Báo cáo Tổng hợp về thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam & chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường của cục bảo vệ môi trường

Lời mở đầu Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường đại học Kinh tế quốc dân, em được thực tập tại Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Môi trường nói chung bao gồm toàn bộ mọi mặt diễn ra xung quanh chúng ta, có thể là môi trường tự nhiên hoặc là môi trường xã hội. Bảo vệ môi trường có ý nghĩa trực tiếp bảo vệ thiên nhiên và cuộc sống con người. Song song với tiến trình phát triển, con người đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về khoa học- kỹ thuật, làm biến đổi sâu

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam & chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường của cục bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắc về tự nhiên- xã hội- con người. Nhưng chính con người cũng phải làm cho trái đất phải kêu cứu, bởi nguồn tài nguyên và môi trường đang cạn kiệt. Nguyên do, con người đã khai thác và sử dụng tài nguyên bừa bãi, phá huỷ rừng làm tăng hàm lượng điôxit cacbon trong khí quyển gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá tác động xấu đến khối lượng và chất lượng nước trên trái đất, gây ô nhiễm nguồn nước, những vùng đất ẩm, các địa tầng ngập nước, hành động tàn phá rừng nhiệt đới và tình trạng sa mạc hoá hết sức nặng nề. Nguy cơ của cuộc khủng hoảng sinh thái mang tính chất toàn cầu đang đe doạ không chỉ sự sống tự nhiên mà cả sự sống của con người. Môi trường ở Việt Nam có cả những vấn đề khan hiếm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có cả những vấn đề ô nhiễm môi trường sống. Đứng trước nguy cơ môi trường sống ngày càng bị xuống cấp, công tác bảo vệ môi trường được chính phủ đặc biệt quan tâm và thực hiện nhiều chính sách quan trọng. Bước đầu thực tập tại Cục Bảo vệ môi trường, em xin trình bày bản Báo cáo tổng hợp về những vấn đề em nhận thức được trong thời gian qua. Nội dung bản Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính : Phần 1: Những nét khái quát về Cục Bảo vệ môi trường Phần 2: Thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt Nam Phần 3: Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường Nội dung Phần 1: Những nét khái quát về Cục bảo vệ môi trường I . Lịch sử ra đời và phát triển của Cục Bảo vệ môi trường I.1.Quá trình ra đời Ngày 30/9/1992, Quốc hội ra nghị quyết về việc thành lập Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, trong đó có Cục Bảo vệ môi trường trên cơ sở Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Như vậy, Cục Môi trường chính thức đi vào hoạt động từ năm 1992 và đã đạt được nhiều thành tích. Năm 2002, quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường do Chính phủ phê duyệt. Chính phủ đã ra Nghị định số 91/ 2002/ NĐ - CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từ tháng 11/2002, Cục Môi trường đổi thành Cục Bảo vệ môi trường và chính thức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. I.2. Những sự kiện đáng ghi nhớ Sau hơn mười năm ra đời và hoạt động, Cục Bảo vệ môi trường đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ môi trường chung của đất nước và toàn thế giới. Năm 1992: Thành lập Mạng lưới Giáo dục và Đào tạo Môi trường Việt Nam. Năm 1993: Tổ chức Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Năm 1994: - Thực hiện tốt Chỉ thị 406/TTg của thủ tướng Chính phủ ra ngày 8/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo nổ. - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng và trình Quốc hội Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam lần thứ nhất. Năm 1995: - Ngày 22/12/1995, Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học. - Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước Basel về Kiểm soát sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại, Việt Nam chính thức trở thành thành viên công ước Basel. Năm 1996: - Ban hành nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT. - Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen lần thứ 2 cho Cục Môi trường vì có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chỉ thị 406/TTg về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo. Năm 1997: Thành lập Văn phòng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) Việt Nam. Năm1998: Ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị Ban hành Chỉ thị 36- CT/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Năm 1999: Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Năm2000: Trình Chính phủ Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường 2001 – 2010. Năm 2001: Thẩm định và thông qua Báo cáo đánh giá tác dộng môi trường Dự án Đường xuyên Việt Bắc Nam (Đường Hồ Chí Minh). Năm 2002: - Thành lập Nhóm Hỗ trợ quốc tế về môi trường. - Thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia. - Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. II . Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo vệ môi trường Quyết định 108/ 2002/ QĐ- BTNMT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ môi trường. II.1. Vị trí và chức năng Cục Bảo vệ môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên các mặt thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng dụng công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường. II.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về môi trường; 2. Trình Bộ trưởng quyết định kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, kế hoạch quốc gia về đa dạng sinh học, các quy hoạch, kế hoạch Nhà nước, các chương trình quốc gia và trọng điểm về môi trường và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Bộ; 3. Thực hiện quyền thanh tra chuyên ngành về môi trường, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát và quản lý chất thải, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các qui định về bảo vệ môi trường; 4. Xây dựng, trình Bộ trưởng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; thống nhất quản lý số liệu điều tra, quan trắc về môi trường; quản lý một số trạm quan trắc môi trường; thực hiện quan trắc môi trường quốc gia theo sự phân công của Bộ; 5. Điều tra, đánh giá về đa dạng sinh học, hệ sinh thái nhạy cảm, các loài động thực vật quí hiếm, đặc hữu, chất lượng môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng trên đất liền và biển và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; 6.Thực hiện công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường nân gcao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thông tin về môi trường; phát triển các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, phối hợp thực hiện công tác khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường; 7.Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phòng ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường, xử lý và tái chế chất thải, cải tạo môi trường, phục hồi các hệ sinh thái, phát triển mô hình công nghệ xanh, khu công nghiệp sinh thái và công nghệ thân môi trường; 8.Thực hiện và điều phối các điều ước quốc tế, hợp tác song phương, đa phương, một số chương trình, dự án quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo sự phân công của Bộ; 9.Tư vấn, hướng dẫn các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân về pháp luật, kỹ thuật, nghiệp vụ, công nghệ môi trường; 10. Làm đầu mối điều hành Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, vận động và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường; 11. Làm đầu mối giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; 12. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, kinh phí được giao cho Cục và các đơn vị trực thuộc Cục; 13. Quản lý tổ chức, biên chế, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc Cục theo phân cấp; 14. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. III . Cơ cấu tổ chức của Cục III.1. Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được giao; xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị thuộc Cục, quy chế làm việc của Cục và điều hành mọi hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Chánh văn phòng, Chánh thanh tra và Trưởng phòng thực hiện công việc quản lý và điều hành các nhiệm vụ được giao. Phó văn phòng và các Phó phòng cũng là người lãnh đạo và chỉ đạo các hoạt động của toàn Cục. Hiện nay, Quyền cục trưởng là: TS.Trần Hồng Hà. II.2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng gồm có: 1. Văn phòng Cục 2. Phòng Kiểm soát ô nhiễm 3. Phòng Bảo tồn thiên nhiên 4. Phòng Cải thiện môi trường 5. Phòng ứng dụng công nghệ 6. Phòng Quản lý tổng hợp đới bờ 7. Phòng Dữ liệu và thông tin 8. Phòng Nâng cao nhận thức cộng đồng 9. Thanh tra môi trường 10. Tạp chí Bảo vệ môi trường 11. Trung tâm Tư vấn, đào tạo môi trường 12. Các Chi cục Bảo vệ môi trường vùng trực thuộc Cục đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. II.3. Cục Bảo vệ môi trường có con dấu riêng, được mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại kho bạc nhà nước và ngân hàng. Các Chi cục trực thuộc Cục có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định hiện hành. Phần 2: Thực trạng những vấn đề môi trường nổi cộm của Việt nam I . Hiện trạng một số vấn đề cần quan tâm của môi trường Việt Nam I.1. Môi trường đất Đất là bộ phận quan trọng của môi trường – ngôi nhà chung mà chúng ta đang sống. Đất không chỉ là tư liệu sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu mà còn là cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Trong những công trình nghiên cứu khoa học về quan hệ giữa tài nguyên đất và những thay đổi vĩ mô về môi trường, các chuyên gia đều cảnh báo là sự khan hiếm tài nguyên đất ngày càng tăng và hậu quả của thoái hoá đất gây ảnh hưởng đến loài người còn nhanh hơn những tác động do thay đổi khí hậu. Đánh giá đúng về hiện trạng sử dụng đất, về qui mô, mức độ và các loại hình thoái hoá cùng với các nguyên nhân và hậu quả cuả chúng là sự cần thiết khách quan nhằm đưa ra các chính sách và biện pháp bảo vệ, sử dụng và cải tạo đất hợp lý. I.1.1. Tài nguyên đất và sử dụng Việt Nam có diện tích tự nhiên hơn 33 triệu ha, gồm 14 nhóm và 31 đơn vị phân loại đất. Đất đồng bằng gồm 7 triệu ha, trong đó 3,8 triệu ha “đất có vấn đề”. Đất dốc khoảng 25 triệu ha, trong đó hơn 13 triệu ha đất thoái hoá nghiêm trọng. Như vậy diện tích đất có vấn đề về độ phì nhiêu và sức sản xuất kém chiếm trên 50% diện tích tự nhiên cả nước. Hiện nay, bình quân diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng trên đầu người vẫn giảm do tỷ lệ tăng dân số cao. Đa số đất chưa sử dụng nằm ở vùng đất trống, đồi núi trọc và các loại đất có vấn đề vùng đồng bằng. Đây cũng là đối tượng khai hoang mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp trong tương lai ở nước ta. Trong 10.667.577 ha đất chưa sử dụng có 7.505.562 ha đất đồi núi, 709.528 ha đất đồng bằng,1.772.900 ha đất sông suối, núi đá. Như vậy, diện tích còn có thể tiếp tục khai thác sử dụng là 8.894.670 ha. Phần lớn diện tích này nằm ở vùng địa hình dốc, chia cắt, đất khô, rắn, chua, độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng. Các dẫn liệu về hiện trạng sử dụng đất ở nước ta cho thấy: - Quỹ đất, chỉ số bình quân đất đai tính theo đầu người rất thấp và có xu hướng ngày càng giảm, đặc biệt đối với đất nông nghiệp. - Đất chưa được khai thác và đầu tư đầy đủ: so với tiềm năng đất nông nghiệp mới sử dụng 76%, đất lâm nghiệp là 58%. - Hiệu quả sử dụng đất thấp: hệ số sử dụng đất mới đạt 1,6 - Diện tích đất trồng một vụ còn chiếm 27% đất trồng cây hàng năm. Sự phân bố đất đai và dân cư chưa được điều tiết hợp lý, dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng trong khi đất đai ở đây ít. Do sức ép tăng nhanh về dân số cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp hoá và các cơ sở hạ tầng, nhu cầu về đất sử dụng cho các mục đích ngày càng tăng. Tại Việt Nam tuy đất nông nghiệp hiện nay đã chiếm 25,62% diện tích đất tự nhiên, song bình quân đầu người mới có 0,11 ha đất canh tác. Đất thuận lợi cho sản xuất rất hạn chế (chỉ chiếm 25% đất nông nghiệp) vì nhiều nguyên nhân về tự nhiên và kinh tế xã hội. I.1.2. Thoái hoá đất Các loại hình thoái hoá và những tiêu cực về môi trường đất Các loại hình thoái hoá và những vấn đề tiêu cực về môi trường đất ở Việt Nam thể hiện rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Nghiêm trọng hơn cả là các loại hình thoái hoá: - Rửa trôi, xói mòn đã làm thoái hoá dinh dưỡng đất; sa mạc hoá và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản xuất ở trung du, miền núi. - Mặn hoá, phèn hoá, ngập úng, ngập lũ, xói lở bở sông, bờ biển ở vùng đồng bằng, ven biển - Ô nhiễm môi trường đất, nước, trầm tích và cây trồng ở đô thị, quanh các khu công nghiệp, các nhà máy và ở những nơi sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ; những nơi Mỹ rải chất diệt cỏ làm trụi lá cây và chất độc màu da cam. b, Hiện trạng của sự thoái hoá đất Việt Nam có gần 25 triệu ha đất dốc với nhiều hạn chế cho sản xuất, trên 50% diện tích đồng bằng là “đất có vấn đề”, cụ thể là 1,82 triệu ha đất phèn, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu, thoái hoá, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất ngập mặn, 0,47 triệu ha đất lầy úng, 8,5 triệu ha đất tầng mỏng vùng đồi núi. Các loại đất có nhiều hạn chế cho sản xuất nói trên đã chiếm 14,13 triệu ha hay 42,8% đất tự nhiên cả nước. Những quan trắc từ nhiều năm qua cho thấy: thoái hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng. Sự thoái hoá đất phản ánh ở đặc điểm bất lợi về vật lý (dung trọng tăng, đất rắn chặt, ít mao quản, khả năng thấm nước kém), giảm hàm lượng hữu cơ, nghèo dinh dưỡng, dung tích hấp thu thấp nên bị cố định mạnh và hậu quả là đất có độ phì nhiêu thấp và năgn suất cây trồng thấp. Mặn hoá, phèn hoá, lầy hoá trên qui mô diện tích hàng triệu ha vùng đồng bằng cũng là nguyên nhân chủ yếu làm ngừng trệ khả năng sản xuất của đất. c, Hậu quả của thoái hoá đất Tác động của việc suy thoái đất đai đã làm cho nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn phải giải quyết rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường đất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả dân tộc với gần 100 triệu người vào năm 2010. Suy thoái đất đã làm cho trên 50% diện tích tự nhiên của cả nước là những loại đất có vấn đề với nhiều hạn chế về độ phì nhiêu và khả năng sản xuất. Trong đó có hơn 40% diện tích quỹ đất bị thoái hoá và có những hạn chế đặc biệt nghiêm trọng cho sản xuất. Nét nổi bật nhất ở Việt Nam là sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đến mức báo động. I.2. Hiện trạng rừng I.2.1. Tầm quan trọng của tài nguyên rừng Rừng Việt Nam giầu và đẹp luôn có vị trí nổi bật trong lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam. Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật, có giá trị to lớn về chức năng sinh thái và phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt rừng nhiệt đới có giá trị cao. Rừng của nước ta đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú chủng loại thực vật, động vật, giá trị sinh khối và đa dạng sinh học cao, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, là nền tảng chính trong phát triển kinh tế – xã hội cộng đồng. Rừng tự nhiên phân bố rộng khắp trên tất cả các kiểu địa hình, các dạng lập điạ, và ở bất cứ nơi nào rừng đều có vai trò phòng hộ môi trường tích cực. Rừng tham gia mạnh mẽ vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn xói mòn sụt lở đất đá, phòng chống bão gió, cường triều, xâm nhập mặn, giảm thiểu hoang hoá đất đai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm. Những kiểu rừng có giá trị độc đáo về đa dạng sinh học và cảnh quan ở nước ta, được đánh giá vào hàng bảo tồn di sản thiên nhiên như rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng ngập nước chua phèn. I.2.2. Hiện trạng rừng ở nước ta Hiện trạng rừng của nước ta vẫn ở tình trạng báo động về suy thoái do rừng bị đốt phá khai thác ngoài kiểm soát. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, nhiều hướng diễn biến rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và đạt hiệu quả bảo vệ môi trường. Một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục bị xâm hại, đốn chặt và phát đốt khai hoang. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta đang bị xâm hại, độ che phủ chỉ còn dưới 20% ( mức báo động là 30%), diện tích đất đai khô hạn và hoang hoá ở nhiều nơi bị xâm nhập mặn và nhiễm phèn chua, do mất rừng. Tuy diện tích trồng rừng vẫn tăng lên hàng năm nhưng với số lượng không lớn, hơn nữa mục đích trồng rừng, vị trí trồng rừng, cơ cấu cây trồng rừng, phần lớn với yêu cầu sản xuất cây lấy gỗ ngắn hạn, chưa ưu tiên tập trung vào khu vực phòng hộ môi trường. Trong những năm vừa qua, rừng trồng và cây xanh trồng phân tán không đáng kể theo những mục tiêu, yêu cầu bảo vệ môi trường ở những vùng xung yếu như khai thác mỏ qui mô lớn, các khu công nghiệp và đô thị, phòng chống và giảm thiểu tác hại của thiên tai. Rừng phòng hộ vùng hồ Hoà Bình đang ở mức báo động suy giảm nghiêm trọng, rừng phòng hộ các vùng thuỷ điện qui mô lớn như Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim, Đa Mi và Yali trong tương lai gần đang xuất hiện tình trạng báo động tương tự lưu vực hồ Hoà Bình. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển, còn tiếp diễn những vụ phá rừng ngoài kiểm soát. Trên ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, chiến lược phát triển kinh tế có tính quyết định ở cấp quốc gia vào thời điểm mở đầu thế kỷ 21: miền Bắc có Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; miền Trung có Đà Nẵng – Quảng Ngãi ( Dun g quất ); miền Nam có thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, rừng và hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường đều ở mức quá thấp. Tuy nhiên, tín hiệu khả quan về độ che phủ của rừng trên đất đai toàn quốc ở thời điểm tháng 6 năm 2000 là 29,7% do rừng trồng theo chương trình “ 5 triệu hecta ” đã được xúc tiến với nhiều giải pháp tích cực hơn. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới đã giúp cho việc tạo nên một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều các kiểu rừng phong phú, cả các rừng thông chiếm ưu thế của vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng hai loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ dầu núi thấp, rừng ngập mặn cây đước chiếm ưu thế và rừng hỗn loài tre, nứa, gỗ. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng của Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại,bao gồm các họ và các chi trên các vùng phía Bắc và phía Tây và các loài cây có nguồn gốc từ các khu vực Mãlai – Inđônêxia. ở vùng phía Nam, thực là một vùng có tổ thành rừng phong phú vào loại bậc nhất trên trái đất. Rừng tại một số tỉnh, ví như ở Đắc Lắc, một phần của Gia Lai – Kon Tum, Đồng Nai và Minh Hải, nằm trên các vùng đất bằng hoặc lượn sóng, địa hình thuận lợi cho phát triển giao thông. Các khu rừng khác như tại Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng, thường nằm trên các diện tích có nhiều đồi núi. Các rừng như vậy thường gây cản trở cho việc quản lý cả về mặt tự nhiên và kinh tế, cụ thể là về đường xá và khai thác. Sự phân bố tài nguyên rừng theo từng tỉnh không đều. Trong các vùng ít rừng có tình trạng rừng vẫn đang bị thu hẹp mặc dù đã có những hạn chế về khai thác gỗ và thu hái củi từ các rừng quốc gia. Dân chúng mặc nhiên lấy gỗ củi gia dụng từ các khu rừng bất chấp lệnh cấm đoán nào đó. Thậm chí lá cây và các chất hữu cơ khác cũng đều được dùng làm chất đốt. Ngược lại hẳn với tình trạng trên, tại một số tỉnh nhiều rừng phía Nam ( Sông Bé, Lâm Đồng ) thì có khi một số gỗ cây và củi thường bị coi là phế liệu tại rừng cho thối mục vì lý do là chúng không có thị trường tiêu thụ. II> Phát triển kinh tế - xã hội tác động mạnh tới môi trường II.1> Phát triển đô thị và môi trường II.1.1> Những hạn chế trong phát triển đô thị Quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị ở hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế xã hội đô thị, đều chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông. Tình trạng ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân băng sinh thái đô thị và cảnh quan thiên nhiên đang là mối lo ngại chung. Chưa lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch đô thị. Trong quá trình đô thị hoá thường xảy ra một vấn đề gay cần về môi trường là nhiều nhà máy gây ô nhiễm về môi trường nặng trước đây nằm ở ngoại thành nay đã lọt vào các khu đô thị hoá với dân cư đông đúc. Vì vậy cần phải xử lý triệt để ô nhiễm của các nhà máy này. Nhìn chung việc này còn gặp rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, tiến trình thực hiện rất chậm. Việc mở rộng không gian đô thị sẽ dẫn tới chiếm dụng đất nông nghiệp và các đất khác để phục vụ xây dựng đô thị, ảnh hưởng tới vấn đề an toàn lương thực quốc gia nói chung và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ngoại thành nói riêng. Đô thị hoá sẽ dẫn tới tài nguyên đất bị khai thác triệt để, tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn tới tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành vào mùa mưa. Dân số đô thị tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, dân tăng cùng với mức sống nâng cao sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị. Đặc biệt làm tăng nước thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên nước, làm suy giảm nguồn tài nguyên nước. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng trưởng sẽ phát sinh nhiều chất thải ô nhiễm môi trường trong đó tỷ lệ chất thải nguy hiểm và độc hại sẽ tăng lên. Phát triển đô thị sẽ làm bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị, thải ra nhiều bụi, khí độc hại và tiếng ồn, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường tiếng ồn trầm trọng đối với đô thị. Đô thị hoá sẽ làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị. Một số dân di cư không tìm được việc làm và chỗ ở ổn định, cùng với một số người nghèo đô thị đã lấn chiếm đất công vô chủ, tạo thành các "xóm liều", "xóm bụi", làm một điều rất nhức nhối hiện nay. Các thách thức đối với môi trường rất lớn nếu không có "đáp ứng" kịp thời và tương xứng thì có thể dẫn tới môi trường ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm phát triển đô thị sẽ không bền vững. II.1.2> Ô nhiễm chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị Ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỷ lệ thu gom ở nước ta từ năm 1997 đến 1999 (cho ở bảng sau) Bảng1: Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc Loại chất thải Lượng phát sinh (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%) 1997 1998 1999 1997 1998 1999 Chất thải sinh hoạt 14525 16558 18879 55 68 75 Bùn, cặn cống 822 920 1049 90 92 92 Phế thải xây dựng 1798 2049 2336 55 65 65 Chất thải y tế nguy hại 240 252 277 75 75 75 Chất thải công nghiệp nguy hại 1930 2200 2508 48 50 60 Tổng cộng 19315 21979 25049 56 70 73 Hiện nay khả năng thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra tuy vậy tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị ngày một tăng. Bảng2: Tỷ lệ thu gom chất thải ở một số thành phố Thành phố Tỷ lệ thu gom 1997- 1998 (%) Tỷ lệ thu gom 1999-2000 (%) Hà Nội 60 - 70 75 - 80 Tp Hồ Chí Minh 70 -75 75 - 80 Hải Phòng 64 70 - 75 Đà Nẵng 66 72 Biên Hoà 30 - 40 50 - 60 Vũng Tầu 70 75 ở nhiều thị xã tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt từ 20-40%, thậm chí có một số thị xã và nhiều thị trấn nhỏ chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn và chưa có bãi đổ rác chung cho cả đô thị. Biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị hiện nay chủ yếu là chôn lấp nhưng chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Một đối tượng được quan tâm nhiều trong thời gian qua là thu gom và xử lý chất thải độc hại của bệnh viện. ậ thành phố Hà nội đã đầu tư xây dựng xong xưởng đốt chất thải rắn bệnh viện tại Tây Mỗ với công suất là 4,8 tấn/ngày. ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang cũng đã có lò đốt chất thải rắn dùng chung cho các bệnh viện nhưng với công nghệ chưa hoàn toàn đạt yêu cầu vệ sinh còn lại ở hầu hết các bệnh viện ở các địa phương khác đều chưa có biện pháp xử lý triệt để chất thải độc hại này. Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y tế ở nước ta ước tính từ 50 - 70 tấn/ngày(chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh). Nói chung chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy trình công nghệ sẽ gây nên ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. II.2> ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì phát triển công nghiệp hết sức đề cao, là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong GDP ngày càng tăng. Năm 1995 tỷ lệ này là 28,7% năm 2000 là 36,7% và năm 2002 tăng lên 38,5%, mục tiêu đến năm 2010 là 42 - 43%. Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như gia tăng mức độ ô nhiễm, các đô thị và khu công nghiệp (KCN), suy giảm tài nguyên thiên nhiên tới mức báo động (do công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoá thạch nhiều nhất ở Việt Nam và thải ra các chất độc hại như SO2 , NO2, CO, CO2 v.v... và bụi). Việc tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp nặng có thể gây ra những thảm hoạ môi trường nghiêm trọng cho các địa phương và các mối đe doạ môi trường toàn cầu như: sự nóng lên toàn cầu, suy giảm ôzôn ở tầng bình lưu. Công nghiệp hoá với tốc độ nhanh sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên trước hết là tài nguyên đất, nước, không khí, khoáng sản và tài nguyên rừng. Đồng thời ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, hậu quả của ô nhiễm là vô cùng lớn, khắc phục những ô nhiễm môi trường xảy ra rất phức tạp lâu dài và chi phí lớn. II.2.1>Hiện trạng và diễn biến môi trường của các khu khai thác mỏ. Bên cạnh nhưng mặt tích cực, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, nhiễm bầu khí quyển, không hoàn trả đất canh tác..., ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Trong đó, khai thác khoáng sản tự do gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng trong khu vực khai thác. Suy thái môi trường đất do sử dụng một số diện tích đất đai lớn cho công tác mỏ ( ví dụ như ở mỏ cromit Cổ định), riêng đất khai thác đã chiếm diện tích 653 ha ( trong đó đã khai thác 120 ha, đang khai thác 66 ha và bãi thải chiếm 465 ha) làm xáo trộn các lớp đất đá thay đổi địa hình, địa mạo và làm suy thoái lớp đất thổ nhưỡng. Ô nhiễm nước biểu hiện như làm thay đổi mực nước mặt và cân bằng nước trong khu vực ( ví dụ mỏ cromit cổ định, trước khi khai thác có 4 suối nhỏ, tổng diện tích mặt nước hồ ai là 80 ha. Sau 40 năm khai thác, 4 suối nhỏ không còn nữa, một số hồ lớn như Cổ Định, Hòa Yên và một số bãi thải xuất hiện. Tổng diện tích mặt nước hiện nay gần 200 ha, khoảng 400 ha đất nông nghiệp xung quanh khác thường bị ảnh hưởng). Ô nhiễm bụi trong công nghiệp khai thác chủ yếu do công đoạn nổ mìn. Kết quả điều tra khảo sát vùng mỏ Quảng Ninh do thây bụi mỏ đã trở nên nguy hại đối với người dân vùng này. Hiện tại đã phát hiện được hơn 2000 người mắc bệnh bụi phổi chiếm 50% số người mắc bệnh toàn quốc, 80% số đó là công nhân hầm lò. Số công nhân mắc bện bụi phổ đang làm việc là 820 người. Ô nhiễm tiếng ồn ở các mỏ của vùng than Quảng Ninh hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh, thường từ 97- 106 DBA. Do đó tỉ lệ điếc nghề nghiệp ở vùng mỏ lên tới 20,6%-22,2% trong tổng số công nhân được khám bệnh ung nghề nghiệp có tỷ lệ 13-13,5% trong tổng số công nhân được khám. II.2.2. Chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại. Theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh, Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15-26% của chất thải rắn thành phố. Trong chất thải rắn công nghiệp, có khoảng 35- 41% mang tính nguy hại thành phần của chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tuỳ thuộc vào các nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành cảu từng công nghệ và các dịch vụ có liên quan. Lượng chất thỉa nguy hại tạo thành hàng ngày từ các hoạt động công nghiệp năm 1997 ước tính khoảng 1930 tấn/ngày (chiếm 19% chất thải rắn công nghiệp). Con số này tới 2200 tấn/ngày vào năm 1998 và lên tới 2574 tấn/ngày vào năm 1999. Nhưng tỷ lệ thu gom chỉ đạt được 48% (1997). 50% (1998). 60% (1999) Lượng chất thải rắn phát sinh từ một số nghành công nghiệp điển hình ở một số thành phố năm 1998. Bảng 3: Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam (tấn/năm) Tỉnh CN điện điện tử CN cơ khí CN hoá chất CN nhẹ Chế biến thực phẩm Các ngành khác Tổng cộng Hà nội 1801 5005 7333 2242 87 1640 18108 Hải Phòng 58 558 3300 270 51 420 4657 Quảng Ninh - 15 - - - - 15 Đà nẵng - 1622 73 32 36 170 1933 Quảng nam - 1554 - - 10 219 1783 Quảng ngãi - - - 10 36 40 86 TP HCM 27 7506 5571 25002 2026 6040 46172 Đồng nai 50 3330 1029 28614 200 1661 34884 Bà rịa - Vũng tàu - 879 635 91 128 97 1830 Tổng cộng 1936 20469 17941 56261 10287 109468 Nguồn:Tổng kết rác thải giai đoạn 1997- 1999- Cục Môi trường. Các chất thải độc hại từ các hoạt động công nghiệp gần như không được xử lý trước khi xả ra bãi chôn lấp. Căn bản từ các trạm xử lý nước thải hoặc hệ thống cống thoát nước của các xí nghiệp chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng, chất độc trong quá trình sản xuất (như Ăngtimoan 8B), pin, các chất thải chứa dầu) và các chất vô cơ cũng không được xử lý theo các phương thức hợp lý. Mặc dù của bùn cặn khác nhau nhưng mức độ nguy hại không bằng ở dạng lỏng. Các chất độc dạng hòa tan, ngấm vào trong các tầng chứa nước và gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường cũng như tác động tới sức khỏe cộng đồng lâu dài. II.3> Giao thông vận tải với ô nhiễm môi trường. II.3.1> Hiện trạng và diễn biến môi trường liên quan đến giao thông vận tải(GTVT). Trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước việc phát triển GTVT là một yêu cầu không thể thiếu. Việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC646.doc
Tài liệu liên quan