Báo cáo Tổng kết Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo năm 2014

Báo cáo Tổng kết Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo năm 2014 Lê Thị Thanh Thủy TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ Rùa con trở về biển.Việt Nam©Vũ Hoài Nam,2014 2 MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................................ 3 NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ........................................................................................ 5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG

pdf28 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng kết Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÌNH ..................... 6 1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình ....................................... 6 2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình ...................................................... 8 3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển .................... 9 4. Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển ........... 10 5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình........................................ 12 6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên ............................................................................................................................ 12 7. Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa ........................................................... 14 8. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình ......................................... 14 9. Tài chính .............................................................................................................. 15 11. Kết luận về tổng thể chương trình ...................................................................... 17 12. Ảnh hưởng của chương trình ............................................................................. 17 NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH ......................................................................................... 19 NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN ..................................................................................... 21 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 26 3 TÓM TẮT Trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn bải đẻ của rùa biển có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam” do Cơ quan Dịch vụ về Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (US FWS) tài trợ, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức chương trình tình nguyện viên (TNV) tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại Côn Đảo năm 2014. Chương trình gồm 4 đợt với 23 TNV tham gia cụ thể như sau:  Đợt 1: Từ ngày 08 - 12/7/2014, có 06 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm lâm Bảy Cạnh (03 ngày).  Đợt 2: Từ ngày 26 - 30/7/2014, có 06 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm lâm Bảy Cạnh (03 ngày).  Đợt 3: Từ ngày 26 – 30/8/2014, có 05 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm lâm Hòn Tài 03 TNV và Trạm kiểm lâm Hòn Tre Lớn 02 TNV (03 ngày)  Đợt 4: từ ngày 26/8 - 04/9/2014, có 06 TNV tham gia, địa điểm thực hiện Trạm kiểm lâm Bảy Cạnh (08 ngày). Kết thúc chương trình, các TNV cho rằng đây là một chương trình có ý nghĩa, đã cung cấp cho TNV nhiều thông tin về công tác cứu hộ bảo vệ rùa biển tại Côn Đảo, góp phần nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức cộng đồng. 87.5% TNV cho rằng chương trình đã đáp ứng được 90- 100% mong đợi của họ. 12.5% cho rằng đã đáp ứng được 70-80%. Các cán bộ tổ chức và điều phối tại hiện trường đã hỗ trợ chương trình nhiệt tình, kịp thời và chuẩn bị chu đáo. Về tài chính, minh bạch, rõ ràng. Hầu hết các TNV đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Tuy nhiên, do lần đầu tiên tổ chức, chương trình không tránh khỏi những thiếu sót và cần xem xét, khắc phục những vấn đề sau:  Khi kêu gọi TNV, cần nêu rõ tiêu chí lựa chọn TNV cũng như số lượng TNV sẽ được nhận mỗi đợt. Nếu các tiêu chí tuyển chọn được thông báo rõ ràng, các ứng viên có thể tự đánh giá sự đáp ứng của bản thân đối với yêu cầu của chương trình. BTC cũng có thể giảm áp lực và thời gian chọn lọc các hồ sơ. Hơn nữa, mỗi ứng viên có thời gian tiếp cận với thông tin về chương trình khác nhau, nên nếu xét hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên người đến trước thì sẽ rất đáng tiếc vì có thể bỏ lỡ những ứng viên phù hợp với chương trình.  Mẫu đăng ký còn đơn giản, không khai thác được hết thông tin và khả năng của TNV. Mẫu đơn nên bổ sung thêm thông tin về thể trạng (chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khoẻ) để đảm bảo chương trình lựa chọn được những tình nguyện viên đủ sức khỏe đảm đương công việc. Để đánh giá được sự nhiệt tình và mong muốn tham gia chương trình nghiêm tục, mẫu đăng ký cần bổ sung thêm một số câu hỏi như “Hãy kể cho chúng tôi về một hoạt động cộng đồng gần đây của bạn?”, “Bạn sẽ làm gì trong vai trò của một tình nguyện viên”, “kế hoạch truyền thông của bạn sau khi tham gia chương trình như thế nào?”  Thời hạn kết thúc đăng ký sớm hơn so với thông báo ban đầu, làm cho nhiều người muốn đăng ký nhưng không được chấp nhận. Các hạn phản hồi và thời gian gửi hơi ngắn. Nên 4 đặt một kế hoạch làm việc sớm để cả bên tổ chức lẫn TNV có cơ hội sắp xếp công việc tốt và có thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, về cả sức khỏe lẫn tinh thần.  Thời gian: nên kéo dài thời gian tình nguyện tại các trạm bảo tồn rùa biển hoặc tận dụng triệt để thời gian thực hiện chương trình. Hiện tại, chương trình 5 ngày gồm 2 ngày là ngày đi lại, chỉ có 3 ngày là thực chất làm việc. Hay chương trình 10 ngày nhưng chỉ có 8 ngày sống và trải nghiệm tại các trạm bảo tồn rùa ở Côn Đảo.  Các tài liệu, thông tin về rùa biển và thông tin về địa điểm tình nguyện (như Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre Lớn) cần được gửi trước và gửi sớm cho TNV để nghiên cứu tìm hiểu trước, từ đó chuẩn bị hành lý và vật dụng mang theo phù hợp.  Khâu tổ chức cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa IUCN và VQG Côn Đảo để thông tin được thông suốt, tránh hiểu lầm cho TNV.  Nên có những chuyên gia về rùa biển cùng tham gia phối hợp để có thể truyền đạt những kiến thức sâu hơi về rùa, cùng với đó là những kỹ năng chăm sóc và cứu hộ rùa bị thương để TNV có thể kịp thời ứng phó với nhiều tình huống thực tế.  BTC nên lựa chọn TNV từ các thành phần xã hội khác nhau, đa dạng độ tuổi để công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể đến được với nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội hơn. Các TNV cũng thấy rằng điều kiện sinh hoạt trên trạm còn khá thiếu thốn. Lực lượng kiểm lâm còn mỏng trong khi các áp lực khai thác rùa biển trái phép vẫn gia tăng. Các tour du lịch trên các đảo nhỏ chưa được kết hợp với công tác tuyên truyền, bảo vệ rùa biển. Trong các tour du lịch xem rùa đẻ trứng, nên kết hợp với việc truyền thông bảo vệ rùa biển để công tác bảo vệ rùa biển tốt hơn, lan rộng hơn. Khi được hỏi động lực tham gia chương trình, 81.25% TNV cho rằng mong muốn được hiểu biết về rùa biển là động lực quan trọng nhất để họ đăng ký tham gia. 25% TNV cho rằng những trải nghiệm trong cuộc sống khó khăn thôi thúc họ đăng ký tham gia chương trình nhất. Và 18.75% cho rằng địa điểm chương trình ở Côn Đảo là yếu tố hàng đầu khiến họ đăng ký tham gia. Khi được hỏi, nếu trong các chương trình tiếp theo, không còn sự hỗ trợ tài chính của IUCN và VQG Côn Đảo, bạn có tiếp tục tham gia không? 75% khẳng định là có, 12.5% trả lời là không và 12.5% cần cân nhắc tổng mức chi phí cho phù hợp với ngân sách của mình. Tất cả TNV đều đồng ý nên nhân rộng chương trình và tiếp tục cho các năm sau. “IUCN và VQG Côn Đảo đã cho chúng tôi một cơ hội vô cùng tuyệt vời, đây là một trong những chương trình vô cùng ý nghĩa và thú vị mà tôi từng được tham gia. Tôi tin đây cũng là một trải nghiệm tuyệt vời cho tất cả các bạn tình nguyện. Mong rằng những chương trình như thế này được nhân rộng, nhiều người được tham gia hơn” – TNV Đỗ Thị Thu Hà tham gia chương trình từ ngày 8 – 12/7/2014 chia sẻ. 5 NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ Thông báo Tuyển TNV được đăng tải lần đầu trên website của IUCN và VQG Côn Đảo vào ngày 22 tháng 5 năm 2014. Trong vòng 1 tháng, đến ngày 20 tháng 6 năm 2014, Ban tổ chức (BTC) đã nhận được hơn 500 phiếu đăng ký tham gia Tổng số TNV tham gia là 23 người. Thành phần TNV gồm: 10 nam, 13 nữ. Trình độ: Có 03 TNV là học sinh PTTH, 03 TNV là sinh viên Đại học và 17 TNV đã tốt nghiệp Đại học và đang làm việc. Quốc tịch: Việt Nam, có 19 TNV công tác ở Việt Nam, 04 TNV học tập và công tác ở nước ngoài (Anh, Mỹ, Đức và Thái Lan). Qua các đợt, TNV tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại các đảo nhỏ đã thực hiện di dời an toàn 96 tổ, tổng số 7.429 trứng; kiểm tra, vệ sinh 106 tổ rùa sau khi nở, thả về biển 8.433 cá thể rùa con Ngoài ra, các TNV còn tham gia 13 lượt tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hướng dẫn và giới thiệu về bảo vệ các loài Rùa biển cho 12 lượt khách xem rùa đẻ trứng và 217 lượt khách tham quan du lịch đến khu vực Rùa con mới nở tại Côn Đảo.Việt Nam©Ngô Bảo Ngọc,2014 6 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH Sau khi tham gia chương trình, các tình nguyện viên đã được yêu cầu điền vào phiếu đánh giá và sau đây là kết quả tổng hợp các phiếu đánh giá này: 1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình “Trước khi tham gia chương trình, tôi chưa bao giờ nghĩ loài rùa đang trong nguy cơ tuyệt chủng. Tôi vẫn nghĩ loài rùa là một loài lâu năm, và vẫn có một thế giới bình thường ngoài đại dương kia. Tôi vẫn nghĩ những nơi có loài rùa lên đẻ trứng là ở các quần đảo xa xôi như Indonesia, Australia, và ở Việt Nam mình chỉ có những loài như ba ba, hay những con rùa cảnh nuôi trong nhà, và to nhất có lẽ là cụ rùa ở Hồ Gươm. Sau khi tham gia chương trình, tôi mới biết loài rùa đang đối mặt với những mối nguy hiểm như thế nào. Con người đang săn bắt loài rùa với số lượng lớn như thế nào” – TNV Nguyễn Anh Vũ tham gia từ ngày 21 – 26/7/2014 chia sẻ. Sau khi tham gia chương trình, các TNV đều cho rằng hiểu biết về rùa biển của họ đã tăng lên đáng kể. Khóa tập huấn đầu chương trình giúp họ đã nắm bắt được các thông tin cơ bản về phân loại ruà, tập tính sinh sản và bản năng sinh tồn của rùa biển và những mối đe dọa tới sự tồn tại của rùa biển. Qua những ngày trải nghiệm tại các trạm bảo tồn rùa biển, các TNV đã có cơ hội Đại diện Tình nguyện viên, BQL VQG Côn Đảo và IUCN ©Vũ Hoài Nam,2014 7 thực hành những kỹ năng nhận biết tổ đẻ nào thành công hay không thành công từ việc quan sát dấu vết rùa để lại trên mặt cát hay lúc rùa dùng các vây bơi, kỹ năng đào ổ trứng, cách dùng đèn chiếu sáng phù hợp khi thu nhặt rùa nở, di chuyển an toàn ổ trứng rùa về hồ ấp, san lấp ổ đẻ của rùa mẹ, thả rùa con xuống biển, kỹ năng thống kê tỷ lệ rùa nở thành công. Nhiều người đã nhận thức được bảo tồn rùa biển là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ chính cuộc sống của mình. Ngoài ra, những ngày sống tại các Hòn Bảy Cạnh và Hòn Tre lớn, các TNV cũng nắm bắt được nhiều thông tin thú vị về các loài động thực vật đa dạng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, biết thêm được những kiến thức hay về thời tiết, khí hậu, đại dương (ví dụ: thời gian thuỷ triều, hệ san hô, các loài cá, thuỷ sinh). Họ cũng được rèn luyện ý thức tiết kiệm nước sạch trên một hòn đảo, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng điện, các kỹ năng đi rừng và đi trên biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nguy hiểm. TNV Nguyễn Vĩnh Lợi tham gia từ ngày 8 – 12/7/2014 cho rằng “Những kỹ năng đi rừng hay đi trên biển sẽ giúp tôi đến những vùng có điều kiện tương tự, phải luôn biết trang bị đầy đủ các vật dụng gọn nhẹ và thật cần thiết khi đi đến những vùng rừng núi biển đảo xa xôi như việc chuẩn bị võng ngủ, chăn đắp gọn nhẹ, thức ăn dự trữ, nước uống, thuốc chống muỗi, một số loại thuốc thông thường. [...]. Bên cạnh đó tôi còn có cơ hội được khám phá nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên, được thử sức mình khi sống trong môi trường biển đảo”. Đặc biệt các TNV rất khâm phục tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, hết mình vì công việc của các chiến sỹ kiểm lâm tại các Hòn Bảy Cạnh và Hòn Tre lớn. Dù điều kiện làm việc còn nhiều thiếu thốn nhưng các anh luôn lạc quan, có trách nhiệm với công việc. “Chuyến đi mang lại cho bản thân tôi và các bạn đồng hành không chỉ là kiến thức về rùa biển, mà còn nhiều hiểu biết khác về môi trường sinh thái, về kỹ năng sống, nhìn thấy nhiều đời sống khác và giúp chúng tôi hiểu thêm nhiều về ý nghĩa cuộc sống. Vượt qua tất cả những điều đó, các anh vẫn vững vàng với trách nhiệm công việc, nếu như không phải có kỷ luật với bản thân mình thì không phải ai cũng có thể làm được như vậy. Không những vậy, các anh cũng rất lạc quan, bữa ăn nào cũng đầy ắp tiếng cười. Tuy vậy, đến lúc làm việc, phân công công việc hay lúc họp hành thì các anh lại rất nghiêm túc và chỉn chu. Điều đó khiến tôi càng thêm khâm phục các anh và càng thấy rằng việc được đến đây, cùng làm việc, chia sẻ khó khăn và cùng làm cho khoảng thời gian ngắn ngủi với các anh vui nhất có thể là một may mắn và là một điều vô cùng ý nghĩa đối với bản thân mình”_ TNV Nguyễn Hải Vân tham gia từ ngày 26 – 20/8/2014 tâm sự. Đối với các bạn sinh viên trẻ, chương trình đã tạo cơ hội cho họ trau dồi thêm cả kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, phân bổ thời gian, có thêm nhiều người bạn tốt và có động lực phấn đấu trong cuộc sống. “Chương chình cho tôi biết được sự khó khăn của người khác nhưng họ vẫn cố gắng, vẫn phấn đấu, giúp tôi có động lực hơn cho cuộc sống sau này”_TNV Võ Ngọc Lệ Hằng tham gia từ ngày 26/8 – 4/9/2014 chia sẻ. 8 2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình 87.5% TNV cho rằng khâu tổ chức rất tốt hoặc tốt. Chương trình được thông báo rộng rãi trên các phương tiện, tạo cơ hội công bằng đến cho tất cả mọi người tham gia. BTC đã gửi đầy đủ các thông tin về chương trình làm việc, những vật dụng cần mang theo, nội quy xem rùa biển. Tất cả các bước được thực hiện qua internet, thuận tiện để cho mọi người đăng ký và liên lạc. Tuy nhiên các TNV cũng chỉ ra những mặt chưa tốt trong tổ chức chương trình cùng các góp ý hoàn thiện như sau:  Việc kêu gọi tuyển TNV nên được thông báo trên nhiều trang cộng đồng hơn nữa.  Khi kêu gọi, cần nêu rõ tiêu chí lựa chọn TNV cũng như số lượng TNV sẽ được nhận mỗi đợt. Nếu các tiêu chí tuyển chọn được thông báo rõ ràng, các ứng viên có thể tự đánh giá sự đáp ứng của bản thân đối với yêu cầu của chương trình. BTC cũng có thể giảm áp lực và thời gian chọn lọc các hồ sơ. Hơn nữa, mỗi ứng viên có thời gian tiếp cận với thông tin về chương trình khác nhau, nên nếu xét hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên người đến trước thì sẽ rất đáng tiếc vì có thể bỏ lỡ những ứng viên phù hợp với chương trình.  Mẫu đăng ký còn đơn giản, không khai thác được hết thông tin và khả năng của TNV. Mẫu đơn nên kèm thêm thông tin về thể trạng (chiều cao, cân nặng) tình trạng sức khoẻ để đảm bảo chương trình lựa chọn được những tình nguyện viên đủ sức khỏe đảm đương công việc. Để đánh giá được sự nhiệt tình và mong muốn tham gia chương trình nghiêm tục, mẫu đăng ký cần bổ sung thêm một số câu hỏi như “Hãy kể cho chúng tôi về một hoạt động cộng đồng gần đây của bạn?”, “Bạn sẽ làm gì trong vai trò của một tình nguyện viên”, “kế hoạch truyền thông của bạn sau khi tham gia chương trình như thế nào?”  Thời hạn kết thúc đăng ký sớm hơn so với thông báo ban đầu, làm cho nhiều người muốn đăng ký nhưng không được chấp nhận. Các hạn phản hồi và thời gian gửi hơi ngắn, Nên đặt một kế hoạch làm việc sớm để cả bên tổ chức lẫn TNV có cơ hội sắp xếp công việc tốt và có thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, về cả sức khỏe lẫn tinh thần  Cần thêm 1 số hình ảnh những nơi sẽ đến, 1 buổi gặp nhau trước đó hoặc sau đó để tổng kết, chia sẻ các thông tin, hình ảnh  BTC nên lựa chọn TNV từ các thành phần xã hội khác nhau, đa dạng độ tuổi để công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể đến được với nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội hơn 25% 62.50% 12.50% Khâu tổ chức chương trình Rất tốt Tốt Bình thường 9 3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển 93.75% TNV cho rằng khóa tập huấn rất tốt hoặc tốt. Buổi tập huấn đã cung cấp cho các TNV những thông tin bổ ích về rùa biển từ cách nhận biết các loại rùa đến tập tính sinh sản, bản năng sinh tồn Chỉ ra các hiểm họa từ thiên nhiên và con người, đe dọa sự sống và duy trì nòi giống của rùa biển. Buổi tập huấn cũng đã cung cấp cho TNV những thông tin tổng quát về các hoạt động bảo tồn rùa biển ở Việt Nam nói chung và ở Vườn Quốc gia Côn Đảo nói riêng. Qua buổi tập huấn, các TNV đã được trang bị những quy định cần thiết và những kinh nghiệm thiết yếu để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực địa ở các đảo nhỏ. Khóa tập huấn bắt đầu đúng giờ, công tác chuẩn bị chu đáo. Hồ sơ tài liệu đẹp, cụ thể và đủ thông tin cần thiết. Người hướng dẫn nhiệt tình, rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, các TNV yêu cầu:  Các tài liệu và thông tin về rùa biển nên được gửi cho TNV trước để có thời gian tìm hiểu và đọc kỹ hơn. Từ đó, TNV sẽ có thể chuẩn bị nhiều câu hỏi hơn. Sau buổi tập huấn là 37.50% 56.25% 0% 6.25% Tập huấn bảo tồn rùa biển Rất tốt Tốt Bình thường Kém Cán bộ VQG Côn Đảo tập huấn kiến thức cứu hộ rùa biển cho TNV ©Đỗ Thị Thu Hà,2014 10 lên tàu ra đảo luôn, nhiều khi Tình nguyện viên không đủ thời gian đọc hết tài liệu nếu chỉ được phát trong buổi tập huấn.  Buổi tập huấn chưa có chi tiết các kỹ năng chăm sóc và cứu hộ (trị thương) cho rùa biển. Trong quá trình làm việc tại các đảo, TNV đã gặp nhiều rùa con bị thương nhưng chưa biết cách trị thương. Buổi tập huấn nên bổ sung những kiến thức và kỹ năng này  Vì đây là khóa tập huấn nên kinh nghiệm là yếu tố hàng đầu, nhưng về mặt khoa học vẫn còn hạn chế. Một số bài trình bày chưa hấp dẫn, cần được giới thiệu sinh động hơn như thông qua các câu hỏi đố vui TNV Ngô Tiến Thịnh tham gia từ ngày 21-25/7/2014 bày tỏ: “Theo tôi thì chuyến đi lần này mang tính chất tìm hiểu nhiều hơn so với trợ giúp cán bộ kiểm lâm cứu hộ rùa biển, nếu có một lần nữa vào năm sau thì tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa có thể ở với kiểm lâm lâu hơn nữa như vậy sẽ làm được nhiều việc hơn”. 4. Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển Tất cả các TNV đều đánh giá các hoạt động bảo vệ rùa biển tại Hòn Bảy Cạnh và Hòn Tre lớn đều tốt hoặc rất tốt. Quá trình chờ đợi rùa đẻ để đào trứng, di dời về tổ ấp được tiến hành hết sức kiên nhẫn, cẩn thận, không gây xáo động cho rùa mẹ và đảm bảo an toàn cho ổ trứng rùa. Công tác đánh dấu ổ trứng và thống kê được tiến hành tuần tự, khoa học. Công tác di dời tổ trứng rất có hiệu quả, đa số các trứng sau khi di dời đều nở, và hầu như không có tổ trứng nào bị bỏ sót. Các anh kiểm lâm đã làm việc hết mình, không quản khó khăn gian khổ, nhiệt tình, trách nhiệm, công tâm, chính trực. Mặc dù làm việc với cường độ cao nhưng các anh vẫn luôn vui vẻ nhiệt tình chỉ dẫn. Ngoài ra, trong điều kiệu khó khăn trên đảo, các anh đã có những sáng kiến thú vị (như những chiếc hộp để gọi điện thoại). Trạm kiểm lâm hòn Bảy Cạnh là địa chỉ quan trọng trong công tác bảo tồn rùa biển. Cơ sở vật chất ở đây nhìn chung là kiên cố, các anh có các trang thiết bị cho tác nghiệp từ ca nô, bộ đàm, súng,.. Đây cũng là cơ sở để các hoạt động bảo vệ rùa biển đảm bảo tính an toàn. Trạm có xây dựng các bể chứa nước mưa, bể này đủ cho việc sinh hoạt trong mùa khô. Trạm cũng có sân bóng chuyền, để các anh kiểm lâm tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe, giải trí lúc rảnh rổi. Mặc dù vậy, các TNV cũng thấy rằng điều kiện sinh hoạt trên trạm còn khá thiếu thốn. Ví dụ: điện thiếu do bình ac quy sử dụng lâu ngày đã giảm chất lượng. Các tour du lịch trên Hòn chưa được kết hợp với công tác tuyên truyền, bảo vệ rùa biển. Tài liệu cho khách du lịch xem và hiểu rõ trước khi tham quan rùa còn hạn chế. Nhiều khách không biết gì về các sinh hoạt của rùa, đặc tính của rùa, dấu vết rùa,Trong các tour du lịch xem rùa đẻ trứng, nên kết hợp với việc truyền thông bảo vệ rùa biển để công tác bảo vệ rùa biển tốt hơn, lan rộng hơn. Hướng dẫn viên khi 62.50% 37.50% Hoạt động bảo tồn rùa biển tại các đảo Rất tốt Tốt 11 hướng dẫn du khách xem rùa đẻ trứng, nên thêm vào các thông điệp về những vấn nạn rùa biển đang gặp phải, cùng với những biện pháp, thông điệp chung tay bảo vệ rùa biển. Có thể Phòng du lịch của VQG nên chuẩn bị tài liệu cho khách. Lực lượng tham gia công tác bảo vệ rùa biển còn quá mỏng. 7 anh Kiểm lâm ở một trạm (có tới 3 bãi Rùa đẻ) cộng với bảo vệ vùng biển với cả trăm tàu đánh bắt trái phép ngoài biển là quá sức. Các anh làm việc 20/24h hàng ngày, không đảm bảo sức khỏe Công việc bảo tồn hoàn toàn dựa vào sức người, thiếu các trang thiết bị hỗ trợ. Thiếu thiết bị đọc thẻ gắn trên rùa nên không thể thống kê được các cá thể rùa lên đẻ trứng. Các trạm kiểm lâm nên được trang bị một số dụng cụ hỗ trợ trong công tác hàng ngày, ví dụ đèn pin ánh sáng đỏ để vẫn đảm bảo tầm nhìn nhưng không làm hại mắt rùa con hay làm rùa mẹ hoảng sợ. Cần cải thiện lại gian nhà ngay cạnh hồ ấp rùa để cán bộ kiểm lâm có thể trực đêm ngay tại hồ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu. Một số nhân viên chưa có kiến thức sâu về rùa biển (do chuyên ngành của họ là kiểm lâm), nên có thêm tài liệu cho các nhân viên tại các trạm. Nên có một đội ngũ chuyên nghiệp tham gia công tác bảo vệ rùa hàng năm vào mùa sinh sản để san sẻ bớt gánh nặng của các cán bộ kiểm lâm. Bên cạnh đó tiếp tục duy trì đội ngũ tình nguyện viên ngắn ngày, tạo tác động lan toả về công tác bảo tồn rùa biển trong cộng đồng. Rùa con trở về biển ©Ngô Bảo Ngọc,2014 12 5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình Các TNV đều thấy rằng cán bộ VQG đã tổ chức đưa đón, ăn ở rất chu đáo. Phương tiện đưa đón ra sân bay đến đúng giờ, nhanh gọn. Tàu thuyền chở ra các đảo Bảy Cạnh và Hòn Tre Lớn an toàn. Các Trạm kiểm lâm đón tiếp chu đáo, sắp xếp chỗ ăn ngủ tốt, các bữa ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, các TNV đều đồng ý là cần tận dụng tốt hơn nữa thời gian ở đảo của TNV. Chương trình diễn ra trong 5 ngày nhưng TNV chỉ thực sự tham gia được công tác cứu hộ, bảo tồn rùa biển được 3 ngày. Nên thiết kế lại chương trình, sáng đầu tiên có thể tập huấn ngay công tác cứu hộ, bảo tồn rùa biển, và đến chiều thì xuất phát ra Hòn Bảy Cạnh. Như thế TNV có thêm một ngày để thực hiện công tác cứu hộ rùa biển. Tại các trạm kiểm lâm, có thể sắp xếp TNV tham gia vào tất cả các công việc liên quan đến cuộc sống của một nhân viên tại trạm bảo vệ rùa biển: nấu ăn, tự phục vụ, đi tuần ở các trạm xa. Thông tin giữa VQG Côn Đảo và IUCN cần phải thống nhất và rõ ràng hơn nữa. 6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên: Mặc dù không biết nhau trước nhưng sau một lúc gặp nhau trong chuyến đi các bạn TNV khá thân thiện và rất vui vẻ với nhau. Họ đều cởi mở, vui vẻ nhiệt tình trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần trách nhiệm cao khi làm việc. “Tuy chưa quen biết nhau từ trước nhưng rất nhanh chóng thân nhau, phối hợp ăn ý, làm việc nhóm rất tốt, anh nhóm trưởng rất có khả năng lãnh đạo,quan tâm các TNV khác. Mọi người vui vẻ, chia sẻ với nhau về mọi thứ từ công việc đến cuộc sống. Cám ơn chuyến đi này giúp chúng tôi biết nhau và thân thiết như gia đình, học tập lẫn nhau”_TNV Võ Ngọc Lệ Hằng tham gia từ ngày 26/8 – 4/9/2014 chia sẻ. “Chúng tôi đã nhanh chóng làm quen với nhau và cùng nhau thực hiện tốt chương trình. Sau khi chương trình kết thúc, chúng tôi tiếp tục liên lạc, họp mặt, để cùng thực hiện công tác tuyên truyền sau chương trình. Mọi người vui vẻ, hòa đồng với nhau, tôn trọng nhau, có họp lại sau chuyến đi để phân phối công việc. Chúng tôi dự định cùng tổng hợp các hình ảnh, báo cáo, kế hoạch truyền thông của mọi người để cùng làm 1 master plan, sử dụng chung hình ảnh, bài viết theo 1 quy 56.25% 43.75% Tổ chức hậu cần Rất tốt Tốt 37.50% 56.25% 0% 6.25% Mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Rất tốt Tốt Bình thường Kém 13 trình thống nhất, có biên tập hẳn hòi” _ TNV Nguyễn Thị Lê Phương tham gia từ ngày 21- 25/7/2014 chia sẻ Tuy vậy vẫn có sự bất đồng, không hòa hợp tính dẫn đến làm việc không hiệu quả. 1 tuần sau khi họp nhóm sau chuyến đi, mỗi cá nhân đều không chủ động thực hiện phần việc của mình, tương tác kém do vấn đề địa lý. Tuy đã lập 1 nhóm kín để cùng chia sẻ, post bài, post ảnh, thảo luận nhưng hầu như không ai chủ động thực hiện. Các nhóm sau này nên cần cử ra 1 nhóm trưởng để tập trung thông tin về 1 mối, các anh kiểm lâm và ngoài vườn không cần gọi từng người để thông báo về 1 việc gì đấy. Nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm thông tin liên lạc và chia sẻ, tổng hợp lại các thông tin, contact, hình ảnh cho thành viên. Mỗi một người nên thực hiện đúng kế hoạch truyền thông mình đã cam kết. Hoặc nếu cùng làm thì nhóm trưởng sẽ là người đôn thúc, chịu trách nhiệm chung. Việc bình chọn nhóm trưởng có thể do tự thành viên bầu chọn khi nhận được bản danh sách và báo lại cho IUCN hoặc do IUCN chỉ định (có tham khảo ý kiến của người đó trước và được sự đồng ý) BTC nên lựa chọn trong 1 nhóm TNV nên đa dạng về độ tuổi, ngành nghề phù hợp để có thể bổ trợ lẫn nhau. Việc chia tách các đoàn lên Hòn Tre Lớn và Hòn Tài có mặt chưa hiệu quả do trên 2 hòn này số lượng rùa lên đẻ không nhiều. Hòn Tre Lớn có 6 rùa lên đẻ, Hòn Tài chỉ có 1 rùa lên đẻ trong 3 đêm, điều này dẫn đến TNV chưa có cơ hội tham gia trực tiếp, mà chỉ ở mức độ tham quan cho biết vì các anh kiểm lâm vẫn có đủ người để tự làm các công tác cứu hộ rùa biển. 14 7. Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa Các TNV đều cho rằng các cán bộ kiểm lâm hỗ trợ tại thực địa rất nhiệt tình, thân thiện và quan tâm tới các TNV. Tuy nhiên, các anh chưa giao tiếp tiếng Anh với khách nước ngoài tốt nên còn hạn chế trong việc hướng dẫn khách lên xem rùa đẻ. Trong thời gian chương trình diễn ra, rất khó để tổ chức buổi học tiếng Anh trong 1- 2 giờ liên tiếp. Nhân viên ở đây cần vốn tiếng Anh liên quan đến rùa biển, tuần biển và một số câu giao tiếp thông thường nên nếu năm sau có chương trình, nên đưa nội dung tiếng Anh cần thiết (dạng chủ đề) vào chương trình. TNV và nhân viên có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực liên quan đến công việc tại đảo. “Còn tôi, tôi vẫn nhớ mãi khuôn mặt nheo nheo vì khói của anh Cường và nhìn xa xăm về biển. Ban ngày anh rất vui vẻ nhưng khi làm việc anh như người khác vậy. Nghiêm túc và kinh nghiệm hẳn. Không chỉ anh Cường mà các anh kiểm lâm khác như anh Thành, anh Hoàn, anh Long, anh Hân,Thăng và Tuấn, họ còn rất trẻ nhưng cảm nhận cuộc sống thì rất sâu sắc. Phải chăng qua những thời khắc hiểm nguy ấy, con người ta biết yêu quý cuộc sống này, con người ta biết rõ những giá trị tinh thần hơn, biết vực dậy chính niềm tin của mình” _TNV Võ Ngọc Lệ Hằng tham gia chương trình từ ngày 26/8-4/9/2014 “Trong thời gian nghỉ đêm hôm đó, một anh kiểm lâm đi cùng tôi đã gọi điện về gia đình hỏi thăm. Anh có vợ và một cậu con trai nhỏ mới biết nói nhưng anh chỉ có dịp về thăm họ 4 ngày 1 tháng. Nghe anh bảo con mình gọi tên bố trên điện thoại tôi mới hiểu được những hy sinh của những chiến sĩ kiểm lâm. Công việc khó khăn, vất vả là thế, họ còn phải xa con cái, người thân, bạn bè, hết mình bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ biển đảo tổ quốc” _ TNV Nguyễn Hà Trung Hiếu tham gia chương trình từ 8- 12/7/2014 8. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình TNV cho rằng tài liệu gửi cho TNV khá đầy đủ, rõ ràng. Thông tin về các loài rùa biển sinh sống tại biển Việt Nam đầy đủ, rõ ràng, được in ấn cẩn thận, đẹp đẽ. 62.50% 31.25% 6.25% Các cán bộ hỗ trợ thực địa Rất tốt Tốt Bình thường TNV và các chiến sỹ kiểm lâm ©Võ Cường Quốc,2014 15 Tuy nhiên, các thông tin này nên được gửi cho TNV sớm hơn. Trước đó tình nguyện viên phải tự mày mò internet để tìm đọc các thông tin lien quan đến những loài rùa biển Việt Nam. Vì thông tin nhiều và lan man, nên việc tìm và chọn lọc thông tin phù hợp trên internet mất nhiều thời gian Thông tin về trạm kiểm lâm và điều kiện ăn ở trên trạm không có trước khi đi. Tình nguyện viên mang quá nhiều thứ ra trạm mà không cần thiết hoặc không sử dụng đến (ủng lội nước) “Tôi cho rằng các tài liệu, thông tin liên quan nên được gửi cho TNV càng sớm càng tốt để TNV có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu trước nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Ngoài ra, trước khi đi tôi không có nhiều thông tin về nơi mình sẽ đến nên đã chuẩn bị khá nhiều đồ không cần thiết nên phải mang nhiều. Lần sau, nếu các TNV đợt này có thể chia sẻ thông tin cho các TNV đợt sau thì các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn” _TNV Nguyễn Hải Vân tham gia chương trình 26-30/8/2014 góp ý. 9. Tài chính Tất cả các TNV đều được biết và giải thích đầy đủ về các nghĩa vụ tài chính của tình nguyện viên trước khi tham gia chương trình. Tuy nhiên cần có sự thống nhất giữa VQG Côn Đảo và IUCN về mức đóng góp của TNV để tránh hiểu lầm. Dựa trên thông tin của TNV, mức chi phí trung bình của các TNV đã bỏ ra ki tham gia chương trình là khoảng 4,470,000VND/người. Với các TNV ở Hà Nội, mức chi phí cao hơn do chi phí đi lại lớn, khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/người. Các TNV di chuyển bằng tàu ra Côn Đảo có thể tiết kiệm chi phí thấp hơn, từ 500,000 – 2,000,000 đồng/người Khi được hỏi, nếu trong các chương trình tiếp theo, không còn sự hỗ trợ tài chính của IUCN và VQG Côn Đảo, bạn có tiếp tục tham gia không? 75% khẳng định là có, 12.5% trả lời là không và 12.5% cần cân nhắc tổng mức chi phí cho phù hợp với ngân sách của mình. 37.50% 31.25% 31.25% Tài liệu gửi các TNV Rất tốt Tốt Bình thường 75% 12.50% 12.50% Nếu không còn hỗ trợ tài chính, bạn có tiếp tục tham gia không? Có Không Phải cân nhắc 16 10. Động lực tham gia chương trình Khi được hỏi lý do các TNV tham gia chương trình, các TNV cho rằng, 41% động lực của họ là mong muốn được tìm hiểu rùa biển; 20% động lực là mong muốn được trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt; 18.13% động lực là được khám phá Côn Đảo. Ngoài ra, một số TNV đăng ký tham gia để được giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với các cán bộ kiểm lâm và vì tinh yêu với thiên nhiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_ket_chuong_trinh_tinh_nguyen_bao_ton_rua_bien_c.pdf
Tài liệu liên quan