển báo nơi nguy
hiểm, nơi có nguy cơ TNLĐ tại nơi làm việc, tuy nhiên chỉ có 8 đơnvị
(chiếm 25%) có biển báo đầy đủ ở những nơi nguy hiểm.
+ Tất cả các đơn vị có lắp đặt các kết cấu che chắn thiết bị, sàn thao tác
đảm bảo ATLĐ, tuy nhiên chỉ có 8 đơn vị (chiếm 25%) có đủ ở những nơi
nguy hiểm.
+ Người lao động làm việc đã được yêu cầu sử dụng PTBVCN khi làm
việc, tuy nhiên chỉ tại 14/32 đơn vị (chiếm 43,8%) người lao động sử dụng
các PTBVCN thường xuyên. Ở các đơn vị còn lại, người lao động chủ yếu
sử dụng quần áo, khẩu trang, còn các PTBVCN khác ít được sử dụng (đặc
biệt là nút tai chống ồn khi làm việc tại khu vực có tiếng ồn cao)
52
3.2. Thực trạng sức khoẻ người lao động tại cơ sở sản xuất tấm lợp AC
Chúng tôi tiến hành điều tra về thực trạng sức khỏe của 2563/2950
công nhân, chiếm 86,9% số công nhân làm việc trực tiếp tại 35/36 cơ sở sản
xuất tấm lợp AC đang hoạt động (trong đó 31 cơ sở sản xuất do Bệnh viện
Xây dựng thực hiện và hồi cứu số liệu của 04 cơ sở sản xuất do các đơn vị y
tế tại địa phương thực hiện) và 100 công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất
tấm lợp AC đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, để có tính thống nhất về số liệu, chúng
tôi chọn phân tích 2459 công nhân làm việc tại 32 cơ sở sản xuất tấm lợp AC
(31 cơ sở do Bệnh viện Xây dựng thực hiện và hồi cứu số liệu của 01 cơ sở
do Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường - TP. HCM thực hiện)
và 100 công nhân hưu trí. Kết quả cụ thể như sau:
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
100
90 Nam Nữ
80 76,4 74,5
71
70
60
50
40
29
30 23,6 25,5
20
10
0
Công nhân Hưu trí Tổng
Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nhận xét: Có 74,5% đối tượng nghiên cứu là nam ( trong đó, đối tượng công
nhân là 76,4% và hưu trí là 29%), 25,5% đối tượng nghiên cứu là nữ (trong
đó đối tượng công nhân nữ là 23,6%, hưu trí nữ là 71%). Phân bố về giới có
sự khác nhau ở công nhân đang làm việc và công nhân đã nghỉ hưu là do tuổi
nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam (55 ở nữ so với 60 ở nam).
53
Bảng 3.6: Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nghiên cứu Công nhân Hưu trí
Tuổi (năm) 37,5±8,8 59,4 ± 5,3
Tuổi nghề (năm) 8,7±7,2 18,7 ± 7,8
Thời gian tiếp xúc với Amiăng đến hiện tại 29,0 ± 6,8
(năm/đối với đối tượng hưu trí)
Thời gian tiếp xúc đến Nhóm nghề 1 43
hiện tại lâu nhất (năm/đối Nhóm nghề 2 46
với đối tượng hưu trí) Nhóm nghề 3 50
Nhận xét:
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 37,5±8,8 (năm) đối với công
nhân và 59,4 ± 5,3 (năm) đối với hưu trí.
- Tuổi nghề trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8,7±7,2 đối với công
nhân và 18,7 ± 7,8 đối với hưu trí.
- Thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (sợi Amiăng) đến hiện tại đối với
đối tượng công nhân hưu trí trung bình là 29,0 ± 6,8; trong đó, thời gian từ
khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ đến hiện tại lâu nhất ở công nhân nhóm
nghề 1 là 43 năm, nhóm nghề 2 là 46 năm và nhóm nghề 3 là 50 năm.
Bảng 3.7: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề
Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng cộng
tuổi nghề SL % SL % SL % SL %
< 10 184 52,7 903 59,0 428 63,0 1515 59,2
10 – 19 116 33,3 461 30,1 173 25,5 750 29,3
20 – 29 45 12,9 155 10,1 63 9,3 263 10,3
≥ 30 4 1,1 12 0,8 15 2,2 31 1,2
Tổng 349 13,7 1531 59,8 679 26,5 2559 100
54
70
63
59 59,2
60
52,7
50
40
33,3
30,1 29,3
30 25,5
20
12,9
10,1 9,3 10,3
10
1,1 0,8 2,2 1,2
0
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng
<10 10-19 20-29 ≥ 30
Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề
Nhận xét: Đa số người lao động có tuổi nghề dưới 10 năm (chiếm 59,2%),
nhóm tuổi nghề từ 10 – 19 năm (chiếm 29,3%), nhóm tuổi nghề từ 20 – 29
năm chiếm 10,3%, thấp nhất là nhóm tuổi nghề ≥ 30 năm, chiếm 1,2%.
Bảng 3.8: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và thời gian từ
khi tiếp xúc với amiăng đến nay (đối với công nhân hưu trí)
Thời gian Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng cộng
tiếp xúc SL % SL % SL % SL %
< 20 2 22,2 6 66,7 1 11,1 9 9,0
20 – 29 11 21,6 34 66,7 6 11,7 51 51,0
≥ 30 8 20,0 20 50,0 12 30,0 40 40,0
Tổng 21 21 60 60 19 19 100 100
So sánh χ2 = 4,83 ; p = 0,306
Nhận xét: Xét theo thời gian kể từ khi tiếp xúc với amiăng đến nay, phần lớn
công nhân hưu trí có thời gian kể từ khi tiếp xúc đến nay từ 20 – 29 năm
(51/100 người, chiếm 51%), số công nhân có thời gian tiếp xúc với Amiăng
đến nay trên 30 năm là 40/100 người, chiếm 40%, số công nhân có thời gian
tiếp xúc đến nay dưới 20 năm là 9 người, chiếm tỷ lệ 9%. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tiếp xúc theo các nhóm nghề (p>0,05).
55
3.2.2. Thực trạng sức khỏe của người lao động:
Bảng 3.9: Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo giới
Số điều CNTK bình thường Biến đổi CNTK phổi
Giới
tra SL % SL %
Nam 1907 1823 95,6 84 4,4
Nữ 652 602 92,3 50 7,7
Tổng số 2559 2425 94,8 134 5,2
So sánh χ2 = 10,43; p < 0,01
Nhận xét: Tỷ lệ biến đổi CNTK phổi ở đối tượng nghiên cứu là 5,2%, trong
đó ở nam là 4,4% và nữ là 7,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3.10: Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi
Số điều CNTK bình thường Biến đổi CNTK phổi
Nhóm tuổi
tra SL % SL %
< 40 1396 1355 97,1 41 2,9
40- 49 847 790 93,3 57 6,7
50- 59 253 225 88,9 28 11,1
≥ 60 63 55 87,3 8 12,7
Tổng số 2559 2425 94,8 134 5,2
So sánh χ2 = 43,08; p < 0,01
100 97,1 93,3
88,9
90 87,3
2 = 43,08
80 χ
p < 0,01
70
60 CNTK bình thường
50 Biến đổi CNTK
40
30
20 11,1 12,7
6,7
10 2,9
0
< 40 40 - 49 50 - 59 ≥ 60
Biểu đồ 3.4: Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi
56
Nhận xét: Tỷ lệ biến đổi CNTK phổi có xu hướng tăng lên theo tuổi, cao
nhất ở nhóm tuổi từ 60 trở lên (chiếm 12,7%), nhóm tuổi từ 50 - 59 là 11,1%,
nhóm tuổi 40 – 49 là 6,7%, thấp nhất là nhóm tuổi dưới 40 (chiếm 2,9%).
Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Bảng 3.11: Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm nghề
Số điều CNTK bình thường Biến đổi CNTK phổi
Nhóm nghề
tra SL % SL %
Nhóm 1 349 326 93,4 23 6,6
Nhóm 2 1531 1457 95,2 74 4,8
Nhóm 3 679 642 94,6 37 5,4
Tổng số 2559 2425 94,8 134 5,2
So sánh χ2 = 1,856 ; p = 0,395
100 93,4 95,2 94,6
χ2 = 1,856 ;
90 p = 0,395
80
70 CNTK bình thường
60
Biến đổi CNTK phổi
50
40
30
20
10 6,6 4,8 5,4
0
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Biểu đồ 3.5: Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm nghề
Nhận xét : Tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi là 5,2%, cao nhất ở nhóm
1 (chiếm 6,6%); tiếp đến là nhóm 3 (chiếm 5,4%); thấp nhất ở nhóm 2 (chiếm
4,8%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
57
Bảng 3.12: Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề
Nhóm Số điều CNTK bình thường Biến đổi CNTK phổi
tuổi nghề tra
SL % SL %
< 10 1515 1455 96,0 60 4,0
10 - 19 750 700 93,3 50 6,7
20 - 29 263 245 93,2 18 6,8
≥ 30 33 27 81,8 6 18,2
Tổng số 2559 2425 94,8 134 5,2
So sánh χ2 = 20,59 ; p < 0,01
100 96
93,3 93,2 χ2 = 20,59 ; p < 0,01
90 81,8
80
70
60
50
40
30
18,2
20
10 4 6,7 6,8
0
< 10 10-19 20 - 29 ≥ 30
CNTK bình thường Biến đổi CNTK phổi
Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi
theo tuổi nghề
Nhận xét : Xét theo nhóm tuổi nghề cho thấy: tỷ lệ biến đổi chức năng thông
khí phổi cao nhất ở nhóm công nhân có tuổi nghề từ 30 năm trở lên (chiếm
18,2%), nhóm tuổi nghề 20 – 29 năm chiếm 6,8%, nhóm tuổi nghề 10 – 19
năm chiếm 6,7%, thấp nhất ở nhóm tuổi nghề < 10 năm (chiếm 4,0%). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
58
Bảng 3.13: Phân bố mức độ biến đổi chức năng thông khí phổi theo các
chỉ số %FVC và %FEV1
Mức độ biến đổi Nhẹ Vừa Nặng Cộng
SL % SL % SL % SL %
Dạng biến đổi
% FVC 96 94,1 21 67,7 6 54,5 123 85,4
% FEV1 6 5,9 10 32,3 5 45,5 21 14,6
Tổng số 102 70,8 31 21,5 11 7,7 144 100
Nhận xét: Dạng biến đổi CNTK phổi chủ yếu là hội chứng hạn chế (%FVC
giảm), chiếm 85,4%, hội chứng tắc nghẽn (%FEV1 giảm) chiếm 14,6%. Mức
độ biến đổi CNTK phổi chủ yếu là mức độ nhẹ (chiếm 70,8%), mức độ vừa
chiếm 21,5%, mức độ nặng chiếm 7,7% trên số công nhân có biến đổi CNTK.
Bảng 3.14: Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi
và các bệnh mạn tính đường hô hấp trên
Các bệnh mạn tính Số điều Biến đổi CNTK CNTK bình thường
đường hô hấp trên tra SL % SL %
Có mắc bệnh 1231 85 6,9 1146 93,1
Không mắc bệnh 1328 49 3,7 1279 96,3
Tổng cộng 2559 134 5,2 2425 94,8
OR = 1,94; χ2 = 13,31; p < 0,01
Nhận xét: Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Những người bị mắc bệnh mạn tính
đường hô hấp trên có khả năng bị biến đối CNTK phổi gấp 1,94 lần so với
những người không mắc bệnh. Mối quan hệ có ý nghĩa thống kê (p<0,01)
59
Bảng 3.15: Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi
và hút thuốc lá
Hút thuốc lá Số điều Biến đổi CNTK CNTK bình thường
tra SL % SL %
Có hút 1420 83 5,8 1337 94,2
Không không hút 1139 51 4,5 1088 95,5
Tổng cộng 2559 134 5,2 2425 94,8
OR = 1,32; χ2 = 2,38; p=0,1228
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người hút thuốc lá có khả
năng bị biến đối CNTK phổi gấp 1,32 lần so với những người không hút
thuốc lá. Tuy nhiên mối quan hệ này không có có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.16. Tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi
theo mức độ hút thuốc lá
CNTK bình thường Biến đổi CNTK
Số điều
Hút thuốc lá Số lượng Tû lÖ Số lượng Tû lÖ
tra
(%) (%)
Không 1139 1088 95,5 51 4,5
(44,5%)
Ít 802 765 95,4 37 4,6
(< 5 điếu/ ngày) (31,3%)
Trung bình 514 483 94,0 31 6,0
(5 – 10 điếu/ ngày) (20,1%)
Nhiều 104 89 85,6 15 14,4
(> 10 điếu/ ngày) (4,1%)
Tæng sè 2559 2425 94,8 134 5,2
So sánh χ2 = 20,28 ; p < 0,01
Nhận xét: Công nhân có hút thuốc lá khi thời gian hút liên tục kéo dài trên 6
tháng. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu là
55,5%. Tỷ lệ biến đổi CNTK phổi có xu hướng tăng theo lượng thuốc lá hút
trung bình trong ngày, tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi cao nhất ở
nhóm công nhân có hút thuốc lá mức độ nhiều (chiếm 14,4%); tiếp đến là
nhóm công nhân hút thuốc lá ở mức độ trung bình (chiếm 6,0%); nhóm công
60
nhân hút thuốc lá mức độ ít có tỷ lệ biến đổi CNTK phổi là 4,6%, thấp nhất là
nhóm công nhân không hút thuốc lá hoặc có hút nhưng đã bỏ trên 10 năm có
tỷ lệ biến đổi CNTK phổi là 4,5%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Bảng 3.17: Kết quả hội chẩn phim X-quang và CT Scanner
Công nhân Hưu trí Tổng cộng
(n=2459) (n=100) (n=2559)
Hình ảnh tổn thương
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
(%) (%) (%)
Bình thường 2346 95,4 75 75 2421 94,6
Bụi phổi Amiăng 0 0 0 0 0 0
Bụi phổi silic (thể 0/1p cũ, 1 0,04 1 1 2 0,1
không tiến triển)
Mảng màng phổi 0 0 0 0 0 0
Dày màng phổi/ nốt vôi hóa 13 0,5 6 6 19 0,7
màng phổi
Tổn thương vôi, xơ hóa, 77 3,1 16 16 93 3,6
thâm nhiễm tại phổi do lao,
viêm (cũ/tiến triển)
Giãn phế nang 11 0,4 3 3 14 0,5
Tổn thương khác 18 0,7 2 2 20 0,8
Nhận xét: Kết quả hội chẩn trên 2559 phim X- quang thường và 180 phim
chụp CT Scanner cho các trường hợp nghi ngờ cho kết quả:
- Có 2421 trường hợp bình thường, chiếm 94,6% (trong đó tỷ lệ bình
thường ở công nhân là 95,4%; ở hưu trí là 75%).
- 93 trường hợp có hình ảnh tổn thương vôi, xơ, thâm nhiễm tại phổi do lao,
viêm cũ hoặc tiến triển, chiếm 3,6%.
- 19 trường hợp có tổn thương dày màng phổi/nốt vôi hóa màng phổi chiếm
0,7%, trong đó tỷ lệ ở đối tượng công nhân là 0,5% và ở hưu trí là 6%.
- 14 trường hợp có hình ảnh giãn phế nang chiếm 0,5%;
- 02 trường hợp bụi phổi silic thể 0/1p cũ, không tiến triển, chiếm 0,1%
61
- 20 trường hợp có các tổn thương khác (tổn thương xương sườn, hạch vôi
hóa rốn phổi, hạch vôi hóa cạnh quai động mạch chủ, giãn phế quản, dày
dính màng phổi sau chấn thương, hẹp khí quản...), chiếm 0,8%.
- Chưa phát hiện ra trường hợp nào có tổn thương bụi phổi Amiăng, tổn
thương mảng màng phổi.
Bảng 3.18: Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa
màng phổi theo nhóm nghề
Số điều Không có tổn thương Có tổn thương
Nhóm nghề
tra SL % SL %
Nhóm 1 349 339 97,1 10 2,9
Nhóm 2 1531 1525 99,6 6 0,4
Nhóm 3 679 676 99,6 3 0,4
Tổng số 2559 2540 99,3 19 0,7
So sánh χ2 = 24,73; p < 0,01
100 97,1 99,6 99,6 99,3
90
80 χ2 = 24,73;
p < 0,01
70
60
50 Không có tổn thương
40 Có tổn thương
30
20
10
2,9 0,4 0,4 0,7
0
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng
Biểu đồ 3.7: Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa
màng phổi theo nhóm nghề
Nhận xét: Tỷ lệ công nhân có tổn thương dày màng phổi và/hoặc có nốt vôi
hóa màng phổi nghi ngờ tổn thương liên quan đến amiăng là 0,7%, trong đó
công nhân ở nhóm nghề 1 có tỷ lệ có tổn thương cao nhất là 2,9%, tiếp đến là
62
nhóm 2 và nhóm 3 chiếm tỷ lệ 0,4%. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,01). Tuy nhiên tổn thương dày màng phổi chỉ khu trú, kích thước nhỏ.
Bảng 3.19: Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo tuổi nghề
Nhóm Số điều Không có tổn thương Có tổn thương
tuổi nghề tra SL % SL %
< 10 1515 1514 99,9 1 0,1
10 – 19 750 744 99,2 6 0,8
20 - 29 263 253 96,2 10 3,8
≥ 30 33 31 93,9 2 6,1
Tổng số 2559 2540 99,3 19 0,7
So sánh χ2 = 61,8186; p < 0,01
100 99,9 99,2 96,2 93,9
90
80
70
60
50
40
30
20
10 3,8 6,1
0,1 0,8
0
< 10 10-19 20 - 29 ≥ 30
Không có tổn thương Có tổn thương
Biểu đồ 3.8: Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa
màng phổi theo tuổi nghề
Nhận xét: Tỷ lệ công nhân có tổn thương dày màng phổi và/ hoặc có nốt vôi
hóa màng phổi cao nhất ở nhóm tuổi nghề từ 30 năm trở lên (chiếm 6,1%),
nhóm tuổi nghề từ 20 – 29 năm (chiếm 3,8%), tiếp đến là nhóm tuổi nghề 10
– 19 năm (chiếm 0,8%), nhóm tuổi nghề dưới 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất
(0,1%). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01)
63
Bảng 3.20: Tỷ lệ mắc bệnh thường gặp và bệnh cần lưu ý
ở đối tượng nghiên cứu
Công nhân Hưu trí Tổng cộng
(n=2459) (n=100) (n=2559)
Tên bệnh
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
(%) (%) (%)
Bệnh răng hàm mặt (sâu răng, 1682 68,4 96 96 1778 69,5
viêm lợi, viêm quanh răng...)
Viêm xoang, mũi họng, thanh 1076 43,8 86 86 1162 45,4
quản mạn tính
Bệnh mắt (viêm kết mạc, mộng 487 19,8 87 87 574 22,4
mắt, tật khúc xạ...)
Cao huyết áp 279 11,3 24 24 303 11,8
Bệnh thận, tiết niệu (sỏi thận, 233 9,5 12 12 245 9,6
nang thận, viêm đường tiết
niệu...)
Bệnh cơ xương khớp(viêm đa 209 8,5 19 19 228 8,9
khớp dạng thấp, thoái hóa
khớp...)
Bệnh gan mật (sỏi túi mật, sỏi 143 5,8 12 12 155 6,1
gan, viêm gan...)
Bệnh dạ dày tá tràng (viêm, 143 5,8 9 9 152 5,9
loét dạ dày, tá tràng...)
Viêm phế quản mạn 94 3,8 3 3 97 3,8
Ung thư (vú) 0 0 2 2 2 0,1
Bệnh nghề nghiệp (bụi phổi 1 0,04 1 1 2 0,1
silic 0/1p)
Nhận xét: Các bệnh chính được phát hiện trong các đối tượng nghiên cứu là:
bệnh răng hàm mặt (sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng...) chiếm tỷ lệ cao
nhất (69,5%), tiếp sau là các viêm xoang, mũi họng, thanh quản mạn (chiếm
45,4%); bệnh mắt (viêm kết mạc, mộng mắt, tật khúc xạ...) chiếm 22,4%; cao
huyết áp chiếm 11,8%; bệnh về thận, tiết niệu (sỏi thận, viêm đường tiết
niệu...) chiếm 9,6%; Bệnh cơ xương khớp(viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa
khớp...) chiếm 8,9%; các bệnh về gan mật, dạ dày, tá tràng, HC thắt lưng
64
hông, viêm phế quản mạn tính chiếm tỷ lệ thấp hơn (từ 3,8 – 6,1%), có 02
trường hợp bệnh nghề nghiệp (bụi phổi silic thể 0/1p cũ không tiến triển),
chiếm 0,1%, có 02 trường hợp ung thư vú đang điều trị, chiếm 0,1% và chiếm
0,3%/ số nữ.
Bảng 3.21: Kết quả phân loại sức khoẻ
(đối với công nhân đang làm việc tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
Phân loại Nam Nữ Tổng
sức khỏe SL % SL % SL %
Loại I 81 4,3 7 1,2 88 3,6
Loại II 766 40,8 181 31,0 947 38,5
Loại III 915 48,8 374 64,2 1289 52,4
Loại IV 114 6,1 21 3,6 135 5,5
Tổng cộng 1876 100,0 583 100,0 2459 100,0
70
64,2
60
52,4
48,8
50
40,8
38,5
40 Loại I
31 Loại II
30 Loại III
Loại IV
20
10 6,1
4,3 3,6 3,6 5,5
1,2
0
Nam Nữ Tổng
Biêu đồ 3.9: Kết quả phân loại sức khoẻ ở công nhân
sản xuất tấm lợp AC
Nhận xét: Chủ yếu đối tượng nghiên cứu có sức khỏe loại III (chiếm 52,4%),
tiếp đến là loại 2 chiếm 38,5%; sức khỏe loại IV chiếm 5,5%, thấp nhất là sức
khỏe loại I chiếm 3,6%. Đặc điểm này có sự tương đồng ở đối tượng công
nhân nam và nữ.
65
Một số trường hợp điển hình về hình ảnh tổn thương
nghi ngờ liên quan đến Amiăng
Trường hợp 1:
Họ và tên: Dương Ngọc T. – Sinh năm 1971
Nghề nghiệp: Nghiền amiăng, trộn liệu, thợ khuôn – Tuổi nghề: 21 năm
Đơn vị: Xưởng Tấm lợp – Công ty CPĐTXL và VLXD Đông Anh
Tóm tắt bệnh án:
I. Lâm sàng:
1. Chuyên khoa (mắt, TMH, RHM): bình thường
2. Nội khoa: - Huyết áp: 120/80 mmHg
- Tim: Nhịp đều, T1,T2 bình thường không tiếng thổi
- Phổi: RRPN rõ, không ral
- Tiêu hóa: Bình thường
- Thận, tiết niệu: Bình thường
3. Thần kinh CXK: Bình thường
4. Nội tiết: Bình thường
5. Ngoại, da liễu: Bình thường
II. Cận lâm sàng
1. Siêu âm ổ bụng Bình thường
2. Chức năng hô hấp Bình thường
3. Xét nghiệm Tăng nhẹ mỡ máu, men gan
4. X-quang/ CT Scanner Hình ảnh dày màng phổi thùy trên phổi phải
66
Trường hợp 2:
Họ và tên: Nguyễn Văn T. – Sinh năm 1972
Nghề nghiệp: Nghiền amiăng – Tuổi nghề: 21 năm
Đơn vị: Xưởng Tấm lợp – Công ty CPĐTXL và VLXD Đông Anh
Tóm tắt bệnh án:
I. Lâm sàng:
1. Chuyên khoa (mắt, TMH, RHM): bình thường
2. Nội khoa: - Huyết áp: 110/70 mmHg
- Tim: Nhịp đều, T1,T2 bình thường không tiếng thổi
- Phổi: RRPN rõ, không ral
- Tiêu hóa: Bình thường
- Thận, tiết niệu: Hiện tại bình thường
3. Thần kinh CXK: Bình thường
4. Nội tiết: Bình thường
5. Ngoại, da liễu: Bình thường
II. Cận lâm sàng
1. Siêu âm ổ bụng Sỏi thận trái KT: 8mm
2. Chức năng hô hấp Bình thường
3. Xét nghiệm Tăng nhẹ men gan
4. X-quang/ CT Scanner Điểm dày màng phổi thành bên phổi phải,
theo dõi sau 01 năm không tiến triển
Hình ảnh tổn thương năm 2014 Hình ảnh tổn thương năm 2015
67
Trường hợp 3:
Họ và tên: Dương Danh T. – SN 1971
Nghề nghiệp: Seo cán – Tuổi nghề: 20
Đơn vị: Công ty CP Tấm lợp và VLXD Thái nguyên
Tóm tắt bệnh án:
I. Lâm sàng:
1. Chuyên khoa (mắt, TMH, RHM): 2 mắt lão thị; cao răng viêm lợi
2. Nội khoa: - Huyết áp: 120/80 mmHg
- Tim: Nhịp đều, T1,T2 bình thường không tiếng thổi
- Phổi: RRPN rõ, không ral
- Tiêu hóa: Bình thường
- Thận, tiết niệu: hiện tại bình thường
3. Thần kinh CXK: Bình thường
4. Nội tiết: Bình thường
5. Ngoại, da liễu: Bình thường
II. Cận lâm sàng
1. Siêu âm ổ bụng Sỏi thận trái KT: 10mm
2. Chức năng hô hấp Bình thường
3. X-quang/ CT Scanner Dày màng phổi, giãn phế nang
vùng đỉnh phổi 2 bên
68
Trường hợp 4: Họ và tên: Đỗ Văn L. – Sinh năm 1963
Nghề nghiệp: Trộn liệu, thợ khuôn – Tuổi nghề: 20 năm
Đơn vị: Xưởng Tấm lợp, CT CPĐTXL và VLXD Đông Anh
Tóm tắt bệnh án:
I. Lâm sàng:
1. Chuyên khoa (mắt, TMH, RHM): 2 mắt lão thị; cao răng viêm lợi
2. Nội khoa: - Huyết áp: 110/75 mmHg
- Tim: Nhịp đều, T1,T2 bình thường không tiếng thổi
- Phổi: RRPN rõ, không ral
- Tiêu hóa: Mổ cắt 2/3 dạ dày, hiện ổn định.
- Thận, tiết niệu: hiện tại bình thường
3. Thần kinh CXK: Bình thường 4. Nội tiết: Bình thường
5. Ngoại, da liễu: Bình thườn...là 2,1%, không có mẫu đo bụi sợi
amiăng và bụi hô hấp vượt TCCP.
- Đánh giá về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động:
+ Một số nội dung về quản lý ATVSLĐ đã được thực hiện tương đối tốt như:
khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN, khám sức khỏe khi tuyển
dụng, đo kiểm tra MTLĐ, lập hồ sơ VSLĐ, quản lý thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ, trang bị phương tiện BVCN (chiếm 71,5 - 100%).
+ Các chỉ tiêu khác đã được thực hiện tuy nhiên tỷ lệ các đơn vị đạt yêu cầu
so với các quy định hiện hành còn thấp hoặc còn mang tính hình thức.
+ Kiểm tra tại hiện trường, tỷ lệ các đơn vị thực hiện đúng quy định về ATLĐ
chưa cao, chiếm từ 25 – 43,8% tùy theo từng chỉ tiêu cụ thể.
Các chỉ tiêu đánh giá về công tác quản ATVSLĐ được dựa trên các quy
định hiện hành tại thời điểm khảo sát, tuy nhiên theo các quy định mới được
ban hành thì công tác an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp
AC cần phải được tăng cường hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động đối với các cơ sở sản xuất có sử dụng nguyên liệu là amiăng chrysotile.
2. Tình hình sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC:
- Tuổi trung bình của công nhân đang làm việc là 37,5±8,8 và công nhân
hưu trí là 59,4 ± 5,3. Tuổi nghề trung bình của công nhân là 8,7±7,2 và
công nhân hưu trí là 18,7 ± 7,8, thời gian tiếp xúc với amiang đến hiện tại
đối với công nhân hưu trí là 29,0 ± 6,8. Tuổi nghề chủ yếu dưới 10 năm
(chiếm 59,2%); tuổi nghề từ 30 năm trở lên chiếm tỷ lệ thấp (1,2%).
111
- Đối với công nhân đang làm việc, chủ yếu có sức khoẻ trung bình (loại II,
loại III), chiếm 91,9%, loại 4 chiếm 5,5%, không có sức khỏe loại V.
- Bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh về răng hàm mặt (69,5%); viêm xoang, mũi
họng, thanh quản mạn tính (45,4%), ngoài ra còn có các bệnh về mắt
(22,4%), cao huyết áp (11,8%). Có 02 trường hợp ung thư vú đang điều trị,
chiếm 0,1 % trên tổng số và 0,3% trên số nữ.
- Tỷ lệ biến đổi CNTK phổi ở công nhân (đang làm việc và đã nghỉ hưu) là
5,2%, nữ lớn hơn nam, tăng lên theo tuổi đời và tuổi nghề. Dạng biến đổi
chủ yếu là hội chứng hạn chế (chiếm 85,4%), mức độ biến đổi chủ yếu
mức độ nhẹ. Người bị mắc bệnh mạn tính hô hấp có khả năng bị biến đối
CNTK phổi gấp 1,94 lần so với người không mắc bệnh. Tỷ lệ biến đổi
CNTK phổi có xu hướng tăng theo lượng thuốc lá hút trung bình/ngày.
- Kết quả hội chẩn phim X-quang và CT Scanner ở công nhân cho thấy:
+ Chưa phát hiện trường hợp công nhân nào trong đối tượng nghiên cứu
có tổn thương bụi phổi amiăng và các tổn thương ác tính liên quan đến
amiang như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô.
+ 3,6% có hình ảnh tổn thương vôi, xơ hóa, thâm nhiễm tại phổi do lao.
+ 0,7% có hình ảnh dày màng phổi khu trú kích thước nhỏ (5 – 20 mm),
nốt vôi hóa màng phổi, trong đó tỷ lệ tổn thương ở công nhân hưu trí cao
hơn công nhân đang làm việc (6% so với 0,5%);
+ 0,5% có tổn thương giãn phế nang; 0,1% bụi phổi silic thể 0/1p không
tiến triển.
- Có mối liên quan giữa tổn thương dày màng phổi và/hoặc có nốt vôi hóa
màng phổi (nghi ngờ tổn thương liên quan đến Amiăng) theo nhóm nghề và
tuổi nghề: tỷ lệ có tổn thương cao nhất ở nhóm nghề nghiền, xé bao amiăng,
trộn liệu (2,9%); ở nhóm công nhân khác chiếm tỷ lệ 0,4%. Tuổi nghề từ 30
năm trở lên có tỷ lệ mắc là 6,1%, và giảm dần, thấp nhất là ở nhóm tuổi nghề
dưới 10 năm có tỷ lệ mắc là 0,1%.
112
3. Tình hình sức khỏe người sử dụng sản phẩm tấm lợp AC tại xã Tân
trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Khảo sát môi trường tại 30 vị trí khu vực nhà dân xã Tân trịnh cho kết quả:
một số mẫu đo nồng độ bụi lơ lửng (TSP) vượt TCCP, chủ yếu do bụi đất
đá, tro bếp phát tán, không phát hiện ra sợi amiăng trong các mẫu đo.
- Phần lớn hộ gia đình lợp bằng mái fibro-xi măng (69.4%); bếp củi, rơm là
bếp nấu chính (90.0%); Nước sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống chủ yếu là
nước sông suối (49.3%) và nước giếng (46.5%). Có 3.2% hộ sử dụng nước
mưa và 100% hứng nước mưa bằng mái fibro-xi măng.
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về tình hình ung thư và tỷ lệ tử vong tại xã
Tân trịnh và huyện Quang bình Tỉnh Hà giang cho thấy:
+ Tỷ suất tử vong thô tại Quang Bình, Hà Giang ở mức trung bình so với
các vùng khác tại Việt Nam và trên thế giới và có xu hướng tăng dần theo
thời gian: 3.9‰; 4.4‰; 4.5‰; 4.7‰; 4.4‰.
+ Tỷ suất tử vong do ung thư hàng năm của toàn huyện từ 0.63‰ - 1.26‰
+ Số tử vong chủ yếu là người cao tuổi và người già (chiếm 54.3%), nhóm
tuổi từ 5 - 40 chỉ chiếm 16.6%.
+ Nguyên nhân tử vong trong cộng đồng không cho thấy sự bất thường:
nguyên nhân do các bệnh không truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm
62.5%); do các bệnh truyền nhiễm, thai sản và dinh dưỡng chiếm 2.7% ;
do tai nạn và ngộ độc chiếm 12.4%. Nguyên nhân tử vong xếp theo bệnh
của hệ cơ quan thì do các bệnh tim mạch và khối u chiếm hàng đầu (21.4%
và 21.1%), tương tự như ở địa phương khác, do tai nạn và ngộ độc chiếm
11.8%; bệnh hệ hô hấp chiếm 7.9%; bệnh hệ tiêu hóa chiếm 7.2%.
+ Tình hình tử vong tại xã Tân Trịnh: Trong các xã thuộc huyện Quang
Bình, xã Tân Trịnh có tỷ suất tử vong thấp hơn so với toàn huyện, là xã có
tỷ suất tử vong do ung thư đứng thứ 5 trong 13 xã thuộc huyện Quang
Bình (0.858‰) và chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn huyện.
113
KIẾN NGHỊ
1. Đối với các cơ sở sản xuất tấm lợp AC:
Nghiêm túc chấp hành Luật An toàn, vệ sinh lao động và các quy định
hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất có sử dụng
nguyên liệu là amiăng chrysotile, đặc biệt chú ý đến các nội dung:
- Các quy định về an toàn sản xuất trong sản xuất tấm lợp AC, kiểm soát,
ngăn ngừa sự phát tán bụi amiăng trong môi trường lao động, thiết kế che
chắn để môi trường lao động không bị ô nhiễm bụi chung và bụi amiăng.
- Định kỳ tổ chức khảo sát điều kiện lao động và môi trường lao động (3
tháng/lần và phải đ o nồng độ bụi sợi amiăng) để đảm bảo người lao độ ng
được làm việc trong điều kiện an toàn.
- Cung cấp và có chế độ bảo dưỡng miễn phí các phương tiện bảo vệ cá nhân,
tập huấn nâng cao nhận thức cho người lao động về biện pháp phòng tránh
các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong đó có bụi Amiăng, lắp đặt các biển cảnh
báo về tác hại của Amiăng tại nơi làm việc.
- Giám sát sức khỏe cho người lao động tiếp xúc với amiăng theo những quy
định hiện hành. Đặc biệt là việc theo dõi, quản lý sức khỏe của công nhân đã
nghỉ hưu.
- Lập kế hoạch xử lý phế phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất đảm bảo an
toàn theo quy định.
2. Đối với kế hoạch y tế:
- Đầu tư y tế chuyên sâu theo vùng miền, nâng cao năng lực cán bộ và trang
thiết bị của các trung tâm y tế lao động và các đơn vị có chức năng quan trắc
môi trường lao động tại các địa phương trong việc thực hiện quan trắc và
giám sát môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC.
- Tiếp tục theo dõi, nghiên cứu, đánh giá sự tiến triển các tổn thương ở phổi
và màng phổi (dày màng phổi, nốt vôi hóa màng phổi) và sức khỏe đối với
người lao động đã phát hiện bệnh lý định kỳ hàng năm.
- Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá trên quy mô diện rộng toàn quốc về ảnh
hưởng của Amiăng Chrysotile đối với sức khỏe người lao động trong các đơn
vị sản xuất tấm lợp AC và người sử dụng tấm lợp AC.
114
Một số hình ảnh bệnh lý trên phim chụp X-quang và CT Scanner
Trường hợp 1:
Họ và tên: Chế Văn Đ. – Sinh năm 1973
Nghề nghiệp: Dỡ tấm – Tuổi nghề: 5 năm
Đơn vị: Công ty TNHH Vân Long – Đà Nẵng
Chẩn đoán: Hình ảnh giãn phế nang rải rác 2 phổi
Trường hợp 2:
Họ và tên: Dương Danh T. – SN 1971
Nghề nghiệp: Seo cán – Tuổi nghề: 20
Đơn vị: CT CP TL và VLXD Thái nguyên
Chẩn đoán: Dày màng phổi, giãn phế nang
vùng đỉnh phổi 2 bên
115
Trường hợp 3:
Họ và tên: Phạm Văn C. – Sinh năm 1983
Nghề nghiệp: Bốc xếp – Tuổi nghề: 7 năm
Đơn vị: Công ty CP Tân Thuận Cường
Chẩn đoán: Dày dính màng phổi góc sườn hoành phải
và vùng sát thành sau đáy phổi phải
- TD tổn thương viêm cũ.
Trường hợp 1:
Trường hợp 4:
Họ và tên: Lê Thị Nga – Sinh năm 1958
Nghề nghiệp: Tạo sóng (đã nghỉ hưu) – Tuổi nghề: 15 năm,
Thời gian tiếp xúc với Amiăng đến nay: 25 năm
Đơn vị: NM Tấm lợp Thái nguyên - CT CP ĐT và SXCN Thái nguyên
Chẩn đoán: Giãn phế dạng kén cạnh vạch thùy trên 2 phổi
Trường hợp 5:
116
Trường hợp 5:
Họ và tên: Hoàng Văn D. – Sinh năm 1970
Nghề nghiệp: Bốc xếp – Tuổi nghề: 7 năm
Đơn vị: Công ty CP Phương Bắc
Chẩn đoán: Dày màng phổi, nhu mô phổi đáy phổi trái
– TD do viêm, chấn thương cũ
Trường hợp 6:
Họ và tên: Trần Thị Mai – Sinh năm 1952
Nghề nghiệp: Tạo sóng – Tuổi nghề: 18 năm,
Thời gian tiếp xúc với Amiăng đến nay: 43 năm
Đơn vị: Xưởng Tấm lợp - CT CP ĐTXL và VLXD Đông Anh
Chẩn đoán: Hình ảnh nốt vôi hóa hạch trung thất và rốn phổi phải
117
Trường hợp 7:
Họ và tên: Hoàng Văn S. – Sinh năm 1979
Nghề nghiệp: Tạo sóng – Tuổi nghề: 4 năm,
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Long
Chẩn đoán: Vôi hóa dạng nốt tại các hạch trung thất và rốn phổi 2 bên.
Trường hợp 8:
Họ và tên: Nguyễn Đình Q.. – Sinh năm 1971
Nghề nghiệp: Khuôn, xeo cán – Tuổi nghề: 22 năm,
Đơn vị: Xưởng Tấm lợp - CT CP ĐTXL và VLXD Đông Anh
Chẩn đoán: Nốt vôi hóa thùy trên phổi trái KT: 9mm do tổn thương cũ
118
Trường hợp 9:
Họ và tên: Nguyễn Thái H. – Sinh năm 1940
Nghề nghiệp: Kỹ thuật – Tuổi nghề: 7 năm,
Thời gian tiếp xúc với Amiăng đến nay: 30 năm
Đơn vị: NM Tấm lợp Thái nguyên - CT CP ĐT và SXCN Thái nguyên
Chẩn đoán: Đám xơ thùy giữa và dưới phổi phải – TD lao cũ
Trường hợp 10:
Họ và tên: Nguyễn D.. – Sinh năm 1971
Nghề nghiệp: SC cơ khí – Tuổi nghề: 10 năm,
Đơn vị: Công ty TNHH Vân long
Chẩn đoán: Tổn thương dạng xơ vôi thùy trên phổi phải; dày màng
phổi, giãn phế nang thùy dưới – TD tổn thương lao cũ
119
Phụ lục 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ
(Về thực hiện quản lý vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp)
1. Tên nhà máy/cơ sở.
2. Địa chỉ:
3. Mặt hàng sản xuất chính hiện nay:
4. Số cán bộ công nhân viên hiện nay tại doanh nghiệp:
TT Nội dung Tổng số Nam Nữ
1 Tổng số cán bộ công nhân viên
2 Số trực tiếp sản xuất
3 Số tiếp xúc với yếu tố độc hại
4 Số gián tiếp
5. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
BPKT Thông gió Hút bụi Hút hơi Xử lý Khác
Phân xưởng khí độc ồn
A Cần và có
Cần nhưng chưa có
Có nhưng hỏng
B Cần và có
Cần nhưng chưa có
Có nhưng hỏng
6. Trang bị bảo hộ lao động
120
TT Trang thiết bị BHLĐ Số TT Trang thiết bị BHLĐ Số
lượng lượng
1 Quần áo BHLĐ 6 Găng tay
2 Mũ BHLĐ 7 Giầy/ủng
3 Khẩu trang 8 Kính
4 Bán mặt nạ 9 Nút tai chống ồn
5 Mặt nạ 10 Khác (nêu rõ)
7. Họat động hệ thống y tế
1) Phòng y tế xí nghiệp: Có Không
2) Nếu có phòng y tế: Số nhân viên y tế có . người
Số bác sỹngười
Y sỹ, Điều dưỡng viên người
3) Nếu không có phòng y tế thì có hợp đồng với cơ sở y tế khác để khám chữa
bệnh cho công nhân không?
- Không hợp đồng.
- Có hợp đồng, với cơ quan nào?(kèm theo hợp đồng):
.
8. Công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và BNN
1) Lập hồ sơ vệ sinh lao động không? Có Không,
Kèm theo tài liệu nếu có
2) Lập kế hoạch quản lý vệ sinh lao động? Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
3) Đo, kiểm tra môi trường lao động định kỳ? Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
4) Tổ chức khám sức khỏe:
- Khám tuyển: Có Không
- Khám định kỳ: Có Không
Nếu có, bao lâu thì khám lại..
- Khám bệnh nghề nghiệp: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
5) Phương án xử lý cấp cứu tai nạn lao động: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
6) Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật: Có Không
Nếu có, ghi cụ thể mức bồi dưỡng
..
7) Có tổ chức đi an dưỡng cho công nhân không: Có Không
8) Những trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp có được điều trị không?
Có Không Nếu có, điều trị ở đâu(ghi cụ thể):
9) Số người LĐ mắc bệnh nghề nghiệp (trong 3 năm gần đây):
Tên bệnh
Bụi phổi NN
121
Điếc NN
Bệnh da NN
Rung chuyển NN
Khác ..
10) Báo cáo định kỳ về y tế lao động gửi các cơ quan chức năng:
Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
9. Công tác quản lý an toàn lao động:
1) Thành lập Hội đồng BHLĐ: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
2) Kế hoạch BHLĐ: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
3) Có cán bộ an toàn lao động: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
4) Mạng lưới ATVSV: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
5) Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
6) Huấn luyện về ATLĐ: Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
7) Báo cáo tình hình tai nạn lao động định kỳ gửi các cơ quan chức năng:
Có Không
Kèm theo tài liệu nếu có
8) Tình hình tai nạn lao động (trong 3 năm gần đây):
Nội dung
Số vụ TNLĐ
Số người bị TNLĐ
Số vụ có người chết
Số người chết
Số người bị thương nặng
10. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao
động
Thuận lợi
..
..
Khó khăn
122
11. Kiến nghị
.....
..
, ngày . tháng..năm 20.
Người lập
123
Phụ lục 2:
PHIẾU PHỎNG VẤN CÔNG NHÂN
A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Tên doanh nghiệp: Tỉnh
A2. Họ và tên: 1. Nam 2. Nữ Tuổi:
A4. Nghề nghiệp: Tuổi nghề (<6 tháng tính 0,5 năm):
A5. Nhóm nghề:
1. Nghiền, xé bao A, trộn liệu 2. Xeo cán, tạo sóng, dỡ khuôn
3. Nghiền xi măng, nghiền giấy, sửa chữa, VSCN...
B. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
B6. Các yếu tố độc hại phải tiếp xúc:
1. Bụi 2. Ồn 3. Rung 4. Hơi khí độc 5.Nóng 6.Nguy hiểm
B7. Tính chất công việc
1.Nặng nhọc 2.Căng thẳng 3.Tư thế gò bó 4. Đơn điệu
5.Khác, ghi rõ..
B8. Anh/ Chị có phải làm ca kíp không? 1. Có 2.Không
B9. Anh/ Chị có phải làm thêm giờ không? 1. Có 2.Không
B10. Anh/ Chị có phải làm thêm công việc khác để tăng thu nhập không?
1. Có 2.Không
B11. Nơi làm việc có:
1. Hệ thống thông gió? 1. Có 2. Không
2. Hệ thống hút bụi không? 1. Có 2. Không
3. Hệ thống hút hơi khí độc? 1. Có 2. Không
4. Hệ thống chiếu sáng? 1. Có 2. Không
B12. Anh/chị có được cung cấp các thiết bị bảo vệ cá nhân:
1. Có 2. Không. Nếu có,là:
1 Kính 2. Nút tai 3 Khẩu trang 4 Mặt nạ 5. Quần áo bảo hộ 6. Mũ
7. Găng 8. Giầy,Ủng 9. Khác, ghi rõ..
B13. Anh (chị) sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như thế nào?
1. Thường xuyên 2. Không thường xuyên 3. Không sử dụng
Lý do không sử dụng/không thường xuyên sử dụng:
1.Không thích hợp 2.Không giúp ích
3.Không cần thiết 4.Không được cung cấp đầy đủ
B14. Anh/Chị có được học tập về an toàn, VSLĐ và BNN?
1. Có 2.Không
B15. Anh/ chị có biết những ảnh hưởng đến sức khoẻ do các yếu tố tác hại nghề nghiệp mà
anh/chị phải tiếp xúc và các biện pháp phòng ngừa không ?
1. Có 2.Không
Nếu biết do: 1. Cán bộ y tế ; 2. Cán bộ an toàn; 3. Các phương tiện truyền thông
4. Tự tìm hiểu qua sách báo 5. Khác .............................
124
B16. Nếu chưa biết anh/chị có muốn biết không ? 1. Có 2.Không
Bằng phương pháp nào: 1. Tư vấn trực tiếp 2. Đưa tài liệu đọc
3. Tập huấn tại các lớp học 4. Khác ..................
C. Các kiến nghị và đề xuất về cải thiện điều kiện lao động và chế độ chính sách trong
chăm sóc sức khỏe người lao động.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi trên.
125
Phụ lục 3:
PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CÔNG NHÂN
A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Tên doanh nghiệp: Tỉnh
A2. Họ và tên: 1. Nam 2. Nữ Tuổi:
A4. Nghề nghiệp/công việc hiện tại: Tuổi nghề:
A5. Nhóm nghề:
2. Nghiền, xé bao A, trộn liệu 2. Xeo cán, tạo sóng, dỡ khuôn
4. Nghiền xi măng, nghiền giấy, sửa chữa...
B. TIỀN SỬ
B6. Tiền sử mắc bệnh nghề nghiệp: 1. Có 2.Không
Nếu có : Năm mắc:___________. ; Bệnh, thể bệnh :___________________;
Tỷ lệ mất sức lao động :__________________________________
B7. Tiền sử bệnh lý khác _________________________________________
B8. Hút thuốc lá/lào 1. Có 2.Không (thời gian hút liên tục <6 tháng)
Nếu có: 1. Ít ( 10 điếu/ngày)
C. LÂM SÀNG
C9. Thể trạng: Cao (cm):_______ Nặng (kg): _____________
C10. Mạch:______________l/p; C11. Huyết áp:_____________mmHg;
C12. Triệu chứng cơ năng hô hấp :
1.Ho khan húng hắng 2.Ho khan kéo dài 3.Ho khạc đờm 4. Ho ra máu 5. Tức ngực 6.
Sốt về chiều 7. Khó thở thường xuyên 8. Khó thở khi gắng sức
C13. Các triệu chứng cơ năng khác:
___________________________________________________________
D. CẬN LÂM SÀNG
D14. Chức năng thông khí phổi: (có bản ghi chỉ số CNTK phổi đính kèm)
1. Bình thường 2. HC hạn chế 3. HC tắc nghẽn 4. HC hỗn hợp
Kết quả chi tiết:
TT Chỉ số Giá trị thực tế Giá trị lý thuyết Tỷ lệ %
1 FVC
2 FEV1
3 FEV1/FVC
D15. X-quang phổi : 1. Bình thường 2. Bệnh lý
Mô tả bệnh lý : ___________________________________________
D16. Siêu âm ổ bụng : 1. Bình thường 2. Bệnh lý
Mô tả bệnh lý : ___________________________________________
D17. CT Scanner : 1. Bình thường 2. Bệnh lý
Mô tả bệnh lý : ___________________________________________
D18. Xét nghiệm máu : 1. Bình thường 2. Bệnh lý
Mô tả bệnh lý : ___________________________________________
126
D19. Cận lâm sàng khác : 1. Bình thường 2. Bệnh lý
Mô tả bệnh lý : ___________________________________________
E. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT
E20 Bệnh lao phổi 1.Có 2.Không
E21 Bệnh ung thư phổi 1.Có 2.Không
E22 Bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp 1.Có 2.Không
E23 Bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn 1.Có 2.Không
E24 Bệnh viêm phế quản cấp 1.Có 2.Không
E25 Bệnh viêm phế quản mãn 1.Có 2.Không
E26 Bệnh viêm phổi 1.Có 2.Không
E27 Bệnh hen phế quản, giãn phế quản, bệnh dị ứng 1.Có 2.Không
E28 Bệnh ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT 1.Có 2.Không
E29 Bệnh nội tiết 1.Có 2.Không
E30 Bệnh tâm thần 1.Có 2.Không
E31 Bệnh thần kinh TƯ và ngoại biên 1.Có 2.Không
E32 Bệnh về mắt 1.Có 2.Không
E33 Bệnh về tai 1.Có 2.Không
E34 Bệnh tim mạch, RL chuyển hóa 1.Có 2.Không
E35 Bệnh dạ dày, tá tràng 1.Có 2.Không
E36 Bệnh gan, mật 1.Có 2.Không
E37 Bệnh thận, tiết niệu 1.Có 2.Không
E38 Bệnh phụ khoa 1.Có 2.Không
E39 Sảy thai 1.Có 2.Không
E40 Bệnh da 1.Có 2.Không
E41 Bệnh cơ, xương, khớp 1.Có 2.Không
E42 Bệnh nghề nghiệp 1.Có 2.Không
E43 Viêm đại tràng 1.Có 2.Không
E44 Bệnh trĩ 1.Có 2.Không
E45 Bệnh RHM 1.Có 2.Không
E46 Bệnh ngoại khoa 1.Có 2.Không
E47 Cao huyết áp 1.Có 2.Không
E48 Bệnh khác 1.Có 2.Không
Mô tả tổn thương nếu có: ____________________________________________
_________________________________________________________________
E49. Phân loại sức khỏe
127
1. Loại 1 2. Loại 2 3. Loại 3 4. Loại 4 5. Loại 5
Ngày ........ tháng........năm...
BS LẬP PHIẾU
128
Phụ lục 4: Danh sách các thiết bị đo kiểm môi trường lao động
TT Tên thiết bị Model/Hãng/Nước sản xuất Chức năng
1 Đo vi khí hậu Testo 435 - Đức Đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
bằng máy điện tử hiện số
2 Đo bức xạ nhiệt Microtherm–Casella - Mỹ Đo bức xạ nhiệt bằng máy điện
tử.
3 Đo ánh sáng Testo 545 - Đức Đo ánh sáng bằng máy điện tử .
4 Đo tiếng ồn Rion NL21 - Nhật Đo đ ộ ồn và phân tích dải tần
bằng máy điện tử hiện số
5 Đo bụi Basic 5 – BUCK - Mỹ Lấy mẫu bụi hô hấp
LP 12 - BUCK - Mỹ Lấy mẫu bụi toàn phần
Microduck - Casella -Mỹ Đo bụi tổng số điện tử hiện số
Kanomax 3521 - Mỹ Đo bụi hô hấp điện tử hiện số
Hệ thống phân tích bụi Xác định nồng độ bụi sợi
Amiăng (Hot block, kính amiăng trong không khí vùng
hiển vi quang học tương làm việc bằng kính hiển vi
phản pha) quang học tương phản pha,
phương pháp lọc màng.
Hệ thống các thiết bị phân - Phân tích bụi trọng lượng
tích bụi khác tại phòng thí (toàn phần, hô hấp)
nghiệm. - Phân tích hàm lượng silic tự
do trong bụi bằng phương pháp
thể tích
6 Đo hơi khí thải Kimoto HS 7 - Nhật Lấy mẫu khí thải
RAE - Mỹ Đo các khí thải (CO, SO2, NO,
NO2) bằng máy điện tử hiện số
Hệ thống thiết bị phân tích Phân tích nồng độ các hơi khí
khí tại phòng thí nghiệm. thải (CO2, H2S, HCL,
H2SO4)
129
Phụ lục 5: Danh sách các thiết bị chính thực hiện hoạt động khám sức
khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp
TT Tên thiết bị Model/Hãng/Nước sản xuất
1 Hệ thống máy chụp VCT Light Speed 64 dãy GE Healthcare - Mỹ
2 Máy chụp X-quang cả sóng (cố định) HITACHI – Nhật
3 Máy chụp X-quang cả sóng (di động) SEMEN – Đức
4 Máy đo chức năng hô hấp PC 10 CHEST – Mỹ
5 Máy Siêu âm 2D TOSHIBA – Nhật
6 Máy Siêu âm 3D HITACHI – Nhật
7 Máy điện tim 6 cần NIHON KOHDEN – Nhật
8 Máy xét nghiệm huyết học 26 thông số XT 2000 – SISMEX – Nhật
9 Máy đo tốc độ máu lắng VES Matic 20 – Ý
10 Máy xét nghiệm sinh hóa tự động HITACHI 717 – Nhật
11 Máy xét nghiệm nước tiểu tự động URIS CREEN 500 – Đức
12 Các thiết bị khám chuyên khoa
130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Lê Vũ Anh và cộng sự (2000), Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh
giá gánh nặng bệnh tật qua số liệu tử vong tại An Hải – Hải phòng năm
2000, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Y tế.
2. Nguyễn Duy Bảo (2009), Hướng dẫn Giám sát môi trường lao động và
sức khỏe của công nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi – Amiăng, Hà
Nội 2009.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số:
07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 quy định một số nội dung tổ
chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
4. Bộ Y tế (2007), Bệnh bụi phổi- silic và bụi phổi Amiăng nghề nghiệp,
Cục Y tế dự phòng và trường Đại học y Hà Nội; Hà Nội 2007.
5. Bộ Y tế (2012), Niên giám thống kê y tế 2011
6. Bộ Y tế (2016), Thông tư số: 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 hướng
dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
7. Bộ Y Tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động, Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam (2012) Hồ sơ Quốc gia về amiăng 2009 – 2012.
8. Cục Quản lý môi trường y tế (2014), “Ảnh hưởng của Amiăng đến sức
khỏe ở Việt Nam”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo Amiăng và sức khỏe
con người, Hà Nội ngày 26/6/2014.
9. Nguyễn Dung và Bùi Minh Bảo (2006), Nghiên cứu tình hình và
nguyên nhân chết của người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006
10. Trương Việt Dũng (2005), Nghiên cứu tình hình tử vong trong công
đồng huyện Lâm Thao, Phú Thọ năm 2005, Đề tài cấp Bộ - Bộ Y tế.
131
11. Nguyễn Bá Đức (2008), Báo cáo nghiên cứu thử nghiệm phiếu thu
thập thông tin các bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi, màng phổi liên quan
đến nghề nghiệp tại Bệnh viện K từ tháng 9/2008 - 12/2008.
12. Ericson Bagatin (2014) “Đánh giá mức độ phơi nhiễm và ảnh hưởng
đến sức khỏe đối với các bệnh liên quan đến amiăng ở những người sống
dưới mái nhà amiang xi măng: thử nghiệm tại nước đang phát triển”
Tham luận tại Hội nghị “Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tác
động của amiang trắng đến sức khỏe con người – biện pháp quản lý phù
hợp”, Hà nội ngày 10/12/2014.
13. Lê Thị Hằng (2008),"Đánh giá thực trạng môi trường lao động và sức
khỏe ở công nhân sản xuất tấm lợp Fibro-xi măng”, Báo cáo khoa học tại
Hội thảo khoa học tấm lợp Fibro-xi măng- môi trường và sức khỏe người
lao động, Hà Nội ngày 27/6/2008.
14. Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động các năm từ
2010 - 2016.
15. Trần Văn Học (2003), Nghiên cứu tình hình tử vong và các nguyên
nhân gây tử vong ở trẻ em tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội năm 2002, Luận
văn Thạc sỹ Y học.
16. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật tại miền
Trung - Việt Nam, Đề tài cấp Bộ - Bộ Y tế.
17. Lê Mạnh Kiểm và cs (2003), Nghiên cứu tình hình bệnh bụi phổi
Amiăng và ung thư nghề nghiệp ở các cơ sở sản xuất tấm lợp Amiăng –
xi măng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Xây dựng, Hà Nội.
18. Lê Mạnh Kiểm (2012), “Công tác thanh tra lao động tại các cơ sở sản
xuất có sử dụng vật liệu chứa amiăng”, Tham luận tại “Hội thảo chia sẻ
thông tin về amiang và sức khỏe do APHEDA và BWI tài trợ”, Hà nội
ngày 16/11/2012.
132
19. Trần Thị Ngọc Lan (2001)." Góp phần nghiên cứu mối liên quan giữa
tiếp xúc amiăng và tình hình bệnh đường hô hấp ở công nhân sản xuất
tấm lợp amiăng-ximăng". Báo cáo tóm tắt, Hội nghị Khoa học YHLĐ
toàn quốc lần thứ tư, Hà Nội 2001, trang 211.
20. Trần Thị Ngọc Lan và CS (2011), Nghiên cứu các bệnh liên quan đến
amiăng ở những người tiếp xúc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ
Y tế, Hà Nội.
21. Luật An toàn, vệ sinh lao động – Luật số: 84/2015/QH13 ban hành
ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
22. Nghị định số: 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về quản
lý vật liệu xây dựng.
23. Nghị định số: 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
24. Nghị định số: 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động
kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động và quan trắc môi trường lao động.
25. Somchai Bovornkitti và CS (2013), “Nghiên cứu về amang và các tác
động sức khỏe liên quan ở Thái Lan”, Tham luận tại Hội nghị “Báo cáo
kết quả nghiên cứu khoa học về tác động của amiang trắng đến sức khỏe
con người – biện pháp quản lý phù hợp”, Hà nội ngày 10/12/2014.
26. Phạm Vũ Thư và CS (2011), Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý các bệnh
phổi – phế quản nghề nghiệp ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng và
hiệu quả của một số biện pháp can thiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ - Bộ Xây dựng, Hà Nội.
27. Thường qui kỹ thuật- Y học lao động, sức khoẻ môi trường- Vệ sinh
trường học (2002), NXB Y học.
28. Nguyễn Thị Toán (2007), Tài liệu tập huấn bệnh nghề nghiệp.Hà Nội.
133
29. Nguyễn Xuân Triều (1999,. "Nghiên cứu bước đầu về U trung biểu mô
màng phổi”.Tạp chí YHQS. Học Viện Quân Y.2/199.tr 12.
30. Lê Trung (2001), Các bệnh hô hấp nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
31. Lê Trung và CS (1999), " Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường".
Báo cáo khoa học, Viện YHLĐ và VSMT , Hà Nội 1999, trang 27.
32. Vivek Chandra Rao S.P. (2014) “Chính sách sử dụng Amiăng trắng tại
Ấn độ, tổng quan các nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp tại các nhà máy
sản xuất mái lợp xi măng amiăng trong điều kiện có kiểm soát”, Tham
luận tại Hội nghị “Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tác động của
amiang trắng đến sức khỏe con người – biện pháp quản lý phù hợp”, Hà
nội ngày 10/12/2014.
Tiếng Anh
33. Burmistrova.T, “X-ray changes of the lung and pleura in worker
exposed to chrysotile asbestos in different industries”, The proceedings
of the Asbestos Symposium for the Countries of central and Eastern
Europe, 4-6 December 1997, Budapest, Hungary, p.99-101
34. DGFASLI (2004), Report on the National study on health status of
wokers in the Asbestos industry .
35. Domyung Paek; Jung Keun Choi (2002)“Asbestos in Korea.”The
proceedings of the Asbestos Symposium for the Asian Countries. The
22nd UOEH and the 5th IIES International Symposium, Kitakyushu
Japan.pag 42-49. Sep,26-27 2002.
36. Frost G, Harding A-H, Darnton A, et al.(2008)." Occupational
exposure to asbestos and mortality among asbestos removal workers.": a
Poisson regression analysis. British Journal of Cancer. 2008;99(5):22 –
829.
134
37. Cao Thi Thu Hà (2012), Mortality pattern among registered cases in
Minh Lap commune, Dong Hy district, Thai Nguyen in the period from
2005-2010, Graduation thesis
38. Hodgson J.T. and Darnton A. (2000), “The Quantitative Risks of
Mesothelioma and Lung Cancer in Relation to Asbestos”. Ann. Occup.
Hyg. 44(8): 565-601
39. Jorma Rantanen.(2002)."Distribution of the Asbestosis problem in the
society."The asbestos symposium for the Aisian countries.Sep.26-
27.2002.Journal of UOEH.
40. Musti M, Pollice A, Cavone D, et al.(2009)." The relationship between
malignant mesothelioma and an asbestos cement plant environmental
risk": a spatial case–control study in the city of Bari (Italy). Int Arch
Occup Environ Health. 2009;82(4):489-497.
41. Peto,J. Decarli,A. (1999)."The European mesothelioma epidemic".Br J
cancer 1999,79:666-72.)
42. Sichletidis L., Chloros D., Spyratos D., Haidich A.B., Fourkiotou I.,
Kakoura M., Patakas D. (2009) “Mortality from occupational exposure
to relatively pure chrysotile: a 39-year study”. Respiration. 78(1):63-8
43. Takahashi K; Sera Y (1993) “A descriptive epidemiological study
onpleural plaques cases identified from the worker’s periodical health
examinations in Kitakyushu”, Japan.jpn J Ind health 1993; 35: 302-13.
44. Wagner JC, Sleggs CA, Marchand P. “Diffuse pleural mesothelioma
and asbestos exposure in the North Western Cape Province”. Br J Ind
Med. 1960;17:260-271.
45. Weill, H., Hughes, J. and Waggenspack, C. (1979) “Influence of dose
and fibre type on respiratory malignancy risk in asbestos cement
manufacturing” American Review of Respiratory Disease. 120(2):345-
354
135
46. WHO (1989)."Occupational Exposure limit for Asbestos" General
WHO/OCH/89.1-Oxford UK 10-11 April 1989. Pages 5-9
47. World Bank (2014), Death rate, crude (per 1,000 people), truy cập
ngày-8-12-2014, tại trang web
136
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_cap_bo_nghien_cu.pdf