Mục lục
Phần I: nghiên cứu thị trường chè :
1.Đặc điểm về cầu :
-Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng chè trong nước .
-Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng chè thế giới .
-Mối quan hệ giữa thị trường tronn nước và thị trường quốc tế
2.Đặc điểm cung
3.Phân đoạn thị trường cho việc cung ứng chè .
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng chè
-yếu tố văn hoá
-yếu tố kinh tế
-yếu tố chính trị
Phần II:Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần chè Kim Anh .
1.Khái quát chung về công ty
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về thị trường chè:khái quát chung về Công ty cổ phần chè kim anh,thực trạng hoạt động marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
-Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh.
-Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh
2.Định hướng mới của công ty trong thời gian tới .
Phần III: Thực trạng hoạt động Marketing
1.Công tác nghiên cứu thị trường .
2.Marketing Mix
-Sản phẩm
-Giá cả
-Phân phối
-Xúc tiến hỗn hợp
3.Những đánh giá chung.
Lời mở đầu
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho kỉ nguyên mới là yếu tố quan trọng đưa đất nước ta phát triển theo kịp với nhịp độ chung của các nước trong khu vực và trên thế giới .Thế hệ sinh viên hôm nay ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức lí luận cơ bản còn đòi hỏi phải nhanh nhạy nắm bắt được thực tiễn có như vậy sinh viên mới là nhân tố tạo đà đưa đất nước tiến lên .
Thực tiễn giúp cho sinh viên làm quen ,rèn luyện tác phong nghề nghiệp năng lực nghiên cứu ,năng lực làm việc thực thụ ,sáng tạo ,độc lập .Đặc biệt đối với những sinh viên kinh tế chuyên ngành Marketing bên cạnh những tố chất trên ,thực tiễn còn trang bị cho họ nắm bắt được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động Marketing của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đất nước để đến khi ra trường họ không còn phải bỡ ngỡ trước những bước tiến mới .
Nhận thức được rõ ý nghĩa này ,được sự đồng ý của khoa Marketing ,và nguyện vọng thực tế bản thân em ,giúp em được thực tập tại Công ty cổ phần chè Kim Anh,một công ty mới thực hiện cổ phần hoá năm 1999 đang trong quá trình chuyển mình linh hoạt hơn , thích ứng hiệu quả hơn đối với nền kinh tế đất nước .Đây là bài học đầu tiên giúp em hiểu biết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và quan điểm về Marketing của công ty nói riêng ,của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì mới .
Vì thời gian thực tập có hạn nên việc thu thập số liệu chưa đầy đủ để phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót .Kính mong thầy cô và bạn đọc giúp đỡ để em hoàn thiện báo cáo này .
Nội dung báo cáo gồm 3 phần chính :
Phần I: Nghiên cứu thị trường chè
PhầnII: Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần chè Kim Anh
Phần III:Thực trạng hoạt động marketing của công ty cổ phần chè Kim Anh
Phần I
Nghiên cứu thị trường chè
Thị trường cho sản phẩm chè gồm nội tiêu và xuất khẩu .
1.Đặc điểm về cầu :
Đặc điểm nhu cầu chè nội địa:
Chè là đồ uống quen thuộc đối với mỗi gia đình người việt , những giờ phút thưởng thức chè là lúc gia đình bạn hữu quây quần chia sẻ với nhau những bài thơ những triết lí của cuộc sống . Chè gắn liền ăn sâu vào đời sống tâm hồn người việt . Chính yếu tố này gây tác động mạnh làm cho thị trường chè Việt Nam đang có đà phát triển .
-Sức tiêu dùng chè của Việt Nam đang gia tăng
Trong vài năm gần đây sức mua của người dân Việt Nam được cải thiện rõ rệt . Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước chiếm khoảng 50% tổng sản lượng chè của cả nước , chủ yếu là chè xanh . Hầu hết các sản phẩm chè xanh bán trên thị trường do các hãng tư nhân các xưởng thủ công sản xuất ra , chỉ có một số sản phẩm chè ướp hương sản xuất theo công nghệ nhập từ Đài Loan , Hàn quốc ..
Bình quân sức tiêu thụ chè xanh trên thị trường nội địa là 260g/người (Dự báo năm 1997). Con số này vẫn còn thấp so với một số nước có thói quen tiêu dùng chè xanh : Đài Loan 1300 g , Nhật Bản 1050g ,Trung Quốc 340g , Hồng Kông 1400g .Dự kiến mức tiêu thụ bình quân trên thị trường nội địa tăng 5-6% /năm (Theo tài liệu của FAO và ADB thì mức tiêu thụ chè trung bình của thế giới tăng ở mức 4-5% / năm trong một vài năm tới ) Như vậy tổng mức tiêu thụ nội tiêu sẽ tăng 20000 tấn ( năm 1999) , 24000 tấn (năm 2000), 35000 tấn năm 2005 , và năm 2010 tiêu thụ khoảng 45000 tấn .
Cùng với sự gia tăng nhu cầu chè xanh ,một số mặt hàng chè khác đang tăng lên như chè đen túi lọc , chè thảo mộc , chè dưỡng lão .
Đã từ lâu người dân Việt Nam đã quen thuộc với các sản phẩm mang tên như chè Tân Cương (Thái Nguyên ) ,các loại chè Shan tuyết vùng núi cao Suối Giàng (Nghĩa Lộ ) , chè Lục (Yên Bái ) ,chè Tà Xùa , Hoàng Su Phì (Hà Giang ), Chè B’lao (Bảo Lộc -Lâm Đồng ) .Và với đa số người coi chè như một thứ nước uống bình dân cho nên nhu cầu chung của người tiêu dùng là các loại chè được sao chế theo một cách thủ công vừa mang tính đặc sản của vùng , vừa có giá cả hợp lí .
Tóm lại đối với thị trường nội tiêu nhu cầu ngày càng gia tăng ,đòi hỏi chất lượng chè càng cao hơn và đa dạng về chủng loại ,nhất là chè đặc sản như Shan tuyết ,chè “hữu cơ” ,chè hương ,đặc biệt là chè đen cao cấp túi lọc, nhưng nhu cầu về các loại chè xanh truyền thống có tiếng lâu đời trong dân gian vẫn rất lớn .Nên muốn chiếm lĩnh được thị trường trong nước ngành chè cần có thay đổi trong nhìn nhận thị trường trong nước ,và trong sản xuất tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng .
Trước những đặc điểm nhu cầu thị trường nội địa ,mà ngành chè Việt Nam đã và đang phấn đấu tốt thực hiện đa dạng hoá sản phẩm ,tung ra thị trường hàng chục loại chè : Thanh Long, Tùng Hạc , Rồng Vàng ..chè ướp hương hoa nhài , hoa sói ,hoa ngâu .. những nhãn mác này vẫn cố gắng giữ lại hương vị truyền thống của chè Việt Nam .Đồng thời ngành chè cũng có biện pháp cải tiến công nghệ , đầu tư nguyên liệu nhằm giảm bớt giá bán sản phẩm phù hợp với sức mua của người tiêu dùng .
Đặc điểm cầu thị trường thế giới :
Trên thế giới chè cũng là thứ nước uống quen thuộc của một số nước, các nước Châu á , các nước đạo hồi , các nước Châu Phi ..Theo dự báo về nhu cầu nhập khẩu của Hội đồng chè quốc tế (ITC) , nhu cầu chè thế giới năm 2002 tăng khoảng 2,1% so với năm 2001 , vào thời kì 2001-2005 tăng khoảng 2,3%/năm , trong đó các nước đang phát triển tăng khoảng 1,6%/năm, các nước CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập ) tăng khoảng 2,4% /năm.
Trong những năm qua , dự trữ chè thế giới đã có xu hướng chuyển dịch từ các nước xuất khẩu chính sang các nước nhập khẩu chính , đặc biệt đối với chè chất lượng cao . Mặt khác , khả năng cung cấp vẫn luôn cao hơn so với mức tiêu thụ . Do đó nhập khẩu chè trong giai đoạn tới sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn chút ít so với xuất khẩu .Dự đoán nhập khẩu chè thế giới năm 2005 đạt 1,27 tiêu tấn , tăng bình quân 2,4% /năm và năm 2010 đạt 1,42 triệu tấn tăng bình quân 2,2%/năm .Các nước EU vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất chiếm 21,8% khối lượng chè nhập khẩu thế giới , các nước thuộc CIS chiếm 16,6% ,Pakistan chiếm 11,2% , Mỹ chiếm 8,2% ,Nhật Bản chiếm 5%.
Trong năm 2002 do dự báo cung vẫn vượt cầu (khoảng 69 ngàn tấn ) nên giá chè tiếp tục giảm so với năm 2001 (khoảng 90 USD/ tấn) và bằng mức giá trung bình năm 2000 (1750USD/ tấn ) .
Trên cơ sở số liệu trên , tổng lượng xuất khẩu chè đen của toàn thế giới tương đương với mức tăng sản lượng ,do vậy giá chè đen trên thị trường thế giới sẽ đang ở mức thấp .Tuy nhiên đối với chè xanh , do nhu cầu tăng cao hơn mức tăng sản lượng sẽ dẫn đến giá chè xanh sẽ nhích lên đôi chút trong giai đoạn 2001-2005.
Người tiêu dùng trên thế giới vẫn ưa thích các sản phẩm chè có xuất xứ từ các nước ấn độ ,Kênya ,Taliban. Bangladest ..bởi lẽ chất lượng chè Việt Nam chưa cao , sản phẩm chè không có hương vị đặc trưng mà khi tham gia thị trường quốc tế thường bị ép giá .Mặt khác do Việt Nam chưa trú trọng công tác đầu tư quảng cáo , giới thiệu sản phẩm chủ yếu xuất khẩu thông qua hợp đồng liên kết với chính phủ một số nước ,bạn hàng mới chỉ là những nước anh em như Nga và Đông Âu .
Như vậy nhu cầu dùng chè trên thị trường thế giới là tương đối lớn và đang diễn biến một cách thuận lợi , đây là hướng đi mới cho ngành chè Việt Nam khẳng định mình trên thương trường quốc tế và khu vực .Ngành chè Việt Nam phải tìm cách đầu tư tốt để nâng cao chất lượng ,tăng thị phần thị trường chè Việt Nam .
Mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế :
Đối với mỗi loại sản phẩm cụ thể ,thì việc chiếm lĩnh được thị trường trong nước sẽ là nhân tố tạo đà cho việc phát triển sản phẩm đó trên thị trường thế giới ,vì chè là sản phẩm nông sản rất đặc trưng cho nông nghiệp Việt Nam, ngoài việc phục vụ cho nhu cầu trong nước chè Việt Nam còn tham gia xuất khẩu ,do đó thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu ,có khả năng điều chỉnh khối lượng chè xuất khẩu .Cụ thể là thị trường nội địa sẽ là chỗ đứng chân tốt nhất khi thị trường xuất khẩu thất bại.Bởi vì khi nhu cầu chè thế giới gia tăng dẫn đến giá chè tăng lúc đó nhu cầu tiêu dùng chè trên thị trường nội địa sẽ giảm xuống ,ngược lại khi nhu cầu chè trên thị trường thế giới giảm xuống ,giá chè giảm ,đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng chè trong nước .Như vậy giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu có mối quan hệ biện chứng phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau. Mặc dù nhận thức rất rõ về mối quan hệ này nhưng cho đến nay Tổng công ty chè Việt Nam vẫn chưa có chiến lược thích hợp nâng cao thị phần và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩn chè khi tham gia thị trường nội địa .Bởi lẽ:
Đa số người dân Việt Nam ưa thích tiêu dùng các sản phẩm chè truyền thống như chè thái , chè xuân ...được sơ chế theo phương pháp thủ công. Việt Nam là nước đang phát triển , mức sống bình quân của người dân chưa cao nên họ coi chè là thứ nước uống bình dân, đòi hỏi giá các loại chè phải rẻ hơn so với các thứ đồ uống thay thế như: cafe, các loại nước giải khát...Trong khi đó hầu hết các sản phẩm chè của công ty đều sản xuất theo công nghệ nhập, tuy chất lượng sản phẩm cao nhưng giá thành còn chưa phù hợp với đa số người dân .
Còn về sản phẩm chè đen của Tổng công ty sản xuất phục vụ xuất khẩu ,công ty mới chỉ đưa ra một số loại sản phẩm như chè nhúng.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, Việt Nam có nguồn lao động rẻ, dồi dào tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nông nghiệp phát triển rất thuận lợi. Cây chè là cây trồng quan trọng phục vụ cho công tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng núi cao và trung du, do đó để khuyến khích người dân tiêu thụ các sản phẩm nông sản Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách , chương trình khuyến khích các công ty thương mại xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp : dưới hình thức thuế, xuất khẩu theo chương trình hợp tác của Chính phủ... Ví dụ thuế áp dụng cho chè xuất khẩu là 0%, nhưng thuế GTGT là 10% nếu chè được cung cấp trên thị trường nội địa, vì thế giá chè xuất khẩu phải tương xứng với giá chè trên thị trường nội địa do đó các công ty thành viên của Tổng công ty không thể cạnh tranh được với lĩnh vực tư nhân.
Tỷ giá trao đổi cũng là một thách thức với Tổng công ty chè Việt Nam trong việc thâu tóm thị trường trong nước.Do VND luôn thấp nếu so sánh với các đồng tiền mạnh đặc biệt là đồng USD .Thêm vào đó khi chè được xuất khẩu nó được đảm bảo về gía trị thực.Ví dụ trong năm 1998 tỷ giá VND so với USD là 11.000 VND/ 1USD , khi đó giá 1kg chè là 1,5 USD ( tương ứng 16.500 VND/ 1 kg).Năm 1999 tỷ giá là 14.000 VND/ 1 USD , giá 1kg chè là 21.000 VND . Vì thế xuất khẩu chè là có lợi hơn khi tiêu thụ trong nước.
Với hàng loạt lý do trên ta thấy do tham gia hoạt động xuất khẩu sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn cho nên Tổng công ty đã bỏ qua và ít quan tâm tới thị trường nội địa . Để chiếm lĩnh được thị phần chè trong nước Tổng công ty chè Việt Nam phải thực hiện khuyến khích đầu tư để thay đổi thói quen dùng chè, phương pháp dùng chè sao cho có thể cung cấp cho thị trường nội địa những sản phẩm chè với giá cả phù hợp , chất lượng cao.Mục tiêu xa hơn nữa Tổng công ty nên đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.Trong dài hạn Tổng công ty chè Việt Nam phải chiếm thị phần chủ đạo trện thị trường nội địa, yếu tố này rất quan trọng đối với một Tổng công ty Nhà nước để ổn định thị trường .Thị trường nội địa sẽ là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm chè của công ty khi nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới có xu hướng giảm sút.
2. Đặc điểm cung :
Chè là cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao ,có tác dụng phủ xanh đất trống ,đồi núi trọc ,bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại việc làm, thu nhập cho người lao động .Chè xuất khẩu cũng đem lại nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách quốc gia .ở Việt Nam điều kiện tự nhiên thuận lợi là tiền đề để phát triển ngành chè xuất khẩu .Diện tích trồng chè của Việt Nam hiện nay ,đạt trên 70000 ha và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 100000-200000 ha vào năm 2010 .
Hiện nay sản lượng chè búp khô của Việt Nam đạt khoảng trên 45000 tấn và sẽ tăng lên 150000-180000 tấn năm 2010 .Năng suất chè trung bình cả nước đạt 4 tấn /ha và có thể tăng lên gấp 1,9 lần vào năm 2010 , đạt 7,5- 8 tấn .Chè được trồng chủ yếu trên đất đồi núi nhiều tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, miền trung ( Hà Tĩnh ) , và miền Nam ( Lâm Đồng ,Gia Lai ) dưới hai hình thức chủ yếu là nông trường và hộ gia đình .
Cả nước hiện nay có 75 cơ sở chế biến công nghiệp với tổng công xuất 1.190 tấn tươi/ ngày( chế biến trên 60% sản lượng búp tươi hiện có ) và chủ yếu là chế biến chè xuất khẩu 858 tấn/ ngày. Trong số các cơ sở chế biến trên Tổng công ty chè quản lý 28 cơ sở với tổng công xuất 598 tấn tươi/ ngày, các địa phương quản lý 47 cơ sở với tổng công xuất 593 tấn tươi/ngày. Ngoài ra còn có 1.200 cơ sở chế biến qui mô nhỏ và hàng chục ngàn lô chế biến thủ công của các hộ gia đình.
Năm 1995 , sản xuất chè gặp khó khăn lớn do giá bán thấp , thiếu vốn , nhiều nơi nông dân đã chặt chè để trồng cây khác , dẫn đến sản lượng và xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn và bất ổn định .Từ năm 1996 đã có những chuyển biến tích cực trong ngành chè .Diện tích chè tăng dần , nhiều vườn chè được phục hồi và diện tích trồng mới tăng mạnh .Về xuất khẩu , chè Việt Nam từ chỗ chiếm 1,7% thị phần thị trường chè thế giới đã vươn lên 3,2% vào năm 1998 .Giai đoạn 1991-1994 ,xuất khẩu chè tăng bình quân hàng năm là 13,2% .Từ năm 1998 trở lại đây tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều đặn tăng. Trước năm 1990 ,Việt Nam có thị trường xuất khẩu chè lớn và khá ổn định là Liên Xô cũ ,iraq ,Anh và một số nước Đông Âu .Sau năm 1990 ,thị trường khu vực này giảm còn khoảng 15000- 20000 tấn /năm và kim ngạch đạt 20 -25 triệu USD .Gần đây thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đã mở rộng ra các nước khác như Nhật ,Hồng Kông ,Ai Cập ,hoa Kỳ ..Lượng xuất khẩu trong 10 năm qua (1989-1998) là 186000 tấn ,chỉ riêng năm 1998 xuất khẩu đạt mức rất cao 33.500 tấn , đạt kim ngạch trên 50 triệu USD ,năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 63 triệu USD(xuất khẩu 55 ngàn tấn ) .Năm 2001 sản lượng chè xuất khẩu bị suy giảm so với năm 2000 ở các thị trường :Pakitstan 57,72% , Balan 52,07% ,Nga 40,2% Syria 58,18% ,Nhật 45,39% ..sản lượng chè xuất khẩu tăng từ 1,5 đến gần 3 lần ở các thị trường: Anh, Thổ Nhĩ Kì, Đài Loan, Inđônêsia, Đức, libang, Ukraina, ả Rập, ấn Độ, Hà Lan, tuy nhiên các thị trường đều mua các mặt hàng cấp thấp từ PS trở xuống.
Nhìn chung, xuất khẩu chè Việt Nam vẫn không mấy lạc quan. Trên thị trường quốc tế ,chất lượng và uy tín của chè Việt Nam vẫn thuộc “loại II”.
Trước tình hình thực tiễn như vậy đòi hỏi ngành chè phải nỗ lực cải thiện hình ảnh của mình trước con mắt của người tiêu dùng .Bằng cách nâng cao chất lượng chè :cải thiện về giống ,chế độ canh tác ,năng suất ,công nghiệp chế biến .Chỉ bằng chất lượng ,thì ngành chè Việt Nam mới giữ và mở rộng thị trường ,kiếm được khách hàng ổn định và lâu dài .
Xuất khẩu chè đen của Vinatea(tấn)
Năm
Tổng số
Trung đông
Anh
Nga
đông âu
pakistan
2001
15250
8400
765
4185
1500
400
2002
18446
8700
1224
3222
4500
800
Xuất khẩu chè xanh của Vinatea(tấn)
Năm
Tổng số
Đài Loan
Nhật Bản
1998
13.429
12.315
1.114
1999
13.804
11.576
2.228
2.Phân đoạn thị trường cho việc cung ứng chè:
Do chè được bán ở khắp nơi , nhu cầu ,sở thích tiêu dùng chè ở mỗi khu vực thị trường khác nhau là khác nhau . Khi tiến hành công tác nghiên cứu thị trường ,khách hàng ,Tổng công ty dựa vào tiêu thức địa lí để phân đoạn thị trường chè thế giới làm 3 nhóm :
?Các nước asia :
Phần lớn nhu cầu tiêu dùng chè của các nước trong khu vực là chè xanh.Do nằm trong khu vực với Việt Nam , nền văn hoá mang đậm phong cách á đông mà đặc điểm tiêu dùng chè tại khu vực thị trường này là tương đối giống người tiêu dùng Việt Nam.
Những nước trong khu vực này không những một phần thực hiện cho nhu cầu trong nước mà còn thực hiện tái xuất khẩu. Một số nước nhập chè xanh của Việt Nam là Nhật bản, Đài Loan, Hàn quốc, Singapo và một số nước Tây á.
Đài loan:
Đây là thị trường lớn thứ hai của ngành chè Việt Nam. Năm 2001 chiếm 18,4%, trong năm 2002 bị giảm chỉ còn 16% so với tổng số và chỉ bằng 94% so với năm trước. Đài loan chủ yếu nhập chè xanh (>50%).
Nhìn chung chè xanh Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này với chất lượng thấp và giá thấp.
Nhật bản:
Là thị trường lớn thứ 7 của chè Việt Nam với số lượng nhập khẩu tăng gần gấp đôi so với năm trước. Năm 2002 là 2228 tấn trong đó chè xanh chiếm 60%. Thị trường Nhật bản yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩm nhập khẩu đó là chè phải có chất lượng cao.
Như vậy khu vực thị trường các nước Châu á phần lớn là tiêu dùng chè xanh, nhu cầu tiêu dùng là tương đối lớn. Tuy nhiên khi tham gia vào thị trường này khó khăn của chè Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh của đối thủ lớn đó là ấn độ, Kenia, những nước có chất lượng chè cao hơn hẳn so với chè Việt Nam.
Muốn xâm nhập vào thị trường này ngành chè Việt Nam cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ,cũng như cải tiến mẫu mã bao bì ,nhãn mác .Phát triển những sản phẩm chè xanh ướp hương truyền thống , với những mẫu mã chè cao cấp như chè Rồng Vàng , chè Tùng Hạc ..chỉ có như vậy thì ngành chè Việt Nam mới khai thác được nhu cầu đang gia tăng của khu vực này .
?Thị trường Châu âu :
Trước kia bạn hàng chủ yếu của chè Việt Nam chủ yếu là các nước SNG và Nga nay thêm nay thêm một số bạn hàng mới Đức ,Ba lan .. Phần lớn người tiêu dùng Châu âu thường thích sử dụng chè đen được sản xuất theo công nghệ oxthodo. Do mức sống của người Châu Âu rất cao cho nên họ yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm , chất lượng cao,giá cao .Với những yêu cầu rất khắt khe của thị trường như vậy thì chè Việt Nam khó lòng xâm nhập mạnh được vào thị trường vì nhìn chung chè Việt Nam mặt hàng cấp cao có khối lượng rất ít .Nhất là do nền kinh tế còn lạc hậu , công nghệ chưa có hướng đầu tư đồng bộ ,sản phẩm cung cấp chất lượng chưa được cao và cũng không tạo ra những nét đặc trưng cho chè Việt Nam .
Tuy vậy chè Việt Nam vẫn có một số thị trường truyền thống .
Thị trường Nga và các nước SNG:
Thị trường này mới được khôi phục nên chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch của ta ,năm 2001 kim ngạch xuất khẩu vào Nga là 200 USD.Nhưng đây là thị trường tiềm năng .Đối với chè do sự sụp đổ của Nga và các nước xã hội chủ nghĩa mà lượng nhập khẩu của Nga trong những năm qua giảm sút . Trong năm 2002 chỉ đạt 3222 tấn bằng 77% so với năm 2001, mức giá trên thị trường này tăng nhẹ .thị trường này cũng nhập khẩu chè xanh nhưng số lượng thấp 85 tấn .
Thị trường Đức :
Đứng thứ 6 trong số thị trường chè Việt Nam (2908 tấn ) ,thị trường này nhập khẩu cả chè xanh và chè đen .Trong đó chè xanh chiếm khoảng 10% và tổng khối lượng nhập khẩu chè Việt Nam đang tăng đạt 152% so với năm 2001.Tuy nhiên tuy giá xuất khẩu sang thị trường này trong năm qua giảm mạnh chỉ đạt 76% so với năm 2001 .
Thị trường Ba lan :
Là thị trường xếp thứ 9 của Việt Nam tuy nhiên lại đang có xu hướng giảm từ 2774 tấn năm 2001 xuống 2127 tấn giảm 14% .Giá chè xuất sang thị trường thấp có xu hướng giảm .
Thị trường Anh :
Anh là nước tiêu dùng chè nhiều nhất trên thế giới ,tuy nhiên số lượng chè xuất khẩu sang thị trường này còn thấp với lí do Anh nhập rất nhiều chè của ấn Độ và chè Kênya .Năm 2002 chè Việt Nam xuất sang thị trường anh là 1224 tấn , tăng mạnh so với năm 2001 là 160% ,tuy giá chè lại có xu hướng giảm 6% .
Nhóm các nước tiêu dùng này yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên đây rất là rất khó khăn bởi vì phải đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng chè xuất , đây không phải việc dễ dàng cho ngành chè .
?thị trường Châu Phi và các nước Trung Đông :
Đây là thị trường trọng điểm ,80% số lượng chè sản xuất của Việt Nam cung cấp cho thị trường này . Nhu cầu tiêu dùng chè ở khu vực thị trường này là rất lớn bởi vì phần lớn các nước trong khu vực này là theo đạo hồi không uống rượu và họ coi chè là quốc thuỷ được sử dụng rất thông dụng.Đặc trưng tiêu dùng chè ở khu vực này này là yêu cầu chất lượng thấp,giá thấp .Nhập khẩu theo chương trình “oil for food” của liên hợp quốc viện trợ cho iraq .Mặc dù yêu cầu của người tiêu dùng trên thị trường này là không cao nhưng hầu hết người nhập khẩu ở thị trường rất gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán .Việc thâm nhập vào thị trường này là rất khó khăn nhưng lại rất dễ thành công .
Một số thị trường trọng điểm :
Thị trường Iraq :
Iraq một thị trường chè xuất khẩu trọng điểm của ngành chè Việt Nam.Hiên nay iraq đang bị cấm vận toàn diện của Liên Hợp Quốc , tất cả việc mua bán lương thực, thực phẩm cho Iraq đều do Liên Hợp Quốc giám sát , Liên Hợp Quốc chỉ ra hạn ngạch cho từng chương trình bán dầu hoả của Iraq và dùng nguồn tiền này để nhập lương thực , thực phẩm ,thuốc men theo thời gian 6 tháng ,1 năm ..do vậy mà năm 2002 vì tình hình chính trị không ổn định ở đất nước này mà ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu chè .
Cụ thể :
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này là 300 triệu USD đây là thị trường lớn nhất chỉ nhập khẩu chè đen .năm 2001chiếm 36,6% trong tổng lượng xuất khẩu ,nhưng năm 2002 chỉ chiếm 23% (16612 tấn ) .Điều đó thể hiện rõ là mức độ phụ thuộc vào thị trường iraq của chè Việt Nam đã giảm hẳn .Sản lượng xuất khẩu sang thị trường iraq năm 2002 là 34%.dự kiến nhập khẩu chè của iraq năm 2005 là 54 nghìn tấn . Tuy vậy đây là mục tiêu để đạt được là rất khó khăn , trong tương lai ngành chè phải có cố gắng hơn nữa trong việc giảm giá chè thì mới có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra .
Thị trường Pakistan:
Là thị trường lớn thứ 3 của chè Việt Nam .Năm 2002 nhập khẩu chè của Việt Nam 11025 tấn chiếm 16% trong cả nước .Đáng chú ý là tuy nước này chỉ tiêu thụ khoảng 5% là chè xanh nhưng lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan chiếm tỷ trọng lớn là chè xanh ,năm 2001 chè xanh chiếm 62% và năm 2002 là 65% .Mức độ thâm nhập của chè Việt Nam vào thị trường này tăng lên rất mạnh .Năm 2002 đạt 25,8% so với năm 2001 .Đây là một trong số ít thị trường có mức giá tăng trong năm qua 15% .Khu vực Châu Phi và các nước trung Đông đang được đánh giá tiềm năng phát triển thương mại rất lớn .
Như vậy:thị trường Châu Phi và các nước Trung Đông là một thị trường đầy tiềm năng phát triển: Thứ nhất ,đây là khu vực thị trường có dân số đông,là thị trường nhập khẩu lớn nhất của chè Việt Nam .Thứ hai, phần lớn các nước thuộc khu vực này là các nước có nguồn dầu mỏ lớn nhất thế giới,nằm trong khối xuất khẩu dầu lửa OPEC cho nên thu nhập bình quân người dân ở mức trung bình khá ,họ thực hiên nhập khẩu thông qua con đường đổi dầu lấy lương thực và nông sản phẩm .Thứ ba, thị trường khu vực này không yêu cầu qúa cao về chất lượng sản phẩm ,điều kiện thanh toán khá dễ dàng ,sức mua cao.Tuy nhiên khó khăn gặp phải khi Việt Nam quan hệ với thị trường này là khả năng thanh toán của khu vực này có nhiều hạn chế,việc mở L/C chậm chạp gây tồn đọng chè ,làm giam chất lượng chè .
Ngoài 3 thị trường chính còn một số thị trường tiềm năng thị trường Mỹ,ấn độ
Thị trường Mỹ Chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này năm 2002 đạt 2154 tấn .Lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang mỹ tăng mạnh 178% so với năm trước .Tuy nhiên chè xuất khẩu sang thị trường mỹ là chè đen với mức giá thấp là 760 –770 USD/tấn
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng chè
3.1 Các yếu tố thuộc về văn hoá:
Đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến những mong muốn và hành vi của một người .Đối với sản phẩm chè yếu tố văn hoá chi phối sâu rộng nhất đến mức độ ưa thích và tiêu dùng chè .Tiềm năng thị trường đôứi với các sản phẩm chè ở các khu vực thị trương khác nhau và những nền văn hoá khác nhau là khác nhau .
Đối với người Châu Âu thì sở thích tiêu dùng chè của họ là các loại chè đen , uống với đường, chè là thứ đồ uống ưa dùng nhất ở nước Anh.Đa phần người dân châu Âu là thích uống chè đen .
Còn đối với người Châu á lại thích uống chè xanh. Ngay cả việc tiêu dùng chè và cách thưởng thức chè cũng mang những nét văn hoá riêng biệt ,với nhiều phong cách nhiều trường phái khác nhau.
Phần lớn nền văn hoá á Đông , là nền văn hoá kín ,người dân nơi đây đã nâng việc uống trà trở thành nghệ thuật thư thái , cách thức pha trà càng tỷ mỉ thì càng có được chén ngon.Ví thử như người Trung hoa có trà Kinh, người Nhật Bản đã nâng việc uống trà trở thành “đạo trà”, Một số nước đạo hồi còn coi chè là quốc thuỷ ,và được tiêu dùng rất nhiều trong các dịp lễ hội đặc biệt là lễ hội Ramanda của người hồi giáo .
Vì phần lớn chè Việt Nam sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ,cho nên nhân thấy sự ảnh hưởng của những đặc trưng văn hoá của mỗi khu vực mà trong những năm Tổng công ty chè Việt Nam luôn trú trọng công tác nghiên cứu ,tìm hiểu khám phá những nét độc đáo riêng trên mỗi thị trường để được ra được những mặt hàng phù hợp.Tuy đã cố gắng nỗ lực nhưng kết quả của công tác này chưa cao ,bởi vì Tổng công ty chè Việt Nam vẫn còn chịu chi phối bởi cách kinh doanh truyền thống ,đó là xuất khẩu nguyên liệu ,bán qua trung gian ,chủ yếu dựa vào các bạn hàng truyền thống ,chưa trú trọng tới việc phát triển một nhãn hiệu riêng cho sản phẩm của mình .
Văn hoá chè cũng có nét khác nhau ở các nhánh văn hoá trên thị trường Việt Nam .Nhìn chung chè là loại đồ uống được ưa chuộng đối với người dân vịt ,văn hoá chè là một nhánh trong văn hopá ẩm thực Việt Nam .Từ rất lâu chè đã đi vào các vần thơ ,đã có ở trong kí ức dân tộc,trong văn xuôi hiện đại .Trong cuộc sống có những lúc cao cao tại thượng chè đã trỏ thành thần dược và việc thưởng thức nó đã đạt tới tầm triết lí tôn giáo ,còn thường thì chè vẫn đóng vai một thứ nước uống bình dân,thông dụng ,một thực phẩm có ích .Chè tặng phẩm cao quí của đất trời .Người ta ưa cái tính nó sạch ,cái hương nó thơm ,cái vị nó chát có hậu đậm đà ,uống chè trở thành cái sinh thú của con người , bất kì mọi tầng lớp ,mại cảm nhận nông sâu mà mỗi người nhận ra các tác dụng của tỉnh được mộng trần , rửa được lòng tục hay thêm hồ hửi khi vui , diệt trừ căn bệnh phiền não khi buồn .Chính nhờ chén chè mà dẫu ở giai tầng nào cũng có thể trở nên sang trọng ,quí phái về phương diện thẩm mỹ .Tuy nhiên cách uống chè và cách thưởng thức chè trong văn hoá ẩm thực của người Việt Nam lại mang những nét khác biệt .
+Đối với người miền Nam , phong cách sống của họ mang tính tự do , quan hệ xã hội rộng cho nên sở thích trung của họ là thích những loại chè có ướp thêm hoa nhài , hoa sói ,hoa sen ..đẻ tăng thêm hương vị .Do khí hậu ở vùng này mà chén trà đá được ưa chuộng hơn cả .Đây là vùng thị trường triển vọng để phát triển một số loại sản phẩm chè ướp hương ,nhưng trên thị trường này chè của Tổng công ty chịu cạnh tranh rất mạnh mẽ của các loại nước giải khát ,của đồ uống đặc sản của vùng ,cafê, nước hoa quả ,sữa ..
+Đối với người miền Bắc ,thì cách thưởng thức trà có nhiều khác biệt,mọi người đều thích hương vị tinh chất của chè .Chén chè nóng đã trở thành thứ nước uống hàng đầu vào buổi sáng , uống chè hay thưởng thức chè tươi là nếp sống quen thuộc của người dân các tỉnh phía Bắc
+Miền Trung ,do nằm ở giữa ,nối liền hai miền Bắc Nam thì cách thưởng thức chè cũng mang cả phong cách của người miền Nam và người miền Bắc.Tuy nhiên phong cách thưởng thức chè của người dân miền Trung có nét mang đặc văn hoá miền Bắc .
Như vậy yếu tố vùng văn hoá là rất quan trọng để từ đó Tổng công ty có chiến lược phát triển sản phẩm chè của mình trên mỗi thị trường như đa dạng hoá sản phẩm ,đưa ra những loại chè mới ,với những nhãn hiệu quen thuộc phù hợp với sở thích từng vùng .Một yếu tố tích cực tạo nên sức tiêu thụ chè đó là Tổng công ty có chiến lược phát triển các đại lí hay khuyến khích hỗ trợ các quán mang phong cách trà Việt ở mỗi vùng ,yếu tố đó giúp cho công ty thành công hơn nữa trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa .
3.2. yếu tố kinh tế :
Trong marketing thị trường tiềm năng là sự kết hợp 3 yếu tố đó là :có nhu cầu ,mong muốn mua ,và có khả năng thanh toán .Kinh tế là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hoá.Đối với chè ,tuy là một loại nước uống bình dân nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố kinh tế đến sức tiêu thụ chè .Trước đây khi đời sống của người dân còn khó khăn thì nhu cầu sử dụng chè là các loại chè cân sản xuất theo phương pháp thủ công .Ngày nay khi thị trường đã phát triển, nhu cầu tiêu dùng chè cũng có xu hướng thay đổi .Các sản phẩm chè cấp cao nhu cầu này càng tăng ,chè không còn chỉ đơn giản là một thứ nước uống phổ biến trong mỗi gia đình ,mà nó còn là những món quà biếu trong dịp lễ tết,rất sang .Khi đời sống ngày càng nâng cao người dân ngoài quan tâm đến chất lượng chè còn rất coi trọng hình thức bao bì hình thức sản phẩm ..Nhận thức tầm ảnh hưởng quan trọng này mà trong những năm qua và trong năm tới Tổng công ty chè luôn có chiến lược phát triển sản phẩm mới ,cao cấp đáp ứng nhu câu của người dân ,và có thể cạnh tranh với chè ngoại nhập .
3.3.Yếu tố chính trị:
Chính trị là yếu tố tối quan trọng trong việc xem xét ảnh hưởng của yếu tố này đến sức tiêu thụ chè ,bởi lẽ 80% chè Việt Nam sản xuất là phục vụ cho thị trường xuất khẩu nhưng có thể xâm nhập hay tăng khối lượng chè trên thị trường xuất khẩu thì sự ổn định về chính trị cũng quyết định điều này .Chính trị không ổn định sẽ làm cho các chi phí về bảo hiểm hàng hoá ,vận chuyển hàng hoá tăng lên , ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của chè trên thị trường này.Một thí dụ điển hình là năm 1990 khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ làm cho thị trường chè Việt Nam giảm tới 60% thị phần thị trường ở khu vực này .
Trong năm 2002 hợp đồng kí với Iraq mã đến tháng 10 mới mở L/C dẫn đến hơn 20000 tấn chè của Tổng công ty mua nằm ứ đọng , thậm chí không đủ kho để chứa phải đi thuê ngoài nên phất sinh chi phí rất lớn lên hàng chục tỷ đồng bởi lãi vay vốn ngân hàng và phí thuê kho ,phí bảo quản chè .
Sự kiện 11/9 xảy ra tại mỹ đã dẫn đến cuộc chiến tranh tại Afganistan làm cho chi phí vận tải biển , chi phí bảo hểm chiến tranh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC402.doc