Lời nói đầu
Công ty Cao su sao vàng là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cao su .Với lịch sử lâu năm, được xây dựng từ những năm 1958 với sự giúp đỡ của Trung Quốc- Công ty luôn là con chim đầu đàn trong nghành chế biến các sản phẩm từ cao su .
Việt nam là quốc gia dâng phát triển với phượng tiện giao thông hiện nay chủ yếu là xe đạp, xe máy và một phần là ôtô nên nhu cầu về tiêu thụ săm, lốp các loại là rất lớn. Việt nam có khoảng 20 triệu xe đạp, trong đó riê
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình đầu tư và phương huớng đầu tư tại Công ty cao su sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Hà nội 1,5 triệu chiếc. Đến năm 2005 chúng ta dự kiến sản xuất 18 triệu săm lốp xe đạp các loại, trong đó 4-5 triệu chiếc giành cho xuất khẩu. Về xe máy: theo thống kê tính đến tháng 12/2000 cả nước có hơn 7 triệu xe máy, dự báo đến năm 2005 lượng xe máy sẽ vào khoảng 15 triệu chiếc.
Chính từ những xuất phát điểm trên mà chúng ta có thể khẳng định rằng nguồn tiêu thụ săm, lốp và các sản phẩm cao su các loại là rất lớn. Điều đó nói lên tiềm năng phát triển của cng ty cao su sao vàng .
Công ty Cao su sao vàng đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện từ con người đến cơ sở vật chất kĩ thuật, khoa học công nghệ cũng như thị trường để tiến bước chắc vào thế kỉ 21, đảm bảo đủ sức cạnh tranh, đứng vững và tiếp tục phát triển khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ với khu vực quốc tế.
Với tương lai phát triển đó, trong bài báo cáo thực tập này em xin đưa ra một cách sơ lược thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình đầu tư và phương huớng đầu tư trong những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Nguyễn Hồng Minh và các cô chú phòng kế hoạch vật tư công ty CSSV đã giúp đỡ - hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Phần I..
tổng quan về công ty cao su sao vàng
I. Sơ lược lịch sử ra đời và quá trình hình thành - phát triển của công ty cao su sao vàng
Vài nét về công nghiệp cao su :
a. Cao là từ phiên âm từ : CAAOCHU với CAA cây O-CHU là khóc, chảy tên gốc một loại cây có mủ (cây Hevea Brasilielsis) của người thổ dân da đỏ (Nam Mỹ); chứng minh con người biết đến rất sớm, từ hàng nghìn năm về trước nhưng phải đến thế kỷ 19, sau phát minh ra phương pháp lưu hoá cao su (hấp chín cao su bằng lưu huỳnh (S) của Goodyear năm 1839 là chế tạo thành công lốp bánh hơi (lốp rỗng, lốp có săm) của Dunlop năm 1888 thì cao su được sử dụng rộng rãi và công nghiệp cao su mới thực sự phát triển. Người ta coi phát minh của Goodyear như là cuộc cách mạng thứ nhất trong công nghiệp cao su .
Ngày nay, cao su với tính năng đặc trưng quý báu nhất là có tính đàn hồi cao và có tính năng cơ lý tốt như : Sức bền lớn ít bị mài mòn không thấm khí, không thấm nước…nên được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa có một nguyên liệu nào có thể thay thế được để sản xuất săm lốp, phục vụ cho ngành giao thông vận tải. Cho nên nói đến cao su trước hết phải nói đến công nghiệp săm lốp
b. Người ta ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 50.000 các sản phẩm cao su, chúng có mặt trong hầu hết các ngành của nền kinh tế quốc dân và được phân bổ như sau :
68% cao su được dùng trong ngành giao thông vận tải để sản xuất săm lốp các loại.
13,5% cao su được dùng trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm cơ học (dây đai, băng tải, ru lô cao su…)
9,5% cao su dùng để sản xuất các sản phẩm màng mỏng (bóng bay, gang tay phẫu thuật…).
5,5% cao su được dùng để sản xuất giầy giép.
2,5% được dùng để sản xuất các sản phẩm cao su khác.
1% cao su được dùng để sản xuất cao dán.
Ngoài ra cao su còn được dùng trong ngành công nghiệp quốc phòng kể cả trong ngành hàng không vũ trụ.
c. Cao su nen lỏi trong rất nhiều sản phẩm thường thấy trong cuộc sống con người. Lượng cao su cần thiết có trong một số sản phẩm như sau :
Một xe đạp : 1,4kg
Một xe máy : 10kg
Một xe ngựa : 23kg
Một ôtô du lịch : 62kg
Một ôtô vận tải (4T) : 183kg
Một khẩu pháo phổ thông : 68kg
Một máy cày : 92kg
Một tầu điện : 200kg
Một máy bay : 600kg
Một xe tăng : 800kg
Một tầu thuỷ (trọng tải 1vạn tấn) : 6800kg
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có vùng đất đỏ Bazan ở Tây Nguyên rộng lớn nên rất thuận lợi cho việc trồng cây cao su để khai thác mủ và chế biến thành cao su thiên nhiên (cờ rếp khói, CSV-10…)
Cây cao su được trồng và phát triển ở Việt Nam năm 1897 do công của nhà bác học người Pháp A.Yersin .
Sau giải phóng miền Nam năm 1975 chúng ta có : 75940 ha cao su và khai thác được 20.000 tấn .
Năm 1996, ta có 290.000 ha cao su với sản lượng cao su thu được là 150.000 tấn.
Dự kiến đến năm 2005 chúng ta sẽ tăng diện tích trồng cây cao su đến 700.000 ha với sản lượng thu được ằ 375.000 tấn. Tuy nhiên con số trên so với một vài nước trong khu vực Đông Nam á là còn rất thấp. Năm 1994 sản lượng cao su của Thái Lan đạt được : 1,72 triệu tấn, Indonesia : 1,36 triệu tấn và Malaisia : 1,1 triệu tấn. Ba nước này đã sản xuất một lượng cao su ằ 70% tổng sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới.
Việt Nam có dầu lửa; năm 1995 chúng ta đã khai thác và xuất khẩu được 7616.000 tấn. Dự kiến năm 2000 Việt Nam sẽ khai thác được khoảng 16 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí đốt. Năm 2005 chúng ta sẽ khai thác được 17 tỷ m3 khí đốt trong đó: 9 tỷ m3 khí đốt giành cho xuất khẩu.
Việt Nam là quốc gia mà phương tiện giao thông hiện nay chủ yếu là xe đạp, xe máy và một phần ôtô nên nhu cầu về tiêu thu săm lốp các loại là rất lớn.
Về xe đạp: nước có tỷ lệ xe đạp lớn nhất thế giới là Thuỷ Điển có 8,7 triệu dân trong đó có 8,1 triệu xe đạp.
Trung Quốc là nước có nhiều xe đạp nhất thế giới : 430 triệu chiếc.
Việt Nam có khoảng 20 triệu xe đạp, trong đó riêng Hà Nội có 1,5 triệu chiếc. Đến năm 2000 chúng ta dự kiến sản xuất 15 triệu săm lốp xe đạp các loại trong đó 2-3 triệu chiếc giành cho xuất khẩu.
Về xe máy: theo thống kê tính đến tháng 12 năm 1995 cả nước có 3.704.372 xe máy. Hà Nôi có khoảng 640.000 chiếc. Dự báo đến năm 2000 xe máy sẽ tăng gấp đôi (khoảng 8 triệu chiếc)
Năng lực sản xuất hiện nay của Việt Nam là 1 triệu săm, lốp xe máy/năm dự kiến đến năm 2000 chúng ta sẽ tìm đối tác liên doanh để đưa năng lực sản xuất lên 2,5 triệu chiếc/năm.
Về ôtô: cũng theo số liệu tháng 12 năm 1995 cả nước có 35.150 ôtô các loại.
Năng lực sản xuất của chúng ta hiện nay là hơn 100.000 bộ săm lốp ôtô mới thoả mãn được 25% nhu cầu. Dự kiến đến năm 2000 cả nước ta có khoảng 42.000 ôtô các loại chúng ta sẽ đưa năng lực sản nên 700.000 bộ săm lốp ôtô.
Chính từ những xuất phát điểm trên mà chúng ta có thể khẳng định rằng nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu thu săm lốp ở Việt Nam là rất lớn. Để ngành công nghiệp gia công các sản phẩm cao su luôn có một vị trí xứng đáng và không ngừng phát triển nó hứa hiện một chân trời rộng mở cho Công ty cao su Sao Vàng chúng ta vươn lên.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Sau khi miền Bắc giải phóng, thấy được tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc được giải phóng(tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp vá săm lốp ô tô được thành lập tại nhà số 2 phố Đặng Thái Thân (nguyên là xưởng Indoto của quân đội Pháp) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956. Đến đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy Cao Su Sao Vàng, nó chính là tiền thân của nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội ngày nay.
Đồng thời, trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958-1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su - Xà phòng - Thuốc lá Thăng Long (gọi tắt là khu Cao - Xà - Lá) nằm ở phía nam Hà Nội thuộc quận Thanh Xuân ngày nay. Công trường được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 và vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 24/2/1959.
Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành. Ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử, những sản phẩm săm, lốp đầu tiên mang nhãn hiệu "Sao Vàng" ra đời. Cũng từ đó nhà máy mang tên: Nhà máy Cao Su Sao Vàng.
Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và chính thức đi vào hoạt động sản xuất và hàng năm ngày này được lấy làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập công ty (toàn bộ công trình xây dựng của công ty được nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và Chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta). Đây là một xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm lốp ô tô, là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam.
Giai đoạn 1960 - 1967 cùng với thực trạng chung của nền kinh tế nước ta thời bao cấp, nhà máy trải qua những khó khăn kìm hãm sự phát triển như: sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông song hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Năm 1988 - 1989 thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Đây là thời kỳ thách thức và cực kỳ nan giải, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp XHCN. Song với truyền thống Sao Vàng luôn toả sáng ,dưới sự lãnh đạo của đội ngũ cán bộ năng động, có kinh nghiệm, có định hướng đúng đắn kết hợp với tinh thần sáng tạo, đoàn kết, nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức sắp xếp lại nhà máy, sản xuất có chọn lọc, với phương châm: "Vì lợi ích nhà máy trong đó có lợi ích chính đáng của cá nhân mình". Năm 1990 tình hình sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại được trong cơ chế thị trường.
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dần được cải thiện.
Doanh nghiệp luôn được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ và bằng khen của cơ quan cấp trên. Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh) luôn được công nhận là đơn vị: Vững mạnh.
Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả:
Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành: Công ty Cao Su Sao Vàng.
Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tnang tên Công ty Cao Su Sao Vàng.
Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ công nghiệp nặng cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước.
Hiện tại doanh nghiệp mang tên Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế là: Sao Vang Rubber Company
Địa chỉ trụ sở chính tại: 231 Đường Nguyễn Trãi - quận Thanh Xuân - Hà Nội
Tel 84. 4.8583656
Fax: 84. 4.8583644
Email: caosusaovang.@.hn.vnn.vn
Vì chuyển thành công ty nên cơ cấu tổ chức lớn hơn trước, các phân xưởng trước đây chuyển thành xí nghiệp thành viên mà đứng đầu là một giám đốc xí nghiệp. Về mặt kinh doanh, công ty đã cho phép các xí nghiệp có quyền hạn rộng hơn, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Công ty có quyền ký kết các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, liên doanh trong sản xuất và bán các sản phẩm với các đơn vị nước ngoài.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.
a. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cao Su Sao Vàng
Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Là một doanh nghiệp nhà nước Công ty Cao Su Sao Vàng tổ chức bộ máy quản lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Công đoàn tham gia quản lý, Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Đứng đầu là Ban Giám đốc công ty gồm có:
Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, xuất khẩu, an toàn: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt kỹ thuật, xuất khẩu và an toàn.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất, bảo vệ sản xuất: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về mặt sản xuất và bảo vệ sản xuất.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, đời sống: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về mặt kinh doanh và đời sống.
Phó giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt công tác xây dựng cơ bản.
Phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản Thái Bình, giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về công tác xây dựng cơ bản Thái Bình cùng với giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình.
Cả năm phó giám đốc đều có những quyền hạn riêng theo mảng phụ trách riêng nhưng chịu sự quản lý chung của Giám đốc.
Bí thư đảng uỷ: Thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong công ty thông qua văn phòng Đảng uỷ.
Chủ tịch công đoàn: Có trách nhiệm cùng Giám đốc quản lý lao động trong công ty thông qua văn phòng Công đoàn.
Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đứng đầu là các trưởng phòng và các phó trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc, đồng thời cũng có vai trò giúp Giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt.
Phòng kỹ thuật cơ năng: chịu trách nhiệm toàn bộ về cơ khí năng lượng, động lực và an toàn trong công ty.
Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, đồng thời có nhiẹm vụ xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật , kiểm tra chất lượng thông qua các thí nghiệm nhanh trong sản xuất. Kiểm tra, tổng hợp, nghiên cứu công nghệ sản xuấtcó hiệu quả nhất nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng .
Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng các sản phẩm nhập kho.
Phòng xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp, các đề án đầu tư xây dựng theo chiều rộng, chiều sâu, theo kế hoạch đã định, trình các dự án khả thi về kế hoạch xây dựng, phụ trách xây dựng cơ bản.
Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết toán hàng năm, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật và công tác.
Phòng điều độ sản xuất: Đôn đốc, quan sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để công ty có phương án kịp thời.
Phòng quân sự bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản, vật tư hàng hoá cũng như con người trong công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm.
Phòng kế hoạch vật tư: Lập trình duyệt kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm mua sắm vật tư, thiết bị cho sản xuất kinh doanh .Căn cứ và nhu cầu thông tin trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lại lợi nhuận cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất .
Phòng tiếp thị bán hàng: Căn cứ vào thông tin nhu cầu trên thị trường, lập ké hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mãi, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ccho công ty. Chuyên kinh doanh các sản phẩm của ccông ty sản xuất với một hệ thống các đại lý tại Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Phòng tài chính kế toán: Giải quyết toàn bộ các vấn đề về hạch toán tài chính, tiền tệ, lập kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính hàng năm.
Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư, hàng hoá cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, xuất khẩu sản phẩm công ty.
Phòng đời sống: Khám chữa bệnh cho công nhân viên, thực hiện kế hoạch phòng dịch, sơ cấp các trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên công ty.
b. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy:
Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính, chi nhánh cao su Thái Bình, Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà, xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà, Nhà máy cao su Nghệ An và một số xí nghiệp phụ trợ.
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy.
Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp.
Xí nghiệp cao su số 3: Chủ yếu sản xuất săm lốp ô tô, sản xuất lốp máy bay dân dụng.
Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp, săm ôtô, băng tải gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su.
Chi nhánh cao su Thái Bình: Chuyên sản xuất một số loại săm, lốp xe đạp (phần lớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà: cchuyên sản xuất bán thành phẩm cho các đơn vị khác trong công ty
Nhà máy cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất lốp xe đạp.
Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà: Có nhiệm vụ sản xuất Pin khô mang nhãn hiệu con sóc, ắc quy, điện cực, chất điện hoá học và một số thiết bị nằm tại Vĩnh Phúc.
Các đơn vị sản xuất phụ trợ: Chủ yếu là các xí nghiệp cung cấp năng lượng, điện, ánh sáng, điện lực, điện máy, hơi đốt… cho các xí nghiệp sản xuất chính.
Xí nghiệp năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho đơn vị sản xuất kinh doanh chính, cho toàn bộ công ty.
Bộ phận kiểm định và xí nghiệp cơ điện: Có nhiệm vụ cung cấp điện máy, lắp đặt, sửa chữa về điện cho xí nghiệp và toàn công ty.
Phân xưởng kiến thiết Bao bì: Có nhiệm vụ xây dựng và kiến thiết nội bộ sửa chữa các tài sản cố định và làm sạch các thiết bị máy móc.
Nhìn chung về mặt tổ chức các xí nghiệp, phân xưởng đều có một Giám đốc xí nghiệp hay một Giám đốc phân xưởng phụ trách về cung cấp nguyên vật liệu và nhập kho sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra còn có các phó Giám đốc xí nghiệp hay phó quản đốc phân xưởng trợ giúp việc điều hành phụ trách sản xuất, phân công ca kíp, số công nhân đứng máy chấm công…
(Xin xem sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh ở sau)
II. Các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Công ty Cao su sao vàng
Vị trí địa lý của Công ty
a. Những thuận lợi
Công ty Cao su sao vàng có vị trí nằm trên trục đường Nguyễn Trãi- quận Thanh Xuân. Đây là vị trí có nhiều mặt thuận lợi đối với Công ty trong vấn đề thu hút nguồn lao động đa dạng chất lượng cao. ở địa điểm này công việc chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng, địa phương khác có nhiều những thuận lợi do cơ sở hạ tầng được phát triển tương đối đồng bộ, rộng khắp và đồng thời việc chuyên chở nguyên nhiên vật liệu cũng dễ dàng khiến cho cước phí vận chuyển giảm, làm giá thành các sản phẩm giảm, điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương trường. Nằm ở vị trí quan trọng ở Hà Nội, đầu mối của các nút giao thông, thị trường Hà Nội là thị trường tiêu thụ một phần lớn về săm lốp ô tô, xe máy, x e đạp các loại, như vậy Công ty có thị trường tiêu thụ rộng lớn bao quanh mình. Bên cạnh đó, Công ty còn tiếp nhận được trình độ về khoa học công nghệ có chất lượng cao qua việc nhập khẩu công nghệ, ứng dụng nhanh và kịp thời những công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trong nước. Dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã dễ dàng ứng dụng vào việc truyền bá và khuếch trương sản phẩm của mình. Công ty dựa vào vị trí ưu việt của mình đã kịp thời dựa vào các thông tin phản hồi từ phía thị trường để điều chỉnh các chính sách như chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, giá cả...Qua đó tiết kiệm những chi phí không cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Với nguồn lao động được đào tạo và đào tạo lại có kinh nghiệm, trình độ sản xuất cao được thu hút từ thị trường lao động dồi dào và phát triển, qua đó nâng cao được chất lượng sản phẩm về độ bền và thẩm mỹ tạo ra cầu sản phẩm Công ty cao.
b. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Công ty cũng gặp những khó khăn nan giải. Việc cung cấp mủ cao su, để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất liên tục của Công ty cũng cần có những giải pháp để giải quyết. Công ty nằm cách xa vùng nguyên liệu chính (cung cấp mủ cao su) điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản phẩm của Công ty qua đó cũng tác động một cách trực tiếp đến tính cạnh tranh của Công ty. Với việc vận chuyển nguyên vật liệu đường dài, nhiều lúc công việc đáp ứng nhu cầu nhập kho các nguyên vật liệu đầy đủ đến việc sản xuất liên tục của Công ty.
Sản xuất các sản phẩm săm lốp từ cao su, điều này có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái một cách rất lớn, đòi hỏi phải có những khoản chi phí khá lớn để thanh lọc các chất thải rắn cũng như các chất thải lỏng và khí. Do vị trí địa lý ở nội thành Hà Nội, do vậy việc giải quyết vấn đề môi trường là rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống, sức khoẻ cho người dân. Để giải quyết vướng mắc này, hàng năm Công ty đã bỏ ra những khoản chi phí lớn để nhập về các máy móc thiết bị công nghệ cao, đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý các chất thải.
2.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty cao su sao vàng có năng lực thiết bị sản xuất lớn, hàng năm có thể cung cấp cho thị trường từ 6-7 triệu bộ săm lốp xe đạp; 400000-500000 bộ lốp xe máy, từ 100000-120000 bộ lốp ô tô, máy kéo và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác.
Công ty hoạt động dưới sự quản lý thống nhất của Tổng công ty hoá chất Việt Nam thuộc bộ công nghiệp nặng và trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su. Công ty có trách nhiệm sản xuất kinh doanh có lãi để bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao và bổ sung.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản ở ngân hàng, thực hiện hạch toán kinh tế từ khâu mua nguyên vật liệu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Công ty có thể liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được phép tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại xuất nhập khẩu, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế bên ngoài..
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản ở ngân hàng, thực hiện hạch toán kinh tế từ khâu mua nguyên vật liệu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Công ty có thể liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được phép tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại xuất nhập khẩu, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế bên ngoài.
Công ty có toàn quyền quyết định đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của mình như: công nghệ kỹ thuật, cung ứng vật tư, tiền lương, lao động, kế toán tài chính, tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tổ chức mạng lưới thông tin trong và ngoài nước, bảo vệ môi trường.
2.3. Tình hình lao động tiền lương
a.Lao động
Lao động là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động đảm bảo thu nhập cao cho công nhân viên chức trong công ty. Nó đóng góp một phần quan trọng tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Hiện tại có tổng số 2628 người ký hợp đồng lao động tại công ty (Trừ giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng không ký hợp đồng lao động). Hợp đồng lao động của công ty được chia làm 2 dạng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: loại hợp đồng này ký với công việc ổn định lâu dài. Công việc đòi hỏi phải qua đào tạo từ 1 năm trở lên mà cụ thể là 2109 cán bộ công nhân viên đang công tác tại công ty.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 1-3 năm): hợp đồng ký với công việc có nhu cầu ổn định nhưng không đòi hỏi yêu cầu tay nghề kỹ thuật cao và do các giám đốc xí nghiệp trực thuộc công ty trực tiếp ký kết với người lao động. Sau khi kết thúc hợp đồng, nếu đủ tiêu chuẩn công ty sẽ ký tiếp hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu không đủ tiêu chuẩn thì sẽ chấm dứt hoàn toàn việc ký kết hợp đồng. Số lao động dạng này trong công ty hiện có 519 người.
Thời gian sử dụng lao động: là công ty sản xuất các mặt hàng về cao su do đó thời gian làm việc được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 giờ/ngày. Người sản xuất theo ca được nghỉ 30phút ăn giữa ca, riêng ca đêm được nghỉ 45 phút.
Giờ hành chính được áp dụng cho bộ phận gián tiếp của Công ty và gián tiếp của các đơn vị thành viên như sau:
Mùa đông: từ 16/10 đến 15/4 năm sau
Sáng từ 8h đến 12h30
Chiều từ 13h đến 6h30
Mùa hè: từ 16/4 đến 15/10
Sáng từ 7h30 đến 12h
Chiều từ 13h đến 16h30
Số ngày làm việc trong tuần là 6 ngày.
Chất lượng lao động (chỉ tính cho những người làm hợp đồng không xác định) nhìn chung toàn công ty đạt ở mức trung bình. Trình độ người lao động có:
+ 2 người có học vị phó tiến sỹ
+ 220 người có trình độ đại học
+ 83 thợ bậc cao (bậc 7/7)
Kết cấu lao động:
+ Công nhân cao su:1431 người
+ Công nhân cơ khí : 135 người
+Công nhân điện :71 người
+ Công nhân vận hành:92 người
+ Công nhân mộc, nề, tiện, phay, bào: 16 ngưòi
+Lái xe :17 người
+Bán hàng: 59 người
+Bộ phận gián tiếp:288 người
Trong đó:
+Nữ: 798 người, chiếm 37,57%
+ Nam:1311 người, chiếm 62,43%
Bảng báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2001
(Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính)
STT
Số lượng
I.
Tổng số lao động có mặt đầu kỳ
2629
trong đó: nữ
998
II.
Số lao động tăng giảm trong kỳ
1.
Số lao động tăng
341
Trong đó:nữ
82
2
Số lao động giảm
24
Trong đó: - Nghỉ hưởng chế độ hưu trí
11
Trong đó: nữ
6
-Thôi việc
5
Trong đó: nữ
0
- Lý do khác
8
Trong đó: nữ
1
III.
Tổng số lao động có mặt cuối kỳ
2046
Trong đó: nữ
1073
1.
Hợp đồng lao động
- Số người ký HĐLĐ không xác định thời hạn
1943
Trong đó: nữ
786
- Số người ký HĐLĐ xác định thời hạn từ 1-3 năm
1002
Trong đó: nữ
284
2.
Số lao động không có việc làm cần sắp xếp việc làm
0
Trong đó: nữ
0
IV.
Dự kiến nhu cầu tuyển thêm LĐ của kỳ sau
1.
Tổng số
0
Trong đó: nữ
0
2.
Hình thức tuyển
- Dự tuyển
0
- Thông qua trung tâm dịch vụ việc làm
0
Bảng tổng hợp theo dõi lao động đến 31/12/2002
TT
Đơn vị
LĐ trong ds đến 31/12/2002
LĐ nghỉ
HĐ do ĐV ký
Tổng số
1
P.TCHC
T.số
Nữ
T.đó:
GT
KS
Ro
Khác
T.số
Nữ
Nghỉ
Tđó:
- Văn phòng
32
15
19
17
32
- TCHC
21
10
8
7
2
P.KHVT
11
5
11
10
T.đó:
- KH vật tư
12
7
10
13
- Kho
10
- HĐ ra vào
- Vận tải
29
3.
P.T/thị
- bán hàng
29
4
6
24
4
P.Kho vận
41
8
10
5
CNTPHCM
9
2
5
1
1
1
6
CN Nghệ An
1
1
0
7
CN Quảng Bình
0
0
8
CN Quy Nhơn
8
9
CN Đà Nẵng
8
3
5
4
8
10
P.TC- Kế toán
17
13
17
16
17
11
P.ĐNXNK
5
4
5
5
5
12
P.KTCS
26
12
21
16
26
13
P.KTCN
8
1
8
8
8
14
P.KTAT
5
1
5
4
5
15
P.XDCB
5
2
5
5
5
16
P.KCS
29
7
8
9
3
2
32
P. QS- BV
31
1
3
31
T.đó:
- Văn phòng
7
- Cứu hoả
7
17
- Canh gác
17
P.Đời sống
58
37
7
8
2
1
1
59
T.đó:- Y tế
6
3
- Quản trị
2
1
18
- Nhà ân
19
11
19
P. Điều độ
5
5
5
20
K. Đoàn thể
3
1
3
3
21
XNCS1
314
110
12
314
XNCS2
419
189
15
419
22
T.đó: Tanh
61
35
23
XNCS3
307
74
17
307
24
XNCS4
312
136
12
22
5
10
10
322
25
XN năng lượng
103
27
10
11
403
26
XN cơ điện
79
21
7
12
1
79
27
Xưởng KT-bao bì
52
20
3
3
1
52
Tổ bán xâng dầu
7
5
7
28
Tổng CSSV
1917
700
208
261
33
6
15
12
0
1894
29
CN Thái Bình
455
121
15
13
455
30
NM pin- CSXH
283
131
20
22
5
3
288
31
XN luyện CSXH
86
4
5
13
1
6
92
32
NM CS Nghệ An
96
34
14
7
96
Tổng cộng toàn Công ty
2837
990
262
316
34
6
26
15
0
2822
b. Tiền lương
Mức lương tối thiểu tuân theo quy định của nhà nước. Nếu người lao động làm ra hàng hỏng, hàng xấu (nguyên nhân do người lao động) làm lãng phí nguyên vật liệu gây hậu quả xấu cho Công ty thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Khi người lao động có khiếu nại về lương thì phòng tổ chức hành chính kết hợp với đơn vị có liên quan trực tiếp giải quyết với người lao động. Thời gian tuỳ thuộc vào tính chất cụ thể của khiếu nại, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại của người lao động.
Các hình thức trả lương gồm có:
+ Lương theo sản phẩm: đối với những đơn vị có đơn giá sản phẩm.
+ Lương theo % hạch toán giá trị tổng sản lượng: đối với khối gián tiếp công ty, xí nghiệp năng lượng. Hình thức trả lương được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động. Giám đốc đảm bảo công khai trả lương đối với người lao động.
Lợi nhuận công ty sau khi đã nộp thuế theo điều 32 khoản 1, 2, 3, 4, 5 Nghị định 59/CP của Chính phủ, phần còn lại được trích các qũy sau:
+ Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu là 50%.
+ Quỹ dự phòng tài chính: trích 10% số dư của quỹ này không được vượt quá 25% vốn điều lệ.
+ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5% mức tối đa của quỹ không được vượt qúa 6 tháng lương thực hiện.
+ Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trích đủ các quỹ trên công ty trích quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quy định.
- Trích tối đa không qúa 3 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm đó không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.
- Trích tối đa không quá 2 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm đó thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.
Trong tổng số lợi nhuận được trích lập vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, giám đốc công ty sau khi tham khảo ý kiến công đoàn công ty quyết định tỷ lệ phân chia vào mỗi quỹ cho phù hợp. Nếu lợi nhuận trích vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi mà còn dư thì phần còn lại được chuyển toàn bộ vào qũy đầu tư phát triển.
Báo cáo tình hình thực hiện lao động- tiền lương và thu nhập năm 2002
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
KH được duyệt
Thực hiện
1
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh:
Trđồng
315443
303216
- Tổng sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi
Trđồng
316027
334761
- Tổng doanh thu hoặc doanh số
Trđồng
313527
332008
-Tổng chi phí (có cả tiền lương)
Trđồng
11816
13890
- Tổng các khoản nộp ngân sách
Trđồng
2500
2746
- Lợi nhuận
Trđồng
2
Chỉ tiêu lao động
ngưòi
- Lao động định biên
người
2791
- Lao động thực tế sử dụng bình quân
Trđồng
43957
45989
3
Tổng quỹ lương theo đơn giá
Trđồng
4
Tổng quỹ lương ngoài đơn giá
Trđồng
- Quỹ tiền lương bổ sung
Trđồng
- Quỹ phụ cấp và tiền thưởng( nếu có)
Trđồng
- Quỹ lương làm thêm giờ
Trđồng
5
Tiền lương bình quân
1000đ/ng-th
1312
1333
6
Quỹ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận trong đó phân phối trực tiếp cho người lao động
Trđ/tháng
7
Quỹ thu nhập khác
Trđ/tháng
8
Thu nhập bình quân
1000đ
1312
1333
9
Năng suất lao động bình quân của 1 công nhân viên chức tính theo doanh thu hoặc doanh số
1000đ/ng/năm
113230
116520
Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính
4 Cơ cấu vốn trong công ty
a. Nguồn vốn của công ty
Các nguồn vốn hình thành nên tài sản cố định và tài sản lưu động của công ty được hình thành từ các nguồn được phác hoạ trong bảng biểu theo số liệu năm 2000 như sau:
Trích Bảng cân đối kế toán năm 2000
Nguồn vốn
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Nợ phải trả
300
43.075.090.780
58.972.241.490
Nợ ngắn hạn
310
37.997.505.027
51.564.730.795
Vay ngắn hạn
311
31.016.840.994
41.0._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC451.doc