Báo cáo Tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng và một số giải pháp hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phan đình phùng
Chương 1 Lịch sử hình thành và quá trìnhphát triển Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng trở nên đa dạng và phong phú. Điều đó đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng cũng phải không ngừng mở rộng. Đồng thời, để thực hiện chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) đã liên tục lập thêm những chi nhánh mới. Xuất p
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng và một số giải pháp hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phan đình phùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát từ vị trí 17 Phan Đình Phùng – Quận Ba Đình – Hà Nội với nhiều thuận lợi cho hoạt động của NHNo&PTNT, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT đã quyết định thành lập Chi nhánh NHNo & PTNT Phan Đình Phùng trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, chi nhánh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 10/12/2003.
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, theo quy định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng là chi nhánh NHNo&PTNT cấp V loại II - một đơn vị hạch toán phụ thuộc vừa kinh doanh trực tiếp như các thành viên khác vừa đảm nhận chức năng trung tâm thanh toán nội tệ toàn quốc.
Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng - CN Thăng Long là một bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, chi nhánh đã đằc biệt quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo. Sau các lần chia, tách, bổ sung cho đến nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã được biên chế một cách phù hợp với cơ cấu phòng ban như sau:
Ban giám đốc gồm:
- Một giám đốc phụ trách chung
- Ba phó giám đốc điều hành các trưởng phòng:
+ Một phó giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh
+ Một phó giám đốc phụ trách thanh toán quốc tế
+ Một phó giám đốc phụ trách kế toán- ngân quỹ
Cơ cấu thành ban: bao gồm 5 phòng ban
- Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Phòng Kế toán- ngân quỹ
- Phòng Thanh toán quốc tế
- Phòng Tổ chức hành chính
- Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban tại chi nhánh như sau:
1.1. Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh khai thác thị trường, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi có thể được trong các doanh nghiệp cũng như trong mọi tầng lớp dân cư. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, mở rộng tín dụng theo kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp cho vay đối với các thành phần kinh tế sao cho có hiệu quả và an toàn.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo uỷ quyền, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng theo phân cấp.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân.
- Tổng hợp lưu trữ số liệu từng kỳ, tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định. Xây dựng và thực hiện các mô hình thí điểm, theo dõi đánh giá, tổng kết, sơ kết.
- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và có biện pháp đề xuất giúp lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng.
- Lập kế hoạch cho công tác thu nợ, tính toán lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lí để phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường.
- Thực hiện chiến lược Marketing theo mục tiêu phát triển từng thời kỳ của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
1.2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ
- Trực tiếp quản lý các tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng, hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác mọi hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ nguyên tắc của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn sản phẩm của nhà nước và khách hàng.
- Tổ chức thực hiện thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức hành chính.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Tổ chức thu chi kiểm chọn phân loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành hoặc tiền rách nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành phải tiêu huỷ.
- Thực hiện đúng chế độ ra vào quản lý kho quỹ vận chuyển tiền nộp ngân hàng nhà nước, đưa ra các chi nhánh và ngược lại đảm bảo an toàn tiền bạc và các chứng chỉ có giá.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao cho.
1.3. Phòng thanh toán quốc tế
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập, xử lý chứng từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo quy định.
- Xử lý và tổ chức luân chuyển chứng từ và yêu cầu thanh toán quốc tế của chi nhánh kịp thời, chính xác.
- Kiểm tra kỹ thuật các điện giao dịch do chi nhánh gửi đi và ngân hàng nước ngoài gửi đến. Trường hợp phát hiện sai sót, phải thông báo ngay cho chi nhánh xử lý.
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại.
1.4. Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ
- Kiểm soát tham mưu giúp việc cho lãnh đạo trong việc thanh tra đảm bảo an toàn cơ quan và tài sản; tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra theo chương trình đề cương của trung tâm, lãnh đạo.
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà nước.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng, đồng thời báo cáo Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, giám đốc chi nhánh; thực hiện chuyên đề báo cáo, tổ chức giao ban thường kỳ và các nhiệm vụ khác.
1.5. Phòng tổ chức hành chính
- Tiếp nhận và in ấn các văn bản mua sắm tài sản công cụ lao động, văn bản phòng phẩm… và các phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh.
- Tư vấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến pháp lý, tài sản, cán bộ ngân hàng.
- Lưu trữ văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, đồng thời chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ nhân viên ngân hàng và các nhiệm vụ khác.
Chương 2:
Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo&PTNT Phan Đình Phùng trong thời gian qua
(2004-2005)
Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng là một chi nhánh còn non trẻ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nên ngay từ khi thành lập chi nhánh đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Hoạt động của chi nhánh chưa được khách hàng biết đến nhiều; việc quảng bá sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng còn trong phạm vi hẹp. Trong khi đó, trên địa bàn có rất nhiều các TCTD cùng hoạt động, nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước cũng như nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có bề dày lịch sử trong kinh doanh nên hoạt động của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Công tác kinh doanh của chi nhánh phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM, các TCTD có nhiều thế mạnh về vốn, về lãi suất đầu ra, lãi suất đầu vào, dịch vụ, công nghệ là một thách thức lớn đối với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Hà Nội nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng nói riêng.
Do mới đi vào hoạt động trong thời gian hơn 2 năm nên trang thiết bị, con người để đảm bảo cho công việc còn gặp nhiều khó khăn; việc tiếp thị quảng cáo cũng như chi phí cho công việc này chiếm tỷ trọng lớn; trên cùng địa bàn nhiều ngân hàng huy động vốn có lãi suất cao hơn của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. Là chi nhánh cấp V loại II do vậy quyền phán quyết và một số dịch vụ như thanh toán quốc tế của chi nhánh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trụ sở làm việc với diện tích quá nhỏ, chật hẹp, máy móc trang thiết bị phục vụ cho công việc giao dịch với khách hàng còn chưa đồng bộ, chưa hiện đại so với một số Ngân hàng khác trên địa bàn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, chi nhánh Phan Đình Phùng cũng đã có được những thuận lợi trong quá trình hoạt động. Với vị trí nằm ở trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều thành phần kinh tế quan trọng đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Là một đơn vị mới thành lập nên quá trình hoạt động của chi nhánh có thể tiếp thu và phát triển những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng khác. Hơn nữa, chi nhánh được hình thành trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Cùng với sự quan tâm của Ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và sự cố gắng của nhân viên chi nhánh Phan Đình Phùng và đặc biệt là Giám đốc chi nhánh đã nhanh nhạy tạo mối quan hệ với các đơn vị có nguồn vốn tiền gửi dồi dào với lãi suất thấp, tiếp thị được nhiều dự án lớn trị giá hàng chục triệu USD như dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, tiền gửi của dự án phát triển Ngân hàng… Chi nhánh còn đảm nhận là dịch vụ chi trả tiền đền bù cho các hộ dân của Ban dự án trọng điểm thành phố Hà Nội thu hút được nguốn vốn tiết kiệm với lãi suất thấp, chi phí rẻ. Ngoài ra, chi nhánh còn đang tiếp thị một số dự án khác như dự án thu tiền mua chung cư tại đường Huỳnh Thúc Kháng của công ty Đầu tư và Xây dựng thuộc thành uỷ Hà Nội; dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do vốn đầu tư của nước ngoài.
Trước những khó khăn và thuận lợi trên, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Phan Đình Phùng đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Cụ thể:
2.1. Về hoạt động tín dụng
2.1.1. Công tác huy động vốn
Chi nhánh đã áp dụng các hình thức tiền gửi, các loại lãi suất của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và của NHNo&PTNT Việt Nam quy định để thu hút tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đảm bảo nguồn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kinh tế. Chi nhánh đã chú trọng khâu phục vụ khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Chi nhánh đã tiếp thị được Ban quản lý các dự án trọng điểm thành phố Hà Nội, ký hợp đồng nhận, vận chuyển và chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho dân trên địa bàn thành phố. Tổng số tiền chi trả cho dân trong năm 2005 lên tới trên hai trăm tỷ đồng với số hộ chi trả lớn. Qua việc chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho Ban quản lý các dự án trọng điểm thành phố, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Sự biến động nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng được xem xét thông qua bảng số liệu sau :
Bảng 1. Tình hình biến động của nguồn vốn qua các thời điểm
Đơn vị : triệu đồng
Năm 2004, nguồn ngoại tệ 35.515 ngàn USD tương đương 554.034 triệu đồng, trong đó tiền gửi dự án phát triển Ngân hàng : 34.000 ngàn USD.
2.1.2. Công tác sử dụng vốn
Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua, chi nhánh NHNo & PTNT Phan Đình Phùng đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện cụ thể trong bảng sau :
Bảng 2. Tình hình sử dụng vốn qua các thời điểm
Đơn vị : tỷ đồng
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004-2005)
Như vậy, dư nợ tăng một cách mạnh mẽ qua các năm. Đặc biệt trong những năm 2005, chi nhánh đã đẩy tăng dư nợ một cách nhanh chóng, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nợ quá hạn năm 2004 giảm so với năm 2005 là……... Đến năm 2005, chi nhánh đã đạt được dư nợ lành mạnh, không có nợ quá hạn phát sinh. Đây là một thành tích rất lớn của cán bộ, công nhân viên chi nhánh nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Để đạt được kết quả như vậy, trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp sau :
- Giữ vững, củng cố và tăng cường có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả.
- Thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của Chính phủ, các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư.
- Thường xuyên coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để nâng dần khối lượng đầu tư trên cở sở đảm bảo an toàn vốn.
- Rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhạy, kịp thời cung cấp vốn cho các đối tượng khách hàng.
2.2. Về hoạt động kế toán- thanh toán
Mặc dù số lượng thanh toán viên còn hạn chế nhưng chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thanh toán với khách hàng, đặc biệt là việc làm dịch vụ đầu mối thanh toán cho một số cơ quan như : Kho bạc Gia Lâm, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Dịch vụ tiết kiệm bưu điện... Nhờ đó mà số lượng khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh ngày càng nhiều. với phong cách thái độ phục vụ lịch sự, nhanh nhạy tăng uy tín cho chi nhánh. Tổ chức quyết toán niên độ và các tháng và các quý đảm bảo ỡƠÁ q` ứ¿ 0 v bjbjqPqP 5ẩ : : ờm % ÿÿ ÿÿ ÿÿ Ô á á á á á á á ặ ” õ; õ; õ;
8 <