BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------000----------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Đề tài:
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA THƯƠNG HIỆU DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thu Hương
Thành viên: ThS. Đào Cao Sơn
Hà Nội, 04/2017
TÓM LƯỢC
Thời gian qua Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thể hiện xu hướng kết n
107 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối trong bối cảnh
khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp lại bởi sự dịch chuyển của dòng
hàng hoá, tiền tệ, con người và thông tin.
Cùng với tiến trình đó, các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại theo mô hình như
siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại
một số đô thị ở Việt Nam nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm ngày càng
cao của người dân. Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho doanh nghiệp trong
kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt Nam. Để có thể tồn tại và phát
triển thì doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có chiến lược phản ứng lại trước sự xuất hiện
đông đảo của các doanh nghiệp, các thương hiệu bán lẻ nước ngoài bằng sự đầu tư hợp lý,
tái cơ cấu, hình thành các chuỗi liên kết trong đó sự cần thiết cần phải tạo dựng hình ảnh
thương hiệu và duy trì, phát triển hình ảnh đó theo thời gian.
Tính đến thời điểm nghiên cứu, công trình nghiên cứu về thương hiệu của doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ còn tương đối hạn chế. Xuất phát từ đó, việc
nghiên cứu “Các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp” là thực sự cần thiết. Đề tài đã tập trung giải quyết một số vấn
đề về (1) Hệ thống hoá lý luận về thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ; (2) Phân tích
và đánh giá thực trạng yếu tố cấu thành thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ, tìm ra
những kết quả mà các doanh nghiệp đã đạt được cũng như những tồn tại, chỉ ra nguyên
nhân của những tồn tại; (3) Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục
những hạn chế của các doanh nghiệp bán lẻ trong vấn đề xây dựng thương hiệu của
mình dựa trên các yếu tố cấu thành thương hiệu được nghiên cứu.
Bên cạnh những kết quả về nghiên cứu, đề tài cũng là cơ sở, bản tham chiếu
cho các công trình của các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực trong và ngoài trường Đại
học Thương mại, góp phần phát triển sâu rộng hơn các hoạt động quản trị thương
hiệu.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Các yếu tố cấu thành của thương hiệu
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, nhóm nghiên cứu đã
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo Ban Giám Hiệu Trường Đại
học Thương Mại, Phòng Quản lý Khoa học, Khoa Marketing, Bộ môn Quản trị
Thương hiệu. Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành!
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ nhóm
nghiên cứu thu thập dữ liệu khảo sát cho đề tài.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn với những người thân
trong gia đình, những người đã dành những điều kiện tốt nhất và là nguồn động viên
để nhóm hoàn thành đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 3
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................... 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
2.Tổng quan công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 7
4. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 7
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 7
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ ........................................................................................................................ 1
1.1 Tiếp cận thương hiệu dịch vụ ........................................................................................ 1
1.1.1 Quan điểm về dịch vụ .............................................................................................................. 1
1.1.2 Nội dung về thương hiệu dịch vụ ............................................................................................. 3
1.2 Tiếp cận về thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ ............................................................... 5
1.2.1 Quan điểm về bán lẻ ................................................................................................................ 5
1.2.2 Nội dung về thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ ........................................................................... 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP BÁN
LẺ VIỆT NAM ........................................................................................................... 15
2.1 Tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 ................................... 15
2.1.1 Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 .................................. 15
2.1.2. Doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 ......................................................... 18
2.1.3. Một vài nét về thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ....................................................... 21
2.2 Đánh giá nhân tố môi trường ảnh hưởng tới thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam .................................................................................................................................. 25
2.2.1 Nhân tố môi trường vĩ mô ..................................................................................................... 25
2.2.2 Nhân tố môi trường ngành .................................................................................................... 29
2.2.3 Nhân tố môi trường nội bộ .................................................................................................... 31
2.3 Thực trạng yếu tố cấu thành thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam................... 36
2.3.1 Thực trạng yếu tố “Tiếp cận” ................................................................................................. 36
2.3.2 Thực trạng yếu tố “Danh mục hàng hoá, thương hiệu”........................................................ 37
2.3.3 Thực trạng yếu tố “Giá” ......................................................................................................... 39
2.3.4 Thực trạng yếu tố “Các chương trình xúc tiến” ............................................................................ 39
2.3.5 Thực trạng yếu tố “Bầu không khí” ........................................................................................ 44
2.3.6 Thực trạng yếu tố “Nhân viên” .............................................................................................. 45
2.3.7 Thực trạng yếu tố khác .......................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM . 49
3.1 Quan điểm đề xuất và dự báo triển vọng..................................................................... 49
3.2 Một số đề xuất cho đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu ............................................ 50
3.2.1 Một số gợi ý dành cho doanh nghiệp bán lẻ ................................................................................ 50
3.2.2 Một số đề xuất ứng dụng đối với Bộ môn “Quản trị thương hiệu”.............................................. 56
3.3 Định hướng nghiên cứu trong tương lai ...................................................................... 56
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................. 4
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM ................................................... 6
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .................................................................. 7
PHỤ LỤC 3.1 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC THỬ NGHIỆM ............................................ 7
PHỤ LỤC 3.2: NHỮNG NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ........................................................ 11
PHỤ LỤC 3.3: PHIẾU KHẢO SÁT SAU ĐIỀU CHỈNH ................................................. 12
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ PHÁT PHIẾU KHẢO SÁT ....................................................... 1
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH DỮ LIỆU KHẢO SÁT ....................................... 1
PHỤ LỤC 7: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................................................................... 9
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Bảng phân loại ngành dịch vụ ...................................................................... 2
Bảng 2 - Đánh giá của khách hàng về bầu không khí ............................................... 44
Bảng 3- Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bổ trợ ................................................ 47
Bảng 4 - Đánh giá của khách hàng về sự cần thiết của rút ngắn thời gian chờ đợi ....... 47
Bảng 5 - Đánh giá của khách hàng về sự cần thiết của Thủ tục giấy tờ không cần
thiết ............................................................................................................................ 48
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 - Khung cảnh cửa hàng của Pico và Thế giới di động .................................. 36
Hình 2 - Đánh giá của khách hàng về danh mục hàng hoá ....................................... 38
Hình 3 - Đánh giá của khách hàng về giá bán hàng hoá ........................................... 39
Hình 4 – Hoạt động truyền thông của Thế giới di động (1) ...................................... 40
Hình 5 – Hoạt động truyền thông của Thế giới di động (2) ...................................... 40
Hình 6 - Đánh giá của khách hàng về chương trình xúc tiến của Thế giới di động . 41
Hình 7 - Chương trình xúc tiến của Pico .................................................................. 42
Hình 8 - Đánh giá của khách hàng về chương trình xúc tiến của Pico ..................... 43
Hình 9 - Đánh giá của khách hàng về Nhân viên của Thế giới di động ................... 45
Hình 10 - Đánh giá của khách hàng về Nhân viên của Pico ..................................... 46
Hình 11 - Mạng lưới FTA của Việt Nam .................................................................. 49
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DN Doanh nghiệp
FTA Hiệp định thương mại tự do
NCKH Nghiên cứu khoa học
TGDĐ Thế giới di động
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WTO Tổ chức thương mại thế giới
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành một trong những tâm điểm nhận được
sự chú ý đáng kể của khối doanh nghiệp trong và ngoài nước trong thời gian qua.
Điều này xuất phát từ việc liên tiếp các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các
quốc gia, vùng lãnh thổ được ký kết, tạo cơ hội đáng kể để xâm nhập vào thị trường
Việt trong tương lai gần. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê [36] kết thúc năm 2015,
tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.469,9 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 109,77 tỉ
USD), tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo dự báo của các nhà
nghiên cứu thị trường bán lẻ nổi tiếng như Deloitte và Statista (Đức) thị trường bán
lẻ Việt Nam sẽ có thể đạt doanh thu hơn 100 tỉ USD vào năm 2016. Hơn nữa, với dân
số trẻ tăng nhanh về quy mô và thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng được cải thiện,
tình hình chính trị và môi trường xã hội ổn định cùng môi trường kinh doanh ngày
càng ngày càng được cải thiện cũng sẽ là điểm hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt
Nam so với một số thị trường khác trong khu vực trong nhận định của nhà đầu tư
nước ngoài.
Sự xuất hiện của doanh nghiệp ngoại trong lĩnh vực bán lẻ đã không còn xa lạ với
người tiêu dùng Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, nhiều thương vụ mua bán và sáp
nhập của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam đã khiến cho
bức tranh thị trường bán lẻ trở nên sôi động và đa dạng hơn bao giờ hết, song mặt khác
trở thành áp lực lớn đối với doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt khó có
thể khoanh tay đứng nhìn, họ cần có chiến lược phản ứng lại trước sự xuất hiện đông đảo
của các thương hiệu bán lẻ lớn nước ngoài bằng sự đầu tư hợp lý, bằng tái cơ cấu, hình
thành các chuỗi liên kết mới hay áp dụng công nghệ kinh doanh hiện đại. trong đó
không thể không tạo dựng và phát triển thương hiệu với tầm nhìn dài hạn. Để làm được
điều đó, bản thân mỗi doanh nghiệp bán lẻ cần ý thức được sự cần thiết của thương hiệu
trong quá trình phát triển của mình, tăng cường đầu tư tài chính, nhân sự cho đến các
hoạt động quản trị. Quan trọng hơn là nâng cao nhận thức về thương hiệu bán lẻ bởi thực
i
tế, rất nhiều nhà bán lẻ, đặc biệt là ở quy mô nhỏ, vẫn chưa thể định hướng được từng
bước đi cho hoạt động xây dựng thương hiệu riêng cho mình.
Xét về góc độ thực tiễn, việc nghiên cứu về thương hiệu của doanh nghiệp bán
lẻ sẽ góp phần thúc đẩy tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường thể hiện ở hai nhóm
đối tượng chính là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, tìm kiếm
phương thức tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình sẽ là điều kiện tiên quyết
cho sự sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh không còn sự giúp sức đến từ phía
nhà nước. Điều này cũng sẽ dẫn đến sự chết dần của những doanh nghiệp yếu kém,
không đủ năng lực cung ứng dịch vụ ra thị trường, từ đó, môi trường kinh doanh sẽ
ngày càng khốc liệt hơn. Đối với người tiêu dùng, sự xuất hiện của nhiều nhà bán lẻ
trong và ngoài nước cũng sẽ làm tăng thêm mức độ kỳ vọng và yêu cầu. Sự lựa chọn
của người tiêu dùng sẽ đa dạng hơn, sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi doanh nghiệp nhanh
nhạy nắm bắt cũng như kiên trì để giữ vững niềm tin của khách hàng.
Xét về góc độ lý thuyết, đã có không ít những công trình, tài liệu của các tổ
chức, cá nhân nghiên cứu về thương hiệu, hay nghiên cứu về các doanh nghiệp bán
lẻ. Tuy nhiên, các công trình đó đều chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích về thực tế của
hoạt động tạo dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh
thị trường Việt Nam. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm và phân tích các yếu tố cấu thành
thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn là một chủ đề còn mới, hầu như chưa
có công trình nghiên cứu khoa học nào. Điều này sẽ dẫn đến đòi hỏi về khung lý
thuyết của thương hiệu bán lẻ, từ đó, là cơ sở cho việc áp dụng vào thực tế của doanh
nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.
Với nhu cầu cấp thiết như vậy, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố cấu thành của
thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” với mong
muốn hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố cấu thành thương hiệu bán
lẻ, trở thành tài liệu sử dụng trong trường đại học, cao đẳng nghiên cứu về Quản trị
thương hiệu. Bên cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng như tài liệu chuyên khảo cho
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để áp dụng và hoạt động thực tế về thương hiệu
của mình.
2.Tổng quan công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a. Tổng quan công trình liên quan của nước ngoài
2
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thương hiệu trên nhiều góc
độ nội dung từ Quản trị thương hiệu nói chung đến các phân nhánh chuyên sâu như
Đo lường thương hiệu, Định giá thương hiệu, Truyền thông thương hiệu, Thiết kế
thương hiệu, Trong đó, nội dung chuyên sâu dành cho thương hiệu của doanh
nghiệp bán lẻ có thể nói rằng khá đa dạng và thu hút được sự tham gia của nhiều nhà
nghiên cứu cũng như tổ chức tư vấn nổi tiếng như PwC, McKinsey,
Thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ (Retailer’s brand) là chủ đề nhận được
nhiều sự quan tâm của một số học giả nghiên cứu chuyên sâu về marketing và thương
hiệu như Keller (2003), J.N Kapferer (2008), Kotler (2012), Ailawadi (2004),
Allaway (2011), Kumar (2007), Jesko & Dennis (2013), Sullivan & Adcock (2011),
Một điểm chung là các công trình nghiên cứu đều thừa nhận thương hiệu có vai
trò quan trọng trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với cơ sở bán
lẻ thông qua việc tạo dựng hình ảnh và định vị hình ảnh đó trong tâm trí khách hàng
bằng các liên tưởng thương hiệu độc đáo gắn liền với các yếu tố của hoạt động
marketing bán lẻ.
“Tạo dựng và duy trì một thương hiệu mạnh trong bán lẻ” cần 3 yếu tố: “Art”,
“Science” và “Craft”. Trong đó, “Art” được hiểu là nghệ thuật cân bằng giữa sự sáng
tạo và sự thống nhất để gắn thương hiệu với những thể hiện cảm xúc có được từ uy
tín của doanh nghiệp. “Science” là việc đo lường điểm mạnh và điểm yếu của thương
hiệu thông qua kênh mua hàng của khách hàng: nơi mà thể hiện sức mạnh của thương
hiệu nhiều hơn là sức mạnh của nhận thức. “Craft” là việc trình diễn những tinh hoa
của thương hiệu tại các điểm tiếp xúc thương hiệu [23]. Cơ sở của lập luận này xuất
phát từ mô hình BrandMatics của McKinsey – nơi mà hai tác giả Jesko và Dennis
đều đã dành nhiều năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm từ công việc tư vấn. Truy
đến cùng, lý luận mô hình BrandMatics của McKinsey tiếp nhận là từ nghiên cứu của
Keller (1993) khi coi “Thương hiệu là những hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng.
Hình ảnh thương hiệu là thứ được phác thảo từ các liên tưởng thương hiệu” [25]. Bốn
khía cạnh từ mô hình này chia ra để làm tiêu chí xếp các liên kết thành từng nhóm
gồm: Khía cạnh hữu hình1, Khía cạnh vô hình2, Lợi ích hợp lý3, Lợi ích cảm xúc4.
Cùng dưới góc nhìn và phân tích như Jesko & Dennis thì Ko Floor (2006) cũng cho
rằng việc tạo dựng thương hiệu cho cửa hàng bán lẻ cần thông qua việc tạo những kết
3
nối mang tính cảm xúc với người tiêu dùng. Những kết nối này có thể được hiểu chính
là những liên tưởng thương hiệu mang lại cho khách hàng thông qua những trải
nghiệm thực tế, thông qua các chương trình marketing. Tác giả cho rằng tạo dựng
thương hiệu cho cửa hàng bán lẻ sẽ cần có hoạt động định vị, tạo dựng bản sắc riêng,
truyền thông thương hiệu, tổ chức hiệu quả cửa hàng, xác định tầm nhìn – giá trị - sứ
mệnh. Tác giả coi mỗi cửa hàng bán lẻ là một doanh nghiệp nhỏ và theo đó, khách
hàng sẽ không chỉ thỏa mãn với thương hiệu hiện tại mà còn cần phải cảm thấy hưởng
thụ thương hiệu đó và sự kỳ vọng này sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều theo thời gian [27].
Đưa ra những chỉ dẫn cụ thể hơn gắn các yếu tố của hoạt động marketing bán
lẻ, Ailawadi K.L & Keller, K.L (2004) tiếp tục phát triển nghiên cứu của Keller khi
xem xét thương hiệu bán lẻ như là hình ảnh của các nhà bán lẻ trong tâm trí khách
hàng. Năm khía cạnh của hình ảnh thương hiệu của nhà bán lẻ5 được nghiên cứu gồm:
Tiếp cận6 ; Bầu không khí bên trong7; Giá và các chương trình xúc tiến8; Danh mục
hàng hoá, dịch vụ9; Danh mục thương hiệu10 là những khía cạnh được kế thừa từ một
số nghiên cứu trong quá khứ và được chọn lựa bởi những ảnh hưởng của nó tới hình
ảnh thương hiệu tổng thể của doanh nghiệp bán lẻ trong tâm trí người tiêu dùng cuối
cùng [17]. Tương tự, Sullivan & Adcock (2011) cũng cho rằng việc tạo dựng thương
hiệu không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp của các phần trong hoạt động marketing bán
lẻ mà đó là việc khách hàng nhận được một gói tổng thể11 từ sự phấn đấu không
ngừng của doanh nghiệp để đạt được tính nhất quán trong việc truyền tải thông điệp.
Theo đó, 8 yếu tố của marketing bán lẻ sẽ tạo nên một gói tổng thể cho khách hàng
hay chính là Hàng hoá chào mua tổng thể 12 gồm: Địa điểm và Hình ảnh cảm nhận13
(Địa điểm vật lý/ ảo; Hình ảnh nhà bán lẻ; Định vị và Danh tiếng)14; Môi trường bên
trong và sản phẩm cốt lõi15(Bầu không khí/ Môi trường bên trong; danh mục hàng
hoá được chào mua)16); Các kích thích bên trong17 (Giá bán/ Giá trị cảm nhận, Tác
động của xúc tiến, Cấp độ dịch vụ trước, trong và sau bán)18 ; Mối quan hệ và xây
dựng lòng trung thành19 (Sức mạnh của bất kỳ mối quan hệ nào có tác động)20 . Chi
tiết hơn, nhóm tác giả đánh giá rằng hình ảnh nhà bán lẻ chịu tác động từ hỗn hợp21
môi trường vật chất, không khí hiện tại, sự thuận tiện, đối tượng khách hàng, hàng
hoá hiện hữu, dịch vụ và những đối tượng khác (có thể hữu hình hoặc có thể chỉ là
cảm nhận). Và thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ được hình thành từ tất cả những
4
gì hữu hình, tất cả những cố gắng của doanh nghiệp để khiến khách hàng nhận được
một thông điệp nhất quán và đồng bộ trong suốt quá trình trước, trong và sau mua
[30].
Nếu như Ailawadi (2004) mang tới phần tổng hợp nền tảng từ nhiều nghiên
cứu liên quan đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ, Sullivan (2011)
phân tích về thương hiệu dưới góc độ của các yếu tố marketing bán lẻ thì Jesko &
Dennis (2011) đi cụ thể hơn các công cụ mà McKinsey đã phát triển để gợi ý cho
doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động quản trị thương hiệu bán lẻ. Đáng chú ý có
“Retail Pentagon” được phát triển như một dạng khung để làm nổi bật năm yếu tố
của một thành viên chuẩn22 gồm: Giá, Dịch vụ, Sự thuận tiện, Trải nghiệm mua hàng
và Danh mục.
Từ đây, nhóm tác giả nhận thấy rằng nền tảng nghiên cứu về thương hiệu của
doanh nghiệp bán lẻ, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ
đã được tìm hiểu nghiên cứu. Nhóm tác giả kế thừa quan điểm về thương hiệu từ
Keller (2003), những phân tích về 5 khía cạnh của hình ảnh nhà bán lẻ của Ailawadi
K.L & Keller, K.L (2004) để từ đó, ứng dụng phân tích vào thực tế của doanh nghiệp
Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tiếp thu những phân tích từ Kafperer
(2008) về thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ, thương hiệu của nhà phân phối và
thương hiệu của nhà bán lẻ để bổ sung yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu nhà
bán lẻ là “Nhân viên”.
Tóm lại, với quá trình tham khảo của nhóm tác giả, nền tảng nghiên cứu của
các học giả nước ngoài về thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ đã được hình thành
và là cơ sở lý luận để chủ nhiệm đề tài cùng các thành viên nghiên cứu vào bối cảnh
của Việt Nam.
b. Trong nước
Tại Việt Nam, nghiên cứu lý thuyết và thực tế về thương hiệu nhận được sự
quan tâm của giới học thuật cũng như doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây. Điều
này thể hiện thông qua số lượng sách, luận văn đại học, luận văn thạc sỹ và luận án
tiến sỹ nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề thương hiệu. Nội dung tài liệu về thương
hiệu hiện nay ở Việt Nam khá đa dạng, từ những cuốn sách giới thiệu nhiều phần nội
dung từ chiến lược thương hiệu tới các hoạt động tác nghiệp cụ thể trong quản trị
5
thương hiệu như Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung (2009), Dương Hữu
Hạnh (2005), Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2008), đến những cuốn sách có nội dung
chuyên sâu như Richard Moore (2009),
Bên cạnh nghiên cứu về thương hiệu, công trình nghiên cứu về lĩnh vực bán
lẻ có thể nói là vô cùng đa dạng và phong phú với hướng tiếp cận về kỹ năng trong
kinh doanh bán lẻ như bộ sách của Alphabooks (2015) và gần đây là công trình của
Đào Xuân Khương (2016) đánh gía về mô hình phân phối và bán lẻ tại Việt Nam.
Ngoài ra, chủ đề “bán lẻ” được nghiên cứu về mặt lý thuyết nhiều hơn thông qua các
đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học, như Nguyễn Thị Mai Trang (2006),
Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc Thuý (2007), Phạm Thị Thảo (2007), Hà Văn
Hùng (2012). Điểm chung của những công trình này là đều hướng tới đối tượng cụ
thể của dịch vụ bán lẻ là siêu thị với hướng nghiên cứu chủ yếu về chất lượng dịch
vụ cung ứng cho khách hàng.
Đối với chủ đề về “thương hiệu bán lẻ” có thể kể tới một số công trình nghiên
cứu như An Thị Thanh Nhàn (2010, 2017), Nguyễn Tất Đạt (2007). Trong đó, bài
viết của An Thị Thanh Nhàn (2010, 2017) đã giới thiệu các yếu tố cơ bản cấu thành
hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ, gồm 4 yếu tố chính là: Các nhóm hàng
hoá (chiều rộng phổ sản phẩm), Sự đa dạng về chủng loại hàng hoá (chiều dài và
chiều sâu của phổ sản phẩm), Các dịch vụ khách hàng được cung cấp và Mức giá bán
lẻ; và 6 yếu tố thêm là: Trưng bày hàng hoá, Trang thiết bị cửa hàng, Thời gian mở
cửa, Địa điểm bán hàng, Hoạt động xúc tiến và Giao tiếp trong bán hàng.
Nếu như nghiên cứu của An Thị Thanh Nhàn (2010, 2017) mang tính gợi mở về
việc xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp bán lẻ và có tính chất định hướng các
yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu thì nghiên cứu của Nguyễn Tất Đạt (2007) lại
đánh giá về nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam bằng
ví dụ điển hình là Fivimart để từ đó phân tích bản chất của thương hiệu từ quan điểm
marketing và quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Như vậy, có thể thấy, nghiên cứu về thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam đã có
điểm khởi phát, tuy nhiên, nội dung học thuật chuyên sâu thì chưa có nhiều. Nhóm
nghiên cứu kế thừa các công bố của An Thị Thanh Nhàn (2010, 2017) về các yếu tố
6
cấu thành hình ảnh thương hiệu để tiếp tục phân tích đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam, đặc biệt là đối với các nhà bán lẻ mặt hàng điện tử - điện máy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những đối tượng sau:
- Yếu tố cấu thành của thương hiệu bán lẻ, cụ thể là thương hiệu doanh nghiệp
bán lẻ. Trong đó, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu chi tiết về yếu tố cấu thành
hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ.
- Đánh giá của người tiêu dùng là khách hàng cuối cùng đối với yếu tố cấu thành
thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ, cụ thể là yếu tố cấu thành hình ảnh thương
hiệu doanh nghiệp bán lẻ
- Một số gợi ý cho doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích đánh giá của khách
hàng về các yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp bán để phục
vụ cho hoạt động quản trị thương hiệu.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục tiêu là: Đưa ra một số gợi dựa trên đề xuất với từng yếu
tố cấu thành thương hiệu bán lẻ, cụ thể là các yếu tố đặc trưng cấu thành hình ảnh
thương hiệu bán lẻ. Từ đó, một số mục tiêu cụ thể được đề ra gồm:
(1) Hệ thống hoá lý luận về thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ, trong đó tập
trung đi sâu vào phần lý thuyết liên quan đến yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu
doanh nghiệp bán lẻ theo đánh giá của khách hàng.
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành thương hiệu doanh
nghiệp bán lẻ dựa trên đánh giá của khách hàng, từ đó, tìm ra những kết quả mà các
doanh nghiệp đã đạt được cũng như những tồn tại, chỉ ra nguyên nhân của những tồn
tại.
(3) Đưa ra một số gợi ý dựa trên kết quả đánh giá của khách hàng về các yếu
tố cấu thành thương hiệu bán lẻ, mà cụ thể là yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu
doanh nghiệp bán lẻ nhằm khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp trong vấn đề
xây dựng thương hiệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tiếp cận như sau:
7
- Thuật ngữ “Thương hiệu”. Đề tài tiếp cận “Thương hiệu là một hoặc một
tập hợp dấu hiệu nhận biết, phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp và là hình tượng trong
tâm trí công chúng” [1]. Theo đó, các yếu tố cấu thành thương hiệu được chia thành
2 nhóm: (1) Nhóm yếu tố hữu hình và (2) Hình ảnh thương hiệu. Nhóm yếu tố hữu
hình là những dấu hiệu mà khách hàng, công chúng có thể sử dụng 5 giác quan để
nhận biết sản phẩm, doanh nghiệp và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác. Nhóm này gồm: Tên thương hiệu, Khẩu hiệu, Logo, Kiểu dáng cá biệt
của hàng hoá, Kiểu dáng cá biệt của bao bì và Các yếu tố khác như Màu sắc, Mùi,
Vị, Trong khi đó, hình ảnh thương hiệu là “yếu tố vô hình”. Hình ảnh thương hiệu
là góc nhìn của khách hàng về thương hiệu trong tâm trí của họ; được thể hiện thông
qua các liên kết thương hiệu mà thương hiệu đó tạo dựng được và được khách hàng
tiêu dùng ghi nhận. Hình ảnh thương hiệu phản ánh mức độ hài lòng và sự kỳ vọng
của khách hàng về thương hiệu. Đó là yếu tố khách hàng sử dụng trong quá trình
quyết định lựa chọn tiêu dùng hàng hóa. Hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng lớn đến sự
hiểu biết cũng như nhận thức về thương hiệu của khách hàng mục tiêu [4]. Hình ảnh
thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ là tập hợp các liên tưởng của khách hàng về 7 yếu
tố của nhà bán lẻ, đó là: (1) Tiếp cận, (2) Danh mục hàng hoá, thương hiệu, (3) Giá,
(4) Các chương trình xúc tiến, (5) Bầu không khí, (6) Nhân viên và (7) Các yếu tố
khác như Dịch vụ hỗ trợ, Thời gian chờ.
- Bán lẻ được hiểu là một hoạt động thuộc dịch vụ phân phối, là hoạt động
bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở
hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ. Doanh nghiệp được nghiên cứu trong
đề tài sở hữu nhiều hơn 1 cơ sở bán lẻ.
- Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, phần nhận diện thương hiệu của cơ sở bán
lẻ chính là một phần hoặc là toàn bộ phần nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu về đánh giá của khách hàng đối với nhóm yếu
tố cấu thành thứ 2 của thương hiệu là “Hình ảnh thương hiệu” của doanh nghiệp bán
lẻ. Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ là sự thể hiện của doanh nghiệp đó
trong tâm trí khách hàng, và h...tổng thể cửa hàng đó.
Các yếu tố khác
- Dịch vụ bổ trợ. Đó là dịch vụ bảo hành, dịch vụ vận chuyển – lắp đặt, dịch
vụ giao hàng, dịch vụ sửa chữa, là những phần cộng thêm cho giá trị tổng thể cho
khách hàng. Đôi khi, những dịch vụ bổ trợ này có ảnh hưởng quan trọng đến quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của khách hàng. Ví dụ, đối với các nhà bán lẻ
hàng điện tử thì dịch vụ sửa chữa, đổi trả và bảo hành cho sản phẩm được ưu tiên hơn
so với các nhà bán lẻ hàng thực phẩm tươi sống. Trong khi đó, đối các nhà bán lẻ
hàng thực phẩm chế biến thì dịch vụ giao hàng lại được quan tâm nhiều hơn, còn các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính thì lại ưu tiên đối với dịch vụ chăm sóc
khách hàng. Như vậy, tuỳ vào từng lĩnh vực kinh doanh mà các dịch vụ bổ trợ này có
thể được chú ý phát triển.
- Thời gian chờ. Một điểm khá chung đối với việc tiêu dùng dịch vụ đó là sự
mong đợi của khách hàng về thời gian: Thời gian chờ ngắn hơn (như chờ thu ngân
thanh toán tiền, chờ đợi đến lượt sử dụng dịch vụ, chờ vận chuyển – giao hàng,...),
thời gian sử dụng dịch vụ lâu hơn (như đối với dịch vụ làm đẹp, dịch vụ giải trí, ...),
... Tuy nhiên, không phải lúc nào việc rút ngắn thời gian chờ ngắn nhất có thể mang
lại lợi ích nhiều nhất cho nhà cung ứng dịch vụ. Ví dụ, việc xếp hàng chờ lâu hơn ở
trung tâm chiếu phim, ở khu vực thu ngân của siêu thị hoặc ở khu vực thanh toán của
cửa hàng có thể giúp bán thêm một số món hàng không nằm trong dự định của khách
hàng. Thời gian chờ là thời gian mà khách hàng phải chờ đợi để được phục vụ từ nhà
cung ứng dịch vụ. Sự xuất hiện của thời gian chờ gắn liền với hoạt động quản lý hàng
chờ và nhà quản trị phải tính toán đến việc bố trí hàng chờ để đảm bảo rằng khách
hàng sẽ rời khỏi hàng chờ ít nhất có thể [4].
Vấn đề tiếp theo, đó là doanh nghiệp bán lẻ muốn tạo dựng thương hiệu thì
cần lưu ý những nội dung sau: (1) Tính rủi ro trong nhận thức của khách hàng do tính
vô hình, tính khó kiểm định của dịch vụ; (2) Dịch vụ bán lẻ gắn với hàng hoá hữu
hình, do đó, những phần thể hiện tiếp xúc với khách hàng cần được coi trọng đồng
thời với việc đảm bảo chất lượng hàng hoá. Bên cạnh đó, các đơn vị bán lẻ cần tăng
13
cường sự khác biệt, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng suất của mình [5, trang 530].
Trong đó, quản lý sự khác biệt có thể là tạo ra sản phẩm mới nhưng rất dễ bị sao chép,
có thể tạo điểm khác biệt cho việc cung ứng dịch vụ theo 3 cách là thông qua con
người, thông qua môi trường vật chất và thông qua quy trình; có thể tạo điểm khác
biệt trong hình ảnh, hay chính là hình ảnh thương hiệu.
14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
2.1 Tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016
2.1.1 Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016
Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam
Thị trường bán lẻ đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới,
cùng với sự phát triển đó là thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu tiêu dùng
cũng vì thế trở nên đa dạng. Hàng hóa trên thị trường luôn được thay đổi phù hợp với
thị hiếu của người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng đang trên
đà tăng trưởng mạnh. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, bán lẻ chiếm khoảng
15% GDP Việt Nam năm 2013. Tính chung cả năm 2015, Tổng cục Thống kê đánh
giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.2 triệu
tỷ đồng, tăng 9.5% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 8,4%, cao hơn mức tăng
8.1% của năm 2014) [34]. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết thúc năm
2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 2 67 500 tỉ đồng (tương đương khoảng
118 USD), tăng 10.2% so với năm trước [34]. Việt Nam đang được đánh giá là một
trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á và
trên thế giới. Với sự mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập (FTA, TPP,), với
sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới tại Việt Nam, sức ép
cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng tăng đối với doanh nghiệp Việt.
Việt Nam sở hữu một thị trường tiêu thụ với quy mô rộng lớn với quy mô trên
90 triệu dân, trong đó khoảng 70% dân ở độ tuổi dưới 64; tốc độ đô thị hóa nhanh
(năm 2014 đã đạt 33.1% dân sống ở thành thị; thu nhập bình quân và quyền lực mua
sắm tăng nhanh (chi tiêu cho mua sắm hàng hóa của hộ gia đình tăng nhanh từ 70 tỷ
USD năm 2008 lên tới 154 tỷ USD năm 2015); thu nhập bình quân đầu người đã đạt
2109 USD/người/năm vào 2015, tăng 57 USD so với năm 2014; đặc biệt, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2015 tăng trung
bình gần 22%/năm, tăng gần 7 lần từ khi Việt Nam vào WTO [34]. Sự tăng trưởng
nhanh của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam
15
trong những năm qua cho thấy tiêu dùng trong nước luôn là một động lực quan trọng
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là
dân số đông với nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và đa dạng. Mặc
khác, tốc độ tăng tiêu dùng cao chính là yếu tố quan trọng đánh giá thị trường bán lẻ
Việt Nam đầy tiềm năng.
Sự mở cửa của thị trường Việt Nam
Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO được xây dựng theo Hiệp định
Thương mại Việt – Mỹ (BTA). Trong thỏa thuận, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành và
110 phân ngành dịch vụ. Đối với dịch vụ phân phối, cam kết cụ thể như sau:
Về hình thức hiện diện: Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (ngày
11/01/2007) đến trước ngày 01/01/2008, Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân
phối nước ngoài được liên doanh với đối tác Việt Nam nhưng tỷ lệ vốn góp của phía
nước ngoài không được vượt quá 49%. Từ 01/01/2009, doanh nghiệp phân phối nước
ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên,
riêng ngành dịch vụ phân phối bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế khá chặt chẽ về việc
mở thêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua kiểm tra
nhu cầu kinh tế (ENT - Economic Needs Test). Việc xem xét mở cửa điểm bán lẻ
ngoài điểm bán lẻ thứ nhất phải tuân theo một quy trình xét duyệt và cấp phép công
khai dựa trên các tiêu chí khách quan như: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang
hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và mật độ dân cư, sự
phù hợp với quy hoạch.
Về mức độ mở cửa thị trường: Việt Nam cam kết tất cả các phân ngành dịch
vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm: dịch vụ bán lẻ, dịch vụ bán buôn,
dịch vụ đại lý hoa hồng và dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Về diện mặt hàng: Danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn: những mặt hàng mà
nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ
Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược
phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình
trên mọi chất liệu (băng, đĩa...). Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn: nhà đầu tư
nước ngoài được quyền phân phối theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết như: máy
16
kéo – phương tiện cơ giới - ô tô con và xe máy (từ 01/01/2009); rượu, xi măng và
clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn (từ
01/01/2010). Ngoài ra, Việt Nam cũng cho phép hình thức bán hàng qua mạng từ
nước ngoài theo phương thức 1 (cung cấp qua biên giới) bao gồm mua bán hàng hóa
qua mạng hoặc đặt hàng qua thư và chỉ cam kết cho các nhà phân phối nước ngoài
được bán các loại hàng hóa: các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân, các chương trình
phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
Có thể nói, những cam kết về mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ là một trong những
nỗ lực và quyết tâm lớn nhất của nước ta, bởi lẽ dịch vụ bán lẻ là một ngành hàng khá
nhạy cảm và có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên thực tế, trước khi gia
nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các tập đoàn phân phối nước ngoài thành lập liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng mới chỉ mang tính chất thí
điểm. Lộ trình cam kết mở cửa dịch vụ bán lẻ của Việt Nam mở ra môi trường kinh
doanh thông thoáng và minh bạch hơn cho người tiêu dùng và là động lực các cho
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Sự thâm nhập của các DN bán lẻ nước ngoài
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký
vào Việt Nam đạt mức 252.716 triệu USD với 17768 dự án (số lũy kế đến ngày
31/12/2014) [34]. Trong đó, vốn đầu tư đã được cấp phép vào ngành Bán buôn và bán
lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có các động cơ khác đạt mức 4030 triệu USD
(tương ứng với xấp xỉ 88660 tỷ đông) với 1383 dự án còn hiệu lực. Điểm đáng lưu ý,
con số này lại chiếm đến 94.56% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo
giá hiện hành (93751 tỷ đồng) [34]. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của ngành này đối
với các nhà đầu tư nước ngoài là không hề nhỏ.
Mặt khác, giai đoạn 2013 – 2015 chứng kiến những hoạt động từ phía các nhà
đầu tư nước ngoài lớn như Tập đoàn Takayashima (Nhật Bản) đầu tư xây dựng trung
tâm mua sắm lớn với diện tích 15 nghìn m2 đầu tiên tại Quận 1, Tp Hồ Chí Minh; tiếp
theo là sự xuất hiện của Tập đoàn AEON với trung tâm mua sắm tại Tân Phú, Tp Hồ
Chí Minh và Long Biên, Hà Nội; liên minh NTUC FairPrice (Singapore) cũng bắt tay
hợp tác với Saigon Co.op để xây dựng đại siêu thị Coop Xtra tại Thủ Đức, Tp Hồ Chí
Minh với diện tích 25 nghìn m2. Trong nước, BigC (Casino) cũng được mở ra thêm tại
17
Bình Dương, Ninh Bình, Phú Thọ và Lâm Đồng. Một khía cạnh khác cho thấy sự sôi
động của thị trường bán lẻ Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài là đó là một số
thương vụ mua bán giữa Central Group và Nguyễn Kim, giữa Berli Jucker và Metro
Việt Nam [6].
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới như Simply Mart, 7 –
Eleven, Circle – K với hàng loạt các cửa hàng tiện ích. Trong đó, đáng chú ý là trường
hợp của chuỗi siêu thị Simply Mart sẽ được phát triển bởi Tập đoàn bán lẻ hàng đầu
châu Âu Auchan và Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) tại những
dự án cho Sacomreal đầu tư. 7-Eleven chuỗi cửa hàng tiện lợi sẽ có mặt tại Việt Nam
dự kiến vào tháng 2/2018. 7-Eleven đặt mục tiêu đạt 100 cửa hàng trong 3 năm nữa và
con số này sẽ gấp 10 lần trong một thập niên tới. 7-Eleven dự kiến vào thị trường Việt
Nam theo cả hai hướng: tự mở cửa hàng và mua lại các cửa hàng tiện lợi đang có mặt
ở Việt Nam. Circle K (Mỹ) đặt chân đến Việt Nam từ năm 2008 và đã xây dựng khoảng
200 cửa hàng tại nhiều nơi như TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội. Circle K
chinh phục khách hàng bằng tiêu chí 4F (Fresh - tươi; Friendly - thân thiện, Fast - nhanh
và Full - đầy đủ) và phong cách trẻ trung, hợp mốt. Tháng 1/2017, Circle K tiếp tục
khai trương 5 cửa hàng tại Hà Nội và 1 cửa hàng tại Vũng Tàu [7].
2.1.2. Doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016
Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại
Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua, hệ thống siêu thị
đã phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta. Nếu như trước năm 2000, sự xuất
hiện của các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ rất ít ở hai thành phố lớn Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh thì hiên nay nó trở nên phổ biến và được đầu tư chuyên sâu.
Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt Nam hiện nay
thành hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp (Liên hiệp Hợp tác xã Thương
mại Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Co.op Mart, siêu thị Intimex, Big C...) và các
siêu thị chuyên doanh (các siêu thị dệt may, siêu thị điện máy, siêu thị điện lạnh...).
Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua cũng rất đa
dạng, từ các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu lâu năm như Tổng công ty Thương
mại Hà Nội Hapro, công ty TNHH Phú Thái... cho đến các tập đoàn bán lẻ lớn nhất
18
của các nước phát triển như Bourbon của Pháp, Metro Cash & Carry của Đức, SeiYu
của Nhật Bản...
Ở Việt Nam, Big C là thương hiệu đại siêu thị duy nhất. Khách hàng của Metro
hầu hết là nhà xưởng công nghiệp và những đối tượng mua bán sỉ, trong khi khách
hàng của đại siêu thị là người tiêu dùng. Big C hiện nay chỉ có ở các thành phố lớn
như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ Các siêu thị Big C thường được
đặt ở vùng ngoại ô thành phố do qui mô rộng lớn. Vì tập trung hàng hóa số lượng lớn,
các mặt hàng được trưng bày trên kệ bày hàng siêu thị dễ tìm kiếm nên Big C vẫn là
(Đại siêu thị) lớn luôn có số lượng khách hàng lớn.
Siêu thị với giá bán lẻ cao hơn một chút so với đại siêu thị, là nơi thích hợp
cho việc mua sắm. Các siêu thị nổi tiếng nhất ở Việt Nam phải nhắc đến là Intimex,
Co.opmart, Fivimart và Citimart. Siêu thị ở Việt Nam cung cấp những mặt hàng và
dịch vụ tương đương nhau. Có nơi cấp thẻ khách hàng thân thiết để tích điểm và được
giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo. Trung tâm thương mại bán những mặt hàng đắt
tiền nhưng quần áo hiệu, giày hiệu và thiết bị điện tử cao cấp. Parkson và Diamond
Plaza, Vincom là những thương hiệu được ưa chuộng ở TPHCM. Còn ở Hà Nội là
Vincom, Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, The Manor và Parkson. Trung tâm mua sắm
là một khái niệm mới ở Việt Nam, nơi bao hàm cả đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách
hoá, rạp chiếu phim và cửa hàng chuyên biệt. Lotte Mart & The Crescent Mall là
những thương hiệu điển hình.
Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ
Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông thường là những mặt
hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, do khả năng về tài
chính cũng như mặt bằng kinh doanh còn hạn chế nên hầu như các cửa hàng này chỉ
cung cấp một số ít hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là một
trong những kênh phân phối hàng hóa quan trọng có tỷ lệ tăng trưởng tham gia vào
thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua.
Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ
Các loại hình cửa hàng bán lẻ, bán buôn tự chọn cũng tăng về số lượng, quy
mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình “chuỗi” cửa
hàng cũng đã xuất hiện. Ở các đô thị, xu hướng liên kết, sáp nhập, mở rộng các cửa
19
hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam đang cạnh
tranh với các quầy sạp bán hàng bên đường và các chợ truyền thống; Chuỗi cửa hàng
Co.opFood, trực thuộc hệ thống cửa hàng của Saigon Co.op, G7 Mart và Shop & Go
là một tố thương hiệu điển hình. Tuy nhiên, chính những cửa hàng tiện ích vô danh
mới là thành phần đại diện cho đa số thị trường bán lẻ tiện dụng ở Việt Nam.
Hệ thống chợ truyền thống
Theo tổng hợp, tính đến hết năm 2013, cả nước có 8.546 chợ các loại. Trong
đó, số chợ hạng I chiếm 2.89%, chợ hạng II chiếm 10.83% và chợ hạng III chiếm
86.28% [32]. Ở khu vực nông thôn, chủ yếu các chợ truyền thống là chợ hạng III,
trong đó nhiều chợ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu và yếu kém. Khối lượng hàng
hóa lưu thông qua chợ ở các thành phố lớn chiếm tỷ trọng khoảng 40-50% tổng mức
lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn, hàng hóa giao dịch trên chợ
chiếm khoảng 60-70% [32]. Lực lượng tham gia kinh doanh trên các chợ chủ yếu là
thương mại tư nhân, thương mại Nhà nước, Hợp tác xã thương mại và người sản xuất
trực tiếp bán hàng. Trong đó, thành phần thương mại tư nhân đóng vai trò ngày càng
quan trọng.
Sự dịch chuyển cơ cấu thị phần giữa các DN bán lẻ
Trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập, cơ cấu ngành bán lẻ Việt Nam biến
đổi sâu sắc: Từ chỗ chủ yếu do doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, đơn loại hình
cho đến đa loại hình với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, Nhà nước,
Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nổi bật lên là xu hướng chuyển
dần về phía các kênh bán lẻ hiện đại và các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang
chiếm ưu thế. Bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở
thành một kênh tiêu dùng quan trọng. Kết quả điều tra của Công ty nghiên cứu thị
trường Taylor Nielsen Sofres TNS cho thấy, đến nay, thương mại hiện đại ở Việt
Nam đã chiếm 22% trên cả nước, riêng tỷ trọng này tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh lên đến 37 – 38%. Các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm
13%, các hình thức còn lại chiếm 7% [38]. “Hình thức chợ và bán hàng truyền thống
sẽ gặp khó khăn trong vòng 10-20 năm tới”, ông Ralf Mattheas, Giám đốc điều hành
Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nielsen Sofres (TNS) Việt Nam khẳng định.
20
Người Việt Nam đang dần chuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình
thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn.
2.1.3. Một vài nét về thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu bán lẻ đã được đề cập đến rất nhiều
trong thời gian vừa qua, đặc biệt kể từ khi Việt Nam mở cửa, đón nhận thêm nhiều
các thương hiệu bán lẻ nước ngoài. Với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, mọi
doanh nghiệp luôn phải tìm cách làm cho thương hiệu của mình ngày càng trở nên
mạnh hơn, có sức ảnh hưởng sâu và rộng hơn trên thị trường. Khi đó, vấn đề đặt ra
cho các doanh nghiệp là phải xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình. Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên thương hiệu, với mỗi loại
thương hiệu khác nhau thì các yếu tố này cũng có sự khác nhau, từ các yếu tố nhận
diện thương hiệu bên ngoài cho tới các yếu tố bên trong phản ánh giá trị cốt lõi của
mỗi thương hiệu. Với doanh nghiệp bán lẻ, các yếu tố góp phần hình thành nên thương
hiệu có thể kể đến trước hết là các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện thương hiệu như
tên thương hiệu, logo, biển hiệu, trang trí điểm bán, trưng bày sản phẩm, cho đến
các yếu tố bên trong như giá cả, địa điểm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhân
viêncùng các nỗ lực trong bảo vệ và truyền thông thương hiệu.
Trước sức ép từ các thương hiệu nước ngoài, một số thương hiệu Việt Nam đã
chủ động phát triển thương hiệu của mình bằng hình thức nhượng quyền và đã gặt
hái được những thành công đầu tiên trong xu hướng này như: Saigon Co.op với cửa
hàng Co.op Food Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM) đã chính thức mở cửa vào ngày
1/9/2016. Đây là cửa hàng đầu tiên được Saigon Co.op thực hiện theo hình thức
nhượng quyền thương mại. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) theo kế hoạch,
đến cuối năm 2016 sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng ít nhất 25 cửa hàng mang thương hiệu
Satra, nâng tổng số cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ Satra lên hơn 100 cửa hàng. Ngoài
ra, Vingroup dự kiến trong năm 2016 sẽ mở 3.000 cửa hàng Vinmart+, góp phần nâng
cao quy mô phân khúc cửa hàng tiện lợi Việt Nam vượt con số 1.000 [36]. Mặc dù
đã có những kết quả đang ghi nhận trong phát triển thương hiệu thời gian vừa qua
nhưng thực tế các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong
việc phát triển thương hiệu, phát triển hệ thống bán lẻ của mình.
21
Đại đa số các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam đang hoạt động trong
tình trạng không đủ vốn cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh
doanh và phát triển thương hiệu. Với mỗi siêu thị với diện tích khoảng hơn 1.000m2
và hàng chục nghìn sản phẩm các loại, vốn đầu tư của một siêu thị có thể lên tới hàng
chục tỷ đồng. Đặc biệt, việc đầu tư các thiết bị chuyên dùng, nhất là hệ thống bảo
quản giữ tươi các loại thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi một
lượng chi phí rất lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tiền thuê mặt bằng, nâng
cấp trang thiết bị, cải tiến, trang trí siêu thị. Việc đầu tư, xây dựng hệ thống nhận diện
thương hiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trong giai đoạn đầu cũng yêu cầu một
khoản đầu tư không nhỏ. Để có thể xây dựng được một mô hình kinh doanh chuẩn,
hệ thống kiểm soát tốt, đảm bảo chất lượng, có thể dễ dàng nhượng quyền cho các
đối tác cũng mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Khi tiến hành nhượng quyền, do
nguồn vốn hạn hẹp, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền có thể bị
hạn chế.
Bên cạnh đó, công tác hậu cần còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp chưa chủ
động về nguồn cung ứng hàng hóa của mình. Sản phẩm không ổn định về chất lượng,
số lượng và giá cả. Cả doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và nhà sản xuất hay cung ứng
chưa có sự liên kết chặt chẽ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nguồn hàng ở các siêu thị nhận quyền không ổn định và không
đồng nhất được về sản phẩm. Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi,
đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá thủ công và đơn giản.
Một điểm yếu nữa đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đó chính là chất
lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng đi kèm. Chất lượng dịch vụ tại các siêu thị trong
nước kém xa các siêu thị nước ngoài. Tại BigC có các khu vui chơi dành cho trẻ em,
nơi nghỉ ngơi cho khách hàng. BigC hay Metro cũng có dịch vụ chuyển hàng đến tận
nơi trong bán kinh 15 km, dịch vụ sửa quần áo tại siêu thị nếu khách hàng có nhu cầu
trong khi điều này ít thấy xuất hiện tại các siêu thị trong nước. Hơn nữa, nhân viên
tại nhiều siêu thị Việt Nam chưa làm hài lòng khách hàng. Có tới hơn một nửa cho
rằng đó là thái độ của nhân viên phục vụ. Nhiều nhân viên thanh toán tiền còn tỏ ra
22
cáu gắt với khách hàng. Một số nhân viên còn nói chuyện với nhau trong siêu thị và
thiếu sự nhiệt tình trong việc trả lời các câu hỏi của khách hàng. Một số khác thì cho
rằng điều họ cảm thấy không hài lòng ở các siêu thị Việt Nam là do một số hàng hóa
còn chưa được dán nhãn mác xuất xứ đầy đủ và một số mặt hàng chưa được dán giá
tiền chi tiết và rõ ràng.
Uy tín, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng là những yếu tố làm nên thương hiệu
của một doanh nghiệp. Một siêu thị với hàng hóa nghèo nàn, thái độ phục vụ thiếu
chuyên nghiệp thì khó có thể tồn tại lâu chứ chưa nói đến sẽ nhượng quyền thương
mại. Hàng hóa trong các siêu thị có thể giống nhau nhưng phong cách phục vụ thì
khác nhau và làm nên bản sắc của siêu thị đó. Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm
hơn và có nhiều lựa chọn tiêu dùng hơn, họ sẽ tới những nơi họ thấy thoải mái nhất,
được phục vụ tốt nhất. Do đó, các siêu thị Việt có thể thông qua đào tạo nhân viên về
cách thức giao tiếp, bán hàng cho khách.
Ngoài các thương hiệu bán lẻ Việt Nam, thời gian qua, thị trường cũng đã
chứng kiến nhiều thương hiệu bán lẻ nước ngoài xuất hiện và phát triển mạnh mẽ tại
Việt Nam với sự chuyên nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.
Metro là một trong hai tập đoàn phân phối có mặt đầu tiên ở Việt Nam. Tầm
quan trọng của Metro như là một tập đoàn thương mại quốc tế đã không ngừng tăng
lên trong những năm vừa qua. Với vô số các thương hiệu và các đơn vị kinh doanh,
Metro là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất của nước Đức.
Khách hàng mục tiêu của Metro Cash&Carry gồm từ các doanh nghiệp ẩm thực và
Khách sạn, kinh doanh Thực phẩm và Phi thực phẩm cho đến các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ và những người thu mua cho các tổ chức. Metro Cash&Carry là một
trong những nhà bán lẻ nước ngoài lớn nhất tại Việt nam. Metro cung cấp phong phú
hơn 7.000 mật hàng thực phẩm và hơn 8.000 mặt hàng phi thực phẩm. Metro
Cash&Cany tạo ra một địa điểm chuẩn mói về sự lựa chọn mua sắm và sự thỏa mãn
của các khách hàng doanh nghiệp. Hỗ trợ và cung cấp hàng hóa cho Metro có 1.000
nhà sản xuất và khoảng 15.000 hộ nông dân [36]. Tại Metro, các mặt hàng nhập từ
nước ngoài đều ghi rõ xuất xứ hàng hoa và đơn vị nhập khẩu, công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm đưức Trung tâm phối hợp với Sở tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
23
Nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua quy trình công nghệ sạch theo tiêu chuẩn
của Nhà nước.
Supercenter Big c nằm trong tập đoàn Bourbon, nhà đầu tư quốc tế lớn trong
lĩnh vực dịch vụ hàng hải và lưu thông. Đối tác chính của Bourbon trong lĩnh vực
kinh doanh siêu thị là tập đoàn Casino, hiện quản lý 860 siêu thị tại 15 nước trên thế
giới. Đại siêu thị Big c đầu tiên được thành lập năm 1998 tại Đồng Nai bởi Tập đoàn
Bourbon với tên gọi Cora. 2 siêu thị Cora khác lần lượt ra đời tại Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2001. Từ năm 2002, chuỗi các đại siêu thị Cora được chuyển nhượng cho
Tập đoàn phân phối quốc tế Casino và đổi tên thành Big c, thương hiệu của Tập đoàn
Casino tại Thái Lan. Trung tâm phân phối lớn nhất của Bourbon tại Việt Nam là Big
c Thăng Long, rộng 12.000 m 2 với số vốn đầu tư là 12 triệu USD. Big c Thăng Long
kinh doanh theo mô hình thể nghiệm mới Supercenter (Trung tâm thương mại cao
cấp), kết hợp giữa hệ thống cửa hàng bán lẻ với gian bán thực phẩm lấy thẳng từ nhà
sản xuất.
Parkson là bộ phận kinh doanh bán lẻ thuộc tập đoàn Lion Group, một tập
đoàn quốc tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau bao gồm sản xuất
sắt thép, xe hơi, sản phẩm nông nghiệp, kinh doanh bán lé, bất động sản và công nghệ
thông tin. Tập đoàn quốc gia Lion Group có lợi nhuận thường niên trên 4,8 tỷ USD
vói hơn 50.000 nhân viên trên toàn cầu. Với dây chuyền bán lẻ lớn nhất, tập đoàn
Parkson còn là niềm tự hào của Malaysia. Tập đoàn Lion Group và Parkson
Corporation chính thức khai trương TTTM đầu tiên tại Việt Nam vào ngày
30/06/2005 với tổng vốn đẩu tư ban đẩu là 7 triệu USD [36]. TTTM đầu tiên của
Parkson được xây dựng với 150 gian hàng, kinh doanh các mật hàng của hơn 500
nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế và nội địa. 5 năm đầu, Parkson dự tính mở l o trung tâm
mua sắm tại những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà
Nang và Cần Thơ. Ngay từ đầu, Parkson đã khẳng định sự vượt trội về phong cách
và đẳng cấp, xứng đáng là thương hiệu mua sắm cho cả gia đình với mục tiêu trở
thành "Nhà bán lẻ tốt nhất, lớn nhất và hết mình vì cộng đồng". Điểm khác biệt so
với các TTTM khác là cách chọn thương hiệu kinh doanh tại đây. Hiện Parkson là
nơi đầu tiên đưa các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đến Việt Nam như Estee Lauder,
Prsche Design, Guerlian, Calvin Klein... Bên cạnh việc giới thiệu các nhãn hàng thuộc
24
đẳng cấp quốc tế Parkson còn có một mục tiêu là tôn vinh hàng Việt Nam. Do vậy,
Parkson đã chọn lựa những mặt hàng phù hợp với tôn chỉ hoạt động của mình. Hiện
có những nhãn hiệu Việt Nam được ưa chuộng như WOW, Nguyên Jenny và Donga
Silk... đang có mặt tại Parkson.
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh
(Saigon Co.op) Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí
Minh được thành lập vào năm 1989 với hai chức nàng trực tiếp kinh doanh và tổ chức
vận động phong trào hợp tác xã. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế hợp tác xã theo
nguyên tắc xác lập sở hễu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tụ chủ và tự chịu
trách nhiệm. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty
nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong
số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập
khẩu phất triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phẩn xác lập uy tín, vị thế của
Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2 Đánh giá nhân tố môi trường ảnh hưởng tới thương hiệu doanh nghiệp bán
lẻ Việt Nam
2.2.1 Nhân tố môi trường vĩ mô
Kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự
bùng nổ về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh
tranh đối với DN giảm, DN có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa
và thu được lợi nhuận. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, người dân với tình hình
tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm dẫn
đến tăng sức ép cạnh tranh cho DN. Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong
số những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Châu Á. GDP của cả nước
tăng lên chứng tỏ nền kinh tế trong nước đã có những tiến bộ vượt bậc, thu nhập của
người dân theo đó cũng tăng lên và sự quan tâm của họ không chỉ dành cho các sản
phẩm mà còn ở thương hiệu. Thương hiệu bán lẻ được đem ra như 1 tiêu chí trong
lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thu nhập dành cho mua sắm
theo đó cũng tăng lên đáng kể. Đây là một thuận lợi lớn cho cả các doanh nghiệp bán
25
lẻ trong nước cũng như các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi tiến hành hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là khoảng 640
USD; ở các thành phố lớn và các đô thị lớn, mức thu nhập đầu người đạt từ 1.000
USD đến 1.800 USD. Đây là thuận lợi căn bản cho phát triển thị trường bán lẻ ở khắp
các thành phố, đô thị lớn và vừa trong cả nước. Đồng thời thông qua hội nhập kinh tế
thế giới, như tham gia ASEAN, APEC và gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực hiện giảm
thuế quan và mở cửa thị trường theo cam kết quốc tế. Đây sẽ là cơ hội và cũng là thử
thách lớn cho ngành bán lẻ và các thương hiệu bán lẻ Việt Nam.
Chính trị - Pháp luật
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp
quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia,
các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu
tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một
khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc
đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh
trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là
yếu tố rất phức tạp. Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải
nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý...006).Branding a store: How to build sucessful retail brand in a
changing marketplace. Kogan Page Publisher
29. Kumar, N., & Steenkamp, J.-b. E. (2008). Private label strategy: How to meet the
store brand challenge. Harvard Business Review Press.
30. Sullivan, M., & Adcock, D. (2011). Retail Marketing. Cengage Learning EMEA.
WEBSITE
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Thông tin về giới tính
19
151
Nam Nữ
Thông tin về khoảng thời gian gần nhất đến Pico
và Thế giới di động
80 76
69
70
60
50
40
30
20 11
6
10 1 3
0
Dưới 1 tháng Từ 1 - 3 tháng Trên 3 tháng
Pico Thế giới di động
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM
- Số phiếu phát ra: 20
- Số phiếu thu về: 10
- Số phiếu có giá trị: 6/10 (80%)
- Số phiếu không có giá trị: 4/10 (40%) do có tỷ lệ các câu hỏi không có đáp án là
50%.
- Kết quả sơ bộ:
+ Người được phỏng vấn không hiểu câu hỏi
+ Bố cục thiết kế khó theo dõi
+ Chưa có câu phân loại để sàng lọc đối tượng phát phiếu
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3.1 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC THỬ NGHIỆM
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào quý anh/chị! Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về thương
hiệu của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam.
Xin quý anh/chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu
(x) vào những ô vuông trong phiếu điều tra này. Chúng tôi cam đoan các thông tin
được anh/ chị cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý anh/chị!
I.Thông tin cá nhân
1. Giới tính của bạn là:
Nam
Nữ
2. Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:
15-20
20-25
25-30
30-40
>40
II.Ý kiến của bạn về thương hiệu Pico Plaza
1. Xin cho biết đánh giá tổng quan của anh/chị về Pico Plaza?
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Không hài lòng
Rất không hài lòng
2. Anh/chị đánh giá thế nào về mức giá các mặt hàng của Pico Plaza?
Rất hợp lý
Hợp lý
Bình thường
Hơi đắt
Không hợp lý
3. Anh/chị đánh giá thế nào về chất lượng hàng hóa của Pico Plaza?
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Không hài lòng
Rất không hài lòng
4. Anh/chị quan tâm đến chương trình khuyến mãi nào của Pico?
Giảm giá
Rút thăm trúng thưởng
Tặng quà
Thẻ khách hàng
Hàng thanh lý
Khác
5. Anh/chị đánh giá thế nào về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Pico Plaza?
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Không hài lòng
Rất không hài lòng
6. Anh/chị đánh giá như thế nào về hệ thống nhận diện thương hiệu của Pico Plaza
(tên thương hiệu, logo, màu sắc đặc trưng, biển hiệu, website, catalogue, tờ
rơi)
Rất thu hút
Thu hút
Bình thường
Không đẹp
Rất xấu
7. Anh/chị đánh giá thế nào về hình thức trưng bày bên trong của Pico Plaza
Hợp lý
Bình thường
Không hợp lý
8. Theo bạn, yếu tố nào sau đây là ưu điểm của Pico Plaza so với các siêu thị điện
máy khác (1: Rất không tốt – 5: Rất tốt)
1 Thái độ phục vụ của nhân viên 1 2 3 4 5
2 Giá cả hợp lý hơn 1 2 3 4 5
3 Chất lượng sản phẩm được chọn lọc và kiểm soát tốt hơn 1 2 3 4 5
4 Hàng hóa được cập nhật xu hướng hơn 1 2 3 4 5
5 Pico có những sản phẩm mà nơi khác không có 1 2 3 4 5
6 Vị trí kinh doanh thuận tiện hơn 1 2 3 4 5
7 Cửa hàng được trang trí bắt mắt hơn 1 2 3 4 5
8 Quan hệ/chăm sóc khách hàng tốt hơn 1 2 3 4 5
9 Vị trí thuận tiện hơn 1 2 3 4 5
10 Thương hiệu và uy tín 1 2 3 4 5
11 Mức độ phong phú của hàng hóa 1 2 3 4 5
12 Các dịch vụ sau bán (vận chuyển, lắp đặt, bảo hành) 1 2 3 4 5
9. Xin cho biết đánh giá của anh chị với các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây
dựng và phát triển thương hiệu Pico?
1 Giá cả sản phẩm 1 2 3 4 5
2 Tính đa dạng của sản phẩm 1 2 3 4 5
3 Chất lượng sản phẩm 1 2 3 4 5
4 Vị trí thuận tiện 1 2 3 4 5
5 Vốn 1 2 3 4 5
6 Thái độ của nhân viên 1 2 3 4 5
7 Thiết kế nhãn hiệu 1 2 3 4 5
8 Hoạt động quảng cáo 1 2 3 4 5
9 Các chương trình khuyến mãi 1 2 3 4 5
10 Thủ tục hành chính 1 2 3 4 5
10. Anh/chị có gợi ý gì cho Pico trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu
không?.....................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày..tháng..năm.
Người điền phiếu điều tra
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý anh/chị!
PHỤ LỤC 3.2: NHỮNG NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
1. Về nội dung
- Thêm phần nội dung về “Nhận biết thương hiệu” do phiếu phát là xác suất ngẫu
nhiên nên không phải người nào được nhận phiếu cũng thuộc nhóm đối tượng cần
khảo sát. Trong phần nội dung “Nhận biết thương hiệu” có câu hỏi phân loại để kiểm
tra sự nhận biết của người được phỏng vấn về thương hiệu đang được khảo sát; bổ
sung câu hỏi về thời gian gần nhất đã trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu được khảo
sát.
- Chỉnh sửa phần nội dung về “Đánh giá về hình ảnh thương hiệu” của thương hiệu
đang được khảo sát. Bổ sung thêm câu đánh giá đối với mỗi yếu tố.
- Bổ sung câu hỏi về chất lượng cảm nhận tổng thể để (có thể) xem xét tương quan
giữa việc cảm nhận nói chung đối với mỗi yếu tố cấu thành.
- Bổ sung câu hỏi về đánh giá về Hệ thống nhận diện thương hiệu của thương hiệu.
2. Về hình thức
- Bố cục lại thành các phần I “Nhận biết thương hiệu”, phần II “Đánh giá hình ảnh
thương hiệu”, phần III “Đánh giá về HTNDTH”, phần IV “Thông tin cá nhân”.
- Bố cục lại để người trả lời phiếu thuận tiện hơn trong việc trả lời
PHỤ LỤC 3.3: PHIẾU KHẢO SÁT SAU ĐIỀU CHỈNH
PICO
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào quý anh/chị! Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
bán lẻ của Việt Nam.
Xin quý anh/chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (x) vào những ô vuông trong phiếu điều tra
này. Chúng tôi cam đoan các thông tin được anh/ chị cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý anh/chị!
Phần
Nhận biết thương hiệu
I:
Anh/chị vui lòng kể tên các doanh nghiệp đang 1 2 3 4 5
Q1 bán sản phẩm đồ điện tử tại Hà Nội (ghi tên
với số 1 là nhớ nhất)
Anh/chị có biết đến thương hiệu "Pico" Có Không
Q2
không?
Điện
Máy Đồ Đơn
thoại
tính và điện Dịch vị tổ
Anh/ chị vui lòng đánh dấu vào những nhóm và các
các thiết lạnh vụ vận chức
Q3 sản phẩm chính mà doanh nghiệp có thương thiết bị
bị tin gia chuyển sự
hiệu này đang chào bán di
học dụng kiện
động
Từ 1 -
Dưới 1 > 3
3
Khoảng cách thời gian từ hiện tại tới lần gần tháng tháng
Q4 tháng
đây nhất anh/ chị đến Pico là bao giờ?
Phần
Đánh giá về hình ảnh thương hiệu Pico
II:
Anh/chị vui lòng đánh giá các nhận xét sau:
1 2 3 4 5
(1 - rất không đồng ý và 5 - rất đồng ý)
Các địa điểm cửa hàng thuận tiện cho việc di
Q5
chuyển
Q6 Các địa điểm có điểm gửi xe dễ dàng
Q7 Hàng hoá đa dạng, phong phú
Có nhiều hàng hoá mang thương hiệu khác
Q8
nhau
Q9 Thường xuyên có nhiều hàng hoá mới
Q10 Chất lượng hàng hoá được kiểm soát tốt
Q11 Mức giá hàng hoá hợp lý
Q12 Có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Thường xuyên thay đổi các chương trình
Q13
khuyến mãi
Q14 Bày trí không gian mua sắm hợp lý
Q15 Tạo cảm giác thoải mái khi mua sắm
Q16 Nhân viên tận tình
Q17 Thái độ nhân viên tốt
Q18 Dịch vụ vận chuyển, lắp đặt tốt
Q19 Dịch vụ bảo hành tốt
Nếu cho điểm 10 là tốt nhất, anh/ chị sẽ Điểm
Q20
dành cho Pico mấy điểm?
Phần
Đánh giá về hệ thống nhận diện thương hiệu
III:
Anh/chị đánh giá thế nào về hệ thống nhận Rất thu Thu Bình Không Rất
diện thương hiệu của Pico (tên thương hiệu, hút hút thường đẹp xấu
Q21
logo, màu sắc đặc trưng, biển hiệu, website,
catalogue, tờ rơi)
Theo anh/ chị, thương hiệu Pico sẽ phát triển
tốt hơn nếu cải thiện những yếu tố nào sau Xếp
Q22
đây? (Xếp hạng từ 1 - 10 với 1 là quan trọng hạng
nhất)
Mức giá của sản phẩm
Sự đa dạng của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Vị trí thuận tiện của cửa hàng
Rút ngắn thời gian chờ đợi
Thái độ của nhân viên
Thiết kế không gian mua sắm
Hoạt động truyền thông
Các chương trình khuyến mãi
Thủ tục giấy tờ không cần thiết
Phần
Thông tin cá nhân
IV:
Giới tính của bạn là: Nam Nữ
15 -
Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:
20
20 -
25
25 -
30
30 -
40
> 40
THẾ GIỚI DI ĐỘNG
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào quý anh/chị! Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
bán lẻ của Việt Nam.
Xin quý anh/chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (x) vào những ô vuông trong phiếu điều tra
này. Chúng tôi cam đoan các thông tin được anh/ chị cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý anh/chị!
Phần
Nhận biết thương hiệu
I:
Anh/chị vui lòng kể tên các doanh nghiệp đang 1 2 3 4 5
Q1 bán sản phẩm đồ điện tử tại Hà Nội (ghi tên
với số 1 là nhớ nhất)
Anh/chị có biết đến thương hiệu "Thế giới di Có Không
Q2
động" không?
Điện
Máy Đồ Đơn
thoại
tính và điện Dịch vị tổ
Anh/ chị vui lòng đánh dấu vào những nhóm và các
các thiết lạnh vụ vận chức
Q3 sản phẩm chính mà doanh nghiệp có thương thiết bị
bị tin gia chuyển sự
hiệu này đang chào bán di
học dụng kiện
động
Từ 1 -
Dưới 1 > 3
Khoảng cách thời gian từ hiện tại tới lần gần 3
tháng tháng
Q4 đây nhất anh/ chị đến Thế giới di động là bao tháng
giờ?
Phần Đánh giá về hình ảnh thương hiệu Thế giới
II: di động
Anh/chị vui lòng đánh giá các nhận xét sau:
1 2 3 4 5
(1 - rất không đồng ý và 5 - rất đồng ý)
Các địa điểm cửa hàng thuận tiện cho việc di
Q5
chuyển
Q6 Các địa điểm có điểm gửi xe dễ dàng
Q7 Hàng hoá đa dạng, phong phú
Có nhiều hàng hoá mang thương hiệu khác
Q8
nhau
Q9 Thường xuyên có nhiều hàng hoá mới
Q10 Chất lượng hàng hoá được kiểm soát tốt
Q11 Mức giá hàng hoá hợp lý
Q12 Có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Thường xuyên thay đổi các chương trình
Q13
khuyến mãi
Q14 Bày trí không gian mua sắm hợp lý
Q15 Tạo cảm giác thoải mái khi mua sắm
Q16 Nhân viên tận tình
Q17 Thái độ nhân viên tốt
Q18 Dịch vụ vận chuyển, lắp đặt tốt
Q19 Dịch vụ bảo hành tốt
Nếu cho điểm 10 là tốt nhất, anh/ chị sẽ Điểm
Q20
dành cho Thế giới di động mấy điểm?
Phần
Đánh giá về hệ thống nhận diện thương hiệu
III:
Anh/chị đánh giá thế nào về hệ thống nhận Rất thu Thu Bình Không Rất
diện thương hiệu của Thế giới di động (tên hút hút thường đẹp xấu
Q21
thương hiệu, logo, màu sắc đặc trưng, biển
hiệu, website, catalogue, tờ rơi)
Theo anh/ chị, thương hiệu Thế giới di động
sẽ phát triển tốt hơn nếu cải thiện những yếu tố Xếp
Q22
nào sau đây? (Xếp hạng từ 1 - 10 với 1 là quan hạng
trọng nhất)
Mức giá của sản phẩm
Sự đa dạng của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Vị trí thuận tiện của cửa hàng
Rút ngắn thời gian chờ đợi
Thái độ của nhân viên
Thiết kế không gian mua sắm
Hoạt động truyền thông
Các chương trình khuyến mãi
Thủ tục giấy tờ không cần thiết
Phần
Thông tin cá nhân
IV:
Giới tính của bạn là: Nam Nữ
15 -
Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:
20
20 -
25
25 -
30
30 -
40
> 40
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ PHÁT PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 5: BÁO CÁO SƠ BỘ
BÁO CÁO SƠ BỘ VỀ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN TỬ - ĐIỆN MÁY (CỬA HÀNG, SIÊU THỊ) TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Thời điểm Số năm tồn tại Số cơ sở bán lẻ Số cơ sở bán lẻ
Thương hiệu Đơn vị sở hữu Loại hình bán lẻ Nguồn
thành lập (tính đến 2017) toàn quốc tại Hà Nội
Thế giới di động Công ty cổ phần Thế giới di động Cửa hàng Mar-2004 13 663 152 https://www.thegioididong.com/sieu-thi-the-gioi-di-dong/ha-noi
Công ty TNHH Hà Nội - Chợ Lớn/
HC Siêu thị 2006 11 14 6 https://hc.com.vn/gioi-thieu-chung
Công ty TNHH Thương mại VHC
Viettel Store Công ty TNHH Thương mại và XNK Viettel Cửa hàng 2006 11 314 26 https://viettelstore.vn/sieu-thi-gan-nhat.html
Pico Công ty cổ phần Pico Siêu thị Jul-2007 10 20 9 https://pico.vn/lich-su-cong-ty.html
Trần Anh Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh Siêu thị 8/8/2007 10 28 9 https://www.trananh.vn/tin-tuc/gioi-thieu-cong-ty/gioi-thieu-chung-n1
FPT Shop Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT Cửa hàng Aug-2007 10 426 52 https://fptshop.com.vn/cua-hang/ha-noi
Media Mart Công ty cổ phần Media Mart Việt Nam Siêu thị 2008 9 49 15 https://mediamart.vn/
Vinpro Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce Trung tâm mua sắm Mar-2015 2 22 6 https://www.adayroi.com/centers-address/7766
Tiêu chí để lựa chọn thương hiệu thực hiện khảo sát của đề tài là:
(1) Thời gian xuất hiện và phát triển đến hiện tại (2017)
(2) Loại hình cơ sở bán lẻ để đảm bảo tính đại diện cho các đơn vị phân phối mặt hàng điện tử - điện máy.
(3) Số cơ sở bán lẻ tại Hà Nội.
Theo kết quả sơ bộ thể hiện trên bảng thì Thế giới di động được lựa chọn cho loại hình Cửa hàng. Loại hình siêu thị có HC, tuy nhiên, vì nhóm nghiên
cứu lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, tiêu chí 3 thì HC lại kém hơn so với Pico và Trần Anh nên nhóm nghiên cứu đã thống nhất không lựa
chọn. Đối với thương hiệu Pico và Trần Anh, nhóm nghiên cứu lựa chọn thương hiệu Pico.
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH DỮ LIỆU KHẢO SÁT
Stt Q2 Q3a Q3 Q3c Q3 Q3e Q4 Q Q6 Q7 Q8 Q9 Q10 Q11 Q12 Q13 Q14 Q15 Q16 Q17 Q18 Q19 Q20 Q21 Q22 Q22 Q22 Q22 Q22 Q2 Q22 Q22 Q22 Q22 D1 D2
b d 5 a b c d e 2f g h h j
1 1 1 2 3 4 5 3 3 5 5 5 4 4 3 4 3 3 3 4 4 4 4 7 3 1 6 2 3 7 4 8 9 5 10 2 2
2 1 1 2 3 0 0 3 3 5 4 4 3 3 4 3 3 4 4 4 3 4 4 7.5 2 2 2 1 4 5 5 7 3 3 4 2 2
3 1 1 2 0 0 5 2 5 5 1 3 3 4 3 3 3 4 5 4 4 5 4 6 2 2 1 5 7 6 4 5 3 2 2 2 2
4 1 1 2 3 0 5 3 4 5 5 5 4 4 4 3 3 3 4 4 4 2 2 8 2 2 3 2 3 7 3 8 4 2 5 2 2
5 1 0 2 0 0 0 3 2 3 4 4 4 4 4 5 4 5 4 4 4 4 4 9 2 2 4 10 5 1 9 6 8 3 7 2 2
6 1 1 2 0 0 5 3 4 5 4 4 4 4 4 5 4 3 3 4 4 5 3 7 2 5 6 7 8 9 10 3 1 2 4 2 2
7 1 2 0 0 0 0 3 2 3 4 4 4 4 3 5 4 4 4 4 4 4 4 9 2 2 3 5 8 1 6 9 7 10 4 2 2
8 1 1 0 0 0 0 3 2 3 4 4 4 4 5 5 5 4 4 4 4 4 4 9 2 2 3 6 8 1 6 9 7 10 4 2 2
9 1 1 0 0 0 0 3 2 3 4 4 4 4 5 5 5 3 4 4 4 4 4 7 2 5 8 7 9 3 10 4 1 2 6 2 2
10 1 1 2 3 4 5 3 1 2 3 4 2 5 3 2 1 2 2 2 2 2 2 9 2 5 6 7 2 6 8 9 2 6 9 2 2
11 1 1 2 3 0 5 3 0 2 3 5 5 4 4 3 4 4 3 3 3 3 3 7 3 4 5 3 2 7 8 9 1 6 10 1 2
12 1 1 2 0 0 5 3 4 3 2 3 3 3 2 4 3 2 3 2 3 4 5 7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
13 1 1 2 0 0 5 3 4 3 5 4 3 3 2 3 4 2 3 1 1 2 3 7 3 1 7 2 10 3 4 8 9 5 6 1 2
14 1 1 2 0 0 5 3 4 5 5 4 3 3 3 4 3 5 4 4 3 4 3 7 3 2 4 3 1 9 10 6 7 7 6 2 2
15 1 1 2 0 0 5 3 3 3 4 3 3 2 3 2 2 3 2 2 2 2 3 7.5 3 2 4 3 1 10 9 5 6 7 8 1 2
16 1 0 0 0 0 5 1 1 3 2 1 3 4 3 3 3 2 3 2 1 3 4 6 3 1 6 2 7 9 8 10 3 4 5 2 2
17 1 1 2 3 0 5 3 3 3 3 4 3 3 3 4 4 4 3 3 3 3 3 6 3 5 64 10 9 3 7 2 1 8 2 2 0
18 1 1 2 3 4 5 0 3 3 4 4 3 3 2 3 2 3 3 3 3 3 3 7 3 1 3 2 5 4 8 9 10 7 6 1 2
19 1 1 2 0 0 5 3 3 2 2 2 3 3 4 3 3 4 3 3 3 2 3 8 2 3 12 6 5 4 8 7 9 10 2 2 2
20 1 1 2 0 0 5 3 5 5 4 3 4 4 4 5 4 5 5 5 4 4 4 8 2 4 5 6 9 2 10 7 1 8 3 2 2
21 1 0 2 0 0 5 3 3 2 2 2 3 2 4 2 2 3 3 4 4 3 3 6 3 2 8 3 1 9 4 10 5 7 6 2 2
22 1 1 2 0 0 0 3 2 3 3 3 3 2 2 3 3 3 3 2 2 2 3 4 3 5 5 6 5 8 4 4 6 6 6 2 2
23 1 1 2 3 4 5 3 5 5 5 5 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3 3 7 3 2 3 1 4 10 5 9 6 7 8 2 2
24 1 1 0 0 0 0 1 4 3 3 4 4 4 3 4 3 4 3 4 3 3 3 8.5 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2
25 1 1 2 0 0 5 3 1 5 3 3 2 4 3 2 3 3 2 3 2 3 2 5 4 6 3 8 3 5 8 4 9 7 5 2 2
26 1 1 2 0 0 5 1 4 4 3 3 3 4 3 4 4 4 4 4 4 4 3 8 2 3 7 9 10 1 8 6 4 5 2 2 2
27 1 1 2 0 0 0 3 5 5 3 3 3 1 2 2 3 5 5 4 4 5 1 7 3 2 3 1 5 4 8 9 10 6 7 2 2
28 1 1 2 3 0 5 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3 3 4 4 6 3 8 3 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2 2
29 1 1 2 0 0 5 3 3 4 5 4 4 4 3 4 4 3 3 4 3 4 4 8 2 2 7 6 3 8 9 10 1 5 1 2 2
30 1 1 2 0 0 5 3 2 4 4 4 4 2 2 4 4 4 4 4 4 4 3 7 2 3 4 5 1 6 10 9 2 8 7 2 2
31 1 0 2 0 0 0 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 3 3 4 4 3 3 7 4 2 4 1 3 6 3 3 6 1 1 2 2
32 1 0 2 0 0 5 0 3 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2
33 1 0 2 3 0 0 3 5 5 4 4 4 3 3 3 2 3 3 3 3 3 3 8 2 2 3 4 10 9 8 7 1 6 5 2 2
34 1 1 2 0 0 0 3 3 3 4 2 4 3 3 3 4 5 5 5 5 4 4 7 3 1 2 1 3 2 4 5 3 2 5 2 2
35 1 1 2 3 0 5 3 4 3 5 5 3 3 3 3 3 4 4 5 4 3 3 8 3 6 8 4 5 2 3 9 1 7 10 2 2
36 1 1 2 3 0 5 3 3 5 4 3 3 4 4 4 3 4 5 5 4 4 4 7 2 3 7 5 4 5 7 8 2 8 7 2 2
37 1 1 2 0 0 5 2 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 7 3 2 7 4 3 6 1 5 8 9 10 2 2
38 1 1 2 0 0 5 3 4 5 5 4 5 4 3 5 4 3 4 4 3 3 5 7 3 6 8 8 7 7 8 6 8 9 8 2 2
39 1 1 2 3 4 5 3 3 4 5 4 4 3 3 4 4 3 3 4 4 4 4 7 3 2 7 5 3 4 7 8 6 8 5 2 2
40 1 1 2 3 0 5 3 4 4 5 3 3 2 4 4 3 4 4 3 4 3 3 8 3 1 6 4 3 7 7 8 8 9 7 2 2
41 1 1 2 0 0 5 3 5 5 4 4 3 4 4 5 4 4 3 3 4 4 4 8.5 3 1 4 2 3 7 5 8 9 6 10 2 2
42 1 1 2 3 0 5 3 5 5 5 4 3 3 3 3 3 4 3 4 4 4 4 8 3 1 6 2 7 3 4 10 8 9 5 2 2
43 1 1 2 0 0 5 3 3 2 4 4 4 3 3 4 4 3 4 3 3 4 4 8 3 1 1 1 2 2 1 2 2 1 2 2 2
44 1 1 0 0 0 0 3 5 5 4 4 4 4 4 3 3 4 2 4 3 4 3 7 3 2 5 7 6 8 1 9 4 3 10 2 2
45 1 1 2 0 0 5 3 3 3 4 3 3 4 4 3 3 4 3 4 4 2 3 7 3 1 3 2 9 4 6 8 7 5 10 2 2
46 1 1 2 0 0 5 3 3 4 3 4 3 3 3 3 3 3 3 4 3 3 4 6 4 6 5 4 7 8 2 3 1 9 10 2 2
47 1 1 2 0 0 5 3 5 5 4 4 5 5 4 4 4 4 4 4 5 3 4 8 3 2 1 3 1 2 3 4 5 3 5 2 2
48 1 1 2 0 0 5 3 5 5 5 3 3 5 4 4 5 4 4 5 5 4 4 8 3 4 3 5 9 2 6 7 1 8 10 2 2
49 2 1 0 0 0 0 3 2 3 2 2 2 3 3 2 2 2 3 2 3 3 3 5 3 5 3 2 4 6 7 10 1 8 9 2 2
50 1 0 2 0 0 0 3 4 3 4 4 4 4 3 3 3 4 4 3 3 4 3 7 3 3 4 2 10 9 1 5 7 6 8 2 2
51 1 0 2 0 0 0 3 3 4 4 4 3 3 3 3 3 2 3 4 4 3 3 7 3 4 6 5 1 8 2 3 9 10 7 2 2
52 1 0 2 0 0 0 3 3 2 4 4 4 3 4 3 3 3 3 4 4 3 3 7 3 4 5 6 7 1 2 3 8 9 10 2 2
53 1 1 2 0 0 5 2 4 4 3 4 3 4 3 5 4 4 4 3 3 4 4 8 2 7 6 8 2 5 4 10 1 3 9 2 2
54 1 1 2 0 0 5 3 3 1 2 3 4 3 3 2 1 3 4 4 4 3 4 7 2 3 5 6 10 9 7 4 1 2 8 2 2
55 1 1 2 0 0 5 3 5 5 5 5 4 3 4 3 2 4 4 2 3 4 4 7 2 6 7 5 10 4 2 3 8 1 9 2 2
56 1 1 2 0 0 5 1 4 5 4 4 4 5 5 5 4 4 4 3 3 4 4 8 2 5 8 6 10 4 2 9 7 1 3 2 2
57 1 1 0 0 0 5 1 4 3 3 2 2 5 4 4 2 5 5 4 4 3 3 7 2 3 4 5 6 8 2 7 1 9 10 2 2
58 1 1 2 0 0 0 3 3 5 3 4 4 4 4 4 3 4 5 5 4 5 5 7 3 2 3 1 7 8 6 9 4 5 10 2 2
59 1 1 2 0 0 5 3 5 5 4 4 4 4 3 3 3 3 4 3 3 4 4 8.5 3 2 3 1 7 8 6 9 4 5 10 2 2
60 1 1 2 3 0 5 3 2 2 3 3 2 2 2 1 1 1 1 2 2 1 2 9 2 2 10 1 9 3 8 6 7 4 5 2 2
61 1 0 2 0 0 0 3 4 3 4 4 3 3 4 5 4 4 4 4 5 3 4 8 3 1 4 2 9 8 5 6 7 3 10 2 2
62 1 1 2 0 0 5 3 2 2 2 4 2 4 3 3 3 4 3 3 4 4 4 7 2 2 4 1 9 7 5 8 3 6 10 1 2
63 1 1 2 3 0 5 3 4 4 5 5 3 4 4 4 3 3 3 4 4 4 3 7 3 3 5 4 6 8 7 9 1 2 10 2 2
64 1 1 2 0 0 0 3 4 4 3 3 3 4 3 4 3 3 3 3 3 3 3 7 3 5 7 8 3 5 5 5 5 5 2 2 2
65 1 0 2 0 0 0 3 4 3 5 5 3 4 5 3 4 4 4 4 4 4 4 8 3 5 2 1 6 4 2 3 1 2 2 2 2
66 1 1 2 3 0 5 3 4 4 5 5 5 5 5 4 4 4 4 3 3 3 3 7 3 1 1 1 3 2 1 5 3 4 9 2 2
67 1 1 2 3 0 5 3 4 4 5 5 3 3 4 3 4 3 4 3 3 3 4 7 2 7 8 6 10 1 3 4 5 9 2 2 2
68 1 1 2 0 0 0 3 2 5 3 4 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 5 3 10 7 6 1 3 4 8 2 9 5 1 2
69 1 2 2 3 0 5 3 3 3 2 4 3 3 2 3 4 3 4 3 3 2 3 7 3 2 3 7 6 8 4 9 1 5 10 2 2
70 1 1 2 0 0 0 3 3 4 4 3 3 3 4 4 2 3 4 4 3 3 3 6.5 3 9 7 6 8 1 5 4 3 2 10 2 2
71 1 0 2 0 0 0 3 2 3 3 4 2 4 3 2 2 4 4 4 4 4 2 7 3 2 9 1 7 8 6 10 3 4 5 2 2
72 1 1 2 0 0 0 3 5 4 3 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 4 4 7 3 3 2 4 8 10 6 5 1 7 9 2 2
73 1 1 2 0 0 5 3 5 4 4 3 2 3 4 3 3 4 4 2 2 3 3 8 2 5 8 9 6 10 3 2 7 4 1 2 2
74 1 0 2 0 0 0 3 5 5 5 5 2 3 4 4 2 3 2 2 2 3 3 7 3 5 7 6 8 3 1 10 4 9 2 2 2
75 1 0 2 0 4 0 3 5 5 5 5 4 3 4 5 5 5 5 4 4 3 3 8 3 5 6 1 7 3 2 9 8 10 4 2 2
76 1 1 2 0 0 5 1 4 5 5 5 4 3 3 4 4 3 3 3 3 4 3 7 3 2 10 3 7 6 5 8 9 1 4 2 2
77 1 1 2 0 0 5 3 3 4 3 3 3 2 3 3 3 3 2 4 4 3 3 7 3 4 3 1 8 7 2 6 9 10 5 2 2
78 1 1 0 0 0 0 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 4 7 3 2 2 1 4 5 3 3 1 1 4 2 2
79 1 1 2 0 0 5 3 5 5 4 5 4 4 4 4 4 4 4 3 4 3 3 8.5 2 4 5 9 10 1 6 8 3 7 2 2 2
80 2 0 0 0 4 0 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 7 3 5 6 4 3 7 2 9 1 8 10 2 2
Độ 0.15 0.43 0.66 1.29 1.13 2.38 0.70 1. 1.14 1.06 0.87 0.85 0.91 0.86 0.99 0.95 0.90 0.91 0.94 0.90 0.92 0.82 1.23 0.61 2.00 7.03 2.64 3.05 2.90 2.7 2.76 3.08 2.97 3.18 0.33 0.31
lệc 612 138 143 903 026 484 256 15 229 536 998 430 506 277 874 393 614 983 339 967 330 072 045 122 620 552 335 327 592 92 405 015 780 198 911 225
h 5 6 8 8 5 8 2 8 4 6 9 5 2 9 9 2 4 8 9 8 7 3 1 4 8 7 1 4 5 3 9 1 6
ch
uẩ
n
Độ 0.03 0.09 0.14 0.28 0.24 0.52 0.15 0. 0.25 0.23 0.19 0.18 0.20 0.18 0.21 0.20 0.19 0.20 0.20 0.19 0.20 0.17 0.26 0.13 0.43 1.54 0.57 0.66 0.63 0.6 0.60 0.67 0.65 0.69 0.07 0.06
tin 421 453 494 465 767 259 395 25 031 345 283 720 051 906 885 903 856 156 672 933 232 984 963 393 962 169 924 906 677 11 568 495 252 726 431 842
cậ 2 1 9 6 3 3 2 2 4 2 5 9 7 7 4 4 7 7 5 7 1 8 9 1 7 6 9 9 6 9 9 1 4
y
(Al
ph
a =
0.0
5)
Stt Q2 Q3 Q3 Q3c Q3 Q3e Q4 Q5 Q6 Q7 Q8 Q9 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 D1 D2
a b d 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2a 2b 2c 2d 2e 2f 2g 2h 2h 2j
1 1 0 0 0 0 5 3 1 1 2 2 2 1 3 3 3 3 2 3 2 3 3 8 2 1 4 3 8 5 6 10 7 2 9 2 2
2 1 1 2 0 0 5 2 4 4 4 3 4 4 4 3 5 5 4 5 5 4 4 9 2 1 3 2 8 9 7 6 5 4 10 2 2
3 1 0 2 0 0 5 3 5 5 5 5 3 3 3 4 5 5 5 2 2 4 4 9 3 2 7 1 3 5 4 8 9 6 10 2 2
4 1 1 2 0 0 5 3 3 2 2 2 2 3 3 2 3 3 3 2 3 3 3 8 1 1 4 2 10 7 9 8 5 3 6 2 2
5 1 1 0 0 0 5 0 5 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 9 2 4 2 1 10 7 6 9 8 3 5 2 2
6 1 1 0 3 0 5 3 4 5 4 5 2 3 5 5 4 1 5 5 5 2 4 6 1 10 9 2 3 3 5 4 7 6 8 2 2
7 1 1 0 3 0 5 3 4 3 2 3 4 4 2 2 2 3 3 3 3 4 3 5.5 3 1 9 8 10 7 2 6 3 5 4 2 2
8 1 1 0 3 0 5 3 1 1 3 3 2 2 4 4 2 4 4 4 4 4 4 7 2 2 4 3 5 6 1 8 7 9 10 2 2
9 1 1 0 0 0 5 3 3 3 4 4 4 4 3 4 4 4 3 3 4 3 3 8 2 2 3 1 2 2 2 5 3 2 1 1 2
10 1 1 0 0 0 5 3 4 2 3 3 3 4 4 4 3 2 3 2 2 3 3 7 3 3 4 1 6 7 8 9 2 5 10 2 2
11 1 1 0 0 0 0 3 4 3 3 4 3 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 9 3 2 3 1 5 7 4 9 8 6 10 2 2
12 1 1 0 0 0 5 3 5 5 5 5 5 5 1 4 3 4 5 5 5 5 1 8 2 2 5 1 6 3 4 8 7 9 10 1 2
13 1 1 2 0 0 5 3 3 3 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 4 3 4 7.5 3 3 2 1 7 5 8 6 9 4 10 1 2
14 1 1 2 0 0 5 3 4 4 5 5 4 3 3 2 3 4 4 4 4 3 3 7 2 1 5 9 10 3 8 7 6 2 4 2 2
15 1 0 0 0 0 5 3 5 3 4 4 4 3 2 3 5 5 5 4 5 4 4 8 2 3 5 6 5 4 7 6 2 2 4 2 2
16 1 0 0 0 0 5 3 4 4 5 4 4 4 3 3 3 4 3 4 4 3 4 7 2 3 2 4 4 4 6 3 2 2 4 2 2
17 1 1 2 0 0 5 3 3 3 4 5 4 4 3 3 3 5 4 4 4 4 3 8 2 7 4 8 9 1 5 10 6 2 3 2 2
18 1 1 2 0 0 5 3 4 4 3 3 3 3 3 4 3 3 3 4 4 3 3 6 2 8 6 4 9 5 10 3 1 2 7 2 2
19 1 1 2 0 0 5 3 4 4 4 4 3 3 4 3 3 4 3 3 3 3 4 8.5 2 1 8 10 5 4 2 9 7 3 6 2 2
20 1 1 0 0 0 5 2 4 5 5 3 3 4 3 3 3 5 5 5 4 4 4 8 2 1 3 2 10 8 4 7 6 5 9 2 2
21 1 1 0 3 0 5 3 4 4 3 4 3 3 2 3 3 5 5 5 5 3 4 7 3 8 9 10 6 4 3 1 2 7 5 2 2
22 1 1 0 0 0 5 3 2 2 3 3 3 1 2 2 3 2 2 2 2 2 1 8.5 2 1 4 3 4 7 10 6 9 2 8 2 2
23 1 1 2 0 0 5 3 2 3 3 3 3 1 2 2 2 3 3 3 3 2 1 8 2 1 4 3 8 9 7 6 5 2 10 2 2
24 1 1 2 0 0 5 3 1 1 3 3 2 2 2 3 2 0 2 5 4 3 3 8 2 1 8 7 10 9 5 6 2 3 4 2 2
25 1 0 0 0 0 5 3 4 3 3 4 3 3 3 0 4 3 4 3 3 3 3 8 2 2 3 1 5 4 6 7 8 10 9 2 2
26 1 0 0 0 0 5 3 4 3 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 8 2 2 8 3 10 5 6 9 7 1 4 2 2
27 1 1 0 0 0 5 3 5 4 5 5 4 5 3 4 3 3 3 4 4 4 5 7 3 2 9 2 2 1 1 5 3 2 9 2 2
28 1 0 2 0 0 5 3 3 4 4 4 3 4 4 4 4 4 3 4 4 4 5 8 2 1 2 3 8 7 9 10 5 4 6 2 2
29 1 1 0 0 0 5 3 4 3 4 4 4 3 3 4 4 4 3 3 4 4 4 8 2 7 7 8 7 8 8 9 8 9 7 2 2
30 1 1 0 0 0 5 2 4 4 3 3 4 4 2 3 3 4 4 4 4 4 4 8.5 2 1 5 2 6 7 8 9 3 4 10 2 2
31 1 1 0 0 0 5 3 5 3 3 4 4 5 2 3 3 4 4 5 4 4 3 8 1 1 6 2 5 10 4 7 8 3 9 1 2
32 1 1 2 0 0 5 3 3 5 5 5 4 4 4 4 4 5 5 4 4 5 4 9 2 3 4 3 4 2 5 7 3 8 6 2 2
33 1 1 0 0 0 5 3 5 2 3 2 4 4 3 3 3 4 5 3 3 2 5 8 2 1 3 2 7 9 8 4 5 6 10 2 2
34 1 1 2 0 0 5 3 5 4 5 5 4 4 4 3 3 4 4 5 4 5 0 9 2 2 3 1 9 10 4 8 7 5 6 2 2
35 1 1 2 0 0 5 3 1 3 2 3 3 3 2 3 2 3 3 3 3 4 3 8 2 2 3 1 7 5 1 2 1 2 1 2 2
36 1 1 2 0 0 5 2 4 4 5 5 5 3 4 4 3 4 4 4 3 4 5 7 2 3 2 0 4 3 1 2 3 2 4 2 2
37 1 1 0 0 0 0 3 2 3 4 2 3 4 4 2 2 4 4 4 4 5 5 8 2 1 8 2 9 7 6 10 3 5 4 2 2
38 1 0 0 0 0 5 3 2 2 4 2 4 3 3 2 4 3 1 1 1 3 3 7 3 4 3 2 7 6 8 91 5 10 2 2 2
39 1 1 2 0 0 5 3 3 4 4 4 4 4 3 4 3 3 3 4 3 3 3 8 2 5 4 1 10 8 7 9 3 6 2 2 2
40 1 0 2 0 0 5 3 3 4 4 4 3 3 2 2 2 3 3 4 3 3 3 7 3 1 7 4 6 9 8 19 5 2 3 2 2
41 1 1 0 0 0 5 3 4 3 4 3 3 4 4 4 3 5 5 4 4 3 3 9 2 3 3 9 8 9 8 4 5 4 7 2 2
42 1 1 0 0 0 5 2 5 5 4 3 3 5 4 5 3 3 4 5 5 3 5 9 1 3 3 9 8 8 9 4 4 5 8 2 2
43 1 1 2 0 0 5 3 1 1 1 1 3 3 3 1 1 2 3 2 2 3 2 8 2 2 1 3 7 8 5 9 6 4 10 2 2
44 1 0 0 0 0 5 3 1 1 1 2 3 1 3 2 2 2 1 1 2 2 1 8 1 5 4 2 1 3 6 8 7 10 9 2 2
45 1 1 0 0 0 5 2 5 5 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 3 5 9 2 1 9 7 6 5 10 8 4 3 2 2 2
46 1 1 2 0 0 5 3 3 4 4 5 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 7 2 3 2 2 2 2 3 2 2 3 2 2 2
47 1 0 0 0 0 5 3 3 4 4 4 3 3 2 2 2 3 3 2 2 3 3 6 4 5 7 7 7 7 7 7 4 7 5 2 2
48 1 1 0 0 0 0 3 3 3 5 5 2 5 4 4 4 5 5 5 5 4 4 8 2 1 2 1 4 3 2 2 2 3 5 2 2
49 1 0 0 0 0 5 0 4 2 4 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 7 3 5 6 4 7 2 1 8 9 10 3 2 2
50 1 0 0 0 0 5 0 5 5 5 5 4 4 4 4 4 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2
51 1 1 0 0 0 5 3 3 2 4 4 3 4 3 5 2 3 3 5 5 4 4 8 2 7 5 6 8 9 8 6 8 10 10 2 2
52 1 1 0 0 0 5 3 5 3 4 4 3 5 3 4 3 4 3 4 4 4 3 8 2 2 9 1 6 8 4 10 5 3 7 2 2
53 1 1 2 0 0 5 3 3 3 4 5 4 4 3 4 4 3 4 3 4 5 5 8.5 2 4 3 1 2 5 10 9 6 7 8 2 2
54 1 1 2 0 0 5 3 4 3 5 5 4 4 3 4 4 3 3 3 4 5 5 8 2 2 6 1 7 8 5 9 3 4 10 2 2
55 1 1 2 0 0 0 3 4 4 2 3 3 2 2 3 2 3 4 4 3 4 2 6 2 3 8 7 6 2 9 10 4 5 1 1 2
56 1 1 2 0 0 0 3 4 4 2 3 3 2 2 3 2 2 4 4 2 4 2 6 2 3 8 7 6 2 9 10 4 5 1 1 2
57 1 1 2 0 0 5 3 5 3 4 3 3 4 4 3 2 3 4 4 4 3 3 8 2 1 8 7 7 8 8 10 5 2 2 2 2
58 1 0 0 0 0 5 3 5 2 4 3 3 3 2 5 2 4 4 4 4 3 4 8 3 3 8 7 6 2 9 10 4 5 1 2 2
59 1 1 2 0 0 5 3 5 3 3 4 4 5 3 3 2 3 4 4 4 3 3 8 3 1 3 10 9 5 8 2 4 7 6 2 2
60 1 1 2 0 0 5 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 7 3 5 5 4 5 3 2 5 4 3 2 2 2
61 1 1 2 0 0 5 3 4 3 4 5 4 3 3 3 4 3 4 4 4 3 3 7 2 2 3 1 3 4 3 3 4 2 2 2 2
62 1 1 0 3 4 5 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3 3 3 4 8 1 1 3 2 9 4 5 8 6 7 10 2 2
63 1 0 0 0 0 5 2 5 4 3 4 4 4 4 3 3 4 4 4 4 4 4 8 3 1 10 2 3 7 5 8 4 6 9 2 2
64 1 1 2 0 0 5 3 5 5 2 3 3 3 3 2 2 2 5 5 5 5 5 6 3 1 4 3 7 8 10 6 5 2 9 2 2
65 1 1 0 3 0 5 3 5 5 3 3 3 3 4 5 3 2 4 3 3 2 1 8 2 10 7 8 3 5 4 2 1 9 6 2 2
66 1 1 0 3 0 5 3 5 5 3 3 3 3 4 5 3 2 4 3 3 2 1 8 2 10 7 8 3 5 4 2 1 9 6 2 2
67 1 0 0 0 0 5 3 4 3 5 3 3 2 2 4 4 3 3 3 3 2 3 7 2 3 7 1 6 5 2 9 8 4 10 2 2
68 1 1 0 3 0 5 3 4 4 3 4 4 3 3 4 4 3 4 3 2 3 4 8 2 2 3 4 9 8 1 5 10 7 6 2 2
69 1 0 0 0 0 5 3 5 5 5 4 3 4 4 3 3 4 4 3 4 3 3 7 2 5 6 4 8 3 9 10 1 7 2 1 2
70 1 1 0 0 0 5 3 5 4 4 4 3 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4 8 3 1 3 2 5 6 9 7 8 4 10 2 2
71 1 1 0 0 0 5 3 3 4 3 3 3 3 34 4 3 3 4 3 3 3 3 8 2 2 5 1 10 4 3 0 6 7 8 2 2
72 1 1 0 0 0 5 3 3 2 3 3 3 3 2 2 2 3 2 3 2 2 2 7 3 1 4 2 6 7 3 8 9 5 10 2 2
73 1 1 0 0 0 5 3 5 3 3 4 3 3 3 4 4 3 3 4 4 3 3 7 3 3 5 1 9 1 1 5 3 1 1 2 2
74 1 1 2 0 0 5 3 3 4 5 5 4 4 4 5 3 4 4 5 5 5 3 8 1 1 6 5 3 2 7 10 9 8 4 2 2
75 1 0 0 0 0 5 3 4 4 4 5 3 5 5 5 5 4 5 4 3 3 2 7 3 8 7 6 7 6 7 7 7 8 8 2 2
76 1 1 0 0 0 5 3 3 4 4 3 4 4 4 3 3 2 3 3 4 3 3 7 3 1 2 2 10 6 7 8 9 4 5 2 2
77 1 1 0 0 0 5 3 2 3 2 3 3 2 2 4 4 2 2 2 2 3 2 7 3 3 4 5 2 8 7 6 1 9 10 2 2
78 1 1 0 0 0 5 3 5 3 4 4 5 4 4 3 3 3 3 4 4 3 3 7 2 2 3 1 6 4 5 7 8 9 10 2 2
79 1 0 0 0 0 5 3 5 5 4 4 4 4 3 3 3 4 4 5 4 3 5 8 3 5 6 4 10 9 3 7 2 1 8 2 2
80 1 1 2 0 0 5 3 4 4 4 4 5 5 4 4 3 4 4 4 4 4 4 8.5 2 1 6 5 7 8 2 3 4 10 9 2 2
81 1 1 2 0 0 5 3 3 3 3 4 3 3 2 2 3 4 5 4 3 3 3 8 3 1 5 2 6 9 3 7 8 4 10 2 2
82 1 1 0 0 0 5 3 4 2 3 4 3 3 3 4 3 4 5 3 3 2 3 7 2 1 6 5 7 8 4 9 10 2 3 1 2
83 1 0 0 0 0 5 3 4 4 5 5 5 4 4 4 4 6 4 6 4 3 4 8 2 2 9 8 3 4 5 1 6 7 10 2 2
84 1 0 0 0 0 5 2 4 3 4 5 4 3 2 3 3 4 3 3 3 4 3 8 3 5 2 1 4 6 3 9 7 8 10 2 2
85 1 0 2 0 4 5 2 2 2 3 1 2 2 3 3 3 3 2 2 2 1 1 8 2 1 4 7 2 6 10 5 8 3 9 1 2
86 1 1 0 0 0 0 3 2 2 1 3 2 2 2 3 3 1 1 2 2 2 2 8 3 3 1 2 0 10 4 5 6 8 7 1 2
87 1 1 0 0 0 5 3 4 4 4 4 3 3 4 4 3 3 4 4 4 3 3 7 2 1 8 5 10 4 9 6 7 2 3 2 2
88 1 1 0 0 0 5 2 3 4 5 4 5 5 3 4 4 5 4 4 4 5 4 7 2 1 3 4 10 6 8 9 7 2 5 2 2
89 1 0 0 0 0 5 1 3 3 3 4 2 3 3 2 2 3 3 3 3 4 2 7 2 2 2 2 1 3 3 2 1 2 2 1 2
90 1 1 0 0 0 5 3 4 5 3 3 4 4 1 3 3 3 4 4 4 4 3 8 2 1 4 2 6 7 5 9 8 3 10 1 2
91 1 1 2 3 0 5 2 4 3 3 3 2 3 2 4 4 3 3 2 3 3 4 7 2 2 9 1 10 8 3 6 5 4 7 2 2
Độ 0 0.43 0.96 0.89 0.58 1.24 0.63 1.13 1.06 0.99 0.95 0.75 0.96 3.33 0.97 0.82 1.08 1.02 1.07 0.99 0.94 1.16 1.12 0.58 2.25 2.37 2.73 2.69 2.48 2.73 9.29 2.53 2.69 3.14 0.34 0
lệc 458 152 558 644 083 489 925 667 424 180 911 152 501 462 322 819 933 051 861 018 804 560 932 727 306 164 228 356 910 027 119 143 212 992
h 7 3 8 7 4 5 9 7 3 7 3 5 1 3 7 2 7 5 9 3 2 7 8 5 5 9 1 6 3 7 7
ch
uẩ
n
Độ #N 0.08 0.19 0.18 0.12 0.25 0.13 0.23 0.21 0.20 0.19 0.15 0.19 0.68 0.20 0.16 0.22 0.21 0.21 0.20 0.19 0.23 0.23 0.12 0.46 0.48 0.56 0.55 0.51 0.56 1.90 0.52 0.55 0.64 0.07 #N
tin U 929 755 400 049 494 044 407 915 427 555 596 755 521 024 913 357 148 994 517 317 998 126 108 377 757 124 315 027 277 878 006 298 558 189 U
cậ M! 5 7 1 2 6 2 8 8 8 8 5 2 6 9 9 8 8 5 1 6 8 2 9 5 7 3 7 2 2 6 M!
y
(A
lph
a =
0.0
5)
PHỤ LỤC 7: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1 Tangible attributes
2 Intangible attributes
3 Rational benefits
4 Emotional benefits
5 Retail Image
6 Access
7 In-store atmostphere
8 Price and Promotion
9 Cross-category product/ service assortment
10 Within – category assortment
11 Complete package
12 Total product offering
13 Location and Perceived Image
14 Physical/ Vitural location; Retail Image, position and reputation
15 Internal enviroment and core product
16 Internal atsmosphere/ enviroment, range/assortment of goods offered
17 In-store stimulti
18 Relative price/value perception, promotional effectiveness, service levels, bothe during before and after sales
19 Relationship issues and building loyalty
20 Strength of any on – going relationships that might exists
21 The amalgam of
22 Benchmark player
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_ket_de_tai_cac_yeu_to_cau_thanh_cua_thuong_hieu.pdf