Lời mở đầu
Là một sinh viên năm cuối sắp ra trường, hành trang vào đời là những gì thầy cô trang bị, tự nghiên cứu qua sách báo tham khảo qua thực tế vẫn chưa đủ đối với mỗi sinh viên mà nhất là đối với sinh viên kinh tế chúng ta.
Thời gian thực tập 15 tuần thực sự rất bổ ích đối với mỗi sinh viên cuối khoá. Trong thời gian đầu, với 5 tuần đầu tiên đã giúp chúng em học hỏi được kinh nghiệm thực tế, cách làm việc, cụ thể hoá những kiến thức từ trong sách vở, giúp chúng ta nắm bắt kiến thức nha
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tình hình đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng kế hoạch và đầu tư huyện yên minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hơn, chắc chắn hơn và có điều kiện cọ sát với thực tế đời sống, giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời có cơ hội thực hành vận dụng kiến thức của mình để giải quyết những đòi hỏi của thực tế đời sống.
Với mong muốn được tìm hiểu về quê hương nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng em trưởng thành, em đã liên hệ thực tập tại Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh. Qua 5 tuần thực tập từ 10/1 - 18/2/2005 với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng Kế Hoạch và Đầu Tư đã giúp em có được một số hiểu biết về phòng để hoàn thành báo cáo thực tập và từ đó giúp em có cơ sở định hướng chọn đề tài thực tập.
Nội dung báo cáo thực tập gồm có:
I. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh.
II. Tình hình đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh.
III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh.
IV. Kết quả hoạt động những năm qua.
V. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
VI. Hướng nghiên cứu chuyên đề thực tập.
Em xin chân thành cám ơn các cô Hoàng Thị Mới và thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Huy Đức đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian quy định.
I. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh
Huyện Yên Minh là một Huyện vùng cao núi đá phía Bắc Tỉnh Hà Giang. Có đường biên giới quốc gia dài 29,6 km với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Huyện Yên Minh có diện tích tự nhiên là : 78.185 ha, trong đó diện tích đất đã sử dụng là : 33.216,66 ha, Chiếm 42,48%. Diện tích đất chưa sử dụng là: 44.968,34 ha, chiếm 57,52%. Diện tích đất nông nghiệp có : 16.012,34 ha chiếm 20%. Đất lâm nghiệp có : 16.365,57 ha, chiếm 20,93% diện tích.
Dân số toàn huyện có: 65.000 người, gồm 15 dân tộc anh em sống sen kẽ. Huyện Yên Minh có nhiều tiềm năng lợi thế nhất là tiềm năng đất đai, nguồn lãnh đạo dồi dào nhưng hiện tại nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp. Do địa bàn rỗng và nhiều dân tộc chung sống với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc khác nhau, trình độ dân trí còn thấp. Nhiều tập tục lạc hậu. Cơ sở hạ tầng đã có sự đầu tư song còn thiếu, còn chưa đồng đều so với nhu cầu phát triển. Đó là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
Huyện Yên Minh được chia tách từ Huyện Đồng văn và thành lập tháng 12/1962. Đến ngày 15/01/1963 Huyện Yên Minh chính thức làm việc tại cơ sở mới, nhiệm vụ chính trị đầu tiên của Đảng bộ Huyện Yên Minh là xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị để lãnh đạo nhân dân tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Cùng với sự ra đời của Huyện. Các bộ phận chức năng của Huyện cũng được củng cố và hình thành, trong đó có bộ phận kế hoạch thống kê.
Tháng 1/1963 bộ phận kế hoạch thống kê được hình thành gồm có 2 người với nhiệm vụ là tổng hợp, sử lý dữ liệu. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền Huyện trên các lĩnh vực kinh tế văn hoá, xã hội để tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất trên địa bàn toàn Huyện sau khi chia tách. Về phương hướng và nhiệm vụ, nhiệm kỳ 1963 - 1964 là tăng cường giáo dục và phát động phong trào toàn Đảng, toàn dân thi đua đoàn kết các dân tộc, thực hiện cải cách dân chủ, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo đảm cho nhân dân ổn định sản xuất, củng cố và xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự nguyện sẵn sàng hưởng ứng các phong trào thi đua yêu Nhà nước của các tầng lớp nhân dân do Nhà nước và Huyện phát động. Trong giai đoạn này bộ phận kế hoạch, thống kê gặp không ít khó khăn cả về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và con người làm việc … có thể nói rằng qua 3 năm xây dựng và phát triển. Trong thời điểm thực sự khó khăn (1963 - 1965) mặc dù được tách lập vào thời điểm giữa của kế hoạch 5 năm song bộ phận thống kê kế hoạch vẫn nêu cao quyết tâm tham mưu đắc lực cho Huyện thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch, đảm bảo vừa xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vừa chi viện đắc lực cho tiền tuyến đánh Mĩ.
* Trong giai đoạn (1966-1968) bộ phận kế hoạch đã được củng cố và kiện toàn cả về cơ sở làm việc và con người, lúc này gọi là : Ban thống kê - kế hoạch gồm có 4 người, trong đó có 1 đồng chí Trưởng ban và 3 cán bộ nghiệp vụ, với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xây dựng kế hoạch ngắn, trung, dài hạn, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền Huyện xác định được tình hình và nhiệm vụ của địa phương trong bối cảnh chung của miền bắc là vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là phát triển kinh tế miền núi, chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự chủ động đập tan âm mưu của bạn phản động, từ đó tạo điều kiện cho Huyện nhà tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp. Vận động đồng bào định canh định cư khai hoang mở rộng diện tích canh tác được tiến hành mạnh mẽ hơn. Đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác trồng các giống lúa và ngô mới để tăng năng suất. Mức lương thực bình quân hàng năm đã đạt trên 250kg/người/năm. Ngoài ra còn vận động bà con trồng thêm cây rau, cây đậu … phục vụ đời sống hàng ngày của đồng bào. Trong 3 năm (1966-1968) sản lượng bình quân thóc đạt 19 tạ/ha, ngô đạt 10 tạ/ha. Trên cơ sở đó thu thuế nông nghiệp đạt trên 95 % chỉ tiêu kế hoạch giao. Chăn nuôi được chú trọng áp dụng rộng rãi trong các hợp tác xã và nhân dân. Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, sự nghiệp giáo dục - y tế, phong trào văn hoá, văn nghệ đã được Huyện quan tâm chỉ đạo, từng bước được củng cố và phát triển.
* Giai đoạn (1970-1972) về cơ cấu chỉ tiêu của ban đã được tăng cường 6 người, trong đó có 1 trưởng ban và phó ban. Nhiệm vụ lúc này của ban càng nặng nề khối lượng công việc nhiều, trình độ cán bộ lúc này cũng chỉ giải quyết tình thế với công việc, chưa có cán bộ nào được đào tạo chính quy, chuyên ngành. Thậm chí có cán bộ mới học hết lớp 5, lớp 6 phổ thông. Giai đoạn này rất khó khăn cho công tác kế hoạch, thống kê. Song với sự chịu khó nghiên cứu học hỏi, sự nỗ lực đoàn kết nội bộ tốt, toàn ban đã vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Giai đoạn (1973-1975) lúc này về cơ cấu của đơn vị cũng có sự thay đổi cả về con người và cơ sở vật chất Phòng kế hoạch đã hoạt động độc lập tách khỏi đơn vị thống kê. Về bộ máy làm việc gồm có 3 người trong đó có 1 Trưởng phòng. Nhiệm vụ lúc này là tổng hợp xây dựng kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch trên địa bàn Huyện. Phối hợp với Phòng nông nghiệp tham mưu cho cấp Uỷ, Chính quyền Huyện tổ chức hội nghị sản xuất năm 1972 để rút ra những ưu, khuyết điểm trong công tác lãnh chỉ đạo. Đồng thời đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch cũng như các biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp năm 1973.
* Giai đoạn (1975 - 1978) cơ sở vật chất được nâng lên, điều kiện làm việc đã được cải thiện, về cơ cấu tổ chức của Phòng đã có 4 người trong đó có 1 Trưởng phòng. Chức năng nhiệm vụ của Phòng ngoài việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch đôn đốc, kiểm tra, quản lý tình hình thực hiện kế hoạch. Phòng còn được giao một nhiệm vụ tham mưu cho Huyện chuẩn bị cho cuộc tổng điều tra quỹ đất đai trên toàn địa bàn Huyện. Từ khi chia tách và thành lập Huyện (12/1962). Về mặt bằng trình độ trong giai đoạn này đã có 2 cán bộ Trung cấp và 2 cán bộ sơ cấp ngành kế hoạch. Về cơ cấu kinh tế giai đoạn này là tập trung cố gắng để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp phát huy thế mạnh của các loại cây công nghiệp như cây chè, cây trẩu, các loại cây có dầu và cây ăn quả. Vận động nhân dân các dân tộc trong Huyện tổ chức lại sản xuất củng cố và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp. Chăn nuôi theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chú ý việc thâm canh tăng năng suất cây lương thực trên toàn bộ diện tích hiện có để đảm bảo tự túc lương thực tại chỗ đến mức tối đa. Đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò, lợn để có thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh củng cố Hợp tác xã, mở rộng quy mô Hợp tác xã, đưa Hợp tác xã từ cấp thấp lên cấp cao, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất.
* Giai đoạn (1979 - 1986) trong giai đoạn này về cơ cấu tổ chức cơ bản đã đủ sức để gánh vác nhiệm vụ về trình độ tương đối đồng đều. Có 2 trình độ Đại học và 3 trình độ trung cấp, không còn sơ cấp. Trong đó có 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng. Với chức năng, nhiệm vụ giai đợn này là xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành của Tỉnh khảo sát, quy hoạch, xây dựng các dự án phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn Huyện. Cũng trong giai đoạn này Tỉnh (gọi là Tỉnh Hà Tuyên) từ đó nhiệm vụ của Phòng kế hoạch lại lớn thêm về khối lượng công việc. Lúc này cuộc chiến tranh biên giới bùng nổ. Nhiệm vụ chủ yếu của Huyện Yên Minh là tập trung lãnh chỉ đạo, chỉ đạo cấp ngành, các cấp và quần chúng nhân dân chuyển hướng mọi hoạt động kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng sang thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. thực hiện sự lãnh chỉ đạo của Huyện. Cán bộ, nhân dân, chiến sỹ các lực lượng vũ trang trong Huyện đã ra sức sản xuất, công tác và săn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng, các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Giao thông vận tải, Giáo dục, Y tế, Ngân hàng, Tài chính… trong những lúc khó khăn, phức tạp, kể cả lúc chiến sự xảy ra căng thẳng nhưng vẫn hoạt động tốt.
* Giai đoạn (1986 - 2000) giai đoạn này Phòng kế hoạch chuyển tên cơ quan thành Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện Yên Minh. Với tổng biên chế 5 người, trong đó có 1 đồng chí Trưởng phòng và 1 đồng chí Phó phòng. Nhiệm vụ lúc này có 3 người làm công tác kế hoạch và 2 người làm công tác dự án (135 - CP và HPM). Đối với Huyện Yên Minh Đại hội Đảng bộ Huyện xác định. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu trong đó phát triển sản xuất nông nghiệp là quan trọng. Trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp Đảng bộ ưu tiên sản xuất lương thực, nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Trong 5 năm qua (1996 - 2000) Huyện Yên Minh đã được Trung ương, Tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư nhiều như trợ giá giống, phân bón, hỗ trợ phát triển thuỷ lợi, mở rộng diện tích … Đặc biệt chú trọng đầu tư có hiệu quả cho các chương trình hạ tầng cơ sở nông thôn. Năm 2000 diện tích gieo trồng toàn Huyện đạt 10.849 ha. Tăng : 1.146 ha so với năm 1996. Trong đó diện tích lúa 2 vụ tăng 74,3 ha, diện tích ngô tăng : 976 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 18.842 tấn, mức tăng bình quân hàng năm là : 3,04% bình quân lương thực đầu người đạt : 300 kg/năm.
* Giai đoạn 2000 - 2004. Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện được định biên 6 người, trong đó có 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng 4 cán bộ nghiệp vụ. Nhiệm vụ trong giai đoạn này là tổng hợp, tham mưu và xây dựng kế hoạch chíên lược phát triển kinh tế xã hội của Huyện, xây dựng các dự án quy hoạch tổng thể, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và các dự án trên địa bàn Huyện.
II - Tình hình đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện :
Cùng với tình hình đặc điểm chung của Huyện Yên Minh Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang là một cơ quan chức năng của Huyện. Được biên chế 06 cán bộ gồm 3 dân tộc. Dân tộc Giấy : 01 người, dân tộc Tày: 01 người, dân tộc Kinh : 04 người, có độ tuổi cao nhất là : 45 tuổi và trẻ nhất là: 25 tuổi. Về trình độ chuyên môn có 3 Đại học và 3 Trung cấp, trình độ lý luận có: 01 cao cấp, 3 Trung cấp và 2 sơ cấp. Trong đó có 1 Trưởng phòng là nữ người dân tộc Giấy và 1 Phó phòng. Vị trí, địa điểm làm việc của Phòng được bố trí chung cùng với các Phòng ban chức năng của Huyện nằm trong khuôn viên UBND Huyện.
Sơ đồ
làm việc của Phòng kế hoạch và đầu tư
Huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang
Trưởng phòng
Phó phòng
Cán bộ chuyên trách khối
Văn hóa - xã hội thương mại và dịch vụ
Cán bộ phụ trách khối
Kinh tế - tổng hợp
Cán bộ
theo dõi
Dự án
Cán bộ chuyên trách mảng: Công - nông - lâm ngư nghiệp và xã, thị trấn
1. Trưởng phòng : Phụ trách chung, tổ chức xây dựng kế hoạch xây dựng quy hoạch các dự án phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp xây dựng báo cáo năm, 5 năm. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trên các lĩnh vực hàng năm và 5 năm. Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, công tác quản lý, điều hành cán bộ dưới quyền thực hiện chương trình nhiệm vụ được giao, chịu sự quản lý và điều hành của UBND Huyện và chịu trách nhiệm trước cấp Uỷ, UBND Huyện về thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành cán bộ dưới quyền.
2. Phó phòng : Tham mưu, giúp Trưởng phòng quản lý trực tiếp các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, trực tiếp tổng hợp và xây dựng báo cáo tháng, quý về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Thay Trưởng phòng quản lý, điều hành mọi công việc trong cơ quan khi Trưởng phòng đi công tác vắng.
3. Cán bộ chuyên trách mảng : Công - nông - lâm - ngư nghiệp và các xã : Đôn đốc, theo dõi, tổng hợp về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế theo kế hoạch giao. Xây dựng kế hoạch hàng năm, tham mưu cho Phó trưởng Phòng tổng hợp xây dựng báo cáo và xây dựng kế hoạch hàng năm.
4. Cán bộ chuyên trách khối văn hóa - xã hội : Đôn đốc kiểm tra hoạt động lĩnh vực văn hóa - xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tham mưu cho Phó trưởng Phòng và Trưởng phòng về các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mình quản lý. Xây dựng kế hoạch hàng năm về khối được phụ trách.
5. Cán bộ phụ trách khối kinh tế, tổng hợp :
Quản lý và theo dõi khối kinh tế tổng hợp kịp thời phản ánh cho lãnh đạo về các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đồng thời xây dựng kế hoạch hàng năm theo cơ cấu của từng đơn vị trình lãnh đạo để tổng hợp xây dựng kế hoạch chung.
6. Cán bộ theo dõi dự án :
Quản lý và đôn đốc thực hiện các dự án trên địa bàn tổng hợp, xây dựng kế hoạch dự án đầu tư, tham mưu cho lãnh đạo trong việc đầu tư các hạng mục công trình trên địa bàn đúng và phát huy được hiệu quả. Giúp lãnh đạo xây dựng các dự án trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm làm cơ sở thực hiện cho những năm tiếp theo.
Ngoài các nghiệp vụ, chuyên môn được phân công đảm nhiệm các bộ phận nghiệp vụ còn có mối quan hệ trực tiếp với nhau về nghiệp vụ chuyên môn, bổ trợ cho nhau và thống nhất về quan điểm, về các tư liệu giúp cho Phó trưởng Phòng tổng hợp chung về các chỉ tiêu kế hoạch xã hội trên địa bàn toàn Huyện.
III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh
1. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện với chức năng và nhiệm vụ. Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND Huyện đồng thời dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Giang. Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện với chức năng tổng hợp tham mưu hoạch định, xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên địa bàn toàn Huyện. Đồng thời tham mưu cho UBND Huyện về công tác quản lý đầu tư các chương trình trên địa bàn toàn Huyện, làm đầu mói phối hợp và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước với các Ban ngành, các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước ở địa phương.
2. Quyền hạn của phòng Kế Hoạch và Đầu Tư Huyện Yên Minh :
Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Yên Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a/. Trình UBND huyện ban hành quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của phòng theo qui định của pháp luật, phân cấp của Sở Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đẫ trình.
b/.Trình UBND huyện quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp xã và các Phòng, của huyện theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.
c/.Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển - xã hội của cả tỉnh trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển linh tế - xã hội của huyện.
d/. Về quy hoạch và kế hoạch:
- Chủ trì tổng hợp và trình UBND huyện quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngành ngân sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phat triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
Trình UBND huyện chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phat triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quí, năm để báo cáo UBND huyện điều hoà, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của huyện.
Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND huyện giao.
Hướng dẫn các phòng, UBND các xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện đã được phê duyệt.
Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của Sở, Ban, ngành và quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Phối hợp với PhòngTài chính lập dự toán ngân sách Huyện và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong Huyện để trình Chủ tịch UBND Huyện phê duyệt.
3. Mối quan hệ công tác giữaTrưởng Phòng với Chủ tịch UBND các xã, phường:
+ Chủ tịch UBND các xã, phường khi có yêu cầu làm việc với Trưởng Phòng, về lĩnh vực quản lý ngành trên địa phương mình, cần chuẩn bị kỹ về nội dung và thông báo trước với cơ quan liên quan. Trưởng Phòng phải trực tiếp (hoặc phân công cấp phó) gặp và làm việc với Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) UBND xã, Phường.
+ Trưởng Phòng có trách nhiệm giải quyết các đề nghị của Chủ tịch UBND xã, phường theo thẩm quyền của mình và phải có ý kiến trả lời bằng văn bản; nếu Trưởng Phòng không có ý kiến trả lời thì Chủ tịch UBND xã, phường báo cáo Chủ tịch UBND huyện biết để chỉ đạo giải quyết.
+ Trường hợp các kiến nghị của địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ sở nhưng liên quan đến nhiều ngành thì Chủ tịch UBND xã, phường đề nghị một cơ quan có liên quan đến nội dung chính trong tờ trình của mình làm đầu mối giải quyết. Cơ quan được xã, phường đề nghị làm đầu mối có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các kiến nghị của xã, phường. Trường hợp các cơ quan liên quan không thống nhất được cách giải quyết thì cơ quan đầu mối báo cáo rõ các ý kiến khác nhau để UBND huyện xem xét quyết định; đồng thời thông báo cho xã, phường liên quan biết.
+ Văn phòng làm đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan, hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND huyện quyết định những vấn đề xã, phường đề nghị vượt quá thẩm quyền của Trưởng Phòng.
+ Trưởng Phòng thường xuyên phối hợp với Chủ tịch UBND xã, phường hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc các phòng chuyên môn của UBND xã, phường trong việc thực hiện các quy định của ngành, lĩnh vực.
- Các thủ tục cần thiết khi trình UBND huyện giải quyết công việc:
+ Công văn, tờ trình UBND huyện phải do Trưởng Phòng (trường hợp Trưởng Phòng đi vắng thì uỷ quyền cho cấp phó) ký và đóng dấu đúng thẩm quyền.
+ Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng của cơ quan khác, trong hồ sơ trình phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các cơ quan đó.
+ Đối với các đề án phải kèm theo:
* Tờ trình UBND huyện, thuyết minh rõ nội dung chính của đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau.
* Văn bản của cơ quan đề án.
* Báo cáo ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan.
* Dự thảo văn bản giải quyết. Các dự thảo phải được quy định rõ ràng, cụ thể để khi văn bản được thông qua có thể thực hiện được ngay.
* Hồ sơ trình UBND Huyện phải được vào sổ văn thư của Văn phòng.
- Đề án hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (gọi chung là đề án) trình HĐND huyện, UBND huyện thuộc Phòng thì Trưởng Phòng làm chủ trì đề án (gọi chung là cơ quan chủ đề án) và phải chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức hành chính và thời hạn trình.
Đối với các đề án cần xin ý kiến, chủ trương của Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ thì Thủ trưởng cơ quan chủ đề án phải báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch trước khi trình.
IV - kết quả thực hiện nhiệm vụ và nguyên nhân tồn tại
Trong giai đoạn (1999 - 2004) Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang. Hoà chung với khí thế thi đua sôi nổi toàn Tỉnh nói chung và toàn Huyện Yên Minh nói riêng. Toàn bộ CCVC Phòng kế hoạch và đầu tư Huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao cụ thể như sau :
- Tổ chức xây dựng kế hoạch năm 1999, kế hoạch năm 1999 - 2001 và kế hoạch 5 năm 1999 - 2004 trình UBND Huyện và bảo vệ thành công với Tỉnh.
Lựa chọn và cân đối chủ yếu về tài chính, ngân sách vốn đầu tư XDCB. Các nguồn vốn tài trợ trên địa bàn Huyện.
Quản lý Nhà nước về đầu tư và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của xã, của Huyện, các dự án quy hoạch, phát triển của ngành, quy hoạch trung tâm cụm xã, dự án 135 - CP trên địa bàn Huyện.
Tổ chức triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện, các chỉ tiêu kế hoạch đến các ngành, các xã, các đơn vị trên địa bàn Huyện, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án trình UBND Huyện. Đồng thời chủ động đề xuất các biện pháp, các giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã giao. Với sự chủ động và tham mưu kịp thời. Năm 2004 toàn Huyện đã thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu cơ bản như sau :
A - Về kinh tế :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,86%.
Trong đó : + Nông lâm nghiệp tăng : 5,12%.
+ Công nghiệp xây dựng tăng : 44,22%.
+ Thương mại dịch vụ tăng : 14,82%.
- Cơ cấu kinh tế : Nông - lâm nghiệp chiếm 56,79%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,38%, thương mại dịch vụ chiếm 24,83%.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt : 2.573.000đ (tăng 235.000đ so với năm 2003) đạt 95% Nghị quyết HĐND Huyện.
- Tổng sản lượng lương thực (thóc ngô) đạt 23.578,6 tấn tăng so với năm 2003 là : 67,93 tấn, đạt 96,7% so với Nghị quyết.
- Bình quân lương thực đạt : 346 kg/người/năm ; đạt 99% so với Nghị quyết.
- Thu ngân sách trên địa bàn Huyện đạt : 5.027.478.437đ ; đạt 100% kế hoạch giao.
B - Văn hoá - xã hội :
- Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,8% giảm 0,06% so với năm 2003.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,09%, giảm so với năm 2003 là 1,77%.
- Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi (6 - 14 tuổi) đến trường đạt 93,5%. Tăng so với năm 2003 là 0,3%.
- Diện phủ sóng truyền hình đạt 80%, phủ sóng phát thanh đạt 100%.
C - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu năm 2004 :
1. Sản xuất nông - lâm nghiệp :
1.1. Cây lương thực :
Tổng diện tích gieo trồng cả năm thực hiện : 13.009/12.800 ha đạt 101,6% kế hoạch, tăng so với năm 2003 là 402,9 ha.
- Tổng sản lượng lương thực là : 23.565,8 tấn/24.383,1 tấn đạt 96,7% kế hoạch.
1.2. Chương trình trồng cỏ và cây sa mộc :
a. Trồng cỏ làm thức ăn gia súc : Toàn Huyện đã trồng mới được 352,2ha/400ha đạt 88% kế hoạch, chủ yếu là giống cỏ Goa tê ma la và cỏ voi.
b. Trồng mới cây sa mộc : Trong năm 2004 đã thực hiện được 2.882 ha đạt 176,7% kế hoạch cả năm.
1.3. Cây công nghiệp :
a. Cây chè : Diện tích hiện có 276 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 236 ha, năng suất thu hoạch 24,1 tạ/ha sản lượng đạt 569 tấn.
b. Cây mía : Diện tích mía toàn Huyện có 178 ha. Chủ yếu phục vụ thị trường trong Huyện.
1.4. Cây ăn quả :
a. Cây xoài : Diện tích hiện có 864 ha, diện tích cho thu hoạch 350 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 60 tấn.
b. Cây ăn quả khác : Cây hồng không hạt diện tích trồng 0,7 ha, cây nhãn, vải 20,2 ha, cam, quýt 12,5 ha.
2. Chăn nuôi :
* Gia súc, gia cầm :
- Đàn bò : 13.886 con/13.590 con đạt 102,17% kế hoạch.
- Đàn trâu : 14.831 con/16.050 con đạt 92,4% kế hoạch.
- Đàn lợn : 25.746 con/25.570 con đạt 100,75% kế hoạch.
- Đàn dê : 8.999 con/8.580 con đạt 104,88% kế hoạch.
- Đàn ngựa : 2.762 con/3.640 con đạt 75,8% kế hoạch.
- Đàn gia cầm : 128.255 con/131.211 con đạt 97,74% kế hoạch.
- Đàn ong : 1.376 tổ/1.400 tổ đạt 98,28% kế hoạch.
* Thuỷ sản : Toàn Huyện có 25 ha ao hồ. Chủ yếu nuôi trồng quảng canh : cá chắm cỏ, cá chép, cá rô phi ... năng suất thấp. Trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra.
3. Lâm nghiệp :
* Công tác phòng chống cháy rừng :
- Năm 2004 diễn biến thời tiết phức tạp, thời gian khô hạn kéo dài, ít mưa khả năng xảy ra cháy rừng lớn. Song công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng được thường xuyên quán triệt sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Các Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng các xã được kiện toàn và hoạt động tích cực do vậy số vụ cháy rừng xảy ra ít hơn so với năm 2003. Tổng số vụ cháy rừng năm 2004 xẩy ra 3 vụ diện tích bị cháy là : 1,5 ha.
* Công tác quản lý lâm sản : Thường xuyên tuyên truyền các văn bản quy định quản lý lâm sản cho nhân dân. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các biểu hiện vi phạm gây ảnh hưởng tới vốn rừng. Số vụ vi phạm trong năm là 9 vụ đã được xử lý 100% số vụ vi phạm.
4. Định canh - định cư :
+ Trong năm thực hiện 06 dự án định canh - định cư :
- Bảo vệ rừng năm 4 : 50/50 ha đạt 100% kế hoạch
- Bảo vệ rừng tự nhiên năm 5 : 500/500 ha đạt 100% kế hoạch.
- Khoanh nuôi, phục hồi rừng năm 4 : 500/500 ha đạt 100% kế hoạch.
- Khai hoang ruộng bậc thang : 26,3 ha/26,3 ha đạt 100% kế hoạch.
* Chương trình xây dựng khu nông thôn mới :
- Trong năm thực hiện thí điểm tại 1 xã vùng dân tộc Hmông. Đã vận động được 110 nhà/110 nhà đạt 100% kế hoạch. Về kết cấu hạ tầng. Đường bê tông đã hoàn thành 3 km. Phấn đấu hoàn thành việc kéo điện thắp sáng cho các hộ gia đình và xây dựng trạm phát lại truyền hình tại khu nông thôn mới trong năm 2004.
5. Các chương trình trọng tâm :
5.1. Chương trình xoá nhà tạm :
- Kế hoạch năm 2004 giao 500 hộ thực hiện hoàn thành 500 hộ đạt 100% kế hoạch.
5.2. Chương trình kiên cố hoá kênh mương :
- Chỉ tiêu Huyện giao là 3 km. Thực hiện 3,05 km đạt 101% kế hoạch.
5.3. Chương trình đường bê tông loại 3,5m : kế hoạch giao là 3 km thực hiện được 3 km đạt 100% kế hoạch.
5.4. Chương trình sân trường bê tông : kế hoạch giao 5 sân thực hiện 6 sân đạt 120% kế hoạch.
5.5. Chương trình bể nước : kế hoạch giao 250 cái hoàn thành 250 cái đạt 100% kế hoạch.
6. Các chương trình dự án :
* Chương trrình 135 : Kế hoạch giao khởi công mới năm 2004 là : 5 công trình, trong đó có 1 công trình lớp học 2 tầng ở xã Sủng Thài, 1 nhà trạm xá Đông Minh và 1 công trình chợ ở xã Bạch Đích và 2 công trình nước sinh hoạt ở xã Đông Minh và Sủng Thài, đên nay đã hoàn thành 50% khối lượng công trình.
* Chương trình trung tâm cụm xã :
- Năm 2004 vốn được bố trí trả nợ cho 7 công trình đã hoàn thành từ năm trước chuyển sang. Không có công trình khởi công mới.
7. Giao thông - xây dựng - công nghiệp :
7.1. Giao thông :
- Đầu năm 2004 đã hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường nâng cấp rải nhựa từ đỉnh 1051 đi trung tâm xã Sủng Cháng. Tuyến đường trung tâm cụm xã Mậu Duệ đang thi công. Đã huy động được 11.539 công lao động công ích để tu sửa các tuyến đường từ Huyện và các xã, đảm bảo giao thông, thông suốt.
7.2. Xây dựng cơ bản :
- Năm 2004 thực hiện 2 công trình nhà lớp học 2 tầng Trường cấp I và trường cấp II thị trấn Yên Minh và 3 trụ sở 2 tầng thuộc xã Bạch Đích, Thắng Mố và Lao Và Chải đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng. Còn 3 công trình đang thi công dở đang là : Phòng khám chữa bệnh Trung tâm y tế, nhà hiệu bộ, nhà ăn Trung tâm giáo dục thường xuyên. 14 nhà lưu trú giáo viên 50 triệu đồng/nhà. Đã thực hiện được 14 nhà đạt 100% kế hoạch.
7.3. Công nghiệp :
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy gạch tuy nel công suất 5 triệu viên/năm và có nhiều Hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra đời như gạch không nung, chế biên nông - lâm sản, dịch vụ tổng hợp đã góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Huyện.
8. Hoạt động thương mại :
- Các dịch vụ, hoạt động kinh doanh trên địa bàn khá phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Năm 2004 đã cung ứng 85 tấn dầu hoả 40 tấn muối I ốt và 6 tấn giấy, vở viết, hệ thống chợ phiên trên địa bàn Huyện đang phát triển mạnh 9/18 xã, thị trấn đã có chợ từ đó nhu cầu trao đổi mua bán tiêu thụ sản phẩm của nhân dân đã được đáp ứng.
9. Hoạt động Bưu điện :
- Đến nay toàn Huyện đã có 7 điểm văn hóa xã và hoạt động tốt đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, công tác viễn thông đảm bảo phục vụ nhu cầu đàm thoại trong nước và Quốc tế. Trên địa bàn Huyện đã có 580 máy điện thoại. 100% các xã đã có máy điện thoại.
10. Hoạt động Ngân hàng :
- Tổng vốn huy động trong năm 41.650 triệu đồng đạt 98,5% kế hoạch năm. Đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và các hộ gia đình.
- Tổng dư nợ vay : 41.600 triệu đồng chủ yếu cho vay sản xuất và cho vay phát triển các doanh nghiệp các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và các hộ gia đình phát triển chăn nuôi, tạo việc làm...
11. Hoạt động Kho bạc :
- Kho bạc Nhà nước phối hợp tốt với các cơ quan thu trên địa bàn Huyện luôn đáp ứng kịp thời các khoản chi thường xuyên và chi đột suất của các đơn vị dự toán của 4 cấp ngân sách trên địa bàn Huyện.
12. Tài chính :
- Công tác quản lý thu - chi ngân sách trên địa bàn được thực hiện theo đúng Luật ngân sách và luôn đảm bảo cân đối thu - chi đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Tổng thu ngân sách trong năm : 46.037.673.437đồng, trong đó thu thuế và phí 1.800.000.0._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC694.doc