Báo cáo Tổng hợp về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty simex- Công ty XNK nam hà nội

Lời mở đầu Trong tình hình kinh tế chung của đất nước, đặc biệt là quan hệ thương mại quốc tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong điều kiện đố Công ty XNK Nam Hà Nội vẫn là một trong những công ty sản xuáat kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển đi lên. Không những thế trong những năm 1998 công ty d dã thực hiện cổ phần hoá công ty và tiếp tục đi vaò kinh doanh theo luật công ty. Đến nay công ty đã có qu

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty simex- Công ty XNK nam hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ thương mại với trên 40 công ty ở các nước khác nhau không chỉ bó hẹp trong khu vực mà trên toàn thế giới như các nước : Nhật Bản, Korea, Singapore, Pháp, Mỹ, Bỉ,Anh,Đức. . . như vậy chứng tỏ rằng quan quan hệ thương mại quốc tế của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển một cách thuận lợi. Vì vậy,công ty XNK Nam Hà Nội được đánh giá là một trong những doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả I. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu nam –Hà Nội (Simex) 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Simex Công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Simex) là một doanh nghiệp Nhà nước , hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hạch toán kinh doanh độc lập , có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua Bộ Thương Mại . Công ty xuất nhập khẩu nam –Hà Nội được thành lập theo quyết định số: 4692 QĐ-UB ngày 23 tháng 11 năm 1981 của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội. Có tên gọi tắt là UNIMEX. Sau đó ngày 30 tháng 8 năm1982 được dổi tên gọi tắt là Simex theo quyết định số:2432 /QĐ-UB của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tiếp đó được Uỷ Ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép số:609 /TBTC ngày 18 tháng 7 năm 1994 cho phép dặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. -Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu nam hà nội -Tên giao dịch: hanoi import –export corporation in south of viet nam(simex) -Trụ sở hiện nay: Số 497 Đường Điện Biên Phủ –Quận 3 Tp. Hồ Chí Minh Từ khi được phép hoạt đông kinh doanh cho tới nay Công ty Simex đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, chịu ảnh hưởng trực tiếp thay đổi trong chính sách kinh tế,chính trị trong và ngoài nước . Mỗi thời kỳ công ty đều có những đặc trưng riêng biệt của mình , nhưng nhìn chung công ty đều có xu hướng phát triển đi lên đặc biệt từ những năm sau đổi mới, tuy nhiên cũng có thời kỳ công ty làm ăn thua lỗ phải cho giải thể một số công ty trực thuộc. Có thể khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 giai đoạn chính như sau : - Từ khi được thành lập (1981) đến năm 1991 do yêu cầu và đòi hỏi của cơ chế bao cấp, công ty đã hình thành 10 cơ sở trực thuộc với trên 300 cán bộ công nhân viên. Là một doanh nghiệp Nhà nước nên trong thời kỳ này cơ chế hoạt động của công ty là cơ chế kế hoạch hoá , trực tiếp chịu sự quản lý, sụ bao cấp , sự chỉ đạo hoàn toàn của Nhà nước thông qua các kế hoạch các chỉ tiêu áp đặt từ trên xuống. Đặc biệt là những kế hoạch chỉ đạo của Bộ Ngoại Thương và Bộ Nội Thương (nay là Bộ Thương Mại). Trong thời gian này quan hệ hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu công ty là sang nước XHCN như Liên Xô (cũ), Cuba hay các nước Đông Âu cho nên thị trường kinh doanh rất hạn chế và ngay cả mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng hạn chế ,chủ yếu là xuất khẩu những nông sản thô chưa qua chế biến và nhập khẩu những sản phẩm như nguyên vật liệu xây dựng hay máy móc thiết bị. Các cơ sở trực thuộc công ty làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ hoặc hiệu quả đạt được không cao. Năm 1991 doanh số của cơ quan văn phòng công ty chỉ đạt 7417740 USD, trong đó công ty nộp cho ngân sách nhà nước là 1,7 tỷ VND với mức lợi tức khoảng 100 triệu VND. Là một doanh nghiệp nhà nước với dặc trưng của nền kinh tế đất nước, cho nên nhìn chung trong thời gian này công ty làm ăn không có hiệu quả. Đó cũng là một điều tất yếu mặc dù là hạch toán kinh doanh độc lập nhưng vốn là do nhà nước cấp, lỗ hay lãi là do nhà nước chịu, còn lương công nhân viên vẫn được trả đều đặn không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. - Từ năm 1992-1998 hoạt động của công ty có rất nhiều chuyển biến cùng với sự chuyển đổi của cơ chế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đòi hởi của cơ chế thị trường cho nên về tổ chức công ty đã sắp xếp lại cơ cấu từ 10 đơn vị trực thuộc công ty nay chỉ còn chi nhánh ở hà Nội với 13 công nhân viên làm nhiệm vụ giao dịch và khai thác hàng hoá xuất nhập khẩu cung ứng cho công ty và đảm nhận thị trường phía bắc. Bộ máy quản lý và hoạt động của công ty từ chổ có 100 cán bộ công nhân viên hoạt động không có hiệu qủa năng suất thấp tới nay chỉ còn 30 người. Phương thức hoạt động kinh doanh được đổi mới đa dạng và linh hoạt, đầu tư ở từng khâu từng công đoạn, liên kết với các đơn vị thu mau chế biến, để tạo chân hàng xuất khẩu và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa công ty ngày một phát triển đi lên. Với chính sách mở cửa quan hệ kinh doanh thương mại của nhà nước ta với tất cả các nước trên thế giới, đã tạo điều kiện cho công ty Simex mở rộng quan hệ xuất nhập khẩu của mình với nhiều nước trên thế giới, trước kia mối quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty với các nước trên thế giới đều phụ thuộc vào sự chỉ đạo của nhà nước và các ban nghành cấp trên nhưng được sự uỷ quyên cua nhà nước công ty đã tạo được sự chỉ đạo của nhà nước và các ban nghành cấp trên, nhưng được sự uỷ quyền của nhà nước công ty đã tự mình khai thác được các mối quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp của các nước khác nhau trên thế giới, đến nay công ty đã có quan hệ thương mại với trên 40 công ty ở các nước trên thế giới, có quan hệ thương mại với trên 40 công ty ở các nước trên thế giới, có quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước với trên 60 doanh nghiệp, ở các thành phần kinh tế khác nhau. Theo đó các mặt hàng kinh doanh, của công ty cũng được mở rộng, không chỉ những xuất nhập khẩu những sản phẩm thô như trước mà công ty còn XK cả những sản phẩm đã qua chế biến của các doanh nghiệp trong nước. Nhờ đó kim nghạch năm 1996 đã lên tới 39. 705. 105 USD, trong đó công ty nộp ngân sách 25 tỷ VND, với mức lợi tức sau thuế là 2,103 tỷ VND. Đạt kết quả khả quan này là do sự nỗ lực, có gắng của cán bộ công nhân viên công ty, sự chỉ huy sáng suốt của các cấp lảnh đạo. Năm 1995-1996, công ty XNK nam Hà Nội xếp hàng đầu trong danh sách các đơn vị hoạt động XNK có hiệu quả cao và đã được Nhà nước tăng thưởng huân chương lao động hạng 3 vì sự nghiệp sản xuất kinh doanh. -Do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế chung và sự thay đổi về chính sách kinh tế đất nước ,ngày 14 tháng 3 năm 1997 UBND TP-Hà Nội ra văn bản số 1057 /QĐ-UB chấp nhận chọn công ty Simex làm cổ phần hoá. Quá trình chuẩn bị cho việc cổ phần hoá của công ty diễn ra trong hơn 1 năm,đến giữa năm 1998 thì côngty đã thực hiện song việc cổ phần hoá, và bắt đẩu đi vào hoạt động theo luật của công ty . Việc cổ phần đã làm thay đổi về tên của công ty như sau: * Tên công ty gọi là: công ty cổ phần xuất nhập khẩu nam hà nội * Gọi tắt là: công ty nam hà nội *Tên giao dịch quốc tế: hanoi import and export joint –stock corporation in the south of vietnam *Gọi tắt là : Simex * Trụ sở: 497 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh * Chi nhánh: 108/A2 Nguyễn Chí Thanh,Quận Ba Đình, Hà Nội * Thời hạn hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động. Việc giải thể trước thời hạn hoặc ra hạn thời hạn hoạt động của công ty cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên cơ sở quy định tại luật công ty và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Simex Công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hoạt động xuất nhập , có tư cách pháp nhân, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật nhà nước. Công ty có những chức năng sau: *Xuất khẩu qua Cảng Sài Gòn các mặt hàng nông,lâm, hải và đặc sản dựa vào tiềm năng to lớn về hàng xuất khẩu ở các tỉnh phía Nam . *Nhập khẩu nguyên liệu,thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân thủ đô và các tỉnh,thành phố có quan hệ hợp tác kinh tế với Hà Nội * Quản lý tiền vốn và tài sản theo chế độ quản lý tài chính của nhà nước, quản lý tốt cán bộ, công nhân viên của công ty, bồi dưỡng giáo dục về chính trị và nghiệp vụ kinh doanh để kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. * Mục đích hoạt động của công ty Simex là góp phần phát triển sản xuất thông qua liên doanh, liên kết tạo thêm hàng xuất khẩu thu ngoại tệ để nhập khẩu vật tư kỹ thuật và hàng tiêu dùng nhămf phục vụn cho yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Công ty có các nhiệm vụ sau: * Xây dựng các kế hoạch sản xuất khai thác chế biến,liên doanh,liên kết kinh tế sản xuất những mặt hàng xuất khẩu. Kế hoạch sản xuất trực tiếp và những kế hoạch khác nhằm đáp ứng mục tiêu hoạt động của công ty. * Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động của công ty, đảm bảo tự trang trải và đổi mới tài sản cố định, nhà xưởng, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến liên doanh liên kết kinh tế. * Tuân thủ các chính sách pjháp luật nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết công ty đã ký. Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đạt hiệu quả cao. * Tổ chức tốt công tác kho vận và dịch vụ,khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải. * Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý tài sản,tài chính, chính sách cán bộ lao động,tiền lương,đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để không ngừng nâng cao văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn để kinh doanh có lãi và mang lại hiệu quả kinh tế 3. Đặc điểm hoạt động của công ty Simex Công ty Simex là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu , thương mại,nhằm đem lại hiệu quả cao về klinh teé –xã hội. Công ty tiến hành các hoạt động XNK trực tiếp cũng như XNK uỷ thác cho các đơn vị khác tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể. Trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình, đối với các đối tác làm ăn khác nhau, công ty đều ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam ,công ty cũng tham dự các hội chợ, đàm phán quyết định giá mua, giá bán một cách độc lập tự chủ với các tổ chức trong và ngoài nước. Tổ chức sản xuất,khai thác,thu mua và chế biến các mặt hàng nông sản,hải sản và đặc sản xuất khẩu Đưa hàng công nghiệp từ Hà Nội về các địa phương , cơ sở các tỉnh phía Nam (miền Đông, miền Tây và Tây Nguyên) để trao đổi lấy hàng xuất khẩu. Nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho các ngành kinh tế, nguyên liệu vật tư, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng hàng kim khí điện máy,điện tử . . . . . . . . Làm dịch vụ thương mại Sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản, kinh doanh địa ốc Liên doanh, liên kết,hợp tác đầu tư với trong và ngoài nước trong phạm vi hoạt động được Nhà nước cho phép. 4. Cơ cấu tổ chức của công ty Simex Từ khi được thành lập tới khi tiến hành cổ phần hoá, công ty đặt dưới sự chỉ đạo của UBND TP -Hà Nội tổ chức biên chế bao gồm : *1 giám đốc. * 2 phó giám đốc * 3 Phòng chức năng (Phòng kế hoạch,phòng kế toán tài vụ, phòng nghiệp vụ kinh doanh ) với 20 cán bộ công nhân viên. * Chi nhánh ở Hà Nội Ngoài ra có thể sử dụng chế độ hợp đồng với một số cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết tuỳ theo tình hình công tác theo từng thời gian . Qua những năm hoạt động công ty đã thiết lập được mạng lưới chân hàng rộng khắp và hầu hết tập chung ở các tỉnh Nam Bộ vì nơi đây là nơi cung cấp phần lớn hàng xuất nhập khẩu công ty. Công ty đã có những đơn vị trực thuộc đó là: Xí nghiệp đánh bắt và thu mua hải sản Kiên Giang. Xí nghiệp nuôi tôm Minh hải Tram gia công chế biến hàng xuất khẩu Tp. HCM Xí nghiệp liên doanh đánh bắt Trạm thu mua Đắc Lắc Các đơn vị trực thuộc này có trách nhiệm cung cấp hàng và chế biến phục vụ cho XNK của công ty Trong thời gian hoạt động của mình, công ty đã có nhiều thay đổi. Từ những năm đầu thành lập cho đến năm 1991 một số cơ sở xí nghiệp thành viên của công ty phải giải thể hoặc tách ra hoạt động độc lập do hoạt động không có hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Sau khi tách các xí nghiệp này ra, cộng thêm vào đó là sự đổi mới về cơ chế kinh tế cho nên công ty ngày càng có hiệu quả hơn. Từ năm 1992 tới nay doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sau khi các xí nghiệp cơ sở trực thuộc công ty tách ra khỏi công ty thì các đơn vị này vẫn là chân hàng chủ yếu cung cấp nguồn hàng xuất khẩu cho công ty, tạo ra mối quan hệ kinh tế giữa công ty và các đơn vị này. Hiện nay, sau khi cổ phần hoá công ty có cơ cấu tổ chức các phòng ban của công ty được sắp xếp lại như sau: Công ty có 38 người được bố trí theo sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Giám Đốc Phó giám đốc Phòng Tổ Chức hành chính Phòng lao động tiền lương Phòng kế toán tài vụ Phòngkinh doanh Chi Nhánh Hà Nội Phòng Xuất Khẩu Phòng Nhập Khẩu Trình độ cán bộ của công nhân viên: Trên đại học: 2 người Đại học: 8 - Cao đẳng: 2 - Trung cấp: 2 - Phổ thông trung học: 24 - Trong đó có: *Thuộc biên chế: 27 người Hợp đồng dài hạn: 9 - Hợp đồng ngắn hạn: 2 - Chức năng của các phòng ban trong công ty: Hội đồng quản trị: HĐQT công ty cổ phần xuât nhập khẩu Nam Hà Nội được ấn định là có 5 thành viên. HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. HĐQT do đại hội cổ đông bầu ra, sau đó HĐQT bẩu ra một thành viên làm chủ tịch, một phó chủ tịch theo nguyên tắc quá bán cuảt các thành viên trong HĐQT. Cổ đông Nhà nước đương nhiên có một thành viên nằm trong HĐQT. HĐQT có trách nhiệm đối với Nhà nước và cổ đông thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của công ty cổ phần theo quyết định của Nhà nước và đại hội cổ đông giao cho HĐQT. HĐQT có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm chức danh giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của công ty và chi nhánh của công ty. HĐQT họp địng kỳ 3 tháng một lần tại trụ sở chính của công ty có sự tham gia của cấp uỷ và công đoàn, và có thể có phiên họp bất thường để quyết định những vấn đề phát sinh thuộc trách nhiệm của HHĐQT, các phiên họp này do Chủ tịch hay Phó chủ tịch HĐQT nếu cả 2 đều vắng thì có thể uỷ quyền cho một thành viên của HĐQT thay thế. Phiên họp phải có sự hiện diện của 2/3 số thành viên mới được coi là hợp lệ. Nhiện kỳ của HĐQT là 4 năm. Giám đốc công ty: Chịu trách nhoiệm điều toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện các nghị quyết của đại hội cổ đông và hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của giám đốc là 4 năm như nhiệm kỳ của HĐQT. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật và trong quan hệ với các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong và ngoài nước. Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, có toàn quyền quyết định những phương án kinh doanh cụ thể, bố trí xắp xếp lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý công ty về mặt nhân sự, đôn đốc chấp hành điều lệ, kỷ luật lao động giải quyết những chế độ quy định vơí cán bộ công nhân viên của công ty, đánh giá tổng kết tình hình hoạt động cfủa công ty sau từng thời kỳ , tuyển nhân viên mới. Phòng lao động tiền lương: Chịu trách nhiệm trước công ty về mặt quản lý tiền lương, khen thưởng cũng như chế độ khác cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm quản lý công ty về mặt tài chính,tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Nhà nước cũng như quy định về quản lý ngoại tệ. Phòng kinh doanh: Là bộ phận có nhân sự đông nhất của công ty Thực hiên các kế hoạch tác nghiệp,tiến hành giao dịch đàm phán,thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Phòng kinh doanh được chia thành 2 phòng: phòng xuất khẩu và phòng nhập khẩu . Mỗi phòng thực hiện chức năng riêng về các lĩnh vực XNK Chi nhánh miền Bắc: Có trách nhiệm thay mặt công ty giải quyết mọi thủ tục giấy tờ, xin QUOTA. . . giao dịch và khai thác hàng hoá ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đưa vào phục vụ phía Nam và cho xuất khẩu, chuyển hàng nhập khẩu từ miền Nam ra phục vụ đời sống của người dân phía Bắc Về vốn công ty: Khi thành lập,số vốn ban đầu công ty không đáng kể, Hà Nội chỉ cấp cho 200 tấn gạo theo giá lúc đó là 800. 000 VND để làm vốn đổi hàng xuất khẩu. Trong thời gian hoạt động số vốn Công ty tăng dần lên. Trong 6 năm gần đây số vốn Công ty là Vốn hoạt động của công ty Simex (Đơn vị tính: 1000 VND) Vốn 1998 1999 2000 2001 Cố định 632.634 784.000 1.411.000 3.220.000 Lưu động 8.366.674 11.669.000 11.411.000 11.200.000 Cơ sở vật chất công ty Simex *Nhà số 77-79 Phó Đức Chính – Quận 1 – TP Hồ Chí Minh:2. 464. 191. 450Đ *Nhà số 126/12 Hương Lộ 15 Nhà bè _TP Hồ Chí Minh 292000000 Đ Lô đất có Diện Tích 8580 m2 ở quận Tân Bình TP. Hồ CHí Minh Sau khi cổ phần hoá công ty thì vốn và cơ cấu về vốn của công ty đã thay đổi. Hiện nay vốn của công ty là 12,3 tỷ VND. Trong đó: Vốn nhà nước góp trị giá 7,296 tỷ – Tỷ lệ: 57% Vốn của các cổ đông là CBCNV : 3,674 tỷ – Tỷ lệ 27,7 % Vốn của các cổ đông khác: 1,83 tỷ – Tỷ lệ 14,3% Vốn điều lệ này của công ty được chia làm: 128000 cổ phần các cổ phần có giá trị ngang nhau về mọi mặt. Cổ phần đựơc phát hành dưới hình thức cổ phiếu, giá trị một cổ phiếu (mệnh giá cổ phiếu)là:100000VND. Vốn điều lệ của công ty được điều chỉnh sát tình hình từng thời kỳ hoạt động để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và đảm bảo quyền lợi của các cổ đông việc tăng hay giảm vốn điều lệ phải do đại hội cổ đông quyết định theo đúng quy định của pháp luật. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Simex 1: Kim ngạch XNK hàng hoá công ty Simex giai đoạn 1997-2001 (Đơn vị: USD) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 XK 12.234.799 18.833.830 22.889.914 38.326.320 24.836.435 NK 17.208.064 12.797.433 16.815.191 13.594.787 13.312.435 Tổng 29.451.863 31.631.263 39.705.105 51.921.107 38.148.900 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh Công ty. Đây cũng là bộ phận doanh thu để bù đắp cho chi phí,tạo ra lợi nhuận Công ty. Tổng kim ngạch XNK tăng hàng năm cũng cho thấy doanh thu ngày càng tăng, thể hiện sự phát triển Công ty. Tổng kim ngạch xuất khẩu không những tăng về số tuyệt đối mà còn có sự thay đổi về cơ cấu. Nó được thể hiện sự tăng lên về tỷ trọng của xuất nhập khẩu, nhập khẩu vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm, còn xuất khẩu ngày càng tăng nhanh. Thể hiện qua bảng thống kê sau Bảng tỷ trọng xuất nhập khẩu công ty từ 1997 –2001 (tỉ lệ %) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 XK 41,6 59,5 57,65 73, 8 65,1 NK 58,4 40,5 42,35 26,2 34,9 2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty 2. 1: Mặt hàng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu công ty ngày càng tăng, một phần là công ty thực hiện đa dạng hoá mặt hàng. Đến nay công ty đã thực hiện kinh doanh hơn 20 mặt hàng, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên các mặt hàng Công ty vẫn tập trung vào các mặt hàng: cà phê,hạt điều, gỗ. . . và hải sản như mực, tôm khô. . . Bảng kết quả xuất khẩu các mặt hàng của công ty (Đơn vị: USD) Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Cà phê 4.304.212 8.395.827 8.327.280 13.055.747 Hạt điều thô 1.441.308 2.567.832 450.000 - Hạt tiêu 605.452 900.058 504.777 11.579.427 Hạt điều nhân - - 2.732.764 264.531 Đậu các loại 290.800 147.920 1.270.440 420.320 Mực tôm khô 4.063.608 3.508.089 4.735.061 5.991.438 Cá đông các loại 192.644 210.121 495.435 737.530 Da trâu bò muối 824.000 822.440 878.240 754.880 Hàng T.C MN 42.253 161.650 654.387 2.137.938 Trà đen các loại - 321.260 753.339 945.490 Dược liệu 198.921 38.720 66.347 - Gỗ thành phần 67.423 1.561.279 1.775.984 1.958.289 Mặc dù kinh doanh nhiều mặt hàng Công ty vẫn tập trung ưu tiên một số mặt hàng chủ lực như: cà phê, hạt tiêu, hạt điều, tôm, gỗ thành phần. Các mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu Công ty Bảng tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực công ty (%) Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Cà phê 35,2 44,5 36,4 33,6 Điều 11,8 13,6 13,9 0. 7 Hạt tiêu 5 4. 8 2,2 30 Mực tôm khô 33,2 18,6 20,7 15,7 Gỗ thành phần 0,55 8,3 7,8 6,6 Tổng cộng 85,75 89,8 81 86,3 Qua sự thống kê số liệu như trên ta thấy rằng các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu công ty là : cà phê, điều, tôm khô. Tỷ lệ này cho thấy,mặc dù kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng công ty vẫn tập trung cho các mặt hàng của mình đặc biệt là các mặt hàng cà phê. Chính như vậy đã tạo cho công ty thế mạnh trong cạnh trnh trên thị trường, giúp công ty thu được lợi nhuận cao. 2. 2 Mặt hàng nhập khẩu Cũng như xuất khẩu, mặt hàng công ty rất đa dạng và phong phú nhằm để thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Tuy nhiên cơ cấu mặt hàng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dungf của từng năm. Mặt hàng chủ lực Công ty là thép lá đen cuộn, thép tôn đen, xe máy, nhôm Bảng gía trị các mặt hàng nhập khẩu ( Đơn vị: USD) Hàng 1998 1999 2000 2001 Thép lá đen cuộn 1. 464. 869 778. 640 923. 071 1. 650. 640 Thép tôn đen 1. 515. 512 4. 746. 171 5. 234. 246 6. 065. 933 Nhôm 1. 183. 189 530. 595 950. 375 265. 431 Que hàn điện 468. 612 1. 204. 180 1. 553. 257 235. 832 Hạt nhựa 1. 540. 882 2. 436. 065 3. 547. 234 0 Kẽm thỏi 738. 377 566. 878 1. 444. 864 1. 187. 336 Hoá chất 65. 634 60. 174 1. 056. 605 84. 962 Xe máy 1. 505. 400 2. 280. 480 1. 325. 680 112. 540 Hàng điện tử 1. 744. 293 972. 929 923. 752 1. 254. 945 Máy điều hoà 190. 820 0 357. 768 22. 919 Các mặt hàng khác 0 0 0 4. 120. 709 Tổng cộng 17. 208. 064 12. 797. 433 16. 815. 191 13. 594. 787 Thị trường nhập khẩu công ty Cơ cấu thị trường công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội có sự thay đổi trong từng thời kỳ khác nhau Trong thời kỳ cơ chế kinh tế bao cấp thị trường xuất nhập khẩu của công ty chỉ bó hẹp trong các nước thuộc khối SEC và Đông Nam á,quan hệ kinh tế chủ yếu là trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên công ty cũng đẫ thiết lập được mối quan hệ xuất nhập khẩu với một số nước Châu Au nhưng cũng đã thiết lập được mối quan hệ XNK với một số nước Châu âu nhưng vẫn còn bị kìm hãm do chính sách quan hệ kinh tế của nước ta với nghững nước này chưa được khài thông. Bước sang nền kinh tế thị trường quan hệ thương mại quốc tế được mở rộng. Mặc có sự sụp đổ của chính quyền Liên Bang Nga song thị trường của công ty với Liên Xô là rất nhỏ. Công ty đã mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình, đặc biệt là công ty được thị trường của các nước phát triển như: Pháp, Anh ,Mỹ. . . và vẫn duy trì được thị trường XNK trong khu vực. 3. 1. Thị trường xuất khẩu công ty Bảng giá trị xuất khẩu trên từng thị trường (Đơn vị: USD) Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 Singapore 4. 963. 785 6. 752. 350 10. 833. 771 8. 297. 597 16. 417. 368 Thái lan 1. 289. 515 765. 925 950. 592 720. 057 1. 045. 957 Nhật Bản 899. 853 664. 731 731. 065 1. 247. 238 1. 949. 141 H. Kông 965815 631. 210 246. 680 1. 408. 116 618. 886 Korea 195. 750 52. 735 96. 336 564. 363 1. 724. 518 Pháp 438. 920 823. 720 741. 330 1. 241. 460 2. 081. 678 Anh - 88. 735 94. 500 - 512. 640 Bỉ - 265. 218 301. 169 342. 232 95. 374 Mỹ - - 220 342. 289 2. 275. 589 úc - 58. 726 77. 780 124. 537 99. 349 Hà Lan - - 262. 245 321. 069 2. 492. 439 Đức - - 503. 820 447. 170 1. 759. 445 Đan mạch - - - 447. 170 1. 789. 952 Quốc, Nhật Bản,Đài Loan. . . và một số nước như :Anh, Tiệp Khắc Bảng thị trường nhập khẩu công ty (Đơn vị: USD) Thị trường 1998 1999 2000 2001 Singapore 2. 533. 573 943. 356 1. 125. 603 410. 382 Korea 3. 467. 359 4. 143. 357 4. 370. 424 5. 940. 064 Trung Quốc 440. 344 528. 048 620. 343 757. 391 Nhật Bản 3. 355. 771 6. 242. 352 8. 725. 360 3. 066. 196 Đài Loan 765. 215 715. 380 867. 612 831. 722 Thái lan 652. 250 644. 258 400. 243 209. 064 Pháp 36. 738 27. 328 28. 552 132. 052 Indonexia - 562. 498 1. 326. 574 - Tiệp Khắc - 563. 498 1. 326. 574 - Nga - 89. 775 82. 466 - Mỹ - - - 1. 254. 546 T. T. Khác - - - 954. 114 T. Cộng 17. 209. 064 12. 798. 403 10. 815. 191 13. 594. 787 4. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty Để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty chúng ta phải dựa vào nhiều chỉ tiêu và nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là đánh ban đầu thông qua số liệu sau Chỉ tiêu Đ. Vị 1999 2000 2001 Doanh thu Tỷ đồng 533,691 507,540 522,028 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 3,01 4,114 4,9 Lợi nhuận /Doanh thu % 0,56 0,81 0,939 Chi phí Tỷ đồng 530,581 503,426 517,128 Vốn lưu động Tỷ đồng 12,453 12,822 14,42 Lợi nhuận /VLĐ % 21,17 32,085 33,99 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1,45 1,937 2,489 Như vậy ta thấy rằng: doanh thu Công ty tuy có giảm , nhưng lợi nhuận công ty vẫn tăng theo từng năm. Năm 2000 tăng 36% so với năm 1999, năm 2001 tăng 19% so với năm 2000. Tốc độ tăng lợi nhuận như vậy là khá cao so với sự phát triển chung của tình hình kinh tế đất nưóc. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước về nộp thuế, bảo toàn và phát triển vốn. Không những thế lợi nhuận sau thuế công ty ngày cáng tăng. Điều đó chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả kinh tế. Vì vậy công ty chọn thực hiện cổ phần hoá, sau đó Công ty vẫn làm ăn tốt phần:III Định hướng một số giảI pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu công ty simex I. định hướng của tổng công ty trong thời gian tới • Tiếp tục và duy trì bám trụ thị trường truyền thống đã được xác lập, đặc biệt là mốt số thị trường đông Âu cũ • Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu đồng thời tạo dựng cho được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng lớn • Xúc tiến xây dựng chiến lược cụ thể cho tổng mặt hàng, đặc biệt tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng của ngành với quy mô và chất lượng được nâng cao sao cho sản phẩm có đủ sức cạnh tranh • Tiếp tục tiến hành đàm phán để thể hiên liên doanh liên kết với IMPLOD trong việc xuất khẩu. •Thực hiện phương châm lấy xuất bù nhập, lấy nhập bù xuất, lấy ngắn nuôi dài, lấy mặt hàng này bù đắp mặt hàng kia … trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả để tăng thêm kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời kỳ chuyển đổi thị trường • Coi trọng chất lượng hàng XK và đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, đòng thời quan tâm nhiều hơn đến công tác thông tin, tiếp thị quảng cáo. • Xúc tiến việc thành lập công ty kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu thị trường sao cho sản phẩm của công ty có thể đáp ứng mọi thị trường. Từ đó xây dựng một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp II. một số giảI pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 2. 1. Chú trọng cải tiến sản phẩm Công ty cần có những định hướng đúng đắn và hợp lý về chiến lược và sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thương trường Về cơ cấu mặt hàng, công ty nên mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm Về chất lượng sản phẩm, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công. Công ty cần lấy chất lượng ổn định để giữ uy tín với khách hàng, nên áp dụng những phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Để tăng cường kiểm tra chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty cũng đã thành lập Ban kiểm tra chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trưòng. 2. 2. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý Thực tế, giá các sản phẩm chế biến của công ty còn khá cao so với mặt bằng chung trên thị trường nên công ty cần xem xét và điều chỉnh giá cho hợp lý Hiện nay, chính sách về định mức giá mà Simex đang áp dụng là chính sách gía cộng chi phí đồng thời áp dụng linh hoạt với chính sách định giá dưới cức cạnh tranh và định giá trên mức cạnh tranh. Chính sách định giá cộng chi phí sử dụng tương đối phổ biến với những loại hàng có giá trị lớn và với loại hàng hoá hay bị tồn kho. Công ty sẽ định giá cao hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu không co giãn, đặc biệt với những loại hàng có uy tín, chất lượng cao. Trong một chính sách có hiệu quả vốn chi phí của công ty thấp hơn phía đối thủ cạnh tranh thì hôi đồng quản trị để thực hiện chiến lược thu hút khách hàng với giá thấp. Như vậy xác dịnh một chính sách giá đúng đắn và hợp lý sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của công ty an toàn hơn tăng cường khả năng liên kết, giảm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hang hoá nhanh và hiệu quả 2. 3. Triễn khai chiến lược thị trường và hỗ trợ maketing Các luồng thông tin về thị trường trên các thông tin đại chúng thường chậm. Và mang tính chất chung chung. Vì vậy, công ty cần có một hệ thống thông tin cho riêng mình. Công ty phải triệt để khai thác nguồn thông tin có được đồng thời thường xuyên có sự trao đối thông tin qua lại giữa công ty với đại diện thương mại của Việt Nam, và các công ty mà mình có quan hệ làm ăn. Và để tác động vào khách hàng Simex đã chú trọng nhiều đến công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau. Trước hết, công ty tiến hành nghiên cứu nhu cầu của khách bằng phương pháp trực tiếp, tức là tổ chức hội nghị khách hàng chuyên môn hội thảo, mở văn phòng đại diện tại nước ngoài tổ chức bán hàng và giới thiệu sản phẩm, tham gia triển lãm tìm hiểu thị trường … nhằm mở rộng uy tín của công ty thông qua hội nghị khách hàng, công ty đã có những thu nhập thông tin về thị trường, giúp công ty hiểu biết hơn về khách hàng, đồng thời công ty cũng có thể kí kết những hợp đồng cung ứng với khách hàng đến dự hội nghị. Cũng qua hội nghị này công ty thu được một số ý kiến của khách phản ánh trực tiếp về những việc làm tốt và chưa tốt từ đó Tổng công ty biết được xu hướng thay đổi về sở thích thị hiếu của khách hàng hiện nay. Như thế Simex có thể tiến tới tiêu thụ tốt sản phẩm của mình Công ty còn đưa ra chính sách “thưởng khuyến khích “ cho những khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn tuy nhiên để kích thích tiêu thụ, Simex cũng trích thưởng cho khách hàng mua với khói lượng nhỏ song mức thưởng thấp hơn và cũng tuy theo từng thời điểm mà công ty ban hành chính sách khen thưởng khuyến khích với tỷ lệ cao hay thấp. đây là một trong những hình thức chiều khách của công ty. Ngoài ra công ty nên có kế hoạch quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty không chỉ trên các phương tiên thông tin đại chúng trong nứơc mà còn trên các báo, các kênh truyền hình quốc tế. Nhằm phát triển thị trường ngoài nước công ty nên cùng kết hợp với Bộ thương mại và các cơ quan có chức năng xem xét ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC628.doc
Tài liệu liên quan