Phần I: Những vấn đề chung về Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội
Quá trình hình thành, xây dựng, phát triển tổ chức và cán bộ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội .
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội được thành lập ngày 16 tháng 2 năm 1987 trên cơ sở hợp nhất 2 Bộ: Bộ lao động và Bộ Thương binh và xã hội . Nhìn tổng quát Bộ được Chính Phủ giao về chức năng, phạm vi rộng lớn hơn, nhiệm vụ nặng nề hơn, tổ chức bộ máy của Ngành phát triển thành hệ thống ngày càng hoàn thiện từ Trung ương đến
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng công tác tổ chức, quản lý của bộ lao động- Thương binh và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sơ sở xã, phường và hàng trăm cơ sở sự nghiệp thuộc Bộ, Sở, đội ngũ công chức, viên chức tăng dần cả về số lượng và chất lượng.
Sự phát triển của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển, của sự tiếp thu, kế thừa và phát huy chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của 7 Bộ và cơ quan: Bộ lao động, Bộ Cứu tế xã hội, Bộ Xã hội , Bộ thương binh – Cựu binh, Bộ Nội vụ, Bộ Thương binh và Xã hội và Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh.
Các giai đoạn lịch sử
Giai đoạn 1945-1954
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên đất nước được độc lập thống nhất, nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết, từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, công tác Lao động- Thương binh và Xã hội được coi trọng và được giao cho những Bộ thành lập đầu tiên trong chính quyền cách mạng non trẻ. Hoạt động về lao động- thương binh và xã hội của giai đoạn này do 4 Bộ: Bộ lao động, Bộ Cứu tế xã hội , Bộ xã hội , Bộ thương binh – Cựu binh đảm nhận.
Bộ Lao động:
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Lao động là giải quyết việc làm ở thành phố, xây dựng chế độ Chính sách cho công chức. Lúc này tổ chức bộ máy của Bộ Lao động rất đơn giản.
Để đối phó với âm mưu của bọn đế quốc hòng tiêu diệt chính quyền non trẻ, Chính Phủ lâm thời giải tán và lập Chính Phủ liên hịêp trong đó có Bộ xã hội được thành lập vào ngày2/3/1946 theo quyết định của Đại hội Đại biểu toàn quốc. Sắc lệnh số 36/SL ngày 27/3/1946 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh quy định Bộ Xã hội có 3 Nha, trong đó có Nha Lao động Trung ương. Như vậy tại thời điểm này Bộ Lao động tạm thời không còn. Sau đó Chính Phủ liên hiệp cải tổ, Bộ Lao động được lập lại theo Sắc lệnh số 226/SL-CT ngày 28/11/1946 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Tạo được cử làm Bộ trưởng. Bộ có 4 bộ phận : Văn phòng Bộ, Ban pháp chế, Ban thanh tra lao động và Ban cố vấn. Nhiệm vụ của Bộ là thi hành luật lệ lao động và giải quyết những xích mích giữa chủ và thợ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Ngày 15/5/1948 Bộ trưởng Bộ Lao động đã ban hành Nghị định 21/NĐ-LĐ thành lập phòng giới thiệu công nhân tại Bộ Lao động và tại cơ quan lao động các liên khu với mục đích huy động nhân công, theo dõi phong trào thi đua ái quốc trong công nhân.
Ngày 2/8/1952, Bộ Lao động ra Nghị định số 38/LĐ-NĐ thành lập Vụ Dân công, thực hiện huy động dân công phục vụ chiến dịch.
Bộ Cứu tế xã hội :
Bộ Cứu tế xã hội có nhiệm vụ là phát động toàn dân tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo cho đồng bào nghèo, thực hiện cứu trợ xã hội cho các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống do thiên tai, bão lụt, mất mùa, tàn tật do chiến tranh.
Bộ Xã hội :
Khi Chính Phủ cách mạng lâm thời giải tán và lập Chính Phủ liên hiệp thì Bộ Xã hội được thành lập theo quyết định của Đại hội đại biểu toàn quốc ngày 2/3/1946, Bộ Xã hội có 3 Nha, trong đó có Nha Cứu tế xã hội, Nha Lao động Trung ương.
Bộ Thương binh –Cựu binh:
Bộ Thương binh –Cựu binh được thành lập theo Quyết định của Hội đồng Chính Phủ ngày 19/7/1947, Bác sĩ Vũ Đình Tụng được cử làm Bộ trưởng đầu tiên. Bộ Thương binh-Cựu binh gồm Văn phòng( Phòng văn thư viên chức, Phòng Chính trị tổ chức, Phòng kiểm tra) và các phòng sự vụ (Phòng quản lý kế toán và vật tư, Phòng nhân sự và hưu bổng, Phòng chuyên môn).
1.2. Giai đoạn 1955-1964
Giai đoạn này trong Chính Phủ có 4 Bộ: Bộ Lao động, Bộ Thương binh – Cựu binh; Bộ Nội vụ và Bộ cứu tế xã hội thực hiện các nhiệm vụ về lao động- thương binh và xã hội.
Bộ Lao động:
Giai đoạn này Bộ Lao động thực sự làm chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác dân công.Các tổ chức cấu thành của Bộ gồm văn phòng, 5 vụ, ban và phòng trực thuộc Bộ.
Ngày 14/2/1959 Bộ trưởng ra Nghị định số 7, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan Bộ , gồm 4 đơn vị là Văn phòng, 2 Vụ và 1 phòng.
Bộ Thương binh –Cựu binh:
Hoà bình lập lại, tháng 7/1954, cơ quan Bộ Thương binh – Cựu binh chuyển từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô, chức năng nhiệm vụ của Bộ có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới, vừa phải tập chung giải quyết những vấn đề tồn đọng về công tác thương binh – liệt sĩ sau cuộc kháng chiến ở miền bắc, vừa phải đón tiếp, ổn định chăm sóc đời sống đối với thương bệnh binh miền Nam tập kết, đồng thời vừa phải sửa đổi, cải tiến Chính sách cho phù hợp với tình hình cách mạng trong giai đoạn mới. Tháng 4/1959 Bộ Thương binh – Cựu binh giải thể, toàn bộ công tác thương binh, liệt sĩ được chuyển giao cho Bộ Nội vụ phụ trách.
Bộ Nội vụ:
Bộ Nội vụ là cơ quan của Hội đồng Chính Phủ có trách nhiệm quản lý công tác tổ chức và dân chính theo đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt công tác dân chính, nhằm phát huy tác dụng của bộ máy chính quyền nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Bộ Cứu tế xã hội :
Bộ Cứu tế xã hội được tái lập vào ngày20/9/1955 theo quyết định của Hội đồng Chính Phủ , ông Nguyễn Xiển được cử làm Bộ trưởng. Nhưng đến tháng 4/1959, Chính Phủ ra quyết định giải thể Bộ Cứu tế xã hội, Chính Phủ chuyển giao cho Bộ Lao động công việc cứu trợ xã hội cho các đối tượng bị thiệt thòi do thiên tai, bão lụt, mất mùa, tàn tật do chiến tranh, cải tạo tệ nạn xã hội .. .
Giai đoạn 1965-1975
Trong giai đoạn này, công tác Lao động- Thương binh và Xã hội do 2 Bộ và một cơ quan đảm nhận: Bộ Lao động, Bộ Nội vụ và Uỷ ban điêù tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.
a) Bộ Lao động:
Để nắm được tình hình lao động ở nông thôn, phục vụ cho phát triển kinh tế và quốc phòng, Vụ Lao động nông thôn đã được thành lập theo Quyết định số 148/CP ngày 8/8/1966 của Chính Phủ .
Nhằm tăng cường quản lý lao động xã hội, đặc biệt ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở theo tinh thần Nghị quyết 161/NQ-TW ngày 30/6/1967 của Bộ chính trị và Nghị quyết 103/CP ngày 6/7/1967 của Hội đồng Chính Phủ, Bộ Lao động đã ban hành thông tư 01/LĐ-TT ngày 25/2/1969 hướng dẫn kiện toàn cơ quan lao động địa phương các cấp.
b) Bộ Nội vụ:
Ngày 20/3/1965, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 36/CP thành lập vụ số 8 trực thuộc Bộ Nội vụ. Ngày 16/8/1967, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định số 129/CP thành lập Vụ Hưu trí thuộc Bộ Nội vụ. Ngày 8/6/1968, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 83/CP tách Vụ thương binh thành Vụ Chính sách thương binh, Cục quản lý thương binh và Cục quản lý sản xuất. Ngày 4/11/1970, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 520/NV thành lập Ban Thanh tra thuộc Bộ, đồng thời ra Quyết định số 421/NV giải thể 3 phòng của Cục Quản lý sản xuất (Kế hoạch-Kỹ thuật, Tài vụ-Vật tư, Tổ chức sản xuất tổng hợp).Ngày 26/11/1971, Hội đồng Chính Phủ ra Nghị định số 213/ thành lập:
-Vụ kế hoạch và tài vụ;
-Vụ tuyên huấn;
-Ban thanh tra.
c) Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam:
Uỷ ban đựơc thành lập theo Nghị định số136/CP ngày 22/7/1966 của Hội đồng Chính Phủ. Người đứng đầu uỷ ban đầu tiên là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh thực hiện nhiệm vụ điều tra, lưu giữ, xác nhận những tội ác của đế quốc Mỹ đối với dân tộc ta, tại các địa phương có bộ phận theo dõi quản lý lĩnh vực này.
1.4. Giai đoạn 1976-1985
Giai đoạn này, hai bộ và một cơ quan đảm nhận nhiệm vụ Lao động- Thương binh và Xã hội : Bộ Lao động;Bộ thương binh và xã hội , Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược.
Bộ Lao động:
Công tác tổ chức và quản lý lao động sau khi đất nước thống nhất được xem là hết sức quan trọng nhằm mục tiêu huy động, sử dụng đầy đủ và hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống công nhân viên chức và nhân dân lao động. Ngày 3/4/1975, Bộ trưởng Bộ Lao động đã quyết định thành lập ban công tác miền Nam, gọi tắt là ban B, do Bộ trưởng làm trưởng ban. Đối với các Sở, Ty Lao động các tỉnh phía Nam, Bộ cũng có văn bản số 539/LĐ-TC ngày 12/5/1977 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, Ty Lao động, trong đó có nhấn mạnh về lĩnh vực tiền lương đối với công nhân viên chức vùng mới giải phóng. Để đảm bảo cung cấp thường xuyên và kịp thời thông tin khoa học về lao động phục vụ cho công tác nghiên cứu và lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ, Phòng thông tin khoa học lao động đã được thành lập theo quyết định số 47/NĐ-QĐ ngày 9/1/1977. Ngày 14/4/1978, Hội đồng Chính Phủ có quyết định79/CP thành lập Viện khoa học Lao động trực thuộc Bộ Lao động. Ngày 18/2/1980, Bộ Lao động có quyết định số 44/LĐ-QĐ thành lập phòng Đối ngoại trực thuộc Bộ.
Như vậy, cho đến khi hợp nhất 2 Bộ Lao động và Bộ Thương binh và xã hội (16/2/1987), tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động ổn định một thời gian dài, đã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và quản lý lao động xã hội theo Nghị định 187/CP của Chính Phủ
Bộ Thương binh và xã hội :
Theo đề nghị của Hội đồng Chính Phủ ngày 6/6/1975 tại kì họp thứ nhất- Quốc hội khoá V, ngày 8/7/1975 Uỷ ban thường vụ quốc hội ra Quyết định số 1960/QH-HC:
- Hợp nhất Bộ công an và một bộ phận của Bộ Nội vụ thành một, lấy tên là Bộ Nội vụ.
- Thành lập Bộ Thương binh và xã hội trên sơ sở bộ phận làm công tác thương binh liệt sỹ của Bộ Nội vụ cũ.
Ngày 16/6/1976, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 94/CP thành lập Vụ Quản lý Chính sách đối với quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ chống mỹ cứu nước trở về các địa phương và các ngành( gọi tắt là vụ Quản lý Chính sách quân nhân phục viên, chuyển ngành). Bộ Quốc phòng đã biệt phái cán bộ từ cấp Trung uý đến Đại tá làm việc tại Bộ Thương binh và xã hội .Ngày 14/2/1977, Bộ trưởng ra quyết định số 841/TBXH giải thể phòng 8 thuộc Bộ sau khi hoàn thành nhiệm vụ và các công việc còn lại cho Vụ Chính sách thương binh .
Tuy nhiên, qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thấy có sự chồng chéo, chưa phù hợp nên ngày 5/10/1981 Bộ trưởng có Quyết định số 498/TBXH quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho 10 Vụ, Ban, Văn phòng thuộc Bộ. Quyết định này đã tạo cơ sở để các đơn vị trong Bộ làm đúng chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện hướng công tác. Ngày 10/11/1984 Bộ trưởng ra quyết định số 450/TBXH và Quyết định số 457/TBXH sắp xếp và điều chỉnh nhiệm vụ của 3 Vụ: Chính sách và phục viên, Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Cục quản lý Thương binh thành 2 Vụ và một Cục: Vụ Chính sách –Pháp chế, Vụ bảo trợ xã hội và Cục quản lý cơ sở.
Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh và xâm lược:
Uỷ ban là cơ quan thuộc Chính Phủ, được thành lập để điều tra tội ác của đế quốc Mỹ tại Việt nam và kế tiếp là thêm nhiệm vụ điều tra tội ác chiến tranh khi xảy ra chiến tranh biên giới năm 1979. Đến nagỳ 28/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 187/HĐBT giao cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhiệm vụ này.
1.5. Giai đoạn 1986 đến nay.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ chế quản lý, tinh giảm và nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy nhà nước, ngày 16/2/1987 Hội đồng Nhà nước đã ra Quyết định số 782/HĐNN hợp nhất 2 Bộ Lao động, Bộ Thương binh và xã hội thành Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội . Trong 15 năm qua đã 6 lần xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trình Chính Phủ và đã đựoc Chính Phủ quyết định như:
Nghị định số 57/HĐBT ngày 24/3/1987 về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ;
Nghị định số 01/ ngày 11/1/1994 về thành lập Cục phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 26/ ngày 17/4/1995 về chuyển giao một số nhiệm vụ từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sang các Bộ có liên quan;
Quyết định số 727/TTg ngày 4/9/1997 về việc thành lập cục Thương binh, liệt sỹ và Người có công trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 về việc thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7(khoá VIII), hiện nay Bộ đang tiến hành ra soát, nghiên cứu và xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong giai đoạn cách mạng mới.
Qua các đợt kiện toàn sắp xếp lại, đến nay chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành được xác định đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, đã kế thừa và phát triển những nhiệm vụ chủ yếu của 7 Bộ và cơ quan trước đây. Hiện nay, Bộ có 43 đơn vị đầu mối trực thuộc, bao gồm: khối quản lý nhà nước có 19 đơn vị gồm: Tổng cục, các Cục, các Vụ, Thanh tra, Văn phòng; khối sự nghiệp trực thuộc Bộ có 24 đơn vị. Khối sự nghiệp trực thuộc Tổng cục dạy nghề có 6 đơn vị; khối sự nghiệp trực thuộc Cục Thương binh , Liệt sỹ và người có công có 8 đơn vị. Như vậy Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa chỉ đạo hướng dẫn và trực tiếp tổ chức các đơn vị hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực lao động thương binh và xã hội trên phạm vi cả nước, từng bước nâng cao các hoạt động này, đồng thời từng bước chuyển dần các đơn vị sự nghiệp phục vụ cho các đối tượng Chính sách xã hội về địa phương.
Đến nay, toàn ngành đã xây dựng và quản lý hệ thống các đơn vị sự nghiệp sau:
+ 143 cơ sở dịch vụ việc làm;
+ 114 cơ sở bảo trợ xã hội;
+ 24 cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công với nước;
+ 147 cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật.
So với 15 năm trước đây, chất lượng cán bộ có sự thay đổi căn bản, đặc biệt khối cơ quan bộ. Có hơn 90% có trình độ đại học trở lên; từ chỗ có 4-5 Phó tiến sĩ, đến nay đã có 75 Phó tiến sỹ, Thạc sỹ; đội ngũ cán bộ nhân viên biết ngoại ngữ, tin học ngày càng tăng. Cán bộ của ngành ở địa phương cũng không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ chủ chốt có sự thay đổi căn bản so với trước, nhất là đội ngũ chánh phó Giám đốc Sở, trưởng phó phòng Sở, và trưởng phó Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận huyện.
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới thì công tác tổ chức cán bộ- đào tạo của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội còn bộc lộ những hạn chế:
- Trong một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành còn sự chồng chéo, phân tán chức năng, nhiệm vụ với các Bộ , Ngành khác, chưa rõ phạm vi trách nhiệm giữa Bộ ngành với các Bộ, ngành liên quan. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cần lập ra một số tổ chức của Bộ, ngành cũng như biên chế cần thiết cho hoạt động nhưng chậm được xem xét quyết định.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngành ở Trung ương cũng như ở địa phương chậm được sửa đổi, có nơi còn mang tính áp đặt chủ quan, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ.
- Một số tổ chức chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là hệ thống tổ chức thanh tra, tổ chức bộ máy của Ngành ở quận, huyện, xã, phường.
- Nhìn chung các đơn vị sự nghiệp của Bộ, ngành còn cồng kềnh, hoạt động hiệu quả chưa cao, đội ngũ cán bộ chỉ mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt, chưa đảm bảo cho sự vững chắc lâu dài.
- Công tác kiểm tra- thanh tra chưa được tăng cường đúng mức, chưa kịp thời phát hiện, đề xuất chỉ đạo xây dựng các đơn vị cơ sở vững mạnh, nâng cao tính chủ động sáng tạo cho cơ sở.
Thực trạng công tác tổ chức, quản lý của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội .
1. Vị trí và chức năng:
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính Phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội( gọi chung là lao động thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước, quản lý Nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
Trình Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ về lao động, thương binh và xã hội.
Trình Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và các chương trình, dự án của Bộ.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, thương binh và xã hội, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
Về lao động, việc làm:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính Phủ ,Thủ tướng Chính Phủ :
- Chính sách lao động, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã hội ;
- Chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia, lao động là ngưòi nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một số quan hệ lao động khác;
- Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước;
- Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
Thống nhất quản lý về xúât khẩu lao động và chuyên gia, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Về an toàn lao động:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan trình Chính Phủ, Thủ tưóng Chính Phủ :
- Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đối với người lao động, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ làm việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;
Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại, danh mục máy thiết bị, vật tư các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, quy định và hướng dẫn thủ tục đăng kí và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
Phối hợp với Bộ y tế danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;
Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động.
Về dạy nghề:
Trình Chính Phủ ,Thủ tướng Chính Phủ :
- Chính sách ,chế độ về dạy nghề và học nghề;
- Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề, tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề;
- Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề;
Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;
Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục đào tạo, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp, đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề, đánh giá chất lượng dạy nghề;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong viẹc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề.
Về thương binh, liệt sĩ và người có công:
Trình Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ :
- Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng;
- Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ;
Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với thương binh , bệnh binh và người có công với cách mạng, việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh và người có công.
Về bảo trợ xã hội :
Trình Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ :
- Chính sách xoá đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội , trợ giúp xã hội ;
- Chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo;
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội , tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội ;
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Chính sách xoá đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội , trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi lương tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh.
Về phòng chống tệ nạn xã hội :
Trình Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ :
- Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý; tổ chức và hoạt động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đôí tượng ma tuý;
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma tuý.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội .
Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức thuộc Bộ.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu của phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính Phủ trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu lại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về lao động, thương binh và xã hội
Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính Phủ phê duyệt.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật, tổ chức công tác đào tạo, bôì dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công việc, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương.
Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Bộ
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
Vụ lao động-việc làm;
2) Vụ tiền lưong – tiền công;
3) Vụ bảo hiểm xã hội ;
4) Vụ bảo trợ xã hội ;
Vụ pháp chế;
6) Vụ hợp tác quốc tế;
7) Vụ kế hoạch- Tài chính;
8) Vụ tổ chức cán bộ;
9) Cục quản lý lao động ngoài nước;
10) Cục an toàn lao động;
11) Cục thương binh liệt sĩ và người có công;
12) Cục phòng, chống tệ nạn xã hội ;
13) Tổng cục dạy nghề;
14) Thanh tra;
15) Văn phòng;
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
Viện khoa học lao độngvà xã hội ;
2) Viện khoa học chỉnh hình và phục hồi chức năng;
3) Trung tâm tin học;
4) Báo lao động và xã hội ;
5) Tạp chí lao động và xã hội ;
III. Một số định hướng phát triển của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội :
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định mới của Chính Phủ( Thay Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993).
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của ngành theo hướng cơ bản từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp của Bộ và ở địa phương.
- Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở điều dưỡng, điều trị, chỉnh hình phục hồi chức năng.
- Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3(khoá VIII), xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của ngành có phẩm chất và năng lực ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ mới, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bám sát mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 mà Nghị quyết Trung ương 3 đã đề ra. Từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức của ngành theo 3 nội dung cơ bản:
+ Củng cố kiến thức và năng lực cơ bản cho đội ngũ cán bộ công chức của Ngành.
+ Nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ công chức nhà nước trong sự phát triển liên tục của tình hình nhiệm vụ mới của Ngành.
+ Đào tạo bồi dưỡng góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về chuyên môn, nghiệp vụ, về đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ Đảng viên, mọi cán bộ công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, đạo đức cách mạng, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn.
Phần II: Vụ Lao động- Việc làm:
I) Chức năng:
Vụ lao động- việc làm là đơn vị thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội , có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
II) Nhiệm vụ:
Trình Bộ chương trình, kế hoạch, dự án dài hạn và hàng năm về lao động, việc làm;
Trình Bộ các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác về lao động, việc làm;
Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của nhà nước, của Bộ về lao động, việc làm;
Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ các văn bản hướng dẫn thi hành về lao động, việc làm theo bộ luật lao động, gồm:
- Tuyển dụng lao động;
- Hợp đồng lao động;
- Thoả ước lao động tập thể;
- Mẫu sổ lao động; cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động;
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
- Chính sách đối với lao động đặc thù( lao động chưa thành niên, lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động cao tuổi, lao động có chuyên môn kĩ thuật cao..) kể cả lao động làm việc tại nhà, người lao động tự do di chuyển.
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động là người Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt nam;
- Chỉ tiêu tạo việc làm mới và Chính sách khuyến khích tạo việc làm mới;
- Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm;
- Điều kiện, thủ tục thành lập, sáp nhập, giải thể và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.
Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ về:
- Chính sách đối với lao động trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
- Chế độ nghĩa vụ lao động công ích.
Thực hiện nghiên cứu khoa học về lao động, việc làm; tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức ngành;
Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lao động, việc làm theo quy định của nhà nước và của Bộ.
Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về lao động, việc làm;
Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất kĩ thuật được giao theo quy dịnh của nhà nước và của Bộ.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ phân công.
III) Cơ cấu tổ chức
Vụ Lao động- Việc làm có vụ trưởng và một số vụ phó giúp việc .
Vụ trưởng Vụ Lao động- Việc làm có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc và mối quan hệ công tác nội bộ đơn vị; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức trong Vụ trên cơ sở biên chế được phân bổ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
IV) Kết quả công tác năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004
1) Kết quả đạt được:
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Tuy khối lượng văn bản rất lớn nhưng năm 2003 Vụ Lao động- Việc làm đã đáp ứng yêu cầu về tiến độ xây dựng văn bản, chất lượng văn bản đã có nhiều tiến bộ hơn năm trước. Các văn bản đã được ban hành đồng bộ, kịp thời, đáp ứng các vấn đề bức xúc của xã hội , cụ thể:
Các văn bản đã ban hành:
- Văn bản do Chính Phủ ban hành gồm 4 nghị định.
- Văn bản do Bộ ban hành gồm 5 Thông tư.
Các văn bản đã trình Chính Phủ :
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/CP của Chính Phủ về quy định Chính sách đối với lao động là người tàn tật.
Các văn bản đã gửi lấy ý kiến và đang hoàn thiện để trình:
- Dự thảo Nghị định của Chính Phủ quy định điều kiện thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.
- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành quy chế quản lý và điều hành hoạt động Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;
- Dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính Phủ về tuyển chọn và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam.
Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:
Triển khai thực hiện luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn.
Sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, Nông- lâm trường quốc doanh:
- Sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước: Tham mưu cho lãnh đạo thực hiện tốt việc nghiên cứu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn và phối hợp các cơ quan hữu quan để thực hiện tốt việc tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Giúp lãnh đạo Bộ thực hiện tốt chức năng ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước . . .
- Sắp xếp Nông – lâm trường quốc doanh: Tham gia đóng góp ý kiến với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị Quyết 28 của Bộ Chính trị về sắp xếp Nông – lâm trường quốc doanh.
Hiện Vụ đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng Chính sách lao động dôi dư trong sắp xếp Nông- lâm trường.
- Kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 41/CP về Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước: Cả năm có 395 doanh nghiệp được duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ để giải quyết lao động dôi dư, với số lao động dôi dư là17.894 người( trong khi năm 2002 chỉ có 12 doanh nghiệp gửi hồ sơ và được duyệt kinh phí).
Quá trình triển khai thực hiện đã tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại sản xuất- kinh doanh, sắp xếp lại lao động và giải quyết được các tồn tại về lao động mà từ trước đến nay doanh nghiệp chưa giải quyết được. Người lao động sau khi được giải quyết các quyền lợi theo Chính sách quy định, nói chung đều an tâm, những người trong độ tuổi lao động phần đông đều tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm bảo đảm cuộc sống.
Về giải quyết việc làm:
Các họat động trong khuôn khổ chương trình việc làm đã được triển khai hiệu quả.
Năm 2003 đã giải quyết việc làm cho 1525000 người, đạt 101,7% so với kế hoạch đề ra, tăng gần 6% so với 2002, trong đó phần lớn( 74,4%) việc làm được giải quyết từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
T._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC449.doc