Báo cáo Tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bia và nước giải khát hà tĩnh

Phần I: Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bia và nước giải khát Hà Tĩnh Tên cơ quan: Công ty Bia và Nước giải khát Hà Tĩnh Địa chỉ: Đường 26/3 Thị xã Hà Tĩnh Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh, doanh nghiệp hạng 2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Bia hơi và bia chai Số tài khoản : 73010004 K Ngân hàng giao dịch : Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tĩnh SĐT: 039. 881232 FAX: 039.881885 1. Lịch sử xây dựng và phát triển của công ty Bia - NGK

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bia và nước giải khát hà tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Tĩnh: Công ty Bia - NGK Hà Tĩnh ra đời là một tất yếu khách quan phù hợp với nhu cầu của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của nhân dân trong tỉnh. Thứ nhất, trong khi các tỉnh khác đều có một nhà máy bia thì lúc bấy giờ tỉnh Hà Tĩnh chưa có một nhà máy bia nào. Bên cạnh đó nhu cầu về bia trong tỉnh khá lớn, xây dựng nhà máy bia cũng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh và giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, dần dần nâng cao đời sống nhân dân. Tiền thân của công ty Bia - NGK Hà Tĩnh là xí nghiệp bia Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 1477/QĐ/UB ngày 25/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Khi mới thành lập Công ty chỉ có một dây chuyền sản xuất bia hơi công suất 01 triệu lít/ năm, với tổng số CBCNV là 80 người. Đây là một dây chuyền với thiết bị cũ, lạc hậu. Để đáp ứng nhu cầu ngày một nâng cao của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng, năm 1994 công ty được phép đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất mới, công suất 05 triệu lít/ năm với thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến của cộng hoà liên bang Đức với số vốn đầu tư bằng 74,6 tỉ đồng (trong đó có 4,3 tỉ vốn lưu động), theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư số1170/QĐ/UB ngày 30/8/1994 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Đến tháng 5/1999 dây chuyền sản xuất mới chính thức cho ra đời mẻ bia đầu tiên. Lúc bấy giờ công ty có số lượng công nhân viên là 170 người. Sự thay đổi về thiết bị, quy trình công nghệ, số lượng và chất lượng sản phẩm đạt mức quy mô cao hơn. Ngày 03/02/1999 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 170/1999/QĐ/TC đổi tên xí nghiệp Bia Hà Tĩnh thành Công ty Bia - NGK Hà Tĩnh với số vốn lúc này là 2.415 triệu đồng. Về thực chất Công ty Bia - NGK Hà Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho Sở công nghiệp trực tiếp quản lý. Công ty được phép sản xuất kinh doanh các loại bia chai, bia hơi, các loại nước giải khát. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá trên thị trường công ty đã sản xuất các loại sản phẩm như : Bia chai Hasiger, Bia chai Thành Sen, Bia hơi, Nước giải khát hương bia ... Sản phẩm của công ty sản xuất ngày càng có uy tín trên thị trường, sản phẩm đã xâm nhập vào thị trường nội địa, có thị phần trên toàn tỉnh và có mặt ở một số thị trường ngoài tỉnh như : Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Trị ... Bên cạnh đó, sản phẩm bia hơi đã được khách hàng tín nhiệm và tiêu thụ trung bình 25-30 ngàn lít/ ngày, sản phẩm bia chai và nước giải khát hương bia cũng được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu thụ với sản lượng tăng hàng năm xấp xỉ 50%. Năm 2002 Công ty bia Sài gòn đã đến khảo sát và phân tích về các yếu tố như : nước sản xuất tốt, dây chuyền thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn cao của CBCNV.Công ty bia Hà Tĩnh đã được công ty bia Sài gòn hợp đồng đặt hàng sản xuất 02 triệu lít bia chai SG355 xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho công ty bia Sài gòn. Từ đó công ty có thêm sản phẩm bia chai SG355 xuất khẩu, sản phẩm đã được xuất đi và được khách hàng chấp nhận. Nhận thấy cần phải mở rộng thị trường cũng như tìm một thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm bia Hà Tĩnh đặc biệt là bia chai (vì bia hơi chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh vào mùa hè), căn cứ quyết định số 74/2003/QĐ-BCN ngày 06/05/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc thành lập Tổng công ty Bia -Rượu - NGK Sài Gòn và quyết định số 97/2003/QĐ-BCN ngày 06/06/2003 của Bộ trưởng bộ công nghiệp về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn; căn cứ công văn số 3951/CV-TCCB ngày 05/08/2004 của Bộ trưởng bộ công nghiệp về việc tiếp nhận Công ty Bia - Nước giải khát Hà Tĩnh về làm thành viên Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn; căn cứ Quyết định số 380/QĐ-UB-DN ngày 06/ 08/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc chuyển giao công ty Bia - Nước giải khát Hà Tĩnh làm đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn; theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty, Công ty Bia - NGK Hà Tĩnh đã được gia nhập Tổng công ty Bia Sài gòn theo quyết định số 90/ 2004/ QĐ - HĐQT ngày 28/9/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn tiếp nhận Công ty Bia - NGK Hà Tĩnh làm đơn vị thành viên. Tính đến thời điểm bàn giao và tiếp nhận quy mô của doanh nghiệp là: doanh nghiệp hạng II, theo báo cáo quyết toán của công ty Bia - Nước giải khát Hà Tĩnh đến 31/3/2004 như sau : - Doanh thu :17.646.827.651 đồng, đạt 23% KH năm - Nộp thuế các loại : 4.725.700.000 đồng - Lãi : 3.603.604.231 đồng - Sản lượng tiêu thụ bia các loại : 2.071.040 lít UBND tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao nguyên trạng về tài sản, tiền vốn nợ, diện tích đất, nhân sự, lao động và các vấn đề liên quan khác của công ty Bia - Nước giải khát Hà Tĩnh cho Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, cụ thể: 1,Diện tích sử dụng đất : 15.190m2 hiện đang thuê của Nhà nước tại đường Hà Huy Tập và đường 26/3 - Thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 2,Về tình hình tài sản, tiền vốn đến 31/3/2004 : Theo số liệu báo cáo quyết toán tài chính của công ty Bia - Nước giải khát Hà Tĩnh (đã được công ty dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) - Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện kiểm toán và số liệu kiểm kê thực tế của Công ty Bia - Nước giải khát Hà Tĩnh) như sau: - Tài sản cố định : 45.860.301.393 đồng +Nguyên gía : 73.206.789.592 đồng + Giá trị hao mòn luỹ kế : 27. 346.488.199 đồng - Nguồn vốn kinh doanh : 9.742.866.877 đồng + Nguồn vốn cố định : 6. 842.866.877 đồng + Nguồn vốn lưu động : 2. 900.000.000 đồng - Hàng tồn kho : 6.035.742.537 đồng + Nguyên liệu, vật liệu, bao bì tồn kho : 3.955.951.185 đồng + Thành phẩm tồn kho : 655.869.242 đồng + Bán thành phẩm : 1.423.921.930 đồng Đến 31/3/2004 công ty còn nợ : a, Vốn vay dài hạn: - NHĐT - PT : 2.136.463,1 EUR - Quỹ hỗ trợ phát triển : 4.299.744.733đ b, Tiền lãi phát sinh : - NHĐT - PT : 212.427,816 EUR 3, Về tổ chức và lao động Tổng số CBCNV : 220 người trong đó 125 nam, 95 nữ. Cán bộ trình độ đại học 18 người, cao đẳng trung cấp 65 người, công nhân kỹ thuật 80 người. Bộ phận lãnh đạo công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng. Tổ chức bộ máy doanh nghiệp gồm: 5 phòng nghiệp vụ, 3 phân xưởng có 12 tổ sản xuất phục vụ. Từ khi gia nhập Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát sài Gòn cơ cấu tổ chức không có nhiều biến đổi đáng kể .Hiện nay, công ty có 215 cán bộ công nhân viên, sản phẩm chủ yếu của công ty là bia chai Sài Gòn đỏ 355 xuất khẩu. 2. Chức năng, nhiệm vụ và vị trí của công ty Công ty Bia - NGK Hà Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài gòn. Chức năng cơ bản của công ty là sản xuất các loại mặt hàng bia đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và kế hoạch được giao. Nhằm thực hiện tốt các chức năng trên, nhiệm vụ của công ty được cụ thể như sau: - Là doanh nghiệp Nhà nước nên công ty phải thực hiện tốt tất cả nghĩa vụ đối với nhà nước. - Sản xuất kinh doanh các loại bia: Bia hơi Hà Tĩnh, Bia chai Sài gòn 355 xuất khẩu - Sử dụng tốt và có hiệu quả nguồn vốn được giao, thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng cũng như an toàn vệ sinh lao động. - Chấp hành nghiêm các chế độ quản lý của Nhà nước, của cơ quan chủ quản cấp trên. Có thể nói với thời gian từ lúc thành lập đến bây giờ không phải lâu dài song để tạo được một vị trí vững vàng trên thị trường không phải là một điều dễ dàng. Chính vì sự non trẻ ấy, công ty trong thời gian qua đã phải cố gắng rất nhiều để có thể tạo được một vị trí ổn định cho mình. Điều này đã được minh chứng khi hai năm trở lại đây sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định, công ty có một vị trí nhất định ở địa phương cũng như các tỉnh bạn lân cận. Đặc biệt từ khi gia nhập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài gòn thì sản phẩm bia chai Sài gòn 355 xuất khẩu do công ty sản xuất luôn giữ được chất lượng, uy tín đối với Tổng công ty. Mặc dù là một công ty còn nhỏ, trẻ song trong tương lai không xa công ty Bia - NGK Hà Tĩnh sẽ khẳng định được vị trí của mình trên thị trường khu vực miền trung nói riêng, thị trường trong cả nước nói chung. 3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy qua sơ đồ sau: Giám đốc công ty Phó giám đốc KT - SX Phó giám đốc nội chính, KD Phòng TC - HC Phòng Tài vụ Phòng vật tư Phòng KT-KH Px chiết chai Phòng VS-KCS Phân xưởng động lực (C-N-Đ)s px công nghệ Tổ TT,lái xe Tổ nấu ăn Tổ bảo vệ Tổ vận chuyển vật tư Tổ nấu bia Tổ lên men bia Tổ vận hành máy Tổ thành phẩm Tổ bao bì Tổ điện nước cơ Tổ máy lạnh Tổ lò hơi 3.1 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 3.1.1 Giám đốc công ty : Do cấp trên bổ nhiệm thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho người lao động, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, cụ thể: điều hành quản lý mọi hoạt động trong công ty, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh; được quyền tuyển dụng và sử dụng lực lượng lao động theo yêu cầu của sản xuất, quyền khen thưởng và kỉ luật CBCNV; được ra các chỉ thị mệnh lệnh, kế hoạch công tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện quyền tự chủ tài chính của công ty, chủ động sử dụng vốn có hiệu quả ... 2.1.2 Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất: Là người được cấp trên bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc làm nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước Nhà nước về vấn đề được giao. Cụ thể: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và sản xuất tại công ty; Chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo điều hành sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, có năng suất và chất lượng; Cùng với cán bộ điều hành cấp dưới tăng cường công tác quản lý phân định trách nhiệm cho các bộ phận được giao, phát huy sáng kiến, khen thưởng và xử lý các vi phạm; Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ và định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để kiểm tra và chỉ đạo sản xuất; Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật, áp dụng sáng kiến kỹ thuật vào thực tiễn. 3.1.3 Phó giám đốc nội chính - kinh doanh : Là người được cấp trên bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc, làm nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước Nhà nước về phần việc được giao. Cụ thể: Tổ chức mọi hoạt động của công ty theo nội quy, quy định của công ty và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động đảm bảo an toàn, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội; Chỉ đạo điều hành các bộ phận chức năng quản lý nguồn lao động, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, giải quyết tốt các chế độ đúng với quy định và pháp luật; Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, đề bạt cán bộ , phân bổ lao động cũng như trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh; Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo tiêu thụ sản phẩm từ khâu nghiên cứu thị trường tìm hiểu yêu cầu khách hàng đến ký kết các hợp đồng tiêu thụ. 3.1.4 Phòng Tổ chức - Hành chính: Sơ đồ vị trí công việc của Phòng HC - TC Trưởng phòng Phó phòng Tổ chức đào tạo Hành chính quản trị Văn thư tạp vụ Vệ sinh công nghiệp Nhà ăn tập thể Quản lý lao động Phòng hành chính tổ chức có chức năng quản lý nhân sự trong công ty, giải quyết các thủ tục hành chính, đón tiếp khách, lưu trữ hồ sơ, chăm lo đời sống, thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, tổ chức đào tạo và tuyển chọn cán bộ công nhân viên, quản lý công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp ... 3.1.5 Phòng tài vụ Phòng tài vụ có chức năng tổ chức hoạt động đúng quy định của pháp lệnh kế toán, kiểm tra thi hành các chế độ tài chính trong công ty; Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và Nhà nước trong hoạt động tài chính; Tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính; Giám sát kiểm tra hoạt động tài chính của cá nhân và các đơn vị trong doanh nghiệp đúng điều lệ và quy định Chỉ đạo trong việc xây dựng giá thành sản phẩm chính xác, đúng khoản mục theo quy định của Nhà nước; Theo dõi và quản lý tốt tài sản lưu động, tài sản cố định và vốn bằng tiền, thực hiện tốt bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước 3.1.6 Phòng vật tư Phòng vật tư có chức năng lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng hàng năm, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phương tiện, đảm bảo chất lượng vật tư, nguyên liệu mua vào theo đúng các chỉ tiêu, thông số quy định, kiểm tra theo dõi sát việc sử dụng vật tư hàng hoá của các đơn vị, lập báo cáo và quyết toán vật tư kịp thời, chính xác, đảm bảo vật tư, nguyên liệu, thành phẩm không suy giảm chất lượng, số lượng trong thời gian bảo quản; Sắp xếp, bảo quản vật tư, nguyên liệu, thành phẩm theo đúng quy định và dễ dàng trong việc xuất nhập; Ghi chép đúng quy định, kịp thời, đầy đủ, đảm bảo vệ sinh an toàn 3.1.7 Phòng kỹ thuật - kế hoạch Phòng kỹ thuật - kế hoạch tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài; nghiên cứu đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt các quy định quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý, tập hợp và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật của toàn công ty, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm, tham mưu cho giám đốc công ty quản lý kỹ thuật công nghệ, định hướng phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ trước mắt cũng như lâu dài; Nghiên cứu cải tiến sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất theo kế hoạch công ty và yêu cầu của khách hàng; Tổ chức xây dựng hoặc sửa đổi các quy trình công nghệ sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, - Quản lý kỹ thuật công nghệ bao gồm: Công nghệ xử lý nước, nước thải; Công nghệ nấu bia; Công nghệ lên men bia; Công nghệ chiết bia; Công nghệ vi sinh - Quản lý tất cả các lĩnh vực về kỹ thuật cơ - nhiệt - điện - Quản lý điều hành kế hoạch : Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn, hàng năm, hàng quý, tháng, lập kế hoạch bổ sung, kế hoạch trọng tâm, đột xuất, kế hoạch tác nghiệp và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch đã duyệt - Quản lý cơ sở hạ tầng: Quản lý kỹ thuật, theo dõi hoạt động của hệ thống thiết bị, phương tiện dụng cụ sản xuất kinh doanh, thiết bị văn phòng trong công ty; Quản lý đất đai và toàn bộ hệ thống nhà xưởng, công trình của công ty, cải tạo nâng cấp lam mới các công trình, nhà xưởng; Tham gia quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh, tham mưu các phương án phòng chống bảo lụt, thiên tai, hoả hoạn - Quản lý định mức, quy cách vật tư, nguyên vật liệu : Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng định mức quy cách, mẫu mã và chất lượng vật tư công nghệ, vật tư, hoá chất kiểm nghiệm; Tổ chức xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cho thiết bị, phương tiện. Tổ chức quản lý, giám sát việc thực hiện định mức - Quản lý AT- VSLĐ - PCCN: Ban hành các nội quy về AT-VSLĐ-PCC, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, nhà xưởng, phương tiện; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn cho người lao động và thiết bị. 3.1.8 Phòng VS.KCS - Sơ đồ tổ chức Trưởng phòng phó phòng KCS Vi sinh Chức năng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt quản lý chất lượng của toàn bộ quy trình sản xuất, phân tích và làm vi sinh khi cần thiết, lập kế hoạch kiểm soát các thông số của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, lập kế hoạch kiểm định, hiệu chỉnh các thiết bị phân tích đo lường, kiểm tra nguyên liệu nấu bia, các loại hoá chất, nước nấu, nước lò hơi, nước dịch nha, quá trình chiết chai, độ hấp của bia qua máy thanh trùng,Có trách nhiệm đảm bảo cung cấp men cho sản xuất và đảm bảo chất lượng và số lượng... 3.1.9 Phân xưởng công nghệ Kiểm tra, điều hành quản lý các tổ sản xuất trong phân xưởng, Bồi dưỡng nâng cao tay nghề công nhân, kiểm tra việc xử lý các thiết bị thuộc quyền, kiểm tra chặt chẽ từ khâu chuẩn bị sản xuất trong quy trình sản xuất đến giai đoạn cuối cùng của sản phẩm xuất xưởng,Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất, được phép điều động lao động trong phân xưởng theo tính chất công việc và trình độ giữa bộ phận này với bộ phận khác khi cần thiết... Phân xưởng công nghệ bao gồm: quản đốc,Phó quản đốc, Tổ nấu bao gồm: Tổ trưởng tổ nấu và các công nhân tổ nấu, Tổ lên men bia: bao gồm tổ trưởng tổ lên men bia và công nhân men - lọc. 3.1.10 Phân xưởng chiết chai Phân xưởng xưởng chiết chai: Lập kế hoạch chiết bia theo tuần, tháng;quản lý và điều hành sản xuất của phân xưởng, có trách nhiệm theo dõi - giám sát thường xuyên các tổ sản xuất để kiểm tra các thông số - thao tác làm việc - các biểu mẫu ghi chép và giải quyết các vấn đề khác trong thiết bị dây chuyền, các công việc có liên quan khác ... - Đối với từng vị trí trên dây chuyền: chịu trách nhiệm về công việc của mình và phải hoàn thành tốt công việc được giao. Các vị trí bao gồm: Công nhân bốc chai không vào băng tải, công nhân rửa két, công nhân đứng máy rửa, công nhân soi chai, vận hành máy chiết, công nhân vận hành máy thanh trùng, công nhân vận hành máy dán nhản in, công nhân bốc xếp bia thành phẩm, vệ sinh công nghiệp... 3.1.11 Phân xưởng động lực, cơ - nhiệt - điện Quản đốc Phó quản đốc Tổ trưởng cơ điện Tổ trưởng máy lạnh Tổ trưởng lò hơi - Quản đốc phân xưởng: Lập kế hoạch bảo dưỡng hàng năm toàn bộ dây chuyền thiết bị đúng chế độ và kế hoạch, lập kế hoạch kiểm định các thiết bị chịu áp lực và thiết bị đo lường hàng năm theo quy định, tổ chức phân công các bộ phận cơ khí, điện, máy lạnh, lò hơi, nước sản xuất làm tốt kế hoạch được giao ... - Phó quản đốc phân xưởng: giúp quản đốc trong quản lý và điều hành phân xưởng, có trách nhiệm theo dõi các tổ sản xuất, kiểm tra các thông số để kịp thời phát hiện, sửa chữa, bảo trì hoặc nâng cấp hệ thống thiết bị. - Tổ trưởng các tổ: Có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, vừa điều hành chung vừa trực tiếp sản xuất ... 4. Đặc điểm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Bia - NGK Hà Tĩnh 4.1 Đặc điểm và danh mục sản phẩm sản xuất Trước đây công ty cũng sản xuất nhiều sản phẩm như: bia chai Thành Sen, bia Hasiger, nước giải khát Hương bia song hiện tại sản phẩm chủ yếu của công ty là: bia hơi và bia chai Sài gòn đỏ 355 xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là bia chai đem lại doanh thu chính cho công ty còn bia hơi chỉ sản xuất trong các tháng mùa hè để phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh. - Sản phẩm bia chai sài gòn 355: Là sản phẩm đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Bia chai được chiết vào chai thuỷ tinh dung tích 0,355l qua những giai đoạn kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được đóng vào két nhựa để tiện vận chuyển đi xa cũng như xuất khẩu. - Sản phẩm bia hơi : Do thời tiết nóng nực của miền trung nên sản phẩm bia hơi rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là loại nước giải khát và tốt cho sức khoẻ đặc biệt gía cả cũng phải chăng nên sản lượng tiêu thụ lớn. Song do phụ thuộc thời tiết sản phẩm bia hơi không phải là mặt hàng chính của công ty. Bảng: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2002 -2004 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1.Tổng sản phẩm tiêu thụ triệu lít 5,4 8,93 11,164 Trong đó: - Bia hơi - Bia chai tr.lít nt 0,942 4,458 1,58 7,35 2,117 9,047 2. Doanh thu - Bia hơi - Bia chai triệu đồng nt nt 42.303 3.768 38.535 68.000 6.320 61.680 85.413 8.468 76.945 Nguồn: Phòng Tài vụ 4.2 Đặc điểm nguyên vật liệu sản xuất Nguyên vật liệu sản xuất là một vấn đề quan trọng luôn được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm có được nhịp nhàng, đồng bộ hay không. Đặc biệt với những nguyên liệu dùng để sản xuất bia vì những nguyên liệu chính chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên liệu chính gồm: men, Malt, hoa Houblon, gạo, caramen... Malt và hoa Houblon công ty phải nhập ngoại từ Australia, gạo được chọn mua từ các công ty thực phẩm tư nhân trong tỉnh. Bên cạnh đó giống men bia cũng rất quan trọng đối với chất lượng bia, tạo hương thơm đặc trưng. Loại giống men này hiện nay phải lấy từ Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn. Bảng kết cấu nguyên liệu chính theo sản lượng mẻ nấu của bia Hà Tĩnh Loại bia Lượng (1000l) Malt (kg) Gạo (kg) Cao hoa Hoblon(kg) Viên hoa houblon (8% axit đắng) 1. Bia chai 21 850 290 0,48 1,9 2. Bia hơi 21 550 350 0,7 1,7 Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật Như vậy để có thể cung cấp đầu vào đầy đủ cho quá trình sản xuất công ty đã tổ chức tốt các công tác thu mua nguyên vật liệu chính nhập ngoại chủ yếu qua các công ty trung gian uy tín. Đối với các sản phẩm sẵn có trong tỉnh, trong nước công ty cố gắng thiết lập và giữ mối quan hệ uy tín lâu dài với các nhà cung cấp. Ngoài những nguyên vật liệu chính công ty còn phải mua những nguyên vật liệu phụ khác như: than ở các công ty than trong nước, dầu mỡ, các nguyên liệu cần thiết khác... 4.3 Đặc điểm về cơ cấu thiết bị dùng cho sản xuất 4.3.1 Hệ xay nguyên liệu: bao gồm máy nghiền trục dùng xay Malt, máy nghiền búa dùng xay gạo và băng tải xích dùng chuyển bột đến nồi nấu. 4.3.2 Hệ nấu bia: Nồi nấu cháo 2 vỏ, nồi nấu malt 2 vỏ, nồi nấu hoa 2 vỏ, thùng lọc đáy bằng, thùng lắng ly tâm, thiết bị lạnh nhanh, thùng nước nóng 800c, thùng nước 20c, hệ thống điều khiển tự động. 4.3.3 Hệ lên men: tank lên men có 3 thùng làm lạnh, hệ thống tank chứa men và lên men, tủ điều khiển nhiệt độ bằng điện tử tự động, máy lọc bia khung bản, các tank chứa bia thành phẩm, hệ thống CIP gồm 5 thùng chứa các hoá chất CIP, hệ thống lọc khí và thu hồi CO2. 4.3.4 Hệ chiết bia: Máy rửa chai tự động, máy chiết chai tự động công suất 5000 chai/h, máy thanh trùng bia chai tự động, máy dán nhãn tự động, máy in fun kí hiệu, hệ thống băng tải chuyển chai. 4.3.5 Động học: Lò hơi đốt than 2T/h, máy lạnh (3 cái), máy nén khí (4 cái) Chiết chai Thanh trùng Malt Gạo Nghiền trục Nghiền búa Đường hoá Hồ hoá Nước Xử lý Nước Xử lý Lọc dịch đường Đun sôi với hoa Houblon Hoa houblon Lạnh sơ bộ Lạnh nhanh Lên men chính -phụ Lọc bia Bão hoà CO2 Bã Rửa bã Nước rửa Bã E không khí Xử lý Men giống Bia hơi Cặn Dán nhãn Nhập kho Chai rửa xuất xưởng 4.4 Tóm tắt quy trình dây chuyền công nghệ sản xuất bia tại công ty Bia-NGK Hà Tĩnh Quy trình công nghệ sản xuất bia là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Như vậy đến nay công ty có dây chuyền sản xuất với nguyên liệu chính là Malt, gạo, đường, hoa houblon, hoa viên tuỳ theo loại bia mà có kết cấu nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất tương ứng Thuyết minh quy trình: * Giai đoạn nấu và ủ men: - Đưa nguyên liệu malt, gạo vào xay nghiền, xay malt nấu malt, xay gạo nấu cháo dịch hoá hồ hoá đun sôi - Bơm nồi Malt sang nồi cháo thực hiện quá trình đường hoá trong khoảng 10-15 phút để đường hoá hết. Khi đó lọc dịch đường để lấy đường nha ban đầu, sản phẩm phụ là bã bia dùng cho chăn nuôi. - Chuyển dịch đường sang nồi đun hoa, dẫn lượng dịch đường rồi cho hoa houblon vào đun đủ tiêu chuẩn chuyển sang nồi lắng (làm lạnh sơ bộ) - Mạch nha được đưa sang nồi lạnh nhanh chóng sau đó đẩy vào tank lên men. Trong tank lên men người ta đã cho sẵn men tỷ lệ quy định (2%). Sau đó cho dịch nha và quá trình lên men sẽ diễn ra. Quy trình này chia làm 2 giai đoạn: lên men chính để nhiệt độ từ 10-16o với thời gian 7 ngày sau đó chuyển sang quá trình lên men phụ trong 5 ngày. * Giai đoạn lọc và chiết: Sau quá trình lên men đạt thời gian và tiêu chuẩn quy định cho sản phẩm của giai đoạn lên men qua máy lọc tách men để lấy sản phẩm trong (bia trong-bia tươi). Kết thúc giai đoạn lọc tuỳ từng loại bia tiến hành chiết: - Bia chai: Chai đưa vào máy rửa sạch làm khô, chiết bia vào chai, dập nút, thanh trùng, dán nhãn, nhập kho và tiến hành xuất xưởng. - Bia hơi: Bia trong sau khi lọc được đưa vào tank chứa khi có lệnh thì tiến hành xuất bán cho khách hàng. 4.4 Cơ cấu lao động của công ty Cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất là sự tăng số lượng cán bộ công nhân viên của công ty. Nếu như lúc mới thành lập công ty chỉ có vẻn vẹn 80 người thì đến nay đã có 215 người, lao động có trình độ đại hoc, cao đẳng cũng đã tăng lên. Bảng cơ cấu lao động qua các năm Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng lao động 165 191 215 1.LĐ có trình độ đại học 2. LĐ có trình độ CĐ,TC 3. LĐ khác 8 60 96 15 66 110 17 68 130 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Hiện nay công ty có 215 cán bộ công nhân viên, trong đó nam có 122 người chiếm 56,74% tổng số lao động, nữ có 93 người chiếm 43,26%, đồng thời qua số liệu số lượng cán bộ công nhân viên ở độ tuổi trên 50 tuổi là 7 người(chiếm 3,25%),41-50 tuổi là 16 người (chiếm 7,44%),31-40 tuổi là 56 người (chiếm 26,04%), 18-30 là 136 người (chiếm 63,27%). Qua đó có thể thấy cơ cấu lao động trong công ty là trẻ, số lượng CBCNV ở độ tuổi 18 -30 nhiều nhất và tiếp đó là 31-40 tuổi, đây là một trong những thuận lợi của công ty vì đây là lực lượng lao động có đủ trí lực và thể lực đóng góp tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4.5 Nguồn vốn của công ty trong các năm qua Việc bảo toàn và phát triển vốn luôn được công ty coi trọng bởi vì vốn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách và vốn vay do đó trong những năm qua do phải trả nợ vốn vay nên tình hình phân chia tiềm lực vốn cho các công việc kinh doanh cụ thể trở nên khó khăn hơn.Tuy vậy công ty đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn của mình. Mặc dù với nguồn vốn so với các công ty lớn khác còn hạn chế song những chiến lược cạnh tranh phù hợp đó công ty sẽ phát huy được nguồn vốn nội tại và dần tích luỹ được nguồn vốn lớn trong thời gian tới. Từ năm 2002 - 2004 vốn kinh doanh của công ty như sau: Năm Số vốn (triệu đồng) 2002 10.680 2003 11.440 2004 13.120 Nguồn: Phòng Tài vụ Phần II Kết luận về cơ sở thực tập trên quan điểm cá nhân 1. Kết quả và hiệu quả : Tuy thời gian thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay không phải là một quãng thời gian dài song công ty bia và nước giải khát Hà Tĩnh qua nhiều bước thăng trầm đã đi vào ổn định và dần đứng vững trên thị trường. Đặc biệt trong năm 2004 vừa qua có thể nói đã có những bước tiến quan trọng đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào quỹ đạo để ngày càng phát triển. Được sự giúp đỡ và ưu ái của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn cùng sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các sở ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh với sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã tổng kết hoạt động sản xuất - kinh doanh với thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực công tác. * Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Đến ngày 31/12/2004 công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 11,164 triệu lít bia thành phẩm (gồm 9,047 triệu lít bia chai Sài gòn 355 và 2,117 triệu lít bia hơi); đạt doanh thu 85,413tỉ đồng, nộp ngân sách 30,026 tỉ đồng, trả nợ đầu tư 27,363 tỉ đồng. So với năm 2003, sản lượng bằng 153,0%, doanh thu bằng 150,1% và nộp ngân sách tăng 199,8% (tức là gần gấp đôi), trả nợ đầu tư bằng 316.7%. Tất cả chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch năm 2004. Công tác quản lý điều hành sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên liệu năm 2004 có nhiều tiến bộ, đã khai thác một cách triệt để công suất thiết bị nhờ đó đẩy mạnh được sản xuất tăng gấp 1,5 lần so với năm 2003, đảm bảo thu hồi cao, chất lượng tốt. Đối với bia chai Sài gòn 355 việc duy trì ổn định chất lượng sản phẩm được công ty đặc biệt quan tâm. Hàng tháng, trên cơ sở kết quả phân tích kiểm nghiệm và kết quả cảm quan của Tổng Công ty, ý kiến của khách hàng, Lãnh đạo đã cùng cán bộ kỹ thuật xem xét tỉ mỉ và có xử lý, điều chỉnh thích hợp nhờ đó chất lượng sản phẩm luôn luôn ổn định, được đánh giá tốt. Về sản lượng Công ty đã cố gắng giao hàng đúng kế hoạch nhưng vẫn chưa ổn định, tháng cao nhất sản xuất và giao hàng được 900-1000 lít; tháng thấp nhất đạt khoảng 500-600 lít. Đối với bia hơi, hiện nay vẫn tiếp tục giữ vững được thương hiệu sản phẩm trên thị trường, được người tiêu dùng địa phương tiếp tục tín nhiệm nhờ chất lượng cao và ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay công ty đang tiếp tục phương án mở rộng bia hơi đạt 5triệu lít/ năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong tỉnh. Để đạt được những kết quả trên, tất cả các bộ phận trong công ty đã và đang có những cố gắng một cách đồng bộ. Công ty vẫn duy trì thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được xác nhận năm 2003, công tác đánh giá nội bộ hàng tháng được thực hiện tốt, việc xem xét của Lãnh đạo được thực hiện đúng quy định và kịp thời. Phòng kế hoạch kỹ thuật đã tham mưu kịp thời cho lãnh đạo công ty xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến vật tư, công nghệ và thiết bị; đã triển khai kế hoạch cụ thể đến từng bộ phận, đôn đốc công tác thực hiện kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch lên Tổng công ty đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Phòng vật tư đã cơ bản cung ứng, bảo quản vật tư đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Công tác giao nhận, bảo quản bia chai thành phẩm thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo chất lượng, mẫu mã. Thủ tục mua vật tư, phụ tùng, xác nhận mã số, nguồn gốc được thực hiện theo đúng quy định của Tổng Công ty và của Nhà nước, từng bước thực hiện theo qui chế đấu thầu và thông tư 121/2000/ TT-BTC của Bộ tài chính. Phòng Vi sinh - KCS đã chủ động kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, kiểm soát quá trình sản xuất đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác cho các bộ phận liên quan. Phân xưởng động lực đã cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn lực cho sản xuất. Hiện tại nguồn điện sau khi thay máy biến thế 560 KVA đã ổn định rất nhiều, nhờ đó đã giảm tối đa thời gian chạy máy phát điện, chỉ chạy bảo quản bán thành phẩm khi có sự cố lưới điện chung, không phải chạy phát điện trong giờ cao điểm như trước đây. Nguồn nhiệt nóng, lạnh được bảo đảm ổn định, liên tục; đặc biệt sau khi đưa lò hơi đốt than 1,5 T/h vào sử dụng đã chủ động hoàn toàn việc cấp nhiệt cho quá trình công nghệ. Công tác quản lý thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, xử lý sự cố đột xuất đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu sản xuất. Phân._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC419.doc
Tài liệu liên quan