Báo cáo tổng kết đề tài - Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” Mã số: CS18 – 05 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Thị Hồng Nhung Thành viên tham gia: ThS. Đỗ Thị Thu Huyền Hà Nội, tháng 4/2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Tính cấp

pdf132 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết nghiên cứu đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ............................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .....................................................................................12 6. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................................13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA .......................................................................14 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................................14 1.1.1 Khu du lịch quốc gia .................................................................................................14 1.1.2 Chính sách phát triển các khu du lịch .......................................................................19 1.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia ....................23 1.2.1 Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia .......................................................23 1.2.2. Quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia .............................................27 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển khu du lịch quốc gia .......................33 1.3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................................33 1.3.2. Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương ....................................34 1.3.3. Bộ máy tổ chức quản lý các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..............................34 1.3.4. Ngân sách chi cho phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ............................35 1.3.5. Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các khu du lịch quốc gia ...................................35 1.3.6. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ........................36 1.3.7. Nhận thức của dân cư địa phương tại các khu du lịch quốc gia ...........................36 1.3.8. Các yếu tố khác ........................................................................................................37 1.4 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch và bài học rút ra cho Việt Nam ..........37 1.4.1 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia tại một số quốc gia trên thế giới ..............................................................................................37 1.4.2 Bài học rút ra cho các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ........................................41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM ....................................................................................................46 2.1 Tổng quan về các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam .................................................46 2.1.1 Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm ........................................................................46 2.1.2 Khu du lịch quốc gia Sapa ........................................................................................47 2.1.3 Khu du lịch quốc gia Núi Sam ..................................................................................48 2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam .....49 2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................................49 2.2.2. Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương ....................................52 2.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..............................53 2.2.4. Ngân sách chi cho phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ............................56 2.2.5. Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các khu du lịch quốc gia ...................................57 2.2.6. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ........................59 2.2.7. Nhận thức của dân cư địa phương tại các khu du lịch quốc gia ............................61 2.3 Phân tích thực trạng chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ............61 2.3.1 Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..................................61 2.3.2 Thực trạng quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam .......73 2.4. Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng ......................................................................78 2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân của chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam ............. 78 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam ............. 81 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM ................85 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới ......................................................................................................85 3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới ..........85 3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................................................87 3.2 Định hướng và quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam .......................................................................................................................88 3.2.1 Định hướng phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam .............................................88 3.2.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam ..........91 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam ..... 91 3.3.1. Hoàn thiện các chính sách phát triển .....................................................................92 3.3.2. Khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với các doanh nghiệp du lịch tại các địa phương có KDLQG .............................................................. 100 3.3.3. Nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG Việt Nam .................................................................................................... 101 3.3.4. Tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG Việt Nam ............................. 102 3.3.5. Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các KDLQG Việt Nam ......................................................................... 103 3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các KDLQG Việt Nam ........... 104 3.3.7. Hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra triển khai thực hiện chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam ........................................................................................... 105 3.4. Kiến nghị về chính sách phát triển KDLQG tại Việt Nam đến năm 2030 .............. 105 3.4.1.Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL và TCDL ................... 106 3.4.2. Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan về du lịch của các địa phương có KDLQG 106 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các chính sách phát triển du lịch chủ yếu ..........................................................23 Bảng 2.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến KDLQG Việt Nam (2017 – 2018) ..........58 Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch nội địa đến KDLQG Việt Nam (2017 – 2018) ...........58 Bảng 3.1 Kế hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam giai đoạn năm 2020, tầm nhìn 2030 ..........................................................................................................89 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình xây dựng chính sách .........................................................................29 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDĐT Giáo dục đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KDL Khu du lịch KDLQG Khu du lịch quốc gia LĐTBXH Lao động – Thương binh – Xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản TP Thành phố QG Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân VHTTDL Văn hóa – Thể thao và Du lịch BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Mã số: CS18 – 05 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Thị Hồng Nhung Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thương mại Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 2. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia hiện nay để xác lập quan điểm, phương hướng và các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về chính sách phát triển khu du lịch quốc gia. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá khách quan thực trạng các chính sách và quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia của Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020-2030. 4. Kết quả nghiên cứu: Đóng góp về mặt lý thuyết, đề tài đã tổng quan được một số khái niệm cơ bản về khu du lịch quốc gia như: Khái niệm, đặc điểm khu du lịch quốc gia; Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia; Nội dung phát triển khu du lịch quốc gia; các vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia bao gồm các chính sách, quy trình chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề tài đã sử dụng các thông tin và dữ liệu thứ cấp đánh giá thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian vừa qua. Về giải pháp, trên cơ sở các dự báo về phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch Việt Nam, đề tài đã nhận dạng các phương hướng và quan điểm để hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Đề tài cũng tập trung đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số kiến nghị đối với các bộ, ban, ngành có liên quan. 5. Sản phẩm: - 01 bài báo đăng Tạp chí khoa học chuyên ngành - 01 báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài 6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Phương thức chuyển giao Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài sau khi được nghiệm thu chính thức sẽ được chuyển giao toàn bộ tới phòng Quản lý Khoa học, trường Đại học Thương mại. Đồng thời, báo cáo tổng hợp của đề tài sẽ được lưu trữ tại thư viện của Trường Đại học Thương mại phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên của Nhà trường. Địa chỉ ứng dụng + Tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong việc khai thác tài nguyên tại các khu du lịch quốc gia trong kinh doanh du lịch. + Các trường có đào tạo về quản lý nhà nước về du lịch. + Tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý hoạt động du lịch và các hoạt động liên quan. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu - Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, đề tài được nghiên cứu để có thể vận dụng trong giảng dạy học phần Kinh tế du lịch tai trường Đại học Thương Mại nói riêng và các trường có giảng dạy về Chính sách phát triển du lịch tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch nói chung. - Đối với phát triển kinh tế - xã hội + Đối với Tổng cục Du lịch: Đề tài có thể được sử dụng để hỗ trợ công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại các khu du lịch quốc gia của Việt Nam để phát triển du lịch + Đối với công ty lữ hành du lịch: Đề tài có thể giúp hỗ trợ khai thác tài nguyên, xây dựng và phát triển bền vững các tour du lịch tại các khu du lịch quốc gia trên địa bàn cả nước. + Đối với cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu du lịch quốc gia: Đề tài giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị tự nhiên – văn hóa của địa phương, cùng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày 01 tháng 4 năm 2019 Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) Dương Thị Hồng Nhung INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Policies for developing Vietnam's national tourist areas: Current situation and solutions Code number: CS18 - 05 Coordinator: Duong Thi Hong Nhung Implementing institution: Thuong mai University Duration: from September 2018 to May 2019 2. Objective(s): The objective of the research is to analyze and evaluate the current status of policies to develop national tourist areas to establish views, orientations and solutions and proposals to improve policies for developing Vietnam's national tourist areas in the coming period. 3. Creativeness and innovativeness: The research has systemized a number of theoretical issues on policies for developing national tourist areas. The research has used qualitative research methods to objectively assess the current status of policies and policies process of policies for developing Vietnam's national tourist areas. The research has proposed solutions and recommendations to improve policies for developing Vietnam's national tourist areas in the period 2020-2030. 4. Research results: In theory, the research has overviewed some basic concepts of national tourist areas such as: Concept, characteristics of national tourist areas; Conditions for recognizing national tourist areas; Content of developing a national tourist area; Basic issues related to policies for developing national tourist areas include policies, policy processes and factors affecting policies to develop national tourist areas. In terms of practical contributions, the research has used secondary information and data to assess the current status of policies to develop Vietnam's national tourist areas in the past time. Regarding the solution, on the basis of forecasts on the direction and objectives of socio-economic and tourism development in Vietnam, the research has identified the orientations and perspectives to improve the policies to develop Vietnam's national tourist areas. The research also focuses on proposing solutions to improve policies for developing Vietnam's national tourist areas in the coming time. In addition, the research also proposes a number of recommendations to the relevant ministries, departments and agencies. 5. Products: - 01 article published in a specialized scientific reviews - 01 summary report on research topic 6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results: Transfer alternatives The research’s report after being officially accepted will be transferred to the Department of Science Management, Thuong mai University Besides, the research’s report will be stored in the library of Thuong mai University for research, teaching and learning of lecturers and students of the University. Application institutions + Reference materials for Vietnamese tourism enterprises in exploiting natural resources in national tourist areas in tourism business. + Schools have training on state management on tourism. + Reference materials for state management agencies in the process of managing tourism activities and related activities. Impacts and benefits of research results - For education and training: The research can be used as a reference for studying and research. The research could be used to applied in teaching the Tourism Economics at Thuong mai University in particular and the schools have trained the policy of developing tourism at universities and colleges that training in tourism in general. - For socio-economic development + For the Department of Tourism: The research can be used to support the management and exploitation of tourism resources at Vietnam’s national tourist areas to develop tourism. + For tourism enterprises: The research could support the exploitation of natural resources, sustainable setting up and developing the tours in the national tourist areas throughout the country. + For the community living in the national tourist areas: The research helps raise people's awareness in preserving the natural and cultural values of the locality, along with tourism enterprises in the locality to bring high economic efficiency. 2rd April, 2019 Host organization Coordinator Duong Thi Hong Nhung MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã có sự tăng trưởng và đa dạng hóa mạnh mẽ để trở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Du lịch hiện nay đang không ngừng phát triển gắn liền với số lượng ngày càng nhiều các điểm đến mới. Những động thái này đã biến du lịch thành động lực chính cho sự tiến bộ kinh tế xã hội. Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO, năm 2017, du lịch quốc tế đóng góp 10% GDP toàn cầu, 1/10 việc làm trên toàn thế giới, 7% giá trị xuất khẩu quốc tế, 30% giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ, tương ứng 1,4 nghìn tỷ USD. Do đó, du lịch có vai trò quan trọng trong kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng quốc gia đã và đang phát triển nói riêng. Ngoài vai trò kinh tế, du lịch còn được đánh giá là có những đóng góp quan trọng cả về văn hóa – xã hội và chính trị. Đây cũng là ngành được các chính phủ xem xét như một phương tiện thúc đẩy và tăng trưởng việc làm cho người dân, góp phần ổn định xã hội. Vì vậy, kiểm soát và quản lý ngành du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gia luôn cần được khuyến khích và hỗ trợ, nhằm đảm bảo sự phát triển này tương thích với cơ sở hạ tầng, văn hoá và các giá trị địa phương. Đối với các điểm đến du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, là những khu vực có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch thì càng cần có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước để đảm bảo phát triển lâu dài và hiệu quả. Như vậy, chính sách quản lý nhà nước đối với các khu du lịch quốc gia là rất cần thiết nhằm đảm bảo ngành du lịch, cũng như các hoạt động du lịch tại đó được phát triển một cách bền vững, công bằng và có trách nhiệm để mang lại những đóng góp tích cực và đáng kể vào sự phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hiện nay có 46 khu du lịch quốc gia tiềm năng và đã bổ sung thêm một khu du lịch quốc gia tiềm năng là khu du lịch Núi Sam vào năm 2015. Trong đó, tính đến tháng 12 năm 2018, đã có 03 khu du lịch quốc gia chính thức được công nhận, đó là khu du lịch quốc gia Sapa (Lào Cai), Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) và Khu du lịch quốc gia Núi Sam (An Giang). Với tài nguyên du lịch phong phú, việc công nhận và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các khu du lịch quốc gia, đồng thời đề ra các chính sách quản lý nhằm phát triển du lịch ở đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên du lịch và đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững các yếu tố tài nguyên. Cụ thể, hiện nay, các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam đang được thực hiện các chính sách phát triển du lịch như: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, Chính sách phát triển sản phẩm du lịch, Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch, Chính sách tài chính, Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch, Chính sách hợp tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch ... Tuy vậy, việc triển khai chính sách quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả, nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư vào xây dựng các công trình du lịch tại các khu du lịch quốc gia chưa mang lại lợi ích mong muốn; Hơn nữa chính sách thu hút đầu tư vào du lịch cũng chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hiện tại một số địa phương có điều kiện kinh tế chưa phát triển nên quá trình triển khai các chính sách phát triển du lịch bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế; Chính sách xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm đúng mức cả về chất và lượng; Chính sách đầu tư du lịch chưa kích thích đầu tư kinh doanh du lịch; Chính sách xây dựng sản phẩm mới chưa khuyến khích khai thác tiềm năng du lịch hợp lý, chưa phát triển thị trường du lịch địa phương tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch, chưa thúc đẩy ngành du lịch phát triển... Do đó, sự phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả. Để có điều kiện hội nhập phát triển du lịch với cả nước, trong khu vực và quốc tế, khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia trong giai đoạn trước mắt và tầm nhìn lâu dài là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về sự phát triển du lịch nói chung và phát triển khu du lịch quốc gia nói riêng. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp rất nhiều cơ sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây, bao gồm những vấn đề lý luận về khu du lịch, chính sách phát triển du lịch, tình hình phát triển du lịchTuy nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam, vì thế, đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả vừa đảm bảo có sự kế thừa các lý luận khoa học liên quan, vừa có tính mới, không bị trùng lặp với các đề tài trước đây. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho hướng nghiên cứu đề tài cấp cơ sở của mình. Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn đóng góp một phần vào việc xây dựng và hoàn thiện những chính sách phù hợp để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới cũng như ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập và bàn thảo về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Khu du lịch quốc gia và Chính sách phát triển du lịch. Các nghiên cứu về khu du lịch, khu du lịch quốc gia Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về khu du lịch, khu du lịch quốc gia. Các công trình nghiên cứu này đã phần nào hệ thống hóa được các khái niệm về du lịch, khu du lịch, về mô hình hoạt động, về những tác động của các khu du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên và đối với kinh tế xã hội của khu vực. Những công trình này chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, một số sách chuyên khảo và tham khảo. Với những khu du lịch hoặc vùng du lịch ở nước ngoài, các tác giả thường nghiên cứu khái quát về sự phát triển du lịch tại đó và các vấn đề liên quan. Như cuốn “Tourism in Developing Countries”, Nxb International Thomson Business Press, hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997) đã tập trung phân tích những vấn đề về sự phát triển du lịch tại các điểm đến du lịch ở các khu du lịch của các nước đã và đang phát triển như mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô. Cũng nghiên cứu về phát triển du lịch tại các khu du lịch, cụ thể tại các vùng du lịch nông thôn, các tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997) trong cuốn “The Business of Rural Tourism International Perspectives”, Nxb International Thomson Business Press, đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch của chính phủ và các tác động của kinh doanh du lịch tại vùng nông thôn. Trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại vùng nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân... và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã khái quát được những vấn đề cơ sở lý luận về khu du lịch và tuyến điểm du lịch nói chung, vai trò và điều kiện hình thành, phát triển các khu và tuyến điểm du lịch Việt Nam, các khu du lịch biển quốc gia và các khu du lịch nói chung. Bên cạnh đó, các đề tài nói trên đã đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển các khu du lịch khác nhau tại các quốc gia điển hình trên thế giới để từ đó tổng kết, đúc kết thành những bài học kinh nghiệm quý giá trong khai thác và phát triển du lịch tại các khu du lịch của Việt Nam. Có thể kể đến như đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã tổng hợp hệ thống lý luận về khu, tuyến, điểm du lịch: Các khái niệm về khu, tuyến, điểm du lịch; vai trò, ý nghĩa của các khu, tuyến, điểm du lịch đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam; Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch; Những nhóm tiêu chí chính để xây dựng khu, tuyến, điểm du lịch. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong việc xác định tiêu chí xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch (chủ yếu nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...) làm cơ sở cho việc xác định tiêu chí xác định và quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam. Trong khi đó, đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (tác giả Lê Văn Minh) năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” cũng đưa ra một số cơ sở lý luận về khu du lịch nhưng nghiên cứu sâu hơn ở góc độ đầu tư phát triển khu du lịch. Bên cạnh đó, đề tài đã tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trong việc quản lý tài nguyên và phát triển du lich, trong đầu tư phát triển du lịch, trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch tại các khu du lịch. Cũng về các khu du lịch, nhưng đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển QG tại vùng du lịch Bắc Trung bộ” lại tiến hành tổng hợp và hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển khu du lịch biển, đánh giá đặc điểm các khu du lịch QG biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các nhân tố tác động đến nó trong quá trình phát triển, đồng thời cũng tiến hành tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu du lịch QG biển nước ngoài. Ngoài việc đưa ra những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý và phát triển các khu du lịch nói chung và một số khu du lịch đặc trưng, như khu du lịch biển, những đề tài nói trên cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các khu du lịch cụ thể và đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp. Cụ thể, đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam” đã đánh giá hiện trạng phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam qua các khía cạnh chính: Thực trạng công tác phát triển và khai thác các khu, tuyến, điểm du lịch; Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý du lịch nói chung, quản lý phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch nói riêng. Từ đó đề xuất tiêu chí xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam như: Tiêu chí xây dựng các khu du lịch biển; Tiêu chí xây dựng các khu du lịch núi; Tiêu chí xây dựng các khu du lịch hỗn hợp. Còn đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ” lại tập trung nghiên cứu về các khu du lịch biển quốc gia vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển các khu du lịch quốc gia biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, xác định những tồn tại thách thức trong quá trình phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển các khu du lịch quốc gia biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020. Trong khi đó, đề tài NCKH cấp Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” ... theo quy định của Luật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP như trên thì sẽ được công nhận khu du lịch quốc gia chính thức. 1.1.1.2 Đặc điểm khu du lịch quốc gia Khu du lịch quốc gia là khu vực địa lý có sức hấp dẫn về du lịch và có các hoạt động kinh doanh du lịch đảm bảo chất lượng. Khu du lịch quốc gia có những đặc điểm riêng biệt, khác với các điểm hấp dẫn du lịch khác. Khu du lịch quốc gia có sức hấp dẫn, được xây dựng và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, bao gồm các yếu tố hấp dẫn như tài nguyên du lịch (phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa) và các sự kiện ở mức độ ít nhất là thu hút được thị trường trong vùng, ngoài ra còn có sức hút với thị trường cả nước và quốc tế. Khu du lịch quốc gia có các đặc trưng riêng (lịch sử, văn hóa, tự nhiên, nhân tạo) để tạo nên sự khác biệt với các khu du lịch khác và có giá trị tài nguyên được xét tầm quốc gia. Khu du lịch quốc gia được quy hoạch và đầu tư đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững. Khu du lịch quốc gia phải nằm trong quy hoạch tổng thể du lịch quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế vùng lãnh thổ và theo những định hướng chiến lược phát triển du lịch thống nhất chung của quốc gia. Tổ chức hình thành khu du lịch quốc gia nhất thiết phải có dự án và luận chứng kinh tế kỹ thuật và phải qua thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật. Khu du lịch quốc gia chỉ được tổ chức hình thành, khai thác kinh doanh theo quy định của luật pháp quốc gia. Khu du lịch quốc gia có khả năng mở rộng, gồm nhiều điểm hấp dẫn du lịch có sự liên kết với nhau. Khu du lịch quốc gia cần có sự phân biệt rõ ranh giới hành chính, trong đó xác định các điểm tham du lịch trong cùng phạm vi địa giới hành chính, tạo ra cụm điểm du lịch liền kề, hấp dẫn, có nét đặc trưng chung, thu hút du khách trong và ngoài nước. Khu du lịch quốc gia có giá trị và quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường cho cả địa phương và quốc gia. 1.1.1.3. Nội dung phát triển khu du lịch quốc gia Nội dung phát triển khu du lịch quốc gia thực chất là nội dung phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Hiểu theo nghĩa đơn giản, phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia là việc mở rộng quy mô, cơ cấu sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia, đồng thời tăng chất lượng dịch vụ du lịch tại đó. Theo cách tiếp cận về kinh tế du lịch, phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia là việc tăng khả năng cung dịch vụ du lịch tại khu du lịch quốc gia, đồng thời kích thích tăng cầu tiêu dùng dịch vụ du lịch của du khách tại đây, bên cạnh đó, tăng cường các điều kiện hoạt động và môi trường hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Trong phạm vi đề tài, nhóm tác giả xác định, phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia là sự gia tăng không chỉ số lượng (quy mô, cơ cấu) các loại hình dịch vụ du lịch mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cung ứng tốt hơn cho du khách và đem lại lợi ích ngày càng cao cho các đối tượng liên quan khác (như chính quyền địa phương, công ty du lịch và cộng đồng dân cư) tại khu du lịch quốc gia. Trên cơ sở đó, nội dung phát triển khu du lịch quốc gia bao gồm các vấn đề sau: - Quy hoạch, phát triển khu du lịch quốc gia: Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển luôn là một trong những nhiệm vụ quản lý nhà nước quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành/lĩnh vực kinh tế - xã hội nào, trong đó có ngành/lĩnh vực du lịch. Quy hoạch và phát triển khu du lịch quốc gia là quy hoạch ngành và du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao tại các khu du lịch quốc gia. Đối với mọi cấp, quy hoạch du lịch là rất cần thiết để có thể quản lý và thành công trong sự phát triển ngành du lịch tại điểm đến. Kinh nghiệm cho thấy những địa phương phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội và môi trường, giảm lợi ích về kinh tế, không thể nào cạnh tranh một cách hiệu quả đối với bất kỳ một điểm đến khác đã có quy hoạch du lịch. Theo đó, để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và lợi ích đạt được, việc lập quy hoạch phát triển du lịch tại khu du lịch quốc gia phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của vùng du lịch, chiến lược phát triển ngành du lịch; bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch, đồng thời phát huy được thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, từng vùng nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch tại các khu du lịch quốc gia. - Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, các giá trị văn hóa và môi trường du lịch ở các khu du lịch quốc gia: Môi trường tự nhiên và xã hội cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn ban hành các quy định, UBND các cấp tại các vùng du lịch phải có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình kinh doanh. Khách du lịch, dân cư tại vùng du lịch có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ giá trị di sản văn hóa, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam. - Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch: Để có sản phẩm du lịch, cần có sự liên kết cả trong và ngoài ngành du lịch, cả địa phương với trong và ngoài nước. Nhu cầu của thị trường thì lớn nên khâu đầu tư vào sản phẩm du lịch cần liên kết để theo kịp, trước hết là với các doanh nghiệp du lịch tại vùng du lịch. Cần có dịch vụ cho khách “dừng chân” như các dịch vụ vui chơi giải trí. Đảm bảo tuyệt đối an toàn phương tiện tàu thuyền, văn hoá ẩm thực, du lịch tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt cộng đồng dân tộc. Ngay trong việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia chí ít cũng cần tới sự liên kết của ba nhà: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà tổ chức du lịch. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đầu tư phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao tại các khu du lịch quốc gia: Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước và từng địa phương. Phát triển mạng lưới giao thông thuận tiện và nhanh chóng, tạo điều kiện phát huy hiệu quả hoạt động phục vụ du lịch. Đầu tư đổi mới, nâng cấp và hiện đại hóa các phương tiện vận chuyển khách du lịch đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ. Ưu tiên các dự án quan trọng, tăng cường công tác quản lý các công trình xây dựng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, công nghệ phục vụ du lịch hiện đại cũng rất quan trọng. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các tuyến, điểm và khu du lịch hiện đại. Hiện đại hoá các phương tiện thông tin liên lạc và các trang thiết bị phục vụ du khách. - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch: Phát triển nguồn nhân lực du lịch cần tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trong ngành du lịch, gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. - Tuyên truyền, quảng bá du lịch: Vấn đề tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến để thu hút vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm. Các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về du lịch. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch tại các khu du lịch quốc gia cần tham gia vào nhiều hội chợ du lịch của khu vực và quốc tế nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch của khu du lịch quốc gia để thu hút khách. 1.1.2 Chính sách phát triển các khu du lịch a, Khái niệm Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chính sách, trên cơ sở khác nhau và các cách tiếp cận khoa học khác nhau, dưới đây là một số khái niệm cơ bản: Theo tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt (2012), trong giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội”, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình quyết định. Chúng chỉ ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào có thể và những quyết định nào không thể. Như vậy, chính sách chính là định hướng hành động và cả những giải pháp cần thiết để hiện thực hóa những định hướng đó. Mọi chủ thể đều có chính sách của riêng mình như Nhà nước có chính sách của Nhà nước, địa phương có chính sách của địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội – văn hóa cũng có những chính sách riêng của mình. Xét ở góc độ quản lý nhà nước về kinh tế, chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết một số vấn đề, thực hiện những mục tiêu nhất định. Chính sách của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của quốc gia và địa phương, đối với cả nền kinh tế – văn hóa – chính trị – xã hội, hoặc có thể đối với từng ngành riêng biệt. Các chính sách được thực hiện thông qua bộ máy các ngành, các cấp có liên quan (chiều ngang), hoặc từ trung ương đến địa phương và đến cá nhân (chiều dọc). Chính sách được thể hiện qua các văn bản bao gồm Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm ở Trung ương và địa phương; Ở cấp Trung ương bao gồm luật, pháp lệnh, nghị quyết (của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội), Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Thông tư liên tịch; Ở cấp địa phương bao gồm Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Ủa ban Nhân dân Theo giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt, chính sách bao hàm các biện pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi chính sách bao gồm hai bộ phận: định hướng, mục tiêu cần đạt và các giải pháp để thực hiện mục tiêu, định hướng đó. Khu du lịch là một đối tượng quản lý, là đối tượng tác động của chính sách, chính sách phát triển khu du lịch là các chính sách tác động vào quá trình hình thành, hoạt động, phát triển các khu du lịch nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong những giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó, chính sách phát triển khu du lịch quốc gia là tổng hợp các quan điểm, chủ trương, biện pháp, chương trình và phương thức hành động về du lịch của nhà nước (Trung ương và địa phương), tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội tại các khu du lịch quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển du lịch của nhà nước. Trong các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia, đối tượng thụ hưởng chủ yếu là các tổ chức, các doanh nghiệp du lịch và các hộ gia đình và cá nhân tại các khu du lịch quốc gia. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng chủ yếu nhằm vào các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Các chính sách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia phải thực hiện các mục tiêu Nhà nước đã đề ra, dựa trên các quyết định về các vụ việc xã hội cần giải quyết có liên quan đến khu du lịch quốc gia. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia không chỉ thể hiện dự định của Nhà nước mà còn bao gồm những hành vi triển khai thực hiện dự định đó. Nhà nước triển khai bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia của Nhà nước cần tập trung huy động mọi nguồn lực, kêu gọi đầu tư dựa trên các dự án được quy hoạch phát triển các khu du lịch, để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu du lịch quốc gia, của địa phương, của đất nước. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia hướng vào mục tiêu chung là thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước nhằm phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung và thường được áp dụng cụ thể ở từng địa phương có khu du lịch quốc gia. b, Vai trò của chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Phát triển du lịch tại bất kỳ địa phương nào cũng cần các chính sách hỗ trợ và làm khuôn khổ cho sự phát triển du lịch. Vì vậy, các chính sách phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với mỗi một địa phương, một khu vực. Với các khu du lịch quốc gia, vai trò của chính sách phát triển du lịch được thể hiện thông qua vai trò với chính quyền địa phương, vai trò đối với doanh nghiệp và vai trò đối với cộng đồng dân cư địa phương. Với chính quyền địa phương, các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia đưa ra các biện pháp, quy định để định hướng cho chính quyền địa phương thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia của địa phương. Dựa trên ưu thế du lịch của mỗi địa phương, chính sách phát triển khu du lịch quốc gia phải định hướng phát triển những đặc trưng riêng biệt, tạo ra sự đa dạng sản phẩm du lịch của khu du lịch tại địa phương và quốc gia đó. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tạo cơ sở pháp lý cho địa phương thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thật du lịch. Dựa trên các chủ trương và chính sách của Nhà nước, địa phương triển khai thực hiện chính sách phát triển các khu du lịch theo đúng định hướng, quy hoạch tổng thể của vùng miền và quốc gia, từ đó đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế – văn hóa – môi trường theo định hướng và quan điểm của Nhà nước cũng như của địa phương có khu du lịch quốc gia. Đối với các doanh nghiệp du lịch, chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động thuận lợi, nhận được sự hỗ trợ phù hợp và hiệu quả từ sự quản lý của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp du lịch là đối tượng chủ yếu của chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia, do đó chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển kinh doanh tại các khu du lịch quốc gia thì địa phương mới phát triển hoạt động du lịch và nền kinh tế - xã hội. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia còn tạo điều kiện cho địa phương có các khu du lịch quốc gia khuyến khích phát triển nguồn lực du lịch theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và phát triển bền vững. Chính sách phát triển khu du lịch sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ, quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Khi có các chính sách phát triển du lịch phù hợp với cộng đồng dân cư địa phương tại các khu du lịch quốc gia, họ sẽ tự nâng cao trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch tại địa phương mình. Qua đó, sẽ đáp ứng được các yêu cầu phát triển du lịch của địa phương, nhu cầu của du khách đến cũng như mong muốn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vì thế, vừa đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa tại địa phương, vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ. 1.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia 1.2.1 Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Phát triển khu du lịch quốc gia chính là phát triển các hoạt động du lịch tại khu du lịch quốc gia, bao gồm phát triển cả quy mô, cơ cấu, số lượng các loại hình dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại đó, từ đó làm nổi bật giá trị các khu du lịch quốc gia, nâng cao hiệu quả và hiệu suất khai thác, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương từ các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội từ việc phát triển du lịch. Để phát triển các khu du lịch quốc gia cần có sự kết hợp của nhiều chính sách phát triển nhằm giải quyết các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch, trong đó chủ yếu là các chính sách phát triển du lịch, trong đó có thể kể đến một số chính sách quan trọng như sau (Bảng 1.1). Bảng 1.1 Các chính sách phát triển du lịch chủ yếu Chính sách PTDL Nguồn Chính sách marketing du lịch Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001) Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011) Vũ Đức Minh (2009) Chính sách đào tạo Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001) Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011) Chính sách bảo tồn tài nguyên John S. Akama (1998) David A. Fennell, Ross Kingston Dowling (2003) Chính sách thuế Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) Vũ Đức Minh (2009) Chính sách đầu tư phát triển Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) CSHT và thu hút đầu tư phát Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011) triển CSVC du lịch Vũ Đức Minh (2009) Nguồn: Các tác giả Ngoài các chính sách chủ yếu trên (Bảng 1.1), để phát triển du lịch còn cần có các chính sách liên quan đến phát triển các sản phẩm du lịch, các chính sách tài chính, chính sách liên kết hợp tác phát triển du lịch. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả xác định và tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia như sau: * Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Chính sách này thực hiện về việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường của mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tại địa phương có khu du lịch quốc gia. Ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn liền với sử dụng năng lượng thay thế, tiết kiệm năng lượng, áp dụng mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle) góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. * Chính sách phát triển sản phẩm du lịch Chính sách này thực hiện về việc ưu tiên, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch tại các khu du lịch quốc gia bao gồm các chính sách phát triển sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia và chính sách liên kết phát triển sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia trong cùng một địa phương. - Các chính sách phát triển sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia: bao gồm việc phát triển các sản phẩm đặc trưng của từng khu du lịch quốc gia như các sản phẩm du lịch tàu thuyền trên hồ nước, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch chữa bệnh, du lịch sinh thái và du lịch MICE... phù hợp với đặc trưng và đặc điểm tài nguyên từng vùng. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng vị trí, đặc điểm của khu du lịch quốc quốc gia và từng khu vực. - Các chính sách liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia khác nhau trong cùng khu vực: Trong cùng 1 địa phương nếu có nhiều khu du lịch quốc gia, mỗi khu du lịch quốc gia sẽ có thế mạnh về nguồn lực phát triển, tiềm năng du lịch và đặc điểm tài nguyên du lịch riêng. Vì vậy, liên kết nhằm kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách là một chính sách hiệu quả để phát triển du lịch. Chẳng hạn như, sản phẩm du lịch văn hóa có thể được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu bản sắc văn hóa tại các điểm du lịch ở các khu du lịch quốc gia khác nhau trong một vùng du lịch; Hay sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cũng có thể kết hợp nhiều đặc trưng vị trí và tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Tương tự, loại hình du lịch sinh thái nếu xem xét việc kết hợp giữa khu du lịch quốc gia này và khu du lịch quốc gia khác trong cùng một khu vực cũng sẽ tạo được sản phẩm du lịch tổng hợp, đáp ứng yếu tố phong phú cho một chuyến đi Để triển khai các hoạt động liên kết phát triển sản phẩm, loại hình du lịch giữa các khu du lịch quốc gia trong cùng một khu vực cần đẩy mạnh khâu tổ chức quản lý. Đây là giải pháp đóng vai trò quan trọng. Trong đó, cần phát huy vai trò của ban điều phối phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia trong cùng một khu vực. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch tổng hợp, chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao; phát triển sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn với liền với bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học tại các khu du lịch quốc gia. * Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Chính sách này thực hiện về việc đào tạo nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực tại các khu du lịch quốc gia, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế; Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo, đảm bảo sự đồng bộ và hiện đại. Để phát triển các khu du lịch quốc gia, cần chuẩn hóa chất lượng giảng viên du lịch, giáo trình du lịch và khung đào tạo du lịch; Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch theo các giai đoạn và từng vùng, miền có khu du lịch quốc gia trong cả nước. Từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch trong nước theo khu vực và quốc tế; Khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề du lịch đạt chuẩn. * Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch Chính sách này chủ yếu ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch tại các khu du lịch quốc gia có tầm cỡ vùng miền và quốc gia. Nội dung các chính sách này liên quan trực tiếp tới quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển các khu du lịch; hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng phục vụ du khách tham quan giải trí. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch đủ điều kiện phục vụ khách du lịch tại khu du lịch quốc gia. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành và hướng dẫn; hệ thống phương tiện, cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, các cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị... Khuyến khích phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng tại các khu du lịch quốc gia. Khuyến khích xã hội hóa du lịch, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và xúc tiến quảng bá du lịch tại các khu du lịch quốc gia. * Chính sách tài chính Chính sách này bao gồm các chính sách về huy động vốn, thuế và ngân sách địa phương. - Chính sách huy động vốn: Chính sách tác động đến việc huy động, thu hút nguồn vốn trong nước có từ ngân sách, trong dân, hệ thống tài chính trung gian đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại khu du lịch quốc gia. Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp du lịch nhà nước, từng bước cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp du lịch nhà nước; Huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông qua kêu gọi đầu tư các dự án du lịch. Sử dụng một phần ODA vào lĩnh vực du lịch. - Chính sách thuế: Chính sách tác động đến việc giảm mức thuế thu nhập cho doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện về nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp du lịch phát triển tại khu du lịch quốc gia. Ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tạo điều kiện ổn định kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch và có khả năng mở rộng đầu tư du lịch. - Chính sách thu chi từ ngân sách địa phương: Chính sách tác động đến phương hướng thu chi ngân sách như tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung ưu tiên chi cho cơ sở hạ tầng du lịch và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc tại các khu du lịch quốc gia; Chính sách tác động đến phân cấp ngân sách như tiến hành áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về số lượng biên chế lao động du lịch. * Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch Chính sách này thực hiện về việc xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh các khu du lịch quốc gia tại địa phương. Xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá khu du lịch với các hình thức linh hoạt theo các giai đoạn, mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến xúc tiến đầu tư và ngoại giao, xúc tiến điểm đến. Tuyên truyền du lịch thông qua phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của khu du lịch quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. * Chính sách hợp tác phát triển du lịch Chính sách này thực hiện về việc đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch với một số tỉnh có khu du lịch quốc gia với địa phương và các quốc gia gần kề trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với điều kiện chính trị – văn hóa – xã hội mỗi bên, theo pháp luật và thông lệ quốc tế; tạo các tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia, kết nối thị trường du lịch địa phương với thị trường du lịch thuộc các tỉnh trong cả nước và các tỉnh thành, địa phương của quốc gia khác. Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch địa phương, nâng cao hình ảnh, vị thế các khu du lịch quốc gia tại địa phương và hình ảnh quốc gia trên trường khu vực và quốc tế. 1.2.2. Quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia được triển khai theo các bước sau: Bước 1. Xây dựng và ban hành chính sách phát triển. Bước 2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển. Bước 3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách phát triển. Bước 4. Đánh giá chính sách phát triển du lịch và điều chỉnh chính sách phát triển hợp lý. Đối tượng ban hành các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia bao gồm Chính phủ và UBND các tỉnh/thành phố có các khu du lịch quốc gia đó. Các chính sách do Chính phủ ban hành là những chính sách quản lý ở tầm vĩ mô, là công cụ hữu hiệu chủ yếu để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó đảm bảo đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước. Các chính sách do UBND các tỉnh/thành phố có các khu du lịc... thực hiện theo phương châm nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm, huy động vốn từ đầu tư nước ngoài và lồng ghép với các chương trình, dự án về quy hoạch phát triển các KDLQG tiềm năng khác của Việt Nam. 3.3.2. Khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với các doanh nghiệp du lịch tại các địa phương có KDLQG Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh chưa cao, chủ yếu tập trung ở việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch có sẵn mà thiếu các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn, giúp kéo dài thời gian lưu trú, tăng tính hấp dẫn và lôi kéo khách du lịch quay trở lại. Các tours, tuyến du lịch tại các KDLQG các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai còn đơn điệu, chưa phát huy tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng loại khách, chưa tổ chức tốt sự kết hợp tours, tuyến du lịch với các địa phương khác trong cả nước, hoạt động lữ hành quốc tế chưa hiệu quả. Do đó, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tại các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cụ thể: Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch là nâng cao sự hài lòng khách du lịch đến với các địa phương có KDLQG từ sự chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, năng lực và thái độ hành vi phục vụ của nhân viên Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao chất lượng phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng, đối với những phương tiện quá thời gian lưu hành theo quy định thì các cơ sở nên sử dụng vào các mục đích khác. Trong quá trình vận chuyển khách du lịch đòi hỏi nhà xe phải tạo tâm lý thoải mái cho khách, có ý thức bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho khách... Khuyến khích các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú và ẩm thực. Các dịch vụ khách sạn hiện nay tại các địa phương này nên tăng thêm những nét đặc trưng riêng có (chẳng hạn như homestay tại Sapa, nhà vườn tại Hồ Tuyền Lâm), thể hiện được sự chu đáo và mến khách tại các cơ sở lưu trú. Các khách sạn tại đây phải đảm bảo luôn sạch sẽ, niềm nở, ân cần quan tâm đến mọi du khách. Các món ăn phải độc đáo, mang đặc trưng riêng có của địa phương và đảm bảo vệ sinh... Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia hợp tác đầu tư vào các dự án phát triển du lịch trên địa bàn địa phương, đặc biệt là trong phạm vi KDLQG, nhưng cần theo chỉ đạo và được sự cho phép của BVHTTDL và UBND các địa phương. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tìm kiếm cơ hội đầu tư qua các buổi toạ đàm với lãnh đạo tỉnh, tìm hiểu các chính sách khuyến khích đầu tư để đăng ký đầu tư vào du lịch của địa phương. Mời chuyên gia nước ngoài chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm du lịch thông qua các chương trình hội thảo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo và nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch tại các địa phương đang có KDLQG hiện nay. Tăng cường liên kết, mở rộng phối hợp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp du lịch. Ưu tiên thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước cho các doanh nghiệp du lịch tiếp tục đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tại các KDLQG Việt Nam, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các địa phương cần kết hợp hài hoà lợi ích của các bên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện tốt các chính sách phát triển KDLQG từ khâu dự thảo chính sách đến công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách. Dựa vào quy hoạch đầu tư du lịch tại các KDLQG, định hướng cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, thi hành các chính sách phát triển KDLQG đã được ban hành. Kêu gọi các doanh nghiệp du lịch tham gia ủng hộ cho các chương trình mục tiêu về phát triển du lịch chung và phát triển du lịch tại các KDLQG tại địa phương. 3.3.3. Nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG Việt Nam Việc tổ chức nâng cao kiến thức người dân về du lịch nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, văn hóa ứng xử và đón tiếp khách du lịch cho cộng đồng địa phương, góp phần bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch của địa phương, từ đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng, thu hút và để lại ấn tượng tốt cho du khách. Qua thực tế cho thấy, cộng đồng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tại các điểm đến, thể hiện ở việc giữ gìn cảnh quan môi trường, phong cách phục vụ, cách giao tiếp ứng xử với du khách Ý thức cộng đồng tốt sẽ tạo ấn tượng tốt cho du khách, góp phần tạo hình ảnh điểm đến đẹp hơn trong mắt du khách. Do vậy, việc nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG hiện nay là rất quan trọng. Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền chính sách tới người dân của các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: công việc tuyên truyền về tinh thần của chính sách chưa thực hiện đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như đài phát thanh địa phương, phòng thông tin của các huyện, đài truyền hình...; chưa tuyên truyền mở rộng về quy hoạch du lịch, những mục tiêu, những kết quả của ngành du lịch đạt được và những định hướng hiện tại của ngành du lịch tại địa phương...; chưa chủ động thông báo trước tới các chủ thể bị tác động và tuyên truyền tới người dân trong quá trình thực hiện chính sách để tránh được một số những khó khăn mà các cấp các ngành gặp phải. Để nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG hiện nay, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tích cực giáo dục tuyên truyền người dân tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương như tổ chức học tập bổ sung kiến thức về du lịch tại địa phương, thực hiện phong trào cổ động các hoạt động du lịch lành mạnh, đúng tính chất, thể hiện văn minh du lịch địa phương, khuyến khích các hộ dân trực tiếp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch với các quy mô lớn, nhỏ; Phát huy thế mạnh về các nghề thủ công truyền thống, giữ gìn và phát huy các bản sắc dân tộc trong phục vụ du lịch, nâng cao thu nhập và đời sống; Tăng cường tính cộng đồng trong quá trình phát triển, phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho du lịch; Nâng cao ý thức người dân trong xây dựng bản, xã, phường, thôn văn minh giàu đẹp và lành mạnh, an toàn trật tự xã hội; Tuyên truyền cổ động ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch và giữ gìn vệ sinh môi trường du lịch của địa phương; Giáo dục, nâng cao sự ủng hộ của người dân với các chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển du lịch của trung ương, chấp hành tốt các chính sách phát triển du lịch minh bạch và hợp lý của địa phương. Đồng thời, để nâng cao văn hóa ứng xử, đón tiếp khách cho cộng đồng dân cư tại các điểm đến, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tổ chức tốt các lớp tập huấn với đối tượng tham gia chính là cán bộ thôn, xã và đại diện hộ gia đình tại khu vực KDLQG. Người dân tham gia lớp học sẽ được giới thiệu tổng quan về du lịch, các tiềm năng, giá trị và thế mạnh của các điểm thăm quan trong KDLQG, các kiến thức, nghiệp vụ hướng dẫn và văn hóa giao tiếp ứng xử với du khách, tìm hiểu nghiệp vụ thuyết minh, tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch Sau đó, người dân được khuyến khích, động viên và hướng dẫn thực hành ngay tại điểm thăm quan. Ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cũng nên mời các chuyên gia về du lịch, lãnh đạo ngành du lịch địa phương, Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch, đại diện BVHTTDL, các giảng viên cơ sở đào tạo chuyên ngành để giảng dạy các lớp nâng cao kiến thức cộng đồng về du lịch địa phương. 3.3.4. Tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG Việt Nam Không đơn thuần chỉ là tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, khách du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững tại các KDLQG. Khách du lịch nên và cần phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Công việc mà khách du lịch có thể làm là hỗ trợ tài chính cho người dân địa phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng. Khách du lịch là những người tiêu dùng cuối cùng, bởi vậy cần phải giữ vai trò phát triển du lịch bền vững: phải tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, sắc tộc của người dân bản địa và giá trị tự nhiên của địa phương; tránh những hành vi, thái độ gây ra những tiêu cực đối với người dân tại khu vực. Điều quan trọng là các khách du lịch phải nhận thức, hiểu được đầy đủ về văn hoá, lịch sử, các nguyên tắc đạo đức, các đặc điểm địa lý tự nhiên của khu vực đến thăm. Để tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần phải : Chỉ dẫn giúp du khách thực hiện đúng các qui định của KDLQG, đảm bảo vừa có lợi cho du khách và vừa có lợi cho địa phương. Địa phương cần công bố các quy định một cách rõ ràng, dễ hiểu, ở nơi dễ tiếp cận đối với du khách, đồng thời bố trí người và biển chỉ dẫn hợp lý cho các du khách đến tham quan. Địa phương cần xây dựng điểm bỏ rác hợp lý, lập các biển báo chỉ dẫn nơi bỏ rác để khách không vứt rác lung tung; bố trí nhân viên trông coi các điểm thăm quan du lịch không cho bất kỳ ai vẽ ký hiệu riêng lên các di tích và tài nguyên du lịch tại điểm hấp dẫn bên trong KDLQG; đảm bảo tài nguyên du lịch và môi trường địa phương được giữ gìn tốt, không bị xâm hại dù vô tình hay cố ý. Cần có những khuyến cáo đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế về ý thức tuân thủ luật pháp Việt Nam và ý thức tôn trọng tục lệ, truyền thống, văn hóa của địa phương. Thực hiện đầy đủ các thủ tục tham quan du lịch với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương. Mặt khác, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cũng cần có các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe và tài sản của du khách; thành lập ban thanh tra về an ninh trật tự và đảm bảo môi trường bên trong các KDLQG; ban thanh tra phải kiểm soát chặt chẽ, không để các tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương; xử lý các đối tượng bán hàng rong, hàng giả, chặt chém, níu kéo, móc túi, xin tiền du khách làm mất mỹ quan hình ảnh về môi trường du lịch sạch đẹp, yên bình và những người dân chân chất, thân thiện của địa phương. 3.3.5. Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các KDLQG Việt Nam Hiện nay, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các KDLQG còn chưa đồng bộ như hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, hệ thống mạng viễn thông chưa theo kịp xu thế cách mạng công nghệ 4.0... Do đó, để phát triển các KDLQG Việt Nam, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần đẩy mạnh quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của địa phương. Cụ thể : Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đòi hỏi phải có sự kết hợp của chính sách tài chính và chính sách đầu tư du lịch. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần quan tâm xây dựng và thực thi quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong giai đoạn sắp tới, trong đó cần có sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành quyết tâm thực hiện trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài địa phương. Việc quy hoạch đầu tư phải hướng phát triển du lịch bền vững, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương trong thời gian hiện tại và tương lai, tối đa hoá khả năng thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch và các ngành kinh tế khác. Quy hoạch phát triển phải đi đôi với đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trên cơ sở đa dạng hoá các thành phần kinh tế làm du lịch, bảo đảm sự thông thoáng và hiệu quả phù hợp với địa phương, đảm bảo nâng cao và bảo vệ được giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại địa phương. 3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các KDLQG Việt Nam Từ nghiên cứu thực trang du lịch tại các KDLQG Việt Nam có thể thấy, nguồn nhân lực của các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai tuy nhiều nhưng nhân lực du lịch tại các KDLQG còn thiếu và rất yếu, đa phần chỉ tạm đạt yêu cầu về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng. Để tăng số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch tại các KDLQG ở các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai, Sở VHTTDL các địa phương cần rà soát lại nguồn nhân lực hiện có, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động đang làm việc tại các cấp quản lý. Thống kê số lượng cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong ngành du lịch, số lượng quản lý có năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế Từ đó, tập trung vào công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cho ngành du lịch tại các địa phương có KDLQG, đảm bảo ngành du lịch tại đây có nguồn nhân lực chất lượng cao cả về lượng và về chất Cần có sự phối kết hợp của ngành du lịch với các trường đào tạo kỹ năng chuyên môn, phát triển hệ thống các trường đào tạo du lịch của địa phương, các trung tâm đào tạo du lịch, đào tạo quản lý ngành du lịch và phục vụ du lịch để đáp ứng yêu cầu chất lượng của ngành du lịch địa phương. Sở VHTTDL các địa phương cần hỗ trợ về kinh phí đào tạo và thường kỳ tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, mời các chuyên gia trong nước và thế giới chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch với đội ngũ quản lý và lao động của địa phương, nhằm giao lưu học hỏi kiến thức, nâng cao chuyên môn và lĩnh hội kinh nghiệm quản lý của họ; Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, trong đó tranh thủ hợp tác của các tổ chức và quốc tế trong khuôn khổ hợp tác liên kết đào tạo, từng bước nâng cao trình độ về chất lượng và số lượng nguồn cung cấp cho ngành du lịch của các địa phương có KDLQG. 3.3.7. Hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra triển khai thực hiện chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam Để giúp cho chính sách phát triển các KDLQG thuận lợi, các địa phương có KDLQG bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần xem xét sự hợp lý của mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn, sự phù hợp của những chính sách bộ phận để có những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, phương pháp sao cho việc thực hiện chính sách phát triển KDLQG được hoàn thiện và hiệu quả cao nhất. Thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần phối kết hợp với thanh tra Bộ định kỳ hội thảo chuyên đề về các hoạt động thanh tra, nhằm nắm bắt thông tin, giải quyết những hạn chế thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch tại các KDLQG. Từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức cho các ngành có liên quan về quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch của địa phương mình, nâng cao trình độ thanh tra và đẩy nhanh tiến độ giải quyết các công việc thuộc phạm vi quản lý của ngành du lịch. Thanh tra, kiểm tra chính sách phát triển KDLQG cần được thực hiện định kỳ và đột xuất, tránh tình trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hành vi đối phó hay móc nối với cán bộ kiểm tra. Từ đó đảm bảo các thông tin nhận được trung thực và chính xác, giúp cho các cơ quan quản lý có được đủ thông tin thẩm định quá trình triển khai thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và cần thiết, để duy trì kỷ cương, đảm bảo ý thức tuân thủ các quy định chung trong quá trình thực thi chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam hiện nay. Ngoài thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo đúng luật thanh tra, chính quyền địa phương cần phải rà soát lại các văn bản hiện hành, loại bỏ những quy định không phù hợp, nhằm khắc phục những sai sót trong quá trình thực hiện chính sách phát triển KDLQG. Thanh kiểm tra cần kết hợp với các ngành công an, quản lý thị trường... kiểm soát chất lượng, chủng loại, giá cả dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác, đảm bảo lợi ích cho du khách và uy tín của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh chân chính, hợp pháp với hiệu quả cao nhất. 3.4. Kiến nghị về chính sách phát triển KDLQG tại Việt Nam đến năm 2030 3.4.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL và Tổng cục Du lịch Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển các KDLQG vào danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các KDLQG có cơ hội thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư lớn, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển kinh tế của địa phương. Kiến nghị Bộ Tài chính phê duyệt tăng mức hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hàng năm tại các KDLQG hiện nay, nâng mức ngân sách cấp cho các địa phương có đủ nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chính sách phát triển các hoạt động du lịch của mình trong giai đoạn 2020 – 2030 hoặc xa hơn. Kiến nghị Bộ VHTTDL trình Chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng cho một số khu vực đặc biệt khó khăn tại các KDLQG hiện nay, như các bản làng dân tộc thiểu số tại Sapa, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện các mục tiêu, chinh sách phát triển du lịch trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Kiến nghị Bộ VHTTDL tăng mức đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, thể thao và du lịch hàng năm tại các KDLQG, tạo điều kiện cho địa phương có nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia với tiến độ nhanh chóng và thuận lợi. Kiến nghị Bộ VHTTDL ban hành chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch cho các KDLQG hiện nay; Chế độ, định mức chi đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng của địa phương, kích thích và khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương có KDLQG. Kiến nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ các KDLQG về công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Tổ chức các chương trình hoạt động xúc tiến quảng bá tầm cỡ quốc gia và khu vực, nhấn mạnh và làm nổi bật giá trị tài nguyên du lịch tại các KDLQG, tạo điều kiện thúc đẩy khách du lịch đến thăm quan và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ du lịch nhiều hơn nữa. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành du lịch địa phương, đảm bảo đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 3.4.2. Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan về du lịch của các địa phương có KDLQG - Đề nghị Sở Giao thông Vận tải các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Giao thông Vận tải về việc nâng cấp các tuyến đường bộ liên tỉnh, nối liền các điểm du lịch trong và ngoài phạm vi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận chuyển khách du lịch đến các KDLQG và các hoạt động kinh tế xã hội khác của địa phương. - Đề nghị Sở Kế hoạch & Đầu tư các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, các công trình & khu vui chơi giải trí công cộng cho các địa phương này và vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và nâng cao đời sống tinh thần của người dân tại các địa phương có KDLQG. - Đề nghị Sở Công thương các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Công thương về việc mở rộng và phát triển các trung tâm thương mại, nâng cấp các chợ lớn, chợ trung tâm của các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. - Đề nghị Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Thông tin & Truyền thông về việc tăng cường hoạt động truyền thông xúc tiến quảng bá các hình ảnh sản phẩm du lịch tại các KDLQG của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao sự hiểu biết của người dân và nâng cao sự tiếp cận đầy đủ thông tin của du khách về sản phẩm du lịch tại các KDLQG của địa phương. - Đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc xây dựng và phát triển các lớp đào tạo ngắn hạn về năng lực quản lý và tác nghiệp dịch vụ du lịch tại các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực lao động du lịch và quản lý du lịch. - Đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc khoanh vùng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa, sinh thái và du lịch bền vững tại các KDLQG. KẾT LUẬN Từ quá trình nghiên cứu các chính sách và đánh giá thực trạng triển khai thực hiện chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam hiện nay, cho phép rút ra được một số kết luận cơ bản sau: - Đề tài đã hệ thống hoá lý luận về khu du lịch quốc gia, phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch, quy trình triển khai chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG; Đề tài cũng đã chỉ ra được các điều kiện để thực hiện chính sách phát KDLQG, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG, một số kinh nghiệm từ chính sách phát triển KDLQG trên thế giới. - Để góp phần vào quá trình tìm giải pháp cho chính sách, dựa vào những cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam thời gian qua, đề tài đã phân tích được thực trạng quá trình thực hiện chính sách phát triển du các KDLQG tại Việt Nam thông qua việc phân tích và đánh giá, dự báo xu hướng phát triển, phương hướng giải quyết những khó khăn và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam. - Đề tài đã đề xuất một số giải pháp góp phần vào hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam trong thời gian tới. - Mặc dù nhóm tác giả có nhiều cố gắng, song vấn đề về chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam là vấn đề có tính hệ thống và tổng hợp cao; bên cạnh đó còn những hạn chế khác như về thông tin, tư liệu cho nên nhóm tác giả không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết: Đề tài chưa có dữ liệu sơ cấp, chưa phân tích kỹ về quá trình xây dựng chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam, chưa nghiên cứu được về phương pháp thực hiện chính sách - Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: Để hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam, cần tiếp tục nghiên cứu về phương pháp thực hiện các chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam, nghiên cứu kĩ hơn về cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển du lịch tại các địa phương có KDLQG hiện nay và các địa phương khu du lịch được quy hoạch phát triển thành KDLQG ... Từ những kết luận trên, nhóm tác giả mong muốn nhận được những góp ý của các các nhà khoa học và các nhà quản lý để đề tài có được những đóng góp và chất lượng tốt hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Bằng (1996), Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam , Luận án phó tiến sĩ Kinh tế, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Hệ thống chính sách đầu tư, tài chính ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ. 3. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính 4. Trịnh Quang Hảo (2002), Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Nhà nước. 5. Trần Thị Bích Hằng (2019), “Phát triển sản phẩm du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc giai đoạn 2020-2030”, Đề tài NCKH cấp Bộ 6. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 7. Lê Văn Minh (2006) , Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 8. Chu Văn Yêm (2004), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 9. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2004), Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ. 10. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2006) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài NCKH cấp Bộ. 11. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ. 12. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển QG tại vùng du lịch Bắc Trung bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ 13. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2014), Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở. 14. Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 15. Quyết định số 1927/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 12 năm 2017, về việc Công nhận khu du lịch quốc gia Sapa, tỉnh Lào Cai 16. Quyết định số 205/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 02 năm 2017, về việc Công nhận khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 17. Quyết định 2646/QĐ-BVHTTDL, ngày 13 tháng 7 năm 2018, về việc Công nhận khu du lịch quốc Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 18. Nghị quyết 03 NQ/TU, ngày 13/9/2016 về Phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030 19. Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 về Phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 20. Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai để thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế 21. Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai 22. Nghị quyết số 69/2018/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 23. Chương trình hành động số 148-CTr/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 24. Quyết định số 01/QĐ-UBND tỉnh An Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang năm 2019 25. Quyết định số 673/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 26. Quyết định số 3330/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai về Thành lập Ban Quản lý Du lịch tỉnh Lào Cai 27. Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Thành lập Ban quản lý khu di tích văn hoá – lịch sử và du lịch Núi Sam 28. Quyết định số 147/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Thành lập Ban quản lý Khu du lịch hồ Tuyền lâm 29. Quyết định số 2098/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 30. Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 7/9/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 31. Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/3/2018 của UBND huyện Sa Pa về Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc và thế mạnh tài nguyên thiên nhiên Sa Pa giai đoạn 2018-2020, định hướng tới năm 2030 32. Kế hoạch số 215/KH-UBND về Truyền thông, quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 – 2020 33. hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 34. Quyết định số 673/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 35. Chỉ thị số 13/CT-TTg ban hành ngày 24/5/2018, về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 36. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn II Tài liệu tham khảo tiếng Anh 37. David Scowsill (2015), Governing National Tourism Policy, World Travel & Tourism Council. 38. Martin Oppermann & Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries, NXB International Thomson Business Press. 39. Soh & Juliana Kheng Mei (2008), Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia, The Berkeley Electronic Press. 40. S.Medlik (1995), Managing Tourism, Butterworth - Heinemann Ltd 41. Stephen J. Page & Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism International Perspectives, International Thomson Business Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_ket_de_tai_chinh_sach_phat_trien_cac_khu_du_lic.pdf
Tài liệu liên quan