Phần I
Tổng quan về Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạng 1 trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. Trước đây Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có tên là Công ty Xây dựng nhà ở Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 129/TCCQ ngày 25/1/1972 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhật hai Công ty Lắp ghép nhà ở số 1 và số 2. Ngày 10/2/1993 Công ty được đổi tên thành Côn
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thực trạng công tác tổ chức hạch toán tại Công ty xây dựng số 1 hà nội 13 của Công ty xây dựng số 1 hà nội 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty Xây dựng số 1 Hà Nội theo quyết định số 626/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội và được Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề số 414-BXD/CSXD ngày 4/10/1997.
Hiện nay trụ sở chính của Công ty được đặt tại số 2 phố Tôn Thất Tùng -Đống Đa-Hà Nội.
Tên giao dịch của Công ty :
Trong nước: Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
Quốc tế: Ha Noi Construction Company No.1( HCCI )
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Hà Nội và Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.
Khi mới thành lập Công ty được giao nhiệm vụ xây dựng nhà ở theo kế hoạch của thành phố, tổng nhận thầu thi công xây dựng nhà ở và các tiểu khu nhà ở hoàn chỉnh, chủ yếu bằng phương pháp lắp ghép tấm lớn. Để thực hiện nhiệm vụ được giao ngay trong thời gian đầu từ năm 1972-1975, Công ty đã triển khai xây dựng hoàn chỉnh, đưa vào bàn giao sử dụng các tiểu khu nhà ở lắp ghép 2 tầng và bắt đầu tiếp thu công nghệ thi công xây dựng nhà lắp ghép cao tầng bằng phương pháp đúc lắp bê tông tấm lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn này do chỉ dựa trên cơ sở sẵn có của hai Công ty, chưa được đầu tư nhiều nên năng lực còn hạn chế, Công ty chỉ đạt sản lượng 10.000 m2 đến 13.000 m2 nhà ở lắp ghép hàng năm. Nhưng do được sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời của thành uỷ UBND thành phố, Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty được đầu tư lớn các trang thiết bị hiện đại, bộ máy của Công ty được dần dần bổ sung củng cố lực lượng cán bộ công nhân viên là 2393 người năm 1972 tăng lên đến 3340 năm 1978 và giữ đến mức tương đương năm 1998, đội cơ giới ban đầu quản lý 47 cần cẩu, cần trục các loại, 5 máy ủi, máy xúc và hàng trăm các loại máy móc thiết bị khác đủ tiêu chuẩn để xây dựng nhà lắp ghép cao tầng theo công nghệ mới đúc bê tông tấm lớn bằng tấm đổ chồng trên sân đúc lớn Poligol và lắp ghép tấm lớn. Về tổ chức sản xuất, Công ty hình thành một công trường chuyên thi công móng, bốn công trường sản xuất thi công tổng hợp, thi công các giai đoạn: đúc cấu kiện bê tông, bốc hạ vận chuyển cấu kiện, lắp ghép mối nối đến hoàn thiện điện nước. Các đội xưởng phụ thuộc bao gồm đội cơ giới, xưởng sửa chữa, xưởng cơ điện, xưởng mộc, đội điện nước, bộ máy quản lý của Công ty gồm 13 phòng ban dưới sự chỉ đạo điều hành chung của Giám đốc Công ty tạo thành một khối thống nhất, các khâu công việc được tiến hành đồng bộ, ăn khớp. Từ năm 1975 Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý, thi công, đã xây dựng được nhiều loại nhà mới lắp ghép với tốc độ thi công nhanh và khối lượng lớn, loại nhà lắp ghép bốn tầng căn hộ hai phòng, loại nhà lắp ghép năm tầng căn hộ hai, ba phòng khép kín. Sản lượng hàng năm của Công ty từ 25.000m2 đến 30.000m2 ở, có năm đạt đỉnh cao là 34.000m2 ở. Đặc biệt năm 1978, Công ty thi công nhà khung 11 tầng Giảng Võ - có số tầng cao nhất thành phố Hà Nội lúc bấy giờ, với chất lượng kỹ mỹ thuật tốt. ở giai đoạn này, Công ty đã thi công xây dựng được hơn 220 ngôi nhà ở bốn, năm tầng lắp ghép với hơn 385.000m2 ở (hơn 600.000m2 sàn nhà ở). Công ty triển khai nhiều mặt bằng thi công ở cả bốn quận trong thành phố. Các tiểu khu nhà ở lớn như Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Thành Công, Vĩnh Hồ, Quỳnh Lôi, Bách Khoa, Nghĩa Đô,... có diện tích từ 10 á 15 ha. Sau này địa bàn hoạt động của Công ty mở rộng sang các tỉnh bạn và trong phạm vi cả nước.
Những năm 1988-1992 là những năm tháng rất khó khăn của Công ty với một tổ chức biên chế lớn chỉ chuyên thi công nhà lắp ghép, chất lượng xe, máy, thiết bị do hoạt động thường xuyên, liên tục đã già cỗi, hư hỏng, cùng với việc chuyển đổi cơ chế từ thực hiện kế hoạch pháp lệnh sang tự chủ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên. Thế nhưng cũng do các công trình thuộc nguồn vốn Ngân sách được giao ngày càng hạn chế Công ty đã kịp thời chuyển đổi phương hướng sản xuất sang các loại hình xây dựng mới, Công ty đã khai thác tiềm năng sẵn có về đất đai, thiết bị, lao động, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng, tăng cường liên doanh, liên kết, mở rộng, đa dạng hoá với các sản phẩm xây dựng, các công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng hệ thống cấp thoát nước có sản lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, đồng thời tập trung thực hiện các dự án xây dựng nhà ở để bán trên các khu đất sẵn có của Công ty, các khu đất tự khai thác, liên doanh liên kết như các khu nhà ở Thuận Hưng - Thái Hà, Thành Công - Láng Hạ, Giáp Bát... đã vừa góp thêm quỹ nhà ở cho thành phố, vừa tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, vừa tăng tích luỹ vốn cho Công ty. Năm 1992 là công ty xây dựng đầu tiên của Sở Xây dựng Hà Nội mạnh dạn đầu tư kinh doanh khách sạn Phương Nam với hai cơ sở gồm 74 buồng phòng, chuyển gần 100 cán bộ công nhân xây dựng sang kinh doanh khách sạn và du lịch. Sau hơn 10 năm hoạt động, khách sạn Phương Nam đã góp phần tháo gỡ khó khăn về việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên Công ty, tạo ra nếp nghĩ, cách làm việc mới của Công ty trong cơ chế thị trường.
Qua 20 năm thực hiện kế hoạch pháp lệnh, Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt tỷ lệ 105% - 146% góp phần đáng kể vào chương trình phát triển quỹ nhà ở xây mới của thành phố, hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, năm cao nhất đạt 5,1 tỷ đồng. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao từng bước, các công trình phúc lợi như nhà trẻ, nhà ở... được xây dựng ngày càng nhiều . Riêng diện tích nhà tập thể phân phối cho cán bộ công nhân viên là 19.250m2.
Tháng 2 năm 1993, được UBND thành phố cho phép, Công ty đã đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, đã bổ sung một số ngành nghề mới, tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục vươn lên trong cơ chế thị trường.
Năm1997-1998 là thời kỳ khó khăn nhất của Công ty, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã đưa Công ty rơi vào khủng hoảng về mặt tài chính, có lúc tưởng chừng không vượt qua được. Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó, phát huy truyền thống và nội lực, quyết tâm đưa Công ty trở lại thế ổn định để tiếp tục phát triển. Đảng uỷ, ban lãnh đạo Công ty đã có những giải pháp đúng đắn, tranh thủ sự lãnh đạo, tạo điều kiện của UBND thành phố, Sở Xây dựng và các cấp, các ngành, phát huy nội lực cả về vật chất và tinh thần. Tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã thực sự đoàn kết phấn đấu thực hiện mục tiêu vượt qua khủng hoảng, từng bước tạo đà phát triển cho Công ty trong giai đoạn mới.
Hiện nay Công ty không ngừng nâng cao năng lực về phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thi công xây dựng các công trình, các dự án đòi hỏi chất lượng cao và kết cấu phức tạp. Công ty đã mở rộng một số ngành nghề kinh doanh mới trong đó có công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động. Công ty liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các khu đô thị, khu phố mới và các công trình đô thị, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội Công ty đã góp vốn để thành lập hai công ty liên doanh với nước ngoài là “Công ty liên doanh Laing - Thăng Long” có số vốn đầu tư 3,3 triệu USD và “Công ty liên doanh căn hộ Láng Hạ” tại 25 Láng Hạ có số vốn đầu tư 11 triệu USD. Với số vốn cố định 100 tỷ đồng Việt Nam và vốn lưu động 10 tỷ đồng Việt Nam cùng với vốn lao động với các tổ chức khác, Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội có đủ khả năng đảm nhận thi công các công trình có chất lượng cao và trong thời gian nhanh nhất.
Một số công tình tiêu biểu mà Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội đã thi công trong thời gian gần đây:
- Khách sạn Hà Nội 11 tầng - Giảng Võ.
- Trung tâm giao dịch thủy sản - Seaprodex - Láng Hạ.
- Chợ Đồng Xuân.
- Làng du lịch Việt Nhật - Thuỵ Khuê.
- Nhà cho người nước ngoài Vạn Phúc, khu Ngoại giao đoàn.
- Viện Triết học Việt Nam - Láng Hạ.
- Trung tâm điều khiển và hệ thống tín hiệu đèn đường TP Hà Nội.
- Nhà ở cho cán bộ cảnh sát bảo vệ - Bộ Công an.
- Kè, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, Hồ Đống Đa.
- Hệ thống cấp điện, cấp nước Phần Lan, Nhật Bản tại Hà Nội.
Với những đống góp của mình Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì, được Bộ Xây dựng tặng thưởng nhiều Huy chương vàng chất lượng và được công nhận là đơn vị xây dựng công trình chất lượng cao.
Hơn 30 năm xây dựng và phát triển Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, quy mô sản xuất ngày càng lớn, công tác quản lý đi vào nền nếp, đội ngũ hàng ngàn cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, trang thiết bị máy móc được đầu tư lớn, hiện đại. Với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay để có thể đứng vững và cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên để tự phát triển mình và góp phần phát triển đất nước.
II- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến trên 2 cấp độ: Cấp công ty và Cấp xí nghiệp.
Cấp công ty bao gồm : Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ.
Cấp xí nghiệp (đội) bao gồm: Khối xây lắp, Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng, Trung tâm xuất khẩu lao động, khách sạn Phương Nam.
Chức năng nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận được thể hiện như sau:
- Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn giúp việc cho Giám đốc.
+ Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về công ăn việc làm, về đời sống vật chất và tinh thần cũng như mọi quyền lợi khác của cán bộ công nhân viên và chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Cụ thể giám đốc thực hiện các nhiệm vụ sau:
* Tiếp nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài sản và các nguồn lực khác để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Công ty.
* Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động các phương án bảo vệ và khai thác mọi tiềm năng của Công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, liên kết, phương án phối hợp kinh doanh của các xí nghiệp trong Công ty, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, các biện pháp thực hiện hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, biện pháp đã được phê duyệt.
* Tổ chức việc xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định chung của ngành và của Nhà nước. Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các định mức đơn giá này trong Công ty.
* Đề nghị cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó Giám đốc công ty, kế toán trưởng, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng các giám đốc xí nghiệp trực thuộc, các trưởng, phó phòng ban Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên.
* Xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý, điều chỉnh, thay đổi tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và các xí nghiệp trực thuộc, thành lập và chỉ đạo quản lý chung bộ máy giúp việc, trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch và đầu tư phát triển, công tác kinh doanh nhà và kinh tế đối ngoại, công tác hợp đồng kinh tế, công tác tổ chức cán bộ và tuyển dụng lao động, công tác tài chính kế toán, công tác xuất khẩu lao động, công tác hành chính y tế.
* Báo cáo các cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phó Giám đốc Công ty giúp việc Giám đốc Công ty điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Theo sự phân công hiện nay của Giám đốc Công ty có 1 Phó Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách các mặt công tác : tổ chức chỉ đạo thi công xây dựng; kinh tế - kế hoạch kiêm Giám đốc khách sạn Phương Nam; quản lý thiết bị, xe máy thi công; đào tạo và bồi dưỡng tay nghề công nhân; bảo vệ, quân sự, an ninh chính trị nội bộ; thanh tra, kiểm tra; thi đua, khen thưởng, kỷ luật và 1 Phó Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách các mặt công tác: đại diện lãnh đạo về chất lượng; tư vấn thiết kế kiêm Giám đốc Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng; quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình xây dựng; dự án do Giám đốc Công ty giao; khoa học kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ bản nội bộ; thay mặt Giám đốc Công ty giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu, quản lý nghiệp vụ, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác của mình trên phạm vi toàn Công ty.
+ Phòng Kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý kế hoạch, tìm kiếm bạn hàng, lập hồ sơ thầu, thu nhập và phân tích các thông tin phản hồi từ khách hàng, công tác dự án, kinh doanh nhà và quản lý kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phân tích hiệu quả kinh tế của Công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty, công tác cán bộ, công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác chế độ, nâng lương nâng bậc, công tác an ninh chính trị, kiểm tra bảo vệ, quân sự, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty.
+ Phòng Tài vụ: Có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản,… thực hiện công tác đầu tư liên doanh, thực hiện quyền chuyển nhượng, thay thế cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, thực hiện trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty theo quy định của Nhà nước đồng thời thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính của Công ty, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp về công tác tổ chức kế toán của các đơn vị trực thuộc.
+ Phòng Hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị của Công ty, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể của cán bộ công nhân viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể là bố trí, sắp xếp nơi làm việc, quản lý trang thiết bị mua sắm văn phòng phẩm, quản lý sử dụng xe ô tô con theo điều động của Giám đốc Công ty, thực hiện văn thư lưu trữ.
+ Phòng Kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc Giám đốc về hướng dẫn chế độ chính sách của Nhà nước, về công tác kỹ thuật chất lượng, quản lý theo ngành dọc về công tác kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Công ty, phụ trách công tác thiết kế đấu thầu, dự án, kế hoạch kinh tế của Công ty, công tác quản lý xe máy và thiết bị thi công, giúp Giám đốc Công ty xét duyệt các biện pháp kỹ thuật trong tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động cho các đơn vị thi công, thực hiện công tác nghiệm thu, tổng nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt của Công ty, lập kế hoạch thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật chất lượng, an toàn lao động đối với công trình thực hiện theo chế độ Giám đốc công trình.
Mối quan hệ giữa các phòng ban là bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Khối xí nghiệp và đội trực thuộc Công ty có 14 xí nghiệp và đội xây lắp có chức năng và nhiệm vụ như nhau đó là cùng đảm nhận công việc xây dựng công trình do xí nghiệp tự nhận hay do Công ty bàn giao. Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc xí nghiệp quản lý trực tiếp về công tác kỹ thuật- chất lượng, an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Công ty và pháp luật về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
- Giám đốc công trình có chức năng cũng như Giám đốc xí nghiệp đảm bảo tổ chức thi công công trình theo tiêu chuẩn, quy phạm và quy định của Nhà nước, theo đúng biện pháp thi công, các biện pháp an toàn lao động, chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về việc thực hiện các quy định quản lý, đạt chất lượng thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế của công trình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện như sau.
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc công ty đại diện lãnh đạo chất lượng
Phòng
Kinh tế kế hoạch
Phòng
Tổ chức lao động
Phòng
Tài vụ
Phòng
Hành chính
Phòng
Kỹ thuật chất lượng
Khối xây lắp
đội xl1
đội xl2
đội xl3
đội xl6
đội xl8
Xnxl điện nước
đội xl15
Xnxl17
Xnxl18
Xnxl19
Xn máy ckxd
Tt nội thất
đội
sơn la
Xnxl
và kdvt
Giám đốc công trình
Khách sạn phương nam
Tt tư vấn và đầu tư xây dựng
Ttxk lao động
Ban dự án
Giám đốc công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
10
III- quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty trải qua 5 giai đoạn: Khảo sát thiết kế, dọn mặt bằng làm móng, đúc bê tông, xây thô các tường ngăn và trát, hoàn thiện.
Giai đoạn 1 : Giai đoạn khảo sát thiết kế.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thực hiện thi công công trình, quyết định sự tồn tại của công trình. Trong giai đoạn này Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm nhận việc khảo sát địa hình, địa thế, khí hậu … của khu vực thi công cũng như xem xét một cách chặt chẽ các quy hoạch đô thị của Nhà nước từ đó Công ty sẽ đề ra các phương án thiết kế và thi công hợp lý.
Giai đoạn 2 : Giai đoạn dọn mặt bằng làm móng.
Giai đoạn này là giai đoạn phức tạp, khó và có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình. Việc tạo mặt bằng phải đáp ứng được các yêu cầu của việc thiết kế cũng như việc thi công công trình. Việc dọn mặt bằng làm móng được Công ty giao cho xí nghiệp xây lắp.
Giai đoạn 3 : Giai đoạn đúc bê tông.
Trong giai đoạn này các xí nghiệp xây lắp sẽ thực hiện việc đổ nền, trần, dầm, cột theo đúng thiết kế. Các công nghệ được sử dụng trong giai đoạn này bao gồm: Đổ bê tông, bơm bê tông, dây chuyền xây dựng cọc Baret để làm móng nhà 27 tầng, công nghệ dự ứng lực áp dụng cho xây dựng sàn nhà 27 tầng trên diện tích rộng không dầm. Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số cẩu tháp hiện đại có tầm cao trên 100m và tầm với trên 50m trong xây dựng nhà cao tầng.
Giai đoạn 4 : Xây thô các tường ngăn và trát.
Giai đoạn 5 : Trang trí nội thất, ngoại thất, điện nước…
Tất cả các giai đoạn trên của quá trình xây lắp được trực tiếp thực hiện bởi các xí nghiệp, đội xây lắp. Mỗi xí nghiệp, đội sẽ được chia làm, nhiều tổ. Các tổ này thực hiện các công việc độc lập để hoàn thành từng giai đoạn của quá trình xây lắp.
đúc bê tông
Khảo sát thiết kế
Dọn mặt bằng làm móng
Hoàn thiện
Xây và trát
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội
Phần II
Thực trạng tổ chức hạch toán tại Công ty xây dựng số 1 hà nội
I. đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Cũng như các doanh nghiệp khác phòng Tài vụ của Công ty xây dựng số 1 Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó thực hiện chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có liên quan. Ngoài ra do đặc điểm riêng có của ngành xây dựng, phòng Tài vụ còn có chức năng quản lý, theo dõi thu chi công trình.
Căn cứ vào đặc điểm Công ty và các đơn vị trực thuộc trên cùng một địa bàn, căn cứ vào năng lực cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến, mô hình kế toán tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng, giúp việc kế toán trưởng có kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán khác. Chức năng và nhiệm vụ của lãnh đạo và nhân viên kế toán trong phòng Tài vụ được thể hiện như sau:
+ Kế toán trưởng: Là người được đào tạo về chuyên ngành kế toán tài chính có thâm niên công tác và đã được bồi dưỡng chương trình kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và Nhà nước về toàn bộ công tác tài chính của Công ty, có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng Tài vụ, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động kế toán tài chính theo pháp luật. Định kỳ, kế toán trưởng dựa trên các thông tin từ các nhân viên trong phòng, đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính theo quy định phục vụ cho Giám đốc và các đối tượng có nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán tại Công ty, trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính, phụ trách điều hành kế toán viên liên quan đến việc đi sâu hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nghiệp vụ kho, thanh toán, giá thành, tiêu thụ sản phẩm...và ghi chép vào sổ Nhật ký chung, tính các số dư tài khoản và vào sổ Cái. Định kỳ lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo kế toán, đồng thời hỗ trợ kế toán trưởng trong việc vận dụng hệ thống tài khoản phù hợp và lập các báo cáo tài chính theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán, thực hiện các phần hành kế toán chưa phân công cho nhân viên khác.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Là người chịu trách nhiệm về các chứng từ có liên quan đến vốn bằng tiền, phản ánh đầy đủ các luồng tiền vào ra như theo dõi quỹ tiền mặt, các khoản tiền vay, tiền gửi của Công ty tại ngân hàng. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có và các chứng từ gốc kèm theo, kế toán tiến hành ghi sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng cộng số tiền tồn quỹ, số tiền còn lại ở ngân hàng lập báo cáo quỹ, báo cáo tiền gửi ngân hàng.
+ Kế toán hàng tồn kho kiêm tài sản cố định và chi phí quản lý : Có nhiệm vụ phản ánh tình hình hiện có hàng tồn kho và tài sản cố định, chịu trách nhiệm về các chứng từ có liên quan đến hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phí quản lý như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, sổ, thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết chi phí quản lý, lập bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Cuối tháng lập các báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn, bảng chi tiết nguyên vật liệu, sổ tổng hợp tài sản cố định, sổ tổng hợp chi phí quản lý.
+ Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hàng tháng tính toán lương, thưởng lập bảng phân bổ, ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội dựa trên các chế độ, chính sách và phương pháp tính lương phù hợp với từng đối tượng. Kế toán tiền lương có liên quan chặt chẽ với phòng tổ chức lao động về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
+ Kế toán các khoản phải thu phải trả: Theo dõi, hạch toán các khoản phải thu, phải trả với khách hàng và nhà cung cấp. Hàng ngày kế toán tiến hành tập hợp các hoá đơn, chứng từ về vật tư, tài sản, điện, nước, điện thoại...phục vụ tại các xí nghiệp, văn phòng Công ty và chứng từ, hoá đơn của các lao vụ, dịch vụ khách sạn, lữ hành, tư vấn,... để lập các sổ theo dõi chi tiết thanh toán đối với từng nhà cung cấp, từng khách hàng.
+ Kế toán thanh toán tạm ứng kiêm kế toán thuế: Có trách nhiệm theo dõi chi tiết việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng cho các đơn vị trực thuộc, kiểm tra và đối chiếu với các khoản cấp phát tiền vốn cho các đơn vị thi công, theo dõi sự quay vòng của vốn kinh doanh, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, theo dõi chi tiết khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao và quyết toán sản phẩm. Hàng tháng lập báo cáo thuế giá trị gia tăng và nộp vào ngày 10, hàng quý lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp vào ngày cuối cùng của quý.
+ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối tượng hay hạng mục công trình, kiểm tra việc phân bổ chi phí so với định mức được duyệt và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, lập các sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể đề xuất các biện pháp tính giá thành, cung cấp thông tin cho hoạt động kinh tế và dự toán chi phí sản xuất kỳ sau.
+ Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành, cung cấp các lao vụ dịch vụ, cho thuê kiốt, tư vấn thiết kế, xây dựng,...lập các bảng kê, tờ kê phân loại và phản ánh vào các sổ chi tiết theo dõi doanh thu, thu nhập, chi phí. Định kỳ, tiến hành xác định và phản ánh vào sổ xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
+ Thủ quỹ: Là người theo dõi và quản lý két tiền mặt tại Công ty, là người cuối cùng kiểm tra về thủ tục xuất nhập quỹ và sổ. Hàng ngày phải báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được khái quát như sau:
Kế toán trưởng
Kt
Tiêu thụ
Kt
CPSX
và
g.thành
Kt
t.toán
thuế
Kt
t.l
bhxh
Kt htk,
Tscđ,
cpql
Kt
Vốn bằng tiền
Thủ
quỹ
Kt
Tổng hợp
Kt
P.thu
p.trả
Kế toán các đơn vị phụ thuộc
Sơ Đồ 3: Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán công ty xây dựng số 1 Hà Nội
II. tổ chức hạch toán kế toán
1. Tổ chức hệ thống chứng từ:
Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy số lượng chứng từ và giấy tờ đi kèm phát sinh trong Công ty rất phong phú đa dạng. Do đó đòi hỏi hệ thống chứng từ phải được phân loại và sắp xếp một cách hợp lý theo nội dung của từng loại chứng từ. Về cơ bản Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ theo quy định bắt buộc của chế độ chứng từ kế toán bao gồm 5 loại:
- Chứng từ quỹ (ký hiệu là Q): Chứng từ quỹ được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là những chứng từ phản ánh việc thu chi tiền mặt tại quỹ như phiếu thu, phiếu chi. Đi kèm với các chứng từ này là các chứng từ gốc có liên quan như giấy xin tạm ứng, hoá đơn GTGT, giấy đề nghị thanh toán…
- Chứng từ Ngân hàng (ký hiệu là NH): Chứng từ Ngân hàng được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là những chứng từ có liên quan đến việc trao đổi, giao dịch với Ngân hàng như giấy báo Nợ, giấy báo Có và các chứng từ khác như bảng kê nộp tiền, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc bảo thu, séc bảo chi…
- Chứng từ thanh toán (ký hiệu là NK): Chứng từ thanh toán được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Gồm những hoá đơn thanh toán vật tư, hàng hoá dịch vụ mua ngoài, hồ sơ quyết toán đối với các trường hợp tự gia công chế biến và các chứng từ có liên quan như hợp đồng thanh lý hàng hoá, bảng kê chứng từ thanh toán.
- Chứng từ vật tư vật liệu (ký hiệu là VL): Chứng từ vật tư được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Bao gồm: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Chứng từ kế toán khác (ký hiệu là LT): Chứng từ kế toán khác được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Bao gồm những chứng từ không thuộc các loại chứng từ trên như : Bảng tính lãi, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng tính và phân bổ tiền lương và BHXH… và với đặc trưng của ngành xây lắp, hệ thống chứng từ trong Công ty còn có: hợp đồng giao khoán, biên bản xác nhận khối lượng công việc XDCB hoàn thành, quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành,...những chứng từ này được phân loại riêng và đánh số theo thời điểm phát sinh thường là khi kết thúc hợp đồng hay khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Về quy trình luân chuyển chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán các đơn vị có nhiệm vụ phản ánh vào các chứng từ đã được quy định (việc thực hiện chứng từ đảm bảo đúng chế độ ghi chép chứng từ ban đầu). Sau đó, tiến hành tập hợp các chứng từ liệt kê vào các bảng kê, tờ kê, bảng phân bổ như : tờ kê thanh toán chứng từ, hoá đơn, phiếu nhập ; tờ kê chứng từ xuất; tờ kê thanh toán chứng từ chi phí; tờ kê khai thuế; các bảng phân bổ chi phí …giao nộp về phòng Tài vụ Công ty kèm theo tất cả chứng từ gốc. Các cán bộ kế toán phòng Tài vụ sẽ tiếp nhận, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc ghi chép, tính toán trên các bảng kê, tờ kê, bảng phân bổ của các đơn vị trực thuộc, đưa vào hạch toán kế toán và ghi sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp.
Trong năm, các chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành. Khi báo cáo quyết toán được duyệt, chúng được chuyển vào lưu trữ trong điều kiện thích hợp, thường là ngay tại phòng Tài vụ, đặt trong tủ riêng khoá cẩn thận do kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm cất giữ. Nhìn chung, đơn vị thực hiện theo đúng chế độ quy định về bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ.
2. Tổ chức tài khoản và sổ sách:
Hệ thống tài khoản sử dụng cho nhiệm vụ hạch toán kế toán tại Công ty được xây dựng trên nguyên tắc thống nhất, nhất quán, tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, các tài khoản được lựa chọn, sử dụng đơn giản nhưng hữu hiệu, đảm bảo quản lý được đầy đủ các đối tượng hạch toán từ loại nguyên vật liệu nhỏ nhất tới các loại tài sản cố định giá trị lớn, từ việc tính giá thành sản phẩm tới xác định kết quả tiêu thụ...Có được điều này là do Công ty đã căn cứ vào đặc điểm loại hình doanh nghiệp và quy mô hoạt động để xác định cơ cấu, đối tượng hạch toán, từ đó hình thành nên hệ thống tài khoản và vận dụng nhất quán trong toàn niên độ, phù hợp với trình độ quản lý và trình độ của lao động kế toán. Tuy nhiên, hệ thống tài khoản sử dụng hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết Định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính và chưa được cập nhật theo Quyết Định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 cũng như Thông Tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002.
Như đã đề cập, quy mô hoạt động của Công ty là rất lớn trên nhiều lĩnh ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC466.doc