lời mở đầu
Trong những năm vừa qua , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng ổn định trong thời gian khá dài..... Kết quả đó có sự đóng góp to lớn của các công ty xi măng thuộc các thành phần kinh tế của nước ta.
Các công ty xi măng trong thời gian qua có phát triển tương đối nhanh.Sự đóng góp vào GDP ngày càng cao .Việc đẩy mạnh phát triển các công ty xi măng trong những năm tới là một yêu cầu cấp thiết của n
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng hoạt dộng sản xuất kinh doanh và quá trình cổ phầnh hoá hội nhập - Phát triển của Công ty xi măng sài sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ta.
Công ty xi măng Sài Sơn trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều và tạo được công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên công ty.Việc xây dựng hoạt động và phát triển của công ty xi măng Sài Sơn có rất nhiều điều đáng xem xét vì vậy em đã làm báo cáo thực tập tổng hợp cho đợt thực tập tôt nghiệp này.
Nội dung của báo cáo gồm 6 phần:
I. Quá xây dựng và phát triển công ty
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty.
III. Vấn đề hình thành kế hoạch và chiến lược kinh doanh .
IV. Thực trạng hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty.
V. Cổ phầnh hoá hội nhập và phát triển.
VI. Kết luận.
Mặc dù đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đồng Xuân Ninh cùng phòng kinh tế kế hoạch của công ty xi măng Sài Sơn và bản thân em đã có sự phấn đấu nỗ lực hết mình xong do trình độ và kiến thức hiểu biết về thực tế còn hạn chế, nên báo cáo của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót .
Em mong được sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn để em có thể hoàn thành tốt hơn báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
I . Quá trình xây dựng và phát triển của công ty
1. Qúa trình hình thành:
Công ty xi măng Sài Sơn là doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập trực thuộc Sở xây dựng Hà Tây, Tiền thân là Xí nghiệp xi măng Sài Sơn được thành lập ngày 28/11/1985 dưới sự quản lý của Tổng cục Hậu Cần quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1962, xí nghiệp xi măng Sài Sơn được chuyển giao từ quân đội sang sự quản lý của Ty công nghiệp Sơn Tây.
Ngày 07-04-1977 hợp nhất xí nghiệp xi măng Sài Sơn và xí nghiệp vôi Sài Sơn thành xí nghiệp xi măng – vôi Sài Sơn.
Năm 1989 xí nghiệp xi măng – vôi Sài Sơn ngừng sản xuất vôi và trở lại tên gọi: xí nghiệp xi măng Sài Sơn. Đây cũng là thời điểm chuyên đội sang cơ chế mới, xí nghiệp gặp vô vàn khó khăn, tưởng như không trụ nổi, chất lượng xi măng chỉ đạt mức PC 20, sản lượng sản xuất ít mà vẫn không tiêu thụ được, sự cạnh tranh thị trường vô cùng gay gắt.
Trước nguy cơ phá sản, tập thể CBCNV Công ty xi măng Sài Sơn đã tỉnh táo nhìn nhận đánh giá lại chính mình, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tổ chức lại sản xuất, thay thế các thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại (thay máy nghiền 0,5 T/h bằng máy nghiền 1,2 T/h, cải tạo lò nung tăng bề rộng và chiều cao, lắp thêm ống khoá lò nung lắp nối tiếp hai quạt tăng áp lực góc lò). Xây dựng lại quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, kỹ thuật ở từng khâu. Công ty đã cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học như Trường Đại học Bách khoa, Viện vật liệu xây dựng Bộ xây dựng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài, đưa phụ gia khoảng hoá vào sản xuất xi măng... Đây là đề tài được áp dụng sớm nhất trong các nhà máy lò đứng.
Không thoả mãn với những kết quả đã đạt được, dự báo được những đòi hỏi ngày một cao hơn của cơ chế thị trường, xí nghiệp xi măng Sài Sơn đã nghiên cứu xây dựng và phát triển theo chiều sâu.
Tháng 12/1996 đổi tên xí nghiệp xi măng Sài Sơn thành công ty xi măng Sài Sơn
2. Kết quả hoạt động:
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng đi lên, Công ty đã duy trì được tốc độ phát triển, tạo đủ công ăn việc làm cho gần 400 CBCNV trong công ty, thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước, Nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, sản xuất kinh doanh có lãi, môi trường sinh thái, đời sống vật chất tinh thần của CBCNV được cải thiện rõ rệt,
Phát huy năng lực máy móc thiết bị, đầu tư đúng hướng kịp thời tạo được uy tín và chất lượng sản phẩm trên thị trường, Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, của công cuộc CNH – HĐH, cùng với sự gia tăng đầu tư của các thành phần kinh tế công ty đã phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình những năm qua cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm gần đây của công ty
Chỉ tiêu
DVT
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh thu
Triệu đồng (trđ)
33375,2
31876,2
35213,0
39968,8
50194,5
Nộp NSNN
Trđ
3271,1
3392,64
3504,27
3714,12
4102,04
Lợi nhuận
Trđ
107,91
442,81
1150,0
1879,64
2005,13
Thu nhập bình quân đầu người
đ/người
590,080
647509
877400
1285243
1796,926
Lao động bq
Người
413
391
397
385
377
Ngoài những nỗ lực và kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua công ty còn chú trọng đến nhiều vấn đề khác như chính trị, xã hội,,, Tổ chức Đảng và các Đoàn thể được củng cố và phát triển, được đánh giá là cơ sở vững mạnh liên tục,
Với những thành tích trên công ty đã nhận được:
+ Giải bạc chất lượng năm 1996
+ Huân chương lao động hạng 2 năm 1997
+ Giải vàng chất lượng năm 1999
Ngoài ra công ty còn được nhận nhiều huân chương và huy chương khác,
Ngày 20-10-2000 công ty được chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và tháng 11/2001 được tổ chức Quarcert Việt Nam chứng nhận hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 14001 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002
3. Vị trí địa lý:
Với vị trí địa lý thuận lợi Công ty xi măng Sài Sơn nằm cách đường cao tốc Láng- Hoà Lạc 1km đường giao thông thuận tiện, cách Hà Nội 20km, cách khu Công nghệ kỹ thuật cao Hoà Lạc 20km và nằm ngay sát 2 khu công nghiệp An Khánh (Hoài Đức) và Ngọc Liệp (Quốc Oai), Đây là các thị trường rộng lớn có nhu cầu tiêu thụ xi măng rất cao, công tác điều kiện tự nhiên (mỏ đá cạnh nhà máy, mỏ đất sét cũng cạnh nhà máy…) thuận lợi, Tin rằng công ty xi măng Sài Sơn trong các năm tới sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn.
4. Sản phẩm sản xuất:
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm truyền thống là xi măng PC- 30 phục vụ cho ngành xây dựng. Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì vấn đề chất lượng đến với sản phẩm của công ty lại phải càng đặt lên hàng đầu. Từ đó có thể đứng vững và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Nhận thức được điều đó công ty đã hết sức chú trọng vào việc nghiên cứu và đầu tư đổi mới quy trình công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày một cao nhu cầu của khách hàng.
5. Quá trình công nghệ:
Hiện nay với quy trình công nghệ sản xuất xi măng là đứng Clinker, một số dây chuyền tự động, quy trình sản xuất theo đúng các công đoạn. Máy móc thiết bị được đầu tư và cải tiến, cùng với sự lãnh đạo của bộ máy quản lý công ty và đội ngũ công nhân kỹ thuật- kiểm tra lành nghề đủ mạnh để quản lý và kiểm tra ở các công đoạn sản xuất.
Hình 1- Sơ đồ quá trình sản xuất của công ty:
Kiểm tra và nhận nguyên liệu đầu vào
Các kho chứa có đồng nhất sơ bộ
Công đoạn của chuẩn bị nguyên liệu
Công đoạn nghiền nguyên liệu
Công đoạn nung Clinker
Công đoạn nghiền xi măng và bao gói
Kiểm tra CLSP khi xuất xưởng
Vận chuyển và phân phối
Nguyên liệu đầu vào sau khi đã kiểm tra đầy đủ các yếu tố được chấp nhận được đưa vào các kho chứa trong cùng loại. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, đó là việc xuất các nguyên liệu được chứa trong các kho ra, sắp xếp theo đúng những chủng loại, đúng trọng lượng... sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu được đưa vào nghiền qua công đoạn nghiền nguyên liệu. Sau khi các nguyên liệu được nghiền được đưa vào tiếp công đoạn nữa đó là công đoạn đưa nguyên liệu vào lò nung Clinker sau đó nghiền xi măng và xuất xưởng.
Có thể nhận dạng một cách tổng quát rằng, cùng với xu thế của các doanh nghiệp nhà nước trước những năm 2000 các doanh nghiệp này chạy theoxu hướng thiên về số lượng với tình trạng hạch toán không rõ ràng có thể nhận thấy ở bảng 1 năm 1998 công ty có tới 413 cán bộ công nhân viên mà lợi nhuận chỉ đạt 590080 tuy nhiên tới năm 2000 công ty đã thích ứng với cơ chế mới cán bộ công nhân viên trong công ty chỉ cos391 người ít hơn năm 1998 trong khi đó lợi đạt 877400 gấp 1,4 lần cho thấy công ty hạot động có hiệu quả rõ rệt ,Namư 2002 lưọi nhuận của công ty đã tưng lên tới 1796926 gấp 2,3 lần năm 2000 trong khi đó cán bộ công nhân viên đã giảm 27 người.
đặc biệt với xu thế hội nhập kinh tế thì vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng được chú trọng và trên thế gioí hình thành hệ thống mua bán tin cậy thông qua các chứng thư chất lượng công ty xi măng Sài Sơn đã hoạt động hiệu quả và đã được tổ chức QUARTER Việt Nam công nhận đạt chất lượng ISO 9002 đây là sự đảm bảo chất lượng của công ty với khách hàng không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
Sơ đồ môi trường kinh doanh xét theo phạm vi:
Doanh nghiệp
Môi trường nội
Bộ ngành
Môi trường kinh tế
Quốc dân
Môi trường kinh tế
Quốc tế
Trên cơ sở phân loại tổng thể môi trường kinh doanh căn cứ vào phạm vi ta xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố:
1. Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp:
1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình cùng với sự thay đổi trong các văn bản của hệ thống chất lượng của công ty xi măng Sài Sơn đã có những thay đổi, cải tiến về một cơ cấu tổ chức quản lý nhằm xây dựng một mô hình phù hợp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý mà công ty đang áp dụng là cơ cấu trực tuyến tư vấn đây là một cơ cấu tổ chức có nhiều ưu điểm như:
+ Đảm bảo tính thống nhất của hoạt động quản trị.
+ Giảm nhẹ công việc cho các nhà quản trị trực tuyến.
+ Sử dụng được đội ngũ chuyên gia trong việc ra quyết định
Việc áp dụng mô hình quản lý này công ty đã biết tận dụng các ưu điểm và khắc phục các hạn chế như tốc độ ra quyết định chậm... Vì vậy đã đem lại cho công ty nhiều thuận lợi như: công việc được chuyên môn hoá cao, cán bộ công nhân viên phát huy được năng lực sáng tạo đồng thời tích luỹ được nhiều kinh nghiệm...
Bộ máy quản lý của công ty gồm:
+ Ban giám đốc
+ Các phòng chức năng
+ Các đơn vị sản xuất, phân xưởng
Việc bố trí cụ thể theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Tổ điện cơ
PX luyện
PX lò
PX XM
Phòng quản lý sản xuất
PX Hương Sơn
Tổ
bảo vệ
Ban
KCS
Phòng kế toán tài chính
Phòng TCHC
Phòng KHTT
Phó giám đốc kinh doanh
Tổ KNVT
Tổ cơ lý hoá
Y tế
Nhà trẻ
Tổ bảo vệ
Tổ QLCN
QMR
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Ghi chú:
: Không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; ISO 9002
QMR: Đại diện lãnh đạo và chất lượng, PX: phân xưởng
QLCN: Quản lý công nghệ XM: Xi măng
KHTT: kế hoạch thị trường KNVT: Kiểm nghiệm vật tư
Chức năng của các phòng:
- Ban Giám đốc gồm có:
+ Một Giám đốc: là người đại diện của công ty trước pháp luật về mọi hoạt động điều hành trong công ty, phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng như phòng tổ chức, phòng TC...
+ Hai phó Giám đốc giúp việc: là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao,
- Các phòng chức năng:
+ Phòng TCHC: báo cáo Giám đốc hoặc phó Giám đốc kinh doanh và chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến hệ thống chất lượng tới toàn thể công nhân viên trong toàn công ty, Tổ chức soạn thảo các văn bản của hệ thống chất lượng tới Giám đốc hoặc QMR phê duyệt, lập phương án tổ chức thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của công ty trình Giám đốc, Thực hiện các báo cáo về chất lượng, lưu giữ hồ sơ nhân sự cua công ty, lập kế hoạch phát nguồn nhân lực, thực hiện nhiệm vụ đào tạo,,,
+ Phòng quản lý sản xuất: báo cáo phó Giám đốc kỹ thuật và chịu trách nhiệm xây dựng quản lý quy trình kỹ thuật quản lý hồ sơ sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, Tổ chức thực hiện việc mua vật tư bảo quản cấp phát vật tư,
+ Phòng KHTT: Báo cáo phó Giám đốc kinh doanh và chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng, Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi sản phẩm trongkho, Chủ trì giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng và dịch vụ, Nghiên cứu việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của tổ//////////
+ Phòng kế toán- tài chính: Báo cáo Giám đốc hoặc phó Giám đốc kinh doanh và chịu trách nhiệm thông tin kịp thời các chỉ tiêu về tài chính của sản xuất cũng như các loại nguyên nhiên liệu; vật tư phục vụ sản xuất tình hình thanh toán công nợ, trả nợ, thông tin về những yêu cầu của khách hàng về cách thanh toán, chế độ thanh toán,
+ Ban kiểm soát: Báo cáo Giám đốc về tình hình vật tư mua sắm, dự trữ, kiểm nghiệm chất lượng vật tư,
1,2 Tình hình tài chính của công ty,
Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ lưu kho,,, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp,
Khi đánh giá tình hình tài chính ta tập trung vào một số vấn đề sau:
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán,
Mục đích của việc phân tích nhóm chỉ tiêu này là nhằm thấy được tình hình tài chính của công trình như thế nào khi thanh toán các khoản vay nợ, từ đó cũng đánh giá được về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và đưa ra phương hướng đầu tư có hiệu quả nhất,
Bảng: phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty qua các năm (1999-2002)
Đơn vị tính: VND
Stt
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1
Tài sản lưu động
9.460.364.605
7.974.809.249
8.545.136.829
2
Vốn bằngtiền
366.595.166
765.779.189
176.573.498
3
Các khoản phải thu
4.999.474.252
3.862.444.059
3.346.424.765
4
Nợ ngắn hạn
10.348.758.055
15.176.398.988
11.717.083.431
5
Nợ dài hạn
12.904.168.000
0
1.881.562.145
6
Hệ số thanh toán NH (1:4)
0,9
0,5
0,7
7
TS khả năng thanh toán nhanh (2+3:4)
0,5
0,3
0,3
8
Tỷ số tức thời (2:4+5)
0,02
0,05
0,01
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
=
TSLĐ
(1)
Nợ ngắn hạn
TSLĐ: tài sản lưu động
ĐTNH: đầu tư ngắn hạn
Nếu [1] < 1: chứng tỏ tình hình tài chính rất tốt
Nếu [1] > 1: chứng tỏ tình hình tài chính là xấu
Nếu [1] ³ 2: chứng tỏ tình hình tài chính tốt
Dựa vào bảng ta thấy chỉ tiêu này biến đổi thất thường, từ 0,9 năm 1999 xuống 0,5 năm 2000 sau đó lại lên 0,7 năm 2001 cho thấy sự biến động không đều về TSLĐ và nợ ngắn hạn hàng năm.
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán của TSLĐ với nợ ngắn hạn còn thấp, Công ty cần đẩy mạnh hơn các biện pháp, chính sách, tăng cường mở rộng quy mô TSLĐ như huy động vốn đầu tư, vốn cổ phần...
Nợ ngắn hạn tăng, đó là điều bất lợi tuy nhiên với công ty không hẳn là xu hướng xấu bởi vì nợ ngắn hạn tăng lên nguyên nhân là do người mua trả tiền trước cho công ty vì nó khẳng định rằng công ty ngày càng có uy tín đối với người tiêu dùng, Mặt khác vốn của công ty tăng lên mà không phải chịu chi phí thuê vốn.
- Hệ số thanh toán nhanh
=
TSLĐ - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh sẽ được ưa thích nếu chúng bằng 1/1
Từ 0,5 năm 2000 xuống 0,3 năm 2002 và 2002 các hệ số này đều không được tốt. Nguyên nhân là lượng vốn bằng tiền, các khoản nợ ngắn hạn tăng giảm không đều trong các năm, riêng chỉ có các khoản phải thu là giảm đều trong các năm.
Các khoản phải thu giảm là tốt với công ty, nó giúp công ty giảm được các khoản nợ của khách hàng từ đó tránh được sự chiếm dụng vốn của khách hàng.
Vốn bằng tiền tăng nó có thể là tốt và cũng có thể là xấu cho công ty vì: nó là tốt nếu như tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là tốt, lượng tiền gửi vào ngân hàng nhiều. Ngược lại, nó sẽ không tốt nếu như công ty dự trữ lượng tiền tại quỹ quá nhiều bởi vì tiền ở quỹ không trực tiếp sinh ra lợi nhuận gây ra tình trạng ứ đọng vốn của công ty. Tuy nhiên công ty không nên dự trữ lượng tiền quá ít vì nó có thể gây ra cho công ty những khó khăn như không đảm bảo được các khoản chi phí bất thường, các khoản nợ khi công ty phải thanh toán ngay...
Vì vậy dựa vào kết quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh của mình công ty có thể lựa chọn các phương hướng dự trữ tiền mặt sao cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho công ty có khả năng thanh toán cao nhất.
Tỷ số thanh toán tức thời
=
Tiền mặt + chuyển khoản
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Hệ số thanh toán tức thời của công ty trong các năm là quá thấp bởi vì lượng vốn băng tiền của công ty thấp hơn nhiều so với các khoản nợ của công ty, bởi vậy khả năng thanh toán mgau các khoản nợ là thấp có thể công ty phải chờ đến khi tiền thu hết sản phẩm sản xuất mới có thể thanh toán các khoản nợ. Đó là điều không thể tránh khỏi đến với một doanh nghiệp sản xuất khi dựa vào nguồn vốn vay để kinh doanh.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tài sản và nguồn vốn:
Mục đích của việc phân tích nhóm chỉ tiêu này là cho ta thấy được về quy mô tài sản và nguồn vốn, từ đó so sánh kết quả hoạt động kinh doanh với các khoản nợ của mỗi doanh nghiệp.
Từ bảng phân tích sau của công ty xi măng Sài Sơn ta có:
Bảng phân tích các chỉ tiêu TS và NV (2000-2002)
Stt
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
TSLĐ và ĐTNH
9.460.364.605
7.974.809.249
8.545.136.829
2
TSCĐ và DTDH
19.168.693.109
13.933.430.425
11.707.848.159
3
Tổng tài sản
28.329.057.714
21.908.239.674
20.252.984.195
4
Nợ phải trả
23.672.238.484
15.636.063.057
13.476.113.192
5
Vốn CSH
4.956.812.834
6.272.176.057
6.476.871.796
6
Lãi vay
17469.085.915
9.933.009.741
9.547.088.679
7
Lãi sau thuê
551.085.915
1.282.415.968
1.600.306.770
8
Tỷ số nợ/ tổng (TS) (4:3)
0,83
0,71
0,68
9
Tỷ số nợ/ vốn CSH (4:5)
4,77
2,50
2,13
10
Cơ cấu TSLĐ (1:3)
0,33
0,36
0,42
11
Hệ số cơ cấu TSCĐ (2:3)
0,67
0,64
0,58
12
Hệ số thanh toán lãi vay (7+6:6)
1,03
1,13
1,17
Từ bảng phân tích trên ta thấy:
- Tỷ số lợ của công ty trên tổng tài sản đều giảm dần qua các năm từ 0,83 năm 2000 xuống 0,71 năm 2001 và còn 0,68 năm 2002 đó là do tổng nợ và tổng tài sản đều giảm qua các năm, Tỷ số nợ của công ty qua các năm giảm là tốt, Xong tổng tài sản giảm qua các năm là không tốt vì nó ảnh hưởng xấu tới việc phát triển quy mô sản xuất và nó làm cho tỷ số nợ tăng nhanh,
Từ tỷ số nợ của công ty qua các năm ta nhận thấy tỷ số này còn khá cao điều này cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là thấp, tỷ lệ các khoản nợ của công ty chiếm rất cao trong tổng tài sản nưm 2000 là 83% năm 2001là 71% giá trị tổng tài sản, Công ty cần thực hiện các biện pháp làm tăng tổng tài sản có thể tăng tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn bằng con đường kêu gọi vốn đầu tư, thực hiện liên doanh liên kết tưng tài sản cố định bằng việc đầu tư thêm trang thiết bị TSCĐ bằng nguồn vốn tự có lợi nhuận tích luỹ
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
=
Tổng nợ
(2)
Vốn CSH
Đánh giá chỉ tiêu này như sau:
Nếu [2] < 1 chứng tỏ tình hình tài chính rất tốt
Nếu [2] > 1 chứng tỏ tình hình tài chính là xấu
Nếu [2] = 1 chứng tỏ tình hình tài chính tốt
Dựa vào bảng phân tích trên ta có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua các năm là giảm từ 4,77 năm 2000 xuống còn 2,50 năm 2001 và còn 2,13 năm 2002, Đó là một xu hướng tốt vì tỷ số này càng nhỏ thì càng tốt, Điều này là do vốn chủ sở hữu qua các năm tăng còn nợ phải trả giảm dần,
Tuy nhiên tỷ số này còn quá cao năm 2000 là 4,77 > 1 và năm 2002 là 2,13 > 1, Chứng tỏ tình hình tài chính củ công ty là chưa được tốt,
- Hệ số thanh toán lãi vay
=
Lãi vay + lãi sau thuế
Lãi vay
Hệ số này tăng lên hàng năm đó cũng là một xu hướng tốt với công ty, nhưng hệ số này còn quá thấp khi ta so sánh giữa lợi nhuận thu được với phần lãi vay của công ty, Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn thấp, Điều này là do hệ số nợ củ công ty cao, khả năng trả lãi vay của công ty là thấp,
Vì vậy công ty nên tìm cho mình những hướng kinh doanh bằng các nguồn vốn khác để cho lợi nhuận thu được cao hơn nguồn vốn đi vay,
2.3 Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng toạ sản phẩm mới và khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo: cải tiến, áp dụng công nghệ mới,,, khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ luôn phù hợp với nhu cầu thị trường, sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả công nghệ tang thiết bị...
Trước nguy cơ của sự phá sản (năm 1989) tập thể CBCNV công ty xi măng Sài Sơn đã tỉnh táo nhìn nhận đánh giá lại cính mình dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tổ chức lại sản xuất, thay thế các thiết bị cũ kỹ lạc hậ bằng các thiết bị mới hiện đại (thay máy nghiện 0,5T/h bằng máy nghiền 1,2 tần/h, cải tạo là nung tăng bề rộng và chiều cao lên, lắp thêm ống khói lò nung, lallứp nối tiếp hai quạt tăng áp lực gió lò) xây dựng lại quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng kỹ thuật ở từng khâu...
Công ty đã cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học như trường Đại học Bách khoa, Viện vật liệu xây dựng, Bộ xây dựng, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài khoa học mang mã số 20A- 04-02 đưa phụ gia khoáng hoá vào sản xuất xi măng... Đây là đề tài được áp dụng sớm nhất trong các nhà máy xi măng lò đứng cùng với công ty ximăng Thanh Ba- Vĩnh Phúc.
Tất cả đem lại kết quả khả quan, năng suất là nung tăng từ 5 tấn/ ca lên 8 á10 tấn/ ca, Chất lượng nâng từ PC20 lên PC30 và ổn định và sử dụng được ngay (trước đây phải lưu kho 60 ngày mới được đưa vào sử dụng ). Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết, đời sống công nhân viên được cải thiện.
Không thoả mãn với những kết quả đạt được, dự báo được những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường, Xí nghiệp xi măng Sài Sơn đã nghiên cứu xây dựng và đưa ra dự án “đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trên cơ sở nhà máy cũ, dưa năng suất nhà máy từ 3,5 vạn tấn lên 6 vạn tấn/ năm”. Đây là một dự án mang tính khoa học và thực tế đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 302/QĐ- U B ngày 25-5-1996,
Toàn bộ dây chuyền đầu tư được xây dựng và hoàn thiện đưa vào sản xuất và hoạt động từ tháng 10/1998, Ngay từ mẻ lò đầu tiên chất lượng Clinker đã đạt chất lượng và từ đó tới nay dây chuyền mới luôn bảo đảm tốt cả về năng suất và chất lượng.
Công ty có một đội ngũ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm đủ mạnh để quản lý và kiểm tra thường xuyên ở tất cả các khâu, công đoạn sản xuất theo chế độ 24/24h, có phòng thí nghiệm cơ lý- hoá với đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc theo dõi kiểm tra xử lý nhanh chính xác về mặt công nghệ, 100% CBCNV của công ty đều được đào tạo cơ bản về kỹ thuật sản xuất ximăng, về nghiệp vụ quản lý một số cán bộ được gửi đi đào tạo tại Viện vật liệu xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, riêng công nhân và cán bộ quản lý khu lò nung được cử đi Trung Quốc học tập
Với sự sáng tạo không ngừng của tập thể CNVC của công ty xi măng Sài Sơn, công ty đã trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh vững mạnh điển hình của ngành xây dựng Hà Tây.
1.4 Hoạt động quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Một trong những yếu tố quan trọng khôngthể thiếu trong quá trình xây dựng, tạo lập và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào đó là vấn đề về nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, năng lực cao thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ có những bước phát triển hết sức nhanh chóng, nhưng làm sao để có được một nguồn nhân lực như vậy, điều đó lại phụ thuộc vào việc tuyển chọn, quản lý và phát triển nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp.
Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật trực triếp tham gia và mang tính chấyt quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp
Với công ty xi măng Sài Sơn ngoài việc căn cứ vào năng lực của máy móc thiết bị, trình độ của người định mức lao động cho sản phẩm để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty còn rất chú trọng đến yếu tố con người, nó tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty, vì vậy kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn nhân lực trong công ty rất được chú trọng, để từ đó bố trí sắp nhân lực cho hợp lý trong từng công đoạn của dây chuyền sản xuất.
Công ty xác định việc giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng qua đó cung cấp cho các nhân viên những kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật,... để có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, để đấp ứng về sản xuất kinh doanh công ty đã có kế hoạch dào tạo lực lượng cán bộ công nhân viên theo nhiều mô hình đào tạo tại chỗ cho toàn bộ công nhân theo các chuyên ngành, tổ chức đào tạo bổ sung và đoà tạo lại cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, thí nghiệm viên và công nhân vận hành, công ty cũng đã áp dụng tiêu chuẩn câp bậc kỹ thuật công nhân sản xuất xi măng lò đứng của bộ xây dựng. Hàng năm công ty cũng tuyển dụng thêm lao động mới rốt nghiệp từ các trường đại học và trung học chuyên ngànhđể có thể sử dụng và quản lý tốt hơn nữa máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của công ty.
Tình hình biến động và tuyển dụng lao động cụ thể mấy năm gần đây cho ở bảng sau:
Bảng: Tình hình biến động và tuyển dụng lao động của công ty xi măng Sài Sơn 5 năm gần đây, (1997-2001)
Chỉ tiêu
đv
1997
1998
1999
2000
2001
Sơ cấp + CNKT
Người
25
29
35
37
39
Trung cấp
Người
17
21
26
29
31
Đại học
Người
19
21
24
26
30
Tổng số lao động
Người
312
391
379
368
377
Qua bảng tổng hợp trên xem xét số liêiụ dưói góc đọ tỷ lệ twong đối so sánh trong tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty ta thấy tỉ lệ về lao động qua các năm của công ty đều tăng
+ tỉ lệ của cán bộ có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật tăng từ 62% năm 1997 lên tới 10,4% năm 2001 trong tổng số lao động của ctr và số tuyệt đói tăng 14 người
+ trình độ trung cấp tăng từ 4,12% năm 1997 lên 9,2% năm 2001 số tuyệt dối tăng 14 người
+ trình độ đại học trong những năm qua với phương cham của công ty là thu nhập người tài, có trình độ cao công ty đã đưa tỏng số cán bộ Đại hội từ 19 người năm 1997 lên 30 người năm 2001tăng 157,9% chiếm 8,47% trong tỏng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Tuy nhiên số lao động chưa qua đào tạo vẫn còn chliếm tỉ lệ cao năm 1997 là 87% thì năm 2010 là 80% điều này cho thấy công ty nên có chương trình đào tạo bổ sung thì công ty mới có lực lượng lao động tiêu chuẩn hoá
1.5 Hoạt động marketing
2. Nhân tố bên ngoài
2.1 Tác động của môi trường cạnh tranh ngành:
2.1.1 Khách hàng
Đối với quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp thì yếu tố đầu ra là yêu cầu sống còn nhất là trong nền kinh tế thị trường hiẹn nay, nó có thể đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp đói với khách hàng về sản phẩm của mình kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh
Nhận biết được điều đó công ty xi măng Sài Sơn đã xem xét nghiên cứu thị trường đầu ra đối với sản phẩm của công ty trước khi đưa các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của mình.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế chung của cả nước thì nhu cầu xi măng ngày càng tăng cao và theo số liệu của báo xây dựng thì dự báo nhu cầu xi măng năm 2005 khoảng 24-25 triệu tấn, năm 2010 khoảng 35 triệu tấn trong khi đó toàn ngành xi măng Việt Nam hiện nay mới đạt mức 14-15 triệu tấn/ năm. Điều này có nghĩa là xi măng Sài Sơn cùng với xi măng cả nước có khả năng phát triển rất lớn.
Nhà máy xi măng Sài Sơn rất gần với hai cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ của Hà Tây là khu công nghiệp An Khánh- Hoài Đức và khu công nghiệp Ngọc Liệp- Quốc Oai, Cùng trên một trục đường cao tốc Láng- Hòa Lạc đây sẽ là hai thị trường vô cùng hấp dẫn đối với công ty.
Có thể kể ra đây những thị trường chủ yếu và sơ đồ mô tả kênh tiêu thụ sản phẩm mà công ty áp dụng đó là các đại lý lớn ửo Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Nam Hà, Bắc Giang,,, và còn rất nhiều công trình mà công ty xuất trực tiếp sản phẩm của mình tới công trình xây dựng, công ty còn xuất trực tiếp cho khách hàng.
Công ty
Cơ sở sản xuất
Đại lý lớn
Đại lý nhỏ
Đại lý nhỏ
Đại lý nhỏ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
2.1.2 Tác động của nhà cung cấp (thị trường đầu vào)
Trong quá trình sản xuất kinh doanh yếu tố đầu vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đầu ra của sản phẩm ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm... vì vậy khi lựa chọn các yếu tố đầu vao cần phải xen xét một cách kỹ lưỡng về số lượng và chất lượng
Là một doanh nghiệp sản xuất duy nhất một loịa sản phẩm như công ty xi măng Sài Sơn thì vấn đề thị trường đầu vào lại càng được công ty quan tâm xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Nhiều năm qua với sự uy tín của công ty vè cách thức kinh doanh, về chất lượng sản phẩm,... công ty đã có một thị trường đầu vào ở nhiều nơi với các đối tác cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty hết sức tin cậy như:
+ Công ty than Hà Ninh, cung cấp than cho công ty
+ UBND xã Phượng Cách- UBND xã Sài Sơn cung cấp đá và đất sét cho công ty,
+ công ty vật liệu xây dựng Sungeiway- Hà Tây là đơn vị cung cấp phụ gia xi măng cho công ty
+ Công ty vật tư hàng hoá vận tải Hà Nội và công ty VINAPAC cung cấp vỏ bao cho công ty
+ xí nghiệp hoá chất barium Bắc Giang cung cấp barít cho công ty,
+ công ty cổ phần kinh doanh và cho thuê thiết bị Hà Nội là đơn vị cung cấp thạch cao cho công ty
Ngoài ra công ty còn ký hợp đồng cung cấp với một số tư nhân cung cấp các loại phụ gia như sỉ sắt, xỉ thái nguyên,,, để phục vụ sản xuất
2.1.3 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nếu như trước đây công ty là đơn vị chủ lực cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận thì hiện nay công ty phải cạnh trnah với hàng loạt các công ty xi măng trong nước. Nhiều nhà máy xi măng có vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại như Nghi Sơn, Chinhfon, Sao Mai,,,, đã đi vào hoạt động. Công ty đã phải sản xuất kinh doanh trong môi trường có cạnh tranh.
Bảng các cơ sở sản xuất xi măng của Việt Nam
Danh mục
Công suất thiết kế
(triệu tấn/ năm)
Công nghệ sản xuất
I. Cơ sở của Bộ xây dựng
6,55
1. Công ty xi măng Hải Phòng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC622.doc