Lời mở đầu
Với sự phát triển như hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai phát triển doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Của đảng và nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Vì đây thực sự là nơi thu hút được nhiều lao động nhất và cũng là nơi tạo ra được nhiều sản phẩm cho xã hội. Mối quan tâm đó được thể hiện qua nhiều những chủ trương và chính sách khuyến khích thành lập và phát triển các loại hình doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Là một si
9 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về nội dung hoạt động và quản lý của Công ty in tổng hợp hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh viên sắp ra trường với mong muốn được làm trong các doanh nghiệp. Vì vậy việc tiếp cận và tìm hiểu cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói chung và của công ty in tổng hợp nói riêng trong thời gian thực tập tốt nghiệp là điều vô cùng thiết thực.
Qua giai đoạn đầu của quá trình thực tập được sự giúp đỡ đầy nhiệt huyết của ban lãnh đạo Công ty in Tổng hợp Hà Nội tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và tìm hiểu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. Có thể nói qua gian đầu thực tập, bản báo cáo tổng hợp này có thể phản ánh khái quát và đầy đủ về tình hình hoạt động của công ty cũng như quá trình thực tập và tìm hiểu về công ty một cách nghiêm túc của bản thân tôi.
Bản báo cáo thực tập được chia thành ba phần như sau:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty in tổng hợp Hà Nội.
Phần 2: Nội dung hoạt động và quản lý của Công ty in tổng hợp Hà Nội
Phần 3: Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ quản lý tài chính của Công ty in tổng hợp Hà Nội.
Phần 1
Quá trình hình thành và phát triển
của Công ty in tổng hợp Hà Nội
1. Quá trình hình thành của Công ty in tổng hợp Hà Nội
Để có được sự phát triển như ngày nay, Công ty in Tổng hợp Hà Nội bước đầu được hình thành và xây dựng dựa trên cơ sở của Nhà in Lê Cường. Do thực hiện chủ trương cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh của Đảng và Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ công nhân viên nhà in Lê Cường trước đây đã đấu tranh, thuyết phục nhà tư sản vào hợp danh.
Do thái độ của chủ tiếp thu cải tạo tốt nên ngày 1/7/1950 được UBHC thành phố Hà Nội ra quyết định số 1674/TCUB chuẩn y cho nhà in Lê Cường được hợp danh với nhà nước. Từ đó ngày 1/7 hàng năm trở thành ngày truyền thống, kỷ niệm ngày thành lập xí nghiệp, với tên gọi ban đầu của Công ty là Xí nghiệp in công tư hợp danh.
Qua quá trình phát triển của xí nghiệp trong vòng có 10 năm sau ngày thành lập từ đầu năm 1960 đến 1973 xí nghiệp trải qua 7 lần hợp nhất, cụ thể vào các năm 1960, 1961, 1965, 1970, 1973. Với tổng cộng hợp nhất với 45 nhà in lớn nhỏ, trong đó có 14 nhà in tư sản và 31 nhà in nhỏ. Song song với sự sát nhập ấy xí nghiệp cũng phải có 2 lần phải tách ra vào các năm 1973, lần tách thứ 2 vào ngày 3/9/1973 được tách ra làm 2 nhà in: nhà in báo Hà Nội mới do Ban biên tập báo Hà Nội mới quản lý và Xí nghiệp in Hà Nội do Sở Văn hoá thông tin quản lý.
Khi chuyển sang cơ chế mới từ sau đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng. Với đường lối đổi mới các cơ sở sản xuất đã chuyển dần sang cơ chế thị trường.
Xí nghiệp cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế mới xong với sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo xí nghiệp cộng với sự niệt huyết của tập thể công nhân viên xí nghiệp đã đưa xí nghiệp vượt qua những khó khăn và thách thức. Liên tục trong 4 năm sau đổi mới xí nghiệp đã xây dựng được nhièu phương án kinh doanh thông qua đại Hội CNVC: Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả năm sau tăng hơn năm trước.
Thực hiện nghị định 388 / HBBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 20/11/1991. Về việc thành lập và giải thể. Các doanh nghiệp nhànước, xí nghiệp in Hà Nội đã làm thủ tục đăng ký xây dựng thành lập doanh nghiệp nhà nước, với tên mới là Công ty in tổng hợp Hà Nội tại địa điểm 67 Phố Đức Chính.
2. Nội dung hoạt động của Côn ty.
Trước cơ chế cũ ngay trứoc ngày. Thủ đô giải phóng nhà in lê Cường đã có các tổ chức nghiệp đoàn dưới sự lãnh đạo của cán bộ nội thành, chỉ đạo nghiệp đoàn vận động chủ nhà in, in một số tài liệu cách mạng như: Hiệp định đình chiến, báo tiền phong, các khẩu hiệu tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
Sau ngày giải phóng Thủ Đô, mặc dù chiến tranh phá hoại. Của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt Liên xưởng in CTHD Lê Cường một mặt phải di dời trang thiết bị máy móc ra ngoài vùng chiến sự một mặt vẫn thực hiện khẩu hiệu "tay búa tay súng". Xí nghiệp vẫn cho ra đời những tài liệu tuyên truyền cách mạng. Tiếp tục sử dụng phục vụ nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và chính quyền thành phố. Với khẩu hiệu. "Sản xuất bằng hia vì niềm Nam ruột thịt".
Nhà nước chuyển sang cơ chế mới, với những nhiệm vụ mới đặt ra cho Công ty, ngoài việc thực hiện những chủ trương của đảng và nhà nước Công ty còn phải tự khẳng định mình orong cơ chế mới. Sản phẩm hàng hoá lúc này phong phú và đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường sản phẩm của Công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng của các cá nhân, tổ chức kinh tế khác ký hợp đồng, bao gồm các loại ấn phẩm, sách báo, các loại hoá đơn chứng từ theo quy định của bộ tài chính được phép in ấn, xổ xố của các tỉnh phía bắc như, Hải Dương, Lai Châu, còn Ninh Bình.
Ngoài những sản phẩm in là sản phẩm chính của Công ty để tận dụng tối đa nguồn vốn cũng như cơ sở vật chất của Công ty, Công ty còn tham gia vào kinh doanh các loại vật vật tư của ngành in như giấy, mực, các loại phục tùng máy móc với mặt bằng cơ sở vật chất rộng lại là trung tâm dân cư đô thị nên Công ty còn tham gia voà kinh doanh các loại hình dịch vụ giải chí như đầu tư sân tennis, cầu lông, bóng bàn, cho thuê mặt bằng dùng làm bãi để xe…
2.1. Quá trình phát triển của Công ty in tổng hợp.
Trải qua hơn 45 năm cải tạo và xây dựng (1959 -203). Công ty đã biến đổi cơ bản, từ những cơ sở sản xuất nhỏ bé với những máy móc thiết bị ty - pô lạc hưu sắp chữ thủ công của các hộ tư sản, tiểu chủ, nhà xưởng chật hẹp cũ nát, ngày nay đã trở thành mọt doanh nghiệp nhà nước với những trang thiết bị tương đối hiện đại, có hệ thống chế bản vi tính hẹ mới, công nghệ in op Set thiết bị hiện đại nhất của CHLB Đức, Nhật Bản… Có mặt bằng rộng rãi thuận tiện cho quá tình sản xuất và sinh hoạt ngoài giờ của CBCNV.
Sau khi UBHC thành phố ra quyết định số 129/QĐ/CN tách xí nghiệp in Hà Nội thành 2 xí nghiệp in báo Hà Nội mới ở 35 phố nhà trung trực thuộc ban biên tập báo Hà Nội mới quản lý, xí nghiệp in Hà Nội ở 75 Hàng bồ trực thuộc sở văn hoá thông tin quản lý nay là Công ty in tổng hợp Hà Nội.
Tổng số máy mcó được giao cho Cônog ty khi tách ra là 71 máy in các loại (trong đó 1 máy 32 trang, 5 máy 16 trang, 2 máy 8 trang, 15 máy 4 trang và 44 máy 2 trang). Hầu hết máy móc đều cũ, già cỗi lạc hậu về kxy thuật, đã qua sử dụng gồm 30 năm hầu như đã khấu hao hết. Máy dao xén 4 chiếc, máy đóng thép 3 chiếc đều đã sửa chữ nhiều lần. Tổng giá trị vốn ban đầu lúc này là 569.778,77đ.
Sau cải tạo hợp danh để phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất của bộ văn hoá thông tin và sở vanư hoá thông tin giao cho. Xí nghiệp đã liên tục xây dựng kế hoạch sản xuất trìn doanh đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị máy móc như 5 máy Vichto 16 trang tự động của Đức, 4 máy 8 trong của trung quốc, 3 máy dao xén trong đó 1 máy doa 3 mặt của đức và 2 máy dao trung quốc cờ lớn 1,5m 3 máy đóng thép trung quốc, một hệ thống chế bản in kèm.
Do được trang bị thêm máy móc, xong phần lớn máy móc thiết bị cũ năng suất thấp, nhà xưởng chật hẹp. Nhưng CBCNV xí nghiệp đã hăng hái tổ chức thi đau XHCN, luôn đảm bảo hoàn thành và vượt mức kế hoạch cấp trên giao cho.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường ngay từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng và quán chiệt quan điểm của đại hội VI thông qua Đại hội VII với đường lối đổi mới các cơ sở sản xuất chuyển dần sang cơ chế thị trường xí nghiệp gặp nhiều khó khăn. Công việc ít thiết bị máy móc in ty pô lạc hậu về công nghệ, không đáp ứng được yêu cầu và tị hiếu củ khách hàng sự cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các nhà in sự nghiệp và doanh nghiệp việc hcuyển đổi địa điểm mới phải tu sửa chữa và bảo đảm sản xuất liên tục quả là một khó khăn thử thách lớn đối với xí nghiệp phải mò mẫm tìm ra hướng đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh để đảm bảo nhiệm vụ chính trị của thành uỷ. UBND thành phố và sở văn hoá thông tin giao cho, vừa phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Liên tục trong nhiều năm từ 1991. Đến nay xí nghiệp đã xây dựng nhiều phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thông qua Đại hội CWVC. Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả năm sau tăng hơn năm trước, nộp ngân sách nhà nước cải thiện đời sống CWVC, kinh doanh có lãi.
Để thực hiện được các mục tiêu trên. Vấn đè then chốt là phải đổi mới trang thiết bị. Được sở VHTT và UBND TP cấp vốn đầu tư chiều xâu. 800.000 USD và 310 triệu tiền vốn xí ngihệp đã mua thêm được 5 máy in offset gồm 2 máy 4 trang Gtô của Công ty LBĐức và 2 máy Komori 2 màu 8 trang, 1máy Dazaia 16 trang của Nhật Bản đưa máy in offset của xí nghiệp lên 8 chiếc. Xí nghiệp đã bị thêm một dàn máy sắp chữ điện tử thế hệ mới. Gồm 4 máy đánh chừ, 1 máy AT 386 và 1 máy Lze 4 thế hẹ mới, và một bàn máy chế bản quang cơ khép kìm.
Xí nghiệp in tổng hợp Hà Nội đang thực sự chuyển mình sang một trang sử mới. Với đầy triển vọng tươi sáng đang mở ra trước mắt trong cao trào đổi mới của thủ đô Hà Nội và cả nước.
4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ quản lý tài chính của Công ty in tổng hợp Hà Nội
4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sau nhiều năm tồn tại và phát triển với nhiều sự thay đổi cải tiến cho phù hợp với điều kiện, đến nay bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in tổng hợp Hà Nội được chia thành các cấp quản lý theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng
Kế toán Tài vụ
Phòng sản xuất kinh doanh
PX Chế bản
PX in
PX hoàn thiện
Đứng đầu là giám đốc là người có quyền cao nhất trong mọi vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc điều hành trực tiếp tới các phòng ban của Công ty hoặc gián tiếp thông qua phó giám đốc, nếu giám đốc đi vắng và được sự uỷ quyền.
Dưới giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban có chức năng tham mưu và là bộ phận thực hiện mọi ý kiến chỉ đạo của giám đốc.
- Phó giám đốc là người thay mặt giám đốc để thực hiện ý kiến chỉ đạo của giám đốc khi giám đốc đi vắng.
- Phòng Tài chính tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện kế toán, thanh toán mua bán với khách hàng chi trả lương công nhân viên…
- Phòng sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ chủ yếu toàn bộ mảng kỹ thuật từ cải tiến kỹ thuật cũ đến nghiên cứu, xây dựng dự án kỹ thuật mới đưa ra mẫu mã sản phẩm mới, nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng với nhu cầu phát triển hiện nay. Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. Để làm được việc trên phòng sản xuất kinh doanh được chia theo các phân xưởng bao gồm phân xưởng chế bản, phân xưởng in, phân xưởng hoàn thiện, mỗi phân xưởng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt của mình và chịu sự chỉ đạo thống nhất của trưởng phòng.
- Phòng tổ chức hành chính: bảo đảm về mặt nhân sự cho công ty có quyền quyết định điều động, bổ sung thêm nhân lực cho từng bộ phận sản xuất nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra nhịp nhàng và liên tục.
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty qua quá trình sắp xếp và tinh giảm. Có thể nói trước đây từ một bộ máy quản lý cồng kềnh với 5 phòng ban khác nhau, hoạt động kém hiệu quả thì nay Công ty chỉ còn có 3 phòng ban nói trên bố trí rất phù hợp với khả năng của công ty. Với các đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của mình. Với một bộ máy như thê snày, công ty hoạt động có hiệu quả hoàn toàn thích ứng với sự biến đổi của cơ chế thị trường.
Mặc dù là độc lập với nhau song các phòng ban của công ty, các tổ chức sản xuất của các phòng ban cũng có mối liên hệ với nhau nhằm mục đích giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh.
4.2. Chức năng và nhiệm vụ quản lý tài chính của Công ty in tổng hợp Hà Nội
Phòng tài chính của công ty với chức năng quản lý toàn bộ về mặt thu chi của công ty và tham mưu cho giám đốc và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty, được bố trí theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư
và tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán và tiêu thụ
Với bộ máy kế toán như vậy công ty quản lý theo hình thức tập trung. Hình thức kế toán của công ty được áp dụng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 4 người, mỗi người với chức năng nhiệm vụ riêng.
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người tập hợp các số liệu kế toán và báo cáo các kết quả tài chính lên giám đốc và thường xuyên theo quý, theo năm lập những báo cáo tài chính để trình lên giám đốc từ báo cáo này có thể đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, hay nói cách khác. Kế toán trưởng là người lập và phân tích các kết quả tài chính để từ đó giám đốc có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tế của công ty.
Kế toán thanh toán và tiêu thụ trên cơ sở những hoá đơn chứng từ mà khách hàng đem đến kế toán ghi vào sổ nhật ký, sổ kế toán. Kế toán vật tư với nhiệm vụ hạch toán lương công nhân viên hàng tháng, kế toán nguyên vật liệu xuất chúng trong quỹ, thủ quỹ. Với nhiệm vụ chi trả tiền mặt trên cơ sở những hoá đơn chứng từ được duyệt qua giám đốc và vào sổ kế toán qua kế toán trưởng.
Kết luận
Qua thời gian đầu thực tập tổng hợp tìm hiểu về công ty in tổng hợp Hà Nội ta thấy rằng bên cạnh những thành tích đạt được, còn không ít những mặt hạn chế của công ty khi chuyển sang cơ chế thị trường. Chưa mạnh dạn đầu tư hơn nữa về công nghệ. Cũng như các khâu tiếp thị để có được các đơn đặt hàng. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải cố gắng đổi mới hơn nữa trong quá trình quản lý và định hướng sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn thực tập Mai Siêu đã tận tình hướng dẫn trong thời gian thực tập tổng hợp và ban lãnh đạo Công ty in tổng hợp Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC535.doc