Báo cáo Tổng hợp về thiết bị và các vấn đề công nghệ của Công ty dệt may hà nội và nhà máy denim

Giới thiệu khái quát chung về công ty dệt may hà nội và nhà máy denim 1 Giới thiệu về công ty dệt may hà nội 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Dệt May Hà Nội tên thương mại HANOSIMEX (Tên gọi trước đây là nhà máy sợi Hà nội, Xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội) là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam, có tuổi đời còn rất trẻ. -Ngày 07/04/1978: Hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi được ký chính thức giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và h

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thiết bị và các vấn đề công nghệ của Công ty dệt may hà nội và nhà máy denim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãng UNIONMATEX (Cộng hoà Liên bang Đức). -Tháng 02/1979: Khởi công xây dựng Nhà máy. -Tháng 01/1982: Lắp đặt thiết bị sợi và phụ trợ. -Tháng 11/1984: Hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành (gọi tên là Nhà máy sợi Hà Nội). -Tháng 12/1987: toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng. -Tháng 12/1989: Đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt kim số I với công suất 1500 tấn nguyên liệu/ năm, từ dệt hoàn tất-may, thiết bị tiên tiến, mặt hàng đa dạng. -Tháng 04/1990: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX) -Tháng 04/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội. -Tháng 06/1993: Xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tháng 03 năm 1994 đưa vào sử dụng. -Ngày 19/05/1994: khánh thành nhà máy dệt kim (cả 2 dây chuyền I và II). -Tháng 10/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào Xí nghiệp liên hợp. -Tháng 01/1995: khởi công xây dựng nhà máy May-thêu Đông Mỹ. -Tháng 03/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp. -Ngày 02/09/1995: Khánh thành Nhà máy May-thêu Đông Mỹ. -Tháng 06/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành Công ty Dệt Hà Nội. - Tháng 6/2000 : Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội. Năng lực sản xuất của công ty bao gồm: -Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150000 cọc sợi/2 nhà máy. Sản lượng trên 10000 tấn sợi/ năm. Chi số sợi trung bình Ne 36/1. -Năng lực dệt kim: Vải các loại: 4000 tấn/ năm. Sản phẩm may: 7 triệu sản phẩm/ năm. -Năng lực dệt khăn bông: 6,5 triệu cái/ năm. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 24,012 triệu USD/ năm 1997. -Tổng diện tích mặt bằng là 24ha (tại Hà Nội là 14 ha). -Tổng số lao động hơn 5000 người, throng đó lao động nữ chiếm đa số khoảng 70%; lao động trực tiếp sản xuất chiếm: 93%. 1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: Với một dây chuyền đồng bộ và khép kín với trang thiết bị máy móc của Đài Loan, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Italia,..., công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao: Các loại sợi đơn và sợi xe có chất lượng cao như: Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chi số từ Ne 06 đến Ne 60. Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single, các sản phẩm may mặc lót mặc ngoài bằng vải dệt kim. Các loại khăn bông. Các loại vải bò dệt thoi theo đơn đặt hàng của khác. Hiện nay công ty đang sản xuất các loại sợi như sợi: Cotton, sợi Peco, sợi PE; dùng để bán trên thị trường nội địa và xuất khẩu.Ngoài ra sợi do 2 nhà máy sợi sản xuất can cấp cho nhà máy dệt nhuộm và nhà máy dệt vải bò.Vải do công ty sản xuất bao gồm các loại vải dệt kim: Interlock, Single, Lacost; Các sản phẩm may bằng vải dệt kim: áo Poloshirts, T-shirts, Hineck, quần áo thể thao, quần áo xuân thu, may ô các loại ... cho người lớn và trẻ em.Hiện nay dây chuyền dệt vải bò đang đi vào hoạt động cung cấp vải và sản phẩm từ vải bò ra thị trường Bên cạnh đó còn có các sản phẩm khăn như : khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, khăn Jacquard... để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Tổ chức của Công ty thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động được chỉ đạo thống nhất từ cơ quan Tổng Giám đốc tới khối phòng ban điều hành và xuống các nhà máy. Thông tin được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý thông tin cũng nhanh chóng và thuận tiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Tổng giám đốc Công ty là người điều hành chính mọi hoạt động của công ty, giúp việc cho Tổng Giám đốc có các phó Tổng giám đốc, trực tiếp quản lý các lĩnh vực do Tổng giám đốc phân công. Các phòng ban thuộc khối điều hành Công ty sẽ làm các công tác nghiệp vụ, triển khai các nhiệm vụ đã được cơ quan Tổng giám đốc duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan; đồng thời làm công tác tham mưu cho Tổng giám đốc về mọi hoạt động Sản xuất - Kinh doanh, giúp cho Tổng giám đốc ra các quyết định nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. Các nhà máy trực thuộc công ty cũng có cơ cấu sản xuất và quản lý riêng để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, các chỉ tiêu mà công ty giao cho và chịu sự lãnh đạo chung của cơ quan Tổng giám đốc thông qua các phòng ban điều hành. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đạt được dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, trợ giúp cho giám đốc còn có hai phó giám đốc (riêng nhà máy sợi có 3 phó giám đốc) và các phòng chức năng cùng với các trưởng ca sản xuất. Giám đốc của nhà máy là người lãnh đạo có quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh mà công ty đề ra, các vấn đề phát sinh của nhà máy và là người chịu trách nhiệm trước cấp trên.Phó giám đốc có trách nhiệm và quyền quyết định tất cả mọi vấn đề được giám đốc ủy quyền cùng với giám đốc điều hành các phòng chức năng, tham mưu với giám đốc những vấn đề quan trọng, tìm ra phương hướng cụ thể hoạch định từng mục tiêu, hoạch định lên chương trình sản xuất. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về những phần việc được giám đốc giao cho phụ trách. 2 Giới thiệu về nhà máy denim Nhà máy dệt vải Denim - Công ty Dệt May Hà Nội được thành lập tháng 08 năm 2001 là nhà máy sản dệt vải bò với một dây chuyền thiết bị hiện đại. nguyên liệu đầu vào chủ yếu là sợi OE được nhập từ nhà máy sợi Vinh. Hiện nhà máy đang sử dụng các loại sợi : Cotton Ne 6 OE, Ne 7 OE, Ne10 OE , Ne12 OE , Ne 16 OE, Ne30/2 +70 D , 300D +70D . Các thiết bị chính throng nhà máy gồm có: - 81 máy dệt Picanol gamma - 1 máy mắc Hacoba - 1 dây chuyền nhuộm, hồ tận trích liên tục - 1 máy xử lý hoàn tất Monfort - 3 máy kiểm vải của Đài Loan - 1 máy đóng kiện Ngoài ra còn có một số thiết bị phụ trợ chính như : - Hệ thống lò hơi - Hệ thống điều không , thông gió - Nén khí - Máy lạnh - Máy đánh sợi biên phế - Máy nối Công suất của nhà máy năm 2001 là: 6 triệu mét vải thành phẩm/năm. Nhà máy có thể dệt được các mặt hàng vải nhẹ , trung bình và vải nặng. 2.1 cơ cấu tổ chức của nhà máy : 2.1.1.Đứng đầu là giám đốc nhà máy : là người giúp việc cho tổng giám đốc trực tiếp điều hành mọi quá trình hoạt và sản xuất của nhà máy . Nhiệm vụ của gíam đốc nhà máy : - quản lý điều hành mọi hoạt dộng của nhà máy theo sự phân cấp quản lý của công ty - nhận kế hoặch của công ty giao , chỉ đạo các đơn vị trong nhà máy xây dung kế hoặch thực hiện hàng tuần để đảm bảo kế hoăch hàng tháng , quí , năm. - chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong nhà máy làm tốt công tác quản lý thiết bị , kỹ thuật công nghệ , quản lý chất lượng sản phẩm ,định mức kinh tế kỹ thuật 2.1.2 Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất Nhiệm vụ của phó giám đốc nhà máy : chỉ đạo trực tiếp công tác kỹ thuật dệt , nhuộm , hoàn tất , chất lượng , sáng kiến , tiết kiệm , vệ sinh công nghiệp , an toàn. phụ trách công tác đào tạo , nâng cấp , nâng bậc . triển khai các văn bản thông báo , tiêu chuẩn của công ty xuống các đơn vị trong nhà máy về các lĩnh vực được phân công . nghiên cứu đề ra các biện pháp quản lý chất lượng , kỹ thuật . Bên dưới có các tổ chức năng riêng trực tiếp thực hiện các công việc được giám đốc giao nhiệm vụ để phục vụ cho quá trình sản xuất được triển khai một cách thuận tiện và liên tục đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất . Sơ đồ tổ chức của nhà máy trang sau: giám đốc nhà máy phó giám đốc sản xuất – kỹ thuật tổ nghiệp vụ tổ kỹ thuật tổ bảo toàn động lực tổ phục vụ sản xuất 3 tổ dệt tổ bảo toàn dệt tổ điện 3 tổ nhuộm tổ bảo toàn nhuộm tổ kiểm và đánh ống hình 1: sơ đồ tổ chức của nhà máy 2.1.3 chức năng và nhiệm vụ của tổ kỹ thuật Chức năng và nhiệm vụ chính của tổ kỹ thuật là : tham mưu giúp việc cho ban giám đốc nhà máy về các mặt công tác kỹ thuật , công tác quản lý , bảo toàn , bảo dưỡng thiết bị , công tác vệ sinh công nghiệp và an toàn . Triển khai theo dõi công nghệ sản xuất , chất lượng , các công doạn sản xuất của nhà máy , thông tin cho các bộ phận cá nhân có liên quan biết . Báo cáo ban giám đốc các vấn đề có liên quan để xử lý kịp thời Sơ đồ tổ chức của phòng kỹ thuật tổ trưởng kỹ thuật công nghệ dệt kỹ thuật thiết bị động lực nhóm thiết bị kỹ thuật thiết bị nhuộm kỹ thuật công nghệ nhuộm nhóm công nghệ kỹ thuật thiết bị đIện kỹ thuật kiểm kỹ thuật thiết bị dệt kỹ thuật hoá - cơ lý 2.1.4 nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của kỹ thuật công nghệ dệt Nhiệm vụ : tiếp nhận các thông tin từ tổ trưởng hoặc nhà máy tổ chức triển khai các qui trình công nghệ dệt , mắc ở lĩnh vực mình phụ trách trên dây chuyền sản xuất . hàng ngày kiểm tra trên dây chuyền sản xuất việc thực hiện các qui trình công nghệ , qui trình vận hành máy ,các diễn biến về kỹ thuật chất lượng nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ ,chất lượng báo cáo tình hình thực tế sản xuất với ban giám đốc nhà máy xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề nằm ngoài phạm vi giải quyết của mình tham gia công tác đào tạo nâng cấp nâng bậc cho công nhân tham gia phân loại thao tác công nhân công nghệ dệt ,mắc hàng tháng Quyền hạn và trách nhiệm : đề xuất với giám đốc về cải tiến kỹ thuật cho phù hợp với sản xuất để tăng năng suất lao động , tăng chất lượng sản phẩm có quyền dừng máy nếu thấy không đảm an toàn chạy máy hoặc chất lượng sản phẩm và báo cáo ngay với ban giám đốc có quyền đè xuất hình thức xử lý công nhân vi phạm các qui định vận hành và thao tác công nghệ chụi trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về các vấn đề kỹ thuật công nghệ thuộc phạm vi mình phụ trách 2.2 các quá trình công nghệ sản xuất của nhà máy Nhà máy chủ yếu là sản xuất vải denim cho nên quá trình sản xuất được bắt đầu từ búp sợi và đi qua một số công đoạn như mắc, nhuộm , dệt , hoàn tất … và cuối cùng cho ra sản phẩm là vải thành phẩm . sơ đồ tổ chức sản xuất của nhà máy(hình vẽ) sợi sợi dọc kiểm tra ngoại quan 1. mắc 2. 1 nhuộm topimg 2.2 nhuộm indigo 2.3 nhuộm sulfur 3. dệt kiểm tra cơ lý hoàn tất kiểm tra cơ lý kiểm tra ngoại quan đóng gói nhập kho không phù hợp trả kho KHTT 2.2.1 sơ đồ công nghệ của các công đoạn như sau Công đoạn mắc : Là công đoạn cuốn sợi dọc lên thùng mắc (trục mắc) để chuẩn bị cho quá trình nhuộm, hồ. Sơ đồ công nghệ máy mắc sợi mộc kiểm tra mắc baem sợi mộc không phù hợp trả kho nhuộm hồ 2.2.2 Công đoạn nhuộm hồ : Công đoạn nhuộm, hồ có tác dụng: - Dồn các beam sợi xác định để đủ lượng sợi cần thiết cho thùng dệt. - Nhuộm màu cho sợi dọc. - Hồ sợi dọc Nhà máy đang sử dụng dây chuyền nhuộm , hồ tận trích liên tục của hãng Suker Muller - Cộng hoà Liên bang Đức. Là một thiết bị nhuộm, hồ sợi. Dung lượng của giàn Creel là 12 beam. -Vậy số lượng sợi tối đa/1 thùng dệt là : 480 x 12 = 5760 (sợi) Song tuỳ mặt hàng và lượng sợi trên thùng mắc mà người ta sẽ sử dụng 10 hay 12 beam mắc. - Tốc độ tối đa của máy là 50m/p Thực tế đang chạy là : 25 m/p Quá trình công nghệ nhuộm, hồ: Giàn Creel Ngấm Giặt Nhuộm Giặt Sấy sơ bộ Hồ Sấy chính Tách + cuốn Thùng dệt Có thể nhuộm theo 3 phương pháp : - Nhuộm Indigo : Sử dụng thuốc nhuộm Indigo với các dải màu từ : 0,5% - 1% ..... -> 3% (% lượng thuốc trên sợi). - Nhuộm Sunfua Black : Nhuộm màu đen sử dụng thuốc nhuộm sunfua. - Nhuộm Topping : nhuộm phủ. Sợi được nhuộm bằng Indigo với nồng độ thấp sau đó được qua bể phủ sunfu 2.2.3 Công đoạn dệt : Thùng dệt sau nhuộm, hồ sẽ được chuyển sang dệt sợi sau nhuộm hồ -> thùng dệt -> chuyển sang xâu go, luồn khổ (theo 1 quy luật nhất định, tuỳ thuộc vào kiểu dệt). Sau đó lên máy, cùng với sợi ngang tạo ra vải. Nếu dệt tiếp một mặt hàng thì dùng máy nối để nối tiếp sợi từ thùng dệt vào thùng dệt cũ trên máy dệt. lưu đồ sản xuất công đoạn dệt thùng hồ dệt nối sợi xâu go lên máy sợi ngang 2.2.4 Công đoạn xử lý hoàn tất Vải sau khi dệt sẽ được chuyển sang xử lý hoàn tất -> tạo nên vải thành phẩm. Nhà máy dùng máy Menzel + Monfort của CHLB Đức. Tốc độ tối đa của máy : 50 m/p Vận tốc thực tế hiện nay : 30m/p Quy trình công nghệ hoàn tất : Vào vải Đốt đầu lông Ngấm hoá chất bọt Chỉnh canh, kéo khổ Phun quay tạo ẩm Văng khổ Phòng Co Sấy Cuộn vải Vải sau dệt được đưa sang đầu máy hoàn tất.Cho đi qua máy đốt đầu lông Menzen để đốt hết các đầu lông ngắn tạo cho mặt vải phẳng mịn. Sau đốt đầu lông vải qua bộ tạo bọt. Tại đây vải được tạo ẩm (khoảng 20%) và hồ mềm ,nhằm làm cho vải mịn hơn và thuận lợi cho các công đoạn sau . Sau đó vải sẽ được chuyển sang bộ chỉnh canh kéo khổ , vải được kéo về gần với khổ thành phẩm, đồng thời chỉnh canh về thông số tiềm tàng. Tiếp đến vải qua máy kẹp mép , vải được cố định khổ lại nhằm điều chỉnh độ đồng đều khổ vải trên suốt chiều dài cuộn vải. Sau đó vải được chuyển qua máy phòng co nhằm ổn định độ co dọc cho vải . Sau đó vải sẽ được sấy khô, độ ẩm sau sấy khoảng từ 6% đến 7% Cuối cùng vải sẽ được cuốn lên giá chữ A. Sau đó vải này sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý. +Nếu không đạt các chỉ tiêu cơ lý thì sẽ phải hoàn tất lại . +Nếu đạt thì được chuyển sang chuyển sang kiểm. Công nhân kiểm vải sẽ kiểm vải theo tiêu chuẩn Vải được phân thành các loại : loại xuất khẩu , Loại I, loại II, loại III Nếu có chỉ tiêu nào đó không đạt yêu cầu mà có thể khắc phục lại được bằng xử lý hoàn tất -> vải sẽ được đem xử lý hoàn tất lại. Còn lại vải sẽ được đóng kiện và nhập kho. Sau khi hoàn tất vải qua máy Menzen +Monfort ta sẽ được vải thành phẩm. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang kiểm 2.2.5 Kiểm vải. Quá trình kiểm vải nhằm để phát hiện kịp thời các lỗi ở các công đoạn và đưa ra các phương án để khắc phục .nếu không có lỗi thi vảI sẽ được đóng gói và cuối cùng là nhập vào kho của nhà máy Kiểm vải và phân loại theo 4 loại phẩm cấp : Loại xuất khẩu, loại I, II và loại III. chương1 giới thiệu về thiết bị 1. máy mắc Hiện nay tại nhà máy dùng máy Hacoba của CHLB Đức. Là loại máy mắc đồng loạt. Sử dụng giá mắc búp sợi di động với dung lượng tối đa : 480 búp Tốc độ tối đa của máy : 1500m/p Sức căng được điều chỉnh tự động. Các thông số công nghệ chủ yếu: - Chiều dài thùng mắc - Sức căng sợi - Tốc độ chạy máy - Tổng số sợi - áp lực trục ép đều được đưa vào bằng màn hình. Tốc độ máy thực tế hiện đang chạy là 600m/p. và Số lượng sợi trên 1 thùng mắc là tuỳ thuộc vào từng mặt hàng và cách chọn số beam trên máy nhuộm, hồ. Sợi dọc được mắc trên máy. BS Hệ thống đồng tiền sức căng Lamen Lược Thùng mắc - Hệ thống đồng tiền sức căng: Các sợi mắc qua hệ thống này để tạo một sức căng nhất định và sự điều chỉnh để độ nén của lò xo lên đồng tiền sức căng là như nhau -> tạo sự đồng đều sức căng cho cả giàn sợi cơ cấu tạo sức căng - Sợi được dẫn qua lamen điện tử để máy sẽ tự động dừng lại khi sợi đứt. - Thanh lược có tác dụng: + Xác định khổ rộng thùng mắc. + Đảm bảo sự đồng đều mật độ sợi trên thùng mắc . Sau khi nhận được đơn công nghệ mắc công nhân mắc sẽ mắc sợi lên giá (Theo các thông số công nghệ trên đơn công nghệ ), kỹ thuật hoặc tổ trưởng vào các thông số cần thay đổi bằng màn hình. Sau khi mắc sợi , thùng mắc được chuyển sang công đoạn nhuộm hồ. 2. máy dệt Hiện nay nhà máy chủ yếu đang sử dụng loại máy dệt của hãng Picanol Dệt là quá trình đan 2 hệ sợi vuông góc với nhau theo 1 quy luật nhất định tạo ra vải. Vải được dệt ra trên máy dệt picanol Gamma Hiện nay nhà máy gồm có 81 máy. Trong đó: - máy Dobby - máy cam. Máy Dobby : có 8 go. Máy Cam có 6 go. Như thế khả năng mặt hàng của máy Dobby là cao hơn máy Cam. Hơn nữa khi thay đổi kiểu dệt thì : Trên máy Dobby chỉ cần thay đổi bằng cách vào kiểu dệt bằng màn hình nên việc thay đổi kiểu dệt rất đơn giản. Còn máy Cam muốn thay đổi thì ta phải thay cam. Hiện nay tại nhà máy dùng 2 loại cam : 3/1 và 2/1 Tuy nhiên các kiểu dệt trên vải bò không quá phức tạp , chủ yếu là các loại chéo và vân điểm. Tốc độ của máy tối đa là : 600(v/p) Hiện tại đang chạy : ~ 500 (v/p) Ta có sơ đồ máy dệt : .1 .2 .2 .4 .5 6 .6 .3 .1 1. Thùng dệt 2. Xà sau 3. Cơ cấu mở miệng vải Xà trước cuộn vảI 6 Ba tăng 2.1 cơ cấu mở miệng vải Hiện trong nhà máy đang sử dụng 2 loại cơ cấu tạo miệng: cam và bằng bộ Tay kéo điện tử . máy dệt Kiếm Gamma là máy dệt Kiếm duy nhất có có thời điểm đóng mở miệng vải được điều chỉnh bằng con số , do đó đảm bảo tính lặp lại một cách chính xác thông số này . Ưu điểm này làm giảm bớt công việc của người vận hành . Hơn nũa hiệu quả của việc điều chỉnh nhỏ cho thấy ngay trên mặt vải Việc mở miệng vải và vị trí các khung go được điều chỉnh từ bên ngoài rất thuận tiện vì do cơ cấu mở miệng vải nằm tự do phía bên phải máy và không bị vướng bởi giá đỡ cối sợi hoặc bộ cấp sợi . Điều chỉnh chiều cao của khung go được thực hiện ở trên đầu của khung go 2.2 Cơ cấu đập sợi ngang vào đường dệt (ba tăng ) Trên máy dệt Kiếm Picanol Gamma đập sợi ngang vào đường dệt vẫn dùng cơ cấu ba tăng nhưng có một số cải tiến . Ba tăng được truyền động bằng bộ các cam và các con lăn đặt ở 2 bên thành máy . Các bộ phận này hoạt động trong bể chứa dầu có liên hệ với hệ thống bôi trơn trung tâm . Thanh đỡ lược đượclàm bằng hợp kim nhẹ có độ cứng cao Bộ phận ba tăng với thanh đỡ lược được cân bằng hoàn hảo và cho lực dập sợi mạnh theo suốt khổ vải mà không có rung động nào Ba tăng được bắt chặt với giá máy 2.3 Cơ cấu đưa sợi ngang : Trên máy dệt Kiếm Picanol gamma thì bộ phân đưa sợi ngang được thực hiện bằng 2 Kiếm trao đầu sợi ngang cho nên tốc độ máy cao khoảng 600m/ph ở đây lúc đầu 2 Kiếm chuyển động cùng chiều 1 Kiếm đưa sợi ngang và một Kiếm nhận sợi ngang sau đó sợi từ kiếm trao sợi ngang sang Kim nhận sợi ngang và 2 kiếm chuyển động theo 2 chiều ngược nhau đặc biệt trên máy Picanol gamma thì cơ cấu truyền động cho Kiếm tối ưu do đó sợi ngang ít bị đứt hơn và do đó chất lượng vải cao hơn . Chi tiết quan trọng nhất của Kiếm chính là đầu Kiếm đầu Kiếm phải thiết kế sao cho đảm bảo yêu cầu: + trao sợi ngang + nhận sợi ngang + giữ chặt sợi ngang 2.4 Cơ cấu cuộn vải và tở sợi điện tử ở trên máy dệt Kiếm của hãng Picanol mà nhà máy đang sử dụng thì cơ cấu cuộn vải được điều chỉnh bằng điện tử và được kí hiệu là ETU . Đây là cơ cấu cuộn vải chủ động hoạt động độc lập với máy dệt . Nó được dẫn động bằng một môtơ điều chỉnh độc lập và được điều chỉnh bằng bộ vi sử lý Cơ cấu cuốn vải điện tử ETU là thiết bị tiêu chuẩn của máy dệt Gamma và cho sự tiết kiệm về thời gian .mật độ yêu cầu có thể lập trình được trên bàn phím của bộ vi xử lý . Không cần các bánh răng thay đổi mật độ . Sự chính xác của các thông số làm dễ dàng cho việc điều chỉnh sợi ngang của vải để có tang lượng vải tối ưu và sự tiêu hao sợi tối thiểu . cơ cấu ETU cũng cho khả năng dệt mặt hàng có nhiều loại mmật độ sợi ngang Sự liên kết điện tử giữa cơ cấu tở sợi và cơ cấu cuộn vải tạo thêm một công cụ để thợ dệt khống chế các dạng lỗi trên vải 2.5 bộ phận cấp sợi ngang Gồm có giá để sợi ngang và bộ chuẩn bị sợi ngang ,bộ do sợi ngang dùng điện áp Các búp sợi ngang được mắc trên giá sợi ngang và đi đến bộ chuẩn bị sợi ngang Bộ chuẩn bị sợi ngang này có thể được trang bị luồn sợi bằng khí Tốc độ cấp sợi ngang đến 1300m/ph 2.6 bộ chọn màu sợi ngang độc lập Đây là bộ chọn màu sợi ngang bằng đIện cho 2,4,6 hoặc 8 màu , mỗi cò sợi được dẫn động bằng một môtơ riêng , vì không có dẫn động cơ khí nào cả nên sự đồng bộ hoá của máy được thực hiện nhờ bộ vi xử lý . 2.7 cơ cấu tạo biên độc lập elsy Cơ cấu tạo biên Leno độc đáo Elsy được truyền động bằng điện tử nhờ các môtơ nhỏ độc lập . cơ cấu này được lắp phía trước khung go , do đó tất cả các khung go được giữ nguyên cho kiểu dệt nền . máy gamma là máy dệt Kiếm duy nhất cho phép thời điểm go bằng của biên được lập trình trên bộ vi xử lý một cách độc lập với miệng vải của kiểu dệt nền , ngay cả trong khi máy đang hoạt động . Kết quả của việc điều chỉnh lại có thể kiểm tra ngay tức khắc Khi thay đổi mặt hàng cơ cấu Elsy có thể tháo ra và lắp trở lại rất dễ dàng . chương 2 các vấn đề công nghệ 1. nhiệm vụ chính của kỹ thuật công nghệ dệt triển khai sản xuất mẫu thí nghệm - Nhận mẫu phiếu yêu cầu xác nhận từ các phòng ban xuống - Phân tích mẫu : về tổ chức vải mật độ , hướng chéo đổi chiều với chỉ tiêu kỹ thuật của phòng kỹ thuật đầu tư , xây dựng thông số chạy máy dệt và phiếu công nghệ dệt - Tổ trưởng kỹ thuật , phó giám đốc kỹ thuật kiểm tra ký vào phiếu công nghệ trước khi cho máy chạy - lựa chọn máy có mặt hàng gần giống mẫu thí nghiệm và gần hết trục hoặc có các chỉ tiêu phù hợp để cho lên máy - nếu phải hiệu chỉnh máy thì giao cho tổ trưởng sản xuất chỉnh và phảI kiểm tra lại - Sau khi chạy 3m vải mộc dừng máy dệt cắt 2m mẫu vải mộc để là chỉ tiêu cơ lý và kiểm tra các thông số kỹ thuật như tổ chức vảI, hướng chéo , mật độ ngang dọc so sánh với các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế , hiệu chỉnh cho đúng nếu như chưa đạt - ghi chép đầy đủ các tin chạy máy dệt vào phiếu triển khai chạy mẫu thí điểm theo BM- DENI-107 và diễn biến trước trong và sau khi sản xuất trên công đoạn dệt - bàn giao phiếu sản xuất thí nghiệm cho các công đoạn tiếp theo triển khai sản xuất một mặt hàng mới - nhận kế hoạch sản xuất từ kế hoạch điều độ - dựa vào kế hoạch sản xuất và nguyên liệu để thiết kế các phiếu công nghệ mắc , dệt cho phù hợp mặt hàng cần sản xuất - đưa các phiếu công nghệ trực tiếp cho các tổ trưởng sản xuất để triển khai và lên máy - phải trực tiếp kiểm tra các thông số cài đặt trên các máy theo từng loại mặt hàng cho phù hợp với phiếu công nghệ rồi mới cho chạy máy thường xuyên kiểm tra dây chuyền sản xuất Hàng ngày phải thường xuyên đi tua kiểm tra trên dây chuyền sản xuất việc thực hiện các qui trình công nghệ , qui trình vận hành máy , các diễn biến về kỹ thuật chất lượng , vệ sinh nhà xưởng nếu có hiện tượng gì phảI kịp thời xử lý nếu quá quyền hạn của mình thì phảI báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo tham gia công tác đào tạo nâng cấp nâng bậc cho công nhân và phân loại thao tác công nhân cong nghệ dệt , mắc hàng tháng Hàng tháng tổ chức kiểm tra các qui trình công nghệ , qui trình vận hành máy cho công nhân hoặc học sinh để đánh giá phân loại cho thao tác cho công nhân , học sinh . Trực tiếp tham gia giảng dạy cho học sinh , công nhân những vấn đề mà mình trực tiếp phụ trách . 2. các kiểu tổ chức kiểu dệt cơ bản , biến đổi tại nhà máy . 2.1 kiểu dệt vân điểm . 2.2 kiểu dệt vân chéo : kiểu dệt vân chéo 2/1: kiểu dệt vân chéo 2/2 : kiểu dệt vân chéo 3/1 2/1 VĐ tăng ngang 2.3 kiểu dệt hỗn hợp : 3. phương pháp càI đặt các thông số trên màn hình máy dệt , mắc 3.1 phương pháp càI đặt các thông số trên màn hình máy dệt Trên máy dệt Picanol gamma có sự hỗ trợ toàn diện của bộ vi xử lý 32-bit. Bộ vi xử lý 32-bit của máy giám sát và điều chỉnh mọi chức năng của máy thông qua màn hình tinh thể lỏng LCD có các mục tự giảI thích và chỉ dẫn các động tác cần thực hiện khi máy dừng do sự cố hay khi ta muốn thay đổi các thông số càI đặt cho một mặt hàng mới như sức căng sợi dọc và mật độ sợi ngang , só mầu sợi ngang , kiểu dệt … Tất cả đều có thể thực hiện một cách dễ dàng thông qua các phím chức năng riêng và các phím số trên bàn phím Ví dụ khi thay đổi mặt hàng thì thường phải thay đổi các thông số chính sau : sức căng sợi dọc mật độ ngang kiểu dệt số màu sợi ngang để thay đổi các thông số trên ta làm như sau : .1 Sức căng sợi dọc : - ấn phím chức năng hình mắc máy - ấn phím số 1 lúc đó màn hình sẽ xuất hiện form cho ta biết sức căng sợi dọc hiện thời của máy và một số các thông số liên quan khác như tốc độ môtơ … Ta di chuyển ô chữ nhật trên màn hình bằng phím con trỏ đến vị trí giá trị sức căng sợi dọc rồi nhập giá trị mới cho máy - sau đó ấn phím enter để xác nhận giá trị vừa thay đổi . 2 Kiểu dệt - ấn phím chức năng hình mắc máy - ấn phím số .4 lúc đó màn hình sẽ xuất hiện form cho ta sơ đồ đIều go và ở dưới cùng của form có một hàng các biểu tượng liên quean đến các thông số kiểu và nếu cần thay đổi gì thì ta ấn vào biểu tượng đó rồi thay đổi giá trị - cuối cùng ấn phím enter để xác nhận giá trị vừa thay đổi . 3 Mật độ sợi ngang - ấn phím chức năng hình mắc máy - ấn phím số . 5 lúc đó màn hình sẽ xuất hiện form cho ta biết các thông số ta chỉ cần thay đổi mật độ sợi ngang theo đúng đơn công nghệ - cuối cùng ấn phím enter để xác nhận giá trị vừa thay đổi . 4 số màu sợi ngang - ấn phím chức năng hình mắc máy - ấn phím số 1 lúc đó màn hình sẽ xuất hiện form cho ta biết các thông số của sợi ngang như : số màu sợi ngang , nguyên liệu sợi ngang ,đơn vị của chi số , số lượng kênh màu - ấn phím color (ấn một phím số để nhập số màu ) - cuối cùng ấn phím enter để xác nhận giá trị vừa nhập 3.2 phương pháp càI đặt các thông số trên màn hình máy mắc Cũng như máy dệt tất cả các thông số công nghệ của máy mắc như : chiều dài sợi dọc tốc độ làm việc số trục trong một lớp “chiều dài quán tính trước khi dừng máy” máy sẽ dừng sau đó chạy chậm. cho đến khi đủ chiều dàI hệ số sai lệch phần trăm danh nghĩa giữa tốc độ trục đo và tốc độ bình thường giá trị lực ép của trục ép lên cái trục mắc mã quản lý lớp sợi mã quản lý mặt hàng tổng số sợi trên trục mắc chi số sợi gia công (dtex) chiều rông trục mắc sức căng sợi Để cài đặt ta tiến hành như sau : -Trên bảng điều khiển ta chọn nút “ enter” : để lựa chọn các chức năng khác nhau trên màn hình -lựa chọn các khối khác nhau của việc cài đặt bằng nút : “ư ” , “ ¯” -để vào các giá trị mới thì luôn phải thực hiện các bước sau : + ấn “CL” để xoá giá trị cũ + vào các giá trị mới qua các phím số +ấn “enter” để xác nhận giá trị vừa ghi vào Riêng cài đặt sức căng sợi thì phải cài đặt ở màn hình đối diện 4. các loại chi số sợi thường được sử dụng ,cách tính tính trọng lượng , chi só , chiều dài khi biết 2 yếu tố còn lại 4.1 hiện tại nhà máy đang sử dụng một số loại sợi có chi số như sau : 16/1 + 70D 300 + 40D 150 +40D 300+70D 300/72/2 45/2 450+40D Ne : 6 - 20 44.2 cách tính trọng lượng , chi số sợi khi biết 2 yếu tố còn lại Dựa vào công thức sau : Nm= L / G trong đó : l chiều dàI sợi(mm) G khối lượng sợi (g) 5 Cách tính trọng lượng trục mắc , trục hồ theo chi số và chiều dài cuốn sợi Để tính trọng lượng trục mắc , trục hồ theo chi số và chiều dàI cuốn sợi thì ta dựa vào công thức sau : lm = m* Ne 1,693*1000 trong đó : lm : chiều dàI sợi cuốn lên trục m : khối lượng quả sợi Ne : chi số hệ anh từ đó ta sẽ tính được khối lượng trục hồ theo công thức sau M = lm * tổng số sợi / Ne*1000 6 môt số dạng lỗi trên vải DENIM – nguyên nhân và cách khắc phục 1.1 lỗi chập sợi ngang: nguyên nhân : có thể có nhiều nguyên nhân gây nên lỗi chập sợi ngang trên bề mặt vải nhưng chủ yếu vẫn là mấy nguyên nhân sau. do có hiện tượng chập sợi ngang từ trong quả sợi ống hoặc sợi ở quả sợi dự trữ quấn vào sợi ngang đang cấp làm cho 2 sợi cùng đi vào một đường cấp sợi ngang . Cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra mặt vải để khắc phục kịp thời khi lỗi sảy ra . khi lắp quả sợi dự trữ trên giá cắm cần phải nối đuôi 2 quả sợi với nhau và gài vào kẹp của giá sợị ngang để tránh cho sợi từ quả sợi dự trữ quốn vào sợi ngang đang cấp . 1.2 lỗi thiếu sợi ngang: nguyên nhân : do một bộ phận cấp sợi ngang không hoạt động nun bộ báo dừng của máy không làm việc nên dãn đến máy van chạy tạo thành vải lỗi . Cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra mặt vải để kịp thời thời phát hiện lỗi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất chiều dài gây lỗi trên vải và báo cho công nhân sửa chữa kiểm tra lại bộ phận cấp sợi ngang , Kiếm hoặc kiểm tra chất lượng qủa sợi ngang để khắc phục kịp thời 1.3 lỗi chùn sợi ngang: nguyên nhân : cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra mặt vải để kịp thời thời phát hiện lỗi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất chiều dài gây lỗi trên vải 1.4 lỗi ngấn ngang : nguyên nhân : có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi ngấn ngang có thể do máy chỉnh chưa đúng hoặc có khi do sợi ngang … cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra mặt vải để kịp thời thời phát hiện lỗi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất chiều dài gây lỗi trên vảI và kịp thời có các biện pháp khắc phục 1.5 lỗi chùn sợi dọc: Nguyên nhân : do trục hồ bị mất mối và giàn lamen bị giắt bông không báo dừng khi đứt sợi dọc hoặc độ nhậy của giàn lamen để quá nhỏ do vậy khi đứt sợi hoặc trùng cục bộ máy không dừng kịp thời nên dẫn đến chùn sợi dọc . Cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra mặt vải để phát hiện lỗi kịp thời , phải vệ sinh giàn lamen sạch sẽ . Kiểm tra độ nhậy của giàn lamen nếu thấy thấp thì phải tang độ nhậy . 1.6 lỗi thiếu sợi dọc: nguyên nhân : do sợi bị đứt , bị rối nun bộ pen báo đứt không hoạt động hoặc do một nguyên nhân nào đó máy không dừng van chạy . cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra máy , mặt vảI để phát hiện lỗi và kịp thời xử lý 1.7 lỗi chập sợi dọc nguyên nhân : do bị chập 2 sợi cùng lamen , go khổ xâu sai tổ chức conga có thể do người nối sợi nối 2 sợi vào một sợi cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra máy , mặt vảI để phát hiện lỗi và kịp thời xử lý 1.8 Lỗi bông tạp chất giắt vào đường dệt: nguyên nhân : do throng quá trình dệt bông bám dày ở hung go và ở phần bad tang trên nên khi dệt bông bị giắt vào luôn đưegg dệt . cách khắc phục : thường xuyên phải vệ sinh bông bám ở chân go và khu vực bad tang , đặc biệt là khi thay thùng sợi mới thì phải làm vệ sinh máy sạch sẽ ở các khu vực này. 1.9 lỗi sợi thô liên tục trên khắp khổ vải : Nguyên nhân : do throng quá trình kéo sợi không đảm bảo yêu cầu công nghệ cho nên tạo ra hang đoạn sợi không đều . Cách khắc phục : thường xuyên đi tua kiểm tra mặt vải liên tục để phát hiện kịp thời lỗi và thay quả sợi đó ra . Nếu lỗi xuất hiện liên tục trên nhiều quả sợi của 1 lô thì phải báôch nhà máy sợi xem xét và khắc phục hậu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC442.DOC