Báo cáo Tổng hợp về tình hình chung về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Lời mở đầu Sau quá trình học tập, nghiên cứu về lý luận và các vấn đề lý thuyết tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội, em đã được nhà trường giới thiệu và Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chấp nhận thực tập để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trong vài tuần đến thực tế ở Ngân hàng và được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thầy GS-TS Cao Cự Bội cùng nhiều cán bộ nhân viên các phòng ban Ngân hàng về lý thuyết và thực tiễn nghiệp vụ nên em xin được tổng hợp về những hiểu biết của mình về

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tình hình chung về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam . Báo cáo tổng hợp này gồm 3 phần: Phần một-Khát quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Phần hai-Tình hình chung về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Phần ba -Một số giải pháp và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy GS-TS Cao Cự Bội cùng cán bộ nhân viên các phòng han tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã và sẽ giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. Hà nội, tháng 02 năm 2001 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Dũng Phần I-Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam I-Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt nam Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 mà tổ chức tiền thân là cục quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt nam. Trong thời kỳ đó, Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò quản lý vĩ mô theo chủ trương chính sách của Chính phủ vừa đảm bảo vai trò kinh doanh nên cục quản lý ngoại hối coi như là bộ phận phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của Việt nam. Ngay từ khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã phải đối mặt với những thách thức lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc. Trong suốt cuộc kháng chiến, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã làm tròn nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm và làm tốt chức năng trung tâm thanh toán quốc tế duy nhất ở Việt nam đồng thời tham gia trực tiếp vào công tác tổ chức chi viện tài chính cho chiến trường Miền nam. Sau khi hoà bình lập lại, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam không chỉ thực hiện chức năng là Ngân hàng đối ngoại duy nhất của đất nước mà còn thực hiện vai trò quản lý toàn bộ vốn ngoại tệ của quốc gia. Toàn bộ các hoạt động xuất nhập khẩu, mọi đồng vốn ngoại tệ đã được Ngân hàng Ngoại thương Việt nam thực hiện và sử dụng để phục vụ cho công cuộc kiến thiết và hàn gắn chiến trong điều kiện khó khăn, bó buộc do hậu quả của chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ. Khi hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 286 QĐ-NH ngày 21/09/96 thành lập theo mô hình tổng công ty Nhà nước tại quyết định số 90/TTg ngày 07/05/1994 theo uỷ quyền của thủ tướng Chính phủ. Bước vào kinh tế thị trường, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã từng bước thay đổi, thích nghi dần với cơ chế mới và đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển đất nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng của Nhà nước. Trong thời gian qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã triển khai mô hình tổ chức mới theo loại hình Doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt và sắp xếp lại tổ chức nội bộ để thực hiện các đề án hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Đến nay, Ngân hàng đã qui tụ và đào tạo được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm gần 3000 người trong toàn hệ thống. Bên cạnh những cán bộ có thâm niên , nhiều kinh nghiệm trong công tác, ngân hàng còn có một đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo có năng lực để tiép cận với những đổi mới và đáp ứng yêu cầu công việc trong vài năm tới. Hiện nay, Ngân hàng ngoại thương Việt nam đã phát triển thành một hệ thống hơn 20 chi nhánh trong nước, 1 công ty Tài chính và 3 Văn phòng đại diện ở nước ngoài với tổng số gần 3000 cán bộ công nhân viên. Ngân hàng còn đầu tư vốn vào 14 Doanh nghiệp khác, 3 liên doanh với nước ngoài, 6 ngân hàng cổ phần, 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản. Ngân hàng ngoại thương Việt nam đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại hơn 80 nước trên thế giới, được nối mạng Swift quốc tế, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại nhất trong các ngân hàng Việt nam, và nhất là có một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và được đào tạo lành nghề. Với tên gọi : Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Tên giao dịch quốc tế : Bank for International Trade and Commere of Việt nam Trụ sở chính :198 Trần Quang Khải Và thuê trụ sở tại :28 Phan Chu Trinh II-Chức năng của Ngân hàng ngoại thương Việt nam Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là một ngân hàng quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật ngân hàng và Luật doanh nghiệp. Theo đó Ngân hàng có những chức năng và nhiệm vụ sau: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phân kinh tế. Cho vay uỷ thác theo các chương trình của Chính phủ, chủ đầu tư trong và ngoài nước… Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất-nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiểm đếm, giao nhận tiền tận nơi cho khách hàng. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống SWIFT trên toàn thế giới. Thực hiện các nghiệp vụ nghân hàng khác….. III-Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ngoại thương Việt nam Hiện nay, Ngân hàng ngoại thương Việt nam đã phát triển thành một hệ thống hơn 20 chi nhánh trong nước, 1 công ty Tài chính và 3 Văn phòng đại diện ở nước ngoài với tổng số gần 3000 cán bộ công nhân viên. Ngân hàng còn đầu tư vốn vào 14 Doanh nghiệp khác, 3 liên doanh với nước ngoài, 6 ngân hàng cổ phần, 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản. Ngân hàng ngoại thương Việt nam đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại hơn 80 nước trên thế giới, được nối mạng Swift quốc tế, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại nhất trong các ngân hàng Việt nam, và nhất là có một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và được đào tạo lành nghề. Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban cụ thể như sau: 1-Phòng tổ chức Cán bộ & đào tạo Tham mưu cho Ban lãnh đạo xây dựng mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy các cấp của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống trong và ngoài nước. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến công tác cán bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt nam theo các qui định của Nhà nước . Thực hiện công tác tuyển dụng lao động, bổ sung lao động theo yêu cầu công tác trên cơ sở kế hoạch được HĐQT và Ban Tổng Giám đốc duyệt. Hướng dẫn và quản lý công tác qui hoạch nguồn cán bộ trong toàn hệ thống trên cơ sở qui hoạch được duyệt tham mưu cho ban lãnh đạo sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu công tác. Hướng dẫn, kiểm tra các chi nhánh trong việc thực hiện công tác cán bộ, việc chấp hành chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước. Xây dựng các qui chế về tổ chức, lao động và tiền lương, chế độ phụ cấp hàng năm, xây dựng kế hoạch lao động và tiền lương theo định kỳ… Xây dựng qui chế đào tạo cán bộ, nghiên cứu và đề xuất chủ trương đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cán bộ toàn hệ thống.Quản lý cán bộ đi học tập, khảo sát…ở nước ngoài. Làm thủ tục về nhân sự cho cán bộ trong toàn hệ thống đi công tác, học tập, khảo sát….. 2-Phòng kế toán Tài chính Hướng dẫn thực hiện các chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính, cơ chế tài chính trong toàn hệ thống Ngân hàng ngoại thương cho phù hợp với luật pháp nhà nước. Có trách nhiệm tổ chức theo dõi và quản lý về vốn và tài sản của toàn hệ thống ngân hàng ngoại thương. Thực hiện hạch toán, thống kê phân tích tài chính của các chi nhánh và công ty trực thuộc theo định kỳ. Làm quyết toán hàng năm của toàn hệ thống, tính toán thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện việc nộp. Phân tích tình hình tài vụ, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và tham mưu cho Tổng giám đốc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình xây dựng cơ bản, mua sắm … 3-Phòng kiểm tra nội bộ Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành chế độ chính sách….nhằm đảm bảo an toàn vốn và tài sản trong toàn hệ thống ngân hàng. Kiềm soát và kiểm toán tính chính xác của các chỉ tiêu và báo cáo tài chính đồng thời tiến hành kiểm toán nội bộ theo qui định của nhà nước. Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, đề xuất những biện pháp cải tiến đổi mới trong chế độ, công tác điều hành của các cấp Ngân hàng. Phối hợp với Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo để giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách cán bộ và nhân sự….. 4-Phòng kế toán quốc tế Đối chiếu, xác nhận số dư các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, đối chiếu số liệu được phản ánh trên sao kê của nước ngoài với sổ phụ trong nước. Phát hiện sớm những khoản còn treo để kịp thời thu hồi vốn hoặc chỉnh sửa các thiếu sót về phía mình nếu có. Quản lý toàn bộ sổ phụ, chứng từ có liên quan đến các khoản nói trên. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng ngoại thương Việt nam: Trụ sở chính P.Tổng hợp thanh toán P.Kiểm tra nội bộ P.Tổng hợp & P.tích Kté P.Quản lý tín dụng P.Vốn .P.Đầu tư & Chứng khoán P.Quan hệ quốc tế P.Công nợ P.Q.lý LD & VP đại diện P.Khách hàng P.Tín dụng quốc tế P.Kế toán Tài chính P.Tổ chức cán bộ & đào tạo P.Kế toán quốc tế Văn Phòng P.Quản lý Thẻ P.Quản trị Trung tâm thanh toán Trung tâm tin học P.Pháp chế P.Q/lý Đề án & Công nghệ P.Báo chí P.Thông tin Tín dụng Mạng lưới trong nước Sở giao dịch Công ty con Các chi nhánh Mạng lưới ngoài nước Văn phòng đại diện (Paris, Moscow, Singapore) Công ty Tài chính (Hồng Kông) Hội đồng Quản trị Ban kiểm soát Ban Tổng Giám đốc Hội đồng Tín dụng Kiểm tra, theo dõi và hạch toán thu lãi kịp thời tài khoản Nostro. Đồng thời giải quyết các tồn đọng cũ trước đây thuộc các tài khoản song biên với các ngân hàng nước ngoài…. 5-Phòng tổng hợp và Phân tích kinh tế Xây dựng các báo cáo tổng hợp về hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt nam theo định kỳ 6 tháng, 1 năm… Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và phân tích kinh tế với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đưa ra những kết luận để tham mưu cho Tổng giám đốc về phương hương kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt nam . Tổ chức theo dõi nắm tình hình công tác Kho quỹ toàn hệ thống ngân hàng, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quĩ của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam và Tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt nam Tổ chức tập huấn, hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ ngân quĩ cho toàn hệ thống …. 6-Phòng vốn Tham mưu cho Tổng giám đốc và các giải pháp huy động nguồn vốn và sử dụng vốn. Trực tiếp triển khai các phương thức huy động vốn, khai thác nguồn vốn,quản lý và điều hành nguồn vốn của Ngân hàng ngoại thương. Chủ động phối hợp với Phòng Tín dụng và các phòng liên quan, theo dõi và thực hiện kế hoạch cân đối vốn và hiệu quả kinh doanh trong toàn hệ thống. Lập và phân tích tình trạng ngoại hối, nghiên cứu tình hình thị trường tiền tệ trong và ngoài nước để ban lãnh đạo có những kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời có kế hoạch lập dự trữ bắt buộc và xác định hợp lý mức lãi suất huy động. Trực tiếp theo dõi và quản lý các công ty trực thuộc, các công ty liên doanh trong nước và các công ty mà Vietcombank có cổ phần. Theo dõi, lập báo cáo về mọi mặt hoạt động nghiệp vụ. Tư vấn cho Tổng giám đốc trong định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt nam theo định kỳ…. 7- Phòng công nợ Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước về xử lý nợ để tổ chức việc thực hiện trong toàn hệ thống . Thống kê, báo cáo định kỳ số liệu theo chủ trương xử lý nợ của Nhà nước và của Ngành. Nghiên cứu các mẫu biểu thống kê và công nợ để áp dụng toàn hệ thống. Phối hợp với các nghành chủ quản, cơ quan khác, kết hợp với Hội sở Trung ương để theo dõi các khoản nợ có vấn đề do Tổng giám đốc giao. Tổng hợp hoặc theo dõi các loại tài sản do các Phòng hoặc các Chi nhánh thu nợ, xiết nợ thuộc hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt nam . Kết hợp với các Phòng TW, các chi nhánh nghiên cứu trình ban lãnh đạo các phương án, hướng xử lý đối với các tài sản trên….. 8-Phòng quản lý Tín dụng Tổ chức thực hiện việc thu nhận, tổng hợp và phân tích, xử lý các nguồn thông tin liên quan đến các lĩnh vực tín dụng, đầu tư, chứng khoán, thương mại; xây dựng các mẫu biểu báo cáo phục vụ cho công tác quản lý tín dụng và định kỳ đánh giá chất lượng tín dụng…nhằm tham mưu cho Tổng giám đốc về định hướng đầu tư hoạch định chính sách tín dụng, hoạt động đầu tư trong toàn hệ thống ngân hàng. Kết hợp chặt chẽ với CIC Ngân hàng Nhà nước theo dõi tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng Ngoại thương cũng như tại các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời cung cấp thông tin theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo và Giám đốc các Chi nhánh về tình hình đầu tư tín dụng của hệ thống ngân hàng ngoại thương và các thông tin kinh tế cần thiết khác. Tham gia ý kiến trên giác độ cấp quản lý của Trung ương đối với cac dự án tín dụng, đầu tư , bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán…và các dự án ngoài quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh thì trình Hội đồng tín dụng và Tổng Giám đốc. Nghiên cứu và đề xuất với Tổng giám đốc xây dựng các chính sách mới về tín dụng, đầu tư,bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán…cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư. Phối hợp với các Phòng ban khác trong quá trình thực hiện để thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm tổ chức tập huấn, đúc rút kinh nghiệm, hướng dẫn về công tác tín dụng cho các cán bộ tín dụng ngân hàng trong toàn hệ thống…. 9-Phòng thẩm định đầu tư &Chứng khoán Trực tiếp hoặc phối hợp với các phòng chức năng khác thực hiện việc thẩm định các dự án vay hoặc bảo lãnh trung và dài hạn vượt mức phán quyết của các chi nhanh ngân hàng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Chi nhánh hoặc theo chỉ thị Tổng giám đốc. Thực hiện nghiệp vụ đồng tại trợ, tài trợ hợp vốn, đồng bảo lãnh trên giác độ thẩm định, soạn thảo các văn bản có liên quan, giao dịch…với các Tổ chức Tài chính. Dàn xếp các khoản cho vay hợp vốn, gọi vốn từ các Tổ chức Tài chính tham gia các khoản cho vay hợp vốn Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư, môi giới chứng khoán, Trái phiếu, Cổ phiếu… Tham gia TTCK tập trung và phi tập trung, trong và ngoài nước để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do Tổng Giám đốc giao…. 10-Trung tâm thanh toán Làm đầu mối giao dịch điện thanh toán và các điện giao dịch khác của toàn hệ thống trong quan hệ với nước ngoài. Tổ chức hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng Ngoại thương thực hiện qui chế về thanh toán giữa Vietcombank với nước ngoài theo qui định về quản lý vốn ngoại tệ tập trung của Tổng giám đốc. Thực hiện toàn bộ công tác mật mã, telex, fax của Vietcombank Trung ương và xử lý qui trình thanh toán qua hệ thống SWIFT. Tổng hợp, phân tích tình hình và kiến nghị về việc thực hiện thanh toán qua trung tâm thanh toán…. 11-Phòng Quản lý thẻ Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. Là nơi xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát Thẻ giữa các chi nhánh ngân hàng ngoại thương, giữa Ngân hàng ngoại thương Việt nam với các thành viên khác và tổ chức thanh toán thẻ quốc tê. Là trung tâm xử lý, phát hành, in ấn và qủan lý Thẻ, đồng thời quản lý, theo dõi và báo cáo hoạt động phát hành, thanh toán Thẻ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, các Chi nhanh, các Ngân hàng đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ…. Phần II- Tình hình chung về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thương Việt nam I-Tình hình hoạt động kinh doanh chung tại NHNTVN Tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án đầu tư có đủ điều kiện vay vốn không có nhiều, mặt khác sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt nên tạo ra sức ép rất lớn. Nhưng Ngân hàng ngoại thương Việt nam đã luôn chủ động, cùng với sự quyết tâm nỗ lực không chịu bó tay trước khó khăn của đội ngũ cán bộ nhân viên, bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo, vận dụng kịp thời và linh hoạt các chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà nước, của Ngành nên đã vượt qua được những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Cụ thể: 1-Hoạt động huy động vốn Để nâng cao nguồn vốn, Ngân hàng ngoại thương Việt nam một mặt các giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp dụng dịch vụ khách hàng trọn gói, đồng thời nâng cao chất lượng ngân hàng nhằm tạo ra các giải pháp huy động vốn có hiệu quả. Trong năm 2000, tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngoại thương Việt nam tăng trưởng liên tục và đạt khoảng 60.000 tỷ VND, tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó số vốn huy động bằng tiền ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn huy động bằng đồng nội tệ. Trong đó cơ cấu nguồn vốn của NHNTVN gồm: -Vốn điều lệ và các quĩ: Là một trong 4 NHTM quốc doanh có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên Chính phủ rất chú trọng việc cấp bổ sung Vốn điều lệ. Tại QĐịnh 746/TTg của Chính phủ, NHNTVN được phép tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1100 tỷ đồng. -Vốn huy động: Trong đó chủ yếu được huy động từ thị trường I, còn thị trường II không đáng kể. 2-Hoạt động Tín dụng Trong năm 2000,dư nợ Tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Việt nam tăng trưởng không cao do việc đầu tư tín dụng gặp nhiều khó khăn. Một mặt, nhiêu loại hàng hoá bị ứ đọng do khó tiêu thụ trên thị trường nên làm giảm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, để hạn chế rủi ro ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay. Ngoài ra, cũng phải kể đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của các dự án đầu tư còn chậm. Tính đến cuối năm 2000, tổng dư nợ cho vay trực tiếp nền kinh tế đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng, tăng không đáng kể so với năm trước. 3-Hoạt động thanh toán Do cơ sở vật chất và kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại cùng với hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp, Ngân hàng ngoại thương Việt nam đã được bạn hàng tín nhiệm thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong đó: -Thanh toán XNK: Đến cuối năm 1999, tổng kim nghạch XNK qua NHNTVN đạt hơn 6500 triệu USD, chiểm khoảng 28% tổng kim nghạch XNK của cả nước. -Thanh toán phi mậu dịch: -Thanh toán Thẻ: NHNTVN được các tổ chức quốc tế như: Mastercard, Visa, AMEX, JCB…chọn làm đại lý thanh toán thẻ từ 1990, mạng lưới thanh toán Thẻ của ngân hàng ngày càng mở rộng. Tổng số thẻ phát hành năm 1999 là 1301 thẻ với Doanh số thanh toán Thẻ qua VCB 4-Hoạt động kinh doanh ngoại tê Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã có những bước phục hồi. Doanh số mua bán ngoại tệ cả trong và ngoài nước đều tăng so với các năm trước. -Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước: Hoạt động phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ngoại tê thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh toán đối ngoại, góp phần cùng NHNN bình ổn thị trường ngoại tệ và tăng quĩ dự trữ ngoại tệ quốc gia. -Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngoài nước: Doanh số mua vào và bán ra đều đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức trên 40%. Ngoài các hoạt động kinh doanh cơ bản trên, Ngân hàng ngoại thương Việt nam còn có nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ khác nữa…. II. Một số khó khăn đạt ra cần phải giả quyết đối với NHNTVN Cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa tương xứng với tầm vóc, nhiệm vụ của Ngân hàng mà đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh đối ngoại. Khả năng làm chủ các công nghệ cao trong ngân hàng chưa thực sự tốt. Các sản phẩm dịch vụ đã được chú trọng phát triển, nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn thu vẫn chưa cao. Sự thiếu đảm bảo về chất lượng và số lượng của nguồn thông tin và doanh nghiệp vay vốn và dự án đầu tư xin vay. Trở ngại khác nữa là cơ chế chính xác thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập. Phần ba: Một số giải pháp và kiến nghị Không ngừng hoàn thiệ cơ sở vật chất kỷ thuật theo hướng tiếp cận đến với những trang thiêt bị, công nghệ hiện đại trong giao dịch ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Hoàn thiện và tiếp tục đa dạng hoá dịch vụ nghân hàng nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất vàd nâng cao hơn nữa tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của Ngân hàng. Giữ vững, phát triển và nâng cao các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng trong lĩnh vực này. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ vi tinh, ngoại ngữ, khả năgn giao tiếp, ứng xử cho cán bộ công nhân viên, để tạo lập một đội ngũ lao đọng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng. Với những hiểu biết trên của em về Ngân hàng ngoại thương Việt nam. Chính vì vậy thời gian còn lại em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trung & dài hạn” Một lần nữa em xin cảm ơn Thầy GS-TS Cao Cự Bội cùng toàn thể cán bộ các phòng ban tại NHNTVN đã và sẽ giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC673.doc
Tài liệu liên quan