Báo cáo Tổng hợp về quá trình đảm trách một tour du lịch của Công ty du lịch

Phần I: Mục đích ý nghĩa của chuyến đi thực tế nhận xét chung Xã hội ngày càng phát triển, Việt Nam ngày dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Cùng chung với sự phát triển đó - ngành Du lịch cần xác định cho mình đúng mục tiêu để phát triển.Không ngoài định hướng “Phát triển bền vững” cho ngành, sinh viên là đội ngũ sáng tạo nhất, là người kế cận của đất nước – việc đào tạo sinh viên và những chuyến đi thực tế vừa qua c

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về quá trình đảm trách một tour du lịch của Công ty du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa khoa Du Lịch trường Đại học dân lập Đông Đô kéo dài từ ngày 08 tháng 04 đến 17 tháng 04 năm 2004, khẳng định việc đào tạo nhân lực trong du lịch thực tế là hết sức cần thiết. Ngành Du lịch nhận thấy vai trò của mình: “Đây là ngành kinh tế tổng hợp mang lại nhiều lợi nhuận cho những nhà kinh doanh, mang lai thu nhập cao cho ngành kinh tế quốc dân, cho nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy gìn giữ bản sắc dân tộc, khơi dậy nét văn hoá đặc sắc của mỗi vùng, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao.Bởi vậy mà đã từ lâu việc đào tạo nhân lực phục vụ ngành Du lịch luôn là vấn đề cấp bách với ngành”. Mục đích ý nghĩa chuyến đi thực tế *Nhận thấy tầm quan trọng trong nền kinh tế của mình. Ngành Du lịch đã lựa chọn việc đào tạo sinh viên làm đội ngũ kế cận, để phát huy được tối đa những lợi thế về thiên nhiên phong phú, nền văn hoá đa dạng để thu hút khách du lịch, tạo ra sức mạnh trong Du lịch ngày nay. *Hiểu được sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch Việt Nam. Người làm du lịch trong tương lai cần phải hiểu được những giá trị đích thực về nguồn tài nguyên sẵn có đó. Kinh nghiệm thực tiễn của người làm du lịch hết sức quan trọng, làm quen với thực tiễn của ngành hiểu - thông hiểu mọi điều trong hướng dẫn là tiền đề ban đầu cho người ham mê ngành. Lĩnh hội những kinh nghiệm về quản trị, giúp cho sinh viên hình thành ý tưởng về tour, tạo lập tuyến điểm Du lịch hấp dẫn, và quan trọng hơn nữa là sắp xếp chương trình thăm quan hợp lý. ́ *Kinh nghiệm cho thấy người làm Du lịch là phải sáng tạo, biết quan trọng yêu Du lịch và sẵn sàng biết chấp nhận gian khổ chỉ với một mục đích: “Nụ cười Việt Nam”. Du lịch Việt Nam với nụ cười thân thiết – Người làm du lịch luôn phải giữ cho mình nụ cười đó. *Từ những mong muốn trên, Khoa Du Lịch của trường và sự quan tâm của hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp cung quyết tâm tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên. *Chuyến đi dọc miền Bắc – miền Trung có thể nói đã giúp cho sinh viên học tập được rất nhiều điều bổ ích, thú vị, giúp cho sinh viên có điều kiện hiểu biết hơn về phong tục tập quán địa phương của mỗi vùng đến.Giúp cho mối quan hệ của mỗi sinh viên ngày càng gần nhau hơn.Đặc biệt là dịp để mỗi sinh viên bước đầu làm quen với nghề của mình trong tương lai. Phần II: Tổ chức chuyến đi Dự kiến chương trình toàn tour. ́Công ty du lịch nam việt thực hiện head office: 204 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội, Việt Nam. Tel: 84-4:5584706/5584325/8589619/9167216 Fax: 84-4:5584706 Mobile: 0903217192/0903264496 *Email: Navitour2003 yahoo.com Hà Nội - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế Huế - Quảng Nam - Nghệ An - Hà Nội Thời gian:10 ngày - 9 đêm - phương tiện:Ôtô-Thuyền Ngày thứ 1: Hà Nội - Quảng Bình Sáng: 5h30 Hướng dẫn viên cùng xe đón Quý khách tại địa điểm quy định khởi hành đi Quảng Bình, Quý khách ăn sáng tự túc tại Phủ Lý. 11h30: Quý khách tự do ăn trưa tại thành phố Vinh. Chiều: 13h30 Quý khách khởi hành đi Đồng Hới, trên đường dừng lại thăm Đèo Ngang, đèo Mũi Đao, Bãi Biển Đá Nhảy để đoàn tự do chụp ảnh lưu niệm. Xe tiếp tục đưa Quý khách đi Đồng Hới, thăm Tượng Đài Mẹ Suốt, nhận phòng nghỉ ngơi, tự do ăn tối. Ngày thứ 2: Biển Nhật Lệ - Động Phong Nha – Thị Xã Đông Hà Sáng 7h00 Tự do ăn sáng,Xe đưa Quý khách đi thăm Động Phong Nha bằng thuyền theo dòng sông Son, Động Khô - Động Ướt hay còn gọi là Động Tiên Sơn, Đông Phong Nha. Quý khách tự do ăn trưa tại Phong Nha Chiều: xe tiếp tục đưa Quý khách đi thị xã Đông Hà theo đường Hồ Chí Minh mới, trên đường xe đưa Quý khách vào thăm nghĩa trang Trường Sơn, đoàn làm lễ dâng Hương Tưởng Niệm các anh hùng liệt sĩ. Tới Đông Hà quý khách nhận phòng, tự do ăn tối. Ngày thứ 3: Thị Xã Đông Hà - NghĩaTrang Đường 9 – Thành Cổ Quảng đi Nghĩa Trang Đường 9, đoàn làm lễ dâng Hương Tưởng Niệm các anh hùng liệt sĩ. Xe tiếp tục đưa quý khách đi tham quan Thành Cổ Quảng Trị ̣̣̣̣̣̣nằm trên dòng sông Thạch Hãn. Xe đưa quý khách đến Huế, tại Huế quý khách nhận phòng sau đó tự do ăn trưa Chiều: 14h00 Xe đưa quý khách đi thăm lăng Tự Đức, Lăng Khải Định, Đàn Nam Giao.Tự túc ăn tối Tự do thăm quan thành phố Huế và ngắm cầu Tràng Tiền về đêm Ngày thứ 4: Huế Sáng 07h00 Quý khách xuống thuyền đi thăm Chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng bằng du thuyền sông Hương. Ăn trưa tự túc Chiều Xe đưa quý khách đi thăm biển Thuận An. Đoàn tự do ăn tối nghỉ ngơi 19h00: Quý khách đi du thuyền nghe ca Huế trên sông Hương Ngày thứ 5: Cố Đô Huế Sáng 07h00 xe đưa quý khách đi tham quan cầu Tràng Tiền, Đại Nội. Quý khách tự do ăn trưa Chiều Quý khách nghỉ ngơi tự do và thăm quan chợ Đông Ba và chuẩn bị giao lưu với sinh viên trường sư phạm Huế Quý khách tự do ăn tối 19h00: Giao lưu với sinh viên trường sư phạm Huế Ngày thứ 6: Huế - Đà Nẵng Sáng 6h30 Xe và Hướng dẫn viên đưa quý khách đi Đà Nẵng, dừng chân tại bãi biển Lăng Cô, xe tiếp tục đưa quý khách đi lên đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh thành phố Đà Nẵng 11h30 quý khách tự do ăn trưa, nhận phòng và nghỉ ngơi Chiều Xe đưa quý khách tham quan khu du lịch Non Nước, núi Ngũ Hành Sơn, Làng trạm khắc đá Ăn tối tự do tại Đà Nẵng sau đó quý khách tự do tham quan cầu Quay Sông Hàn Ngày thứ 7: Đà Nẵng Sáng 7h00 Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách đi thăm quan Thánh Địa Mỹ Sơn tại huyện Duy Xuyên Chiều Xe đưa quý khách đến Phố Cổ Hội An, quý khách tham quan phố cổ Hội An chùa cầu Nhật Bản, Hội Quán Phúc Kiến Xe đưa quý khách về khách sạn Quý khách tự do ăn tối và dạo chơi tham quan thành phố Đà Nẵng Ngày thứ 8: Đà Nẵng – Huế Sáng 8h00 xe đưa quý khách đi thăm Bảo Tàng Dân Tộc Chàm nằm trong thành phố Đà Nẵng Quý khách ăn trưa tự túc và làm thủ tục trả phòng Chiều 13h00 xe cùng hướng dẫn viên đưa quý khách về Huế, trên đường quý khách ghé thăm bãi biển Lăng Cô chụp ảnh lưu niệm Về tới Huế quý khách nhận phòng nghỉ ngơi Quý khách tự do ăn tối Ngày thứ 9: Huế - Cửa Lò Sáng 06h00 xe cung hướng dẫn viên đưa quý khách về Nghệ An, trên đường dừng chân ở Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương sau đó đi thăm địa đạo Vĩnh Mốc, một công trình vĩ đại được người dân Vĩnh Linh làm ngầm dưới lòng đất để làm chỗ trú ẩn và sinh hoạt trong suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta Ăn trưa tại Đồng Hới Chiều Xe đưa quý khách đi Ngã Ba Đồng Lộc nơi 10 cô gái Thanh niên xung phong đã ngã xuống để thông đường cho xe qua trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Xe đưa quý khách về Cửa Lò, tới Cửa Lò nhận phòng nghỉ ngơi, tự túc ăn tối Ngày thứ 10: Cửa Lò - Quê Bác -Hà Nội Sáng 07h30 Quý khách trả phòng, xe cùng hướng dẫn viên đưa quý khách đi thăm quê Bác, thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan, quê ngoại, quê nội, nhà lưu niệm Bác Hồ. Xe đưa quý khách về thành phố Vinh thăm Quảng Trường Hồ Chí Minh trên đường trường thi Quý khách ăn trưa tự túc Chiều: Xe đưa quý khách về Hà Nội, kết thúc chuyến đi. Giá trọn gói: 700.000đồng/01 khách Chế độ phục vụ Mức giá bao gồm: Xe ôtô điều hoà, Thuyền du lịch tham quan Phong Nha, Thuyền nghe ca Huế. Phòng nghỉ tiện nghi: Quạt, tivi, vệ sinh khép kín Vé thắng cảnh, Bảo hiểm du lịch, Hướng dẫn viên du lịch Không bao gồm: Ăn,chi phí cá nhân, điện thoại, thuế VAT biên chế của khoa Gồm 125 sinh viên của 5 lớp tham gia đợt thực tập lữ hành, và có sự tham gia quản lý của cán bộ nhà trường Thầy Bùi Xuân Vinh Cô Phùng Thu Hiền Cô Trần Thị Minh Hằng Nguyễn Thị Kim Dung Nguyễn Thị Nụ Tham gia cùng tổ chức tour có 5 cán bộ đi cùng đoàn trong đó hướng dẫn viên và anh Trần Thanh Sơn làm trưởng đoàn. Mỗi lớp đi một xe, lớp trưởng của mỗi lớp chịu trách nhiệm theo dõi tổng số thành viên trong xe của mình và tiếp thu những đề xuất kiến nghị của các thành viên trong xe – chuyển lên cán bộ trong khoa để cùng giải quyết. Tính giá thành tour Danh mục cấu thành tour + Vận chuyển: Thuê xe 45 chỗ ngồi với giá 6.000đ/km - tổng chiều dài tour là 2000km + Lưu trú: Đồng Hới: 30.000đ/1người 1đêm Đông Hà: 25.000đ/1người1đêm Huế: 30.000đ/1người1đêm Đà Nẵng: 25.000đ/1người1đêm Cửa Lò: 30.000đ/1người1đêm + Vé tham quan Động Phong Nha: 15.000đ/1người Đại nội: 10.000đ/1người Lăng Minh Mạng: 10.000đ/1người Lăng Tự Đức: 10.000đ/1người Lăng Khải Định: 10.000đ/1người Thành cổ Quảng Trị: 5.000đ/1người Điện Hòn Chén: 5.000đ/1người Ngũ Hành Sơn: 5.000đ/1người Bảo Tàng Chăm: 5.000đ/1người Phố cổ Hội An: 5.000đ/1người Thánh địa Mỹ Sơn: 5.000đ/1người Địa đạo Vinh Mốc: 6.000đ/1người + Phương tiện tham Quan - Thuyền đi Phong Nha: 100.000đ/1thuyền14người - Thuyền đi Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng - Sông Hương: 350.000đ/1thuyền - Nghe ca Huế trên Sông Hương: 450.000đ/1thuyền30người - Hướng dẫn viên toàn tuyến: 100.000đ/1ngày - Hướng dẫn viên điểm: 64.000đ/1ngày + Chương trình tour được thực hiện Chương trình du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Hà Nội Đơn vị: 01 Q: 45 người Đvị: VNĐ STT Nội Dung Chi Phí F V 1 Vận chuyển 12.000.000 2 Lưu trú 225.000 3 Vé tham quan 91.000 4 Bảo hiểm 15.000 5 Thuyền đi Phong Nha 300.000 6 Thuyền đi Sông Hương 1.190.000 7 Hướng dẫn viên tuyến 1.000.000 8 Hướng dẫn viên điểm 512.000 9 Các chi phí khác gồm: + Hương hoa quê Bác + Hương hoa 2 nghĩa trang 10.000 10.000 Tổng cộng: 15.002.000 351.000 Giá thành tour du lịch là: Áp dụng công thức Zk V + Fc/Qc Trong đó: Zk: Là giá thành/1khách V: Là chi phí biến đổi F: Là chi phí cố định Q: Là tổng số khách Zk 316.000 + 15.002.000/45 694.000 Vậy giá thành tour của một du khách trong chuyến đi phải chịu là: 694.000đ/người Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách Phần III: thực hiện chương trình Lịch trình cụ thể Ngày thứ 1: Sáng: 5h30 xe đón tại trung tâm triển lãm Giảng Võ 7h30 đến Phủ Lý - ăn sáng tự do 8h00 xe chuyển bánh 12h30 đến thị xã Hà Tĩnh - ăn trưa tự do Chiều: 13h00 xe xhuyển bánh đi Quảng Bình Xe dừng lại 20 phút tại bãi biển Đá Nhảy Tối: Tự do ăn tối Nghỉ tại khách sạn Đồng Hới Địa chỉ: 50 Quang Trung - Đồng Hới ĐT:822669 - 822160 Ngày thứ 2: Sáng: 6h15 xe chuyển bánh đi thăm động Phong Nha Trưa: 12h00 tự do ăn trưa tại nhà hàng Hương Sơn - Phong Nha Chiều: 13h30 xe chuyển bánh đi thăm nghĩa trang Trường Sơn 16h30 Tạm biệt nghĩa trang Trường Sơn đến Quảng Trị Tối: 18h30 Nhận phòng tại nhà khách 27/7 Khách tự do ăn tối Ngày thứ 3: Sáng: 7h00 xe chuyển bánh, tạm biệt nhà khách 27/7 đi thăm nghĩa trang đường 9 9h00 xe đến thành cổ Quảng Trị Trưa: 12h00 - 12h30 Sinh viên tự do ăn trưa tại Huế Nhận phòng tại khách sạn Đồng Lợi Chiều: 14h00 xe chuyển bánh từ khách sạn Đồng Lợi đi thăm Lăng Tự Đức - Lăng Khải Định 16h30 xe chuyển bánh, ghé qua cơ sở sản xuất Mè Sừng - Tôm Chua Tối: 18h30 về khách sạn nghỉ ngơi, ăn tối tự do Địa chỉ: 19 - Phạm Ngũ Lão - Huê ́ ĐT: 822296 - 826234 Fax: 84.54.826234 Ngày thứ 4: Sáng: 7h00 sinh viên rời khách sạn đi thăm điện Hòn Chén - Lăng Minh Mạnh - Đi thuyền trên sông Hương Chiều: 14h30 xe chuyển bánh đưa du khách đi tắm biển Thuận An đến 17h30. Tối: Tự do ăn tối đến 19h00 nghe ca Huế trên Sông Hương Ngày thứ 5: Sáng: 7h30 xe đưa quý khách đi thăm Đại Nội 11h30 xe rời Đại Nội đưa quý khách về khách sạn Trưa: 12h00 tự do ăn trưa Chiều: 15h00 xe đưa du khách đi chợ Đông Ba - mua sắm tự do Tối: 19h00 giao lưu với sinh viên Đại học Huế Ngày thứ 6: Sáng: 7h30 xe đưa quý khách rời khách sạn Đồng Lợi - Huế đi Đà Nẵng 10h30 xe dừng tại đèo Hải Vân, ngoạn cảnh 30 phút 11h00 xe chuyển bánh đến khách sạn du lịch công đoàn Thanh Bình Trưa: Tự do ăn trưa tại Đà Nẵng Chiều: 14h00 xe đưa quý khách đi thăm Ngũ Hành Sơn - Thăm và tắm biển tại Non Nước Tối: 19h00 Giao lưu Đại học kinh tế Đà Nẵng và nghỉ tại khách sạn Địa chỉ: Số 2 Ông Ích Kiêm - Đà Nẵng ĐT: 829139 - 825857 Ngày thứ 7: Sáng: 7h00 xe xuất phát tại khách sạn công đoàn Thanh Bình đi thăm thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam Trưa: 11h30 xe đến Hội An, khách tự do ăn trưa và nghỉ tại Hội An Chiều: 14h30 đến 16h30 du khách đi thăm quan phố cổ Hội An 17h00 xe chuyển bánh về khách sạn công đoàn Thanh Bình - Đà Nẵng Tối: Tự do ăn tối và nghỉ ngơi tại khách sạn công đoàn Thanh Bình Ngày thứ 8: Sáng: 8h00 xuất phát từ khách sạn đưa sinh viên đi thăm Bảo tàng Chăm Trưa: 11h00 Du khách tự do ăn trưa tại thành phố Đà Nẵng 12h00 xe chuyển bánh đưa quý khách về Huế Chiều: 13h30 đến bãi biển Lăng Cô khoảng 20 phút - xe tiếp tục chuyển bánh về Huế Tối: nghỉ tại khách sạn Kinh Đô - Huế Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Thái Học - TP Huế ĐT: 822296 - 826234 Ngày thứ 9: Sáng: 7h00 xe chuyển bánh khỏi Huế đưa du khách trở lại Hà Tĩnh thăm địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương Trưa: 12h00 ăn trưa tại Đồng Hới Chiều: 13h00 xe chuyển bánh đi ngã ba Đồng Lộc 18h00 xe chuyển bánh từ Ngã ba Đồng Lộc về Vinh Tối: 19h30 Ăn tối tại Vinh 20h45 nhận phòng khách sạn Đại Tây Dương Địa chỉ: Đường 9 Thị xã Cửa Lò - Nghệ An ĐT: 949888 Ngày thứ 10: Sáng: 6h30 trả phòng 7h00 xe chuyển bánh về quê Bác 8h00 thăm quê ngoại của Bác trong khoảng 1h 9h00 thăm quê nội của Bác, chụp ảnh kỉ niệm 10h00 thăm viện bảo tàng tại Nghệ An quê Bác 11h30 xe chuyển bánh về Nghệ An ăn trưa 13h00 xe chuyển bánh về Hà Nội 19h45 xe về đến Hà Nội kết thúc tour. Điểm – Hướng dẫn cụ thể “Ngày tôi về mặt biển tung bọt trắng Ngày tôi đi mây đem kéo về....” Đến xứ Huế qua những nỗi thương ngọt ngào, trầm lắng, con người xứ Huế đậm chất tình, dày tình thương. Màu tím xứ Huế là niềm mong ngóng của ngày về. Từ xa xưa đến nay xứ Huế luôn được nhắc đến bằng cái đẹp của Sông Hương, của con đò thơ mộng. Cảm nhận những ngọt ngào chứa chan đậm chất tình của người Huế qua niềm thương nỗi nhớ “Người ơi người ở đừng về”. Đúng vậy, đến Huế, con người Huế, từ tình người đã không cho người ta muốn xa rồi, xứ Huế quen thuộc từ “Cầu Trường Tiền”, từng con phố nhỏ mà thân quen ấm áp tình người và đâu đây những câu nói nhẹ nhàng đằm thắm của những cô gái Huế để lại cho bao chàng trai đến nơi đây một ấn tượng không bao giờ phai về một Huế đẹp và lãng mạn. Huế đẹp cũng như con người Huế vậy, mà ko biết từ bao giờ Huế trở lên thân thương đối với ai đã từng đến nơi nay. Nếu bạn đã từng đến Huế thì hẳn bạn sẽ nghĩ như tôi và se nói về Huế như nói về mảnh đất quê hương thứ hai của mình, một cảm giác lạ mà đỗi thân quen, từng hàng cây, từng góc phố - đó chính là Huế nơi gắn liền hai miền tổ quốc yêu thương Hà Nội - Sài gòn. Đến đây tôi lại nhớ có một câu hát rất hay nói về Huế thân thương trong bài “Hà Nội - Huế - Sài Gòn” của tác giả nào thì tôi không nhớ rõ nhưng những giai điệu đó làm tôi bồi hồi mãi “Huế cầm tay Sài Gòn - Hà Nội ...”. Thật là tuyệt miền đất nối hai đầu đất nước, Huế như người thanh niên khoẻ mạnh đưa hai tay đón lấy anh em các miền cùng xây dựng đất nước Việt Nam của chúng ta ngày càng giàu đẹp hơn, to đẹp hơn để sánh vai cùng với các cường quốc khác trên thế giới Cầu Trường Tiền xứ Huế từ rất lâu rồi nó đã trỏ thành biểu tượng của người dân miền trong - chẳng phải nó quen thuộc đặc sắc gì mà đơn giản đó là con cầu nối liền hai miền ân tình của người Huế. Hình 1: Xứ tím giữa dòng Huế thơ mộng - Huế đẹp như tranh, khi nghe đến Huế là ai cung nghĩ đến con người và cảnh vật của Huế. Hãy đến Huế một lần thôi để thấy con người Huế, thấy cầu Trường Tiền in bóng trên dòng Sông Hương thơ mộng Vốn quen với xứ Huế của Cầu Trường Tiền, của cảnh thơ mộng, của sự chân chuyên của các nàng thiếu nữ. Xứ Huế là vậy và như vang vọng đâu đây cảnh bình yên của sông Hương - Thiên Mụ. Hình 2: Con đò giữa dòng Thiên Mụ - Thọ Xương “Tiếng chuông Chấn Võ, canh gà Thọ Xương” Chùa Thiên Mụ nằm ngay sát bên dòng sông Hương - xa xa bên kia là làng Thọ Xương. Chuyện kể rằng mỗi khi bên này - Chùa Thiên Mụ đánh một hồi chuông báo canh là bên kia điểm xuyết là một tiếng gà gáy. Cứ như thế, hai bên hoà quyện cho nhau và làm cho nhau không thể tách rời. Chất lãng nạm của xứ Huế vốn đẹp như vậy, chúng dần làm tăng sự hấp dẫn qua ngày tháng và xứ Huế mộng mơ. Đến Huế ta còn nghĩ đến một giai đoạn mà cách đấy không xa, một thế giới, một xã hội còn tồn tại thời mà có vua chúa cai trị đất nước. Giờ đây khi đến Huế con người tự ham muốn thấy những gì còn lại. Hình 3: Điện Thái Hoà trong Nội cung Thấy được chứng tích của một giai đoạn lịch sử, hay sâu sắc hơn tất cả cùng đi tìm đến nơi các vị vua chúa an nghỉ. Hôm nay tôi muốn giới thiệu với tất cả các bạn về Lăng Vua Khải Định - một ông vua bù nhìn nhưng đến bây giờ ta được chiêm ngưỡng nơi ông an nghỉ, một quang cảnh vô cùng hùng vĩ. Đến với Huế là ta đến với Sông Hương núi Ngự, đến với Huế ta còn đến với cầu Trường Tiền bắc qua Sông Hương và là linh hồn của xứ Huế mông mơ. Nhưng ta không thể đến Huế mà chỉ đi thăm những thứ đó, ta đến với Huế là ta đã đến với lăng tẩm. Nơi các đời vua - các triều đại cuối cùng của Việt Nam tồn tại. Ta đã đi qua Lăng Gia Long - Lăng Minh Mạng - Lăng Tự Đức - Lăng Thiệu Trị ..... và bây giờ ta có ở đây thăm lăng Khải Định. Hình 4: Khải Định khi đương quyền Vâng, Tôi muốn giới thiệu ở đây cùng các bạn về lăng Khải Định. Khải Định là ông vua gần cuối cùng của chiều đại họ Nguyễn. Một ông vua khi lên ngôi thì đất nước đã hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp, và những đánh giá về Khải Định của người dân Pháp trong tác phẩm “Vi Hành” năm 1923 của Hồ Chí Minh thì Khải Định là con dối trong tay người Pháp. Khải Định lên ngôi . Là giai đoạn đất nước có sự phân hoá mạnh mẽ, giai cấp người dân đã bắt đầu vùng lên theo tiếng gọi của chính nghĩa. Những giữa những tiếng gọi đó thì chế độ phong kiến vẫn tồn tại. Với chuyến vi hành và dáng dấp của một vị vua thể hiện rõ điều này. Lăng Khải Định được thiết kế và xây dựng ngay từ khi ông còn trên quyền. So với 6 khu lăng khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất. Nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Nếu lăng Gia Long được xây dựng trong 6 năm , Lăng Minh Mạng trong 4 năm , Lăng Tự Đức 3 năm thì công cuộc xây dựng kiến trúc lăng Khải Định kéo dài 4 năm . Hình 5: Toàn cảnh lăng vua Khải Định Thoạt nhìn Lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở Châu Âu. Lăng Khải định được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch vôi ở đây là số lượng không đáng kê.̉ Sự loại bỏ màu xanh, con suối,mặt ao đã tạo cho Lăng Khải Định một nét tiêu biểu mà không ở Lăng nào có, tạo nên cho Lăng Khải Định một nét độc đáo riêng. Hình 6: Cổng sắt - bậc cấp Lăng vua Khải Định Những cánh cửa sắt, gạch carô, ngói ác - đoa, cột thu lôi, hệ thống đèn điện, những tháp nhọn là những thứ ngoại nhập. Lối kiến trúc đã phá vỡ nét truyền thống khi thiếu những chất liệu chung. Nếu ta bắt gặp ở Lăng của các ông vua kia là: Không gian tự nhiên - ẩn lấp dưới những không gian tự nhiên đó thì ở Lăng Khải Định từ bậc cấp thứ nhất đến bậc thứ 127 đều thiết kế những vật liệu truyền thống và không êm dịu. Hình tượng những con rồng khổng lồ làm phá vỡ đi cái mềm mại của công trình. Hình 7:Lối lên Lăng Khải Định Tuy nhiên, tất cả những núi đôi, khe suối của những vùng rộng lớn quanh lăng đều đã được dùng làm các yếu tố phong thuỷ địa lý: Tiền án, Hồ phục hậu chẩm, rồng chầu, Minh đường, Thuỷ tụ .......... tạo cho Lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Không gian và địa lý của Lăng và tự nhiên vô tình đã gợi lên vẻ tráng lệ của Lăng và đây cũng như một mong muốn lâu dài của Khải Định trước thế thời. Cũng như bao nhiêu công trình khác, khi đã vượt qua được cửa vào ta bắt gặp bia tưởng niệm ghi công đức của vua cha do chính tay nhà vua ghi lại. Đến Lăng Khải Định ta cũng bắt gặp nhà bia như vậy. Hình 8: Nhà bia Lăng Khải Định Án ngữ ngay trước cửa Lăng - vượt qua 127 bậc qua 5 tầng, bậc ta bước qua Cửa Lăng và bắt gặp ngay chính giữa là nhà bia. Sức hiện đại của nhà bia khiến cho ta nhận nó như một toà nhà lâu đài của phương tây hiện hữu ở Huế. Nó cũng như một mái chùa khi nhìn từ góc nhỏ. Hiện tượng nhà vua khắc triết qua con rồng vẫn luôn được trang trí trên nhà bia và đây cũng là nét phong phú cho Lăng giữa hai không gian hiện đại như vậy. Trước nhà bia là bốn hàng quan, một bên quan văn một bên quan võ, hai bên có hai con lân thể hiện cho sự quan sát và tường tận của nhà vua trước tấm lòng của triều thần. Hình ảnh các quan túc trực trước vong hồn của nhà vua khi vua qua đời. Đi sâu vào hơn nữa, ta đi đến cung Thiên Định. Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của Lăng. Hình 9: Cung Thiên Định - Lăng vua Khải Định Về kiến trúc Lăng Thiên Định đã được hoà trộn căn bản yếu tố nghệ thuật truyền thống trong xây dựng tường vuông góc nhọn đã hiện rõ trên thành cung. Tại Lăng Thiên Định có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố văn hoá truyền thống và chất liệu xây dựng hiện đại. Xét riêng góc văn hoá hội hoạ, người ta đã nhận thấy - các mặt tường và trần của tả - hữu trực phòng. Các nghệ nhân xưa đã dùng màu xanh sẫm vẽ lên xi măng để giả đá cẩm thạch trông như thật. Bức hoạ khổng lồ ta thường bắt gặp giữa các toà lâu đài như ở Anh, Pháp thì nay xuất hiện tại Lăng. Hoạ sĩ tài ba Phan Văn Tánh đã viết lên tác phẩm kì vĩ này. Mang chuyện kể khi vẽ bức tranh, người hoạ sĩ đó đã dùng đến hai tay hai chân.Hai chân như dụng ý đạp lên vua Khải Định bán nước, vua Khải Định như hiểu được dụng ý này nhưng vua cũng hiểu rõ tài năng như Phan Văn Tánh chỉ có một - không hơn nên không thể giết được. Con đường khiến tất cả mọi người cùng tiến bước là điện Khải Thành, điện Khải Thành nơi mang đậm giá trị nghệ thuật của các nghệ nhân ghép hoạ. Hình 10: Điện Khải Thành, Lăng Khải Định Quang cảnh quen thuộc mà bao giờ khi những người quân tử muốn khẳng định cũng là hình ảnh của một bộ tứ quý. Tùng - Cúc - Trúc - Mai, vốn là biểu tượng cho người quân tử. Khải Định ước vọng cùng là một nhà quân tử hùng vĩ. Quan trọng hơn của một ý tưởng là yếu tố nghệ thuật phát ra từ một bức trang được ghép lại bởi hàng ngàn những mành sành nhỏ. Đây là một quá trình làm từ chất liệu quen thuộc, mực giấy truyền thống không chỉ thấy một bức tranh quen thuộc như vậy - người xem còn thấy hàng nghìn hình ảnh cung đình dân gian sinh động, sống sít, vui mắt, các bộ tranh từ thời bát tửu, bộ khay trà,mâm ngũ quả, ngọn đèn dầu hoả ... Nhưng chất liệu mà người ta quen cảm thấy rắn chắc thì nay qua bàn tay nghệ thuật nó như mềm mại, uốn mềm ... Trong Lăng Khải Định hiện nay có pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua với tỉ lệ 1/1, pho tượng nhà vua ngồi trên ngai vàng với sự có mặt này là một sự khác biệt hoàn toàn so với các Lăng khác. Hình 11: Vua Khải Định Pho tượng ngồi trên ngai vàng được thực hiện tại Pari vào năm 1920, do hai người Pháp: P.Ducuing là người tạc tượng và F.Barbedienne là người đúc tượng. Hoàn thành tại Pháp, xong mới được đưa về Việt Nam. Đây là một hình ảnh khác biệt hoàn toàn so với các Lăng khác vì chất liệu và đặc trưng riêng của Lăng Khải Định, Khải Định như luôn làm chủ được không gian của mình. Hay những đường cong uốn lượn mềm mại của chiếc bửu tán che trên ngực toạ, các nghệ nhân bậc thầy thời ấy đã tạo ra được cho người xem cái ảo giác nhẹ nhàng, có thể lay động trước một cơn gió thoảng. Ở một Pa - nô thể hiện cây cối, lá hoa, khách tham quan có cảm tưởng như đang thấy gió thổi tre nghiêng, mưa rơi liễu rủ ...Trong một số ô khác các thú vật như đang chạy nhảy trên núi đồi, đồng cỏ, những đôi chim đang bay lượn vùng vẫy giữa không gian. Từ một góc quan sát khác từ bên ngoài nhìn vào, bên trong nhìn ra một sự khéo trương và cách điệu, hiện lên qua từng song cửa sổ, từng chắn rào của bức tường như được cách điệu với lối cấu trúc đặc biệt của tôn giáo. Có lẽ mong muốn dài lâu nhất là ý các nhà vua muốn cho chiều đại của mình tồn tại. Chính vì thế mà ở đây chữ “Phúc” được trang trí rất nhiều, hay còn trang trí hàng trăm chữ nho và “Vạn Thọ” được cách điệu hóa bằng cả chục hình thức khác nhau: Hình tròn, Hình chữ nhật, Hình vuông, Hình thuận, Hình cái lu, Hình lồng đèn ... Thọ nghĩa là sống lâu, sống mãi, nói lên quan niệm “Sống gửi thác về” của các nhà vua Nguyễn theo họ, làng Tẩm không phải chỉ là chỗ chôn người chết mà còn là nơi họ tiếp tục sống muôn thủa, ở thế giới bên kia. Như vậy, người nghệ nhân vốn quen cái dìu cái dũa nay đã tạo ra cái hồn cho nghệ thuật phù điêu bằng sành sứ cực kì tinh xảo, vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Một số địa chỉ cơ quan quản lý và kinh doanh du lịch địa phương . Quảng Bình: Khách sạn Đồng Hới Địa chỉ: Số 50 Quang Trung ĐT: 052.822289 - 827735 Công ty du lịch khách sạn Quảng Bình Địa chỉ: Số 50 Quang Trung ĐT: 052.822669 Tại Huế: Khách sạn Đồng Lợi Địa chỉ: 19 Phạm Ngũ Lão ĐT: 822296 - 822234 Khách sạn Kinh Đô Địa chỉ: 1 Nguyễn Thái Học - TP Huế ĐT: 054.822122 - 823958 Sở công an: Số 1 Trần Cao Văn - TP Huế ĐT: 822071-113 Vinh: Khách sạn Đại Tây Dương Địa chỉ: Số 9 Thị xã Cửa Lò - Nghệ An ĐT: 038.949888 + Những điểm thu lệ phí giao thông trong suốt cuộc hành trình trên quốc lộ 1 Trạm thu phí Nam cầu Giẽ Trạm thu phí Hoàng Mai Trạm thu phí Bến Thuỷ - Thành phố Vinh Trạm thu phí Huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh Trạm thu phí cầu Sông Gianh - Quảng Bình Trạm thu phí cầu Quảng Hậu - Quảng Bình Trạm thu phí cầu Quảng Trị Trạm thu phí cầu Phủ Bài - Huế Trạm thu phí cầu Liên Chiếu - TP Đà Nẵng Phần IV: Kết Luận Những nhận thức thực tế sau chuyến đi Đây là một chuyến đi dài mang nhiều ý nghĩa, sinh viên đã có dịp học hỏi trang bị cho mình những kinh nghiệm ban đầu về du lịch. Từ lý thuyết đến thực tiễn, thực nghiệm được nhiều điều mà trước nay phần đó vẫn nằm trong lý thuyết giảng dạy qua chuyến đi thực tế, sinh viên có cơ hội được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Đây là dịp quan trọng để nhà trường và sinh viên xây dựng lên một tập thể đoàn kết thống nhất cùng phát triển. Sinh viên hôm nay - hướng dẫn viên du lịch tương lai, chúng ta phải phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể xứng đáng với mục tiêu: “Khoa du lịch truyền thống” mà xã hội và nhà trường tin giao. Vấn đề đó được nhận thức cụ thể như: Qua chuyến đi thực tế này giúp sinh viên có cách nhận biết vốn tài nguyên sẵn có của đất nước, để đến đâu sinh viên hôm nay vẫn tự hào giới thiệu về cảnh quan mang ý nghĩa của nước mình. Giúp tạo lên tự tin khi bước vào hoạt động du lịch tránh sự ngỡ ngàng sau khi dẫn khách đi tham quan – du lịch. o ra mối qua._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC653.doc
Tài liệu liên quan