Lời nói đầu
Trong bối cảnh hiện tại của nước ta, khi chiến lược phát triển kinh tế xă hội giai đoạn 2001-2010 là: “Đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng xă hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”, thì phát triển nguồn điện nói chung và phát triển các nhà máy sản xuất thiết bị điện nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó phải kể đến nhà máy chế tạo thiết điện Đông Anh – là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Với 33 năm
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy chế tạo thiết bị điện đông anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh ngiệm, cho ra lò hàng chục nghìn sản phẩm thiết bị điện các loại như: máy biến áp, dây cáp nhôm, cầu dao, tủ phân phối điện, tủ động lực ... nhãn hiệu nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã trở nên quá quen thuộc với ngành Điện cả nước . Đặc biệt năm 2003, được sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Nhà máy đã chế tạo thành công máy biến áp 125 MVa – 220Kv đưa vào vận hành tại trạm biến áp 220Kv Sóc Sơn, đây là loại máy có công suất lớn nhất lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam thì tên tuổi của Nhà máy càng được khẳng định.
Có được những thành công như ngày hôm nay tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách và chính họ đã tự tạo ra cho mình những điều kiện phù hợp về mọi mặt để phát triển, tự tìm cho mình con đường bứt phá vươn lên chinh phục thị trường. Chính vì vậy lãnh đạo nhà máy luôn chăm lo đời sống và việc làm cho người lao động đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng bộ máy quản lí, trong đó có việc tổ chức hệ thống tài chính – kế toán tại Nhà máy. Với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động tài chính – kế toán nên công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hoạt động quản lí của nhà máy. Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, Nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để cải cách và hoàn thiện công tác tài chính kế toán.
Trong thời gian thực tập tại nhà máy thiết bị điện Đông Anh không ngoài mục đích là giúp cho sinh viên chúng em có những kiến thức thực tế về kế toán, hình dung ra được kế toán là như thế nào và hạch toán kế toán không còn chỉ là trên lý thuyết sách vở nữa. Mặc dù thời gian thực tập có hạn nhưng lại là khoảng thời gian rất bổ ích đã giúp em bổ sung những kiến thức thực tế của mình . Với kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo chắc chắn còn nhiều sai sót, em rất mong có sự giúp đỡ và chỉ bảo của cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn nữa .
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Trần Nam Thanh và sự giúp đỡ của các bác, các cô chú và anh chị của phòng tổ chức và phòng tài chính kế toán Nhà máy đã giúp em trong quá trình thực hiện báo cáo này.
Báo cáo được trình bày gồm bốn phần sau:
Phần i : Khái quát chung về Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
Phần II : Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy.
Phần III: Đặc điểm tổ chức kế toán một số phần hành cơ bản
Phần IV: Đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
Phần 1 Khái quát chung về nhà máy chế tạo
thiết bị điện Đông Anh
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy.
Nhà máy chế tao thiết bị điện, tên giao dịch quốc tế EEMP (Dong Anh Electrical Equipment Manufacturing Plan) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện - Tổng công ty điện lực Việt Nam. Nhà máy được xây dựng trên khu công nghiệp phía Bắc Hà Nội, cách Thủ đô Hà nội 25km, thuộc địa bàn Thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh - Hà Nội.
Nhà máy chế tạo thiết bị điện là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1971 theo quỵết định số 88/ NCQLKT của Bộ Điện và Than. Ngày 05 tháng 4 năm 1971 sáp nhập thêm phân xưởng Sửa chữa cơ điện (thuộc Công ty điện lực miền Bắc) và lấy tên là Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh theo quyết định số 101/QĐ/NCQL-1 của Bộ điện và than. Năm 1982 Công ty sửa chữa và chế tạo thiết bị điện được thành lập, Nhà máy là một cơ sở của Công ty thực hiện hạch toán phụ thuộc, bộ máy cơ quan Công ty kiêm bộ máy quản lý Nhà máy. Toàn bộ cơ sở vật chất máy móc thiết bị ban đầu của Nhà máy do Liên xô cũ viện trợ. Tổng diện tích mặt bằng là 11ha, trong đó diện tích nhà xưởng là 4,74 ha, hoạt động chính của Nhà máy là sửa chữa các thiết bị điện.
Đến tháng 6 năm 1988 Nhà máy tách khỏi cơ quan Công ty, hạch toán độc lập và được mang tên là Nhà máy chế tạo thiết bị điện. Để phù hợp với yêu cầu của thị trường Nhà máy đã chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh từ sửa chữa sang chế tạo các sản phẩm thuộc ngành điện. Trong những năm qua Nhà máy vẫn luôn thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra và những chỉ tiêu Nhà nước giao . Nhà máy đã vươn lên tự khẳng định mình để đứng vững trong cơ chế thị trường , tạo được uy tín lớn đối với cấp trên và lòng tin đối với khách hàng, phát triển sản xuất kinh doanh ,thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và cấp trên, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên năm sau cao hơn năm trước.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.Ngành nghề kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của nhà máy là chế tạo các thiết bị điện, cáp điện, vật liệu kỹ thuật điện; sửa chữa thiết bị kỹ thuật điện, thiết bị năng lượng chuyên ngành, thiết bị nhiệt, chế tạo, gia công kết cấu cột điện thép, phụ tùng, phụ kiện lò máy, mạ kim loại.
Năm 1998 bắt đầu đi sâu vào các thiết bị điện lực như máy biến áp, cáp nhôm trần tải điện, cáp thép cáp chống sét, các loại tủ bảng điện,cầu dao ... và là nhà sản xuất thiết bị điện đầu tiên của Việt Nam chế tạo thành công máy biến áp lực 110Kv-25MVa, 40MVa, 63MVa. Năm 2003 EEMP nỗ lực trở thành nhà sản xuất thiết bị điện đầu tiên của Việt Nam chế tạo thành công máy biến áp 220Kv-125MVa đưa vào phục vụ lưới diện quốc gia.
2.2.Đặc điểm thị trường.
Sản phẩm của Nhà máy thiết bị điện đang có mặt trên hệ thống điện ở hầu hết các vùng miền của cả nước và Nhà máy đang nỗ lực đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
2.3.Năng lực sản xuất
- Nguồn nhân lực : Tổng số lao động (người) : 711 trong đó:
+Trình độ đại học : 107
+Trình độ cao đẳng : 24
+Trình độ trung cấp : 68
+Công nhân kĩ thuật: 512
Lực lượng lao động thường xuyên được bổ sung mới từ các trường đại học công nghệ, quản lý hàng đầu quốc gia và luôn được chú trọng đào tao nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ cả ở trong và ngoài nước .
- Năng lực nhà xưởng và thiết bị:
+ Tổng diện tích nhà xưởng : 4,74 ha/11ha ( tổng diện tích nhà máy)
+ Các thiết bị phục vụ sản xuất : Ngoài các thiết bị được trang bị từ trước, Nhà máy tích cực đầu tư mới dây chuyền thiết bị tiên tiến nhất phục vụ sản xuất, xây mới mở rộng nhà xưởng tăng quy mô sản xuất cả về chủng loại và số lượng sản phẩm .
- Khả năng sản xuất:
+Máy biến áp lực 220kv: Năm 2003 xuất xưởng máy biến áp 220 Kv đầu tiên.
+ Máy biến áp lực 110Kv : dung lượng 16-23MVa; 30-40 máy/năm. thời gian chế tạo 01 máy từ 12-16 tuần . Từ năm 1995 đến nay đã chế tạo 92 máy biến áp 110Kv các loại, đang vận hành an toàn trong hệ thống điện .
+ Máy biến áp trung gian : công suất 1000- 10.000KVa; 50-80 máy/năm. thời gian chế tạo 01 máy từ 5-8 tuần .
+ Máy biến áp phân phối : Sản lượng trên 1500 máy /năm. Thời gian chế tạo 01 máy từ 2-3 tuần. Phong phú về chủng loại, theo yêu cầu khách hàng với công suất, cấp điện áp, tổ đấu dây, độ cao lắp đặt ... khác nhau.
+ Các loại cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét các loại có tiết diện tới 400mm2; 2000 tấn/năm.
+ Các loại cầu dao có mức điện áp đến 35Kv; 15-20 máy/năm.
+ Các loại tủ điện hạ áp, tủ động lực, tủ điều khiển MBA từ xa, tủ chiếu sáng:500cái/năm.
+ Đại tu sửa chữa các máy biến áp 110Kv, 220Kv; 15-20máy/năm.
+ Đại tu sửa chữa các máy biến áp trung gian, phân phối 200-300máy/năm, các loại động cơ...
+ Các đơn đặt hàng đạc biệ : với đội ngũ kỹ sư thiết kế có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, EEMP sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng có thiết kế và yêu cầu kĩ thuật đặc biệt, chế tạo đơn chiếc ... đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
+Các dịch vụ :
EEMP sẵn sàng cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của mọi khách hàng một cách nhanh chóng, tận tình và chính xác. Các dịch vụ chủ yếu là:
. Tư vấn kĩ thuật, lựa chọn hàng hoá và các vấn đề liên quan đến sản phẩm, xây dựng trạm biến áp, đường dây, truyền tải và phân phối điện năng...
. Vận chuyển thiết bị đến tận công trường thi công .
. Dịch vụ lắp đặt, hiệu chỉnh, thử nghiệm thiết bị công trường .
. Kiểm tra, xử lí và sửa chữa thiết bị tại xưởng của nhà sản xuất và tại công trường...
.Các dịch bảo hành, bảo trì...
-Thiết bị thí nghiệm :
+ Phòng thí nghiệm điện cao áp 600Kv VILAS 065 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp chứng chỉ, phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5958: 1995 (ISO/IEC Guide).
+ Trạm thí nghiệm 35 Kv.
+ Các bộ phận thí nghiệm hoá học, cơ khí điện tử ... phục vụ kiểm tra thí nghiệm vật tư đầu vào, các sản phẩm cáp nhôm, cáp thép, cầu dao...
+Các thiết bị thí nghiệm được kiểm định hiệu chuẩn định kì theo qui định.
2.4.Năng lực tài chính.
- Nguồn vốn : 26.200.000.000 VND trong đó :
Vốn tự có: 7.200.000.000 VND.
Tín dụng: 19.000.000.000 VND.
-Một số chỉ tiêu khác thể hiện trong bảng sau:
một số chỉ tiêu phản ánh
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
T
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Năm
Chênh lệch
T
tính
2002
2003
Tuyệt đối
Tương đối
A
B
1
2
3
4=3-2
5=4/2
1
Tổng doanh thu
Tr.đồng
115.999
145.004
29.005
25,00
2
Vốn chủ sở hữu
Tr.đồng
26.386
30.876
4.490
17,02
3
Vốn kinh doanh
Tr.đồng
25.502
27.667
2.165
8,49
4
Tổng lợi nhuận
Tr.đồng
851
3.892
3.041
357,34
5
Nộp Ngân sách
Tr.đồng
1.755
2.374
619
35,27
6
Tổng lao động
Người
706
715
9
1,27
7
Lao động trực tiếp
Người
541
550
9
1,66
8
Tổng quỹ lương
Tr.đồng
18.747
23.465
4.718
25,17
9
Thu nhập bình quân
Đồng
2.212.810
2.734.900
522.090
23,59
10
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
10=4/3
3,34
14,08
10,74
321,56
11
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
11=4/2
3,23
12,61
9,38
290,40
12
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
12=4/1
0,73
2,68
1,95
267,12
3.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
3.1.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà máy là đơn vị sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều là thiết bị phục vụ ngành điện, một loại hình sản xuất phức tạp. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sản xuất và quản lý của Nhà máy. Nhà máy có 05 phân xưởng sản xuất (04 phân xưởng sản xuất chính và 01 phân xưởng sản xuất phụ) và một tổ xe (thuộc phòng vật tư Nhà máy). Cơ cấu tổ chức sản xuất được thể hiện ở sơ đồ sau:
Mô hình bộ máy sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phân xưởng chế tạo MBA
Phân xưởng cáp nhôm
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng sửa chữa điện
Phân xưởng cơ điện
Đội xe
- Phân xưởng chế tạo máy biến áp: Có nhiệm vụ chế tạo và lắp ráp máy biến áp, được tổ chức thành các tổ sản xuất. Quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của phân xưởng về mặt kỹ thuật và tiến độ sản xuất.
- Phân xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ gia công chi tiết phục vụ cho chế tạo máy biến áp như bánh xe, êcu, bulông, cầu dao. Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của phân xưởng. Dưới là tổ quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý về mặt kỹ thuật đối với các sản phẩm làm ra.
- Phân xưởng cáp nhôm: Chế tạo cáp nhôm, cáp thép. Quản lý phân xưởng là quản đốc phân xưởng, dưới quản đốc phân xưởng có một đốc công kỹ thuật.
- Phân xưởng sửa chữa điện: Sửa chữa động cơ, máy biến áp, máy biến áp, máy phát tủ điện, bảng điện. Phân xưởng cũng bao gồm một quản đốc và một phó quản đốc. Giúp việc cho quản đốc, phó quản đốc chỉ đạo công việc toàn phân xưởng có một tổ quản lý.
-Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ trực điện, bơm nước phục vụ sản xuất và vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Tổ xe: Chuyên chở vật liệu hàng hoá cho Nhà máy và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng, đưa đón cán bộ công nhân viên Nhà máy.
3.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Sản phẩm của Nhà máy khá đa dạng, nhưng sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Nhà máy là máy biến áp các loại. Trong khuôn khổ báo cáo này, em xin chỉ trình bày qui trình công nghệ sản xuất máy biến áp của Nhà máy.
Các loại máy biến áp với cấp điện áp khác nhau đòi hỏi yêu cầu về nguyên vật liệu và kỹ thuật khác nhau. Nhưng nhìn chung qui trình sản xuất các loại máy biến áp thông thường được thực hiện qua các bước như sau:
Qui trình chế tạo máy biến áp của Nhà máy
Bước 1: Chế tạo lõi thép
Cắt trên máy cắt tôn những lõi tôn (thép lá kỹ thuật) có kích thước theo thiết kế.
Ghép những lá thép theo trình tự, sau đo ép chung lại thành một khối theo thiết kế .
Chế tạo xà thép.
Băng đai (nếu có) dùng cho máy lớn.
Thử tổn hao không tải.
Bước 2: Chế tạo bối dây cao áp.
Chế tạo ống lồng cách điện.
Chế tao khuôn quấn dây.
Quấn dây theo thiết kế.
Bước 4: Lắp ráp phần ruột.
Lắp ráp lõi dây cao và hạ áp vào lõi thép
Làm các đầu dây điều chỉnh & dây lên sứ
Làm các cánh điện chính.
Kiểm tra.
Bước 5: Sấy trong lò cảm ứng.
Bước 6: Lọc đầu.
Bước 7: Lắp ráp ruột vào vỏ, nạp dầu, kiểm tra, xuất xưởng.
Bước 3: Chế tạo vỏ máy và cánh tản nhiệt
Chế tạo thân thùng, nắp máy, các bộ tản nhiệt.
Hàn lại.
Chế tạo bình dầu phụ.
Như vậy qui trình công nghệ sản xuất máy biến áp là qui trình chế biến phức tạp kiểu chế biến song song.
4.Đặc điểm tổ chức quản lý của Nhà máy.
Nhà máy là đợn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến- chức năng, đứng đầu là Giám đốc Nhà máy, giúp việc cho Giám đốc có một Phó Giám đốc phụ trách về kỹ thuật, một Phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh, trực tiếp chịu trách nhiệm về từng mặt hoạt động của Nhà máy.
Giúp việc cho Ban Giám đốc là các phòng ban chức năng, giữa các phòng ban và các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Giúp việc cho Giám đốc còn có các Hội đồng như: Hội đồng giá, Hội đồng thi đua, Hội đồng đào tạo-nâng bậc, Hội đồng xét kỷ luật, Hội đồng KHKT, Hội đồng quản lý nhà ở, Hội đồng sáng kiến, tiết kiệm, Hội đồng bảo hộ lao động, Hội đồng văn hoá-thể thao, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng lương, Hội đồng thanh xử lý tài sản, Hội đồng xử lý chất lượng sản phẩm, Hội đồng đánh giá chất lượng TSCĐ, Hội đồng xét duyệt định mức, Hội đồng hoà giải... và các Ban như: Ban DS-KHHGĐ, Uỷ ban thiếu niên nhi đồng... Các Hội đồng và các Ban này được Giám đốc ký quyết định thành lập, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc các mảng công tác cụ thể riêng có. Các đồng chí làm Chủ tịch Hội đồng, Trưởng ban thường là các đồng chí lãnh đạo trong Ban Giám đốc, các đồng chí uỷ viên thường trực thường là các đồng chí cấp trưởng phòng có liên quan đến công việc đó và các thành viên có liên quan làm uỷ viên. Ví dụ: Hội đồng Giá gồm các thành viên sau:
Phó Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng
Trưởng phòng KHĐĐ - Uỷ viên thường trực
Trưởng phòng Kỹ thuật - Uỷ viên
Kế toán trưởng - Uỷ viên
Trưởng phòng Vật tư - Uỷ viên
Cán bộ giá P.KHĐĐ - Uỷ viên thư ký
Thành phần được mời thêm (xét thấy cần thiết)
Nhiệm vụ của Hội đồng giá: Giúp Giám đốc Nhà máy xác định các loại giá mua, bán vật tư, sản phẩm theo cơ chế hiện hành của Nhà nước và quy định của Nhà máy để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.Để phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy được sắp xếp như sau:
- Giám đốc Nhà máy do Tổng Giám đốc Tổng Công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của Nhà máy, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Nhà máy.
- Giúp việc cho Giám đốc có hai Phó Giám đốc và do Giám đốc Công ty sản xuất thiết bị điện bổ nhiệm.
- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ và các phân xưởng, tổ đội sản xuất trực thuộc Nhà máy.
Cơ cấu tổ chức sản xuất được bố trí sắp xếp theo kiểu trực tuyến - chức năng phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy.
Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
Giám đốc
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phó Giám đốc kinh doanh
Phòng Kỹ
thuật
Phòng
KCS
Phòng
Cơ
điện
Khối
Phân xưởng SX
Phòng
Kế hoạch
điều độ
Phòng
Vật
tư
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Hành
chính
Y tế
Phòng
Tổ chức
Lao
động
Ban
Thanh
Tra
Bảo vệ
Ngành
đời
sống
Để phân công trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong Ban giám đốc, cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất được chia thành ba bộ phận chính:
- Giám đốc: Quản lý và điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của “khối nghiệp vụ” gồm các phòng ban:
+ Phòng Hành chính y tế: Thực hiện các công việc về tiếp đón khách đến công tác, công tác vệ sinh môi trường, quản lý và phân phối nhà ở tập thể của cán bộ công nhân viên, chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên, quản lý và điều hành hoạt động của tổ xe, nhà trẻ mẫu giáo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục xây dựng cơ bản.
+ Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi và thực hiện chế độ, chính sách về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội, xây dựng định mức lao động, định mức đơn giá tiền lương.
+ Ban thanh tra bảo vệ: Làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn cho Nhà máy, công tác an ninh quốc phòng và công tác phòng chống chữa cháy.
+ Ngành đời sống: Chăm lo ăn ca, bồi dưỡng giữa ca, ca 3 độc hại cho cán bộ công nhân viên.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý và điều hành hoạt động của “khối kinh tế” gồm các phòng ban:
+ Phòng Kế hoạch điều độ: Trực tiếp quan hệ, giao dịch với khách hàng để tìm kiếm đơn hàng, ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện công tác đấu thầu, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch xây dựng cơ bản, điều hành việc thực hiện kế hoạch, theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng.
+ Phòng Vật tư: Tổ chức công tác thu mua vật tư, quản lý và bảo quản vật tư tồn kho, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm, quyết toán vật tư sau quá trình sản xuất, theo dõi công tác tiết kiệm vật tư.
+ Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, đảm bảo cân đối thu chi tài chính, tìm kiếm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm công tác hạch toán kế toán theo chính sách, chế độ mà Bộ tài chính đã ban hành.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, quản lý và điều hành hoạt động của “khối kỹ thuật” bao gồm các phòng ban:
+ Phòng kỹ thuật: Thiết kế, nghiên cứu chế tạo sản phẩm, xây dựng định mức tiêu hao vật tư, lập dự trù vật tư, theo dõi công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công tác an toàn, bảo hộ lao động.
+ Phòng KCS: Kiểm tra vật tư nhập kho, kiểm tra đánh giá sản phẩm hỏng để đề ra biện pháp sửa chữa, kiểm tra 100% sản phẩm xuất xưởng.
+ Phòng Cơ điện: Quản lý, bảo quản, di tu, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc thiếi bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
+ Khối phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất sản phẩm, thi công lắp đặt, sửa chữa sản phẩm tại công trình.
phần 2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại
nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh
1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở nhà máy.
Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Nhà máy, để phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán Nhà máy được tổ chức theo hình thức tập chung, do đó toàn bộ công tác kế toán cuả Nhà máy đều tập chung tại phòng tài chính kế toán, dưới các phân xưởng chỉ bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính kế toán.
Nhà máy là đơn vị hạch toán độc lập có quan hệ trực tiếp với Ngân hàng vừa hạch toán tổng hợp vừa hạch toán chi tiết. Bộ máy kế toán Nhà máy có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vị toàn Nhà máy. Hướng dẫn và kiểm tra thống kê phân xưởng thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.
Bộ máy kế toán của Nhà máy chế tạo thiết bị điện được sắp xếp như sau:
Kế toán trưởng(Trưởng phòng tài chính kế toán) : Là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán của Nhà máy , giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính , thông tin kinh tế trong toàn Nhà máy theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê , điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước , điều lệ kế toán trưởng hiện hành quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn . Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy và cơ quan quản lý cấp trên về các vấn đề có liên quan đến tình hình tổ chức và công tác kế toán của Nhà máy .
Phó phòng (Kiêm kế toán tổng hợp): Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng, phụ trách toàn bộ công tác kế toán , có nhiệm vụ hàng tháng vào NKCT , bảng kê , bảng phân bổ (do kế toán NVL , kế toán thanh toán , kế toán tiền lương , kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành...chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản , lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các tài khoản có liên quan , lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước . Phó phòng kế toán tài chính có trách nhiệm cùng kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như thanh tra , kiểm tra công tác tài chính của Nhà máy . Ngoài ra còn phụ trách công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, theo dõi các quỹ.
Kế toán tiền mặt (tiền Việt Nam và ngoại tệ): Khi có chứng từ xin thu chi tiền mặt, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ nếu hợp lệ thì viết phiếu thu - chi. Cuối tháng tiến hành lập báo cáo và nộp cho kế toán tổng hợp bao gồm sổ nhật ký chứng từ số 1, bảng kế số 1.
Kế toán ngân hàng: Hàng tháng phải lập kế hoạch chi tiêu bằng tiền gửi ngân hàng và vay vốn tín dụng của Ngân hàng, hàng ngày căn cứ báo chi séc của nhân viên tiếp liệu chuyển tới, nếu thấy hợp lệ thì phát hành séc, nếu khách hàng mua hàng trả bằng séc thì kiểm tra, thu nhận và làm thủ tục nộp séc... cuối tháng tiến hành lập nhật ký chứng từ số 2, bảng kê số 2, nhật ký chứng từ số 4.
Kế toán TSCĐ : Tổ chức ghi chép phản ánh số liệu về số lượng , hiện trạng và giá trị TSCĐ , tình hình mua bán , thanh lý TSCĐ và khấu hao tài sản cố định của Nhà máy trên các sổ hạch toán chi tiết , bảng phân bổ khấu hao TSCĐ . Cuối tháng lập các NKCT liên quan và sổ cái TSCĐ. Hàng năm, căn cứ vào các chế độ, chính sách kế toán tài chính lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định thích hợp, lập kế hoạch khấu hao, thanh lý và mua sắm tài sản cố định .
Kế toán tiền lương và BHXH: : Có nhiệm vụ tính thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn Nhà máy căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các đơn vị chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương , phân bổ chi phí tiền lương và BHXH để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng lập bảng phân bổ số 1
Kế toán mua hàng: Chọn nhà theo dõi tình hình thu mua NVL, CCDC của Nhà máy thông qua các chứng từ của bộ phận tiếp liệu (phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho). Theo dõi tình hình thanh toán với người bán (TK 331) và thuế GTGT được khấu trừ (TK 133). Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ có liên quan để lập nhật ký chứng từ số 5. Thông qua việc theo dõi chi tiết thanh toán với người bán kế toán thanh toán tham mưu cho kế toán trưởng trong việc lựa cung cấp có nhiều lợi thế nhất.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi hạch toán chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (TK152, TK153). Cuối tháng tập hợp số liệu, căn cứ vào các chứng từ có liên quan để lập bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm để phục vụ công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại vật tư để từ đó tham mưu cho kế toán trưởng trong việc quản lý vật tư tồn kho, xác định mức dự trữ cần thiết, tối thiểu, đề xuất nhượng bán các loại vật tư hư hỏng, kém mất phẩm chất hoặc tồn kho ứ đọng không cần dùng đến nhằm tiết kiệm tối đa vốn trong khâu dự trữ.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ NVL-CCDC , bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng , bảng phân bổ tiền lương , bảng tính và phân bổ khấu hao, các bảng kê và NKCT có liên quan để ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất (có chi tiết từng phân xưởng ), phân bổ chi phí sản xuất , tính gía thành cho từng mặt hàng cụ thể . Kiểm tra, đối chiếu việc xuất dùng vật tư cho sản xuất sản phẩm với định mức tiêu hao của từng sản phẩm. Tham mưu cho Kế toán trưởng trong việc xây dựng kế hoạch giá thành, tìm biện pháp giảm thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm , tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách mua hàng , tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước . Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại sản phẩm và mở sổ theo dõi nhập , xuất tồn kho thành phẩm . Cuối tháng lập các bảng kê và các NKCT liên quan.
Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu - chi tiền mặt, quản lý tiền mặt tồn quỹ, đối chiếu số tồn thực tế tại quỹ với số dư trên sổ quỹ tiền mặt.
Mô hình bộ máy kế toán Nhà máy
Kế toán trưởng
(trưởng phòng TCKT)
Phó phòng TCKT
(Kiêm KT tổng hợp)
Kế
toán thanh toán
Tiền
Mặt
Kế
toán thanh toán ngân hàng
Kế
toán
Tài
sản
cố
định
Kế
toán tiền lương và
BHXH
Kế toán mua hàng và thanh toán với người
bán
Kế
toán NVL
và công cụ dụng cụ
Kế toán tập hợp CFSX
và tính giá thành
Kế
toán thành phẩm
và
tiêu
thụ
Thủ
quỹ
Nhân viên thống kê PX
2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung của nhà máy.
2.1. Chính sách kế toán .
- Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam theo quy ước giá gốc . Niên độ kế toán Nhà máy áp dụng là 1 năm tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước (vật tư) và bình quân gia quyền (thành phẩm).
-Phương pháp khấu hao tài sản cố định :Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá. Tất cả các tài sản cố định không phân biệt trích khấu hao hay tính hao mòn đều áp dụng thống nhất phương pháp khấu hao đường thẳng , trích theo tháng và khi tăng (giảm) thì trích khấu hao vào tháng sau tính theo ngày dương phù hợp với Quyết định số 166 TC/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính và Công văn hướng dẫn số 2017 EVN/TCKT ngày 8/5/2000 của Tổng công ty điện lực Việt Nam ban hành đã được sự chấp thuận của Bộ Tài chính .
- Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ.
- Doanh thu hoạt động sản xuất : Xác định trên cơ sở xuất hàng , phát hành hoá đơn và thực tế thu tiền .
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh do liên quan đến việc hình thành doanh thu trong kì được tập hợp hoặc ước tính đúng kì kế toán .
-Vốn quỹ : Căn cứ theo số tiền, tài sản thực tế công ty cấp để phục vụ cho mục đích hoạt động của Nhà máy.
2.2. Đặc điểm vận dụng Chế độ kế toán chung ở Nhà máy
Nhà máy áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được sửa đổi cho phù hợp với ngành điện theo quyết định số 3891 TC/CĐKT ngày 26/04/2001 của bộ tài chính dựa trên hệ thống kế toán mới ban hành theo quyết định số 1141 TC-QĐ-CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 1/11/1995 và Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ngày 25/10/2000 của bộ tài chính.
2.2.1.Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán .
Chứng từ kế toán tại Nhà máy được lập theo đúng quy định trong chế độ chứng từ kế toán và được ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong đó bao gồm cả hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Đối với mỗi phần hành kế toán cụ thể sẽ có một hệ thống chứng từ kế toán áp dụng với trình tự và thời gian luân chuyển cụ thể :
Tiền tệ : Phiếu thu , phiếu chi , giấy đề nghị tạm ứng , biên lai thu tiền ...
Hàng tồn kho : Phiếu nhập kho , phiếu xuất kho , thẻ kho ...
Lao động tiền lương : Bảng chấm công , bảng thanh toán tiền lương , bảng thnah toán BHXH...
Tài sản cố định : Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ...
Bán hàng : Hóa đơn bán hàng , hóa đơn GTGT.
2.2.2.Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán .
Hệ thống tài khoản kế toán: Nhà máy sử dụng hệ thống tài khoản được áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài Chính. Hệ thống kế toán này đã được Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Công ty sản xuất Thiết bị điện sửa đổi, bổ xung cụ thể hoá cho phù hợp với đặc thù của ngành điện và đã được bộ tài chính chấp thuận tại Quyết định số 159 TC/CĐKT ngày 29/12/1998. Hiện nay, hệ thống kế toán này đã và đang được áp dụng chung cho cả Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Nhà máy sử dụng cả hệ thống tài khoản trong bảng (9 loại) và ngoài bảng cân đối kế toán.
2.2.3. Đặc điểm tổ chức sổ và báo cáo kế toán .
- Tổ chức sổ kế toán :
Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức ghi sổ kết hợp với việc ghi chép theo thời gian và theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với ghi chép tổng hợp số liệu cuối tháng.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chứng từ
được khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Nhật kí chứng từ
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Quan hệ đối chiếu.
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kế toán tập hợp phân loại, ghi số liệu vào NKCT hoặc bảng kê, bảng phân bổ, và sổ chi tiết có liên quan .
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên NKCT, đối chiếu với sổ chi tiết , bảng tổng hợp chi tiết có liên quan để ghi vào sổ cái. Các chứng từ có liên quan đến sổ (thẻ) kế toán chi tiết được ghi vào sổ (thẻ) có liên quan. Cuối tháng cộng sổ và thẻ kế toán chi tiết , lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản đối chiếu với sổ cái .
Cuối quý, năm căn cứ vào số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán :
Hệ thống báo cáo kế t._.oán áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm 2 loại : Báo cáo do Nhà nước quy định (4 loại ) và báo cáo kế toán do Tổng công ty quy định thêm , trong đó :
Báo cáo tài chính của Tổng công ty và các thành viên được lập theo loại hình quản lý sản xuất, ngoài ra để phản ánh tổng hợp các mặt hoạt động tại đơn vị và chung toàn bộ Tổng công ty hàng quý, năm còn phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất .
Ngoài các biểu mẫu báo cáo chung do Nhà nước quy định như : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Tổng công ty đã quy định thêm những biểu mẫu báo cáo tháng, quý, năm cho từng khối, cụ thể như EEMP là nhà máy sản xuất kinh doanh điện và báo cáo hợp nhất.
Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp : Báo cáo tài chính của đơn vị được lập và gửi vào cuối quý , cuối năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho Tổng công ty theo quy định .
Báo cáo tài chính tháng : Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng .
Báo cáo tài chính quý : Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Báo cáo tài hợp nhất : được lập hàng quý và năm .
Báo cáo tài chính năm : Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là sau 25 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính .
Nơi gửi báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính gửi Tổng công ty gồm các biểu mẫu do Nhà nước quy định và các biểu theo quy định của tổng công ty. Báo cáo tài chính hợp nhất chỉ gửi cho Tổng công ty và phục vụ điều hành quản lý của lãnh đạo đơn vị .
Báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị được gửi cho các cơ quan Nhà nước bao gồm : Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, thống kê, cơ quan đăng kí kinh doanh theo quy định chỉ những biểu mẫu do Nhà nước quy định. Sau khi đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các đơn vị phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Doanh nghiệp cấp trên.
Phần 3: Đặc điểm tổ chức kế toán một số phần hành cơ bản
1.Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ .
1.1.Đặc điểm tình hình chung về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Nhà máy chế tạo thiết bị điện:
Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chuyên sản xuất các loại máy biến áp cố công suất từ 50 đến 63000KVA, các loại dây Cáp nhôm trần tải điện A và AC, tủ điện, bảng điện, cầu dao cao thế, động cơ, máy phát, các phụ tùng, phụ kiện, sửa chữa máy biến áp phục vụ cho ngành điện. Sản xuất của Nhà máy mang nét đặc trưng của doanh nghiệp cơ khi chế tạo. Thực thể tạo nên sản phẩm hầu hết là kim loại. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp phải trải qua nhiều bước công nghệ, chính vì vậy Nhà máy phải sử dụng khối lượng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tương đối lớn và nhiều chủng loại khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cũng gặp không ít những khó khăn, đòi hỏi cán bộ quản lý, kế toán vật liệu phải có trình độ và trách nhiệm trong công việc.
Mặt khác nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Nhà máy sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm chủ yếu là kim loại màu, kim loại đen dễ bị ôxy hoá, nếu không bảo quản tốt thì rất dễ bị hư hỏng do vận chuyển, do thời gian, do bảo quản .v.v...
Từ những đặc điểm trên của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đòi hỏi Nhà máy phải có một hệ thống kho tàng đầy đủ tiêu chuẩn quy định để bảo đảm cho việc bảo quản nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bên cạnh nguyên vật liệu như đã nêu ở trên trong quá trình sản xuất Nhà máy cũng sử dụng một số loaị công cụ dụng cụ nhỏ phục vụ cho việc sản xuất. Tuy nhiên các loại công cụ dụng cụ này tương đối ít và có giá trị thấp cho nên khi xuất dùng toàn bộ giá trị của chúng được tính hết vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng công cụ dụng cụ cũng đòi hỏi cản bộ quản lý cần được quan tâm.
1.2. Nội dung tổ chức kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy.
1.2.1 Tổ chức chứng từ kế toán và tài khoản áp dụng
a. Chứng từ kế toán:
Đối với nghiệp vụ nhập kho.
Trong nghiệp vụ nhập kho vật tư , công cụ dụng cụ , kế toán sử dụng các chứng từ :
- Hoá đơn bán hàng (do nhà cung cấp chuyển đến )
- Phiếu nhập kho (do cán bộ phòng vật tư lập theo mẫu 01-VT của Bộ tài chính )
- Lệnh nhập vật tư.
Quá trình luân chuyển chứng từ theo sơ đồ sau:
Cán bộ phòng Cán bộ phòng Giám đốc Người nhận
kỹ thuật kế hoạch hàng Nghiệp vụ (1) (2) (3) (4)
nhập vật tư
Lập dự trù Lệnh nhập vật tư Duyệt Hoá đơn
Vật tư Lệnh sản xuất bán hàng
Ban kiểm Cán bộ phòng Thủ kho Kế toán
nhận vật tư vật tư
(5) (6) (7) (8) Lưu
Biên bản Phiếu nhập kho Nhập kho Ghi sổ
kiểm nhận
Căn cứ vào các hoá đơn mua hàng, nhân viên thống kê vật tư lập phiếu nhập kho theo mẫu số 01-VT.
Ví dụ: Trong tháng 2/2004 nhân viên thống kê vật tư căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 60918 ngày 20/02/2004 mua Dầu biến thế Unitransformer của Công ty TNHH VHP để lập phiếu nhập kho. Trên phiếu nhập kho, nhân viên thống kê ghi toàn bộ các tiêu thức dựa trên các tiêu thức đã được thể hiện đầy đủ trên Hoá đơn GTGT và ghi số lượng nhập theo chứng từ. Khi nguyên vật liệu được nhập kho, thủ kho tiếp tục ghi số lượng thực nhập vào cột thực nhập trên phiếu nhập kho.
Đơn vị: NM chế tạo TBĐ
phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT
Ngày 20 tháng 2 năm 2004 Nợ:
Số 20Q70 Có:
Họ tên người giao hàng: Mai Văn Toán - Phòng Vật tư
Theo Hoá đơn GTGT số 60918 ngày 20/02/2004 của Công ty TNHH VHD
Nhập tại kho: Xăng dầu (Thủ kho: Nguyễn Huy Hạnh)
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất VT
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Dầu biến thế Unitransformer
Lít
8.000
8.000
9.700
77.600.000
(Một loại)
Phòng KCS kiểm tra
Đạt yêu cầu (20/02/04)
Cộng tiền hàng 77.600.000
Số tiền bằng chữ: Bảy bảy triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn.
Nhập ngày 20/02/2004
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: 1 liên lưu tại quyển, 1 liên chuyển tới thủ kho, 1 liên chuyển tới phòng kế toán. Phiếu nhập kho lập cho 1 hoặc nhiều hóa đơn mua hàng. Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho cho nhập hàng, ghi sổthục nhập lên phiếu nhập kho, cùng với người giao hàng ký phiếu nhập kho. Căn cứ vào đó, thủ kho ghi thẻ kho và hàng ngày chuyển cho kế toán vật tư để ghi sổ
Đối với nghiệp vụ xuất kho.
Để hạch toán nghiệp vụ xuất kho , kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Lệnh sản xuất
- Lệnh cấp phát vật tư.
- Phiếu xuất kho .
Quá trình luân chuyển chứng từ như sau:
Cán bộ phòng Cán bộ phòng Giám đốc
kỹ thuật kế hoạch
Nghiệp vụ (1) (2) (3)
xuất kho
Lập dự trù Lệnh sản xuất Duyệt
vật tư Lệnh cấp phát vật tư
Cán bộ phòng Thủ kho Kế toán vật tư
Vật tư
(4) (5) (6) Lưu
Phiếu xuất kho Xuất kho Ghi sổ
Ví dụ: Căn cứ vào bản dự trù vật tư cho sản xuất máy biến áp 250KVA-10/0,4kV mã số máy 0219-13, sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty xây lắp điện Hải phòng, nhân viên thống kê vật tư lập phiếu xuất kho dầu biến thế Unitranformer theo mẫu số 02-VT. Số lượng cần xuất kho theo bản dự trù vật tư được nhân viên thống kế ghi vào cột Số lượng theo Yêu cầu. Khi xuất tại kho, thủ kho căn cứ vào số lượng thực xuất ra sử dụng cho phân xưởng để ghi số lượng vào cột Số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên: 1 liên lưu tại gốc, 1 liên thủ kho lưu để ghi thẻ kho, 1 liên gửi cho người nhận. Phiếu xuất kho được lập cho 1 hoặc nhiều mặt hàng nhưng phải xuất cùng một kho và có cùng mục đích sử dụng( cho sản xuất 1 hoặc vài sản phẩm cùng loại). Sau khi giao hàng, vật tư thủ kho ghi số thực xuất lên phiếu xuất kho, hgi vào thẻ kho và hàng ngày chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ chi tiết, lên bảng kê và lưu kho.
Ví dụ phiếu xuất kho (trang sau)
Phiếu xuất kho có mẫu như sau:
Đơn vị: NM chế tạo TBĐ
phiếu xuất kho Mẫu số 01-VT
Ngày 20 tháng 02 năm 2004 Nợ:
Số 63C Có:
Họ tên người nhận hàng: Trần Thị Thu Hiền - PX chế tạo máy biến áp
Lý do xuất kho: Chế tạo MBA 250KVA-10/0,4kV Mã số: 0219-13
Xuất tại kho: Xăng dầu (Thủ kho: Nguyễn Huy Hạnh)
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất VT
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Dầu biến thế Unitransformer
Lít
330
330
9.700
3.201.000
(Một loại)
Cộng
3.201.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ):Ba triệu hai trăm linh một ngàn đồng chẵn.
Xuất ngày 20/02/2004
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Ngườinhận Thủ kho
b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Trong việc hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ kế toán sử dụng các tài khoản 152,153 và được chi tiết thành các TK cấp 2 để theo dõi .
Tài khoản 152 “ Nguyên vật liệu” phản ánh nguyên vật liệu nhập, xuất và tồn trong kì.
Tk 152: Được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
Tk1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
Tk1528: Vật liệu khác.
TK 153: “ Công cụ dụng cụ” phản ánh các loại công cụ dụng cụ nhập, xuất và tồn trong kì.
1.2.2. Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, Nhà máy áp dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ làm, vừa phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập xuất kho, phù hợp với đặc điểm của Nhà máy.
Phiếu nhập kho
Sổ,thẻ chi tiết TK152
Phiếu xuất kho
Kế toán tổng hợp
Thẻ kho
- Quá trình ghi chép ở kho:
Sau khi làm thủ tục nhập xuất kho, ghi số lượng thực nhập, thực xuất lên phiếu nhập kho , phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực xuất lên thẻ kho, mỗi thẻ kho được lập để theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn của từng loại vật tư theo mẫu .
- Quá trình ghi chép ở phòng kế toán:
Sau khi nhận được các phiếu nhập, phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất kho để ghi vào sổ kho vật liệu và công cụ dụng cụ theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ kho vật liệu và công cụ dụng cụ chính là sổ chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Sổ kho được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Định kỳ kế toán cộng sổ kho xác định số lượng tồn kho cuối kỳ của từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Nếu thấy chênh lệch sẽ cùng thủ kho tìm rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp xử lý.
Ví dụ sổ kho nguyên vật liệu hàng hóa( trang sau)
1.2.3. Tổ chức hạch toán tổng hợp nhập, xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Trong quá trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán sử dụng bảng phân bổ NVL- CCDC, NKCT số 1, NKCT số 5, sổ cái TK 152,153, bảng kê số 4, 5, 6 , Báo cáo tài chính.
Trong tháng khi nghiệp vụ nhập vật tư, công cụ dụng cụ kế toán lên các NKCT liên quan phần Nợ TK152, TK153 Có các TK tương ứng.
Với nghiệp vụ nhập xuất vật tư kế toán lên các bảng kê số 4, 5, 6 căn cứ Bảng phân bổ NVL- CC
Cuối tháng kế toán tập hợp số liệu trên các NKCT, bảng kê để lên sổ cái TK 152, TK 153
Sổ kho nguyên vật liệu hàng hóa
Tên vật liệu : Dây dẹt bọc giấy 1.8 x 6.7
STT :18
Số CT
Ngày tháng
Diễn giải
đơn vị tính
đơn giá
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
sl
tt
sl
tt
sl
tt
sl
tt
Số dư năm 2004
Kg
46,158
908
41,906,540
-
-
908
41,906,540
Kg
908
-
-
-
908
-
145
02/02/2004
PXBA
Kg
46,158
908
41,906,848
-
210
9,693,180
698
32,213,668
19
05/02/2004
PXBA
Kg
46,158
698
32,213,668
-
9
415,422
689
31,798,246
18
05/02/2004
PXBA
Kg
46,158
689
31,798,246
-
9
415,422
680
31,382,824
22S2
05/02/2004
Phân xưởng sc băng CĐ
“
62100
680
42,221,790
545
33,844,500
-
1,225
76,066,290
145
06/02/2004
PXBA
“
53,251.14
1,225
65,227,324
-
210
11,182,740
1,015
54,044,584
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
1,015
-
-
-
1,015
-
Doanh nghiệp: Nhà máy Chế tạo thiết bị điện
Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Tháng 02 năm 2004
STT
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
TK1521
TK 1522
TK 1523
TK 1524
Cộng TK152
TK153
I
Tài khoản 621
12,138,097,264
3,815,402,132
1,548,644,318
5,700,000
17,514,454,514
-
1
PX biến áp
4,992,957,561
3,555,547,391
901,996,082
-
9,450,758,084
2
PX cơ khí
101,783,242
13,901,911
4,678,000
5,700,000
130,887,653
3
PX sửa chữa
3,089,899,295
110,962,123
67,943,930
-
3,268,823,798
4
PX cáp nhôm
3,946,392,604
12,802,991
442,130
-
3,959,637,725
5
PX cơ điện
7,064,563
121,862,315
568,964,280
-
697,891,158
6
Tổ xe
-
325,400
4,619,896
-
6,456,096
II
Tài khoản 627
1,068,074
-
-
1,068,074
90,510,792
1
PX biến áp
-
75,671,792
2
PX cơ khí
-
3
PX sửa chữa
-
420,000
4
PX cáp nhôm
-
319,000
5
PX cơ điện
1,068,074
1,068,074
14,100,000
6
Tổ xe
-
III
Tài khoản 632
24,560,100
330,000
500,000
76,156,200
101,546,300
IV
Tài khoản 642
15,228,537
2,495,618
1,700,000
25,665,360
16,156,182
-
Tổng cộng
12,177,885,901
3,819,295,824
1,550,844,318
81,856,200
17,642,735,248
106,666,9
Các nghiệp vụ kinh tế mua nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ về nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt được ghi chép trên sổ quỹ tiền mặt và hàng tháng được kế toán tập hợp trên Nhật ký chứng từ số 1. Số liệu tổng cộng của phần ghi Nợ tài khoản 152, 153 đối ứng với ghi Có của Tài khoản 111 trên Nhật ký chứng từ số 1 được dùng để ghi vào Bảng kê số 3.
Trích Nhật ký chứng từ số 1
Nhật ký chứng từ số 1
STT
Diễn giải
Ghi có TK:111_ Ghi nợ các TK:
...
TK133
TK1521
TK1522
TK1523
TK153
Cộng TK152
1
2
3
4
5
6
7
Tâp 1
Tập 2
Tập 3
Tập 4
Tập 5
Tập 6
Tập 7
.......
.......
......
...
3,048,000
5,370,006.4
800,270
3,070,045
2,009,410
530,000
2,406,200.5
30,480,000
53,700,064
20,094,100
8,002,700
5,300,000
30,700,450
24,062,005
30,480,000
53,700,064
8,002,700
30,700,450
20,094,100
5,300,000
24,062,005
Cộng
...
16,733,930.1
30,480,000
73,794,164
8,302,700
54,762,455
112,576,846
Tháng 02 năm 2004.
Như vậy, NKCT số 1 do kế toán tổng hợp nguyên vật liệu nhập được dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK111 “Tiền mặt” (phần chi) đối ứng với Nợ các tài khoản liên quan. Căn cứ để ghi NKCT số 1 là báo cáo quỹ làm theo các chứng từ gốc (phiếu chi, hóa đơn). Cuối tháng, kế toán khóa sổ NKCT số 1, xác định tổng số phát sinh bên có TK111.
Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mua về nhập kho chưa thanh toán với người bán, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho để ghi vào sổ chi tiết TK 331 “thanh toán với người bán” . Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo dõi chi tiết công nợ phải trả cho người bán theo từng đối tượng công nợ (từng người bán).
Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo mẫu quy định của Bộ tài chính.
Số dư cuối tháng (Dư Nợ hoặc dư Có) của từng đối tượng công nợ trên sổ chi tiết thanh toán với người bán được dùng để tổng hợp ghi vào Nhật ký chứng từ số 5 theo từng nhóm đối tượng công nợ.
Nhật ký chứng từ số 5 được mở để theo dõi tình hình mua nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho và thanh toán với người bán.
Sau khi tập hợp toàn bộ số liệu trên các Nhật ký chứng từ số 1, Nhật ký chứng từ số 2, Nhật ký chứng từ số 5, Nhật ký chứng từ số 7 ... và các Nhật ký chứng từ khác kế toán lập bảng kê số 3.
Bảng kê số 3 là bảng tính giá thành thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ và chỉ áp dụng tại doanh nghiệp có sử dụng giá hạch toán trong hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhưng hiện tại Nhà máy đang áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá thực tế NVL-CCDC. Do đó bảng kê số 3 là một bảng tổng hợp do kế toán tổng hợp NVL-CCDC lập nhằm tập hợp số liệu từ các NKCT liên quan và theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn cuối kì của NVL-CCDC.
Trích NKCT số 5 và bảng kê số 3( trang sau)
Trích: Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Sổ chi tiết
TK 331 “Phải trả người bán”
Đối tượng: Cơ sở sản xuất Nhân Hoà
Tháng 02 năm 2004
Ngày tháng
Diễn giải
Số CT nhập
Ngày tháng
Số
CT
Ngày tháng
TK
Số séc
TK
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
Số phát sinh
-Mua dây điện từ êmay f 1,5
-Trả tiền mua dây điện từ êmay f 1,5
Cộng số phát sinh
03Q13
02Q10
9/2
30/1
97388
97376
9/2
29/1
152.1
152.1
14407
112
154219981
154219981
12819598
3343834
46258432
120781147
Cộng:
12819598
Nhật ký chứng từ số 5
Phải trả người bán
Tháng 02/2004
Tên đơn vị bán hàng
Số dư đầu tháng
Ghi có TK:331_ Ghi nợ các TK:
Cộng có
TK:331
Theo dõi thanh toán
Cộng nợ
TK:331
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
TK1521
TK1522
TK 152.3
TK 1524
Cộng TK 152
TK 153
TK 133
......
Nợ
Có
Các Công ty
Các Nhà máy XN
Các HTX
Các ban trạm
3847128580
3608770
2914245
130347066
5187169902
245924596
16633106
199643004
4515093709
206038854
76329350
1194079745
33613874
10392200
36018850
19923375
916166434
8174000
6645263263
239652728
10392200
120522200
2910000
437004931
11982637
747800
8086520
7085178194
251635365
11140000
128608720
........
........
........
.........
6412219174
813296042
24022666
206659716
4648893481
640586210
2923245
133433566
6661893283
321241359
3759440
124678508
Cộng:
3983998661
5649370608
4797461913
1274104669
19923375
924340434
7015830391
2910000
457821888
7476562279
........
7456197598
5425836502
7111573130
Doanh nghiệp : Nhà máy chế tạo thiết bị điện
Bảng kê số 3
Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ (TK 152, 153 )
Tháng 02 năm 2004
Stt
Chỉ tiêu
TK 1521
TK1522
TK1523
TK1524
Cộng TK152
TK153
I
Tồn kho đầu tháng
11,698,660,192
10,045,079,314
1,691,560,204
84,676,046
23,519,975,756
54,188,743
-
II
Số ps trong tháng
7,003,746,123
1,368,950,612
28,226,075
941,150,434
9,342,073,244
57,672,455
-
1
Từ NKCT số 1
30,480,000
73,794,164
8,302,700
112,576,846
54,762,455
2
Từ NKCT số 5
4,797,461,913
1,274,104,669
19,923,375
924,340,434
7,015,830,391
2,910,000
3
Từ NKCT số 7
8,046,730
2,900,360
10,947,090
4
Từ NKCT khác
2,167,787,480
18,151,419
-
16,810,000
2,202,748,899
-
5
Từ BKCT TK 3388
-
-
III
Số dư đầu tháng &PS trong tháng
18,702,406,315
11,414,029,926
1,719,786,279
1,025,826,480
32,862,049,000
111,861,198
IV
Xuất dùng trong tháng
12,177,885,901
3,819,205,824
1,550,844,318
81,856,200
17,642,734,248
106,666,974
V
Tồn kho cuối tháng
6,524,520,414
7,594,824,102
168,941,961
943,970,280
15,219,314,752
5,194,224
Người lập bảng Kế toán tổng hợp Trưởng phòng kế toán
Cuối tháng sau khi đã kiểm tra đối chiếu, khoá sổ các số liệu trên các bảng kê, bảng phân bổ, Nhật ký chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK152, TK153.
Sổ cái TK152, TK153 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, mỗi tài khoản được mở trên một trang sổ phản ánh các số dư đầu năm, số phát sinh nợ, phát sinh có từng tháng và tổng cộng cả năm, số dư cuối mỗi tháng và cuối năm.
VD sổ cái TK152, TK153
Sổ cái TK 152
Số dư đầu năm
Nợ:
8.130.620.853
Có:
Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
...
Tháng 12
Cộng
TK 111
TK 154
TK 331
2,142,188,515
14,452,464,891
22,477,618,037
112,567,846
2,213,695,989
7,476,562,279
Cộng số phát sinh Nợ
38,202,892,293
9,342,073,244
Tổng số phát sinh Có:
14,682,916,537
17,642,734,248
Số dư Nợ
Cuối tháng Có
23,519,975,756
15,219,314,752
Sổ cái TK: 153
Số dư đầu năm
Nợ:
122.810.707
Có:
Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
...
Tháng 12
Cộng
TK 111
TK 331
51,813,931
54,762,455
2,910,000
Cộng số phát sinh Nợ
51,813,931
57,672,455
Tổng số phát sinh Có:
120,435,895
106,666,974
Số dư Nợ
Cuối tháng Có
54,188,743
5,194,224
Chứng từ gốc
Ta có thể khái quát trình tự hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo mô hình sau:
Sổ chi tiết TK152, 153
NKCT số 7
Sổ cái TK 152,153
Báo cáo kế toán
Bảng kê số 3
Bảng phân bổ số 2
Bảng kê số4,5,6
NKCT số1,2,3,4,5,6,10...
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2. Tổ chức kế toán tài sản cố định .
2.1. Đặc điểm TSCĐ tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
Là một đơn vị chuyên sản xuất các loại thiết bị điện với quy mô lớn nhưng giá trị TSCĐ trên tổng nguồn vốn của Nhà máy chỉ chiếm 25%. Trong đó hầu hết các tài sản đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm :
Nhà xưởng, nhà văn phòng
Các máy móc thiết bị dùng trong việc sản xuất .
Các thiết bị vận tải truyền dẫn .
Các thiết bị, dụng cụ quản lý.
Các TSCĐ khác.
Các tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay , một phần từ vốn tự có của nhà máy và một phần do Nhà nước cấp. Phần lớn TSCĐ của Nhà máy có thời gian sử dụng lâu dài và khấu hao trong nhiều năm.
Khi hạch toán TSCĐ, kế toán TSCĐ đã tuân theo đúng nguyên tắc Đánh giá đúng nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Chỉ tiêu nguyên giá không bao gồm thuế GTGT đầu vào.TSCĐ ghi sổ chi tiết theo nguồn hình thành và số năm sử dụng .
Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản tại Nhà máy:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
- Tài sản cố định/Tổng TS
- Tài sản lưu động/Tổng TS
0,2545
0,7455
0,2512
0,7488
Như vậy, về cơ cấu tài sản của Nhà máy là hoàn toàn hợp lý. Nhà máy là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với khối lượng hàng tồn kho khá lớn trong đó nguồn vật tư mua vào và thành phẩm xuất bán là chủ yếu, chính vì vậy mà nguồn vốn lưu động chiếm trên 50% tổng số nguồn vốn của Nhà máy còn lại là phần tài sản cố định .
2.2.Tổ chức chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ:
Các chứng từ được sử dụng trong việc hạch toán bao gồm:
Các chứng từ liên quan tới việc tăng giảm TSCĐ.
Biên bản giao nhận TSCĐ .
Thẻ TSCĐ .
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành .
Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Hoá dơn bán hàng.
Trong việc quản lý TSCĐ, kế toán phải theo dõi chặt chẽ, đầy đủ mọi biến động tăng, giảm, khấu hao. Vì là những tài sản có giá trị lớn nên với các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản phải qua các thủ tục nghiêm ngặt .
Quá trình luân chuyển chứng từ phản ánh rõ điều này
Giám đốc Hội đồng Kế toán
giao nhận TSCĐ
Nghiệp vụ
Lưu
tăng, giảm TS
Quyết định tăng Biên bản giao Lập hoặc huỷ
giảm TSCĐ nhận TSCĐ thẻ TSCĐ
Khi có sự tăng giảm TSCĐ phải có quyết định tăng giảm TSCĐ do cơ quan cấp trên, giám đốc nhà máy duyệt .
Sau khi giao nhận TSCĐ kế toán TSCĐ huỷ thẻ TSCĐ hoặc lập thẻ TSCĐ cho tài sản mới.
Biên bản cho việc mua TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ).
Biên bản thanh lí TSCĐ là “Biên bản thanh lí TSCĐ” (mẫu số 03-TSCĐ).
Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu 02-TSCĐ. Thẻ này lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.
2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản.
Kế toán tại Nhà máy chỉ vận dụng tài khoản 211 để theo dõi TSCĐ hữu hình . Giá trị TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính không được theo dõi. TK211 “TSCĐ hữu hình” được sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của Nhà máy theo nguyên giá .
TK214 “Hao mòn TSCĐ” phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của nhà máy như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính.
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian sử dụng ước tính của tài sản phù hợp với Quyết định số 166 TC/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính.
Công thức tính khấu hao.
Khấu hao cơ bản TSCĐ trích trong năm
=
Giá trị còn lại
Năm đăng ký sử dụng
Khấu hao cơ bản TSCĐ trích trong 1 tháng
=
Khấu hao cơ bản TSCĐ trích trong năm
12 tháng
2.4. Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ và hao mòn TSCĐ.
a. Tổ chức hạch toán chi tiết.
Để hạch toán chi tiết TSCĐ và hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết TSCĐ mở cho những tài sản cùng loại trong toàn Nhà máy.
Sổ chi tiết TSCĐ mở theo đơn vị sử dụng.
Bảng phân bổ khấu hao.
Căn cứ để lên sổ chi tiết là các thẻ TSCĐ, các biên bản chứng từ cần thiết đã nêu trên.
Nhà máy thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ tài chính.Mức khấu hao được trích theo từng tháng theo phương pháp đường thẳng và cho từng phân xưởng.
b. Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Bảng kê 4,5
NKCT số 1,2,3,4,5,10
NKCT số 9
Sổ cái tài khoản 211
Khi có các nghiệp vụ tăng, giảm khấu hao TSCĐ, kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ gốc để lên các NKCT
Khi mua TSCĐ bằng tiền mặt lên NKCT số 1 đối ứng nợ TK211.
Mua TSCĐ bằng TGNH lên NKCT số 2 đối ứng nợ TK211.
Mua TSCĐ chưa trả tiền người bán lên NKCT số 5.
Mua TSCĐ bằng tiền vay lên NKCT số 4.
Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản lên NKCT số 7.
Tăng TSCĐ do đánh giá lại, thừa khi kiểm kê , nhận vốn góp lên NKCT số 10 đối ứng có TK 412,3381,411 và Nợ TK211.
Khi trích khấu hao TSCĐ lên bảng kê số 4, 5 định kì lên NKCT số 7 . Khi giảm TSCĐ lên NKCT số 9 phần ghi Có TK211 đối ứng Nợ TK 214.
Các bước hạch toán tổng hợp TSCĐ có thể được khái quát theo mô hình sau :
Chứng từ tăng , giảm khấu hao TSCĐ
ThẻTSCĐ
(lập/huỷ)
NKCT số 7
Sổ cái TSCĐ(TK211,TK214)
Sổ chi tiết TSCĐ
NKCTsố 9
Bảng kê số 4,5,6
Báo cáo kế toán
Bảng phân bổ KHTSCĐ
NKCT số 1,2,4,5,10
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Cuối năm , cuối quý căn cứ vào các NKCT và các bảng kê kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái TK211, sổ cái TK214 và dựa vào sổ cái để lên Báo cáo tài chính của quý hoặc của năm đó
3. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3.1. Đặc điểm kế toán tiền lương tại nhà máy
Nhà máy chế tạo thiết bị điện có số lao động được chia làm 2 bộ phận :
Lao động sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý. Hiện nay ở Nhà máy, công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương khoán sản phẩm, tùy thuộc vào nhu cầu lao động với từng bước công việc mà các phân xưởng bố trí lao động sao cho hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ do một tổ trưởng chịu trách nhiệm trước phân xưởng các công việc tổ mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng phân công cho công nhân thực hiện phần việc của mình, đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu kỹ thuật, theo dõi tình hình lao động của công nhân để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng lên bảng chấm công. Cuối tháng, thống kê phân xưởng tổng hợp các bảng chấm công gửi lên Phòng Tổ chức lao động duyệt công và tập hợp các phiếu ốm, báo nghỉ gửi lên Phòng Tài chính kế toán.
Trong điều kiện hiện nay của Nhà máy, việc hạch toán đúng và đủ chi phí này có tính quyết định lớn đến việc tính toán lương khoán hợp lý, trả lương một cách kịp thời thoả đáng sẽ khuyến khích người lao động hăng say sản xuất hơn.
3.2. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng
Để tính toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến tiền lương của cán bộ công nhân viên, kế toán phải lập những chứng từ cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng theo mẫu biểu quy định, những chứng từ hợp lệ, hợp pháp này là cơ sở để tiến hành ghi chép trên các sổ kế toán, bao gồm:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán BHXH
Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng thanh toán tiền lương trả thêm theo năng suất lao động
3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương sử dụng các tài khoản : TK334, TK338 và chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để theo dõi.
3.4. Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội.
a. Tổ chức hạch toán chi tiết
Tại Phòng Tổ chức lao động, cán bộ lao động định mức căn cứ vào định mức đã định sẵn và số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng để duyệt công cho phân xưởng và tính ra tổng số lương khoán mà phân xưởng được hưởng lương trong tháng.
Từ bảng duyệt công và tổng số tiền được duyệt trên, thống kê phân xưởng theo dõi chi tiết từng bước công việc do công nhân nào đảm nhận, số giờ công từng người làm, từ đó tính ra số tiền người đó được lĩnh. Sau đó thống kê phân xưởng phải lập báo cáo tiền lương của từng máy gửi lên Phòng Tài chính kế toán để từ đó làm căn cứ để đối chiếu với bảng thanh toán lương
* Phương pháp tính tiền lương và BHXH
Ví dụ phương pháp tính lương theo thời gian của phòng Tài chính kế toán nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh
Căn cứ vào Bảng chấm công và các phiếu nghỉ hưởng BHXH tiến hành tính
toán tiền lương phải trả cho từng cán bộ công nhân viên của phòng Tài chính kế toán như sau:
Tiền lương theo Mức lương Bậc Hệ số
đơn giá lương khoán tối thiểu lương bậc lương Số ngày
hoặc lương cấp bậc = x làm việc
chức vụ 26 ngày thực tế
Trong đó :
Mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành 1/1/2003 là 290.000 đ/tháng.
Bậc lương áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Hệ số bậc lương là hệ số được trả theo quy định của Nhà máy tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hệ số bậc lương tính theo các mức ngành nghề được hưởng:
Mức 1: 100% : Kĩ sư, đại học
Mức 2: 75% mức 1 : Trung cấp
Mức 3: 70% mức 1 :Tiếp liệu, thủ kho, lái xe, bảo vệ.
Mức 4: 65% mức 1 : Lái xe tải, trực điên nước
Mức 5: 55% mức 1 : Tổ phục vụ đời sống
Mức 6: 25% mức 1 : Học tại chức
Số ngày làm việc thực tế là số ngày công thực tế đi làm được theo dõi trên bảng chấm công đã được duyệt
b. Tổ chức hạch toán tổng hợp
Để hạch toán tổng hợp kế toán sử dụng các NKCT số 1, 2, 7, 10, Bảng kê số 4, 5, 6 đối ứng với TK 334, 338
Định kì kế toán tổng hợp lên sổ cái TK 334, 338 dựa vào các NKCT, bảng kê liên quan
Chứng từ gốc về lương và thanh toán
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Sổ chi tiết thanh toán với CNVC
Bảng kê số 4, 5, 6
NKCT số 7
Số cái TK 334,338
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với CNVC
Các bước hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương có thể được mô tả theo mô hình sau:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền
4.1.Đặc điểm vốn bằng tiền tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện
V._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC689.doc