Báo cáo Tổng hợp về thực trạng trong hoạt động kinh doanh của tổng Công ty xnk rau quả Việt Nam vegetexco

Mục lục Lời mở đầu Chương I: quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. Quá trình hình thành của Tổng công ty Cơ cấu bộ máy. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty. Môi trường kinh doanh của Tổng công ty. Chương II: Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. 1.Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Tổng công ty. 2.Tình hình và hoạt động kinh doanh XNK của Tổng công ty. 3. Khát quát về môi trườngMarTMQTvà TTQT của Tổng công ty. 4.Môi trường Marketing nội địa và

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng trong hoạt động kinh doanh của tổng Công ty xnk rau quả Việt Nam vegetexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn lực của Tổng công ty. 5.Phương thức thanh toán. 6.Tình hình vốn và nguồn vốn của Tổng công ty. 7.Các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước . 8.Hệ thống tổ chức nhân sự của Tổng công ty. Chương III: Đánh giá tổng hợp và kiến nghị biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. đánh giá tổng hợp. Kế hoạch cho những năm tới. Biện pháp giải quyết Kết luận Lời mở đầu Nông sản thực phẩm nói chung và rau quả tươi, rau quả chế biến gia vị nói riêng là 1 trong những ngành hàng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu, địa lý có tiềm năng phát triển rau quả rất nhiều phong phú đa dạng. Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với công nghiệp chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã trở thành 1 trong những mục tiêu của chương trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá nông thôn nước ta. Hoà mình vào xu hướng chung của cả nước. Tổng công ty XNK rau quả Việt Nam trong quá trình kinh doanh có được những gặt hái thành công và càng khẳng định chỗ đứng của mình hơn trên thị trường trong nứơc và các nước . Em xin cảm ơn cô giáo Hoà và các cô chú trong phòng XNKII của Tổng công ty đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo tổng hợp này. Tuy nhiên do kiến thức có hạn, do đó em có thể còn sai sót trong bài báo cáo mong cô thông cảm cho em. Em xin chân thành cảm cô . CHƯƠNG i Qúa trình hình thành và phát triển của TổNG công ty. 1 . Quá trình hình thành của Tổng công ty . Ngày 11-2 –1988 Tổng công ty XNK rau quả Việt Nam Vegetexco được thành lập theo quyết định số 63 Nhà nước –TCCBQD của bộ nông nghiệp và công nghiệp thưc phẩm nay là bộ nông nghiệp và phát triển chế biến và xuất khẩu của 3 bộ : bộ nông nghiệp , bộ công nghiệp và thực phẩm chế biến , bộ ngoại thương đến nay đã là 15 năm . Trước đây vegetexco ngành rau qủa được phân thành 3 khối: khối sản xuất rau quả : do Tổng công ty rau quả Trung ương bộ nông nghiệp quản lý . khối chế biến rau quả :do Liên hiệp xí nghiệp đồ hộp- bộ công nghiệp quản lý . khối CNK : do các công ty xí nghiệp kiểm rau quả thuộc bộ ngoại thương đảm nhận . Đặc điểm nổi bật của ngành rau quả thời kỳ này là quản lý với cơ chế bao cấp , có thị trường tiêu thụ ổn định quá mức thời gian hoạt động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh . Song đây là thời kỳ tạo cho ngành rau qủa một cơ sở vững chắc ban đầu . Từ năm 1986 đến khi thành lập vegetexco là thời kỳ kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường , lại thêm sự biến động về KT-XH ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô (cũ) , ngành rau quả lâm vào tình trạng hết sức khó khăn , một trong những nguyên nhân của khó khăn này là kết cấu ngành chưa được hợp lý , biểu hiện ở 3 đặc điểm sau : cả 3 khối sản xuất chế biến và xuất khẩu đều nhằm vào một sản phẩm chung là rau quả . Vì vậy quan hệ giữa các mặt hàng với 3 khối phát triển là quan hệ trong một chỉnh thể thống nhất , nó mang lại hiệu qủa cao . Trên thực tế , việc tồn tại 3 khối độc lập đã hạn chế sự hỗ trợ phối hợp của 3 biện pháp này . với thực trạng 3 khối độc lập , ngành rất khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển . Do đặc thù của hãng rau quả là thu hoạch theo vụ , khó bảo quản và dễ hỏng nếu không bán nhanh chóng. Nhận thức được sự bất hợp lý trên và để thích ứng với cơ chế thị trường , đồng thời phát huy được tiềm năng rau quả nhiệt đới của nước ta , tháng 12 – 1988 chính phủ đã hợp nhất 3 khối trên về làm 1 mối . Tổng công ty XNK rau quả Việt Nam (Vegetexco) với tổng số vốn đăng ký 125,6tỷ đồng và 13000công nhân . Tên giao dịch kinh tế : Việt Nam National Vegetable and Frnit Corrporation . Tên viết tắt : Vegetexco Việt Nam Trụ sở chính đặt tại : số 2 Phạm ngọc thạch-Đống Đa Cơ quan đại diện : đặt tại Mos cow –Cộng hoà Liên Bang Nga. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy. Vegetexco là 1 chuyên ngành kinh tế –kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp chế biến công nghiệp đến XNK và nghiên cứu khoa học kỹ thuật . Hoạt động của Vegetexco được tổ chức theo mô hình kép kín gồm 4 khối: +Khối nông nghiệp : gồm 28 nông trường và 6 trạm từ Bắc đến Nam với 40000ha đất canh tác. + Khối công nghiệp : gồm 18 nhà máy, xí nghiệp trong đó 12 nhà máy đồ hộp và đông lạnh . + Khối kỹ thuật : có nhiệm vụ nghiên cưú ứng dụng các công nghệ mới đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất hạ giá thành sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài. + Khối kinh doanhXNK: có trách nhiệm kinh doanh sản phẩm rau quả của Tổng công ty ở thị trường trong và ngoài nước. Sơ đồ bộ máy tổ chức kinh doanh tại Tổng công ty. Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Các phòng quản lý Phòng tổ chức cán bộ Văn phòng Phòng quản lý sản xuất Phòng kế toán tài chính Phòng xúc tiến thương mại Phòng tư vấn và đầu tư Phòng KCS Các phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu I Phòng xuất nhập khẩu II Phòng xuất nhập khẩu III Phòng kinh doanh tổng hợp IV Phòng kinh doanh tổng hợp V Phòng kinh doanh VI Các đơn vị thành viên và các công ty liên doanh Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Chức năng kiểm tra Các phòng ban chức năng. Các phòng quản lý sản xuất kinh doanh:lập kế hoạch điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý máy móc thiết bị, quản lý nhập khẩu chung của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty để đảm bảo tính năng động của sản xuất và kinh doanh gọn nhẹ ,linh hoạt ,có tính phân quyền ,tính tự chủ và khích lệ sáng tạo của các thànhviên . Phòng tổ chức cán bộ: có chức năng quản lý lao động và tiền lương Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, quản lý vốn, các khoản phải chi. Phòng tư vấn và đầu tư: tư vấn cho các đơn vị trực thuộc và các dự án kinh doanh, tham gia xây dựng các dự án sản xuất, chế biến kinh doanh rau quả. Trung tâm KCS có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của các côngty trước khi đưa ra thị trường. Phòng XNK1: tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện nhiệm vụ XNK ở khu vực châu á. Phòng XNK2: thực hiện nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh và thực hiện nhiệm vụXNK ở khu vực châu Âu. Phòng XNK3: tiến hành khảo sát, nghiên cứu và thăm dò thị trường, đáp ứng yêu cầu khách hàng và thực hiện nhiệm vụ kinh doanhXNK ở khu vực châu Mỹ. Phòng kinh doanh tổng hợp4,5,6,7: hoạt động kinh doanh tổng hợp nội địa và nước ngoài. Xưởng gia công chế biến XK rau quả Tam Điệp :trực tiếp gia công chế biến hàng xuất khẩu. Chi nhánh tại Lạng Sơn tiến hành các công việc được uỷ quyền, tổ chức tìm kiếm khách hàng, thực hiện ký hợp đồng XNK. Cơ quan đại diện tại Moscow thực hiện nghiên cứu thị trường này và đặt đơn đặt hàng. Các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc và cao hơn là hội đồng quản trị. Mỗi phòng ban kinh doanh như là 1đơn vị kinh doanh nhỏ có chế độ hạch toán riêng,chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình sao cho hoạt động có lãi. 3.Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty rau qủa. 3.1 Chức năng: +Quản lý sử dụng vốn,đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác, đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, chuyển nhượng thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản. + Tổ chức quản lý kinh doanh: tổ chức kinh doanh phải phù hợp ,đổi mới trang thiết bị, đặt chi nhánh tại văn phòng đại diện của Tổng công ty trong và ngoài nứơc, mở rộng kinh doanh, lựa chọn thị trường, thống nhất thị trường XNK theo quy định của Nhà nước . Bên cạnh đó Tổng công ty có chức năng kinh doanh trong những lĩnh vực và ngành nghề sau: Sản xuất giống rau quả và các giống nông sản khác. Dịch vụ chăn nuôi, trồng trọt và trồng rừng. Chế biến rau qủa, thịt, thuỷ sản, đường kính, đồ uống(nước giải khát các loại, nước uống có cồn,không cồn...) Bán buôn,bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, rau quả thành phẩm, đồ hộp,máy móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên vật liệu hàng tiêu dùng . XNK rau qủa, giống rau quả, thực phẩm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu hoá chất và hàng tiêu dùng. Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất và kinh doanh rau quả cao cấp. 3.2 Nhiệm vụ Tương ứng với chức năng kinh doanh Tổng công ty có nghĩa vụ phải đăng ký và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký như trong điều lệ của Tổng công ty. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình Tổng công ty có nghĩa vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh như sau: - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Nộp ngân sách Nhà nước , địa phương. Thực hiện chế độ thu chi hoá đơn theo chế độ hạch toán của Nhà nước Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ bảo hộ lao động, bảo hộ môi trường ,phát triển xã hội mà Nhà nước đề ra. 4.Môi trường kinh doanh 4.1 Khách hàng Khách hàng của công ty chủ yếu là các khách hàng trong nước và một số nứơc khác như Mỹ, Ba lan,Nhật bản, Singapore, ấn độ,Nga, Pháp ... Họ là những khách hàng chủ yếu củaTổng công ty và họ thường có nhu cầu mua với khối lượng lớn, đây là những khách hàng quen thuộc của công ty. Ngoài raTổng công ty còn mới tìm được thêm một số khách hàng khác ở thị trường nước ngoài. 4.2 Đối thủ cạnh trạnh Bất kỳ công ty nào khi kinh doanh đều gặp khó khăn lớn nhất đó là đối thủ cạnh tranh ,nhưng cũng là một lợi thế cho các công ty phát huy thế mạnh của mình. Chính vì vậy Tổng công ty xem xét ,đánh gía các đối thủ có những thế mạnh gì và có những điểm yếu gì để từ đó công ty đưa ra chiến lược phát triển công ty mình. 4.3 Nhà cung cấp Nhà cung cấp là nguồn cung cấp đầu vào cho Tổng công ty,Tổng công ty sẽ nhận lấy nguồn hàng và đưa vào chế biến tạo ra sản phẩm đầu ra. Các nhà cung cấp chủ yếu của Tổng công ty thường là các nông trường Đồng Giao, Tân Bình, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Hưng Yên. Chương II Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của TổNG CÔNG TY. 1.Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Tổng côngty. Những chỉ tiêu cơ bản đã đạt được trong những năm vừa qua. Tổng kim ngạch XNK 658 triệu RCN-USD Bình quân năm 43,6 tr RCN-USD Trong đó : - Xuất khẩu 400,6 tr RCN-USD - Nhập khẩu 254,4 tr USD Riêng năm 2002 - Kim ngạch XNK 70,0 tr USD tăng 15,8%so với 2001 Trong đó : +Xuất khẩu 25,8 tr USD tăng 2,8%so với 2001 + Nhập khẩu 44,2 tr USD tăng25%so với 2001 Giá trị TSL Nông nghiệp 454 tỷ đồng ; bình quân năm : 30.2tỷ + Riêng năm 2002 : 41 tỷ đồng, tăng29,5%so với năm2001 Giá trị TSL Công nghiệp 2.403 tỷ đồng;bình quân năm:160,2tỷ + Riêng năm 2002 : 424 tỷ đồng, tăng 29,5%so với 2001 Tổng doanh số 7.376 tỷ đồng * Bình quân năm 492 tỷ đồng * Riêng năm 2002 1.149 tỷ đồng, tăng 6,5% so với 2001 Tổng nộp ngân sách 497 tỷ đồng * Bình quân năm 33 tỷ đồng * Riêng năm 2002 103 tỷ đồng, tăng 22,7% so với 2001 Lợi nhuận trước thuế 116,8 tỷ đồng(12 năm 1991-2002) *Bình quân năm 10,3 tỷ đồng * Riêng năm 2002 25,5 tỷ đồng, tăng 10,8%so với 2001 Tổng vốn đầu tư 425,7 tỷ đồng Vốn ngân sách 84,1 tỷ đồng, chiếm 19,8% - Vốn tự có 30,7 tỷ đồng, chiếm 7,2% -Vốn tín dụng 310,6 tỷ đồng, chiếm 73,0% * Riêng năm 2002 78,2 tỷ đồng -Vốn ngân sách 1,0 tỷ đồng - Vốn tín dụng 77,2 tỷ đồng Thu nhập bình quân(người/tháng) - 2001: 624 nghìn đồng - 2002: 703 nghìn đồng 2. Tình hình và hoạt động kinh doanh XNK. 2.1 Các lĩnh vực kinh doanh. Tổng công ty áp dụng các hình thức kinh doanh như xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán đối lưu, đại lý bán buôn bán lẻ. Trong đó hình thức xuất khẩu được Tổng công ty thực hiện chủ yếu. Xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu 2.2Các mặt hàng kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là : * Sản phẩm hoa quả tươi : dứa quả, cam quả, vải thiều, hạt điều nhân, mía cây... * Sản phẩm đồ hộp : đồ hộp dứa, đồ hộp dưa chuột, đồ hộp khác, nước giải khát hoa quả tự nhiên... * Sản phẩm rau tươi : bắp cải, khoai tây, cà rốt, dưa chuột ... * Sản phẩm rau quả sấy muối:chuối sấy khô, nhân hạt điều... * Sản phẩm gia vị: hạt tiêu, ớt, quế, hồi, tỏi... 2.3 Các thị trường chính. Tổng công ty đã nhận kí kết và làm ăn với rất nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, các bạn hàng chính ở nước ngoài chủ yếu là: Mỹ, Nhật, Đài loan, Hàn quốc, Singapore, Pháp, Ba lan, Nga, Trung quốc, ấn độ, Đức. Riêng năm 2002 Tổng công ty đã tăng thêm được 23 thị trường, có 15 thị trường có kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên, trong đó 5 thị trường có kim ngạch trên 5 triệu USD, và đặc biệt đã có 2 thị trường kim ngạch gần đạt và vượt 10 triệu đó là thị trường Nga đạt 9,96 triệu USD, thị trường Nhật đạt 12,4 triệu USD. Có 8 thị trường có kim ngạch lớn và tương đối ổn định từ 4 đến 8 năm liền là : Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn quốc, Singapore, Mỹ, Đài loan, Đức. 2.4 Khái quát qui trình hoạt động kinh doanh. Qui trình của hoạt động XK : -Chuẩn bị trước khi giao dịch: +Nghiên cứu thị trường để lựa chon đối tác XK. +Đánh giá để lựa chọn nguồn cung cấp +Lập phương án kinh doanh. -Tiến hành giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng. -Tổ chức thực hiện hợp đồng được thực hiện 8 bước trong quy trình xuất khẩu: +Chuẩn bị hàng xuất khẩu. +Kiểm tra hàng xuất khẩu. +Thuê phương tiện vận tải. +Mua bảo hiểm cho hàng hoá. +Làm thủ tục hải quan. +Giao hàng. +Làm nghiệp vụ thanh toán. +Khiếu nại và giải quyết tranh chấp(nếu có). Đây là các bước rất quan trọng mà Tổng công ty cần phải xem xét một cách cẩn thận,Tổng công ty không nhất thiết thực hiện theo tuần tự các bước trên và có thể chỉ thực hiện 6 bước. 3.Khái quát về môi trường MarTMQT và Thị trường quốc tế. Tổng công ty hiện đang thực hiện theo đuổi những thị trường nước ngoài với việc hưởng chế độ ưu đãi của các nước đó khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường đó . 4.Môi trường Marketing nội địa và nguồn lực của Tổng côngty 4.1Những khó khăn. Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu của Tổng công ty. Sự không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục, lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các đơn vị ngoài Tổng công ty, làm cho Tổng công ty không đủ nguyên liệu sản xuất, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Qui mô sản xuất còn nhỏ, khả năng về vốn còn ít làm hạn chế hoặc mở rộng khả năng khác của Tổng công ty. Do đặc điểm của văn hoá- xã hội của thị trường XNK khác nhau làm ảnh hưởng lớn nhu cầu của khách hàng và khả năng cung cấp của bạn hàng. Tình hình chính trị của một số nước cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hoá của Tổng công ty. 4.2 Những thuận lợi Cùng với sự pháp triển của đất nước ta hiện nay các phương tiện giao thông liên lạc ngày càng hiện đại giúp cho Tổng công ty nhanh chóng hơn trong việc XNK hàng hoá sang các nước. Và vừa qua với việc kí kết hiệp định Thương mại Việt-Mỹ cũng tạo thuận lợi đáng kể cho doanh nghiệp vì Mỹ là một thị trường lớn mạnh có sức mua cao nó có thể tạo cho Tổng công ty cơ hội xâm nhập vào thị trường này dễ dàng và đưa sản phẩm đến với người dân nước đó. 5. Phương thức thanh toán. Có rất nhiều hình thức thanh toán tiền màTổng công ty áp dụng đó là: TTR:hình thức điện chuyển tiền nó giúp Tổng công ty nhanh chóng thu được tiền để quay vòng vốn cho kỳ sau. L/C: hình thức này giúpTổng công ty đảm bảo an toàn thông qua trung gian là Ngân hàng. D/P: là phương thức nhờ thu trả ngay kèm chứng từ, hình thức này giúp Tổng công ty thu hồi được tiền nhanh chóng và uy tín chỉ trong vòng 3 ngày làm việc. Các hình thức này có những ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm như đối với TTR thì không an toàn do không có trung gian đứng ra bảo đảm,còn với L/C còn rườm rà,tốn kémvà mất nhiều thời gian hơn trong quá trình đôn đốc kiểm traL/C... 6. Tình hình vốn và nguồn vốn của Tổng công ty. Trong những năm qua, bằng nguồn ngân sách của Nhà nước cấp vốn tự có và vốn ngân sách cấp Tổng công ty đã đầu tư cho XDCB phục vụ cho nghiên cứu sản xuất nông công nghiệp và kinh doanh xuất nhập khẩu. Tổng vốn đầu tư: 425,7 tỷ đồng Trong đó: - vốn ngân sách cấp: 84,4 tỷ đồng, chiếm 19,8% - vốn tự có : 30,7 tỷ đồng, chiếm 7,2% - vốn vay: 310,6 tỷ đồng,chiếm 73% Trong 5 năm qua Tổng công ty đã tập trung cao cho đầu tư là 319,89 tỷ đồng( gấp hơn 3 lần 10 năm trước). Trong đó : - Vốn vay: 271,58 tỷ đồng,chiếm 84,9% - Vốn ngân sách : 37,6 tỷ đồng, chiếm 11,7% - Vốn tự có: 10,7 tỷ đồng, chiếm 3,3% 7. Các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Năm2002 nộp ngân sách nhà nước là:103.346triệu đồng, tăng 22,7%so với 2001. 8. Hệ thống tổ chức nhân sự củaTổng công ty. Trong những năm qua, song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với nhiều biện pháp khác, công tác tổ chức cán bộ đã kịp thời chuyển hướng tổ chức lại các đơn vị, giảm đầu mối, giảm mạnh bộ máy quản lý gián tiếp, gấp rút đào tạo cán bộ, kiện toàn và đổi mới hầu hết đội ngũ lãnh đạo các đơn vị, tổ chức lại lực lượng lao động, góp phần ổn định và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từng bước phát triển. CHƯƠNG III Đánh giá tổng hợp và kiến nghị biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. 1. Đánh giá tổng hợp Nhìn lại chặng đường đã trải qua với biết bao thăng trầm, cùng với sự thay đổi của đất nước, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã dần dần từng bước đi lên, hoàn thành giai đoạn đầu của dự án đầu tư phát triển trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và kinh doanh đã có những bước phát triển: Từ chỗ các vùng nguyên liệu còn nhỏ bé, phân tán cách xuất khẩu nhà máy chế biến với giống cây năng suất thấp, chất lượng chưa phù hợp yêu cầu của thị trường ; đến nay Tổng công ty đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến, thay đổi cơ cấu giống, đưa vào nhiều giống rau quả mới có năng suất cao chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường, Từ chỗ hầu hết các thiết bị công nghiệp đều cũ và lạc hậu, nay đã có một hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại với công suất 62.500 tấn sản phẩm/năm, đủ sức chế biến các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Từ chỗ chỉ có quan hệ buôn bán với 18 nước, chủ yếu được chính phủ bao cấp các hiệp định, đến nay Tổng công ty đã chủ động mở rộng quan hệ buôn bán với 55 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên Tổng công ty cũng thấy còn nhiều tồn tại yếu kém, cần khắc phục đó là: +Về nông nghiệp: vùng nguyên liệu chưa ổn định, năng suất còn thấp, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, tốc độ mới cơ cấu giống còn chậm. + Về công nghiệp : đầu tư chưa đồng bộ, sản xuất mới đạt 20-30% công suất thiết kế, hiệu quả còn thấp. + Về kinh doanh thương mại: chưa có chiến lược thị trường (cả trong và ngoài nước). Chưa tạo được nhiều mặt hàng lớn. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm. Doanh thu nội địa còn thấp. 2. Kế hoạch năm 2003và mục tiêu 2005 và 2010 Năm2005 Năm2010 TổngkimngạchXNK(trUSD) +xuất khẩu +nhập khẩu 120 60 60 200 120 80 Tổng giá trị rau quả nội tiêu(tỷ đ) 150 300 Khối lượng SXcông nghiệp(nghìn tấn 80 150 Lợi nhuận trước thuế(tỷ đ) 30 45 Nộp ngân sách (tỷđ) 120 200 3.Biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2003 và mục tiêu chủ yếu đến 2005 và 2010, Tổng công ty cần tập trung giải quyết một số giải pháp sau: Từng bứơc xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trọng thị trường truyền thống (Đông âu, SNG, đặc biệt là NGa ),Đông Bắc á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...) và ASEAN(Singapore...)đồng thời mở rộng thị trường Trung Quốc, Mỹ, thị trường Tây âu và các thị trường khác. Nâng cao tỷ trọng hàng rau quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: trên cơ sở định hướng thị trường để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại có mục tiêu, nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng Internet ( bố trí đủ cán bộ có năng lực, trang bị đủ phương tiện...). Nắm bắt kịp thời các quy định mới (hàng rào phi thuế quan) của từng thị trường để giảm thấp các tranh chấp khiếu kiện. Xây dựng quy chế thống nhất thương hiệu sản phẩm chung của Tổng công ty, chỉ đạo thống nhất về giá, nhãn hiệu sản phẩm vào thị trường, trước hết là những thị trường chủ lực của Tổng công ty. Xây dựng nhanh mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước ( các đại lý, chợ đầu mối,...). Thực hiện liên doanh liên kết trong và ngoài nước để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III, đẩy nhanh công tác cổ phần hoá các đơn vị thành viên theo đề án Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ. Kết luận Qua những con số thống kê được ta cũng thấy sự thành công đã đạt được trong hoạt động kinh doanh XNK góp phần đẩy mạnh sự phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của Tổng công ty trên thị trường trong và ngoài nước trên thương trường. Điều này khẳng định sự tồn tại và phát triển vững vàng của Tổng công ty trong cơ chế thị trường cũng như phương hướng chỉ đạo đúng đắn tích cực sáng tạo của ban giám đốc và cán bộ quản lýTổng công ty. Đối với Tổng công ty hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Tổng công ty quan tâm hàng đầu. Do vậy việc đổi mới phát triển và hoàn thiện hoạt động XNK cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được coi là việc làm thường xuyên lâu dài và liên tục. Những kết quả thu được trong những năm vừa qua mới chỉ là kết quả ban đầu của quá trình đổi mới trong hoạt động của Tổng công ty. Với những thế mạnh hiện có những thành công đã đạt được cho phép khẳng định Tổng công ty sẽ đứng vững và phát triển mạnh mẽ hơn hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao lợi ích chung của toàn công ty và góp phần vào sự nghiệp CNH_HĐH đất nước ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC710.doc
Tài liệu liên quan