Lời mở đầu
Sau gần hai thập niên xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, đất nước ta đã có những chuyển biến đáng kể. Song, cũng không thể phủ nhận rằng sự thay đổi đó đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Từ chỗ chỉ sản xuất hoàn toàn theo sự chỉ đạo của nhà nước, ngày nay, các doanh nghiệp phải tự mình lo tổ chức mọi khâu của quá trình sản xuất, từ nguyên vật liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ đầu ra
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy da giầy xuất khẩu hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Không nằm ngoài quy luật đó, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn đã phải rất cố gắng rất nhiều để vươn lên tồn tại và cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành cả trong và ngoài nước.
Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các cô chú trong Nhà máy, em đã cố gắng tìm hiểu về lịch sử hình thành và đặc điểm hoạt động của Nhà máy. Trong đó, với tư cách là sinh viên chuyên ngành kế toán, em đi sâu tìm hiểu về thực trạng hạch toán kế toán tại Nhà máy với mục đích học tập kinh nghiệm thực tế và vận dụng kiến thức được đào tạo. Với khuôn khổ báo cáo thực tập tổng hợp, em xin trình bày những nội dung cơ bản sau:
Phần I: Tổng quan về Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Phần III: Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy cô và các bạn, giúp em hoàn thiện báo cáo này. Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Quang và tất cả các cô chú trong phòng kế toán Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội đã nhiệt tình giúp em hoàn thành báo cáo này.
PHầN I:
TổNG QUAN Về Nhà máy DA GIầY XUấT KHẩU Hà NộI
GiớI THIệU KHáI QUáT Về Nhà máy:
Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy:
Nhà máy Da giày xuất khẩu Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là the ha noi leather products and footwear export- import factory (viết tắt là LEAPROHAFA) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quyền quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn. Chức năng của Nhà máy là :
Sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, vải nhựa, cao su
Kinh doanh các sản phẩm từ da, giả da, vải nhựa, cao su, nguyên phụ liệu ngành da giày và may mặc
Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, xuất nhập khẩu.
Hiện nay, Nhà máy Da giày xuất khẩu Hà Nội có trụ sở đóng tại đường Lĩnh Nam - Thanh Trì - Hà Nội. Là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân không đầy đủ, Nhà máy hoạt động có con dấu riêng và tài khoản đăng kí tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhà máy được phép huy động vốn trong và ngoài quốc doanh, kể cả của cán bộ công nhân viên trong công ty theo đúng quy định của nhà nước và có sự chỉ đạo của giám đốc công ty.
Từ khi thành lập năm 1958 đến nay, cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh, Nhà máy đã trải qua nhiều bước ngoặt quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Có thể tóm tắt lịch sử phát triển của Nhà máy qua các giai đoạn như sau:
Năm 1958, Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn tại Hà Nội (Nhà máy Giày da xuất khẩu Hà Nội cũ ) được thành lập theo quyết định của bộ ngoại thương cũ, với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại giày dép da phục vụ cho quân đội và một phần xuất khẩu ra nước ngoài. Trong thời bao cấp, hoạt động của chi nhánh hoàn toàn là theo sự chỉ đạo của cấp trên chủ quản, do đó, chi nhánh không phải lo đến số lượng đầu ra, đầu vào.
Năm 1972, chi nhánh là đơn vị thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Từ những năm 1970 đến năm 1990, mặt hàng chủ yếu của chi nhánh là gia công mũ giầy da xuất khẩu cho Liên Xô và các nước Đông Âu
Năm 1993 theo quyết định của bộ công nghiệp nhẹ, Nhà máy Giày da xuất khẩu cũ sáp nhập với Công ty Xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn tại Hà Nội và lấy tên là Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn tại Hà Nội.
Do sự biến động của các nước xã hội chủ nghỉa trong những năm 1990, khối Liên Xô và Đông Âu cũ bị sụp đổ, những hợp đồng theo hiệp định 19-5 bị dỡ bỏ cho nên chi nhánh không có hợp đồng sản xuất do thị trường truyền thống đã bị mất hết, thị trường mới chưa được mở. Lúc này, khối lượng mặt hàng sản xuất của chi nhánh là rất ít, và chủ yếu là gia công cho khách vãng lai. Trong khoảng năm sau (1990- 1995) chi nhánh chỉ tiến hành sản xuất cầm chừng và có thể nói rằng chi nhánh gần như đóng cửa đồng thời thực hiện giảm biên chế cán bộ công nhân viên theo quy định hiện hành cuả Nhà nước.
Cuối năm 1996, chi nhánh bước đầu hoàn thành cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị để chuyển sang sản xuất mặt hàng giày vải. Đầu năm 1997 chi nhánh kí hợp đồng sản xuất giày vải với Công ty Footech- Hồng Kông. Hợp đồng sản xuất này kéo dài 5 năm theo hình thức Công ty Footech đầu tư một phần các trang thiết bị máy móc cho chi nhánh và khấu trừ vào sản phẩm mà công ty đặt chi nhánh sản xuất trong vòng 5 năm, đồng thời Công ty Footech cung cấp cho chi nhánh đơn đặt hàng xuất khẩu
Tháng 1 năm 1997 chi nhánh bắt đầu tiến hành sản xuất giày vải xuất khẩu với công suất thiết kế 1500 đôi giày một ngày và bước đầu chi nhánh đã có những bước phát triển đáng khích lệ.
Đầu năm 2003, khi hợp đồng với Công ty Footech hết thời hạn, chi nhánh tiếp tục kí hợp đồng gia công giầy da xuất khẩu cho Công ty YENKEE của Đài Loan trong thời gian 5 năm đồng thời vẫn sản xuất giầy vải cho Công ty Footech theo hình thức hợp đồng gia công.
Năm 2003, theo công văn đề nghị của giám đốc công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn tại Hà Nội, Bộ trưởng bộ Công nghiệp đã có quyết định đổi tên chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn tại Hà Nội thành Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Hiện nay, vì mới chuyển sang sản xuất sản phẩm mới nên theo ban lãnh đạo Nhà máy, những nhiệm vụ trước mắt mà Nhà máy phải tập trung giải quyết bao gồm:
Tập trung hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất đồng bộ và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao sản lượng.
Tìm kiếm và kí kết các hợp đồng sản xuất giầy vải trong nước cũng như gia công một số chi tiết giầy cho khách hàng, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Tìm kiếm các hợp đồng sản xuất giầy da và khôi phục lại mặt hàng mà Nhà máy đã có uy tín và kinh nghiệm.
Tìm các nguồn vốn đầu tư, các đối tác liên doanh, thực hiện đầu tư theo chiều sâu.
Đào tạo và nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của sản xuất.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy:
Là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng thực hiện đầy đủ mọi công đoạn của quá trình sản xuất , từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến xác định kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của chi nhánh được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm Ban giám đốc và cơ cấu các phòng ban.
Theo cơ cấu tổ chức này, những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Như vậy, các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa bảo đảm quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Mô hình tổ chức của công ty có thể khái quát bằng biểu 1
Ban giám đốc
Phòng Kế toán- tài chính
Phòng KTKCS
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch kinhdoanh
Phòng xuất nhập khẩu
Phân xưởng gò- thành phẩm
Phân xưởng cao su
Phân xưởng may
Phân xưởng pha cắt
Biểu 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
Ban Giám đốc:
+ Giám đốc Nhà máy là đại diện cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý, bảo vệ tài sản của Nhà máy và thi hành những chế độ phù hợp với người lao động theo luật định.
Giám đốc Nhà máy do giám đốc công ty bổ nhiệm. Giúp việc cho giám đốc Nhà máy có phó giám đốc Nhà máy do công ty bổ nhiệm.
+ Phó giám đốc: Nhà máy chỉ có một phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ, tham
mưu cho giám đốc Nhà máy trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phòng ban chức năng: Đứng đầu mỗi phòng là trưởng phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của phòng, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phòng được giao phó, phân công công việc cụ thể cho mỗi cán bộ công nhân viên và theo dõi, quản lý hoạt động của các nhân viên theo các nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng do giám đốc công ty bổ nhiệm trên cơ sở đề xuất của giám đốc và Đảng uỷ Nhà máy. Giúp đỡ cho trưởng phòng là phó phòng. Trưởng phòng và phó phòng là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động của phòng.
+ Phòng Tổ chức hành chính: Là một bộ phận nghiệp vụ của Nhà máy, có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tổ chức thanh tra, khen thưởng, kỉ luật và các công tác đối nội, đối ngoại mang tính chất hành chính.
Phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm các khâu: Quản lý công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, tham mưu đề ra các chính sách đối với người lao động, xây dựng và quản lý chính sách tiền lương, xây dựng các chính sách thưởng, phạt và quản lý cán bộ.
+ Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàngvà xác định kế hoạch xuất nhập khẩu cho Nhà máy bao gồm các khâu: Điều tra, thu thập thông tin trên các thị trường, từ đó đề ra kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khả năng sản xuất của Nhà máy với bạn hàng quốc tế, tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, giúp cho giám đốc giao dịch với khách hàng quốc tế, tổ chức chào hàng và kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
+ Phòng Kĩ thuật: Có nhiệm vụ ban hành tiêu chuẩn về định mức vật tư đối với từng đơn đặt hàng; thử nghiệm và kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu mua về Nhà máy; giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất; sửa chữa và bảo quản các loại máy móc, trang thiết bị trong toàn Nhà máy. Bên cạnh đó, phòng còn làm một số sản phẩm mẫu để chào hàng cho khách nước ngoài.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh: Đảm nhiệm chức năng: Nghiên cứu xu hướng của thị trường về số lượng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm, từ đó lên các kế hoạch ngắn, trung , dài hạn về sự phát triển của Nhà máy, nắm thông tin và lựa chọn các thông tin cần thiết trên thị trường cho lãnh đạo Nhà máy, tổ chức mua bán vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy, quản lý hệ thống kho tàng, bến bãi NVL, bán thành phẩm.
+ Phòng Kế toán tài chính: Là một bộ phận quan trọng của Nhà máy, chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ tài chính- kế toán trước nhà nước và giám đốc Nhà máy. Phòng KT- TC có chức năng: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy, theo dõi và quản lý tình hình tài chính của toàn Nhà máy, lập các kế hoạch tài chính, quản lý các quỹ của Nhà máy và điều hoà có hiệu quả các hoạt động tài chính của Nhà máy, báo cáo kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy trước tập thể cán bộ công nhân viên, trước giám đốc và Nhà nước.
Ngoài ra, Nhà máy còn có một số phòng ban khác có chức năng phục vụ chung cho toàn đơn vị như phòng bảo vệ chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự và bảo vệ tài sản cho Nhà máy, phòng y tế chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ CNV trong Nhà máy, ban cơ điện chịu trách nhiệm về hệ thống điện cho cả Nhà máy.
Các phân xưởng: Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các phân xưởng là quản đốc phân xưởng do giám đốc công ty bổ nhiệm theo đề xuất của giám đốc và Đảng uỷ Nhà máy. Các chức danh khác trong phân xưởng như tổ trưởng, đội trưởng... do giám đốc Nhà máy tuyển chọn.
Phòng Kế toán tài chính có quan hệ trực tiếp với các phòng còn lại trong Nhà máy và với các phân xưởng sản xuất, theo dõi các số liệu, các nghiệp vụ phát sinh để tính toán, lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị phục vụ cho công việc ra quyết định của ban lãnh đạo.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội:
Lĩnh vực và quy mô hoạt động của Nhà máy:
Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất, có chức năng thực hiện đầy đủ mọi công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến tổ chức sản xuất, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả. Sản phẩm của Nhà máy là các loại giầy da, giầy vải với đủ các kích cỡ là kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Ngoài ra, Nhà máy còn nhận gia công một số chi tiết giầy theo hợp đồng. Cũng như ngành công nghiệp may mặc nói chung, trong những năm qua, ngành công nghiệp giầy dép cũng có nhiều thay đổi về cơ bản. Nếu như trước đây, một đôi giầy chỉ cần có độ bền cao là đủ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng thì ngày nay, điều mà khách hàng quan tâm không chỉ là giá cả, chất lượng mà còn cả tính thời trang, và tính tiện dụng của nó nữa. Điều đó đặt Nhà máy trước những thách thức không nhỏ.
Về sản phẩm giầy có rất nhiều loại được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, với nhiều kiểu dáng khác nhau và cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như về chất liệu thì có hai loại chất liệu cơ bản là da và vải, trong chất liệu vải lại chia ra giầy vải phục vụ lao động và giầy vải dùng trong sinh hoạt. Giầy vải dùng trong sinh hoạt lại chia ra các kiểu dáng cơ bản như giầy tán ô dê (giầy buộc dây), giầy khoá, giầy chun và giầy băng dính. Với cách phân loại như vậy, Nhà máy có khoảng 125 danh điểm sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm của Nhà máy sản xuất ra được tiêu thụ cả trong nước và ở nước ngoài nhưng chủ yếu là thị trường nước ngoài như Pháp, Đức, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông... (khoảng 87% )và chủ yếu theo phương thức bán qua trung gian và đại lý (khoảng 97% ).
Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước được thể hiện tóm tắt qua biểu 2.
2003 so với 2002
%
14,5
33,0
-49,2
10,8
54,2
-46
22,1
22,2
13,6
9,33
-0,007
47,4
53,2
114,1
-34,45
Biểu 2. Kết quả hoạt động của Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội qua một số năm
±
2.669
4.722
-2.025
80.693
229.148
-148.455
220.489
40
30
35
-41
1.732
14.730
18.637
-3.907
2002so với 2001
%
15,1
4,95
71,7
36,7
18,9
69,8
11,8
50
22,2
4,75
0,02
13,58
0,41
-7,21
13,87
±
2.417
674
1.742
200.188
67.454
132.734
105.765
60
40
17
104
437
113
-1.268
1.381
2003
21.137
19.018
2.119
826.331
652.000
174.331
1.218.000
220
250
410
578.000
5.388
42.402 42.401.736
34.967
7.435
2002
18.468
14.296
4.171
745.638
422.852
322.786
997.551
180
220
375
619.000
3.656
27.672
16.330
11.342
2001
16.051
13.622
2.429
545.450
355.398
190.052
981.786
120
180
358
515.000
3.219
27.559 26.051.
17.598
9.961
ĐVT
Trđ
Trđ
Trđ
Đôi
Đôi
Đôi
USD
Trđ
Trđ
Người
đ/ ng
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
- Xuất khẩu
- Nội địa
2. Sản lượng
- Xuất khẩu
Nội địa
3. Kim ngạch XK
4. Lợi nhuận
5. Nộp NSNN
6. Tổng số CBCNV
7. TN bình quân tháng
8. NV CSH
9. Giá trị tài sản
- TSCĐ
- TSLĐ
Qua biêủ trên, ta thấy doanh thu của Nhà máy trong những năm qua tăng với tỉ lệ tương đối khá cao( Năm 2002 tăng 15,1% và năm 2003 tăng 14,5%) chứng tỏ Nhà máy đã có những nỗ lực rất lớn trong việc tìm kiếm hợp đồng sản xuất. Tuy nhiên, Nhà máy chưa thật sự khai thác được thị trường trong nước, thể hiện qua tỉ trọng của doanh thu bán hàng nội địa so với doanh thu xuất khẩu ngày càng giảm và doanh thu bán hàng nội địa qua các năm không ổn định. Năm 2002, doanh thu này tăng khá mạnh so với năm 2001, 71,7%, nhưng ngay sau đó lại giảm tới 49,2 % ở năm 2003, điều này có thể do Nhà máy chưa tìm được nguồn tiêu thụ hàng ổn định trong nước, do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng loại như Giầy Thượng Đình, Giầy Thuỵ Khuê, Giầy Hà Nội...và do sự tràn ngập của hàng Trung Quốc nhập lậu giá rẻ nhưng chất lượng không cao. Song bên cạnh đó cũng không thể không nói đến việc doanh thu xuất khẩu tăng khá ổn định, đặc biệt trong giai đoạn 2002-2003, doanh thu xuất khẩu tăng tới 33%, chứng tỏ Nhà máy đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giành được lòng tin của các bạn hàng quốc tế. Sản lượng của Nhà máy nhìn chung cũng tăng liên tục với tỷ lệ cao. Đặc biệt, năm 2003, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh tới 52,4%, đem lại kim ngạch xuất khẩu cho Nhà máy tới hơn một triệu USD. Điều này khẳng định hướng đi của Nhà máy là tập trung vào thị trường nước ngoài là đúng đắn.Tình hình lợi nhuận của Nhà máy cũng tăng với tỷ lệ khá cao, 22% vào năm 2002 và 13,6% vào năm 2003. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đã phần nào được cải thiện, tuy còn chưa nhiều và chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng và với mặt bằng thủ đô nói chung. Quy mô sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong 3 năm qua liên tục được mở rộng, thể hiện ở tổng số cán bộ công nhân viên và quy mô tổng tài sản. Đặc biệt là năm 2003, quy mô tài sản tăng với tốc độ đáng kể, gấp hơn hai lần so với năm 2002, trong đó tăng tập trung vào TSCĐ, chứng tỏ Nhà máy đã có sự đầu tư lâu dài cho sản xuất. Với đà phát triển đó, hi vọng rằng Nhà máy sẽ có những bước phát triển tích cực hơn trong tương lai.
Tiếp tục đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Nhà máy, ta nghiên cứu một số chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong biểu 3
Stt
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2002-2001
2003-2002
1.
TS thanh toán hiện hành
0,81
0,78
0,37
-0,03
-0,41
2.
TS thanh toán nhanh
0,38
0,37
0,19
-0,01
-0,18
3.
TS thanh toán tức thời
0,005
0,006
0,033
0,001
0,027
4.
TS TSCĐ/ S TS (%)
63,9
59,0
82,5
-4,9
23,5
5.
Tỉ suất tự tài trợ
0,117
0,132
0,127
0,015
-0,005
6.
TS LN /doanh thu (%)
0,74
0,98
1,04
0,24
0,06
7.
TS LN /vốn (%)
0,65
0,65
0,52
0
-0,13
8.
HS đảm nhiệm VLĐ
0,62
0,614
0,352
-0,006
-0,262
Biểu 3: Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy da giầy Hà Nội qua một số năm
Qua biểu trên, ta có thể thấy một số nét về tình hình tài chính của Nhà máy thể hiện qua các tỷ suất như sau.
Thứ nhất là về các tỉ suất thanh toán cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi số tài sản lưu động của Nhà máy là thấp, đặc biệt là năm 2003. Cả tỉ suất thanh toán hiện hành và tỉ suất thanh toán nhanh của Nhà máy năm 2003 đều thấp và thấp hơn nhiều so với hai năm trước, chỉ có tỉ suất thanh toán tức thời là cao hơn và ở mức có thể chấp nhận được. Điều đó có cả mặt tiêu cực và mặt tích cực. Mặt tiêu cực là Nhà máy có thể không có khả năng thanh toán các khoản nợ và sẽ phải bán thanh lý cả tài sản lưu động và tài sản cố định để trả nợ còn mặt tích cực là Nhà máy có thể tranh thủ khoản tiền dự trữ đó để đầu tư vào sản xuất, nhờ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Song, để đảm bảo khả năng thanh toán ngay, Nhà máy cần có biện pháp thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu, tránh để bị chiếm dụng vốn. Được như vậy, các tỷ suất thanh toán của Nhà máy sẽ được nâng cao, tạo thêm niềm tin cho các bạn hàng và các đối tác của Nhà máy.
Thứ hai là về tỉ suất đầu tư vào TSCĐ, cho thấy cơ cấu tài sản của Nhà máy chưa thật hợp lý, tài sản cố định chiếm tỉ trọng quá cao ( trung bình khoảng 68.5%), đặc biệt tăng vọt trong năm 2003, lên đến con số 82,5% là không phù hợp với loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Nó cho thấy năng lực sản xuất của Nhà máy là lớn hơn nhiều so với năng suất hiện tại. Để khắc phục tình trạng này, Nhà máy có hai hướng giải quyết, một là đầu tư nhiều hơn cho sản xuất để tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, hai là tập trung đầu tư có trọng điểm, tức là dây chuyền sản xuất nào mang lại hiệu quả thấp thì có thể loại bỏ để tập trung cho dây chuyền có hiệu quả sinh lợi cao.
Thứ ba là về tỉ suất tự tài trợ, cho thấy Nhà máy chưa thực sự chủ động về mặt tài chính, vốn chủ sở hữu còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, Nhà máy hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay, điều đó được thể hiện qua tỉ suất tự tài trợ tương đối thấp ( trung bình khoảng 12,5%). Trong những năm tiếp theo, Nhà máy phải thật sự cố gắng để giảm bớt các khoản nợ vay, như vậy sẽ giảm bớt chi phí lãi vay, nâng hiệu quả hoạt động lên cao hơn.
Thứ tư là về các tỉ suất lợi nhuận của Nhà máy, cho thấy khả năng sinh lời của Nhà máy tuy chưa thật cao song đã liên tục được cải thiện trong các năm gần đây. Duy chỉ có tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm 3002 là thấp hơn so với hai năm trước. Điều này là do quy mô vốn của năm 2003 tăng quá nhiều mà lợi nhuận chưa tăng kịp. Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng có hiệu quả.
Thứ năm là về hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. Hệ số này cho biết để có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Hệ số này càng ngày càng nhỏ cho thấy vốn lưu động của Nhà máy được sử dụng ngày càng có hiệu quả.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Nhà máy chưa thực sự tốt nhưng hi vọng rằng với đà phát triển như hiện nay và với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà máy thì việc củng cố tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sẽ được thực hiện trong tương lai không xa.
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội:
Có thể nói, một trong những điểm nổi bật của lĩnh vực sản xuất giầy da là số lượng danh điểm vật tư và danh điểm sản phẩm rất lớn. Do đó, để thuận tiện cho việc bảo quản và đáp ứng kịp thời nhất cho sản xuất, Nhà máy tổ chức dự trữ trong 5 kho, trong đó có 3 kho nguyên vật liệu là kho nguyên liệu, vật liệu, kho hoá chất, kho bao bì, 1 kho công cụ dụng cụ và 1 kho thành phẩm. Các kho được bố trí một cách hợp lý với khu phân xưởng sản xuất, đảm bảo dễ dàng quản lý, vận chuyển nhanh, kịp thời cho sản xuất.
Tuy tiến hành sản xuất rất nhiều danh điểm sản phẩm khác nhau nhưng cũng như các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực da giầy, quy trình sản xuất của Nhà máy trải qua 4 công đoạn chính, đó là pha cắt, may mũ giầy, sản xuất đế và gò ráp giầy hoàn chỉnh. Trong quá trình sản xuất, thành phẩm và bán thành phẩm luôn được kiểm tra kĩ lưỡng. Công nghệ sản xuất giầy của Nhà máy được thể hiện trong biểu 4.
Nguyên vật liệu
Pha cắt
Kiểm tra sơ bộ
Sản xuất đế
May mũ giầy
Gò ráp giầy
hoàn chỉnh
Kiểm tra đóng gói
Biểu 4. Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy ở Nhà máy da giầy Hà Nội.
Với quy trình công nghệ phức tạp và được thực hiện bởi các dây chuyền máy móc khác nhau như vậy, Nhà máy tổ chức thành 4 phân xưởng sản xuất, phân theo chức năng:
Phân xưởng Chuẩn bị (Phân xưởng Pha cắt)
Phân xưởng May
Phân xưởng Cao su
Phân xưởng Gò- thành phẩm
Các phân xưởng được bố trí hợp lý thành một khu vực khép kín để tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm qua lại với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của các phân xưởng như sau:
Phân xưởng Pha cắt: Thực hiện khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất, với nhiệm vụ là pha cắt, hoàn chỉnh các bán thành phẩm theo mẫu mã của phòng kĩ thuật, chỉnh sửa số hàng bị hư hỏng hoặc bị thiếu hụt. Bán thành phẩm của phân xưởng cắt sẽ được kiểm tra sơ bộ bởi nhân viên phòng KTKCS trước khi chuyển sang cho phân xưởng may.
Phân xưởng May: Tiếp nhận các bán thành phẩm từ phân xưởng pha cắt, tổ chức may hoàn thiện mũ giầy.
Phân xưởng Cao su: Sản xuất đế giầy và các chi tiết bằng cao su cung cấp cho phân xưởng pha cắt, phân xưởng may và phân xưởng gò- thành phẩm.
Phân xưởng Gò- thành phẩm: Kết hợp bán thành phẩm của phân xưởng may và phân xưởng cao su để gò ráp thành đôi giầy hoàn chỉnh. ở phân xưởng này các nhân viên phòng KTKCS lại thực hiện kiểm tra một lần nữa để loại bỏ những sản phẩm lỗi, phân loại sản phẩm hoàn thành. Cuối cùng là khâu đóng gói giầy.
Toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất đều được thực hiện trên dây chuyền hiện đại thuộc thế hệ công nghệ tiên tiến của các nước nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất giầy vải như Đài Loan, Trung Quốc, Pháp, Tiệp. Không những thế, các loại giầy xuất xưởng đều được nhân viên KCS kiểm tra một cách kĩ lưỡng và chính xác.
Cùng với việc bố trí dây chuyền công nghệ hợp lý, sự giám sát của các kĩ sư và chuyên gia của Nhà máy và của công ty đã góp phần làm nên hiệu quả của Nhà máy, đảm bảo sản xuất luôn theo đúng lịch trình, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Phần II
Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán
tại Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
Bộ máy kế toán trên giác độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra.
Bộ máy kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội được tổ chức theo mô hình tập trung, có nghĩa là đơn vị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng Kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ lập hoặc thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. ở các phân xưởng, Nhà máy có bố trí các nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, hạch toán ban đầu về ngày, giờ công lao động, lượng vật tư tiêu hao, chi phí phân xưởng... và chuyển chứng từ về cho phòng kế toán trung tâm chứ không tổ chức hạch toán riêng. Các nhân viên trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy.
Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán là quan hệ theo kiểu trực tuyến, tức là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Cụ thể, phòng Kế toán của Nhà máy gồm 5 cán bộ kế toán, trong đó có một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả, hai kế toán phần hành và một thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương và TSCĐ.
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt, tiền gửi
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán tiền lương, TSCĐ kiêm
Thủ quỹ
Biểu 5: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội.
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Nhà máy; thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nướcvề lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính. Kế toán trưởng có trách nhiệm phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn. Kế toán trưởng cũng là người có quyền kí duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không kí duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý của Nhà máy cùng phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó. Kế toán trưởng cũng là người đảm nhiệm vai trò của một kế toán tổng hợp, giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành và ghi sổ cái tổng hợp, thực hiện công tác kế toán cuối kì, lập báo cáo nội bộ và cho bên ngoài Nhà máy theo định kì báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua: Có nhiệm vụ ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng và các khoản thanh toán với khách hàng, từ đó xác định kết quả tiêu thụ. Phó phòng còn là người giúp việc cho kế toán trưởng và đảm nhiệm công việc của kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt.
Kế toán hàng tồn kho: Theo dõi và ghi chép các biến động tăng, giảm về nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ và thành phẩm từ khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ đến khâu ghi sổ kế toán phần hành, làm cơ sở đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư thực tế có ở kho tại thời điểm kiểm kê. Ngoài ra, kế toán hàng tồn kho cũng là người tập hợp chi phí trong sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính ra giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi: Theo dõi và ghi chép các biến động tăng, giảm về tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các ngân hàng, đối chiếu số trên sổ sách với số thực tế tại quỹ, với số liệu của ngân hàng và với các chứng từ xác nhận công nợ.
- Kế toán tiền lương, TSCĐ kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ căn cứ vào ngày công và tiền lương khoán đã được Phòng Tổ chức hành chính xác nhận, kế toán tiền lương tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận, phòng ban, kiểm tra, đối chiếu tiền lương ở từng phân xưởng, lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn bộ công ty, đồng thời phân bổ tiền lương theo quy định, theo dõi tình hình tạm ứng các khoản vay mượn của từng đối tượng; theo dõi biến động tăng, giảm TSCĐ, tập hợp và kết chuyển chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ, trích khấu hao hàng tháng của các loại TSCĐ; thu, chi tiền theo các hoá đơn, chứng từ hợp lệ, bảo quản các loại tiền mặt và các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu... của Nhà máy tại quỹ, tránh thất thoát, hư hỏng.
Có thể thấy sự bố trí lao động kế toán ở Nhà máy là hợp lý, đảm bảo sự đồng đều tương đối về khối lượng công việc của các kế toán viên, đảm bảo các nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán như nguyên tắc bất vị thân, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm, phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và tương xứng với quy mô của Nhà máy.
Tổ CHứC VậN DụNG CHế Độ Kế TOáN Tại NHà MáY DA GIầY XUấT KHẩU Hà Nội.
Khái quát chung về chế độ kế toán:
Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh phụ thuộc. Niên độ kế toán tại Nhà máy bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán là đồng tiền Việt Nam (VNĐ). Đối với các đồng ngoại tệ, Nhà máy chuyển đổi sang đồng VNĐ bằng phương pháp tỉ giá hạch toán.
Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho và trong hạch toán tiêu thụ.
Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất là 10% và tính nộp thuế xuất khẩu với thuế suất 0%.
Về sổ kế toán, là một doanh nghiệp sản xuất có loại hình kinh doanh khá phức tạp do số lượng nguyên vật liệu và thành phẩm lớn, việc thanh toán lại._. thường xuyên thực hiện bằng ngoại tệ nên hình thức sổ mà Nhà máy áp dụng là hình thức nhật kí chứng từ. Đặc điểm của hình thức sổ này là số lượng sổ sách lớn, khối lượng công việc dồn vào cuối kì nhiều và đòi hỏi đội ngũ kế toán có trình độ cao.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật kí chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Biểu 6: Sơ đồ hạch toán trên sổ Nhật kí- chứng từ
Ghi chú: :Ghi hàng ngày
:Ghi cuối kì
:Đối chiếu
Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội
Hạch toán tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng
Đặc điểm tổ chức hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:
Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc thanh toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội thường xuyên được thực hiện bằng ngoại tệ. Do đó, tiền của nhà Nhà máy bao gồm cả đồng VNĐ và tiền ngoại tệ, trong đó ngoại tệ chủ yếu là đồng USD. Với các khoản tiền bằng USD, Nhà máy không lưu tại quỹ mà gửi toàn bộ vào ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ của Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội chỉ bao gồm tiền mặt VNĐ. Có thể nói tiền mặt, tiền gửi ngân hàng là một tài sản lưu động rất quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào, vì vậy, việc hạch toán hai loại tiền này được thực hiện một cách chi tiết, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không thất thoát, thiếu hụt.
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Nhà máy sử dụng các TK sau:
TK 111- Tiền mặt. Được chi tiết thành
TK 1111: Tiền mặt Việt Nam
TK 112- Tiền gửi ngân hàng. Được chi tiết thành
TK 1121: Tiền VNĐ gửi ngân hàng
TK 11211:Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
TK 11212: Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
TK 11213: Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng
TK 11215: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chi nhánh nam Hà Nội.
TK 1122: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
TK 11221: Ngoại tệ gửi Ngân hàng Ngoại thương
TK 112211: Ngoại tệ gửi Ngân hàng Ngoại thương- tiền gửi
TK 112212: Ngoại tệ gửi Ngân hàng Ngoại thương- nhờ giữ.
TK 11222: Ngoại tệ gửi Ngân hàng Đầu tư
TK 112221: Ngoại tệ gửi Ngân hàng Đầu tư- tiền gửi
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng đến một số TK liên quan như :
TK 141 - Tạm ứng , bao gồm
1411 - Kĩ thuật cơ điện
1412 - Kinh doanh xuất nhập khẩu
1413 - Các phân xưởng
1414 - Hành chính và đội xe
TK 627- Chi phí sản xuất chung, được chi tiết thành
TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272- Chi phí nguyên vật liệu
TK 6274- Chi phí khấu hao
TK 6278- Chí phí bằng tiền khác
TK 641- chi phí bán hàng, được chi tiết thành
TK 6414- Chi phí khấu hao
TK 6415- Chi phí hoa hồng bán hàng
TK 6418- Chi phí bằng tiền khác
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, được chi tiết thành
TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý
TK 6424- Chi phí khấu hao
TK 6425- Trả lãi vay ngân hàng
TK 6426- Chi phí quản lý- thuế, phí, lệ phí
TK 6428- Chi phí bằng tiền khác
TK 711- Thu nhập hoạt động tài chính
TK 151, 152, 131, 331, 241,...
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các chứng từ chủ yếu được sử dụng là phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng. Ngoài ra, cuối mỗi tháng, Nhà máy còn lập bảng kiểm kê quỹ tiền mặt để xác nhận số tiền mặt thực tế tồn quỹ và tìm ra nguyên nhân thừa, thiếu.
Phiếu thu:
Khi người nộp tiền đề nghị nộp trên cơ sở chứng từ gốc như hoá đơn bán hàng, giấy thanh toán tiền tạm ứng..., kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu. Phiếu thu là chứng từ xác định số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc... thực tế nhập quỹ. Phiếu thu được lập làm 3 liên, trong đó liên 1 lưu tại quyển phiếu thu; liên 2 và 3, một liên chuyển cho người nộp tiền, còn một liên được chuyển sang cho thủ quỹ làm cơ sở kiểm nhập tiền, kí phiếu thu và ghi sổ quỹ. Sau đó liên này được trả lại cho kế toán thanh toán ghi sổ kèm theo toàn bộ chứng từ gốc. Định kì, kế toán trưởng kí phiếu thu rồi chuyển cho kế toán thanh toán bảo quản, lưu trữ.
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
lĩnh nam- thanh trì- Hà Nội
Phiếu thu tiền
Ngày 31 tháng 01 năm 2004
Số phiếu: 047
TK: 1111
TK đối ứng: 131
Người nộp: Anh Bình
Địa chỉ: Phòng Xuất nhập khẩu
Lý do thu: Thu tiền tạm ứng còn thừa
Căn cứ vào : Giấy TTTƯ .. Số 002 Seri: TU/ 2003N Ngày 29/01/2004
Số tiền: 215.000 Đ
Bằng chữ: Hai trăm mười lăm ngàn đồng chẵn
Kèm theo 1 chứng từ gốc.
Kế toán trưởng Kế toán thanh toán
Đã nhận đủ số tiền:( viết bằng chữ) Hai trăm mười lăm ngàn đồng chẵn
Người nộp tiền Thủ quỹ
(kí, họ tên) ( kí, họ tên)
Biểu 7. Mẫu phiếu thu sử dụng tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội
Phiếu chi:
Phiếu chi là chứng từ phản ánh số tiền mặt thực tế xuất quỹ. Khi người nhận tiền đề nghị chi tiền trên cơ sở chứng từ xin chi như giấy đề nghị tạm ứng đã có đầy đủ chữ kí hợp lệ của giám đốc và kế toán trưởng hoặc hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp thì kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên, trong đó, liên 1 lưu tại quyển; liên thứ 2 được chuyển cho thủ quỹ làm cơ sở xuất tiền, kí phiếu chi và ghi sổ quỹ, liên 3 được giao cho người xin chi. Riêng đối với các nghiệp vụ chi bất thường hoặc số lượng lớn thì phiếu chi phải được kế toán trưởng và giám đốc Nhà máy kí duyệt trước khi thủ quỹ xuất quỹ. Sau đó liên này được chuyển lại cho kế toán thanh toán ghi sổ và bảo quản, lưu trữ. Định kì kế toán thanh toán chuyển phiếu chi cho kế toán trưởng và giám đốc kí.
Giấy báo Nợ, báo Có của Ngân hàng:
Giấy báo Nợ, báo Có do ngân hàng lập, gửi đến Nhà máy nhằm thông báo với Nhà máy rằng lượng tiền gửi của Nhà máy trong ngân hàng đã tăng lên (đối với giấy báo Có) hoặc giảm đi (đối với giấy báo Nợ) một lượng là bao nhiêu. Kế toán căn cứ vào giấy này để đối chiếu với các khoản chi trả hoặc thu hồi và làm cơ sở để ghi tăng hoặc ghi giảm TK tiền gửi Ngân hàng trên sổ sách kế toán.
Sổ sách kế toán sử dụng:
Trên cơ sở các chứng từ kể trên, kế toán tiến hành ghi sổ. Việc ghi sổ được thực hiện trên bộ sổ kế toán bao gồm sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết mà Nhà máy sử dụng để theo dõi tiền mặt tiền gửi là sổ chi tiết tiền gửi và sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ.
Công ty Xnk da giầy Sài gòn
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
Sổ chi tiết tiền gửi
Năm 2003
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Loại tiền: USD
Ngày tháng
Giấy báo
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Gửi vào
Rút ra
Còn lại
Ngày.... tháng ... năm....
Người lập biểu Kế toán trưởng
Biểu 8: Mẫu sổ chi tiết tiền gủi tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
Sổ chi tiết tiền gửi là sổ dùng để theo dõi các loại tiền gửi trong các ngân hàng khác nhau. Cơ sở để ghi sổ này là các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng. Định kì, kế toán thanh toán tiến hành đối chiếu sổ này với số liệu của Ngân hàng.
Sổ quỹ tiền mặt là sổ dùng để theo dõi số tiền thực tế có ở quỹ của Nhà máy. Sổ quỹ tiền mặt được ghi trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi mà kế toán chuyển đến. Cuối mỗi ngày, số tiền trên sổ này được dùng để đối chiếu với kế toán tiền mặt và số tiền thực tế tồn quỹ.
Công ty Xnk da giầy Sài gòn
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
Sổ quỹ tiền mặt
(kiêm báo cáo quỹ)
Năm 2003
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Xác nhận của kế toán
Thu
Chi
Thu
Chi
Tồn
Biểu 9. Mẫu sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ.
Sổ tổng hợp:
Theo hình thức Nhật kí- chứng từ, sổ tổng hợp mà Nhà máy sử dụng để hạch toán tiền mặt, tiền gửi bao gồm:
NKCT số 1: Theo dõi phát sinh Có TK 111đối ứng Nợ các TK liên quan. Cơ sở để ghi NK này là báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc như phiếu chi, hoá đơn...
NKCT số 2: Theo dõi phát sinh Có TK 112 đối ứng nợ các TK liên quan. Cơ sở để ghi NK này là các giấy báo Nợ của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc có liên quan.
Bảng kê số 1: Theo dõi phát sinh Nợ TK 111 đối ứng Có các TK liên quan. Cơ sở để ghi là các phiếu thu kèm theo các chứng từ gốc có liên quan.
Bảng kê số 2: Theo dõi phát sinh Nợ TK 112 đối ứng Có các TK liên quan. Cơ sở để ghi là các báo Có của Ngân hàng kèm theo các chứng từ khác có liên quan
Sổ Cái các TK 111, 112. Sổ Cái được lập trên cơ sở tập hợp số liệu từ các sổ Nhật kí và bảng kê kể trên.
Ghi chú:
: ghi hàng ngày
: ghi cuối kì
: đối chiếu
Chứng từ gốc thu, chi
NKCT 1, 2
Bảng kê 1, 2
Sổ Cái các TK 111, 112
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt
Biểu 10: Sơ đồ quy trình hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Hạch toán hàng tồn kho
Đặc điểm tổ chức hạch toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho tại Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm. Trong đó, Nhà máy có khoảng 85 loại nguyên vật liệu, 60 loại hoá chất khác nhau và khoảng 100 danh điểm thành phẩm. Nguyên vật liệu của Nhà máy được mua từ hai nguồn trong nước và ngoài nước. Với nguyên vật liệu nhập khẩu, Nhà máy mua theo giá CIF, nhận hàng tại cảng Hải Phòng. Để dễ dàng trong việc quản lý hàng tồn kho, Nhà máy đã xây dựng một hệ thống danh mục hàng tồn kho, trong đó mỗi danh điểm đều được gắn mã riêng một cách khoa học. Nhà máy hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Với nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nhập kho, giá ghi sổ kế toán là giá thực tế nhập, bao gồm giá hoá đơn và chi phí vận chuyển (trừ các khoản giảm trừ). Với thành phẩm nhập kho, giá nhập là giá thực tế được tính theo phương pháp tổng cộng chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp riêng còn các chi phí khác được theo dõi chung, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Giá xuất kho của cả nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm đều là giá thực tế tính theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Trong hạch toán chi tiết hàng tồn kho, Nhà máy áp dụng phương pháp thẻ song song.
Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm, Nhà máy sử dụng các TK sau:
TK 152- nguyên liệu, vật liệu, được chi tiết thành:
TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu
TK 1522: Cao su, hoá chất
TK 1525: Bao bì đóng gói
TK 153- Công cụ, dụng cụ, được chi tiết thành:
TK 1531: Công cụ, dụng cụ
TK 1532: Bao bì luân chuyển
TK 1534: Phụ tùng thay thế
TK 155- Thành phẩm
TK 157- Hàng gửi bán
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các TK khác liên quan như TK 621, 627, 641, 642, 111, 112, 142, 331, 341...
Chứng từ sử dụng.
Để hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, thành phẩm, hàng hoá và biên bản kiểm kê vật tư, thành phẩm, hàng hoá.
Khi người giao hàng đề nghị nhập hàng trên cơ sở chứng từ nguồn hàng, bộ phận kiểm nghiệm của Nhà máy sẽ tiến hành kiểm nghiệm về số lượng, quy cách, phẩm chất và lập biên bản kiểm nghiệm (Chỉ áp dụng cho các trường hợp hàng nhập với khối lượng lớn hoặc không nguyên đai, nguyên kiện và theo yêu cầu của kế toán trưởng hoặc giám đốc Nhà máy) . Tiếp đó, cán bộ cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho và chuyển cho phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh kí. Trên cơ sở phiếu nhập kho, thủ kho kiểm nhập hàng, ghi số thực nhập vào phiếu, kí phiếu, ghi thẻ kho và chuyển chứng từ cho kế toán hàng tồn kho ghi sổ và bảo quản, lưu trữ. Mẫu phiếu nhập kho được trình bày trong biểu 11
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
lĩnh nam- thanh trì- Hà Nội
Phiếu nhập kho
Ngày 10 tháng 01 năm 2004
Số 0005
Người giao hàng: Anh Khánh
Đơn vị: CT 308- công ty TNHH Tiền Phong
Địa chỉ: 211C Đặng Nguyên Cần P14 Q6 tp Hồ Chí Minh
Số HĐ: 99014, 99012 Seri: RL/ 2003N Ngày: 09/01/2004
Nội dung: Mua vật tư
TK Có: 331- Phải trả cho người bán
Mã kho: K1
Tên vật tư
TK
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
128004- Đế đốt trúc trắng
128001- Đế dép mẫu
1521
1521
đôi
đôi
480
432
480
432
3.800
3.440
1.824.000
1.486.080
Tổng cộng tiền hàng
Chi phí
Thuế GTGT
Tổng cộng tiền thanh toán
3.310.080
331.008
3.641.088
Bằng chữ: Ba triệu sáu trăm bốn mươi mốt nghìn không trăm tám mươi tám đồng.
Nhập ngày 10 tháng 01 năm 2004
Thủ trưởng
đơn vị
Kế toán trưởng
Phòng KHKD
Người nhập
Thủ kho
Biểu 11. Mẫu phiếu nhập kho được sử dụng tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
Khi người có nhu cầu hàng đề nghị xuất hàng trên cơ sở chứng từ gốc như phiếu xin lĩnh vật tư cho sản xuất, kế hoạch tiêu thụ hàng...đã có kí duyệt của giám đốc Nhà máy và kế toán trưởng thì bộ phận cung ứng sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên, trong đó liên 1 lưu tại quyển, 2 liên còn lại, 1 liên giao cho người nhận hàng, 1 liên dùng làm cơ sở cho thủ kho xuất vật tư, kí phiếu, ghi thẻ kho rồi chuyển lại cho kế toán vật tư ghi sổ và bảo quản, lưu trữ. Mẫu phiếu xuất kho được trình bày ở biểu 12.
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội
lĩnh nam- thanh trì- Hà Nội
Phiếu xuất kho
Ngày 29 tháng 01 năm 2004
Số 0037
Người nhận: Anh Khánh
Đơn vị: CN002- Phan Minh Khánh
Địa chỉ: Phòng kế hoạch kinh doanh
Nội dung: xuất cho sản xuất.
Mã kho: K1
Tên vật tư
TK
TK
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
1190202- Chỉ 30/3 trắng
1190102- Chỉ 30/3 mộc
1521
1521
331
331
Mét
Mét
100.000
50.000
100.000
50.000
5
5
500.000
250.000
Tổng cộng tiền hàng
750.000
Bằng chữ: Bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn
Ngày 29 tháng 01 năm 2004
Phụ trách
đơn vị sử dụng
Phòng KHKD
Người nhận
Thủ kho
Biểu 12. Mẫu phiếu xuất kho sử dụng tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội
Cuối mỗi kì kế toán, Nhà máy thực hiện kiểm kê kho, xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, thành phẩm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê và lập biên bản kiểm kê vật tư, thành phẩm, hàng hoá nhằm làm cơ sở xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, thành phẩm, hàng hoá thừa, thiếu và ghi sổ kế toán. Biên bản kiểm kê được lập thành 2 bản, 1 bản giao cho phòng kế toán, 1 bản giao cho thủ kho. Biên bản kiểm kê phải có đủ chữ kí của trưởng ban kiểm kê và các uỷ viên, thủ kho, kế toán trưởng và giám đốc Nhà máy.
Sổ sách kế toán sử dụng.
Sổ chi tiết
Nhà máy hạch toán nguyên vật liệu và thành phẩm theo phương pháp thẻ song song nên các sổ chi tiết mà Nhà máy sử dụng là thẻ kho, sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá và bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.
Thẻ kho là chứng từ theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá, làm căn cứ xác định tồn kho dự trữ vật tư, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập riêng cho từng thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá và giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Cuối tháng, thủ kho phải cộng các thẻ kho, tính tổng nhập, tổng xuất, tổng tồn và đối chiếu với sổ kế toán chi tiết về chỉ tiêu số lượng.
Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá được mở theo từng tài khoản, theo từng kho và theo từng thứ vật tư, thành phẩm. Cơ sở để ghi sổ này là các phiếu nhập kho, xuất kho do thủ kho chuyển đến. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết, đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng và đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị. Số tổng cộng trên các sổ chi tiết được dùng để lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.
Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn do kế toán lập vào cuối kì trên cơ sở số tổng cộng trên các sổ chi tiết. Bảng này được lập riêng cho từng kho: nguyên liệu vật liệu hoá chất, bao bì. Mẫu bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn được thể hiện trong biểu 13.
Công ty XNK da giầy Sài Gòn
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
Kho:
Từ ngày .... đến ngày....
Stt
Mã vật tư
Vật tư
Đvt
Tồn đầu
Nhập
Xuất
Tồn cuối
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Cộng
Ngày ... tháng ... năm ...
Kế toán trưởng Người lập biểu
Biểu 13: Mẫu bảng tổng hợp nhập xuất tồn tại Nhà máy da giầy xuất XK Hà Nội
Sổ kế toán tổng hợp.
Theo hình thức Nhật kí chứng từ, Nhà máy phải áp dụng một loạt sổ tổng hợp riêng cho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và một loạt sổ tổng hợp riêng cho thành phẩm.
Các sổ sách mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ là Nhật kí chứng từ số 1, 2, 4, 5 (phần ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 152, 153), Nhật kí chứng từ số 7 ( phần ghi Nợ các TK đối ứng Có TK 152, 153) bảng kê số 3, 4, 6, bảng phân bổ số 2 và sổ Cái các TK 152, 153. Trình tự ghi chép các sổ được thể hiện trong biểu 14
Chứng từ gốc N- X
NKCT khác
(1, 2, 4)
Sổ chi tiết
TK 331
Bảng phân bổ 2
NKCT 5
Bảng kê 3
Sổ Cái TK 152, 153
Báo cáo tài chính
Bảng kê 4, 6
NKCT 7
Ghi chú: :Ghi hàng ngày
:Ghi cuối kì
:Đối chiếu
Biểu 14: Sơ đồ hạch toán NVL, CCDC tại Nhà máy da giầyXK Hà Nội.
Nhật kí chứng từ số 1, 2, 4, 5 là các NKCT theo dõi phát sinh Có các TK 111, 112, 311, 341, 331. Cơ sở để ghi các sổ này là các phiếu chi (đối với NKCT 1), giấy báo Nợ của Ngân hàng(đối với NKCT 2), các hoá đơn mua chịu hàng và các chứng từ ghi nhận các khoản nợ (đối với NKCT 4) và sổ chi tiết TK 331 (đối với NKCT 5). ở đây, trong hạch toán NVL và CCDC, ta chỉ quan tâm đến cột ghi Nợ TK 152, 153. Đây chính là cơ sở cho biết NVL, CCDC được mua bằng nguồn nào.
Từ NKCT 1,2,4,5 kế toán lập bảng kê số 3 là bảng kê tính giá NVL, CCDC nhập, xuất ( theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ). Mẫu bảng kê được trình bày trong biểu 15.
Công ty XNK da giầy Sài Gòn
Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
Bảng kê tính giá
nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
Tháng 01 năm 2004
STT
Chỉ tiêu
N 152
N 153
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong kì
Công ty cổ phần nhuộm Hà Nội.
Phải trả cho người bán
Cộng SD đầu tháng & P/S
Xuất dùng trong tháng
Số dư cuối tháng
682.477.878
72.543.903
9.631.895
62.912.008
755.021.781
161.033.192
593.988.589
43.846.278
36.767.268
36.767.268
80.613.546
36.648.818
43.964.728
Ngày 31 tháng 01 năm 2004
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 15. Bảng kê tính giá NVL, CCDC tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
Sau đó, lấy số liệu từ bảng kê tính giá NVL, CCDC, kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC để phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kì cho các đối tượng sử dụng. Các số liệu này lại được sử dụng làm căn cứ để ghi vào cột Có các TK 152, 153 của bảng kê 4, 6 và nhật kí chứng từ 7, đồng thời để tính giá thành sản phẩm.
Bảng kê số 4 tập hợp chi phí sản xuất dở dang, chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng.
Bảng kê số 6 dùng để phản ánh chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.
Nhật kí chứng từ số 7 là nhật kí dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của toàn doanh nghiệp. ở đây, trong hạch toán NVL, CCDC, ta chỉ quan tâm đến cột ghi Có TK 152, 153.
Sổ Cái các TK 152, 153 được lập vào cuối kì trên cơ sở số liệu từ NKCT 1, 2, 4 (đối với phần phát sinh Nợ) và số liệu từ NKCT 7 (đối với phần phát sinh Có)
Các sổ tổng hợp mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán thành phẩm bao gồm bảng kê 8, 9, 10, nhật kí chứng từ số 8 và sổ Cái TK 155, 157.
Bảng kê 8 là bảng kê dùng để tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm. Cơ sở để lập bảng kê này là các chứng từ, hoá đơn nhập, xuất và số liệu về giá nhập, xuất trên bảng kê số 9. Cuối tháng, số liệu trên bảng kê 8 được dùng để ghi vào nhật kí chứng từ số 8.
Bảng kê 9 là bảng kê tính giá thành thực tế thành phẩm nhập, xuất kho. Số liệu tổng cộng cuối tháng của bảng kê này được dùng để ghi vào nhật kí chứng từ số 8 và là cơ sở để lập bảng kê 8 và bảng kê 10.
Bảng kê 10 là bảng kê dùng để phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm gửi nhờ đại lý bán hộ, và gửi đi hoặc đã chuyển giao đến cho người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Số liệu tổng cộng trên bảng kê này cuối tháng sẽ được dùng để ghi NKCT số 8.
NKCT số 8 theo dõi số phát sinh Có các TK 155, 157... Cuối tháng, kế toán lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi sổ Cái.
Sổ Cái TK 155, 157 theo dõi tổng hợp số dư đầu kì, số phát sinh trong kì và số dư cuối kì của các TK 155, 157, là cơ sở để lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị liên quan.
C. từ gốc về nhập- xuất thành phẩm
Bảng kê 9
Bảng kê 10
Bảng kê 8
NKCT 8( cột Có TK 155,157)
Sổ Cái TK 155, 157
Báo cáo tài chính
Biểu 16: Sơ đồ trình tự ghi sổ trong hạch toán thành phẩm.
Ghi chú: :Ghi hàng ngày
:Ghi cuối kì
:Đối chiếu
Hạch toán tiền lương:
Đặc điểm tổ chức hạch toán tiền lương
Tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội có hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian (có kể đến hệ số cấp bậc). Số liệu gốc về ngày công và số lượng sản phẩm hoàn thành của từng công nhân được nhân viên thống kê phân xưởng theo dõi và gửi chứng từ về phòng tổ chức hành chính để tính lương. Định mức giờ công do phòng tổ chức hành chính lập. Ngoài phần lương cơ bản, công nhân Nhà máy còn có thêm một số khoản trợ cấp, khen thưởng, tiền ăn ca... Chi phí nhân công được tập hợp chung cho các sản phẩm, các đơn đặt hàng, sau đó phân bổ theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên, kế toán sử dụng các TK sau:
TK 334: “Phải trả công nhân viên”, được chi tiết thành
TK 3341: Phải trả công nhân viên- tiền lương
TK 3342: Phải trả công nhân viên- tiền ăn ca
TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”,
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng đến một số TK liên quan như TK 111, 112, 622, 627, 641, 642...
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán tiền lương, kế toán sử dụng các chứng từ như:
Bảng chấm công: do các phân xưởng theo dõi, xác nhận, sau đó chuyển lên phòng tổ chức hành chính tính lương trên cơ sở các quy định hiện hành và các định mức tiền lương.
Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành do phòng kế hoạch kinh doanh lập đối với một bộ phận công nhân viên làm việc hưởng lương theo sản phẩm. Trên cơ sở phiếu nhập kho, phòng hành chính tổng hợp tiến hành tính lương căn cứ trên định mức khoán cho mỗi sản phẩm.
Danh sách công nhân nghỉ chế độ hưởng BHXH do phòng hành chính tổng hợp lập trên cơ sở các quy định của Nhà máyvà các phiếu nghỉ hưởng BHXH.
Bảng thanh toán tiền lương: Do phòng kế toán (kế toán tiền lương) lập, là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao độnglàm việc trong Nhà máy, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động, tiền lương
Bảng thanh toán BHXH: Do phòng kế toán (kế toán tiền lương) lập, làm căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH cấp trên.
Sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được sử dụng tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội và sổ chi tiết các tài khoản 334, 338. Sổ chi tiết TK 334, 338 được lập cho từng tổ sản xuất, trong đó
Công ty XNK da giầy Sài Gòn
Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
Sổ chi tiết tài khoản 334
Từ ngày.... đến ngày....
Đối tượng:.........................
Ngày
C. từ
Diễn giải
TK đ.ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Lương
Ăn ca
Tổng
Lương
Ăn ca
Tổng
Dư đầu kì
PS trong kì
.........
Tổng
Dư cuối kì
Biểu 17: Mẫu sổ chi tiết tài khoản 334 sử dụng tại Nhà máy Da giầy XK Hà Nội.
Căn cứ để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là các bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH... kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng, tính toán số tiền để ghi vào bảng. Mẫu bảng này được trình bày trong phụ lục 1.
Sổ tổng hợp:
Theo hình thức nhật kí chứng từ, các sổ tổng hợp mà kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương là :
Bảng kê 4, 5 ( cột ghi Có TK 334, 338): Tập hợp chi phí nhân công theo các hoạt động trong Nhà máy như chi phí công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhân viên quản lý
Nhật kí chứng từ số 7 ( cột ghi Có TK 334, 338): tập hợp chi phí nhân công toàn Nhà máy.
Nhật kí chứng từ số 1 (cột ghi Nợ TK 334, 338): phản ánh tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động.
Sổ Cái các TK 334, 338: được lập trên cơ sở số phát sinh từ các nhật kí và bảng kê kể trên. Số liệu từ các sổ Cái và các nhật kí chứng từ là cơ sở để lập các báo cáo tài chính liên quan.
Sổ Cái TK 334, 338
NKCT số 1
NKCT số 7
Bảng kê 4, 5
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Bảng chấm công, phiếu nhập kho, bảng thanh toán lương...
Báo cáo tài chính
Ghi chú: :Ghi hàng ngày
:Ghi cuối kì
Biểu18: Mô hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
:Đối chiếu
Hạch toán tài sản cố định ( TSCĐ )
Đặc điểm tổ chức hạch toán TSCĐ
Tài sản cố định tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn tự bổ sung. Từ năm 1997, theo hợp đồng với Công ty Footech của Hồng Kông, Nhà máy đã được trang bị thêm nhiều TSCĐ với trình độ công nghệ khá cao. Tuy nhiên, Nhà máy cũng có không ít TSCĐ không dùng đến trong quá trình sản xuất do đã quá lỗi thời hoặc sản phẩm làm ra trên dây chuyền đó không còn được sản xuất nữa. Chính vì vậy nên hàng năm, Nhà máy phải trích một khoản khấu hao rất lớn, làm giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về phân loại TSCĐ, Nhà máy không có TSCĐ thuê tài chính, các TSCĐ hiện có đều được phân loại là TSCĐ hữu hình. Về khấu hao TSCĐ, Nhà máy thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, hay khấu hao đều, nguồn vốn khấu hao được theo dõi trên sổ tài khoản 009.
TK sử dụng:
Để hạch toán TSCĐ, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội sử dụng các TK :
TK 211: “TSCĐ hữu hình”, được chi tiết thành:
TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113: Máy móc, thiết bị
TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang, được chi tiết thành
TK 2411: XDCB dở dang- Mua sắm TSCĐ
TK 2412: XDCB dở dang- Xây dựng cơ bản
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6279: Chi phí khấu hao TSCĐ- ban cơ điện
TK 6414: Chi phí bán hàng- khấu hao TSCĐ
TK 6424: Chi phí quản lý- khấu hao TSCĐ
TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường
TK 821: Chi phí hoạt động bất thường
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán TSCĐ, Nhà máy sử dụng các chứng từ như:
Thẻ TSCĐ: Do kế toán TSCĐ lập riêng cho từng TSCĐ của Nhà máy nhằm theo dõi tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập khi có biên bản giao nhận TSCĐ căn cứ trên các tài liệu kĩ thuật có liên quan và được huỷ khi có biên bản thanh lý TSCĐ. Thẻ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Căn cứ để ghi thẻ này là bảng trích khấu hao TSCĐ hàng tháng.
Công ty XNK da giầy Sài gòn
Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
Thẻ tài sản cố định
Số:..........
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số .............ngày..........tháng.........năm............
Tên, kí hiệu, quy cách TSCĐ:.........................................Số hiệu TSCĐ:.....................
Bộ phận sử dụng:................................................Năm đưa vào sử dụng:.....................
Nguyên giá:.................................................................................................................
C. từ
Thay đổi nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá mới
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày
Lý do
Số tiền
Năm
Giá trị HM
Cộng dồn
STT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày.......tháng........năm.......
Lý do:............................................................................................................................
Ghi giảm TSCĐ ngày.........tháng.......năm........
Lý do:............................................................................................................................
Biểu 19: Mẫu thẻ TSCĐ tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Biên bản giao nhận TSCĐ: Là căn cứ xác nhận việc giao nhận TSCĐ diễn ra tại đơn vị. ở Nhà máy, biên bản giao nhận chủ yếu được dùng cho hai trường hợp: mua sắm TSCĐ và đưa TSCĐ vào sử dụng sau khi hoàn thành xây dựng.
Biên bản thanh lý TSCĐ: xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ sách kế toán.
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán TSCĐ là bảng tính và phân bổ khấu hao và sổ chi tiết tài sản cố định.
Bảng tính và phân bổ khấu hao: Được lập để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.
Công ty XNK da giầy Sài Gòn
Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội.
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 1 năm 2004
STT
TK Có
TK Nợ
Có TK 214
S
627- Chi phí sản xuất chung
6274- Chi phí KH TSCĐ
6279- chi phí KH TSCĐ- ban cơ điện
641- Chi phí bán hàng
6414- Chi phí bán hàng- KH TSCĐ
642- Chi phí quản lý
6424- Chi phí quản lý- KH TSCĐ
817.281.853
809.020.810
8.261.043
2.708.979
2.708.979
92.805.134
92.805.134
817.281.853
809.020.810
8.261.043
2.708.979
2.708.979
92.805.134
92.805.134
Tổng cộng
914.017.170
914.017.170
Ngày 31 tháng 01 năm 2004
Người lập bảng Kế toán trưởng
Biểu 20: Mẫu bảng phân bổ khấu hao TCSĐ tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội.
- Sổ chi tiết TSCĐ: Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội lập sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng. Mỗi bộ phận sử dụng phải mở riêng một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ. Mẫu sổ này được trình bày trong phụ lục 2.
Cuối kì, căn cứ trên số liệu của các sổ chi tiết TSCĐ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ trên phạm vi toàn Nhà máy. Số liệu trên sổ này được dùng làm cơ sở để lập các báo cáo tài chính có liên quan.
Sổ tổng hợp:
Để hạch toán TSCĐ, kế toán sử dụng các sổ tổng hợp bao gồm:
Các sổ phản ánh tăng TSCĐ như NKCT số 1, 2, 4, 5 ( cột ghi Nợ TK 211).
Các sổ phản ánh giảm TSCĐ như NKCT số 9 ghi Có TK 211. Cơ sở để ghi sổ này là
Các sổ phản ánh khấu hao TSCĐ như bảng kê 4, 5, NKCT số 7 (phản ánh khấu hao tăng) và NKCT số 9 (cột ghi Có TK 211, ghi Nợ TK 214) (phản ánh khấu hao giảm)
Sổ Cái các TK 211, 214: được lập vào cuối kì kế toán trên cơ sở số liệu từ các nhật kí chứng từ 1, 2, 4, 5, 7, 9, theo dõi tổng hợp số dư đầu kì, các phát sinh tăng, giảm trong kì và số dư cuối kì của các tài khoản tài sản cố định và khấu hao.
Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ
và bảng phân bổ khấu hao
Bảng kê 4, 5
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
NKCT 7
NKCT 9
NKCT 1, 2._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC624.doc