Báo cáo tổng kết đề tài - Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP Mã số: CS - 18 - 01 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Thị Nhuần Hà Nội, tháng 4 năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đề tài xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa quản trị doanh nghiệp và bộ môn quản trị doanh nghiệp thương mại đã tạo mọi điều kiện cho

pdf114 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tôi được đảm nhận và thực hiện nghiên cứu này. Đồng thời, tác giả nghiên cứu đề tài cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học tại trường đại học Thương Mại và các doanh nghiệp đã giúp chúng tôi thu thập được những thông tin bổ ích, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tai bộ môn Quản trị doanh nghiệp thương mại đã góp ý, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Chủ nhiệm đề tài ThS. Trịnh Thị Nhuần ii MỤC LỤC TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI ......................................... Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .............................................................. vi CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 2 2.1. Trong nước ................................................................................................... 2 2.2. Ngoài nước ...................................................................................................... 7 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 18 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 19 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 19 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 19 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 20 6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 20 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu .............................................................................. 21 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP .................................................. 22 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan ........................................................ 22 1.1.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh .................................................................... 22 1.1.2. Người khởi sự kinh doanh, chủ DN, và doanh nhân .................................. 23 1.1.3. Khởi nghiệp (KN) ....................................................................................... 24 1.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh ............................................................... 25 1.2.1. Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự .............................................. 25 1.2.2. Theo mục đích khởi sự ................................................................................ 27 1.2.3. Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự ........................................................ 28 1.2.4. Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh .................................. 28 1.3. Quá trình khởi sự kinh doanh ....................................................................... 30 1.4. Các điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập .......... 32 1.4.1. Các điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về môi trường bên ngoài ............ 34 1.4.2. Các điều kiện nguồn lực nội tại của doanh nghiệp mới ............................. 37 1.4.3. Các điều kiện KSKD thuộc về người chủ doanh nghiệp ............................ 47 iii CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP Ở VIỆT NAM ............................ 54 2.1. Khái quát chung về tình hình khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ....................................................................................................... 54 2.2. Đánh giá khái quát các điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây (2013-2017) .................................................................................... 55 2.3. Quan điểm đánh giá của các chủ DN về điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập trong những năm gần đây (2015-2018) ............................................................................................ 65 2.3.1. Quan điểm của các chủ DN về điều kiện KSKD môi trường bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam .. 65 2.3.2. Quan điểm của các chủ DNvề sự ảnh hưởng của điều kiện nguồn lực nội tại ở một số doanh nghiệp mới Việt Nam thời gian qua ........................................... 68 2.3.3. Đặc điểm của các cá nhân khởi sự kinh doanh ở một số doanh nghiệp mới ở Việt Nam thời gian qua ..................................................................................... 74 2.4. Một số kết luận về điều kiện khởi sự kinh doanh đối với doanh nghiệp mới ở Việt Nam trong những năm gần đây (2015-2018) ............................................... 78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................... 81 3.1. Xu hướng về khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025 ...................................................................................................................... 72 3.2. Đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần Khởi sự kinh doanh ....................................................................................................... 83 3.2.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo .................................. 83 3.2.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung đào tạo của học phần Khởi sự kinh doanh .................................................................................................................... 84 3.3. Đề xuất hỗ trợ khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập ..... 85 3.3.1. Một số giải pháp đối với các nhà khởi sự kinh doanh tương lai ............... 85 3.3.2. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp mới thành lập .............................. 87 3.3.3. Một số đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập nói riêng .... 91 3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu .................................................................. 93 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CDN Chủ doanh nghiệp DN Doanh nghiệp ĐMST Đổi mới sáng tạo KN Khởi nghiệp KS Khởi sự KSKD Khởi sự kinh doanh v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Quy trình thành lập và phát triển doanh nghiệp ................................. 30 Sơ đồ 1.2. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam ..................................................... 32 Bảng 1.1. Các khoản chi phí thường xuyên của một doanh nghiệp ........................................................................................... 43 Bảng 1.2: Năm lý do cơ bản khiến đam mê trở thành một yếu tố quan trọng quyết định tới việc tạo lập, duy trì và phát triển một doanh nghiệp .............................. 51 Bảng 2.2. Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2017 ............................................................................................. 56 Bảng 2.3. Một số quyết định của Chính Phủ về hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp ................................................................................................................... 57 Bảng 2.4. Một số hỗ trợ về thông tin khởi nghiệp ............................................... 60 Bảng 2.5. Các cuộc thi về khởi nghiệp đã và đang được tổ chức từ 2003 – 2018 ...................................................................................................................... 61 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp ý kiến các chủ DN về mức độ ảnh hưởng của các điều kiện KSKD đến hiệu quả hoạt động của các DN mới.......................................... 78 Hình 1.1. Các điều kiện KSKD của doanh nghiệp mới ....................................... 34 Hình 2.2: Đầu tư cơ sở hạ tầng tại Châu Á (% GDP) .......................................... 59 vi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung - Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập - Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Thị Nhuần - Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Thanh Tâm - Đơn vị công tác: Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh 2. Mục tiêu đề tài * Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. * Phân tích và đánh giá khái quát một số điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự ảnh hưởng của các điều kiện khởi sự kinh doanh này đến sự thành công của doanh nghiệp mới thành lập (3,5 năm đầu). * Đề xuất giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần khởi sự kinh doanh của bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, đề xuất các giải pháp hỗ trợ các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam 3. Tính mới và sáng tạo Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài đã làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về điều kiện khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập, phân tích đánh giá một số điều kiện khởi sự kinh doanh nước ta hiện nay, đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự tác động của điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay đến các doanh nghiệp mới thành lập. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu đã chỉ ra một số đề xuất và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy cũng như trong thực tiễn. 4. Kết quả nghiên cứu vii Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập đó là: điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài (gồm 6 yếu tố như tác động của Chính phủ, cơ sở hạ tầng, thị trường gia nhập, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội, kinh tế chính trị); điều kiện kinh doanh nội tại của doanh nghiệp mới (gồm nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, marketing và bán hàng) và điều kiện khởi sự kinh doanh thuộc về bản thân người chủ doanh nghiệp (động cơ khởi sự kinh doanh, kinh nghiệm thực tế, năng lực lãnh đạo, kiến thức, kỹ năng, tố chất cá nhân). Đề tài đã đánh giá được thực trạng các điều kiện khởi sự kinh doanh hiện nay trên một số điều kiện cơ bản môi trường bên ngoài. Đề tài đã tổng kết lại những đánh giá của các chủ doanh nghiệp đã khởi sự kinh doanh và hiện đang điều hành những doanh nghiệp của họ, những doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp được thành lập nhỏ hơn 3,5 năm nhằm làm rõ hơn sự ảnh hưởng của các điều kiện khởi sự kinh doanh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp họ những năm đầu thành lập. Thông qua việc phân tích thực trạng và đánh giá của các chủ doanh nghiệp nói trên, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần và trong thực tiễn đối với người chuẩn bị khởi sự kinh doanh, đối với doanh nghiệp mới thành lập. 5. Đóng góp của đề tài Thông qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về những điều kiện khởi sự kinh doanh tác động đến sự thành công và thất bại của DN họ trong những năm đầu mới khởi sự (cụ thể là 3,5 năm đầu tiên). Kết quả đề tài đã làm rõ, trong số 3 nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh của DN mới thành lập, nhóm điều kiện thuộc về các đặc điểm cá nhân của người chủ doanh nghiệp là nhóm quyết định sự thành công của DN mới thành lập. Cụ thể là các điều kiện về kiến thức; kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, tố chất cơ bản như chấp nhận mạo hiểm, khả năng chịu rủi ro trong kinh doanh, thị trường gia nhập, khả năng tài chính của DN. Nhóm điều kiện khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng và khả năng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp mới ít hơn là nhóm các yếu tố như khả năng liên minh giữa doanh nghiệp với đối tác, cơ sở hạ tầng, quy mô nhóm các nhà khởi sự kinh doanh, văn hóa xã hội, Trên cơ sở nghiên cứu này, các doanh nghiệp sẽ biết mình cần làm gì để cạnh tranh khi mới bắt đầu, mình còn thiếu và yếu những điều kiện nào, từ đó giúp các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh cũng như doanh nghiệp mới nâng cao khả năng thành công trong khởi sự kinh doanh của mình. 6. Công bố khoa học của người thực hiện viii 02 bài báo đăng hội thảo quốc gia (gồm 01 bài của chủ nhiệm đề tài và 01 bài của thành viên tham gia) Ngày tháng năm 2019 Người thực hiện Trịnh Thị Nhuần Nguyễn Thị Thanh Tâm ix CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Khởi sự kinh doanh đang là chủ đề thời sự, nhận được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp khởi sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công ăn việc làm, phát huy nguồn nội lực và sức sáng tạo của mỗi người. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã và đang đề ra nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp của các cá nhân, nhất là các bạn trẻ. Với sự lựa chọn cho mình con đường lập thân, lập nghiệp, hoặc là đi “làm thuê”, hoặc là bản thân mình “làm chủ”? Với sự lựa chọn muốn “làm chủ”, khi bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh của mình, họ sẽ đứng trước nhiều câu hỏi. Làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng, làm thế nào để huy động các nguồn lực, khởi động và điều hành hoạt động kinh doanh mới Đặc biệt, đâu là các yếu tố, các điều kiện cần thiết để khởi sự kinh doanh thành công, ngay từ những giai đoạn đầu hình thành ý tưởng đến khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động và để doanh nghiệp hoạt động thành công trên thị trường vẫn là những câu hỏi lớn đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức. Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy, số lượng người khởi sự kinh doanh hàng năm rất lớn, nhưng số lượng thành công thì chỉ là một phần nhỏ hoặc thậm chí rất nhỏ. Bên cạnh đó không ít những doanh nghiệp khởi sự kinh doanh thất bại. Theo số liệu thống kê của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trẻ Việt Nam, 50% số công ty mới thành lập ở Việt Nam không thể tồn tại quá 5 năm. So sánh với một số nước khác trên thế giới như tại nước Anh, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3-5 năm là 70%, còn tại Mỹ thì tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Khi tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp khởi sự, một trong những lý do chủ yếu là các điều kiện khởi sự kinh doanh chưa đảm bảo kể cả các điều kiện bên ngoài doanh nghiệp; lẫn các điều kiện bên trong doanh nghiệp chẳng hạn như các điều kiện về pháp lý, điều kiện về vốn, điều kiện về nhân lực và cả những yếu tố thuộc về cá nhân người khởi sự kinh doanh Và đặc biệt khởi sự kinh doanh thất bại cũng là do người khởi sự kinh doanh đã không đánh giá đúng những gì họ cần học, thiếu kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết . Đây thực sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khởi sự kinh doanh hiện nay. Chưa kể, sau khi ý tưởng được hiện thực hóa thành một doanh nghiệp cụ thể, những người khởi sự kinh doanh mới thực sự thấy nhiều khó khăn chồng chất. Việc nghiên cứu lý thuyết về điều kiện khi khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập hiện nay còn rất hạn chế, tuy đã được ít nhiều các tài liệu nghiên cứu, nhưng đa phần các tài liệu chưa chỉ ra được một cách có hệ thống các điều kiện 1 cần thiết khi khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. Đồng thời, cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về điều kiện khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam nói riêng. Tại Trường Đại học Thương mại, Khởi sự kinh doanh là một trong những học phần chuyên ngành quan trọng được Nhà trường phân công cho bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh giảng dạy từ năm học 2017 – 2018. Tuy nhiên, cũng giống như các tài liệu trong và ngoài nước hiện nay, tài liệu giảng dạy học phần Khởi sự kinh doanh của bộ môn vẫn chưa hoàn thiện. Riêng nội dung về các điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập chỉ được đề cập đến ở mức rất khái quát và chưa có tính hệ thống cao. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà trường cũng đã có quyết định giao cho Bộ môn trong việc biên soạn giáo trình học phần này và hiện đang được bộ môn triển khai trong năm học giai đoạn 2018-2020. Vì vậy, đóng góp cho việc biên soạn giáo trình học phần Khởi sự kinh doanh trong thời gian tới, công tác nghiên cứu về khởi sự kinh doanh nói chung, các điều kiện khởi sự kinh doanh nói riêng là điều rất cần thiết. Được bộ môn phân công nghiên cứu và viết một số nội dung liên quan đến học phần này, trong đó có nội dung nghiên cứu về “điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập”. Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập và nghiên cứu thực trạng tại một số doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam để nhằm cung cấp rõ hơn về lý thuyết cũng như thực tiễn. Với mục tiêu phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy học phần Khởi sự kinh doanh trong thời gian tới cùng với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khởi sự kinh doanh thành công, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Trong nước Hiện nay, trong nước có khá nhiều tài liệu và các công trình nghiên cứu về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Các tài liệu và công trình nghiên cứu đó được xoay quanh các vấn đề chính như tinh thần khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, quá trình khởi nghiệp, ý định khởi sự kinh doanh Về điều kiện khởi sự kinh doanh, các tài liệu đó cũng đã ít nhiều có đề cập đến các điều kiện khác nhau, bao gồm các điều kiện về bản thân người khởi sự kinh doanh, điều kiện nền tảng về vốn, pháp lý, nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị Nhưng nhìn chung, các tài liệu và công trình này đưa ra còn chưa mang tính hệ thống, chưa khoa học và chưa thực sự chi tiết về các điều kiện khởi sự kinh doanh. Cụ thể: 2 Trong tài liệu của tác giả Nguyễn Ngọc Huyền Và Ngô Thị Việt Nga (2016) đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về nghề kinh doanh, khởi sự kinh doanh, tư duy khởi sự kinh doanh, phương thức, quy trình, chiến lược khởi sự kinh doanh. Trong đó, nội dung các điều kiện khởi sự kinh doanh được tác giả đề cập đến theo các nội dung bao gồm: các điều kiện cần thiết để trở thành chủ DN (tư chất của một doanh nhân sẽ “thành đạt”, đến chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, điều kiện về tố chất.), các điều kiện về nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp mới như điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị, điều kiện về tài chính cho việc tạo lập và duy trì doanh nghiệp mới Để đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp mới, theo nhóm tác giả việc lựa chọn nhóm các nhà quản trị để khởi sự kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng nhất khi thành lập doanh nghiệp mới. Tiếp đó là các vấn đề liên quan đến tuyển chọn nhân lực, huy động vốn, mua sắm tài sản phương tiện và trang thiết bị văn phòng. Điều kiện về tài chính cần thiết, các yếu tố liên quan đến marketing như chọn thị trường mục tiêu, xác định vị thế của doanh nghiệp, xác định đối tượng khách hàng, xây dựng nhãn hiệu, marketing hỗn hợp cho doanh nghiệp mới, quá trình bán hàng Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến khía cạnh để tạo dựng nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển lâu dài, ổn định, bền vững ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập chủ DN đã phải thực hiện các công việc thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, thiết lập các quan hệ nội bộ doanh nghiệp, với các cơ quan quản lý vĩ mô và thực thi chiến lược phát triển thích hợp lâu dài. Quy trình khởi sự kinh doanh được trình bày cụ thể bao gồm các bước từ khi hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng, đến khi lập kế hoạch kinh doanh và triển khai hoạt động kinh doanh mới. Như vậy, đây là tài liệu rất hữu ích cung cấp cho độc giả những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về khởi sự kinh doanh và điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài liệu chưa nhấn mạnh được đâu là điều kiện có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công của doanh nghiệp mới khởi sự, đâu là điều kiện quyết định sự thành công của cá nhân người khởi sự kinh doanh. Theo GEM (2018): (GEM được triển khai lần đầu vào năm 1999 với sự tham gia của 10 nước phát triển, trong đó có 7 nước thuộc nhóm G7 là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ và ba nước khác là Đan Mạch, Phần Lan và Israel. Từ chỗ chỉ 10 quốc gia phát triển tham nghiên cứu chỉ số GEM trong năm đầu tiên, sau 19 năm triển khai, nghiên cứu GEM đã được thực hiện ở trên 100 nước và trở thành nghiên cứu có quy mô lớn nhất về kinh doanh trên toàn cầu. Với phương pháp nghiên cứu thống nhất được điều hành bởi các nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneurship 3 Research Association - GERA2 ), GEM có thể thu thập được bộ cơ sở dữ liệu đồng bộ tại quốc gia thành viên, từ đó có thể giúp so sánh sự phát triển kinh doanh và các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh doanh giữa các quốc gia, giữa các khu vực một cách chính xác và đề xuất các chính sách giúp nâng cao sự phát triển kinh doanh tại các quốc gia). Mối quan tâm chính của GEM là hoạt động thành lập doanh nghiệp mới, bao gồm những doanh nghiệp đang được thành lập hoặc mới hoạt động được dưới 3,5 năm. Kết quả nghiên cứu của GEM trong báo cáo chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam xuất bản năm 2018, là một trong những tài liệu chỉ ra rất cụ thể về các chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam, cơ hội, tiềm năng khởi nghiệp ĐMST, hoạt động khởi sự kinh doanh tại Việt Nam năm 2018, triển vọng kinh doanh ở Việt Nam năm 2018. Khi đề cập đến các điều kiện để hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi sự kinh doanh tại Việt Nam, tài liệu đã đưa ra phân tích dựa trên hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó làm rõ các điều kiện kinh doanh tác động đến doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Các điều kiện kinh doanh chính được sử dụng trong báo cáo bao gồm: năng lực của thị trường nội địa, văn hóa và chuẩn mực xã hội, chính sách chính phủ, cơ sở hạ tầng, Quy định chính phủ, độ mở cửa của thị trường nội địa, chuyển giao công nghệ, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, giáo dục kinh doanh bậc phổ thông, giáo dục kinh doanh sau phổ thông, chương trình hỗ trợ chính phủ, tài chính cho kinh doanh Ngoài ra, báo cáo cũng đánh giá về các yếu tố điều kiện kinh doanh của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, báo cáo là những thông tin đánh giá chung toàn cảnh về các điều kiện kinh doanh của Việt Nam nói chung, chưa có những phân tích chi tiết về từng điều kiện này đối với góc độ người khởi sự kinh doanh, các doanh nghiệp mới thành lập một cách cụ thể. Trong cuốn “Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh”, của tác giả Trần Văn Trang [7] có đề cập đến các nội dung cơ bản về khởi sự kinh doanh như những hiểu biết cơ bản về kinh doanh và khởi sự kinh doanh; quá trình khởi sự kinh doanh; những điều cần thiết để điều hành doanh nghiệp mới thành lập thành công Đồng thời, khi khởi sự kinh doanh tác giả có nhấn mạnh đến các yếu tố đảm bảo thành công trong công việc kinh doanh; đánh giá các điều kiện và yếu tố trước khi quyết định trở thành chủ doanh nghiệp như tính cách và điều kiện cá nhân, năng lực quản trị. Các điều kiện đó bao gồm: quyết tâm, động cơ, thành thật, sức khoẻ, chấp nhận rủi ro, quyết đoán, điều kiện gia đình, tình hình tài chính, tay nghề kỹ thuật, năng lực quản trị. Tài liệu cũng đánh giá về các điều kiện nguồn lực để điều hành doanh nghiệp mới bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực thiết bị, nguồn lực vật liệu, các kỹ năng quản lý. 4 Kế thừa một số nghiên cứu từ nước ngoài, trong nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Quang Vĩnh, Trần Văn Trang (2018), nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp AHP (FAHP) nhằm xếp hạng thứ tự các yếu tố chủ yếu dẫn đến thành công trong khởi nghiệp sáng tạo. Nhóm 1 là các yếu tố thuộc về doanh nhân - cá nhân hoặc nhóm khởi nghiệp/sáng lập doanh nghiệp. Nhóm này đề cập tới các đặc điểm cá nhân của người/nhóm khởi nghiệp bao gồm kinh nghiệm làm việc trong ngành; kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó; trình độ đào tạo; kinh nghiệm quản lý, khả năng lãnh đạo; động cơ khởi nghiệp. Nhóm 2 là các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, đề cập tới các đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như quy mô nhóm khởi nghiệp; vị trí khởi nghiệp; liên minh và đối tác của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhóm 3 là các yếu tố thuộc về môi trường, đây là các yếu tố bên ngoài như hỗ trợ từ chính phủ, quỹ đầu tư mạo hiểm, mức độ cạnh tranh và chính sách về khoa học và công nghệ. Nhóm 4 là các yếu tố liên quan tới sản phẩm và thị trường bao gồm mức độ đổi mới của sản phẩm; công nghệ của sản phẩm; tiềm năng chưa khai thác của thị trường; tốc độ tăng trưởng của thị trường. Kết quả đã chỉ ra động lực khởi nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công của khởi nghiệp sáng tạo, xếp thứ 2 và thứ 3 là kinh nghiệm trong ngành và trình độ đào tạo. Vị trí thứ tư là kinh nghiệm về quản trị, thứ 5 là khả năng lãnh đạo. Xếp thứ 6 thuộc về mức độ đổi mới của sản phẩm... Các nhân tố ít có ảnh hưởng thấp nhất thuộc về Quy mô nhóm khởi nghiệp và Liên minh. Tuy nhiên nghiên cứu chưa cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các chỉ báo liên quan đến doanh nghiệp mặc dù trong các nghiên cứu trước đây một số nhà khoa học đã chứng minh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Hạn chế chính của nghiên cứu này là dừng lại ở mức khám phá với số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ. Hơn nữa khái niệm “khởi nghiệp thành công” trong khảo sát chưa được giải thích một cách cặn kẽ và thống nhất cách hiểu giữa những chuyên gia tham gia khảo sát. Thực tế, người trả lời có thể hiểu thành công trong khởi nghiệp theo những cách rất khác nhau. Bộ sách của ILO cũng hướng dẫn người đọc lý thuyết cơ bản về khởi sự doanh nghiệp như đánh giá ý tưởng kinh doanh, đánh giá thị trường, lên kế hoạch về tổ chức nhân sự, ước tính vốn khởi sự [9], kinh nghiệm để có thể tự đánh giá bản thân với tư cách là người khởi sự kinh doanh [10]. Trong đó, yếu tố nền tảng khi khởi sự doanh nghiệp được tài liệu đề cập đến dựa trên phân tích các điều kiện cần có để khởi sự đó là các yếu tố thuộc về bản thân - với tư cách là người chủ doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: quyết tâm, động cơ, chữ tín, sức khỏe, chấp nhận rủi ro, ra quyết định, điều kiện gia đình, tay nghề kỹ thuật, kỹ năng quản lý kinh doanh, kiến thức về ngành kinh doanh. 5 Trong những nghiên cứu của các tác giả khác như Hồ Sỹ Hùng [4], Bích Hạnh [1], Hoàng Văn Hoa [2], Lê Văn Nam [6] chủ yếu nghiên cứu về môi trường và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam như môi trường đầu tư, pháp luật liên quan đến kinh doanh; mối liên kết giữa Trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các doanh nghiệp khởi sự trong hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra, theo báo cáo của Mekong Business Initiative trong tài liệu “Thông lệ quốc tế tốt về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp”[11], hệ sinh thái khởi nghiệp được đề cập đến và phân tích khá chi tiết. Theo tài liệu này, các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công bao gồm: doanh nghiệp khởi nghiệp cần một ý tưởng và tầm nhìn rõ ràng; doanh nghiệp khởi nghiệp cần kiểm nghiệm sản phẩm và dịch vụ của mình ra thị trường; doanh nghiệp khởi nghiệp cần mở rộng thị trường sau khi sản phẩm của mình được tung ra thị trường và có khách hàng; và để phát triển cần phải có nhiều nguồn lực khác nhau nhất là nguồn vốn. Như vậy, qua các tài liệu đã đề cập trên đây, có thể thấy đã có sự nghiên cứu của nhiều tác giả, nhóm tác giả về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nói chung, các điều kiện khởi sự kinh doanh nói riêng. Mỗi tài liệu có những quan điểm tiếp cận và hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đối với việc nghiên cứu về điều kiện khởi sự kinh doanh , các tài liệu nghiên cứu còn chưa mang tính hệ thống và chưa bài bản, chủ yếu là những lý thuyết mang tính cẩm nang, chắc chắn sẽ còn nhiều khoảng trống cần khai thác và hoàn thiện. Danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan bao gồm: 1. Bích Hạnh (2009), Thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam (Setting up enterprise and doing business in Vietnam) .... Dohmen và cộng sự (2011). Individual risk attitudes: measurement, determinants, and behavioral consequences. Journal of the European Economic Association. 19. Estrin S., Meyer K.E. & Bytchkova M. (2009), Entrepreneurship in transiton, The Oxford Hand Book of Entrepreneurship, pp 693 – 725 20. John OP, Naumann LP, Soto CJ (2008). Paradigm shift to the integrative Big Five trait taxonomy: History, measurement, and conceptual issues. In RWOP John, Handbook of personality: New York: Guilford Press. Theory Res. p114-158. 21. Gartner William, Entrepreneurship theory and practice, University of Baltimore 22. Hansen et al. (2009). Exploring memory for product name advertised with humour. Journal of Consumer Behaviour. p135-148. 23. Heidi M. Neck, Patricia G. Greene and Candida G.Brush (2014); Teaching entrepreneuship. 24. Katz J.A. and Gartner W.B. (1988), Properties of Emerging Organizations, Academy of Management Review 25. Klofsten, Magnus. (1993) The Business Platform: Entrepreneurship & Management, in the early stages of a firm’s development, TII - European Association for the Transfer of Technologies, Innovation and Industrial Information, Luxembourg, Belgium. 17 26. Kathryn Watson, Sandra Hogarth-Scott and Nicholas Wilson (1998). Small business start-ups: success factors and support implications. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, Vol. 4 No. 3, pp. 217-238. 27. Mitchell, R. K., Smith, B., Seawright, K. W., & Morse, E. A. (2000). Cross- cultural cognitions and the venture creation decision. Academy of Management Journal, 43(5), 974-993. 28. Martyn P. Driessen, Peter S. Zwart. (2002), The Entrepreneur Scan Measuring Characteristics and Traits of Entrepreneurs. 29. Nabi G. & Linan F. (2011), Graduate entrepreneurship in the developing world: intentions, education and development, Education and Training 53, pp 325 - 334 30. Pawan Kumar Jain. Entrepreneurship and environment. School of open Learning (SOL). 31. Per Davidsson, Magnus Klofsten (2003). The business platform: Developing an instrument to gauge and to assist the development of young firms. Journal of small business management. 32. Pontus Braunerhjelm (2010). Entrepreneurship, Innovation and Economic Growth: Past Experiences, current knowledge and policy implications, February, 2010. 33. Robert Baum. J and Edwin A. Locke (2004). The Relationship of Entrepreneurial Traits, Skill, and Motivation to Subsequent Venture Growth, Journal of Applied Psychology Copyright 2004 by the American Psychological Association, Vol. 89, No. 4, 587-598. 34. Sammut (2010), In Support of the Entrepreneur: From Isolation to the Search for Legitimacy 35. Stevenson and Jarillo (1990), A Paradigm of Entrepreneurship: Entrepreneurial Management, Strategic Management Journal Vol 11, pp. 17-27 Tóm lại, các công trình nghiên cứu về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp là tương đối nhiều. Điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp mới được thành lập sau khi cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh ở mỗi quốc gia là khác nhau, bắt nguồn từ nguyên nhân như do sự tác động của yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị Do đó, các nghiên cứu trên đây chỉ thích hợp phần nào khi ứng dụng nghiên cứu và triển khai khởi sự kinh doanh taị Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: hệ thống hóa lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập, phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn giáo trình học phần Khởi sự kinh doanh. Vận dụng trong thực tiễn khi khởi sự kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. 18 - Mục tiêu cụ thể: * Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. * Phân tích và đánh giá khái quát một số điều kiện khởi sự kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. * Đánh giá của các chủ doanh nghiệp về sự ảnh hưởng của các điều kiện khởi sự kinh doanh này đến sự thành công của doanh nghiệp mới thành lập (3,5 năm đầu). * Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy học phần khởi sự kinh doanh của bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, đề xuất các giải pháp hỗ trợ các cá nhân/ nhóm người khởi sự kinh doanh tại các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là các điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập (thành lập <3,5 năm). Bao gồm các điều kiện môi trường bên ngoài, điều kiện về nguồn lực của doanh nghiệp, điều kiện về đặc điểm cá nhân của người chủ doanh nghiệp/ người khởi sự kinh doanh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa lại lý thuyết khởi sự kinh doanh, điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập, phân tích thực trạng điều kiện khởi sự kinh doanh của một số doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam điển hình. Từ đó, đề xuất giải pháp trong giảng dạy học phần Khởi sự kinh doanh của bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh và ứng dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tế. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về điều kiện khởi sự kinh doanh của 20 doanh nghiệp mới thành lập (với thời gian hoạt động <3,5 năm). - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu lý luận về khởi sự kinh doanh thông qua tổng quan lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời, khảo sát thực trạng tại một số doanh nghiệp khởi sự kinh doanh của Việt Nam trong những năm gần đây, từ năm 2015-2018, định hướng giải pháp giúp các nhà khởi sự tương lai, doanh nghiệp mới thành lập tạo lập điều kiện khởi sự kinh doanh thành công. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Loại dữ liệu bao gồm các dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (phỏng vấn); thứ cấp 19 + Tìm kiếm và lập danh sách các tài liệu cần thiết, đọc và nghiên cứu để hệ thống hóa cơ sở lý luận + Các dữ liệu được sử dụng chính trong báo cáo bao gồm các dữ liệu thứ cấp là văn bản bao gồm các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được xuất bản hoặc chưa xuất bản dưới dạng sách, giáo trình, bài báo khoa học, tài liệu giảng dạy và học tập có liên quan đến điều kiện khởi sự kinh doanh. Các số liệu thống kê tại các doanh nghiệp thực tế như các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các văn bản của doanh nghiệp + Các dữ liệu sơ cấp đã được tác giả sử dụng thông qua phỏng vấn chuyên sâu các cá nhân đã, đang khởi sự kinh doanh và các cá nhân hiện đang giữ các chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp mới thành lập trong 3 năm gần đây. Số lượng phỏng vấn là 20 người chủ DN, trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Các đối tượng phỏng vấn đến từ các doanh nghiêp vừa và nhỏ mới thành lập trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như sản xuất cơ khí, sản xuất phần mềm, sản xuất vật liệu xây dựng, lĩnh vực xây dựng, giáo dục, du lịch, kinh doanh bất động sản, thực phẩm, thiết bị giáo dục Máy thu âm được sử dụng trong quá trình phỏng vấn nhằm ghi lại chân thực câu trả lời của cuộc phỏng vấn. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu định tính được nhóm nghiên cứu sử dụng dựa theo quy trình của Creswell (2014) để phân tích dữ liệu định tính sơ cấp trong nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu tiến hành tổ chức dữ liệu, đọc các bản ghi phỏng vấn, mã hóa, phát triển chủ đề và sắp xếp dữ liệu theo các nhóm chủ đề, diễn giải và trình bày kết quả nghiên cứu. Theo đó, sau khi các băng ghi âm các cuộc phỏng vấn được chuyển thể thành các bản ghi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đọc qua tất cả các bản ghi phỏng vấn để có cái nhìn bao quát về tổng thể dữ liệu điều tra. Sau đó, các bản ghi này được tóm tắt bằng cách tóm gọn các đoạn phỏng vấn dài dưới dạng một số câu ngắn thể hiện nội dung của cả đoạn. Thông qua đó, nhà nghiên cứu bắt đầu có ý tưởng về các chủ đề, và có sự tổ chức tổng thể dữ liệu. Kết quả của các quá trình này là nhóm nghiên cứu có một danh sách các chủ đề nghiên cứu, và tiến hành mã hóa dữ liệu. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới dạng miêu tả, dựa trên các chủ đề và đưa ra các ví dụ minh chứng, các quan điểm đa chiều từ các đối tượng phỏng vấn. Các chủ đề miêu tả chủ yếu dựa trên nội dung đã được phân tích từ các cuộc phỏng vấn. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ ra những điều kiện cần thiết đối với người khởi sự khi bắt đầu điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới. Và đánh giá mức độ ảnh 20 hưởng của các điều kiện KSKD này tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN mới thành lập (<3,5 năm). Điều này đặc biệt có ý nghĩa cho những người lần đầu làm khởi sự kinh doanh, giúp họ biết được mình cần đảm bảo những điều kiện kinh doanh nào, đâu là cái mình còn thiếu, còn yếu để có được hành trang tốt nhất điều hành doanh nghiệp mới của mình thành công và phát triển. 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết cấu đề tài nghiên cứu bao gồm chương mở đầu và 3 chương nghiên cứu chính: Chương mở đầu: bao gồm tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu đề tài nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập Chương 2: Phân tích điều kiện khởi sự kinh doanh tại một số doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam Chương 3: Một số đề xuất nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy và trong thực tiễn 21 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 1.1.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận: Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp: "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro, tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.  Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu". Hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh". Theo Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (2016): “Hiểu thông thường khởi sự kinh doanh là bắt đầu công việc kinh doanh. Nếu hiểu thật đầy đủ, khởi sự kinh doanh là quá trình thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó. Cũng cần lưu ý rằng trong thuật ngữ tiếng việt chỉ có thể có khởi sự kinh doanh vì là bắt đầu một hoạt động kinh doanh. Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì người ta phải thành lập doanh nghiệp. Như thế, từ hành vi khởi sự kinh doanh dẫn đến hành vi thành lập doanh nghiệp”. Fred Wilson định nghĩa khởi sự kinh doanh là nghệ thuật biến ý tưởng thành một hoạt động kinh doanh. Thực chất, khởi sự kinh doanh là hành vi doanh nhân xác định cơ hội và đưa ra ý tưởng hữu ích vào thực tiễn. Nhiệm vụ này có thể thực hiện bởi một cá nhân, một nhóm người và thường đòi hỏi sự sáng tạo, động cơ và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ 22 hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới. Như vậy có thể hiểu, khởi sự kinh doanh là quá trình một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó (có thể với mục đích tự tạo việc làm cho bản thân/ hoặc tận dụng cơ hội trên thị trường). 1.1.2. Người khởi sự kinh doanh, chủ DN, và doanh nhân Người thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh được gọi là người khởi sự kinh doanh. Có doanh nghiệp do một người khởi sự; cũng có doanh nghiệp do một nhóm người cùng nhau khởi sự. Trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “người khởi sự” để chỉ một người/ một nhóm người cùng nhau khởi sự kinh doanh. Sau khi khởi sự kinh doanh, người khởi sự trở thành chủ doanh nghiệp. Như vậy, với doanh nghiệp mới thành lập, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng cụm từ “chủ DN” để chỉ người đồng thời là người sáng lập và điều hành doanh nghiệp mới thành lập của mình. Trong cuốn Entrepreneurship – Successfully Launching New Ventures, từ doanh nhân bắt nguồn từ tiếng Pháp là entre. Từ này vốn để mô tả những người sẵn sàng “chấp nhận rủi ro” giữa những người mua và người bán và những người “đảm nhận” nhiệm vụ như bắt đầu một thương vụ mới. Người sáng tạo và doanh nhân là khác nhau. Một người sáng tạo sẽ đưa cái gì đó mới. Còn một doanh nhân tập hợp và sử dụng tất cả các nguồn lực cần thiết- tiền, con người, mô hình kinh doanh, chiến lược và khả năng chịu đựng rủi ro để biến một phát minh thành một hoạt động kinh doanh khả thi. Từ đó, các tác giả trong cuốn sách trên quan niệm khởi sự kinh doanh là một quá trình mà các cá nhân theo đuổi cơ hội kinh doanh mà không phục thuộc vào các nguồn lực mà họ đang có trong tay. Cần phân biệt phạm trù doanh nhân và chủ DN. Doanh nhân sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh bất kỳ để thu lợi nhuận. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, người ta còn quan niệm mọi nhà quản trị cao cấp – những người không sở hữu mà chỉ làm thuê ở cương vị cao trong doanh nghiệp – là doanh nhân. Như thế doanh nhân có thể sở hữu hoặc sẽ không sở hữu một/ nhiều doanh nghiệp. Chủ DN là người chủ của doanh nghiệp. Một doanh nhân khởi sự, tạo lập và đưa doanh nghiệp do anh ta tạo lập vào hoạt động được gọi là Chủ DN. Để khởi sự hoạt động kinh doanh, có thể chỉ có một người thực hiện; trong trường hợp này người khởi sự tự mình tiến hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến 23 công việc khởi sự kinh doanh. Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng nhau khởi sự kinh doanh, những người tham gia khởi sự cần cùng nhau bàn bạc, phân công tiến hành các công việc cần thiết cho khởi sự. 1.1.3. Khởi nghiệp (KN) Khởi nghiệp có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Theo Timmons (1994, p.7), “Khởi nghiệp là quá trình tạo ra hoặc nắm bắt cơ hội và theo đuổi nó bất chấp các nguồn lực hiện đang kiểm soát”. Venkataraman (1997) thì nhấn mạnh rằng, “trường phái này nghiên cứu các cơ hội (tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong tương lai) được phát hiện, đánh giá và khai thác như thế nào, bởi ai và với kết quả/hậu quả gì”. Shane, Venkataraman, (2000, p.218) đề cập cụ thể hơn, cho rằng “khởi nghiệp bao gồm việc nghiên cứu nguồn gốc của các cơ hội kinh doanh; quá trình phát hiện, đánh giá và khai thác cơ hội và các cá nhân phát hiện, đánh giá và khai thác các cơ hội này”. Điểm quan trọng của cách tiếp cận này là nghiên cứu quá trình tương tác (gặp gỡ) giữa cơ hội kinh doanh và doanh nhân - người phát hiện và khai thác cơ hội. Tuy nhiên, thế nào là một cơ hội kinh doanh? Cơ hội kinh doanh thực sự tồn tại trước khi doanh nhân bắt đầu tìm kiếm hay nó được hình thành cùng với quá trình tìm kiếm của doanh nhân (doanh nhân tạo ra cơ hội cho chính mình)? Theo Verstraete et Fayolle (2005), các học giả về cơ bản thống nhất với nhau về cách hiểu khi cho rằng “cơ hội kinh doanh là một bối cảnh thị trường thuận lợi ở đó có nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm, dịch vụ và cá nhân (doanh nhân) có sẵn các nguồn lực cần thiết để tận dụng cơ hội”. Có nhiều quan điểm khác về khởi nghiệp thì nhấn mạnh tới khía cạnh “tạo giá trị” và cho rằng quá trình khởi nghiệp là quá trình tạo ra giá trị cho chính chủ doanh nghiệp; cho khách hàng và cho cộng đồng. Theo Gartner (1990), tạo giá trị đã là chủ đề được nghiên cứu thực nghiệm như là một vấn đề trọng tâm của quá trình khởi nghiệp. Trong giới nghiên cứu pháp ngữ, Bruyat (1993) là tác giả tiên phong đi theo trường phái này. Theo Bruyat (1993), “đối tượng nghiên cứu của khởi nghiệp là mối liên hệ giữa cá nhân và việc tạo ra giá trị”1 và cần định nghĩa khởi nghiệp dựa trên mối liên hệ này. Khởi nghiệp bắt đầu từ cá nhân, cần có cá nhân để khởi xướng quá trình khởi nghiệp, nhưng đã là khởi nghiệp thì phải tạo ra giá trị, nếu không tạo ra giá trị cho các bên liên quan (người chủ, khách hàng và cộng đồng) thì không đúng nghĩa là khởi nghiệp. Tạo ra giá trị ở mức cao nhất thường gắn với khả năng đổi mới, sáng tạo. Một doanh nghiệp tạo ra giá trị và chuyển giao giá trị đó cho khách hàng khi làm ra sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn và khác biệt 24 hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hoạt động khởi nghiệp tạo ra giá trị cho người chủ khi tỷ lệ lợi nhuận mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và các rủi ro có thể gặp phải. Như vậy, có thể hiểu “khởi nghiệp” là: giai đoạn đầu 1 cá nhân / nhóm cá nhân có ý tưởng kinh doanh và tìm cách gây dựng một tổ chức/ doanh nghiệp để triển khai ý tưởng kinh doanh đó trong các điều kiện thiếu chắc chắn. Ý tưởng kinh doanh có thể đơn giản là một hoạt động buôn bán những sản phẩm hiện có trên thị trường hoặc cũng có thể là ý tưởng về việc tự sản xuất một sản phẩm mới; cung cấp 1 dịch vụ mới có khả năng đáp ứng 1 nhu cầu nào đó của xã hội. Đặc điểm chung của tất cả những ý tưởng này khi được gọi tên là khởi nghiệp đó là ý tưởng "mới" (có thể chỉ cần mới đối với người thực hiện), chưa biết có chắc chắn thành công hay không. 1.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc điểm, mục đích, phạm vi khác nhau. Có thể phân biệt các dạng khởi sự khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. 1.2.1. Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự Có thể phân biệt khởi sự theo hai loại: doanh nghiệp hoạt động vì kế sinh nhai (khởi sự thiếu kiến thức nghề nghiệp) và doanh nghiệp khởi sự trên cơ sở tận dụng cơ hội thị trường (khởi sự có kiến thức nghề nghiệp). o Thứ nhất, khởi sự vì kế sinh nhai. Loại khởi sự này thường gắn với việc cá nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh như bị thất nghiệp, bị đuổi việc, gia đình khó khăn... Khởi sự không phải để nắm bắt cơ hội làm giàu do thị trường mang lại mà khởi sự là phương thức duy trì sự sống, thoát nghèo, chống đói. Doanh nghiệp do những người này tạo lập về cơ bản có thể cung cấp cho người chủ của nó thu nhập tương tự với thu nhập họ có thể kiếm được khi làm một công việc thông thường. Về cơ bản khởi sự vì kế sinh nhai là hình thức khởi sự trên cơ sở thiếu kiến thức nghề nghiệp cần thiết nên ít được người khởi sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Thông thường những người khởi sự thuộc loại này là những người không được trang bị các kiến thức cần thiết nên không quan niệm kinh doanh là một nghề; hoặc họ quan niệm đơn thuần ai cũng có thể kinh doanh được, hoặc anh ta bị dồn vào đường cùng nên buộc phải khởi sự (thất nghiệp, rất cần thu nhập cho cuộc sống,). Vì khởi sự với ước mơ rất nhỏ là có việc, có thu nhập nên tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp do những người thuộc loại này thành lập là doanh nghiệp thuộc loại siêu nhỏ, một số trong đó có thể có qui mô nhỏ. Ví dụ điển hình loại này là các cửa hàng tạp hóa, tiệm gội đầu cắt tóc, quán ăn, Thực tế cho thấy, ở các nước càng lạc hậu bao nhiêu thì số doanh nghiệp được khởi 25 sự vì kế sinh nhai càng nhiều bấy nhiêu. Do không khởi sự trên cơ sở có kiến thức, tính toán cẩn thận nên những doanh nghiệp khởi sự thuộc loại này tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào. Thường thấy là các, sản phẩm/dịch vụ này có nhiều sản phẩm được sao chép từ những sản phẩm/dịch vụ đã có. Do họ thiếu kiến thức mà đi sao chép nên trong nhiều trường hợp sản phẩm/dịch vụ do các doanh nghiệp này tạo ra có chất lượng và cách thức phục vụ còn kém hơn nhiều so với sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp “bị” họ sao chép. Nhìn chung, khi mới khởi sự, các doanh nghiệp này có tác dụng giảm gánh nặng lo “công ăn, việc làm” cho xã hội và trong chừng mực nhất định cũng làm cho xã hội đỡ tệ nạn hơn. Song xét về lâu dài, những doanh nghiệp khởi sự loại này có đặc trưng là dễ thất bại và khó phát triển bền vững hoặc khởi sự được thời gian ngắn là rơi vào tình trạng khó khăn, có thể thất bại; hoặc nếu không thất bại cũng chỉ tồn tại ở dạng siêu nhỏ, tạo ra thị trường với nhiều hạn chế nên khó thích hợp với thị trường ngày nay. Nếu nhiều người khởi sự vì kế sinh nhai, xét về lâu dài, còn gây ra nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. o Thứ hai, khởi sự kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp. Công ty này sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách sáng tạo và tận dụng tất cả những nguồn lực mà họ đang có. Khởi sự kinh doanh nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh mới đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới. Sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra giá trị mới và mang giá trị đó đến đông đảo người tiêu dùng. Google, Facebook là những hãng nổi tiếng, thành công và là ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mới. Khi nhận ra một cơ hội kinh doanh, những người đứng đầu công ty này đã tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, khác biệt và quan trọng với khách hàng, cung cấp các tiện ích không thể tìm thấy ở những nơi khác cho khách hàng của họ. Ngược với khởi sự vì kế sinh nhai, những người tạo lập doanh nghiệp loại này là những người có kiến thức, họ coi kinh doanh là một nghề và họ có sẵn chủ đích, thận trọng cân nhắc khi tiến hành khởi sự. Xã hội càng phát triển, thị trường càng mở rộng thì những người khởi sự trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp cần thiết ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp được tạo lập từ những người có đủ kiến thức cần thiết thường dễ thành công và tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai. Càng ngày, chính phủ các nước phát triển càng nhận thức được điều này và tạo khung khổ pháp lý để loại hình này phát triển. 26 1.2.2. Theo mục đích khởi sự Có thể phân biệt khởi sự theo hai loại với mục đích của người tạo lập doanh nghiệp khác nhau: tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận (kiếm tiền) và thành lập doanh nghiệp không vì mục đích lợi nhuận (xã hội). Thứ nhất, khởi sự tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận. Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc. Những người như Jeff Bezos của Amazone.com, Mark Zuckerberg của Facebook, Larry Page và Sergey Brin của Google đã kiếm được hàng trăm triệu đôla khi xây dựng công ty riêng. Kiếm lợi nhuận và gia tăng giá trị của doanh nghiệp là mục đích chính của nhiều người khi khởi sự kinh doanh. Phần lớn các doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích này. Thứ hai, người khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu khởi sự của chủ doanh nghiệp là không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà nghiêng về những lợi ích đóng góp cho xã hội. Những người này phát triển kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ nhưng không vì lợi ích cá nhân mình mà nhằm nhấn mạnh đến các khía cạnh và giá trị xã hội nhiều hơn. Khác với doanh nhân kinh doanh, doanh nhân xã hội không có mục đích lợi nhuận mà họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho hoạt động và những giá trị mang tính nhân đạo, xã hội và cộng đồng. Xã hội đánh giá thành công của họ không phải qua lợi nhuận mà bằng những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp cho cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện trong một thời gian khá dài nhưng gần đây mới được biết tới như là một cách tiếp cận sáng tạo và có định hướng thị trường để giải quyết các vấn đề xã hội. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, dùng mục tiêu kinh tế để đạt được mục tiêu xã hội/môi trường. Doanh nghiệp xã hội có thể dưới dạng các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các tổ chức vì cộng đồng phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận hoặc là kết hợp cả hai mô hình trên thành mô hình doanh nghiệp xã hội hỗn hợp. Điều này tuỳ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được và cách thức mà doanh nghiệp cho rằng hiệu quả nhất để đạt mục tiêu Những người khởi sự doanh nghiệp xã hội có thể là doanh nhân, nhân viên xã hội, nhà hoạt động từ thiện,... tùy thuộc mô hình hoạt động của họ. Tuy nhiên, doanh nhân xã hội khác với những người hoạt động xã hội – từ thiện kiểu truyền thống ở chỗ họ sở hữu những phẩm chất, kỹ năng như của một doanh nhân thực thụ. Họ nhạy bén trong việc phát hiện, sử dụng các nguồn lực tiềm năng; đam mê, khát vọng tạo ra sự thay đổi; trực tiếp tạo lập, điều hành các tổ chức/doanh nghiệp xã hội; dám chấp nhận thách thức. Doanh nhân xã hội là người có đầu óc sáng tạo mang lại những thay đổi cho cộng đồng. Như thế, người lập ra doanh nghiệp xã 27 hội lại hoàn toàn không nhằm mục đích kiếm tiền mà vì mục đích xã hội; doanh nghiệp do họ lập ra phát triển bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào nền kinh tế cần để có lợi nhuận nhưng lợi nhuận không dành cho người tạo lập mà dành cho việc tái thiết lập doanh nghiệp nhằm đầu tư cho các hoạt động xã hội. Như thế, doanh nghiệp xã hội lại tối đa hóa lợi ích xã hội nhưng bằng con đường kinh doanh.. 1.2.3. Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự Thứ nhất, khởi sự kinh doanh ở phạm vi quốc tế. Khởi sự kinh doanh ở phạm vi quốc tế nếu chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khởi sự tạo lập doanh nghiệp đáp ứng cầu của thị trường nước ngoài. Các hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu trên thị trường ngoài nước. Doanh nghiệp được thành lập trong nước nhưng doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu, mở chi nhánh nước ngoài, quảng cáo trên báo chí nước ngoài Việc khởi sự kinh doanh quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp có phát hiện và nắm bắt được cơ hội kinh doanh trên các thị trường ngoài nước hay không. Khởi sự quốc tế có thể đem lại lợi ích lớn nếu nền kinh tế nước ngoài có độ tăng trưởng cao, hệ thống pháp luật phù hợp và doanh nghiệp có năng lực đặc biệt mà các đối thủ bản địa không có. Tuy nhiên gặp nhiều rào cản liên quan tới luật pháp, ngôn ngữ, môi trường kinh doanh và công nghệ. Thứ hai, khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường trong nước. Theo cách này doanh nghiệp mới thành lập thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ tại thị trường trong nước. Hiện nay, do tư duy và khả năng của người khởi sự dẫn đến ở nước ta số đông người tạo lập doanh nghiệp khởi sự theo cách này. Sẽ có doanh nghiệp xác định ngay từ đầu là thị trường trong nước (cả nước); cũng có những doanh nghiệp khi khởi sự chỉ xác định cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho một thị trường bộ phận ở trong nước như Công ty Bia Yên Bái chỉ cung cấp bia chủ yếu cho thị trường Tây Bắc. Thứ ba, khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường cả trong nước và quốc tế. Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới còn cho phép và đòi hỏi doanh nhân có tư duy không phân biệt thị trường trong hay ngoài nước: khởi sự kinh doanh tạo lập doanh nghiệp ngay từ đầu hướng đến cả thị trường trong và ngoài nước. Vấn đề là ở chỗ người tạo lập doanh nghiệp phải đặt ra và trả lời câu hỏi kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì mà Việt Nam có lợi thế? Trả lời câu hỏi này không dễ nhưng lại là điều kiện để khởi sự kinh doanh thành công. 1.2.4. Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh Thứ nhất, khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới. 28 Khởi sự kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới là hình thức mà người tạo lập doanh nghiệp trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới, chưa hề có trước đó. Hiểu đúng nghĩa phải có quan niệm toàn cầu, sản phẩm/dịch vụ mới là sản phẩm mà thị trường thế giới chưa có. Đây là cách quan niệm hiện đại, chỉ coi phẩm/dịch vụ chưa bao giờ có là sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới. Cần chú ý rằng khởi sự với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới thường chứa đựng tính rủi ro rất cao vì nhiều nguyên nhân: - Phải gắn với người có tính sáng tạo cao nhưng những con người này thường say mê nghiên cứu; nhiều người trong số đó ít hiểu biết cũng như hứng thú kinh doanh. Do đó, thường đòi hỏi có sự gặp nhau giữa người nghiên cứu và người kinh doanh mà không phải lúc nào cũng thực hiện được. - Phải gắn với nguồn kinh phí cho nghiên cứu lớn cho nên lượng sản phẩm/dịch vụ mới thường xuất hiện ở các cơ quan nghiên cứu, các công ty đã phát triển và còn phải ở các quốc gia có truyền thống sáng tạo. - Cần đầu tư lớn khi khởi sự và gắn với rủi ro không bán được sản phẩm/dịch vụ là rất cao. Vì thế, hầu như số người khởi sự với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn; thậm chí khá hãn hữu ở nước ta. Thứ hai, khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ đã có. Khởi sự kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đã có là hì...nhưng cho sản nếu khách hàng không biết đến thì họ sẽ không mua nó. Vì vậy, phẩm. doanh nghiệp phải làm cho khách hàng biết được sự có mặt của mình trên thị trường và dễ dàng liên hệ mua hàng của doanh nghiệp thay vì tìm đến các đối thủ cạnh tranh khác. 4 Phân khúc Doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều thị trưởng khác nhau và thị trường. tiếp thị nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng không thể bán sản phẩm của mình cho tất cả khách hàng được. Hãy thử tiếp cận một số thị trường cụ thể và những khách hàng có khả năng hưởng lợi từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhiều nhất. Những tiêu chí phổ biến để phân khúc thị trường là tuổi tác, tôn giáo, giới tính và giá cả. 5 Gửi thư việc gửi những lá thư trực tiếp đến người tiêu dùng có hiệu quả trực tiếp. không kém việc gửi một bức thư điện tử. Đối với khách hàng, có một thứ gì đó để cầm trên tay dường như vẫn là một hình thức tiếp thị tốt hơn việc độc thông tin trên màn hình máy tính. 6 Tiếp thị Một trang web được xây dựng hoàn chỉnh với sự giúp đỡ của các qua chuyên gia sẽ là một công cụ đắc lực để tăng cường sự nhận biết Internet của khách hàng và tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy thời gian “sống trên mạng” của nhiều khách hàng dài hơn thời gian dành cho bất cứ hoạt động nào khác trong ngày của họ. 7 Nỗ lực bán Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không bán được hàng. Để bán hàng được hàng, doanh nghiệp phải có thái độ thích hợp. Thái độ là một 90 yếu tố có thể kiểm soát dễ dàng. Để bán hàng thành công, các nhân viên bán hàng cần phải có thái độ tích cực và có niềm tin đối với sản phẩm hay dịch vụ mà mình đang chào bán. 8 Thử Dù cho thực hiện bất cứ hoạt động tiếp thị nào thì doanh nghiệp nghiệm và vẫn phai theo dõi hiệu quả của nó, từ đó duy trì những hoạt động đánh giá có tác dụng tốt nhất và loại bỏ những hoạt động không hiệu quả. Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp Thứ tư, chủ DN cần tự trang bị cho mình những kinh nghiệm thực tế, tăng cường học tập, bổ sung kiến thức và kỹ năng quan trọng như kiến thức kỹ năng về quản trị, kinh tế vi mô, vĩ mô, công nghệ thông tin Kinh nghiệm thực tế có thể do tích lũy từ trước khi KSKD, hoặc trong quá trình triển khai công việc kinh doanh của DN, sau mỗi lần có cuộc gặp với khách hàng, đối tác người chủ DN cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi và tự trả lời để đúc kết những bài học kinh nghiệm trong kinh doanh. Còn kiến thức, kỹ năng người chủ DN cũng có thể trang bị thông qua việc tự học, tự tích lũy thực tế, thông qua học tại các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm trang bị cho mình cái quan trọng nhất để điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luôn rèn luyện và giữ vững những phẩm chất quan trọng, những tố chất cần thiết của người chủ DN thành công như đam mê với kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, khó khăn thử thách, kiên trì và sáng tạo Bởi người chủ DN điều hành toàn bộ hoạt động DN mới, nên mọi ý tưởng, cách quản lý đều từ năng lực của người chủ DN quyết định, nếu người chủ DN thực sự không có năng lực, thì việc DN bị phá sản là điều không tránh khỏi. 3.3.3. Một số đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập nói riêng Thứ nhất, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập trong việc tiếp cận tài chính, hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp thông qua các tổ chức tài chính, quỹ bảo lãnh tín dụng của Nhà nước, thông qua việc kêu gọi các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm ở nước ngoài ở một số lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới như môi trường, công nghệ, thực phẩmTuy nhiên, những cách làm này chỉ tháo gỡ được một phần nào những khó khăn về vốn cho các DN. Hiện nay, loại hình tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính) là khá phù hợp với DN mới thành lập ở quy mô nhỏ và vừa. Do đó, Nhà nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ phát triển kênh hỗ trợ vốn này cho DN mới gia nhập thị trường. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) giúp các chủ doanh nghiệp tìm được nguồn vốn. SBA là một cơ quan liên bang có chức năng chính là bảo 91 đảm vốn vay. Các ngân hàng và các thể chế cho vay khác tham gia vào những chương trình của SBA thường nới lỏng những quy định vốn rất khắt khe về vốn vay vì chính phủ đã hứa là sẽ thanh toán khoản vay này nếu người đi vay không trả được nợ. Chính sách này giúp cho nhiều hoạt động kinh doanh mới đầy rủi ro vẫn có khả năng được vay vốn. Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận công nghệ sản xuất, kinh doanh từ nước ngoài vào Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập nâng cao khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức, cơ quan, Chính phủ cần thực hiện chương trình giao lưu, học hỏi ứng dụng công nghệ vào môi trường làm việc, môi trường sản xuất giữa doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp đã thành công trên thị trường ở trong nước và nước ngoài. Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương thường xuyên có các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp mới thành lập, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực quản trị bao gồm năng lực điều hành và quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự. Giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp mới thành lập cần có mối liên hệ chặt chẽ, chính quyền phối hợp với các doanh nghiệp mới thành lập sử dụng nguồn lực lao động có chất lượng tại chính địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng lao động cho cả doanh nghiệp và Nhà nước. Thứ tư, trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức riêng hỗ trợ các nhà sáng lập, các doanh nghiệp mới thành lập; tăng cường các hoạt động giao lưu, tạo môi trường cho các nhà khởi nghiệp tương lai học hỏi kinh nghiệm và phát triển. Đồng thời, cơ quan quản lý cần có biện pháp quản lý, định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thứ năm, quá trình hội nhập toàn cầu hóa đang diễn ra, vai trò của các trường học trở nên ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Với mức độ gia tăng cạnh tranh góc độ quốc gia lẫn quốc tế và sự thay đổi nhanh chóng môi trường công nghệ, các trường học đào tạo nhà khởi nghiệp, khởi sự KD thực sự cần thiết giúp xã hội có thể tăng hiệu quả phúc lợi như an ninh, việc làm, sức khỏe, văn hóa Nhìn chung, các cơ sở giáo dục và đào tạo nước nhà hiện nay chỉ đào tạo trong phạm vi khung chương trình đào tạo và các phương pháp giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của mình mà còn thiếu về đào tạo và giáo dục về tinh thần khởi nghiệp kinh doanh và giá trị tạo ra cho người học chỉ bó hẹp trong tầm nhìn hạn chế thiếu đi chủ đề chương trình khởi nghiệp kinh doanh. Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất cần đẩy mạnh việc đưa chương trình giáo 92 dục và đào tạo về khởi nghiệp ở tất cả các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước nhằm trang bị những hiểu biết cho các em. Đồng thời, thay đổi chương trình đào tạo, nội dung đào tạo nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn nhất về hoạt động khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, nhằm tạo hành trang tốt và thực tế cho các em khi tham gia khởi sự kinh doanh. 3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu Hạn chế chính của nghiên cứu này là dừng lại ở mức khám phá với số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ, chưa đa dạng mẫu nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mẫu nghiên cứu được sử dụng chỉ nằm ở phạm vi không gian địa lý hẹp, nên chưa có tính bao quát và tính hệ thống cao. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định tính, bộc lộ một số hạn chế của phương pháp đó là khả năng mô hình hóa, lượng hóa các yếu tố chưa cao, qua đó làm độc giả khó hình dung hết được mức độ ảnh hưởng của các điều kiện KSKD này. Các điều kiện KSKD này cần phải được nghiên cứu một cách cụ thể hơn nữa. Cần phân tích và chỉ rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố, xếp loại cho từng yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự ưu tiên. 93 KẾT LUẬN Bài viết tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng (các điều kiện cần thiết) của doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam (trong giai đoạn khởi sự kinh doanh). Các kết quả được đưa ra dựa trên việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Các dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp chính sử dụng đó là thông qua kết quả phân tích và nghiên cứu về chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 4 năm từ năm 2015-2018; các dữ liệu sơ cấp được tác giả phỏng vấn dựa trên thông tin do 20 nhà quản trị, người khởi sự kinh doanh tại các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự kinh doanh. Kết quả đã nghiên cứu cho thấy, những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp mới thành lập đó là yếu tố nguồn vốn và tài chính, ý tưởng kinh doanh sản phẩm- dịch vụ, kiến thức của người khởi sự; kinh nghiệm thực tế của người khởi sự kinh doanh; nguồn nhân lực và quản trị nhân sự, marketing và bán hàng; đối thủ cạnh tranh, thị trường gia nhập Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ít ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp mới thành lập hiện nay ở Việt Nam bao gồm các yếu tố như thủ tục hành chính pháp lý; chính sách về thuế đối với doanh nghiệp mới, nhà cung cấp, quy mô nhóm khởi sự kinh doanh, liên minh, văn hóa-xã hội Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thành công cho các doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam. Giải pháp được đưa ra đối với các nhà khởi sự KD trong tương lai, các doanh nghiệp mới thành lập và cả các cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách hỗ trợ khởi sự KD. Doanh nghiệp mới thành lập muốn thành công được trong những giai đoạn đầu rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan chính phủ và các tổ chức tài chính, sự nỗ lực của các nhà sáng lập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các điều kiện khởi sự kinh doanh, cụ thể là các yếu tố môi trường bên ngoài, bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN mới thành lập là điều rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các DN phát triển. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Bích Hạnh (2009), Thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam (Setting up enterprise and doing business in Vietnam) 2. Hoàng Văn Hoa (2010), Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 3. Lương Minh Huân (2015), Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2015/2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), NXB Giao Thông Vận Tải 4. Hồ Sỹ Hùng (2010), chủ đề “Vườn ươm doanh nghiệp” (Business incubator) 5. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (2016), “Giáo trình khởi sự kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Lê Văn Nam (2012), Chuyên đề “Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp” 7. Trần Văn Trang (2016), Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 8. Nguyễn Quang Vĩnh, Trần Văn Trang (2018), Ứng dụng phương pháp AHP mờ (FAHP) trong xếp hạng thứ tự các yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thành công trong khởi nghiệp sáng tạo, “Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Khởi nghiệp và đổi mới trong kinh doanh”, trường Đại học Thương Mại. 9. ILO (2000), Nhận thức về kinh doanh và khởi nghiệp, Chương trình khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh ở Việt Nam. 10. ILO (2000), Lập kế hoạch kinh doanh, Chương trình khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh ở Việt Nam. 11. Mekong Business Initiative, Thông lệ quốc tế tốt về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp. Tài liệu nước ngoài 12. Alexander Osterwalder and Yves Pigneur (2010), Business Model Generation, Publish by John Wiley & Sons, Inc Hoboken, New Jersey. 13. Alexander Osterwalder and Yves Pigneur (2016), Business Model Generation -Tạo lập mô hình kinh doanh, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Lao Động. 14. Aldrich, H. E. & Wiedenmayer, G. (1993). From traits to rates: An ecological perspective on organizational foundings. In J. A. Katz, & R. H. Brockhaus (eds.). 15. Aldrich, H. (1999). Organizations Evolving. Thousand Oaks, CA: Sage. 16. Åstebro, T., H. Herz, R. Nanda & R.A. Weber. (2014). Seeking the roots of entrepreneurship: Insights from behavioral economics. Journal of Economic Perspectives, 28(3), 49-70. 17. Baron, R.A. (2004). The cognitive perspective: A valuable tool for answering entrepreneurship's basic “why” questions. Journal of Business Venturing, 221-239. 18. Bertrand Brillois (2000); Successful Start-ups & Key Success Factors: A study of the Fast Growing Firms. 19. Bill Aulet (2016), Kinh điển về khởi nghiệp – 24 bước khởi sự kinh doanh thành công, Bản dịch tiếng Việt, NXB Lao động 20. Bruce R. Barringer and R. Duane Ireland (2012), Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, 4/E, Pearson Education 21. Bolton Report (1971), Report of the Committee of Inquiry on Small Firms, chaired by J.E. Bolton, Cmnd. 4811, HMSO, London. 22. Busenitz & Barney (1997). Differences between entrepreneurs and managers in large organizations: Biases and heuristics in strategic decision-making. Journal of Business Venturing, vol. 12, issue 1, 9-30. 23. Charness and Gneezy (2012). Strong Evidence for Gender Differences in Risk Taking. Journal of Economic Behavior & Organization, vol. 83, issue 1, 50-58. 24. Chuthamas C., Aminul I., Thiyada, K., & Dayang, H. M. Y. (2011). Factors affecting business success of small and medium enterprises (SMEs) in Thailand. Asian. Social Science, Vol. 7, No. 5; May 2011. 25. Croson and Gneezy. (2009). Gender Differences in Preferences. Journal of Economic literature. Vol. 47, No.2, June (pp.448-74). 26. Charles E.Bamford & Garry D.Bruton, Mc Graw Hill (2011), Entrepreneurship – A Small Business Approach 27. Don Covey, Start a Business: Start Your Own Business and Get It Right the First Time (How to Start a Small Business, Starting a Business, Starting a Business Book, Startup, How to Write a Business Plan) 28. Davidsson, P., & Gordon, S. R (2013); Identifying important success factors in new venture creation. Prepared for the Department of Industry. 29. Digman. (1990). Personality structure: emergence of the five - factor model. Annual review of Psychology, vol. 41: 417-440. 13. Dohmen và cộng sự (2011). Individual risk attitudes: measurement, determinants, and behavioral consequences. Journal of the European Economic Association. 30. Estrin S., Meyer K.E. & Bytchkova M. (2009), Entrepreneurship in transiton, The Oxford Hand Book of Entrepreneurship, pp 693 – 725 31. John OP, Naumann LP, Soto CJ (2008). Paradigm shift to the integrative Big Five trait taxonomy: History, measurement, and conceptual issues. In RWOP John, Handbook of personality: New York: Guilford Press. Theory Res. p114-158. 32. Gartner William, Entrepreneurship theory and practice, University of Baltimore 33. Hansen et al. (2009). Exploring memory for product name advertised with humour. Journal of Consumer Behaviour. p135-148. 34. Klofsten, Magnus. (1993) The Business Platform: Entrepreneurship & Management, in the early stages of a firm’s development, TII - European Association for the Transfer of Technologies, Innovation and Industrial Information, Luxembourg, Belgium. 35. Kathryn Watson, Sandra Hogarth-Scott and Nicholas Wilson (1998). Small business start-ups: success factors and support implications. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, Vol. 4 No. 3, pp. 217-238. 36. Per Davidsson, Magnus Klofsten (2003). The business platform: Developing an instrument to gauge and to assist the development of young firms. Journal of small business management. 37. Sammut (2010), In Support of the Entrepreneur: From Isolation to the Search for Legitimacy. 38. Stevenson and Jarillo (1990), A Paradigm of Entrepreneurship: Entrepreneurial Management, Strategic Management Journal Vol 11, pp. 17-27 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHỦ ĐỀ: Nghiên cứu điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. Tên doanh nghiệp: Năm thành lập: Tên người được phỏng vấn: Chức vụ: Số điện thoại liên hệ: GIỚI THIỆU Khởi sự kinh doanh là: quá trình một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó (có thể với mục đích tự tạo việc làm cho bản thân/ hoặc tận dụng cơ hội trên thị trường). Người khởi sự kinh doanh là: người thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh. Có doanh nghiệp do một người khởi sự; cũng có doanh nghiệp do một nhóm người cùng nhau khởi sự Điều kiện khởi sự kinh doanh bao gồm những yếu tố cơ bản là: + Nhóm yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài bao gồm: sự tác động từ Chính Phủ (quy định kinh doanh, chính sách, pháp lý, các quyết định hỗ trợ); các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (thuế, kiểm toán, kế toóa, vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp), cơ sở hạ tầng, thị trường gia nhập, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội; + Nhóm yếu tố thuộc về nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (điều kiện nguồn nhân lực; điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật; điều kiện tài chính; sản phẩm; khả năng liên minh); + Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân của người khởi sự kinh doanh/ chủ DN(kinh nghiệm thực tế, năng lực lãnh đạo, kiến thức kỹ năng, tố chất cá nhân, động cơ khởi sự kinh doanh). Doanh nghiệp mới thành lập (trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng để điều tra): là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự kinh doanh, có thời gian hoạt động dưới 3,5 năm. CÂU HỎI PHỎNG VẤN Anh/chị xin vui lòng chia sẻ quan điểm của anh/chị liên quan tới các điều kiện khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp anh/chị thông qua việc trả lời những câu phỏng vấn sau đây. 1. Theo Anh/Chị “Doanh nghiệp của Anh/Chị có khả năng tồn tại và phát triển được đến thời điểm này là dựa trên những yếu tố ảnh hưởng chính nào? 2. Trong số các nhóm yếu tố thuộc về môi trường tác động bên ngoài, theo Anh/ Chị, nhóm yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp anh/ chị; nhóm yếu tố nào ít ảnh hưởng nhất? 3. Anh/Chị đánh giá như thế nào về sự tác động của Chính phủ hiện nay đối với doanh nghiệp anh/chị? 4. Cơ chế, chính sách, quy định pháp lý có tác động như thế nào đến doanh nghiệp của anh/chị? 5. Anh/ Chị đánh giá như thế nào về sự tác động của cơ sở hạ tầng hiện nay ở nước ta đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp anh/chị? 6. Anh/ chị đánh giá như thế nào về sự tác động của giáo dục sau phổ thông đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp anh/ chị? 7. Trong số các nhóm yếu tố thuộc về nguồn lực nội tại của doanh nghiệp, nhóm yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp anh/ chị; nhóm yếu tố nào ít ảnh hưởng nhất? 8. Yếu tố Tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của doanh nghiệp Anh/Chị? 9. Anh/Chị có thực sự quan tâm và kiểm soát chặt chẽ đến các vấn đề dòng tiền vào và dòng tiền ra hàng ngày hay không? 10. Yếu tố nhân sự có phải là nhân tố quyết định lớn nhất đến sự thành công của doanh nghiệp Anh/Chị hay không? Anh chị đã lựa chọn nhân sự đáp ứng những tiêu chí nào? 11. Anh/chị đánh giá như thế nào về sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh trên thị trường? 12. Theo Anh/Chị để doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển trong 3 năm đầu thì yếu tố sản phẩm phải đảm bảo những tiêu chí nào? 13. Theo Anh/Chị, doanh nghiệp của anh/chị thành công được đến thời điểm này có phải hoàn toàn do năng lực cá nhân của người chủ doanh nghiệp hay không? Yếu tố nào ở cá nhân người chủ mà theo Anh/Chị là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp Anh/Chị? 14. Theo Anh/Chị, “kinh nghiệm” có phải là yếu tố ở người khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự thành công của doanh nghiệp anh/chị không? 15. Nếu được xếp loại thành 2 nhóm, nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn và nhóm yếu tố ảnh hưởng ít ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN mới, Anh/CHị sẽ xếp loại các yếu tố ảnh hưởng này như thế nào? Phụ lục 02 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA PHỎNG VẤN NĂM THÀNH STT TÊN DOANH NGHIỆP LẬP 1 Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Thương Mại 28/10/2015 và Du lịch TETTO SJC (tripi.vn) 2 Công ty Cổ phần Vicare 07/12/2015 3 Công ty TNHH Nam Phát Thái Bình 2016 4 Công ty Cổ phần FNS 9/11/2016 5 Công ty Cổ phần Xây dựng Thương Mại và dịch 08/09/2016 vụ Tây Đô 6 Công ty TNHH Tư vấn và hỗ trợ giáo dục Hương 2016 Ban Mai 7 Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại và công nghệ 2016 Hợp Thành 8 Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ Thuật và Thương Mại 11/04/2017 Vạn Minh 9 Công ty TNHH Thương Mại Kiến Nam 2017 10 Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh Thương Mại 2017 Hùng Anh 11 Công ty TNHH Bảo Hiểm Bách An Khang 2017 12 Công ty Cổ phần nông nghiệp Quốc tế Vạn Cường 2017 13 Công ty TNHH Công nghệ tự động hóa sản xuất 2017 VNT 14 Công ty Cổ phần giáo dục Minh Khang 2018 15 Công ty TNHH Thương Mại và Xuất Nhập khẩu 2018 GAT Việt Nam 16 Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ 2018 Trung Phát 17 Công ty Cổ phần công nghệ Bạch Dương 29/07/2015 18 Công ty TNHH Sản xuất, kinh doanh và tư vấn xây 2018 dựng Four Star 19 Công ty TNHH sản xuất và thương mại MT Thủ 2018 Đô 20 Công ty cổ Phần An Phát 2018 PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP THAM GIA PHỎNG VẤN Mã code Giới STT Chức vụ Lĩnh vực hoạt động (chủ doanh tính nghiệp) 1 Nam Phó giám đốc, đồng sáng lập Thương mại điện tử về sản phẩm Tour du CDN 01 công ty lịch trọn gói 2 Nam Giám đốc, Đồng sáng lập Lập trình máy vi tính, tư vấn máy tính CDN 02 3 Nam Giám đốc, người sáng lập Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác CDN 03 trong xây dựng 4 Nữ Phó giám đốc, người sáng lập Sản xuất trang thiết bị mầm non nhập khẩu CDN 04 và phân phối đồ chơi mầm non 5 Nam Giám đốc, người sáng lập Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng CDN 05 máy khác 6 Nam Người sáng lập, giám đốc Dịch vụ hỗ trợ giáo dục, ngành giáo dục CDN 06 mầm non, giáo dục tiểu học 7 Nữ Giám đốc, người sáng lập Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải CDN 07 8 Nam Phó giám đốc, người sáng lập Bán buôn tổng hợp CDN 08 9 Nam Phó giám đốc, người sáng lập Bán buôn tổng hợp CDN 09 10 Nữ Phó giám đốc, người sáng lập Bán buôn đồ uống CDN 10 11 Nam Giám đốc, người sáng lập Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm CDN 11 12 Nam Giám đốc, người sáng lập Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ CDN 12 gỗ, tre, nứa); và động vật sống 13 Nam Phó giám đốc, người sáng lập Sản xuất, gia công cơ khí, xử lý và tráng CDN 13 phủ kim loại 14 Nữ Giám đốc, người sáng lập Giáo dục khác chưa được phân vào đâu CDN 14 15 Nữ Phó giám đốc, người sáng lập Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ CDN 15 gỗ, tre, nứa) và động vật sống 16 Nữ Giám đốc, người sáng lập Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác CDN 16 17 Nam Giám đốc, người sáng lập Sản xuất, gia công sản phẩm phần mềm CDN 17 18 Nam Phó giám đốc, người sáng lập Sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng CDN 18 19 Nữ Giám đốc, người sáng lập Sản xuất, buôn bán nông sản CDN 19 Mã code Giới STT Chức vụ Lĩnh vực hoạt động (chủ doanh tính nghiệp) 20 Nam Phó giám đốc, người sáng lập Sản xuất may mặc CDN 20 PHỤ LỤC 04: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KHỞI SỰ KINH DOANH Tình huống 01: Tài chính với quá trình khởi sự kinh doanh Nhận thấy xung quanh huyện mình chưa có cơ sở nào cung cấp loại ngan Pháp, một giống ngan quý, tăng trưởng nhanh, thịt nhiều, ít bệnh tật, anh Hoàng lặn lội lên tận Bắc Ninh tìm mua ngan giống và học tập kỹ thuật chăn nuôi. Anh quyết tâm trở thành nhà cung cấp ngan thịt và ngan giống hàng đầu cho tỉnh nhà và các vùng lân cận nên ngay từ đầu anh chuẩn bị tiền đề để xây dựng một cơ sở có quy mô và kỹ thuật tương xứng. Anh thuê một diện tích khá rộng ngay gần chợ trung tâm huyện; khu này tuy giá hơi cao nhưng rất thuận tiện cho việc kinh doanh và mở rộng sau này. Anh mua ngay 5 máy ấp trứng, mỗi máy có công suất 3.000 trứng. Anh còn sắm cả một xe tải loại nhẹ, ngoại nhập, có cả điều hòa nhiệt độ để vận chuyển ngan giống đi xa. Văn phòng làm việc của anh được trang bị hiện đại và đẹp mắt. Biển hiệu ở trại giống và trên xe tải đều được anh thiết kế cẩn thận, đẹp mắt. Anh thuê 4 nhân công làm việc ở trại giống nhưng kỹ thuật ấp trứng và chăm sóc ngan giống vẫn do anh trực tiếp phụ trách. Do nhu cầu vốn lớn nên anh phải thế chấp nhà của mình và của cha mẹ để vay vốn ngân hàng. Công việc kinh doanh có nhiều thuận lợi. Ngan giống nhiều khi không đủ để cung cấp cho thị trường. Anh xác định chủ trương bán hàng trả chậm để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Thấm thoắt đó đến kỳ trả lãi ngân hàng, nhưng anh Hoàng không gom đủ tiền, một phần vì các khách hàng mua trả chậm chưa thanh toán. Anh Hoàng rất bất ngờ khi lâm vào tình huống này. Công việc kinh doanh đang rất thuận lợi, doanh số tăng đều nhưng anh sẽ gặp rắc rối lớn nếu trong 2 tháng tới không gom đủ 200 triệu để trả tiền vay ngân hàng. 1. Theo bạn anh Hoàng đang gặp rắc rối gì? Nguyên nhân của những rắc rối này? 2. Nếu là anh Hoàng, bạn có những điều chỉnh gì nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện nay? Tình huống 02: Thành lập công ty du lịch Ông Hoàng đang dự định mở một Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng kinh nghiệm khi đi du lịch. Cả hai tour du lịch nội địa và quốc tế có kèm dịch vụ âm nhạc đầy đủ sẽ được giới thiệu cho các cá nhân và tập thể có nhu cầu trong các thị trường đặc biệt. Sản phẩm của công ty bao gồm du lịch trọn gói từ các thành phố của việt Nam đến các địa điểm nổi tiếng có nền âm nhạc dân gian đặc sắc. Mục tiêu của công ty là trở thành nhà điều hành các tuyến du lịch kết hợp âm nhạc tốt nhất ở việt Nam, nhằm cung cấp cho khách hàng các tour du lịch mạo hiểm nhưng được bảo vệ an toàn. Ông đã viết xong kế hoạch kinh doanh và dự định thành lập công ty du lịch để hiện thực hoá bản kế hoạch kinh doanh đó. Hãy nêu các nội dung cần làm để thành lập doanh nghiệp cho ông Hoà? PHỤ LỤC 04: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KHỞI SỰ KINH DOANH Tình huống 03: Thịnh vượng qua cạnh tranh giá cả c ủa Southwest Airlines Những năm gần đây, những cuộc chiến tranh giá cả của các hãng hàng không đã mang lợi ích cho hành khách do giảm giá vé máy bay, nhưng ạl i không tạo ra được khách hàng trung thành hay lợi nhuận ổn định cho các hãng hàng không tham gia cạnh tranh. Thật vậy, giá thấp và những chiến lược giá không hợp lý đã gây nên sự suy thoái của một số hãng hàng không (Eastern, Braniff) và buộc một số hãng khác phải đặt dưới sự bảo hộ phá sản (TWA, Continental. America West). Trong tình trạng hỗn loạn đó, ít nhất có một hãng vận tải hàng không Hoa Kỳ - Southwest Airlines - đã sử dụng yếu tố giá trong chương trình marketing của họ để giữ được khách hàng và tạo được lợi nhuận. Về cơ bản, Southwest cung cấp những dịch vụ không kiểu cách với giá vé thấp cho hơn 1.200 chuyến bay cự ly ngắn hàng ngày giữa 36 thành phố trong khoảng 1/3 số tiểu bang. Southwest tránh cạnh tranh đối đầu với các hãng hàng không lớn nhất. Công ty tập trung vào các thị trường mà họ đánh giá là có quá ít chuyến bay và giá vé máy bay tương ốđ i cao. Giá của hãng thấp hơn hẳn giá thị trường, có thể chỉ bằng từ 50 đến 60% giá vé trước đây của các đối thủ cạnh tranh trên cùng đường bay. Thông thường, sự xâm nhập của Southwest vào một thị trường gây ra một cuộc chiến giá cả kéo dài. Do Southwest nhấn mạnh yếu tố giá thấp, hãng phải duy trì chi phí thấp để đạt lợi nhuận. Với tâm niệm đó, hãng cố gắng giữ cho các máy bay hoạt động càng nhiều càng tốt. Làm như vậy, hãng đã sử dụng tài sản đắt tiền nhất của họ, phi đội khoảng 125 máy bay, với hiệu quả cao nhất. Và Southwest cố giữ giờ bay của máy bay - khoảng 11 giờ mỗi ngày, so với mức bình quân của ngành là 8 giờ. Mỗi khi máy bay của Southwest hạ cánh, nó mất trung bình 15 phút (khá hơn mức bình quân 45 phút của ngành) để chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp. Hơn nữa, để giảm chi phí huấn luyện nhân viên và phụ tùng tồn kho, hãng chỉ sử dụng một loại máy bay - Boeing 739. Một cách khác để Southwest kiểm soát chi phí là duy trì một lực lượng làm việc năng suất cao, do đó hãng thường sử dụng một nhân viên, thay vì 3, để đón khách lên máy bay. Những chính sách như vậy giúp cho Công ty có chi phí hoạt động thấp nhất ngành, dưới 7 cent cho mỗi đơn vị chỗ ngồi có sẵn; các hãng hàng không khác thường chi phí trong khoảng từ 9 đến 15 cent. Với ít dịch vụ (thức ăn, chỗ ngồi ấn định,), người ta có thể không gắn bó lâu dài với hãng, tuy nhiên, nhiều khách hàng của Southwest rất trung thành, tại sao? Vì một điều, những lợi ích của dịch vụ tử tế, thường xuyên, đúng giờ kết hợp với giá vé thấp biểu thị một giá trị to lớn đối với nhiều hành khách đi máy bay. Southwest cũng đối xử với khách hàng như là những cá nhân -bằng cách gửi thiếp mừng sinh nhật đến những hành khách đi máy bay thường xuyên và bằng cách mời một vài người trong số họ dự các cuộc phỏng vấn những nhân viên phi hành tương lai. Từ khi thâm nhập vào California cách đây vài năm, hãng đã đạt được 25% thị phần trong tiểu bang. Số hành khách bay giữa Oakland và Ontario tăng vọt 123% trong quý đầu tiên mà Southwest bay giữa các thành phố này. Câu hỏi 1. Hãng Southwest phải làm gì với các loại phí (như định phí, chi phí biên) để có thể kiểm soát được mức giá cả của mình? 2. Lợi thế nào mang tính riêng biệt của hãng Southwest? 3. Southwest sẽ phải dùng chiến lược giá nào nếu khi các hãng hàng không khác cũng bắt chước việc giảm giá cũng như cung cấp các dịch vụ đơn giản, không cầu kỳ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_ket_de_tai_nghien_cuu_dieu_kien_khoi_su_kinh_do.pdf
Tài liệu liên quan