Báo cáo Tổng hợp về tổ chức và hoạt động của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cao bằng

Mục lục Lời mở đầu Là một sinh viên năm cuối sắp ra trường, hành trang vào đời là những gì thầy cô trang bị, tự nghiên cứu qua sách báo tham khảo qua thực tế vẫn chưa đủ đối với mỗi sinh viên mà nhất là đối với sinh viên kinh tế chúng ta. Thời gian thực tập 15 tuần thực sự rất bổ ích đối với mỗi sinh viên cuối khoá. Trong thời gian đầu, với 5 tuần đầu tiên đã giúp chúng em học hỏi được kinh nghiệm thực tế, cách làm việc, cụ thể hoá những kiến thức từ trong sách vở, giúp chúng ta nắm bắt kiến

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tổ chức và hoạt động của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cao bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức nhanh hơn, chắc chắn hơn và có điều kiện cọ sát với thực tế đời sống, giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời có cơ hội thực hành vận dụng kiến thức của mình để giải quyết những đòi hỏi của thực tế đời sống. Với mong muốn được tìm hiểu về quê hương nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng em trưởng thành, em đã liên hệ thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng. qua 5 tuần thực tập từ 10/1 - 18/2/2005 với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng tổng hợp đã giúp em có được một số hiểu biết về phòng để hoàn thành báo cáo thực tập và từ đó giúp em có cơ sở định hướng chọn đề tài thực tập. Nội dung báo cáo thực tập gồm có: Chương I: Khái quát chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng Chương II: Giới thiệu đánh giá chung về phòng Tổng hợp Chương III: Định hướng nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cám ơn các cô chú phòng tổng hợp nhất là chú Thắng và chú Chương và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian quy định. chương I Khái quát chung về sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cao bằng I. Quá trình hình thành phát triển của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng Ngành kế hoạch tỉnh Cao Bằng được bắt đầu thành lập theo quyết định thành lập Ban thống kê- kế hoạch ( tháng 03 năm 1956 ). Ngay từ khi mới được thành lập, ngành kế hoạch đã được đánh giá là một ngành tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan trọng. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cao bằng đã qua nhũng thời kỳ sau: * Thời kỳ đầu mới thành lập: công tác của ban thống kê- kế hoạch chủ yếu là: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước để tiến hành xây mục tiêu kế hoạch năm sau cho các huyện, thị, ngành theo hướng khôi phục, phát triển kinh tế địa phương sau hoà bình lập lại trên một số ngành chủ yếu ở thời kỳ này các mặt cân đối của nền kinh tế chưa ổn định toàn diện, nhưng bước đâù đã thu được những thắng lợi cơ bản, đội ngũ quản lý kinh tế- xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ kế hoạch đã dược trưởng thành một bước. * Thời kỳ 1961-1975: Thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nnhất phù hợp với điều kiện kinh té của tỉnh nhà, về cơ bản các mục tiêu của kế hoạch năm năm đã hoàn thành, bước đầu hình thành cơ sở vật chất cho nền kinh tế với nền tảng quan hệ sản xuất mới, trong đó sở hữu quốc doanh và tập thể chiếm vị trí tuyệt đối. ở thời kỳ này ngành đã vượt qua những khó khăn và thử thách to lớn để góp phần cùng cả nước giành thắng lợi vẻ vang bằng chiến thắng mùa xuân 1975 lịch sử. * Thời kỳ 1976-1980: Là thời kỳ cả nước thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ hai với hai mục tiêu cơ bản là: xây dựng một bước cơ sơ vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước trong đó quan trọng nhất là cơ cấu công- nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. ở Cao Bằng trong khi đang thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế thì đầu năm 1979 chiến tranh biên giới nổ ra đã tàn phá nặng nề các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, di dân tự do từ vùng biên giới đến các tỉnh phía nam của đồng bào tăng lên. Như vậy thành quả của hơn hai mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội về cơ sở kỹ thuật, văn hoá xã hội và đời sống hầu như không còn gì phả làm lại từ đầu. * Thời kỳ 1981-1985: Thự hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba trong hoàn cảnh đất nước vừa có hoà bình, vừa phải luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với những nguy cơ chiến tranh biên giới. ở Cao Bằng tthời kỳ này kế hoạch chủ yếu nhằm vào khôi phục kinh tế và đời sống nhân dân. * Thời kỳ 1986-1990: Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986-1990) là ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuát mới, sử dụng tốt các thành phần kinh tế khác, hình thành cơ chế quản lý mới. ở thời kỳ này thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối của nghị quuyết đại hội VI và Nghị quyết đại hội lần thứ XII của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng. Đó là thực hiện đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới công tác kế hoạch. Nhìn chung ở thời kỳ này Ngành kế hoạch đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho quá trình đổi mới tiếp theo. * Thời kỳ 1991-1995: Đây là giai đoạn đổi mới thực sự, kế hoạch 5 năm đã có những biện pháp hiệu quả và đẩy lùi được lạm phát, đưa nền kinh tế vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định, tiếp tục xaay dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá các cơ sở kinh tế. Thực hiện đổi mới kế hoạchkế hoạch hoá, chuyển từ kế hoạch tập chung quan liêu bao cấp sang kế hoạch hoá định hướng đảm bảo những cân đối lớn của nèn kinh tế. Thực hiện kế hoạch theo chương trình và dự án đầu tư để đảm bảo các điều kiện các mục tiêu lớn, đi đôi với sử dụng các chính sách đòn bẩy kinh tế là chính để hướng dẫn và hỗ trợ các ngành, huyện, thị và các đơn vị cơ sở phát triển theo định hướng kế hoạch hoá. Trong thời kỳ đổi này nền kinh tế của tỉnh phát triển khá * Thời kỳ 1996-2000: Tiến trình đổi mới đã đi vào quỹ đạo, được thể chế bằng pháp luật. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm (1996-2000) là khai thác và phát triển tốt các nguồn lực phát triển để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1991-1995, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về mặt xã hội,. Chuẩn bị tích cực các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển sau năm 2000. Trên cơ sở phát huy những thành quả đạt dược của kế hoạch 5 năm 1991-1995, bằng những cố gắng không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên chức sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, kế hoạch 1996-2000 đã cơ bản hoàn thành, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh nhà có mức tăng trưởng khá, trong Nông nghiệp, sản xuất lương thực tăng từ 4% - 5%/năm, cơ cấu cây trồng vật nuôi được hình thành bước đầu tạo ra được những vùng chuyên canh, thâm canh có hiệu quả. Trong công nghiệp – XDCB, giao thông vận tải, bưu điện đã tạo được một số cơ sở sản xuất lớn, khai thác tiềm năng tài nguyên của tỉnh,phủ điện lưới quốc gia đến trung tâm các huyện, thị.Trong hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu mỗi năm một tăng, hoạt động thu ngân sách cao hơn năm trước. Lĩnh vực văn hoá - xã hội và các lĩnh vực khác có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Sự nỗ lực phấn đấu của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh trong thời kỳ này đáng được ghi nhận, đIều đó được thể hiện là được UBND tỉnh tặng Bằng khen và Bằng khen của Bộ kế hoạch và đầu tư vì đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 1999. * Thời kỳ 2001-2005: giai đoạn này sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng đang góp phần tham gia dự thảo văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XV và xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005. Trong giai đoạn đầu thì sở kế hoạch đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó thì cũng gặp nhiều khó khănvề chủ quan và khách quan tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Nhưng các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm đề ra, nhiều mục tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.Sản xuất lương thực đã có những chuyển biến vượt bậc, tổng sản lượng lương thực đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được đảy mạnh, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội tiếp tục giành được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao sức khoẻ con người và đời sống tinh thần của nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Trong năm 2004 Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho 10 tập thể và 5 cá nhân về thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 3 năm 2001-2003 và công tác khác. Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động và Huân chương chiến công cho 3 tập thể và 2 cá nhân. Năm 2005 là năm cuối cùng, có ý nghĩ quyết định trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứa XV. Vì vậy cần tiếp tục duy trì, thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư nhăm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung thực hiện tốt các chương trình mục tiêu đề ra, nhất là chương trĩnhoá đói giảm nghèo. Cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vung sâu vùng xa. Xây dựng chính quyền nhà nước trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng. II. Hệ thống tổ chức của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cao bằng Giám đốc Phó GĐ Phó GĐ Phó GĐ Phòng Tổng hợp Phòng Kinh tế ngành Phòng Văn Xã Phòng ĐKKD & QLKT tập thể Phòng Kinh Tế đối ngoại Phòng Thanh tra Phòng văn phòng 1.Tổ chức bộ máy giám đốc và nguyên tắc hoạt động Ban giám đốc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh cao bằng gồm 4 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. 1.1. Giám đốc: chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước pháp luật về mọi quyết định của mình. Giám đốc có quyền quýet định cuói cùng về vấn đề đã bàn bạc cụ thể. Giám đốc sở lãnh đạo, đIều hành toàn diện theo chức năng, nhiệm vụ của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh. Trực tiếp phụ trách Phòng tông hợp, phòng hành chính, phòng thanh tra. Giám đốc có chương trình công tác rõ ràng để phan công các phó giám đốc giúp việc để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Khi đi vắng 10 ngày trở lên, giám đốc phải uỷ quỳên cho một phó giám đốc thay mình đIều hành cơ quan. Giám đốc có trách nhiệm tạo đIều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động, phối hợp chạt chẽ với các đoàn thể lãnh đạo cơ quan hoàn thành mọi nhiệm vụ. 1.2/ Các phó giám đốc. Là người giúp việc cho giám đốc theo phân công của giám đốc, phó giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực công tác được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. Phó giám đốc có trách nhiệm quản lý và điều hành khối mình phụ trách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi quyết định của mình. Báo cáo giám đốc kịp thời các vấn đề phát sinh. Phó giám đốc di vắng phải báo cáo giám đốc hoặc đồng chí trong ban giám đốc. Nếu không có ai ở thì thông báo cho trưởng phòng hành chính biết. 1.3/ Phân công trong Ban giám đốc. Giám đốc: Phụ trách chung toàn cơ quan, trực tiếp phụ trách các khối: Tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, thanh tra. Một phó giám đốc: được giám đốc giao phụ trách khối: Kinh tế đối ngoại, Tài chính, Ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ. Một phó giám đốc: Được giám đốc giao phụ trách khối: Nông nghiệp phát triển nông thôn, Công nghiệp_ TTCN, giao thông vận tải, bưu điện. Một phó giám đốc: Được giám đốc giao phụ trách khói: Văn hoá- xã hội, đăng ký kinh doanh, quản lý kinh tế tập thể. 2/ Các phòng chức năng 2.1/ Văn phòng - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, công tác thi đua khen thưởng, công tác cải cách hành chính, cấp giấy nghỉ phép cho cán bộ, công chức. - Tổ chức tiếp cận và trả kết quả cho tổ chức và công nhân những công việc thuộc cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”: Kết quả thẩm định dự án đầu tư; kết quả đấu thầu; cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Tổ chức tiếp cận, quản lý toàn bộ công văn đến, đi, quản lý con dấu, cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường, đảm bảo đánh máy, in sao chụp các tài liệu, chuyển công văn, thư báo đến lãnh đạo và các văn phòng đầy đủ, kịp thời. - Quản lý tài sản, tài chính của cơ quan, đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan và các hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể. - Tổ chức bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan. - Đảm bảo vệ sinh trong cơ quan, thường xuyên chăm sóc vườn hoa cây cảnh. Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan. - Báo cáo sơ kế, tổng kết công tác của cơ quan, báo cáo thực hiện quy chế dân chủ. Phối hợp với Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Chi hội cựu chiến binh tiến hành hội nghị cán bộ, công chức hàng năm. 2.2/ Phòng thanh tra Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo chức năng thanh tra Nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - Xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra trình Giám đốc Sở và tổ chức thực hiẹn sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ theo chương trình, kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất việc chấp hành chính sách, pháp luật về Kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Tiếp dân, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ bí mật trong quá trình thanh tra. - Phối hợp với thanh tra các Sở, ban, ngành giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ bí mật trong quá trình thanh tra. - Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư và Thanh tra nhà nước tỉnh Cao Bằng về hoạt động thanh tra theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ chung theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và thanh tra hiện hành. - Thực hiện các nhiệm cụ khác do Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư giao. - Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo khoản 10, điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 52/CP và Nghị định số 75-CP ngày 7/11/1995 của Chính phủ và Thông tư về hướng dẫn công tác giám sát, đáng giá đầu tư. 2.3/ Phòng tổng hợp - Tổng hợp, cân đối (Kể cả sung, điều chỉnh) các chỉ tiêu hàng năm và 5 năm; xây dựng chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng và cả năm; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm của địa phương cho UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; theo dõi kế hoạch Quốc phòng – An ninh, các dự án công cộng, quản lý nhà nước. Tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, bổ sung, điều chỉnh qui hoạch kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tham gia xây dựng, hướng dẫn các dự án, các chương trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng và trên lãnh thổ, tiếp nhận các dự án thiết kế quy hoạch và tổ chức thẩm định quy hoạch vùng. - Tổng hợp, xây dựng kế hoạch tài chính, ngân hàng. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ Kế hoạch và Đầu tư cho các Sở, ban , ngành, huyện thị. - Tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm định các dự án Quốc phòng an ninh, công cộng, quản lý nhà nước. - Báo cáo kết quả thẩm định dự án, báo cáo kết quả đấu thầu dự án thuộc Quốc phòng an ning, công cộng, quản lý nhà nước. - Kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực của phòng. 2.4/ Phòng kinh tế ngành - Tổng hợp, xây dựng về quy hoạch, kế hoạch (Dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) lĩnh vực nông nghiịep, công nghiệp, lâm nghiệp thuỷ lợi, giao thông vận tải, bưu điện, ĐCĐC, chương trình 660, chương trình 773, chương trình địa chính. Dự án xây dựng trung tâm cụm xã, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn, chương trình xoá đói giảm nghèo ( Chương trình135-CP). - Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lơọi, giao thôngvận tải, điện lực, bưu điện. - Báo cáo kết quả thẩm định dự án, báo cáo kế quả đấu thầu thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải, điện lực, bưu điện. - Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải, điện lực, bưu điện. 2.5/ Phòng văn xã - Là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham gia tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực Văn hoá xã hội tỉnh Cao Bằng. - Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực Văn hoá xã hội. - Tiếp nhận hồ sơ và tham mưu giúp lãnh đạo sở tổ chức thẩm định các chương trình, dự án đầu tư, thẩm định kế hoạch đấu thầu thuộc lĩnh vực Văn hoá xã hội. - Báo cáo kết quả thẩm định dự án, báo cáo kết quả đấu thầu thuộc lĩnh vực Văn háo xã hội. - Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm thuộc lĩnh vực Văn hoá xã hội. 2.6/ Phòng kinh tế đối ngoại - Là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và đầu tư , làm tham mưu cho lãnh đạo sở: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh tế đối ngoại hàng năm và 5 năm; xây dựng kế hoạch vốn đối ứng các dự án ODA. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. - Tham mưu và chuẩn bị hồ sơ giúp lãnh đạo sở mở hội nghị thẩm định các dự án ODA, FDI và NGO. - Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương trong phạm vi tỉnh được phân cấp cấp giấy phép. - Tổng hợp, xây dựng, cân đối kế hoạch thương mại du lịch, xuất nhập khẩu. - Báo cáo kết quả thẩm định dự án, báo cáo kết quả đấu thầu thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi. - Báo cáo định kỳ hàng tháng, quí, 6 tháng, 9 tháng và cả năm về tình hình kinh tế đối ngoại. 2.7/ Phòng Đăng ký kinh doanh và quản lý kinh tế tập thể * Bộ phận Đăng ký kinh doanh: - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh các nganh nghề đó. - Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về ngành nghề trong phạm vi địa phương. - Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khảon 3 điều 116 Luật Doanh nghiệp. Đôn đốc việc thực hiện chế đoọ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định tại điều 118 Luật Doanh nghiệp. - Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc là giả mạo, thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và đã xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền, đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo pháp luật. - Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các qui định tại khoản 3 điều 124 Luật Doanh nghiệp. *Bộ Phận Quản lý kinh tế tập thể : - Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Hướng dẫn thi hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật Hợp tác xã, điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến kinh tế tập thể. - Xem xét, xác nhận điều lệ, điều lệ sửa đổi, cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các Liên hiệp HTX có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Xem xét giả quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền vi phạm luật về HTX;; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của HTX, xã viên và người lao động trong HTX. - Xem xét và đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách về kinh tế tập thể. - Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng ngạn đăng ký kinh doanh cho HTX. - Phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Liên minh các HTX, Hoọi Nông dân tỉnh trong việc tổ chức thi hành pháp luật về HTX, thực hiện các chương trình, dự án phát triển HTX. - Kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực của phòng. 3. Mối quan hệ công tác giữa Giám đốc Sở với Chủ tịch UBND các huyện, thị: + Chủ tịch UBND các huyện, thị khi có yêu cầu làm việc với Giám đốc Sở, về lĩnh vực quản lý ngành trên các địa phương mình, cần chuẩn bị kỹ về nội dung và thông báo trước với cơ quan liên quan. Giám đốc Sở phải trực tiếp (hoặc phân công cấp phó) gặp và làm việc với Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) UBND huyện, thị. + Giám đốc Sở có trách nhiệm giải quyết các đề nghị của Chủ tịch UBND huyện, thị theo thẩm quyền của mình và phải có ý kiến trả lời bằng văn bản; nếu Giám đốc Sở không có ý kiến trả lời thì Chủ tịch UBND huyện, thị báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh biết để chỉ đạo giải quyết. + Trường hợp các kiến nghị của địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ sở nhưng liên quan đến nhiều ngành thì Chủ tịch UBND huyện, thị đề nghị một cơ quan có liên quan đến nội dung chính trong tờ trình của mình làm đầu mối giải quyết. Cơ quan được huyện, thị đề nghị làm đầu mối có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các kiến nghị của huyện, thị. Trường hợp các cơ quan liên quan không thống nhất được cách giải quyết thì cơ quan đầu mối báo cáo rõ các ý kiến khác nhau để UBND tỉnh xem xét quyết định; đồng thời thông báo cho huyện, thị liên quan biết. + Văn phòng làm đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan, hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định những vấn đề huyện, thị đề nghị vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở. + Giám đốc Sở thường xuyên phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, thị hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện, thị trong việc thực hiện các quy định của ngành, lĩnh vực. - Các thủ tục cần thiết khi trình UBND tỉnh giải quyết công việc: + Công văn, tờ trình UBND tỉnh phải do Giám đốc Sở (trường hợp Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền cho cấp phó) ký và đóng dấu đúng thẩm quyền. + Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng của cơ quan khác, trong hồ sơ trình phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các cơ quan đó. + Đối với các đề án phải kèm theo: * Tờ trình UBND tỉnh, thuyết minh rõ nội dung chính của đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau. * Văn bản của cơ quan đề án. * Báo cáo ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan. * Dự thảo văn bản giải quyết. Các dự thảo phải được quy định rõ ràng, cụ thể để khi văn bản được thông qua có thể thực hiện được ngay. * Hồ sơ trình UBND tỉnh phải được vào sổ văn thư của Văn phòng. - Đề án hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (gọi chung là đề án) trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh thuộc Sở thì Giám đốc Sở làm chủ trì đề án (gọi chung là cơ quan chủ đề án) và phải chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức hành chính và thời hạn trình. Đối với các đề án cần xin ý kiến, chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ thì Thủ trưởng cơ quan chủ đề án phải báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch trước khi trình. III/ Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng 1/ Vị trí và chức năng: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp uỷ ban Nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và Đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên đại bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phường; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo qui định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2/ Nhiệm vụ và quyền hạn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: a/. Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo qui định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đẫ trình. b/.Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở ,Ban ,ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó. c/.Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển - xã hội của cả nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển linh tế - xã hội của tỉnh. d/. Về quy hoạch và kế hoạch: - Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngành ngân sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính. Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phat triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định. Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện ké hoạch phat triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quí, năm để báo cáo UBND tỉnh điều hoà, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh giao. Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xây dựng quy hoạch, ké hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt. Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của Sở, Ban, ngành và quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. e. Về đầu tư trong nước và nước ngoài: Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và đIều chỉnh trong trường hợp cần thiết. - Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do đại phương quản lý; tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước; tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn. - Chủ trì, phối hợp với Sở tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giám sát kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý. - Định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Chủ tịch UBND tỉnh; cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo phân cấp. Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoàivào bàn tỉnhtheo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp giâý phép đầu tư thuộc thẩm quyền. f/. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ - Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở,ban,ngành xay dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối sử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính va Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn dối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút dử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chinh phủ. g/.Về quản lý đấu thầu: - Chủ trì, thẩm định vá chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. - Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu. h/. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất: - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ,ngành có liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND tỉnh trình Chính phủ, THủ tướng Chính phủ. - Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý đốii với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương. i/. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã: - Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý vad chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. - Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các Đề án thành lập, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. - Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC701.doc
Tài liệu liên quan