Lời nói đầu
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty liên doanh TNHH HảI Hà- Kotobuki tôi đã tổng hợp được một số thông tin kháI quát về công ty như sau:
Sự hình thành và phát triển của công ty
Lịch sử ra đời của công ty
Tên công ty là: Công ty liên doanh TNHH HảI Hà- Kotobuki
Trụ sở chính của công ty là: 25- Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Lịch sử ra đời của công ty là một dự án liên doanh giữa công ty bánh kẹo HảI Hà( thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ, nay là Bộ Công Nghiệp)
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về sự hình thành và phát triển của Công ty liên doanh TNHH hải hà- Kotobuki; đặc điểm sản xuất, sản phẩm và thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tập đoàn Kotobuki(Nhật Bản). Tiền thân của công ty Hải Hà là nhà máy miến Hoàng Mai được thành lập năm 1960 với quy mô ban đầu rất nhỏ bé, phương tiện lao động thủ công và chỉ có khoảng 10 công nhân. TrảI qua chặng đường 40 năm phát triển, ngày nay sản phẩm của chúng tôI đã có mặt ở khắp nơI trong và ngoàI nước. Công ty đã được Nhà Nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất, ba huân chương lao động hạng ba, một huân chương lao đọng hạng hai và liên tục được nhận cờ thi đua của Bộ Công Nghiệp. Đặc biệt các sản phẩm của công ty nhiều năm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay, công ty Hải Hà đã có 5 xí nghiệp thành viên và 2 công ty liên doanh với nước ngoài(bao gồm: Hải Hà- Kotobuki và Miwon Việt Nam) với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 1600 người.
Phía nước ngoàI trong dự án liên doanh với Hải Hà- tập đoàn Kotobuki(Nhật Bản) cũng là một công ty có uy tín lớn trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo các loại- có trụ sở tại 191 Kitanagasa- Dokichuo-Kukobéhi 650 Hyogopref Japan.
Công ty liên doanh Hải Hà-Kotobuki đã được thành lập ngày 24/12/1992 theo giấy phép số 489- GP của uỷ ban Nhà Nước về hợp tác đầu tư, với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh vaqf xuất khẩu các loại bánh kẹo.
Công ty có tên giao dịch là Hải Hà-Kotobuki.
Tên giao dịch quốc tế là: JOINT VENTURE OF Hải Hà Kotobuki company.
Điện thoại: (84.4)8631764
Fax: (84.4)8632501
Với tổng số vốn góp ban đầu của công ty là 4.051.700 USD, cơ cấu vốn góp như sau:
Biểu 1: Cơ cấu góp vốn của công ty
Các chỉ tiêu
Giá trị vốn góp(USD)
Tỷ lệ(%)
A. Bên Hải Hà(VN)
Trong đó:
- Giá trị quyền sử dụng đất.
- Máy móc thiết bị nhà xưởng.
1.175.000
300.000
875.000
29
B. Bên Kotobuki(NB)
Trong đó:
Tiền Mặt.
Máy móc thiết bị.
2.876.700
1.254.000
1.622.700
71
Quá trình phát triển của công ty.
Ngày 1/5/1993 Công ty chính thức đI vào hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo các loại, với mặt hàng chủ yếu là kẹo cứng, dưới quyền lãnh đạo của tổng giám đốc Vương Thị Bích Thuỷ. Đây cũng la thời kỳ công ty tăng cường đầu tư máy móc thiết bị bằng cách nhập các dây chuyền công nghệ mới của nhật bản, CHLB Đức, Ba Lan… để mở rộng quy mô sản xuất.
Từ năm 1996 đến nay dưới quyền lãnh đạo của tổng giám đốc người Nhật Tetsuya Suzuki, công ty đã tiếp tục nhận một số dây chuyền công nghệ sản xuất kẹo que, kẹo không đường, dây chuyền sản xuất đường isomalt. Danh múcản phẩm của công ty ngày càng mở rộng đáp ứng nhu cầu kịp thời của thị trường. Đây cũng là thời kỳ công ty tập trung nâng cao năng suất lao động, khai thác hiệu quả hoạt động của các dây chuyền công nghệ hiện đại, từ đó mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty:
Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Công ty liên doanh Hải Hà-Kotobuki là một doanh nghiệp tuy có tuổi đời còn non trẻ song nó đã dành được một vị thế nhất địnhtrên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanhvà xuất khẩu các loại bánh kẹo có chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.2. Nhiệm vụ.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù quy mô ra sao, hoạt động trong lĩnh vực nào nếu muốn thực hiện được mục tiêu chung thì phảI thực hiện rất nhiều nhiệm vụ phức tạp. Tuy nhiên đối với từng loại hình doanh nghiệp, thậm chí đối với từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn do tính chất đặc điểm hoạt động khác nhau nên nhiệm vụ đặt ra cũng khác nhau. Xét trên góc độ tổng quát với tư cách là một công ty liên doanh, công ty có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước về các khoản thuế(VAT, thuế lợi tức…) các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp khác. Đây có thể coi là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của các doanh nghiệp, bởi vì Nhà Nước sử dụng ngân sách này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môI trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng cho các doanh nghiệp kinh doanh.
Hai là, ưu tiên sử dụng lao động trong nước, phảI đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người lao động theo quy điịnh của Bộ Lao Động- Thương binh và Xã Hội. Tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo luật công đoàn.
Ba là, đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và tích cực tham gia chống nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất, … tung ra thị trường làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Bốn là, tuân thủ các quy định của Nhà Nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá , danh lam thắng cảnh và trật tự xã hội.
Năm là, tiến hành ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính. Tức là công ty phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý, vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ và yêu cầu quản lý của công ty.
Sáu là, doanh nghiệp phải luôn thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng bánh kẹo... để tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu, mất vệ sinh, an toàn gây lên những tổn thất khôn lường đối với Doanh nghiệp.
đặc điểm sản phẩm và thị trường.
đặc điểm sản phẩm.
Sản phẩm công ty rất đa dạng và phong phú có thể chia thành 9 nhóm với trên 70 chủng loại khác nhau. Thể hiện ở bảng sau:
STT
TÊN NHóM SảN PHẩM
CHủNG LOạI sản phẩm
1
Kẹo cứng
Dâu, xoàI, sôcôla, dứa, dừa 300g & 250g, cam, nhân me, sôcôla- cà phê 300g & 125g(hộp), kẹo tổng hợp 450g & 950g.
2
Kẹo que(lolipop)
Lolipop rổ, lolipop 12 que & 6 que(túi), hộp 35 que.
3
Sôcôla
6 thanh(máy), 12 thanh & 6 thanh(tay), 12 con giống, que con giống, figchoco, sôcôla thanh 50g, galaxy, star, cosmos, love, finest, mini.
4
Sao su
Bạc hà, chanh, quế, dâu, okibol gói, okibol hộp.
5
Iomalt
Con giống, sakura, cheer oto, kẹo bông tuyết, kẹo kidkid.
6
Bimbim chiên
Tôm 15g, tôm 25g, cua 15g.
7
Bimbim nổ
Bò nướng 60g, gà nấm 40g, caramel ngô, bimbim sữa dừa, bimbim cam.
8
Cookies
Hộp sắt 40g, bơ khay, gói 300g & 200g, dừa 150g, sôcôla 150g, cookies sky, bánh cân 400g & 200g, present, new year, best, deluxe, super, tài lộc, phúc lộc.
9
Bánh tươi
Con giống, cam, chuối, hình tam giác, gato mouburan, gato cuốn, sôcôla, gato sữa chua, khoai, bánh cắt kran, caramen, cuốn càphê, cuốn kem tươi,.v.v.
Ngoài một số sản phẩm truyền thống của công ty như kẹo cứng, bánh tươi, bimbim còn có một số sản phẩm mới như kẹo que, isomalt. Đặc biệt, sản phẩm bánh tươi của công ty đang được người tiêu dùng thủ đô rất ưa chuộng. Hiện nay công ty đang tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật được giao nhiệm vụ thường xuyên tạo mẫu hàng mới.
2.2.2 Đặc điểm thị trường.
ở Việt Nam trong những năm qua nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu cuộc sống mỗi ngày được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Và đây là một một điều kiện hết sức thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của công ty. Cùng với sự thay đổi đó thị trường của công ty hướng vào phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhưng chủ yếu vẫn là hai nhóm chính: nhóm tiêu dùng có mức sống cao ở các thành phố lớn và nhóm đối tượng tiêu dùng có thu nhập thấp ở các nông thôn.
Thị trường của công ty chủ yếu phân chia theo vùng địa lý, trong nước chia thành 4 vùng thị trường: Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và miền Nam. Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở 48 tỉnh, thành phố với 80 đại lý. Tuy nhiên, thị trường chủ yếu là phía Bắc, chiếm hơn 80% tổng doanh thu. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Lào, Căm Pu Chia, .v.v. Tỷ trọng các khu vực thị trường của công ty như sau:
Tổ chức bộ máy quản lý.
Hội đồng quản trị
Phòng kinh doanh
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng kỹ thuật
Phòng KH- vật tư
Phòng tài vụ
Văn phòng công ty
Bộ phận cửa hàng
Trong đó:
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
--------- Các phong ban có liên quan đến nhau
Quan hệ hỗ trợ mật thiết
Bộ máy quản lý của công ty áp dụng kết hợp giữa mô hình tổ chức theo chức năng và mô hình nhân tố nhằm làm tách bạch giữa sản xuất và kinh doanh, gắn liền trách nhiệm với quyền lợi, giảm bớt quyền lực nhưng vẫn đảm bảo tập trung. Đây là một mô hình sáng tạo theo phong cách Nhật Bản pha lẫn mô hình truyền thống của Việt Nam, rất phù hợp với mô hình của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý của công ty liên doanh HảI Hà- Kotobuki bao gồm: Hội đồng quản trị; 1 Tổng giám đốc; 1 Phó tổng giám đốc; Các phòng ban chức năng và phân xưởng sản xuất.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan lãnh đạo tối cao của công ty,có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong tổ chức hoạt động của công ty như:Phương hướng hoạt động,kế hoạch kinh doanh. Cán bộ chủ chốt theo nguyên tắc nhất trí.
Tổng giám đốc là người được hội đồng quản trị cử ra để điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của công ty,tổng giám đốc là người nắm giữ quyền hành cao nhất chụi trách nhiệm chỉ huy điều hànhchung toàn bộ hoạt động của cong tymột cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phó tổng giám đốc và các phongf ban.
Phó tổng giám đốc:Là người tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết địnhquản lý về từng lĩnh vực chuyên mô.Đồng thời là người trực tiếpquản lý hoạt động sản xuất bánh kẹo của phân xưởng.
Phòng kinh doanh đảm nhận công việc nghiên cứu và phát triển thị trường. NgoàI ra phòng kinh doanh còn thực hiện cả công tác tiêu thụ sản phẩm và marketing. Phối hợp mật thiết với phòng kỹ thuật trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đồng thời phối hợp với các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phòng kỹ thuật: Kiểm tra, theo dõi các thông số kỹ thuật của các loại bánh kẹo sản xuất ra. Đồng thời, phòng kỹ thuật còn đảm nhiệm mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. NgoàI ra phòng kỹ thuật còn có mối quan hệ mật thiết với phòng kinh doanh trong việc cho ra các sản phẩm mới và phối hợp các phòng ban khác để lập kế hoạch sản xuất
Phòng kế hoạch- vật tư: Chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo cho nhu cầu sản xuất đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng kế hoạch năm cho toàn công ty.
Phòng tàI vụ: theo dõi, ghi chép, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh; Cung cấp các thông tin để lãnh đạo công ty ra được những quyết định sát thực hơn; hạch toán lãI lỗ đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà Nước.
Văn phòng công ty: Thực hiện các thủ tục hành chính và lưu giữ các tài liệu của công ty. Ngoài ra, văn phòng cũng là bộ phận chịu trách nhiệm hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, bố trí sử dụng và phát triển nguồn nhân sự; Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật.
Bộ phận cửa hàng chịu trách nhiệm phân phối đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm của công ty nhất là sản phẩm bánh tươI; phối hợp với phòng kinh doanh trong việc cung cấp thông tin thị trường.
Phân xưởng sản xuất: đứng đầu là quản đốc phân xưởng có chức năng phụ trách bố trí nhân sự trong phân xưởng; điều phối cân đối dây truyền chịu trách nhiệm trước phó giám đóc; phối hợp với các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất. Phân xưởng là nơI điều hành hoạt động trực tiếp của máy móc đồng thời thực hiện các khâu thủ công như đóng hộp, in hình, tạo dáng trên bánh tươi…
2.4.Đặc điểm máy móc thiết bị
Hiện nay cơ cấu tài sản cố định của công ty như sau:
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
(%)
- Máy móc thiết bị sản xuất
- Nhà xưởng, văn phòng
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị văn phòng
- Quyền sử dụng đất
Nghìn đồng
Nghìn đồng
Nghìn đồng
Nghìn đồng
Nghìn đồng
45.019.617
6.267.070
2.332.892
1.358.467
3.312.900
77,22
10,75
4,00
2,33
5,7
Tổng tài sản
Nghìn đồng
58.300.000
100
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm cho nên công nghệ thường có chu kỳ sống ngắn, nhanh lỗi thời. Hiện nay máy móc thiết bị sản xuất của công ty bao gồm nhiều chủng loại, nhiều thế hệ. Có những máy móc từ ngày mới thành lập như: kẹo cứng, bánh tươI, bim bim… nhưng cũng có những dây truyền hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng như: kẹo que isomalt. Giá trị dây truyền công nghệ của công ty được biểu hiện qua biểu sau:
Tên dây chuyền sản xuất
Đơn vị tính(đồng)
Trị giá
Nước nhập
Năm nhập
Công suất(Kg/ ca)
1. Kẹo cứng
1.000
5.942.534
Việt Nam
1992
3.000
2. Kẹo que
1.000
2.847.879
Hà Lan
1996
850
3. Bimbim nổ
1.000
8.045.578
Nhật
1993
400
4. bimbim chiên
1.000
5.132.285
Nhật
1983
400
5. Cookies
1.000
9.626.005
Nhật
1994
400
6. Kẹo cao su
1.000
5.398.187
Đức
1995
400
7. Sôcôla
1.000
6.558.598
Hà Lan
1995
800
8. bánh tươi
1.000
536.997
Nhật
1993
400
9. Isomalt
1.000
931.554
Hà Lan
1999
50
(Nguồn: Phòng kinh doanh- công ty Hải Hà-Kotobuki)
Nhìn chung các máy móc thiết bị của công ty đều là những máy móc thioết bị hiện đại . Tuy nhiên hầu hết doanh nghiệp chỉ chuyển giao được phần cứng của công nghệ, còn pnần mềm thì chủ yuế là do đội cán bộ của công ty tự mày mò nghiên cứu cho nên doanh nghiệp chưa thực sự làm chủ được công nghệ của mình. Việc này ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác tối đa công suất và tính năng của máy móc thiết bị. Hiện nay tất cả các máy móc thiết bị đều mới chỉ khai thác được 50% công suất, trừ dây truyền kẹo cứng là khai thác vào thời điểm tối đa được 80-85% công suất.
Hàng năm doanh nghiệp vẫn thường xuyên sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị bằng cách thay thế một số bộ phận bằng các bộ phận tương tự hiện đại hơn nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng sản xuất và tiêu dùng.
2.5.Đặc điẻm lao động
Lao động của công ty Hải Hà- Kotobuki gồm có cả người nước ngoài và người Việt Nam, trong đó hầu hết là người Việt Nam.
@ Cơ cấu lao động:
Tính đến ngày 17/2/2001 toàn công ty có 297 người, trong đó nam có 103 người – chiếm 35,3%, nữ là 189 người – chiếm 64,7%. Số người có trình độ đại học là 55 người chiếm 18,83%, số người có trình độ cao đẳng là 6 người – chiếm 2,05%, số người có trình độ THCN là 18 người – chiếm 6,16%, số người có trình độ PTTH là 156 người – chiếm 53,42%, còn lại 19,54% là trình độ THCS.
Công nhân lao động có 198 người, trong đó lao động trực tiếp là 133 người - chiếm 67,3%, lao động gián tiếp là 65 người - chiếm 33,7%. Hầu hết số lao động trong công ty đều còn rất trẻ, tuổi trung bình là 32.
@Cơ cấu nhân sự:
Tổng giám đốc : 1 người
Phó tổng giám đốc : 1 người
Văn phòng : 6 người
Phòng kinh doanh : 20 người
Phòng tài vụ : 5 người
Phòng kỹ thuật : 5 người
Phòng kế hoạch-vật tư : 6 người
Văn phòng phân xưởng: 9 người
Khối cửa hàng: 43 người(40 nhân viên bán hàng và 3 lãnh đạo)
@ Chế độ tuyển dụng:
Tất cả lao động làm việc trong công ty đều phải có hợp đồng lao động ký bằng văn bản ký kết giữa tổng giám đóc với từng người lao động theo quy định của Bộ lao động- thương binh và xã hội. Hiện nay trong công ty có 111 lao động thuộc diện hợp đồng không xác định, 125 người thuộc diện hợp đồng 1 năm, 9 người thuộc diện hợp đồng 2 năm, 10 người thuộc diện hợp đồng 3 năm, hợp đồng mùa vụ có 25 người, chưa ký hợp đồng có 9 người, và có 3 người thuộc diện không ký hợp đồng(Ban Giám Đốc).
@ Quản lý và sử dụng lao động.
- Phân chia công việc: Căn cứ vào kế hoạch, tiến độ sản xuất của công ty từ đó xác định khối lượng công việc phảI hoàn thành trong ca, trong ngày,…
Bố trí lao động: trên cơ sở khối lượng công việc phảI hoàn thành từ đó sắp xếp số lượng lao động cho phù hợp.
Định mức lao động: trên cơ sở xác định thời gian cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm cho từng khâu, từng máy, từng dây chuyền sản xuất.
Hỗu hết lao động trong doanh nghiệp là lao động máy mọc, chỉ có một số bộ phận là sưr dụng lao động thủ công như: đóng gói kẹo, tạo hình bánh tươI…
Để đảm bảo cuộc sống ổn định cho công nhân, công ty áp dụng hình thức lương sản phẩm có điều chỉnh. Đối với các nhân viên thì công ty áp dụng hình thức lương cố định theo tháng. Hiện nay lương bình quân của cán bộ công nhân viên( không có chức danh) là 925000 đồng.
Hàng năn công ty thường tổ chức các khoá học đào tạo về quản trị kinh doanh, về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty luôn có những theo dõi đánh giá, đãI ngộ và đề bạt hợp lý với cán bộ công nhân viên có thành tích, nhiệt tình trong công tác. Tuy nhiên công ty cũng có những quy tắc hết sức chặt chẽ trong sử dụng lao động, bắt buộc mọi người phảI luôn lỗ lực làm việc hết mình nếu không sẽ bị đào thải.
2.6. Đặc điểm nguyên vật liệu
Là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là sản xuất bánh kẹo các loại. Cho nên nguyên vật liệu chính của công ty là đường. NgoàI ra còn có các loại: mạch nha, tinh dầu dứa, bạc hà, cam, dâu, chanh, gluco,… Nguyên vật liệu cho sản xuất kẹo cứng: Đường, sáp ong, dầu,… Nguyên vật liệu cho sản xuất cookies: bột mì, đường vàng, magarine, sữa, bột, trứng gà, bột ca cao, bột nở. Nguyên vật liệu cho sản xuất sôcôla: CBS, bột ca cao, sữa bột, vanili, gluco…
Hiện nay ngành đường nước ta đang phát triển môt cách rầm rộ, các nhà máy đường mọc lên khắp nơi. Tuy nhiên, sản xuất đường trong nước giá thành vẫn cao hơn giá đường nhập ngoại mà chất lượng lại thấp hơn. Nhưng ngành đường Việt Nam đang được bảo hộ cho nên nhiều doanh nghiệp muốn nhập khẩu đường nước ngoàI thì lại gặp khó khăn về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính vì vậy mà hiên nay doanh nghiệp hoàn toàn sử dụng đường trong nước, chủ yếu từ 2 bạn hàng lớn là nhà máy đường Quảng NgãI và nhà máy đường Biên Hoà.
Hâu hết các nguyên vật liệu khác của doanh nghiệp đều được sản xuất trong nước, doanh nghiệp chỉ phảI nhập khẩu từ Singapore gia vị để sản xuất bimbim, giấy nhãn và một số hương liệu khác vì đây là những nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được. Vì không có sản phẩm thay thế cho nên nhiều khi doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu như là: vận chuyển chậm, thủ tục hải quan,… Việc chậm trễ này có thể dẫn đến dừng hoạt động của dây chuyền. Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp thường nên kế hoạch sản xuất năm và mua nguyên vật liệu này một lần để sản xuất cho cả năm. NgoàI ra để hoàn thiện quá trình sản xuất cần có điện nước, hơI ga,…và toàn bộ những nguyên vật liệu này được cung cấp trong nước.
2.7. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty Hải Hà-Kotobuki có một phân xưởng sản xuất tổ chức trong diện tích mặt bằng(không kể kho) khoảng 9000 m2. Sản xuất trong công ty được tổ chức theo hình thức đối tượng, chia làm 9 tổ sản xuất bao gồm: Tổ kẹo cứng, tổ kẹo que, tổ isomalt, tổ bimbim, tổ sôcôla, tổ kẹo cao su, tổ bánh tươI và tổ bốc vác. Mỗi tổ sản xuất một loại sản phẩm. Trong đó, do mặt hàng kẹo cứng là mặt hàng chủ đạo nên quy mô của nơI làm việc cũng lớn hơn và nó được chia làm 2 bộ phận: bộ phận nấu và bộ phận đóng gói.
Đứng đầu phân xưởng là quản đốc phân xưởng- là người có chức năng phụ trách bố trí nhân sự, điều phối, cân đối dây chuyền, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng giám đốc. Đồng thời quản đốc phối hợp với các phòng ban để lên kế hoạch sản xuất thông qua việc xem xét một cách chính xác khả năng sản xuất của dây chuyền sao cho kế hoạch và khả năng phù hợp nhau.
Đứng đầu các tổ chức sản xuất là các tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm giám sát toàn tổ. Phân xưởng có một quản đốc và hai phó quản đốc, một phó quản đốc phụ trách mảng bánh tươI và một phó quản đốc phụ trách mảng bánh khô có nhiệm vụ phụ trách nhân sự và điều phối nguyên vật liệu. Riêng tổ bánh tươI còn chịu trách nhiệm theo dõi sản xuất và một người phụ trách đơn đặt hàng.
2.8. Đặc điểm về tài chính
Trong sản xuất kinh doanh việc tính toán nguồn tàI chính có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. Nguồn vốn có thể huy động từ tất cả các cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là các khoản vốn vay. Công ty vay vốn với các tổ chức tàI chính trong nước và ngoàI nước, các bên trong liên doanh sẽ bảo lãnh cho khoản vay theo phần chứ không theo liến đới theo tỷ lệ góp vốn. NgoàI ra công ty còn có vốn góp ban đầu do hai bên liên doanh HảI Hà và Kotobuki góp 4.051.700 USD với tỷ lệ 29:71. Qua quá trình hoạt động hiện nay nguồn vốn của công ty lớn hơn rất nhiều thể hiện qua biểu sau:
Biểu 5: Các nguồn vốn kinh doanh của công ty
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1
Vốn cố định
53
55
58,3
60
61
2
Vốn lưu động
10
11,5
13.2
15
16
3
Tổng vốn kinh doanh
63
66,5
71.5
75
82
(Nguồn từ phòng kinh doanh của công ty Hải Hà-Kotobuki)
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây(1998-2002)
3.1 Tình hình sản xuất
Hiện nay do nhu cầu của người tiêu dùng về bánh kẹo hết sức đa dạng và phức tạp mà trong khi đó sự cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo ở nước ta lại hết sức sôI động. Cho nên tình hình sản xuất của công ty thay đổi theo nhu cầu thị trường. Công ty lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo mức thành phẩm tồn kho và công suất của các dây chuyền. Căn cứ vào những tiêu thức đó mà cứ hàng tuần phó tổng giám đốc lập kế hoạch giao cho các phòng ban và phân xưởng trong công ty để thực hiện cho đúng tiến độ đã đề ra.
Biểu 6: Tình hình sản xuất của công ty Hải Hà-Kotobuki
(Đơn vị tính: kg)
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
1
Kẹo cứng
1616331
1637418
1721031
1758270
1845674
2
Kẹo que
35387
36516
48744
50920
52112
3
Bimbim nổ
139538
120022
73811
80381
82123
4
bimbim chiên
9582
10034
15536
17932
18211
5
Cookies
27356
21187
20467
21742
22456
6
Kẹo cao su
182629
193856
198196
208920
213465
7
Sôcôla
55167
34708
30074
31082
32125
8
bánh tươi
149801
189321
229621
249827
256574
9
Isomalt
-
4389
5618
7643
7745
Tổng
2215791
2243062
2337480
2426717
2530485
(Nguồn từ phòng kinh doanh- công ty liên doanh Hải Hà-Kotobuki)
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng tổng sản lượng bánh kẹo sản xuất ra của công ty trong những năm gần đây có tăng nhưng tốc độ tăng không đều. Cụ thể là tổng sản lượng bánh kẹo năm 1999 tăng so với 1998 là 27271 kg hay tăng 1,23%. Đây là mức tăng không cao đặc biệt là mặt hàng bimbim của công ty bị cạnh tranh khá mạnh bởi các đối thủ như Kinh Đô, Bibica và đến hiện nay là Liwayway Việt Nam. Vì vậy mà tình hình sản xuất mặt hàng này cũng giảm đI một cách đáng kể, Cụ thể là mặt hàng bimbim chiên giảm 151156 kg hay giảm 51,84% và bimbim nổ giảm 9609 kg hay giảm 52,73%. Ngay cả mặt hàng cookies được xem là dây chuyền hiện đại nhất của doanh nghiệp cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trẻ tuổi đáng gờm như Kinh Đô, Quảng NgãI... Tuy nhiên, nhận thức được thời thế công ty đã liên tục cảI tiến chất lượng, mẫu mà và đặc biệt là phát triển một số thị trường mới mà các đối thủ khác chưa thâm nhập bằng mặt hàng Isomalt, bánh tươI,… Cho nên tốc độ tăng sản lượng năm 2000 so với năm 1999 đã tăng nên 4,21% tương ứng với lượng tăng là 94418 kg. Vấn đề đặt cho khâu sản xuất đó là do các dây chuyền công nghệ của công ty đã trở nên lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh cho nên đã đến lúc công ty cần phảI đổi mới công nghệ của mình. Chỉ có bằng cách đó công ty mới có thể tồn tại được trong môI trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Đối với mỗi khu vực thị trường do yếu tố địa lý và mức sống cũng như thói quen, sở thích tiêu dùng của dân cư đối với sản phẩm bánh kẹo cũng rất khác nhau do đó kết quả tiêu thụ của công ty ở các vũng khác nhau. Ta có thể thấy được điều này qua bảng biểu sau đây:
Tổng cộng
2001
1848971
46905
81041
9825
25646
223184
106430
249825
9095
2512407
2000
526925
42236
73936
10096
27074
200271
19256
229618
6003
2347823
Xuất khẩu
2001
1709
8325
0
0
0
15249
0
0
0
25283
2000
1500
7418
0
0
0
12324
0
0
0
21242
Miền Nam
2001
133126
11090
102
308
3012
60732
1324
0
1757
211451
2000
127109
8630
77
278
2994
57368
1032
0
874
198362
Miền Trung
2001
313524
678
407
0
827
25471
87250
0
295
339928
2000
263604
474
306
5
275
20476
1512
0
17
286669
Miền Bắc
2001
1400612
26812
80532
9517
21807
121732
17856
249825
7043
1935745
2000
134712
25714
73553
9813
23805
110103
16712
229618
5112
1841550
Vùng
Mặt hàng
Kẹo cứng
Kẹo que
Bimbim nổ
bimbim chiên
Cookies
Kẹo cao su
Sôcôla
bánh tươi
Isomalt
Tổng
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty liên doanh Hải Hà-Kotobuki)
Qua biểu trên ta thấy miền Bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, đem lại cho công ty phần lớn doanh thu và lợi nhuận. Những mặt hàng bán chạy trên thị trường này là kẹo cứng, bimbim, bánh tươI, Isomalt và cookies. Công ty luôn tìm mọi biện pháp để củng cố và duy trì thị trường này bằng cách cảI tiến chất lượng, thay đổi mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm,… Thị trường Miền Trung là thị trường tiêu thu chủ yếu các mặt hàng như kẹo cao su và kẹo cứng, còn các mặt hàng khác hầu như không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được rất ít trên thị trường này. Miền Nam là thị trường mới được mở rộng trong những năm gần đây nhưng các mặt hàng tiêu thụ ở thị trường này rất đa dạng và phong phú, mạnh nhất là kẹo cứng, kẹo cao su và sôcôla. NgoàI ra 2 năm gần đay công ty đã khôI phục được một số thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, số mạet hàng xuất khẩu còn khiêm tốn chủ yếu là kẹo que.
Hiện nay tình hình tiêu thụ của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, các sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ có thế mạnh hơn về nhiều mặt. Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ trong những năm tới công ty cần phảI chú trọng đầu tư đổi mới nâng cấp máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng công tác marketing đặc biệt là tập trung phát triển hệ thống bán hàng bao gồm hệ thống kênh phân phối.
3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua.
2002
57573884
1675034
930
325
291222
152000000
5523677
0.029
2001
56732171
1587290
925
305
282125
15000000
5478692
2.79
2000
54739311
1312450
925
292
270100
13200000
5317268
2.40
1999
53937068
540200
865
305
263825
11500000
5125366
1.0
1998
53175745
-156796
807
300
242100
10000000
4625036
-0.29
ĐVT
1000 đ
1000 đ
1000 đ
1000 đ
1000 đ
1000 đ
1000 đ
1000 đ
Các chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
Thu nhập bình quân/ tháng
Tống số lao động
Quỹ lương
Vốn kinh doanh
Các khoản nộp ngân sách
Tỷ suất LN/DT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC529.doc