Lời mở đầu
ở Việt Nam, doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN NQD) hiện chiếm phần lớn tổng số các doanh nghiệp trong cả nước đã hình thành và phát triển như một thực thể năng động của nền kinh tế với số lượng lớn, phạm vi rộng, đa dạng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động và góp phần không nhỏ vào nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.
Do đặc điểm của DN NQD là vốn ít và trình độ công nghệ còn lạc hậu, năng lực quản lý hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong đó thiếu
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển cẩm phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn là đặc điểm nổi bật nhất. Vì vậy, đối với nhiều DN NQD nguồn vốn hoạt động chủ yếu hiện nay là trông chờ vào nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng thường chú trọng cho vay các DN quốc doanh, dường như còn bỏ ngỏ thị truờng cho vay các DN NQD.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của DN NQD trong nền kinh tế thị trường, qua học tập nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả tôi đã đi sâu nghiên cứu các hình thức mở rộng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả để góp một phần nhỏ bé những kiến thức đã học ở trường vận dụng vào thực tiễn nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN NQD ở Việt Nam hiện nay.
Báo cáo của em được chia rhành 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cẩm Phả.
Phần 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả
Phần 3: Kết luận
Phần 1
Giới thiệu tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Cẩm Phả
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả có trụ sở tại 204 - đường Trần Phú - Phường Cẩm Thành - thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Là một trong năm chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh, một chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm phả được thành lập theo quyết định số 275/QĐ - TCCB ngày 22/10/1991 của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng như một NHTM được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các thành phần kinh tế. Là một doanh nghiệp quốc doanh luôn bám sát nhiệm vụ xây dựng, phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những năm đầu mới thành lập, Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả gặp không ít khó khăn trong việc tìm hướng phát triển hoạt động kinh doanh, do thời gian này Nhà nước ta đang bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tình hình kinh tế chưa ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu.
Năm 1995 có thể coi như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả khi chuyển sang kinh doanh thương mại thực sự với chức năng mới là huy động vốn để cho vay. Từ chỗ phải vay vốn cấp trên để đáp ứng nhu cầu tín dụng, đến nay (năm 2006) chi nhánh đã hoàn toàn tự lo nguồn vốn để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước - quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ và kho quỹ. Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả cũng như NH ĐT & PT Việt Nam nói chung đã trở thành ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 - 2000.
Các năm từ 2000 - 2005 chi nhánh luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đạt kết quả xuất sắc.Năm 2005, chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án được đưa vào ngày 25/04/2005 trên 11 phân hệ chủ yếu và đã bộc lộ được tính ưu việt trong nhiều mặt, mở rộng thêm các sản phẩm, dịch vụ mới đi kèm như rút tiền bằng máy ATM, dịch vụ trả lương cho công nhân, thanh toán quốc tế.... mở rộng số lượng khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc đưa vào vận hành theo mô hình giao dịch một cửa trong hoạt động giao dịch với khách hàng đã phát huy hiệu quả làm việc, nâng cao năng lực của CB CNV của chi nhánh.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, chi nhánh N H ĐT & PT Cẩm Phả có 35 cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo của một Giám đốc và hai Phó giám đốc; bộ máy của chi nhánh được chia thành 3 phòng ban: Phòng tín dụng, Phòng kế toán, Phong dịch vụ khách hàng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
tín dụng
Phòng
kế toán
Phòng dịch vụ khách hàng
- Ban giám đốc bao gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc: là người điều hành, đôn đốc và ra quyết định các công việc trong Ngân hàng.
- Phòng tín dụng: Thực hiện cho vay và thu nợ các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; thực hiện bảo lãnh cho khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, bảo đảm hiệu quả, an toàn của đồng vốn. Đảm nhận việc tư vấn cho khách hàng trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo các quy định. Tổ chức lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm cho phòng mình; đồng thời cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch hoạt động cho cơ sở. Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên: nắm bắt nhu cầu, phục vụ nhu cầu của khách hàng....
- Phòng kế toán: làm chức năng hạch toán tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo mối quan hệ thanh toán giữa các Ngân hàng với khách hàng, đóng vai trò đầu mối thanh toán, chịu trách nhiệm trong việc tính lãi, quản lý các tài khoản tiết kiệm, quản lý số dư tài khoản của khách hàng để thực hiện nhiệm vụ thanh toán các chứng từ, ngoài ra thực hiện thu chi tài chính, chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra tổ chức thực hiện công tác kế toán - tài chính theo đúng pháp luật quy định; có nhiệm vụ cung cấp những thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác cho ban giám đốc để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và phát triển rộng, ngoài ra Phòng kế toán hàng ngày phải hạch toán ghi chép và phản ánh vào sổ, cuối kỳ phải làm báo cáo tổng kết nộp cho cấp trên.
- Phòng dịch vụ khách hàng: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đến giao dịch như thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt; mở tài khoản tiền gửi và xử lý các yêu cầu về tài khoản hiện tại và tài khoản mới; thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, nhận và rút tiền gửi bằng nội và ngoại tệ; tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả
1.3.1 Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó quyết định sự thành công của ngân hàng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn, qua nhiều năm hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả đã có những biện pháp và phương hướng hợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Cùng với chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh luôn phối hợp hài hoà với nhiều yếu tố như: hình thức huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiên gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng tiện ích song song với việc đổi mới phong cách giao tiếp văn minh, tận tình đề cao đạo đức nghề nghiệp, áp dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác thanh toán.Chi nhánh luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tiết kiệm vững về nghiệp vụ, cao về ý thức trách nhiệm để có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn các hình thức gửi tiền, loại tiền gửi, kỳ hạn cho phù hợp trong từng thời kỳ.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2003 - 2005
Đơn vị: Triệu đồng
Hình thức huy đụ̣ng vụ́n
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng(%)
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng(%)
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng(%)
Tụ̉ng huy đụ̣ng
383.871
100
444.110
100
509.561
100
1.Tiờ̀n gửi các loại
150.963
39,33
280.872
63,25
421.218
82,67
1.1 Tụ̉ chức kinh tờ́
35.730
9,31
70.959
15,98
98.907
19,41
1.2 Dõn cư
115.233
30,02
209.913
47,27
322.311
63,26
2. Giṍy tờ có giá
128.542
33,48
69.209
15,58
61.950
12,16
3. Vay ngõn hàng TƯ
89.310
23,27
71.948
16,2
25.000
4,9
4.Tiờ̀n gửi TCTD tại CN
0
0
622
0,14
144
0,03
5. Nguụ̀n huy đụ̣ng khác
15.056
3,92
21.459
4,83
1.249
0,24
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Qua bảng trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm, dần đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh.
Cụ thể, vốn huy động được tính đến cuối năm 2004 tổng huy động đạt 444.110 triệu đồng, tăng so với năm 2003 số tuyệt đối là 60.239 triệu đồng.Đến cuối năm 2005, tổng huy động tăng lên 509.561 triệu đồng so với năm 2004 số tuyệt đối là 65.451 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi các loại ( Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư) được coi là nguồn vốn quyết định đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với tình hình thực tế của Chi nhánh thì chỉ tiêu tỷ trọng vốn từ tiền gửi các loại so với tổng nguồn vốn huy động năm 2003 là 39,33%, năm 2004 tỷ trọng này tăng lên là 63,25%, và năm 2005 tỷ trọng này là 82,67%. Qua số liệu trên ta thấy rằng hoạt động huy động tiền gửi các loại cúa Ngân hàng ngày càng được đẩy mạnh, tăng nhanh về quy mô.
Để thấy rõ hơn những thay đổi trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi các loại, chúng ta phân tích cụ thể hơn hai thành phần của nguồn vốn trên:
Trước tiên là nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Nằm trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn, để có được nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong quá trình hoạt động Chi nhánh đã phát huy mọi tiềm năng có thể để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh đã thực hiện giao dịch nhanh chóng, giảm tối đa thời gian thủ tục, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá các loại sản phẩm của ngân hàng... Chính điều đó đã làm cho các doanh nghiệp gửi càng nhiều tiền vào ngân hàng; và cụ thể là năm 2003 tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn là 9,31%, sang năm 2004 là 15,98% và năm 2005 là 19,41%. Tuy nhiên do Tập đoàn Công nghiệp - Than khoáng sản Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý cứng: ít nhất 5 ngày một lần phải thực hiện thanh toán bù trừ giữa các đơn vị trực thuộc, và chỉ đạo không được để số dư tiền gửi cao vào thời điểm cuối năm, vì vậy mức huy động lấy vào thời điểm cuối năm chưa phản ánh đủ mức huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế so với thực tế.
Quy mô tiền gửi dân cư tăng khá nhanh cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2003 tỷ trọng của nó so với tổng vốn huy động là 30,02% với số tuyệt đối là 115.233 triệu đồng, sang năm 2004 là 47,27% với số tuyệt đối là 209.913 triệu đồng, đặc biệt năm 2005 thì tỷ trọng này là 63,26% với số tuyệt đối là 322.311 triệu đồng. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, điều này cho thấy tiền gửi dân cư đang trở thành một trong các nguồn quan trọng của ngân hàng và điều đó cũng thể hiện khả năng thu hút vốn từ dân cư của Ngân hàng là rất tốt.
Tìm kiếm đầu vào thấp để tăng chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra hoặc giảm giá đầu ra từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của Chi nhánh.
1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Cho vay nền kinh tế là hoạt động cơ bản, quan trọng tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng. Nhận thức được điều này Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả đã chủ trương mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế, không có sự phân biệt. Mọi đối tượng khách hàng đến với Ngân hàng đều được cung cấp những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất. Chính vì vậy, dư nợ đối với nền kinh tế của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm qua.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh sụ́ cho vay
Dư nợ
Tỷ trọng
Doanh sụ́ cho vay
Dư nợ
Tỷ trọng
Doanh sụ́ cho vay
Dư nợ
Tỷ trọng
Tụ̉ng cụ̣ng
617.054
378.158
100%
558.687
437.490
100%
568.228
459.906
100%
I. Phõn theo kỳ hạn
1. Ngắn hạn
464.335
81.747
21,6%
433.481
127.278
29,1%
407.204
97.695
21,2%
2. Trung hạn
67.820
107.990
28,6%
56.744
95.320
21,8%
87.432
129.609
28,2%
3. Dài hạn
84.899
188.421
49,8%
68.462
214.892
49,1%
73.592
232.602
50,6%
II. Phõn theo đối tượng
1.DN nhà̀ nước
580.839
363.406
96,1%
484.420
408.084
93,3%
466.634
420.876
91,5%
2.DN ngoài quốc doanh
12.480
5.803
1,5%
50.281
16.368
3,7%
68.684
23.088
5,0%
3.Tư nhõn cỏ thể
23.735
8.949
2,4%
24.166
13.038
3,0%
32.910
15.942
3,5%
III. Phõn theo tài sản đảm bảo
1.Dư nợ cú TSĐB
107.420
28,4%
180.745
41,3%
268.929
58,5%
2. Dư nợ̣ khụng có TSĐB
270.738
71,6%
256.745
58,7%
190.977
41,5%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Như số liệu cho thấy, năm 2004 dư nợ tăng hơn năm 2003 là 59.332 triệu đồng. Năm 2005, dư nợ tăng hơn năm 2004 là 12.416 triệu đồng, mức tăng trưởng tín dụng chưa đúng với nhu cầu vốn thực tế trên địa bàn thị xã Cẩm Phả. Tỷ trọng dư nợ vay không có TSĐB có xu hướng giảm xuống: từ 71,6% so với tổng dư nợ năm 2003 giảm xuống còn 58,7% với số tuyệt đối là 256.745 triệu đồng, sang năm 2005 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 41,5% với số tuyệt đối là 190.977 triệu đồng. Điều này là do kể từ năm 2004, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tín dụng theo hướng hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế; đồng thời đảm bảo cơ cấu tín dụng theo cơ cấu chung của các Ngân hàng quốc tế, điều này đã ảnh hưởng rõ nét đến tăng trưởng và cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. Thị xã Cẩm Phả là nơi có trữ lượng than lớn nhất cả nước, vì vậy doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến than rất phát triển, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn vì vậy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao (96,1%), trong khi đó tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại rất thấp (1,5%).
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng thường xuyên rà soát, sàng lọc, phân tích chất lượng tín dụng, theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, áp dụng các chế tài tín dụng để tận thu các khoản nợ khó đòi. Do đó, Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả hoạt động rất hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt, thể hiện ở mức tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, ở mức dưới 1% trong khi tỷ lệ tối đa cho phép của ngành là 5%.
Bảng 3: Diễn biến dư nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng
1.Tụ̉ng dư nợ
378.158
437.49
459.906
2.Dư nợ quá hạn
71
0,019%
1.071
0,245%
760
0,165%
-Nợ quá hạn ngắn hạn
0
0,000%
1.037
0,237%
0
0,000%
-Nợ quá hạn trung dài hạn
71
0,019%
34
0,008%
760
0,165%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cơ cấu tín dụng, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên cơ sở kế hoạch được cấp trên giao trong từng thời kỳ là xu hướng của cơ cấu và tăng trưởng tín dụng và cũng là mục tiêu phấn đấu của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả.
1.3.3 Hoạt động kinh doanh khác
Các hoạt động kinh doanh khác cũng có những sự chuyển biến tích cực, cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4: Thu hoạt động dịch vụ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ̉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng
Tụ̉ng thu dịch vụ
576
826
1.342
Thu phí dịch vụ thanh toán
534
92,7%
770
93,2%
794
92,6%
Thu phí bảo lãnh
32
5,6%
45
5,4%
30
2,2%
Thu phí khác
10
1,7%
11
1,3%
69
5,1%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Thu dịch vụ thanh toán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ. Năm 2005, Chi nhánh thực hiện chương trình hiện đại hóa, Ngân hàng đã tăng thêm danh mục các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: phát hành thẻ rút tiền qua máy ATM, dịch vụ trả lương cho doanh nghiệp, thanh toán quốc tế... vì vậy đã mở rộng khách hàng, thu phí dịch vụ tăng cao.
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tụ̉ng thu nhọ̃p hoạt đụ̣ng kinh doanh
7.400
11.474
11.700
Lợi nhuọ̃n trước thuờ́
7.400
11.474
11.700
Lợi nhuọ̃n sau thuờ́
5.328
8.261,28
8.424
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy rằng tổng thu nhập năm 2003 là 7.400 triệu đồng, năm 2004 là 11.474 triệu đồng và năm 2005 là 11.700 triệu đồng. Cả ba năm thu nhập của Ngân hàng đều tăng lên và lợi nhuận tăng cao.Với kết quả đạt được trong thời gian qua Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả được đánh giá là Chi nhánh xuất sắc.
Tóm lại: Để đạt được những kết quả trên với tất cả các chỉ tiêu kinh doanh đếu tăng, đặc biệt là chỉ tiêu kết quả cuối cùng, chỉ tiêu lợi nhuận, Chi nhánh đã có nhiều cố gắng nỗn lực trong việc mở rộng và phát triển các mặt hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn chú trọng xây dựng công nghệ tin học hiện đại, chủ động tìm kiếm khách hàng. Công tác kiểm tra, quản lý nợ vay cũng được thực hiện thường xuyên nghiêm túc, nhờ vậy tín dụng được mở rộng song vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng.
1.4. Chất lượng tín dụng đối với kinh tế - xã hội
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Ngân hàng còn phải kể tới kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
Sau đây là kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp thường xuyên vay vốn ngân hàng.
Công ty tuyển than Cửa Ông được thành lập theo quyết định số 2607/QĐ- TCCB ngày 17/09/1996 của Bộ Công nghiệp.
Loại hình kinh doanh của Công ty hiện nay là sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than; vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ; sửa chữa các phương tiện vận tải, chế tạo phụ tùng; sản xuất ôxi, nitơ; xây dựng các công trình thuộc xí nghiệp; quản lý và khai thác cảng lẻ, dịch vụ đời sống và dịch vụ du lịch.
Qua số liệu trên cho thấy doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, mỗi năm tăng trên 20%.Cụ thể doanh thu năm 2004 đạt 2.436 tỷ đồng, năm 2005 bằng 2.943 tỷ đồmg,tăng 20,8% so với năm 2004. Về lợi nhuận trước thuế năm 2005 đạt 37,915 tỷ đồng giảm 27% so với năm 2004 là 73,295 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận năm 2005 vẫn rất cao so với các năm. Về phía nhà nước, hàng năm doanh nghiệp đã đóng góp hàng chục tỷ đồng vào NSNN.
Với kết quả SXKD Công ty đạt được trong những năm qua, Công ty đã đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo lợi ích 3 phía: Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động; góp phần ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn.
Để có được kết quả như trên thì vai trò của Ngân hàng là không nhỏ.Ngân hàng đã tạo cơ chế thông thoáng, có các chính sách tín dụng hợp lý đối với Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho việc SXKD và đầu tư phát triển của Công ty.
Phần 2
Thực trạng về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Cẩm Phả
2.1 Thực trạng về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1 Doanh số cho vay đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong những năm gần đây, Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả với mục tiêu " Tăng trưởng tín dụng, đảm bảo yêu cầu chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm trọng và phù hợp với cơ chế quản lý, giám sát của Ngân hàng", Chi nhánh đã chủ trương mở rộng cho vay đối với một thị trường thực sự tiềm năng đó là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 6: Cơ cṍu cho vay chia theo thành phõ̀n kinh tờ́
Đơn vị ̣:Triợ̀u đụ̀ng
Chỉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng(%)
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng(%)
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng(%)
Doanh sụ́ cho vay
593.319
100
534.709
100
535.318
100
- DNNN
580.839
97,9
484.428
90,6
466.634
87,17
- DN NQD
12.480
2,1
50.281
9,4
68.684
12,83
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các Công ty than thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Từ năm 2003 đến năm 2005, doanh số cho vay của Chi nhánh không ổn định (năm 2004 giảm 9,88% so với năm 2003, nhưng năm 2005 lại tăng 0,11% so với năm 2004), trong đó doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm. Cho vay doanh nghiệp Nhà nước trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 90%); bên cạnh đó, tỷ trọng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng 10%. Năm 2003, tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh chiểm 2,1%, năm 2004 tăng lên 9,4%, riêng năm 2005 con số này chiếm tới 12,83%. Song đây vẫn là con số rất nhỏ bên cạnh quy mô tín dụng đối với khu vực kinh tế Nhà nước. Có thực tế trên là do:
- Khách hàng thuộc khu vực DN NQD của Chi nhánh hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động với quy tương đối nhỏ, do đó nhu cầu tín dụng của họ cũng không lớn.
- Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây mặc dù hoạt động có khởi sắc song còn chưa tạo được lòng tin với Ngân hàng; và cho vay khu vực kinh tế tư nhân thường gặp rủi ro cao. Vì vậy Ngân hàng còn rất thận trọng khi cấp tín dụng cho khu vực này.
2.1.2 Dư nợ đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bảng 7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Dư nợ
Tỷ trọng%
Dư nợ
Tỷ trọng%
Dư nợ
Tỷ trọng%
Tụ̉ng dư nợ
369.209
100
424.452
100
443.955
100
- DNNN
363.406
98,4
408.084
96,14
420.867
94,8
- DN NQD
5.803
1,6
16.368
3,86
23.088
5,2
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Theo bảng 7, các chỉ tiêu tổng dư nợ đối với DN QD và dư nợ đối với DN NQD đều tăng; tỷ trọng dư nợ đối với khu vực DN QD có xu hướng giảm trong tổng dư nợ: năm 2003 chiếm 98,4%, năm 2004 giảm xuống 96,14% và năm 2005 giảm xuống còn 94,8% trong tổng dư nợ. Ngược lại, tỷ trọng dư nợ đối với khu vực DN NQD ngày càng tăng: năm 2003 chiếm 1,6%, năm 2004 tăng lên 3,86% và năm 2005 tăng lên đến 5,2% trong tổng dư nợ. Có được điều này là bởi vì trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực DN NQD ngày càng tăng: năm 2003 là 12.480 triệu đồng, năm 2004 tăng lên 50.281 triệu đồng, năm 2005 tăng lên đến 68.684 triệu đồng. Tình hình này là rất lạc quan và có triển vọng đối với khu vực DN NQD.
2.1.3 Cơ cấu tín dụng ngoài quốc doanh
Bảng 8: Cơ cấu cho vay và dư nợ đối với khu vực DN NQD
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng (%)
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng (%)
Sụ́ tiờ̀n
Tỷ trọng (%)
1.Doanh sụ́ cho vay
12.480
100
50.281
100
68.684
100
- Ngắn hạn
9.922
79,5
48.950
97,4
64.501
93,9
- Trung,dài hạn
2.558
20,5
1.331
0,26
4.183
6,1
2.Dư nợ
5.803
100
16.368
100
23.088
100
- Ngắn hạn
3.204
55,2
13.335
81,46
18.162
78,66
- Trung,dài hạn
2.599
44,8
3.033
18,54
4.926
21,34
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH ĐT & PT Cẩm Phả các năm 2003, 2004 và 2005)
Như vậy trong cơ cấu kỳ hạn của dư nợ, tín dụng ngắn hạn đều lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2003 là 55,2%, năm 2004 là 81,46%, năm 2005 là 78,66%. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại Chi nhánh thì dư nợ vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ thấp, dư nợ vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao là do:
- Thứ nhất: phần lớn các doanh nghiệp trong số đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vừa và nhỏ, nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất chiếm tỷ tọng nhỏ, do đó các khách hàng này rất ít có nhu cầu vốn trung và dài hạn. Các khoản vay chủ yếu là phục vụ mục đích thương mại nên được Ngân hàng linh hoạt tạo điều kiện để khách hàng không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
- Thứ hai: Có những doanh nghiệp có nhu cầu về vốn trung và dài hạn nhưng lại không đáp ứng được các điều kiện vay vốn như: vốn tự có phải bàng 30% tổng số vốn đầu tư vào dự án, tài sản thế chấp, sổ sách kế toán không đúng theo pháp lệnh hiện hành....Hơn nữa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tạo được uy tín đối với Ngân hàng cũng như Ngân hàng chưa tin các DN NQD.
2.2. Đánh giá về tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cẩm Phả những năm gần đây đặc biệt là năm 2006 Ban lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm đến việc mở rộng cho vay đối với DN NQD.
Doanh số cho vay và dư nợ tín đối với DN NQD tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm do Ngân hàng ngày càng chú trọng đến khu vực kinh tế này. Phòng tín dụng đã cho nhiều loại hình doanh nghiệp như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Hợp tác xã, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn để sản xuất kinh doanh có nhiều dự án đạt kết quả tốt góp phần tạo nên công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước.
Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo xu hướng nâng cao tỷ lệ cho vay ngắn hạn, giảm dần tỷ lệ cho vay trung dài hạn, mở rộng cho vay NQD. Ngay từ năm 2003 cho đến nay chi nhánh triển khai tốt tích cực công tác tín dụng, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới, tiếp xúc và làm việc nhanh chóng với các DN. Doanh số cho vay đối với DN NQD trong năm 2005 đạt trên 68.684 triệu đồng gấp hơn 1.4 lần so với năm 2004 và gấp 5.5 lần so với năm 2003,tỷ trọng dư nợ tăng từ 1,5% năm 2003 lên 5% năm 2006, nợ qúa hạn phát sinh rất thấp, chất lượng tín dụng đối với các DN NQD nhìn chung là tốt, không có nợ khó đòi.
Phòng tín dụng của chi nhánh luôn chủ động công tác thẩm định từ khi cho vay và làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay giúp cho chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng và tín dụng Ngân hàng nói chung được nâng cao và từ đó tiến tới phân loại khách hàng nhằm có chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của họ.
Chi nhánh kịp thời điều chỉnh mức lãi suất theo các lần điều chỉnh cho vay của Ngân hàng Nhà nước và có chính sách lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng và phương thức cho vay tạo điều kiện cho các DN yên tâm và tin tưởng hơn vào Ngân hàng .
2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại
Những kết quả đạt được của Chi nhánh trong quan hệ tín dụng đối với các DN NQD là không thể phủ nhận. Song, bên cạnh đó Chi nhánh cũng gặp một số khó khăn vướng mắc sau:
- Quy mô tín dụng cho các DN NQD trong những năm qua có tăng với tốc độ khá nhanh song quy mô còn thấp so với khu vực DN NQD. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng còn quá thấp, trong khi trên địa bàn thị xã Cẩm Phả có khoảng 250 DN NQD, tuy nhiên mới chỉ có khoảng trên 20% số doanh nghiệp là có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Các khoản tín dụng trong 3 năm gần đây hầu hết là ngắn hạn; trên thực tế số các DN NQD có nhu cầu vôn trung và dài hạn là rất lớn.
- Các báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp đều chậm, số liệu không chính xác hoặc không được kiểm toán, nhiều doanh nghiệp không có báo cáo vì vậy khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp thì các doanh nghiệp tổ chức 2 hệ thống báo cáo tài chính và thường gửi Ngân hàng là báo cáo không trung thực.
- Các DN NQD hoạt động dựa trên vốn vay của các Ngân hàng trong khi hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao đã dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
- Các DN NQD thường không có đủ tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo chưa đầy đủ tính pháp lý để thế chấp, nhiều tài sản không đủ điều kiện để thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng và việc hoàn thành các thủ tục thường rất phức tạp. Bên cạnh đó, việc đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng, chứng thực trong việc nhận tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, thủ tục xử lý phát mại tài sản còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy các Ngân hàng khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả được nợ.
- Thu thập thông tin về tình hình vay vốn tại các tổ chức tín dụng của các khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng.
- Hoạt động kinh doanh của các DN NQD còn mang tính gia đình, trình độ tổ chức quản lý, quản trị điều hành có hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong việc lập dự án đầu tư vì vậy khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá về dự án. Vốn tự có, vốn chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp còn nhỏ trong khi nhu cầu vay vốn lớn, các hình thức bảo lãnh chưa phát triển làm cho rủi ro ngân hàng cao.
- Quá trình góp vốn bằng tiền, bằng tài sản vào vốn điều lệ của các thành viên trong các DN NQD thường không đủ hoặc khi góp vốn bằng tài sản cá nhân vào doanh nghiệp không thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang doanh nghiệp, dẫn đến vốn điều lệ của các doanh nghiệp thường nhỏ hơn so với giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh.
Kết luận
Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, việc mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Có thể nhìn nhận lợi ích của việc gia tăng cho vay nhất là đối với ngân hàng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất lớn. Nó góp phần đa dạng hoá khách hàng và hoàn thiện danh mục đầu tư của ngân hàng, chia sẻ rủi ro, tăng lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Ngoài ra đối với ngân hàng đây là thị trường đầy tiềm năng, có thể khai thác hiệu quả vì nhu cầu vay của các DN này là rất lớn. Vì vậy mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng này là vấn đề cần được nhanh chóng thực hiện đối với mỗi ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Hoàn thành bài viết này, bản thân em hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào việc mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC676.doc