Báo cáo Tổng hợp về viện chiến lược phát triển, thuộc bộ kế hoạch và đầu tư

Lời nói đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu quan trọng của Chính phủ trong việc hoạch định những chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó Viện chiến lược phát triển có chức năng nhiệm vụ phối hợp cùng với các cơ quan khác của chính phủ cùng nghiên cứu, soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cả nước, các cấp lãnh thổ và cấp ngành khác như các vùng, các tỉnh và các ngành. Đến thực tập tại Viện chiến lược, tôi được thấy công việc nghiên cứu của các cán bộ t

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về viện chiến lược phát triển, thuộc bộ kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong Viện, công tác tổ chức và tác phong làm việc đã giúp tôi nhận thức sâu hơn về kiến thức chuyên ngành, về mối quan hệ giữa lý thuyết đã học và thực tế ở Viện. Đặc biệt tôi cảm thấy Viện chiến lược là nơi thực tập phù hợp , hữu ích với chuyên ngành Quản lý kinh tế của tôi, thực sự là nơi tôi cần học hỏi và trau dồi kiến thức. Tôi hy vọng sẽ được tiếp tục thực tập tại Viện và làm báo cáo chuyên đề. Bởi vì đây sẽ là một hành trang, đợt tập duyệt đầu tiên cho một sinh viên kinh tế sắp ra trường. Dưới đây là báo cáo thực tập tổng hợp giai đoạn đầu tại Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Để hiểu thấu đáo về cơ quan này, có lẽ cần có một khoảng thời gian tương đối dài. Vì vậy nội dung bản báo cáo này chỉ là một số nét khái quát bước đầu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức… của cơ quan. Báo cáo gồm các phần sau: Phần I: Khái quát về Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phần II: Tổng quan về Viện Chiến lược phát triển. Phần III: Kết luận. Hoàn thành bản báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo viện , các cán bộ của Ban phân tích dự báo kinh tế vĩ mô và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo – Tiến sĩ: Phan Kim Chiến. Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2002 Sinh viên Đào thị Miền Phần I Khái quát về Bộ Kế hoạch và đầu tư I. Quá trình hình thành và phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư Do yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, ngày 8-10-1955 Nhà nước thành lập uỷ ban kế hoạch Quốc gia để thực hiện nhiệm vụ tường bước kế hoạch hoá việc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước, xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. Từ đó hệ thống kế hoạch từ trung ương đến địa phương được thành lập bao gồm: - Uỷ ban kế hoạch Quốc gia - các bộ phân kế hoạch của các Bộ ở trung ương - Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện nằm trong Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, huyện. Ngày 6-10-1961 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 158-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Theo nghị định này, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản theo đúng đường lối chính sách kế hoạch của Nhà nước. Ngày 25-3-1974 Hội đồng Chính phủ chính thức phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước bằng Nghị định 49/CP, bao gồm các chức năng chủ yếu sau: - Thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. - Tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế có kế hoạch. - Nghiên cứu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế có kế hoạch. - Tổng hợp cân đối và xây dựng DA dài hạn 5 năm nghiên cứu hướng dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hoá. Ngày 5-10-1990 Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã khẳng định vị trí của cơ quan Kế hoạch Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Ngày 27-10-1992 Chính phủ quyết định đưa Viện Quản lí kinh tế TW về Uỷ ban kế hoạch Nhà nước quản lý. Ngày 12-8-1994 Chính phủ ban hành nghị định 86-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Ngày 21-10-1995 Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XI sát nhập Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Chức năng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng: Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước. Giúp Chính phủ phối hợp, điều hành, thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm Để thực hiện chức năng của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại chương IV Luật Tổ chức Chính phủ và tại Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ như sau: - Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. Xác định phương hướng và cơ cấu kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để trình chính phủ quyết định. - Trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. - Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn lực của nước ngoài để xây dựng trình chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các cán bộ ngành kinh tế và các vũng lãnh thổ đã được phê duyệt. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình, chính sách của nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài. Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch hoá về một số lĩnh vực do chính phủ giao, làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các vấn đề phát sinht rong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên. Làm chủ tịch các hội đồng cấp nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, là cơ quan thường trực thẩm định dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác liên doanh, liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư. - Trình Thủ tướng chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. - Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước phục vụ cho xây dựng và điều hành kế hoạch. - Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức - viên chức thuộc bộ quản lý. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư. III. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phục vụ cho nhiệm vụ của mình, theo điều 3 của Nghị định 75/CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống tổ chức của Bộ như sau: - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Các thứ trưởng - Các cơ quan trong bộ bao gồm: 1. Các cơ quan giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước: - Vụ pháp luật đầu tư nước ngoài - Vụ quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp - Vụ đầu tư nước ngoài - Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân - Vụ kinh tế đối ngoại - Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ - Vụ doanh nghiệp - Vụ tài chính tiền tệ - Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Vụ công nghiệp - Vụ thương mại dịch vụ - Vụ cơ sở hạ tầng - Vụ lao động văn hoá xã hội - Vụ khoa học giáo dục môi trường - Vụ quan hệ Lào và Campuchia - Vụ quốc phòng an ninh - Vụ tổ chức cán bộ - Văn phòng thẩm định dự án đầu tư - Văn phòng xét thầu quốc gia - Văn phòng bộ - Cơ quan đại diện phía nam. 2. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương + Ban nghiên cứu chính sách vĩ mô + Ban nghiên cứu quản lý doanh nghiệp + Ban nghiên cứu chính sách cơ cấu + Ban nghiên cứu Quản lý kinh tế nông thôn + Trung tâm tư vấn quản lý và bồi dưỡng cán bọ - Viện chiến lược phát triển (Gồm 8 ban nghiên cứu, sẽ trình bày ở phần sau) - Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam - Trung tâm thông tin (gồm cả tạp chí kinh tế dự báo) - Trường nghiệp vụ kế hoạch - Báo Việt Nam đầu tư nước ngoài. Phần II Tổng quan về viện chiến lược phát triển I. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Chiến lược phát triển Viện Chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch Phân vùng kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển từ hai vụ nêu trên đến nay như sau: Năm 1964: - Thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn - Thành lập Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế Năm 1974 - Thành lập Viện Phân vùng và quy hoạch Năm 1983 - Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Viện bố trí cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp vụ phụ trách các ban và Văn phòng Viện. Năm 1986 Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện phân bố lực lượng sản xuất. Năm 1988 Viện nghiên cứu Kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất được nhập lại thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất. Năm 1994 Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Chiến lược phát triển (có vị trí tương đương với tổng cục loại 1). II. Chức năng nhiệm vụ của Viện Chiến lược phát triển 1. Chức năng nhiệm vụ chung Căn cứ Quyết định số 116-UB/TCCB ngày 01/01/1994 và Quyết định số 169-UB/TCCB ngày 03/12/1994 của chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về việc đổi tên và quy định chức năng như sau: Viện có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các vùng lãnh thổ. Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển các vùng. Tham gia xây dựng quy hoạch các ngành, tỉnh, thành phố. Các chương trình phát triển, các dự án lớn của Nhà nước và thẩm định các quy hoạch, dự án, tham gia xây dựng định hướng kế hoạch 5 năm. Trực tiếp chủ trì một số dự án quy hoạch và dự án hợp quốc tế phù hợp với chức năng của Viện. Tổ chức việc phân tích và nghiên cứu dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách, quy hoạc phát triển kinh tế - xã hội. 2. Nhiệm vụ các đơn vị trong Viện Chiến lược phát triển Theo thông báo số 07/UB/TCCB của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về nhiệm vụ của các đơn vị trong Viện Chiến lược phát triển: Ban tổng hợp, Ban phân tích và dự án kinh tế vĩ mô, Ban Vùng lãnh thổ, Ban Công nghiệp, thương mại và dịch vụ, Ban Nông nghiệp và nông thôn, Ban kết cấu hạ tầng và đô thị, Ba Nguồn nhân lực và xã hội, Ban kinh tế thế giới, Văn phòng Viện như sau: Ban Tổng hợp: - Nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu để xây dựng hệ thống quan điểm và định hướng sơ bộ, báo cáo tổng hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước và đóng góp ý kiến về định hướng kế hoạch 5 năm của Viện trình Uỷ ban Kế hoạch nhà nước xử lý cuối cùng các văn bản báo cáo của Viẹen theo yêu cầu của lãnh đạo Viện. - Nghiên cứu và tổng hợp kết quả nghiên cứu về lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với các ban trong Viện trong việc tổ chức hướng dẫn các ngành và địa phương về vấn đề này. Làm đầu mối giúp lãnh đạo Viện theo dõi, xử lý các thông tin đầu vào và đầu ra của Viện có liên quan đến nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Theo dõi và quản lý các hoạt động khoa học, các hoạt động hợp tác quốc tế, công tác tư liệu và bản đồ của Viện. Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô - Phân tích kinh tế: Tiến hành phân tích kinh tế vĩ mô (định tính và định lượng) tìm ra các mối liên hệ và các quy luật phát triển kinh tế chung nhất. Phân tích tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường với các chính sách kinh tế vĩ mô phục vụ công tác soạn thảo chiến lược, quy hoạch và quản lý kinh tế. - Dự báo kinh tế: Xây dựng các kịch bản phát triển, tính toán các dự báo kinh tế vĩ mô trong cả nước, các ngành kinh tế quốc dân và các vùng lãnh thổ. Tổng hợp các dự báo phát triển khoa học công nghệ và môi trường, các dự báo phát triển xã hội và nhân văn. Theo dõi các dự báo phát triển kinh tế vĩ mô của các nước trong khu vực. - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu kinh tế vĩ mô: Từng bước xây dựng một cơ sở dữ liệu, lưu trữ các thông tin kinh tế vĩ mô phục vụ công tác nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. - Thiết kế, quản lý mạng máy tính nối các bộ phận quản lý và nghiên cứu trong Viện. - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận dự báo kinh tế vĩ mô. Ban vùng lãnh thổ - Nghiên cứu và xử lý tổng hợp các kết quả nghiên cứu về chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các vùng, các địa bàn trọng điểm. - Đầu mối hướng dẫn các địa phương trong công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Đầu mối giúp Viện tổ chức, phối hợp với các Ban của Viện, các Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các ngành, các địa phương để xây dựng kế hoạch và theo dõi triển khai công tác quy hoạch, nghiên cứu các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ. Giúp Viện theo dõi và tham gia thẩm định các dự án quy hoạch vùng, tỉnh và thành phố. - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và phát triển kinh tế nông thôn. Ban kết cấu hạ tầng - Tổ chứuc nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành: Giao thông vận tải, bưu điện, cung cấp điện, cấp thoát nước và phát triển đô thị. - Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch các chương trình, dự án, định hướng kế hoạch 5 năm, tham gia thẩm định các dự án đầu tư quan trọng có quan hệ đến lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị. - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành kết cấu hạ tầng và đô thị, hướng dẫn các ngành, các địa phương về lĩnh vực này. Ban nguồn lực và xã hội - Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp kết quả nghiên cứu về chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp xây dựng quy hoạch phát triển dân số và nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin thể dục - thể thao, và một số vấn đề xã hội trong quy hoạch tổng thể, định hướng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng, tỉnh. - Tham gia xây dựng các chương trình dự án và chính sách về lĩnh vực phát triển dân số và nguồn nhân lực, tạo việc làm, mức sống, phát triển các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin - thể dục - thể thao, và một số vấn đề xã hội theo sự phân công của Viện. - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và xây dựng phương pháp nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các ngành văn hoá - xã hội. Tham gia hướng dẫn ngành và địa phương về lĩnh vực này. - Xây dựng ngân hàng dữ liệu và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo và nghiên cứu về lĩnh vực dân số, nguồn nhân lực và xã hội. Ban kinh tế thế giới - Nghiên cứu và dự báo các quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở cửa. - Nghiên cứu các vấn đề về đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, bao gồm: nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng nguồn vốn bên ngoài. - Nghiên cứu vấn đề vay và trả nợ trong mối quan hệ trong và ngoài nước. - Phân tích tác động của các chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta đến tình hình phát triển kinh tế đất nước. Cung cấp các thông tin quốc tế phục vụ thành công và khả năng vận dụng cho Việt Nam. Văn phòng - Tổ chức thực hiện các công việc hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn và lễ tân. - Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của Viện quản lý kinh phí chỉ tiêu, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện. - Giúp Viện trưởng trong công tác tổ chức nhân sự và đào tạo. - Lập chương trình công tác tuần cho lãnh đạo Viện và giúp Viện trưởng điều hành công việc hàng ngày. III. Cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển Để thực hiện được những chức năng trên Viện Chiến lược phát triển được tổ chức thành: - Hội đồng khoa học - Văn phòng Viện - Các phòng ban Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển Hội đồng khoahọc Viện trưởng Các phó viện trưởng Các Ban nghiên cứu Văn phòng Viện Ban nguồn nhân lực và xã hội Ban kết cấu hạ tầng và đô thị Ban nông nghiệp và nông thôn Ban Kinh tế thế giới Ban công nghiệp thương mại và dịch vụ Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô Ban vùng và lãnh thổ Ban tổng hợp IV. Mối quan hệ của Viện Chiến lược phát triển Để hoàn thành những nhiệm vụ khá nặng nề mà nhà nước giao phó đồng thời tạo được sự phát triển như ngày nay Viện đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác. Đến nay Viện đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế. Trong nước: Viện có mối quan hệ với các Bộ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trong các lĩnh vực: + Phối hợp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. + Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. + Trao đổi thông tin và đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch. Ngoài nước: + Quan hệ hợp tác với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP). Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Trung tâm phát triển vùng của Liên hợp quốc (UNCRD): nghiên cứu chính sách công nghiệp hoá, vấn đề việc làm ở khu nông thôn, quy hoạch hành lang phát triển, đào tạo cán bộ và trao đổi kinh nghiệm về quy hoạch vùng. + Quan hệ hợp tác với ADB về nghiên cứu quy hoạch năng lượng + Quan hệ với Viện Phát triển quốc tế Harvard của Mỹ để nghiên cứu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. + Quan hệ với trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của CANADA. + Quan hệ hợp tác quỹ động vật hoang dã nhằm mục đích nghiên cứu môi trường. + Quan hệ với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản nhằm nghiên cứu quy hoạch 4 tỉnh miền Trung. + Quan hệ với quỹ hoà bình Nhật Bản nhằm nghiên cứu về kinh tế thị trường và đào tạo cán bộ. + Hợp tác với SIDA Thuỵ Điển nhằm trợ giúp kỹ thuật trong việc quy hoạch vùng biển cho các địa phương được chỉ thị. + Hợp tác với Viện nghiên cứu Nhật Bản (JRI) về nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam. V. Một số thành tựu chính của Viện Chiến lược phát triển - Chủ trì các chương trình khoa học cấp Nhà nước 70-01; 70A và nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ. - Chủ trì xây dựng tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-1990 và Đại hội Đảng lần thứ VI. - Tham gia xây dựng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 trình đại hội Đảng lần thứ VII. - Chủ trì xây dựng đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá trình Hội nghị TW lần thứ 7 khoá VII của Đảng (1994). - Chủ trì nghiên cứu quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội một số vùng kinh tế trọng điểm, vùng lớn và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2010 trình Chính phủ và Bộ Chính trị. Giúp các địa phương trong cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội dài hạn. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế Việt Nam. *Một số hoạt động nổi bật của Viện trong năm 2002 Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội - Làm đầu mối xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX ; Tham gia cùng Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân xây dựng chương trình hành động của chính phủ mới - Xây dựng báo cáo Đổi mới nội dung quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, báo cáo dánh giá về công tác quy hoạch - Chủ trì thực hiện dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực tam giác kinh tế 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia; cùng vụ CK chuẩn bị nội dung cuộc họp cấp chuyên viên về hợp tác phát triển vùng biên giới 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia - Chủ trì hoàn thành dự án: “Điều tra phân tích đánh giá khả năng nguồn vốn có thể huy động được phục vụ hoạch định các chủ trương và kế hoach phát triển kinh tế –xã hội đến năm 2010”, đã có báo cáo gửi Bộ - Làm đầu mối thẩm định dự án quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 - Tham gia xây dựng các báo cáo chuyên đề về phương hướng, chiến lược phát triển một số vùng, tỉnh, lĩnh vực; hướng dẫn, giúp đỡ một số địa phương xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được đánh giá là xuất sắc - Đề tài: “Cơ sở khoa học nghiên cứu một số vấn đề xã hội trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001-2010 - Đề tài: “Một số vấn đề về phương pháp tổng hợp chiến lược và quy hoạch công nghiệp” - Đề tài: “Phương hướng đẩy mạnh một số ngành dịch vụ chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng núi tây Bắc thời kỳ 2001-2010” - Đề tài; “Nội dung và phương pháp quy hoạch ngành và lĩnh vực ở Việt Nam”. - Đề tài: “Dự báo kinh tế phục vụ công tác đổi mới kế hoạch hoá: Tiếp cận bằng phương pháp mô hình hoá kinh tế vĩ mô và ứng dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư” - Đề tài : “Những vấn đề về chính sách kinh tế phù hợp với cam kết quốc tế trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hiệp định khung hợp tác Việt Nam- EU” VI. Một số khó khăn của Viện Chiến lược phát triển hiện nay Các hoạt động của Viện Chiến lược phát triển luôn đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều yếu tố đầu vào (từ yếu tố con người đến yếu tố thiết bị, thông tin, số liệu) để đưa ra các sản phẩm đầu ra (Là các dự báo, quy hoạch, chương trình, chính sách…). Trong đó, để hoạt động của Viện đạt kết quả tốt thì một yêu cầu rất cơ bản là phải có các yếu tố đầu vào đủ chất lượng. Song, hiện nay Viện đang gặp một số khó khăn về vấn đề này. Đó là: Về kinh phí: hoạt động của Viện đòi hỏi phải có kinh phí lớn nhưng kinh phí hoạt động được cấp chưa đáp ứng được đầy đủ. Về thông tin dữ liệu: Số liệu là nguồn đầu vào quan trọng để phục vụ xử lý, phân tích nhưng Nhà nước ta chưa có cơ chế thích hợp để đảm bảo hình thành được hệ thống các cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác. Thông tin trong nước cũng như nước ngoài chưa được cập nhật thường xuyên. Về con người: để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các cán bộ của Viện đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật tri thức mới. Đây là một vấn đề đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của Viện. VII. Phương hướng đổi mới Duy trì tốt các mối quan hệ đã được thiết lập trong thời gian qua. Mở rộng mối liên kết với các Viện có cùng chức năng trong nước cũng như trên thế giới. Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhằm tiếp thu các tri thức mới. Tăng cường trao đổi khoa học giữa các bộ phận thành viên với nhau. Thông qua hợp tác, trao đổi với nước ngoài để mở ra các đề tài nghiên cứu khoa học mới. Hình thành các nhóm nghiên cứu có trình độ cao. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu được cập nhật thường xuyên phục vụ cho công tác dự báo. Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các quá trình xử lý, phân tích thông tin. Kết luận Đứng trước thực trạng sự phát triển mạnh mẽ của thế giới về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học … Chính phủ Việt Nam cũng như các nước đang phát triển cần phải nỗ lực hơn nữa, phải xác định đúng đắn đường lối phát triển, bối cảnh quốc tế,khu vực và trong nước... để giải quyết tốt những vấn đề kinh tế - xã hội trong nước nảy sinh, mới tạo tiền đề cho phát triển đất nước đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại. Vai trò đó rất nặng nề nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan đầu não của Chính phủ, càng thấy rõ vai trò quan trọng của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong điều kiện đất nước hiện nay. Qua tìm hiểu về nội dung công tác nghiên cứu của Viện, một số tài liệu tham khảo và thực tế mà em biết, em nhận ra rằng hiện nay vấn đề nguồn nhân lực Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết. Đối với nước ta nguồn nhân lực là tài nguyên vô giá hơn tất cả. Vậy có thể, em chọn đề tài “Một số phương hướng phát triển nguồn nhân lực nước ta nhìn từ góc độ quản lý kinh tế vĩ mô” làm chuyên đề thực tập cho giai đoạn tiếp theo. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Phần I: Khái quát về Bộ kế hoạch và Đầu tư 2 Quá trình hình thành và phát triển bộ kế hoạch và đầu tư 2 Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn Bộ Kế hoạch và đầu tư 3 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư 5 Phần II: Tổng quan về viện chiến lược phát triển 7 Quá trình hình thành và phát triển của viện chiến lược phát triển 7 Chức năng nhiệm vụ của viện chiến lược phát triển 7 Cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển 11 Mối quan hệ của viện chiến lược phát triển . 12 Một số thành tựu chính của viện chiến lược phát triển. 13 Một số khó khăn của viện chiến lược phát triển hiện nay 15 Phương hướng đổi mới . 15 Phần kết luận 16 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC448.doc
Tài liệu liên quan