Báo cáo Tổng hợp về những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đbsh

Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong từng giai đoạn lịch sử và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước các hợp tác xã đã có sự đóng góp to lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm, cung cấp nguồn nhân lực, lương thực trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải quyết chính sách xã hội địa phương. - Đến nay sau 10 năm đổi mới kinh tế hợp tác và hợp tác xã đã có những bước thay đổi, ruộng đất, các tư liệu sả

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đbsh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất khác chủ yếu đã được giao lại hoặc bán hoá giá cho hộ gia đình xã viên. Hộ xã viên được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ: một số hợp tác xã đã chuyển sang hoạt động dịch vụ cho hộ xã viên... Tuy nhiên cũng còn nhiều hợp tác xã lúng túng trong chuyển đổi, nhiều hợp tác xã mất hết vai trò tác dụng đối với xã viên và trở thành hình thức hoặc bị giải thể.... Trong khi đó luật hợp tác xã ra đời, nhưng việc thực hiện và vận dụng luật còn gặp nhiều khó khăn, triển khai chậm, quan điểm, nhận thức luật hợp tác xã, sự đánh giá thực trạng kinh tế hợp tác xã còn thiếu nhất quán. Chính vì vậy việc nghiên cứu chuyên đề "Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng ĐBSH" là cần thiết đáp ứng nhu cầu bức xúc hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội các nhân tố tác động để đánh giá một cách toàn diện và khách quan thực trạng kinh tế của hợp tác xã hiện nay, nhằm rút ra những nhận xét, kết luận đúng đắn, nguyên nhân thành công và không thành công, những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là các hợp tác xã nông nghiệp. - Hệ thống quản lý và các chính sách đối với hợp tác xã. - Phạm vi nghiên cứu: các hợp tác xã vùng Đồng bằng sông Hồng. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 5. Tên đề tài và kết cấu đề tài. Tên đề tài: Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương II: Thực trạng đổi mới và phát triển hợp tác xã ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Chương III: Phương hướng và giải pháp. Trong quá trình hoàn thành đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. Hoàng Việt và các cô chú trong phòng hợp tác xã thuộc Vụ Chính sách Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. I. Bản chất kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp. Nông nghiệp ngay từ đầu đã trở thành một thế mạnh của mỗi quốc gia trên thế giới. Con người khi được sinh ra đã biết đến thế nào là nông nghiệp và tầm quan trọng của nó: 1) Cơ sở lý luận. a) Định nghĩa: Theo luật hợp tác xã thì: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. "Điều 1 Luật hợp tác xã 1996". b) Bản chất hợp tác xã kiểu mới. Trước khi hiểu được bản chất hợp tác xã kiểu mới, chúng ta nên tìm hiểu bản chất hay (như thế nào là hợp tác xã) kiểu cũ. * Hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ dựa trên cơ sở tập thể hoá quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác (nói chung là vốn kinh doanh) của các nông hộ và do đó xoá bỏ tư cách chủ thể kinh doanh của mỗi nông hộ, biến người lao động trong mỗi nông hộ trở thành người lao động bộ phận của một đơn vị tổ chức lao động hợp tác duy nhất là hợp tác xã nông nghiệp, giống như một xí nghiệp công nghiệp, thậm chí còn biến mỗi xã viên thành người lao động làm thuê cho hợp tác xã. Nó ra đời để phát triển kinh tế tập thể của chính bản thân mỗi hợp tác xã và thay thế căn bản hoạt động kinh tế của mỗi nông hộ, nhằm nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nông dân xã viên. * Về hợp tác xã kiểu mới: - Ra đời trước tiên vì yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi nông hộ có thành viên đã góp vốn cổ phần góp sức để thành lập hợp tác xã. + Trước hết hợp tác xã kiểu mới phải thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế nông hộ mà bản thân các nông hộ không thể hay chỉ có thể thực hiện các hoạt động dịch vụ này với hiệu quả kém hơn. + Hợp tác xã kiểu mới ra đời dựa trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh của mỗi nông hộ, dựa vào sự góp vốn cổ phần, góp sức và quyền biểu quyết ngang nhau của mỗi xã viên. + Hợp tác xã kiểu mới ra đời là vì kinh tế nông hộ, chứ không phải thay thế kinh tế hộ. + Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới không coi lợi nhuận là mục tiêu tối thượng, chú trọng vào sự phát triển, hiệu quả kinh tế nông hộ trong cơ chế thị trường. c) Sự khác nhau giữa hợp tác xã kiểu cũ và kiểu mới. Sự khác nhau giữa hai loại hình đó thể hiện ở một số điểm sau: c.1. Hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ dựa trên cơ sở tập thể hoá quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác (nói chung là vốn kinh doanh) của các nông hộ và do đó xoá bỏ tư cách chủ thể kinh doanh của mỗi nông hộ, biến người lao động trong mỗi nông hộ trở thành người lao động bộ phận của một đơn vị tổ chức lao động hợp tác duy nhất là hợp tác xã nông nghiệp, giống như một xí nghiệp công nghiệp, thậm chí còn biến mỗi xã viên thành người lao động làm thuê cho hợp tác xã. Còn hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới dựa trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh của mỗi nông hộ trên mảnh đất được chính quyền giao cho để sử dụng lâu dài, với 5 quyền như luật Đất đai quy định, để tiến hành sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với tư cách là "tế bào" của nền kinh tế thị trường dựa vào sự góp vốn cổ phần, góp sức và quyền biểu quyết ngang nhau của mỗi xã viên, để cùng hưởng thụ kết quả hoạt động và cùng chia sẻ rủi ro của hợp tác xã theo mức góp vốn, góp sức của mỗi xã viên, nhằm vừa làm tăng sức mạnh của kinh tế của mỗi nông hộ, vừa tạo ra sức mạnh mới cho hợp tác xã. Chính vì thế kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác xã có thể tồn tại và phát triển có hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường, mà ở đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các công ty và tập đoàn kinh tế ngày càng quyết liệt với quy mô ngày càng lớn vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế của một quốc gia. c.2. Hợp tác xã kiểu cũ ra đời để phát triển kinh tế tập thể của chính bản thân mỗi hợp tác xã và thay thế căn bản hoạt động kinh tế của mỗi nông hộ, nhằm nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của mỗi xã viên. Còn hợp tác xã kiểu mới ra đời trước tiên là vì yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi nông hộ có thành viên đã góp vốn cổ phần, góp sức để thành lập hợp tác xã vì vậy, hợp tác xã kiểu mới trước hết phải thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ mà bản thân các nông hộ không thể hay chỉ có thể thực hiện các hoạt động dịch vụ này với hiệu quả kém hơn. Nếu không có hợp tác xã (và còn các yếu tố khác nữa) thì bản thân kinh tế hộ, tuy có đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh cũng không thể trở thành "tế bào" của nền kinh tế thị trường, càng không thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, trong kinh tế thị trường hợp tác xã kiểu mới ra đời là vì kinh tế hộ, chứ không phải để thay kinh tế hộ; ngược lại, kinh tế hộ là cơ sở tồn tại của kinh tế hợp tác xã kiểu mới. c.3. Vì những lý do trên, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới không coi lợi nhuận là mục tiêu tối thượng. Hơn nữa hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới coi sự phát triển và hiệu quả của kinh tế nông hộ trong cơ chế thị trường là mục tiêu tối thượng. - Đương nhiên không phải vì thế mà hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới chỉ có hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ và từ bỏ các hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận như tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, kinh doanh dịch vụ sản xuất và đời sống cho những hộ dân cư nông thôn không tham gia hợp tác xã trong xu thế phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng mở mang các ngành nghề phi nông nghiệp để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân và tạo ra lợi nhuận ngày càng nhiều, nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. c.4. Chính vì những điểm khác biệt với hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ nêu trên, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới phân phối thu nhập và lợi nhuận làm ra hàng năm không chỉ theo hoạt động, mà còn theo mức độ sử dụng dịch vụ và vốn cổ phần của mỗi xã viên. Các xã viên tham gia sử dụng dịch vụ của hợp tác xã càng nhiều thì hợp tác xã càng có điều kiện phát triển. Do đó, để khuyến khích và cũng là để thực hiện mục tiêu của mình, hợp tác xã giành một phần lớn lợi nhuận hàng năm phân phối cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của họ. Đó cũng là một cách giảm giá dịch vụ của hợp tác xã để tăng lợi nhuận của kinh tế hộ. Điều đó phản ánh trực tiếp và rõ nét nhất bản chất kinh tế - xã hội của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. 2) Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ tính cấp thiết của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nỗ lực theo nhịp độ phát triển kinh tế. a) Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta. * Giai đoạn trước 1996. Giai đoạn đầu tiên được coi là "bước thí điểm" và hoàn thành tổ chức hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp (1955-1961). - Tháng 8/1955 Hội nghị TW 8 (khoá II) đã quyết định xây dựng 6 hợp tác xã thí điểm ở 6 tỉnh (Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Nguyên) ngoài ra còn có 2 hợp tác xã nông nghiệp cũ đã xây dựng trước đó là Yên Doài (Thanh Hoá) và Tân Mĩ (Nghệ An). Tổng số hợp tác xã trong năm 1955 là 8 hợp tác xã với 106 hộ tham gia, 59,46 ha đất canh tác. Đến năm 1956, toàn miền Bắc có 37 hợp tác xã nông nghiệp thí điểm gồm 538 hộ tham gia với 416,6 ha đất canh tác. Tháng 10/1956 Hội nghị TW sơ kết đã rút ra một số kết luận. + Về sản xuất; nhìn chung hợp tác xã chưa hơn tổ đổi công. + Về thu nhập; số hợp tác xã loại khá có 50%, số hộ nông dân thu nhập tăng, còn lại các hợp tác xã thu nhập đều giảm. + Quản lý lúng túng, không được lập kế hoạch, chi phí sản xuất cao. Cuối năm 1960, toàn miền Bắc cơ bản tổ chức xong việc đưa nông dân lao động vào hợp tác xã nông nghiệp. Tổng số hợp tác xã nông nghiệp miền Bắc lúc đó là 41.446 hợp tác xã, gồm 2.404.789 hộ tham gia, chiếm tỷ lệ 85,83% so với tổng số hộ nông dân toàn miền, diện tích đất canh tác là 1.199.300 ha chiếm 76,55% tổng diện tích canh tác cả miền Bắc. - Tổ chức quản lý hợp tác xã bậc thấp: + Sở hữu tư liệu sản xuất: Về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác như: trâu, bò cày kéo, máy móc công cụ sản xuất còn thuộc sở hữu của xã viên, nhưng do hợp tác xã thống nhất quản lý sử dụng. + Về tổ chức quản lý và sản xuất: Chỉ trừ những hợp tác xã quy mô nhỏ, còn nói chung các hợp tác xã đều phân chia xã viên thành những đội hoặc những tổ sản xuất cố định, giao trâu bò, ruộng đất, công cụ sản xuất cho các đội, tổ sản xuất. + Về phân phối: Hợp tác xã thực hiện phân phối theo ngày công lao động. Tổng số thu hoạch của hợp tác xã, trước hết phải trừ thuế: thuế, chi phí sản xuất để tích luỹ (khoảng 5%), quỹ công ích (khoảng 1%), chi phí hành chính (1%) trả hoa lợi ruộng đất là (25-30%) số còn lại đem chi cho tỏng số ngày công làm của xã viên trong hợp tác xã. Hợp tác xã được thành lập nhưng có khuyết điểm, nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Cơ sở kỹ thuật nghèo nàn, vốn quỹ quá ít ỏi. Trình độ năng lực của cán bộ quản lý hợp tác xã còn quá kém. Đặc biệt việc phân phối trong hợp tác xã mang tính chất bình quân, không gắn quyền lợi vật chất của người xã viên với kết quả sản xuất do họ làm ra. Thu nhập của xã viên phụ thuộc vào ngày công làm được nhiều hay ít, nên xã viên có tư tưởng chạy theo công điểm, hoặc dựa dẫm vào nhau. Biểu 1: Một số chỉ tiêu về hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 1958-1960. ĐVT 1958 1959 1960 Số Hợp tác xã nông nghiệp HTX 4823 27831 40422 Hợp tác xã nông nghiệp bậc cao HTX 29 1352 4346 Số hộ tham gia hợp tác xã 100 hộ 126,5 1243,8 2404 Tỷ lệ tham gia hợp tác xã % 4,7 45,4 85,4 Quy mô bình quân 1 hợp tác xã Số hộ hộ 26 45 59 Diện tích ha 17,4 26,3 33,5 Diện tích canh tác của 1 hợp tác xã so với tổng diện tích toàn miền Bắc % 4,7 41 68,1 Nguồn: Báo cáo phân tích thống kê 30 năm hợp tác hoá nông nghiệp (1958-1988) Tổng cục thống kê. - Phát triển hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, quy mô lớn (1960-1980) Đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là cả nước có chiến tranh. Kết quả đạt d 3 trong thời kỳ này: + Cải tiến quản lý và cải tiến kỹ thuật vòng I, vòng II (1963-1966). Hướng dẫn hợp tác xã làm rõ chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, trâu bò, cày kéo, sản xuất chủ yếu chuyển hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao bắt đầu mở rộng quy mô hợp tác xã. Tổ chức lao động tập thể dưới hình thức các đội sản xuất, cố định, hình thành các đội chuyên môn trong hợp tác xã. Kết quả đạt được: Đến cuối năm 1965 về tổ chức hợp tác xã, toàn miền Bắc có 24.406 hợp tác xã trong đó có 17.511 hợp tác xã bậc cao chiếm 71,74% tổng số hợp tác xã. Có 34,6% hợp tác xã nuôi lợn tập thể, bình quân 1 hợp tác xã nuôi 37 con. Tổ chức quản lý lao động tiến bộ hơn, số ngày công làm cho hợp tác xã tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường như: xây dựng nhà kho, sân phơi, nhà ủ phân, mua sắm công cụ sản xuất. Tồn tại: Về mặt sản xuất không chú ý phát triển kinh tế gia đình, hạn chế xã viên trong việc sử dụng lao động, phân bón cho sản xuất đất 5%, cấm xã viên trồng lúa trên đất 5%, phê phán những nơi để nhiều đất cho xã viên làm riêng, ngược lại nhiều nơi đã tập thể hoá đất đai của xã viên, nhưng không quản lý sử dụng có hiệu quả, bỏ hoang hoá. + Thực hiện điều lệ hợp tác xã bậc cao và tổ chức lại sản xuất (1969-1976). Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao được ban hành khẳng định "những tư liệu sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp đều thuộc quyền sở hữu của tập thể", hợp tác xã phải quản lý, sử dụng tốt những thứ đó, tổ chức lao động tập thể phát triển sản xuất. Thực hiện phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn (Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 7/1970). Tổ chức lại sản xuất, đưa cơ khí lớn vào sản xuất... theo hướng sản xuất lớn XHCN theo tinh thần Nghị quyết TW 9 khoá III năm 1971, Chỉ thị 208 của Ban Bí thư (tháng 9/1974) Nghị quyết 61-CP ngày 5/4/1976 của Hội đồng Chính phủ về vấn đề này. Kết quả: Hợp tác xã thống nhất quản lý, ruộng đất thu hồi được một số ruộng đất bị lấn chiếm. Công tác quản lý nói chung được cải tiến, nhiều hợp tác xã áp dụng chế độ kế toán mới 43 tài khoản, thực hiện phân phối theo thu nhập giá trị ngày công kế hoạch... Tồn tại và khuyết điểm: Chuyển hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp lên hợp tác xã nông nghiệp bậc cao quy mô toàn xã ào ạt. Việc hợp nhất các hợp tác xã liên thôn, liên hợp tác xã toàn xã một cách đồng loạt thiếu sự chuẩn bị đã gây không ít khó khăn trong quản lý, phân tán tài sản, làm mất vốn quỹ hợp tác xã gây mất đoàn kết nội bộ hợp tác xã. Về công tác quản lý, nhất là về quản lý chi phí sản xuất, ngày công lao động không chặt chẽ, gây nhiều lãng phí. Về phân phối trong hợp tác xã chủ yếu là phân phối bằng hiện vật mang tính bình quân, lương bình quân người/tháng rất thấp 14,4 kg (1975) - 12 kg (1977) và 11,6 kg (1978). - Bước phát triển mới của phong trào hợp tác xã hoá nông nghiệp và những vấn đề đặt ra (1980-1986). Mở đầu cho thời kỳ này là việc thực hiện chỉ thị 100 - CP/TW 13/1/1981 của Ban Bí thư về "cải tiến công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp". Chỉ thị nêu rõ "Đội sản xuất sản phẩm đến nhóm và người lao động là một hình thức quản lý sản xuất và trả công lao động với sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp". Nội dung cách làm này là "ruộng đất được giao cho các hộ gia đình xã viên, hợp tác xã quản lý và điều hành các khâu: làm đất, giống má, tưới tiêu nước, phân bón và phòng trừ sâu bệnh". Còn các khâu gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch giao cho các hộ xã viên gắn với sản phẩm cuối cùng theo kế hoạch và quy trình định mức của hợp tác xã. * Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chỉ thị 100 CT/TW đó là: - Đã phát huy tốt hơn, khả năng lao động sôi nổi. - Xã viên chú ý làm tốt các biện pháp kỹ thuật. + Sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp đã có bước phát triển mới, đặc biệt là sản xuất lúa 6-7 vụ liền được mùa, vụ sau, năm sau đạt cao hơn năm trước. + Giải quyết tương đối hài hoà mối quan hệ 3 lợi ích (Nhà nước - hợp tác xã - xã viên). * Những tồn tại, hạn chế của Chỉ thị 100 - 2 chúng ta và những khuyết điểm trong chỉ đạo thực hiện. Cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động từ năm 1984 đã bộc lộ những khuyết điểm và tồn tại cơ bản: + Chưa thực sự giải phóng hoàn toàn sức lao động của xã viên. Gọi là khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, nhưng người nhận khoán còn phải phụ thuộc nhiều vào sự điều hành và nhiều khâu công việc. theo kế hoạch của hợp tác xã trong lúc cơ sở vật chất như: tiền vốn, vật tư, nhất là phân hoá học của hợp tác xã không có khả năng đáp ứng đủ. "Khoán sản phẩm cuối cùng" nhưng xã viên không được nắm sản phẩm. Điều này làm cho xã viên kém phấn khởi, rất bất bình và bắt đầu chán nản, hiện tượng xin trả ruộng trước bắt đầu xuất hiện vào những năm 1986-1986. + Việc sắp xếp, sử dụng một số cơ sở vật chất kỹ thuật đã xây dựng nhất là chuồng trại, sân phơi, nhà kho... kém hiệu quả. + Ruộng giao cho xã viên quá manh mún, nhiều hộ xã viên có hàng chục mảnh ruộng ở nhiều xứ đồng khác nhau. + Ngành nghề không được mở rộng và phát triển. Những khuyết điểm và tồn tại của cách khoán trên đây, cộng với tình trạng bao cấp tràn lan trong hợp tác xã dẫn đến làm cho động lực khoán bị triệt tiêu. - Đổi mới các đơn vị hợp tác xã giai đoạn 1988-1996. Đến cuối năm 1987, cả nước có 17.022 hợp tác xã và 36.352 tổ đổi sản xuất nông nghiệp đã thu hút 93% số hộ nông dân được vào làm ăn tập thể bước vào thời kỳ đổi mới các hợp tác xã có những biến đổi sau: Đổi mới về quan hệ sở hữu Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp hợp tác xã thực hiện việc giao khoán ổn định lâu dài 85-90% ruộng đất cho hộ xã viên, còn 10-15% ruộng đất làm quỹ đất dự phòng. Hộ xã viên thực hiện 2 quyền: "quyền sử dụng đất có giới hạn và quyền chuyển đổi ruộng đất để thực hiện canh tác". Các loại tư liệu sản xuất khác kể cả trâu bò, máy kéo, công cụ sản xuất, thì chuyển hẳn quyền sở hữu cho hộ xã viên theo các phương thức "bán hoá giá thanh toán ngay hoặc nhiều năm, nhiều vụ sản xuất". Quan hệ quản lý: Trong nông - lâm nghiệp, hợp tác xã thực hiện hình thức quản lý một cách linh hoạt hơn không máy móc, theo công thức "5 + 3" như trước (hợp tác xã trực tiếp điều hành 5 khâu, xã viên thực hiện 3 khâu). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mọi việc đã không diễn ra một cách suôn sẻ. Nhiều khâu công việc do hợp tác xã đảm nhiệm, nhưng hợp tác xã vẫn không đảm nhiệm được nhất là việc cung ứng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. Công việc làm đất do hợp tác xã đảm nhận hoặc hợp tác xã đi thuê trạm máy kéo nhà nước làm nhưng chi phí quá cao, nhiều hộ đã tự làm lấy bằng trâu bò của gia đình. Hợp tác xã sản xuất giống hoặc cung ứng giống, tưới tiêu cho hộ xã viên cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hợp tác xã khoán trắng cho hộ xã viên. Những hộ nông dân nghèo, không có kinh nghiệm sản xuất đã không thực hiện được nhiệm vụ sản xuất của mình, sản xuất sút kém và trở thành những con nợ của hợp tác xã, nợ mẹ đẻ nợ con, nợ chồng chất buộc hợp tác xã phải cắt giảm ruộng đất đã giao cho các hộ này. Việc tổ chức quản lý theo hình thức khoán sản phẩm, giao quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh cho hộ xã viên và người lao động đã tác động kích thích hộ xã viên hăng hái lao động sản xuất, đầu tư trên công thức cho thâm canh, tìm nguồn hàng, tìm thị trường... song cũng như hợp tác xã nông nghiệp, việc cung cấp các loại vật tư, nguyên vật liệu cho các hộ xã viên sản xuất ở các hợp tác xã phi nông nghiệp cũng không làm được tốt, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn trở ngại, chủ yếu là do không có thị trường, vai trò của hợp tác xã cũng từ đó giảm sút, nhiều hợp tác xã chỉ còn hình thức. Động lực khoán cũng hết tác dụng. Quan hệ phân phối: Chế độ phân phối trong thời kỳ này đã chú ý nhiều hơn tới người lao động. Trong nông nghiệp các hợp tác xã đã thực hiện việc điều chỉnh diện tích và mức khoán cho phù hợp và ổn định, cố gắng "đảm bảo cho hộ xã viên nhận khoán được hưởng trên dưới 40% sản lượng khoán trở lên, tuỳ theo số lượng khâu công việc do hộ xã viên đảm nhiệm. Trong các hợp tác xã phi nông nghiệp, chủ yếu thực hiện trả thù lao theo khoán sản phẩm. Cùng với việc điều hành quy mô cho phù hợp, điều chỉnh quyền sở hữu và sử dụng các tư liệu sản xuất chủ yếu khác, đổi mới cách quản lý phân phối... Các hợp tác xã đã tích cực thực hiện đổi mới bộ máy tổ chức, đổi mới bộ máy cán bộ. Đây là việc làm hết sức cần thiết và tất yếu. Số lượng cán bộ quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ thực hiện NQ10-CT/TW đã giảm tới 50% nhờ vậy đã làm giảm chi phí hành chính quản lý trong hợp tác xã. * Giai đoạn từ 1996 đến nay. Tháng 3-1996 Quốc hội nước ta thông qua Luật hợp tác xã. Tiếp theo Chính phủ đã ban hành một số nghị định thi hành Luật hợp tác xã, trong đó có Nghị định 43 CP ngày 29/4/1997 ban hành "Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp", nó đã có tác động rất mạnh mẽ. Cả nước diễn ra quá trình chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới. Tính đến cuối năm 1997, toàn miền Bắc có 1022 hợp tác xã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật hợp tác xã. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi diễn ra rất phức tạp. Có hợp tác xã thực hiện chuyển đổi theo đúng luật, nhưng cũng có hợp tác xã chỉ chuyển đổi mang tính hình thức, ở các địa phương còn rất lúng túng, chưa thực hiện theo đúng luật nên còn rất chậm trong quá trình chuyển đổi. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (6/2000) tổng số hợp tác xã tính đến 12/1996 là 13.782 hợp tác xã. Trong đó các hợp tác xã làm thủ tục giải thể và coi như đã giải thể là 6.222 hợp tác xã, số hợp tác xã đã hoàn thành cơ bản thủ tục chuyển đổi là 5.692 hợp tác xã, thành lập mới 1.319 hợp tác xã, được cấp giấy đăng ký kinh doanh 4.367 hợp tác xã. Hiện nay (6/2000), tổng số hợp tác xã hiện có là 8850 hợp tác xã. Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ta có: Biểu 2: Tình hình công nợ của các hợp tác xã chuyển đổi. Đơn vị: Triệu đồng Nợ phải thu Nợ phải trả Tên địa phương Số HTX báo cáo Tổng số Bình quân 1 HTX Tổng số Bình quân 1 HTX 1 2 3 4 5 Chung cả nước 1577 2.33888.3 148.3 130132.7 82.5 Miền Bắc 1236 142312.3 115.2 76026.7 54.2 Miền Nam 341 91576 268 54160 158 Miền núi phía Bắc 412 20572 49.9 7613.7 18.5 Đồng bằng sông Hồng 665 105728.6 158.9 44871.9 67.5 Khu IV cũ 159 16011.7 100.7 145411 91.5 Duyên hải miền Trung 312 89224 285 52682 168 Tây Nguyên 14 2210 157 1418 101 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 1999. Biểu 3: Quy mô hợp tác xã theo số lượng xã viên (hợp tác xã đã chuyển đổi) Thứ tự Chỉ số Đơn vị tính Chung Miền Bắc Miền Trung Tây Nguyên Miền Nam 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Số hợp tác xã báo cáo HTX 2172 100 1795 100 313 100 19 100 1 Số hợp tác xã có từ 5-7 xã viên HTX 215 10.1 212 11.8 1 0,3 2 10.5 2 Số hợp tác xã có từ 51-100 xã viên HTX 431 6.1 122 6.8 1 0,3 8 42.1 3 Số hợp tác xã có trên 100 xã viên HTX 1781 83.7 1461 81.3 311 99,3 9 47.3 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2000. Biểu 4: Tài sản, vốn quỹ của hợp tác xã Đơn vị: Triệu đồng Tên địa phương Số HTX báo cáo Tổng số Trong đó Số lượng BQ 1 HTX Tài sản cố định Tài sản lưu động Số lượng Bình quân 1 HTX Số lượng Bình quân 1 HTX 1 2 3 4 5 6 7 Chung cả nước 1.962 1.092.025 556 862.281 439 229.744 117 Miền Bắc 1.594 722.160 453 595.771 373,7 126.389 79,3 Miền Nam 345 369.865 1.044 266.510 752 103.355 295 Miền núi phía Bắc 553 116.766 211,5 99.772 108,4 16.994 30,7 Đồng bằng sông Hồng 439 228.922 521,5 1.744.594 397,7 54.328 123,7 Khu IV cũ 602 376.472 625,4 321.405 355,9 55.067 91,5 Duyên hải miền Trung 312 354.007 1.134 254.987 817 99.022 317 Tây Nguyên 14 3.279 233 2.583 148 969 49 Đông Nam Bộ 24 9.416 392 6.479 269 2.937 123 Đồng bằng sông Cửu Long 4 3.163 790 2.416 615 720 175 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2000. Biểu 5: Hoạt động dịch vụ hợp tác xã Tên địa phương Số HTX Thuỷ lợi Bảo vệ thực vật Thú y Giống Khuyến nông Vật tư Làm đất Tiêu thụ sản phẩm Chế biến Điện Dịch vụ khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chung cả nước 1686 91,9 61,9 37,7 41,3 47,5 36 11,8 10,3 0,4 52,2 3,9 Miền Bắc 1359 95,7 73,9 16,7 36,2 41,8 32,2 9,8 8,7 0,5 52,7 4,9 Miền Nam 327 91,4 11,9 44,3 62,6 71,2 51,9 35,7 16,8 50,1 Miền núi phía Bắc 93 93,5 60,2 37,6 79,5 75,2 79,5 2,1 13,9 9,6 9,6 Đồng bằng sông Hồng 715 93,1 59 14,2 33,7 30,3 13,9 17,7 1,2 65,1 8,1 Khu IV cũ 551 99,4 95,6 16,3 32,1 51,1 47,9 0,9 17,6 1,2 57,5 439 Duyên hải miền Trung 297 97,4 11,1 51,9 73,1 82,5 55,2 46,5 17,9 Tây Nguyên 30 90 26,6 3,3 83,3 13,4 16,6 6,6 10 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2000. Như vậy, qua biểu ta thấy tình hình hoạt động của các hợp tác xã sau khi chuyển đổi đều chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và tập trung chủ yếu vào các dịch vụ như: thuỷ lợi 94,9%, bảo vệ thực vật 61,9%, giống 41,3%, điện 52,2%. Hầu như các hợp tác xã ít quan tâm đến hoạt động chế biến (0,4%). Tài sản của hợp tác xã hầu như là gồm toàn bộ TSCĐ còn TSLĐ nhỏ (bình quân 1 hợp tác xã 117 triệu) đã thế lại chủ yếu nằm trong các khoản nợ và đây cũng là một trong những vấn đề làm cho hợp tác xã rất khó khăn trong hoạt động vì thiếu vốn kinh doanh. Số lượng xã viên tham gia hợp tác xã đều giảm so với trước. Số hợp tác xã có trên 100 xã viên chiếm 83,7%. b) Kết luận. - Theo các con số thống kê và báo cáo chúng ta thấy và rút ra một điều quan trọng là: Mặc dù tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng vấn đề về kinh tế hợp tác xã vẫn là một vấn đề rất phức tạp. Nó làm đau đầu những nhà hoạch định. - Trong tương lai chúng ta phải làm gì để kinh tế hợp tác xã thật sự vững mạnh điều này giải quyết không phải chuyện sớm chiều. II. Những nội dung cơ bản của luật hợp tác xã 1996 1.1. Định nghĩa hợp tác xã nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động, có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật, để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã đều tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động do luật hợp tác xã quy định. Đó là các nguyên tắc: + Tự nguyện ra nhập và ra khỏi hợp tác xã. + Quản lý dân chủ và bình đẳng. + Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. + Việc chia lãi bảo đảm kết hợp với lợi ích của xã viên và sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp. + Hợp tác và phát triển cộng đồng; 1.3. Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã nông nghiệp. a) Quyền của hợp tác xã nông nghiệp. + Quyền lựa chọn loại hình hoạt động phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình; + Quyền lựa chọn quyết định các hình thức và cơ cấu tổ chức thích hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại hoạt động; + Quyền phân phối thu nhập, lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có) theo điều lệ của mình. + Quyền liên kết, liên doanh với cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã và trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. + Quyền kết nạp, khai trừ, khen thưởng và kỷ luật xã viên theo điều lệ của mình. + Quyền mở tài khoản ở ngân hàng và vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, bảo lãnh cho xã viên của mình vay vốn của các tổ chức tín dụng. + Quyền hùn vốn để trở thành thành viên của tổ chức tín dụng nhân dân hoặc để tạo ra liên hiệp hợp tác xã với tư cách là 1 doanh nghiệp và chủ sở hữu của nó là các hợp tác xã nông nghiệp. + Quyền mở rộng hoạt động kinh doanh, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở ngoài huyện, ngoài tỉnh theo quy định của pháp luật. + Quyền từ chối không đáp ứng các yêu cầu của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trái với quy định của pháp luật. b) Nghĩa vụ của hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và chịu trách nhiệm về các khoản công nợ của mình bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình, thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với các cá nhân là xã viên, bảo đảm các quyền của xã viên, chăm sóc NN, giáo dục, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. 1.4. Thành lập và đăng ký kinh doanh; giải thể và phá sản hợp tác xã nông nghiệp. a) Thành lập, hợp tác xã nông nghiệp phải tuân theo các điều 12, 13, 14 và 15 của Luật hợp tác xã và làm thủ tục đăng ký kinh doanh. b) Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: Đơn đăng ký kinh doanh kèm theo biên bản đã thông qua tại hội nghị thành lập hợp tác xã nông nghiệp, điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, danh sách ban quản rị, ban kiểm soát, danh sách xã viên, địa chỉ nghề nghiệp của họ tối thiểu 7 xã viên, danh sách góp vốn điều lệ có chữ ký của xã viên, phương án hoạt động dịch vụ và kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính. c) Hợp nhất và tách chia hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ có đại hội xã viên mới có quyền quyết định việc hợp nhất hợp tác xã nông nghiệp của mình với các hợp tác xã nông nghiệp khác, hoặc chia tách hợp tác xã nông nghiệp của mình thành nhiều hợp tác xã nông nghiệp với ít nhất 3/4 tổng số xã viên có mặt tại đại hội biểu quyết tán thành. d) Giải thể phá sản hợp tác xã nông nghiệp. + Giải thể tự nguyện theo nghị quyết của đại hội xã viên. + Phá sản theo luật phá sản doanh nghiệp. III. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp của một số nước trên thế giới 1. Hợp tác xã nông nghiệp ở Mỹ: Ngay từ những năm 20, theo quy định của các bang thì các hợp tác xã do các chủ trang trại thành lập để cùng hoạt động buôn bán hoặc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của chủ trại. Về cơ bản, các hợp tác xã nông nghiệp của chủ trang trại đượ._.c phân làm 3 loại: Hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác xã cung ứng và hợp tác xã chuyên bảo đảm các dịch vụ sản xuất. Trong các hợp tác xã tiêu thụ, trên 50% giá trị chu chuyển hàng hoá là do việc bán sản phẩm nông nghiệp (năm 1987 chiếm 67% toàn bộ chu chuyển khoá của các hợp tác xã nông nghiệp). Các hợp tác xã cung ứng làm nhiệm vụ cung ứng hạt giống, phân bón, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và các hàng hoá cho các chủ nông trại (chiếm 31% chu chuyển hàng hoá). Một phần tư số hợp tác phục vụ cho các quá trình sản xuất nông nghiệp như: tín dụng, xây dựng, và phục vụ hệ thống điện khí hoá, điện thoại hoá ở nông thôn, sử dụng và phối hợp với các hệ thống thuỷ lợi của nhà nước, bảo hiểm quá trình hoả hoạn, cung cấp tư liệu sản xuất cho nông trại, bảo quản, đóng gói và chế biến nông sản... mặc dù đã có chuyên môn hoá giữa các hợp tác xã, nhưng phần lớn các hợp tác xã đều kết hợp các hoạt động khác nhau để nâng cao hiệu quả, ví dụ vừa mua bán ngũ cốc, lại cung ứng cả vật tư và tư liệu sản xuất cho các nông trại... Sự phát triển hợp tác xã cho đến nay đã hình thành 4 cấp. Hợp tác xã cấp cơ sở của các chủ trại, các hợp tác xã cấp khu vực, hợp tác xã cấp liên khu vực và hợp tác xã cấp toàn quốc. Các hợp tác xã liên kết với nhau thông qua các liên hiệp, các liên đoàn hợp tác xã với sự hỗ trợ của nhà nước cấp bang và cấp liên bang. Hiện nay các liên hiệp hợp tác xã thương nghiệp đang hoạt động trên 40 bang với những nhiệm vụ cơ bản là: thông tin cho các hợp tác xã; đào tạo các xã viên cho các hợp tác xã, trong đó có các nhân viên quản lý; tư vấn và pháp luật; nghiên cứu nhu cầu của các hợp tác xã khi ra quyết định ở cấp liên bang... Nói chung các hội liên hiệp này định hướng hoạt động theo nhu cầu của xã viên hợp tác xã. ở cấp toàn quốc, yêu cầu của các hợp tác xã của các chủ nông trại là thành lập ở các tổ chức hội viên hợp tác xã Mỹ, liên đoàn hợp tác xã Mỹ, hội đồng toàn quốc các hợp tác xã chủ trại... các hội liên hiệp hợp tác xã theo ngành có vai trò rất quan trọng đối với các hợp tác xã của ngành đó. Phần lớn các hợp tác xã đều hình thành trên cơ sở tự nguyện của những người góp cổ phần. Sự độc lập về kinh tế của những chủ trại - xã viên đều quy định về danh nghĩa trong những nguyên tắc tổ chức hợp tác xã. Nguyên tắc dân chủ được thể hiện khi bỏ phiếu, thì mỗi xã viên được một lá phiếu bất kể quy mô sản xuất, nhưng trong thực tế hoạt động cua họ luôn bị kiểm soát bằng mọi phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp được quy định trong quy chế của hợp tác xã. Vốn ban đầu do những người nộp cổ phần, thường là vật bảo đảm để nhận tín dụng từ hợp tác xã. Phần của chủ trang trại nộp cổ phần trong thu nhập được phân bổ trong tỷ lệ với sự tham gia sử dụng các dịch vụ của hợp tác xã. Nhưng thực tế họ chỉ được nhận khoảng 20% số thu nhập đó, số còn lại được đưa vào quỹ phát triển hoạt động của hợp tác xã. Các hợp tác xã tồn tại trong sự cạnh tranh gay gắt, họ liên kết để chống lại bọn độc quyền ruộng đất và tư bản công - thương trên các lĩnh vực. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, buôn bán tư liệu sản xuất. Trong 10 năm gần đây đã tích cực củng cố tập trung hoá các hợp tác xã, nhưng quy mô tập trung hoá sản xuất và tích luỹ vốn của các hợp tác xã vẫn thấp hơn so với các hiệp hội công nghiệp lớn. Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nông nghiệp nói chung và hợp tác xã nói riêng. Hơn 130 năm trước, năm 1862, tổng thống Lin Côn đã ký "luật ruộng đất", một đạo luật có tính hút di dân di cư đến khai khẩn ở những vùng đất mới. Chính phủ Mỹ đã đầu tư nhiều cho phát triển nông nghiệp nói chung và hợp tác xã nói riêng. Hiện nay tất cả các trang trại đều có đường giao thông mặt cứng nối liền với hệ thống đường xá công cộng do nhà nước xây dựng và bảo quản, Nhà nước bỏ vốn và đẩy mạnh công cuộc điện khí hoá nông thôn từ những năm 30 của thế kỷ XX. Mạng lưới điện thoại, điện báo đã nối các nông trại với nhau và với thành phố, với nước ngoài, qua đó nông dân có thể sử dụng rộng rãi với các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, thương mại, ngân hàng, luật pháp ở mọi nơi. Nhà nước cũng xây dựng một mạng lưới dịch vụ nông nghiệp đa dạng và phổ biến trong cả nước. Trong đó phải kể đến hệ thống tín dụng phục vụ nông nghiệp trong cả nước và ở các bang. Các nông trại có thể vay ngắn hạn ở ngân hàng, địa phương, còn nếu để vay dài hạn họ có thể đến các cơ quan tài chính của chính quyền, vì ở đây lãi suất thấp hơn so với ngân hàng. Có thể thấy rằng, ngoài yếu tố thuận lợi của điều kiện tự nhiên, 3 yếu tố chủ yếu tạo nên một nền nông nghiệp Mỹ phát triển cao và có hiệu quả: các nông trại, hợp tác xã tự nguyện và có hiệu quả của các nông trại và sự giúp đỡ về mọi mặt của nhà nước. 2) Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức Hợp tác xã nông nghiệp ở Đức có lịch sử khá lâu đời. Năm 1847 những người theo chủ nghĩa cải lương do F.W.Raiffecson đứng đầu đã lập ra tổ chức phúc lợi nông thôn đầu tiên. Bắt đầu từ đó hợp tác xã nông nghiệp phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế - xã hội quan trọng. Do chủ nghĩa tư bản ở Đức phát triển muộn hơn so với các nước Tây Âu, ở nông thôn còn tồn tại số đông nông dân tự canh nhỏ với điều kiện không thuận lợi lắm. Các hợp tác xã ra đời, một mặt là sự giúp đỡ thực sự đối với nông dân chống lại sự phá sản, sự cho vay nặng lãi. Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức lúc đầu là sự liên hợp có tính chất giúp đỡ nhau về vốn giữa những người sản xuất nhỏ, phân tán, không có mục đích chủ yếu là lấy lãi có tính dân chủ cao: Mỗi người chỉ có một phiếu bầu, lãnh đạo hợp tác xã chỉ có danh vị mà không có thù lao khác. Hơn 150 năm qua, nhà nước luôn bảo hộ hợp tác xã bằng luật pháp dưới nhiều mức độ khác nhau. Trong 30 năm lại đây, năng suất lao động của nông dân tăng 7 lần, Cộng hoà Liên bang Đức trở thành nước xuất khẩu nông sản quan trọng của thế giới. Sự phát triển nông nghiệp ở Cộng hoà Liên bang Đức có một số đặc điểm sau: - Dưới điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá, hợp tác xã nông nghiệp là sự liên hợp giữa những người nông dân lấy đơn vị kinh doanh cơ bản là hộ gia đình và những người sản xuất nhỏ khác. - Nội dung cốt lõi của sự hợp tác của nông dân là hợp tác xã tín dụng. Hợp tác xã tín dụng và ngân hàng hợp tác là trung tâm của các tổ chức hợp tác nó làm cơ sở cho các hợp tác xã cung tiêu. - Trình độ chuyên môn hoá, đa dạng hoá và tập trung hoá của các hợp tác xã tương đối cao: ở Cộng hoà Liên bang Đức trong thời kỳ đầu của phong trào hợp tác xã, hình thức chủ yếu là các hợp tác xã tổng hợp có nhiều chức năng lấy thôn trấn làm đơn vị. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh ra nhiều hợp tác xã chuyên môn hoá cao, vượt ra ngoài phạm vi thôn xã, khu vực, dần dần hình thành hệ thống hợp tác xã mang tính toàn quốc. * Quá trình chuyên môn hoá sản xuất đã hình thành các hộ chuyên và trên cơ sở đó ra đời hợp tác xã của những hộ chuyên. Những hợp tác xã này phục vụ cho các hộ chuyên, bảo vệ quyền lợi cho các hộ, những người sản xuất sản phẩm cả về kinh tế, pháp luật, chế định chính sách... Năm 1981 ở Cộng hoà Liên bang Đức có 203 hợp tác xã và 14 liên xã của những hộ chăn nuôi gia súc non, 134 hợp tác xã và 1 liên xã về giống, gia súc, 253 hợp tác xã và 3 liên xã về rượu nho, 346 hợp tác xã và 10 liên xã về ngũ cấp cao cấp, 23 hợp tác xã hoa, 21 hợp tác xã về các ngành khác. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều dạng hợp tác xã đảm bảo các dịch vụ trước và sau sản xuất như: Hợp tác xã chuyên về chế biến một loại sản phẩm nhất định, hợp tác xã chuyên tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định như: Hợp tác xã tiêu thụ trứn, hợp tác xã đông lạnh, hợp tác xã tưới tiêu nước, hợp tác xã dịch vụ thông tin, hợp tác xã về huấn luyện nghề nghiệp... Với nhiều hình thức hợp tác xã như vậy, các hộ nông dân có điều kiện và khả năng lựa chọn và tham gia rất rộng rãi vào sự hợp tác nhiều mặt. Tổ chức hợp tác xã ở Cộng hoà Liên bang Đức phục vụ nông dân trong phạm vi rất rộng, ví dụ hợp tác xã về huấn luyện, giáo dục không những chỉ về sản xuất kinh doanh, mà còn cả về mặt có liên quan tới đời sống như sinh hoạt gia đình, tri thức giao tiếp. * Cùng với sự phát triển của sản xuất, khuynh hướng hợp tác xã nông nghiệp cũng tăng lên. Điều này thể hiện ở các mặt sau: - Số lượng hợp tác xã có hạch toán độc lập ngày càng giảm, quy mô hợp tác xã tăng lên (những năm 60 có 2 vạn hợp tác xã với hơn 4 triệu xã viên, đến năm 80 số hợp tác xã còn khoảng 1 vạn nhưng số xã viên lên tới 9 triệu). - Sự liên hợp ngang và dọc của các hợp tác xã ngày càng tăng và đưa đến sự hình thành một hệ thống các tổ chức hợp tác xã mang tính toàn quốc. Ví hợp tác xã về rau sạch của Cộng hoà Liên bang Đức mang tính toàn quốc có quy mô lớn, đảm nhận chế biến tiêu thụ rau trong toàn quốc và xuất khẩu. Đến giữa thế kỷ XIX ở Đức có 2 hệ thống lớn: Hệ thống hợp tác xã nông nghiệp và hệ thống hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phát triển độc lập nhau: Đến đầu những năm 80 2 hệ thống này hợp lại thành một liên minh hợp tác công nông nghiệp thành một liên minh thống nhất. Quá trình tập trung hoá thông qua các tổ chức hợp tác xã vẫn không làm mất đi kinh tế hộ gia đình, mà ngược lại càng tạo điều kiện cho nó phát triển tốt hơn, có hiệu quả hơn. - Thực hiện chế độ kiểm toán hợp tác xã Chế độ này bắt nguồn từ chỗ trên cơ sở tự nguyện, một số hợp tác xã đã mời những viên chức kế toán chuyên nghiệp để kiểm tra sổ sách chứng từ và các dịch vụ tư vấn. Sau đó vì muốn phòng ngừa một số hợp tác xã có hành vi vi phạm pháp luật và để tăng cường về mặt quản lý nhà nước năm 1889 chính phủ ban hành pháp lệnh quy định tất cả các hợp tác xã đều phải chịu sự kiểm tra hạch toán của nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp, nếu không hợp tác xã không có tư cách lên sổ kế toán. Qua nhiều năm chế độ kế toán này vẫn được hoàn thiện và hình thành một đội ngũ kiểm toán hợp tác không phải nhân viên kiểm toán của nhà nước. Họ giúp đỡ các hợp tác xã phát triển lành mạnh, góp ý kiến về mặt quản lý và pháp luật. Với tác dụng như vậy, sau này ở Cộng hoà Liên bang Đức, Luật hợp tác xã đã quy định các tổ chức hợp tác phải tiếp nhận sự giám sát của hiệp hội kiểm toán hợp tác. Hiện nay ở Đức tổ chức kiểm toán hợp tác cao nhất là: "Tổ chức hợp tác nước Đức và hội liên hiệp Raiffecson", dưới nó có 6 hiệp hội kiểm toán hợp tác có tính toàn quốc và những lĩnh vực có tính chuyên môn cao. Dưới nữa là 15 hiệp hội kiểm toán hợp tác khu vực. Luật hợp tác xã có quy định chi tiết về thời gian, nội dung, trình tự kiểm toán và tư cách của nhân viên kiểm toán. Hiệp hội kiểm toán hợp tác là tổ chức của quần chúng, nhưng sự giám sát của nhà nước, thông qua đó bằng pháp luật chính phủ bảo vệ và giám đốc sự kinh doanh chính đáng của các hợp tác xã. 3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản. Khác với châu Âu là nơi phát triển mạnh các hợp tác xã chuyên ngành, ở Nhật Bản lại phổ biến là các hợp tác xã tổng hợp, chiếm tới 92,2% số nông trại. Hệ thống hợp tác xã ở Nhật gồm 3 cấp: cấp Trung ương hình thành liên đoàn quố gia hợp tác xã Nhật (AZENNOH) bao gồm các hiệp hội, liên đoàn toàn quốc về ngân hàng, tín dụng nông nghiệp; sản xuất thông tin nông nghiệp; bảo hiểm nông nghiệp; cung ứng vật tư máy móc nông nghiệp; cơ sở nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật. Liên đoàn hợp tác xã xuất nhập khẩu nông nghiệp (UNI _ COPJAPAN). ở cấp quận (thành phố) có các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp quạn KEZALEN làm nhiệm vụ cung ứng trực tiếp cho các nông trại vốn tín dụng, dịch vụ kỹ thuật, vật tư kỹ thuật, vật tư máy móc, hướng dẫn kỹ thuật, mua nông sản. Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp quận với hơn 10.000 xã viên thường có 500-600 cơ sở các hợp tác xã cơ sở tập hợp 99,2% số nông trại tham gia, nhìn chung quy mô hợp tác xã ngày càng tăng lên và số lượng hợp tác xã ngày càng giảm đi. Năm 1960 có 12.050 hợp tác xã, năm 1970 là 6.000 hợp tác xã, còn 4.700 hợp tác xã; năm 1970 có khoảng 50% số hợp tác xã cơ sở có quy mô dưới 500 hộ xã viên và 30% có quy mô 500-1000 hộ xã viên. ở Nhật, các hộ xã viên không làm nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý trực tiếp đất đai, lao động và hoạt động sản xuất của các nông trại, mà chỉ làm dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho các nông trại, hợp tác xã có một số cơ sở phục vụ sản xuất như lò ấp trứng, xưởng chế biến... và một số cơ sở phục vụ sinh hoạt như nhà văn hoá, phòng cưới, nhà ăn uống... Quy mô đất canh tác của hợp tác xã trồng lúa thường nhỏ hơn so với quy mô canh tác của các hợp tác xã trồng các loại cây khác và chăn nuôi bò: Dịch vụ hợp tác xã trên đảo Hôcaido có 561 nông trại với 14.000 ha ruộng đất (bình quân mỗi hộ 26 ha) chăn nuôi 15.000 bò thịt và 11.000 bò sữa (bình quân mỗi hộ khoảng 25 bò thịt và 20 bò sữa), ngoài ra còn trồng lúa mạch, ngô, khoai. Bên cạnh hình thức hợp tác xã tổng hợp, ở Nhật Bản còn phát triển các hợp tác xã chuyên ngành; 350 hợp tác xã nuôi ong, 500 hợp tác xã nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, 150 hợp tác xã nghề vườn, 50 hợp tác xã thủ công nghiệp. 4. Hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Lan Lịch sử phong trào hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan đã lấy năm 1916 làm kỷ niệm thành lập ngành. Hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ra đời với 16 thành viên tại 1 vùng để giúp đỡ những nông dân trang trải được những món nợ đối với bọn cho vay nặng lãi và bảo vệ quyền canh tác của nông dân trên mảnh đất mà chủ đất cho thuê. Cho đến nay, đã mấy thập kỷ trôi qua, các loại hình hợp tác xã vẫn tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh. Trong các loại hình hợp tác xã này, thì loại hình hợp tác xã nông nghiệp là loại hình quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống phong trào hợp tác xã ở Thái Lan. Các hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Lan hình thành là do những nông dân cá thể tự nguyện liên kết lại với nhau. Một số hoạt động chính của hợp tác xã: - Cho xã viên vay vốn - Nhận tiền gửi tiết kiệm của xã viên - Thu mua nông sản của xã viên để kinh doanh - Cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp, hạt giống cho xã viên Cung ứng các loại dịch vụ nông nghiệp cho xã viên. 5. Các bài học và kinh nghiệm đúc kết từ hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới. - Các hợp tác xã nông nghiệp chỉ thực hiện chức năng chủ yếu của mình là làm dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, tạo điều kiện cho các hộ gia đình nông dân sản xuất tốt nhất. Còn việc sản xuất nông nghiệp là do từng gia đình sản xuất trên đất đai của mình, hợp tác xã nông nghiệp không trực tiếp can thiệp. - Mục đích của hợp tác xã chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình xã viên chứ không phải kinh doanh kiếm lãi. - Mục đích của người góp cố phần vào hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là tăng sức mạnh tổ chức được những dịch vụ tốt hơn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của từng hộ. Lợi ích chủ yếu để lôi kéo nông dân vào hợp tác xã chính là lợi ích được hưởng dịch vụ chứ không phải là góp cổ phần vào hợp tác xã nông nghiệp để được chia nhiều lãi theo cổ phần. - Tính tự nguyện trong hợp tác xã rất cao. Người nông dân hoàn toàn tự nguyện khi quyết định ra nhập hoặc xin ra hợp tác xã nông nghiệp. Tính tự nguyện suy cho cùng là xuất phát từ tính hiệu quả có lợi. Nếu hợp tác xã có lợi cho nông dân thì họ sẽ vào hợp tác xã nông nghiệp. Muốn lôi kéo nông dân vào hợp tác xã thì hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp phải thực sự có hiệu quả và có lợi. - Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác. Từ hợp tác đơn giản từng khâu chuyên ngành đến những hợp tác xã đa chức năng hướng chung là: + Lúc đầu thường hình thành những hợp tác từng khâu riêng biệt như: * Hợp tác xã tín dụng. * Hợp tác xã chế biến. * Hợp tác xã làm đất... + Dần dần, các hợp tác xã có xu hướng kết hợp một số khâu như loại hợp tác xã 2 khâu: Tín dụng và tiêu thụ sản phẩm và hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp. - Một xã viên có thể tham gia nhiều hợp tác xã. - Sự phân biệt giữa người xã viên và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Xã viên là người góp vốn cổ phần vào hợp tác xã nông nghiệp để hưởng các dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp và thường lao động sản xuất trên đất đai của mình. Còn lao động trong hợp tác xã nông nghiệp kể cả lao động làm công tác quản lý trong hợp tác xã nông nghiệp do ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp căn cứ vào đòi hỏi từng dịch vụ để thuê, tuyển, bố trí phân công lao động vào những công việc phù hợp và có hiệu quả nhất. Do đó ban quản trị có thể tuyển chọn, bố trí phân công một số xã viên nào đó có kỹ năng, kỹ thuật và có nhu cầu làm công việc dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp hoặc thuê tuyển những lao động, cán bộ chuyên môn, chuyên gia và cán bộ quản lý bên ngoài để hoàn thành tốt hơn chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã. - Hợp tác xã là loại hình tổ chức có tác dụng và lôi kéo đại đa số các hộ nông dân ở nông thôn nhưng trước hết là đối với nông dân nghèo. Vì thế lẻ tẻ ở một số nơi, một số nước có ít hộ nông dân giàu tách khỏi hợp tác xã nông nghiệp để đứng ra sản xuất, kinh doanh riêng. - Để tổ chức hợp tác xã nông nghiệp thành công, thực sự phát huy hiệu quả thiết thực của mình, có một số nhân tố quan trọng sau đây: * Vai trò chỉ đạo hỗ trợ của nhà nước. Cụ thể: Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã. Đối với các nước phát triển, sự xuất hiện và tồn tại các hợp tác xã được coi như là tất nhiên, giống như mọi hình thức doanh nghiệp khác, không có sự biệt đãi nào. Các hợp tác xã tự thân vận động theo luật pháp. Nhà nước quản lý hợp tác xã thông qua toà án có sự phối hợp với các bộ chức năng tổng hợp như bộ tư pháp, bộ tài chính... trong việc ban hành các quy chế cần thiết. Đối với các nước đang phát triển là những nước nghèo, trình độ dân trí chưa cao, nếu để cho các hợp tác xã tự hình thành thì mất khá nhiều thời gian. Vì vậy họ chủ trương khuyến khích phong trào phát triển hợp tác xã với sự giúp đỡ hỗ trợ của nhà nước. Để làm công tác này phải hình thành 1 bộ phận chuyên quản lý hợp tác xã do nhà nước chỉ định. ở Inđônêxia, đứng đầu là ông Bộ trưởng phụ trách hợp tác xã được giao nhiệm vụ kiểm tra các công việc của hợp tác xã là một hệ thống cán bộ có thẩm quyền. Đó là những viên chức nhà nước hoặc bộ trưởng chỉ định. ở Thái Lan, ông bộ trưởng phát triển quốc gia có trách nhiệm và quyền chỉ đạo thi hành luật, được cử cán bộ có thẩm quyền và ban hành các quy chế để thi hành luật. Chính phủ giúp đỡ thông qua các chính sách hỗ trợ như: + Đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng các cơ sở hạ tầng đối với các hợp tác xã công - nông nghiệp. + Cho vay với lãi suất thấp và trợ giúp khi có thiên tai. + Có chế độ ưu đãi thuế. + Cho phép các hợp tác xã và liên các hợp tác xã có quyền phát hành cổ phiếu. + Cho phép thành lập các tổ chức hỗ trợ hợp tác xã như: Ngân hàng hợp tác xã, hiệp hội kiểm toán, hiệp hội bảo hiểm. + Ưu tiên cung cấp vật tư, kỹ thuật. + Cho quyền trực tiếp nhập khẩu. + Hỗ trợ công tác đào tạo, kể cả phó tiến sĩ, tiến sĩ. * Phải nâng cao hiểu biết của mọi người về hợp tác xã. + Đối với mọi công dân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được học qua chương trình về hợp tác xã. + Trước khi tổ chức hợp tác xã, người ta tổ chức các lớp huấn luyện riêng cho hộ nông dân về hợp tác xã để nông dân hiểu về luật hợp tác xã. * Trình độ quản lý và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã là yếu tố quyết định đến sự thành công và hiệu quả của các hoạt động tổ chức quản lý cũng như từng dịch vụ của hợp tác xã. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, các hợp tác xã còn có chế độ đãi ngộ thoả đáng. * Tăng hiệu quả và mở rộng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã trên cơ sở: Trước hết là xuất phát từ chính nhu cầu dịch vụ hiện có của từng xã viên và nhanh nhậy phát triển nhu cầu mới. Vấn đề thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đến thành công của hợp tác xã và được giải quyết theo chiều hướng. Hệ thống hợp tác xã được liên kết theo chiều dọc (từ dưới lên từ cấp hợp tác xã cơ sở đến liên hiệp hợp tác xã vùng đến liên hiệp hợp tác xã Trung ương) đã tăng sức mạnh của tổ chức hợp tác, giúp các hợp tác xã cơ sở khai thông, mở rộng đầu ra, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm đầu ra có hiệu quả. Hoàn thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường xá giao thông, các phương tiện liên lạc thông tin, các chợ, thị trấn, và các trung tâm thương mại... Chính phủ các nước: có chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã như: mở rọng công tác đối ngoại tạo môi trường chính trị thuận lợi cho các nước, phối hợp đầu tư, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá. Đồng thời có các chính sách đầu tư sản xuất, các chính sách ưu đãi về thuế, trợ giá đối với các hợp tác xã. * Thực hiện chế độ tài chính công khai, tăng cường công tác kiểm toán, tạo niềm tin và đoàn kết trong xã viên, tạo thành động lực và sức sống trong hợp tác xã. Chương II Thực trạng đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng I. Điều kiện tự nhiên và xã hội 1. Vị trí địa lý Đồng bằng sông Hồng bao gồm 9 tỉnh và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây. Phía Bắc và Tây Bắc giáp trung du miền núi, vùng giàu tài nguyên khoáng sản và rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng, là cầu nối giữa các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng với Trung Quốc rộng lớn, trực tiếp là các tỉnh Vân Nam và Quảng Đông. Với Trung Quốc rộng lớn nơi có thể giao lưu buôn bán hàng hoá, trong đó có các hàng hoá nông sản. Phía Đông giáp biển Đông, nơi có nguồn hải sản phong phú có điều kiện thuận lợi trong giao lưu hàng hoá của vùng với các nước trên thế giới qua rất nhiều cửa biển, hải cảng. Phía Nam giáp Bắc Trung bộ, nơi giàu vật liệu kim loại quý và là cầu nối các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh phía Nam. 2. Địa hình, đất đai. Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên 1251,1 nghìn ha, chiếm 3,8% so với cả nước. Nhìn chung địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao từ 2m đến 17m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 15-20cm trên độ dài 1 km. Tuy nhiên độ nghiêng không đồng đều do những nếp lượn sóng của địa hình. - Có thể chia Đồng bằng sông Hồng thành 3 vùng: + Vùng phía Bắc: Địa hình tương đối cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước. + Vùng trung tâm: Địa hình tương đối trũng, thường bị úng do thoát nước kém. + Vùng ven biển: Địa hình cao nên dễ thoát nước, rất thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực. Vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay ở tình trạng bồi tụ dở dang, địa hình phức tạp ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp của vùng. Mặt khác địa hình đa dạng và xen kẽ cũng tạo ra cho vùng một hệ cây tròng phong phú và đa dạng cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả... Đất tự nhiên của vùng được phân làm 7 nhóm chính. Trong đó đất phù sa chiếm tỷ trọng lớn. Có thể phân đất của vùng thành 3 mức độ: S1: Thích nghi mức độ cao S2: Thích nghi mức độ trung bình S3: Thích nghi mức đột hấp. Biểu 6: Đất đai vùng Đồng bằng sông Hồng Hướng sử dụng ruộng đất Diện tích theo các mức độ thích nghi Tổng số S1 S2 S3 1) Đất lúa 333,7 231,4 24,0 589,1 2) Đất màu và cây công nghiệp 14,3 4,6 47,0 65,9 3) Đất lâu năm 5,5 17,9 5,3 28,7 Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất so với cả nước. Năm 1997 diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của toàn vùng là 448,52 m2/người so với bình quân cả nước là 1004,34 m2/người thì chỉ bằng 44,565%. Hiện nay mỗi hộ nông dân của vùng có từ 0,23 đến 0,3 ha đất canh tác, được chia thành 10 đến 15 mảnh. Vùng Đồng bằng sông Hồng có số hộ ít đất chiếm tới 43,4% số hộ vùng. 3. Dân số và lao động. Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 về dân số với 14.800.000 người vì vậy nó tạo ra một mật độ dân số cao nhất nước: 1193 người/km2 (năm 1999). Đây vừa là lợi thế lại vừa là áp lực lớn về lao động. - Đồng bằng sông Hồng là vùng có đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Có 754.782 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên, riêng số người có trình độ đại học là 11.047 người, chiếm 37,62% so với cả nước là vùng có truyền thống sản xuất thâm canh nông nghiệp. 4. Cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển so với cả nước. Theo kết quả điều tra 1993 vùng có thu nhập bình quân đầu người là 109.280 đ/người/tháng, so với 87.850 đ/người/tháng của miền núi trung du phía Bắc và 81.721 đ/người/tháng của Bắc Trung bộ. Trong năm năm 1993-1998 nhờ phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng đã giảm được tỷ lệ hộ đói nghèo từ 62,9% xuống còn 34,2%. - Về giao thông: Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không tương đối hoàn chỉnh, mạng lưới đường bộ tương đối dày và đồng bộ từ quốc lộ đến tỉnh lộ và liên huyện, liên xã. Hệ thống đường sắt chạy qua 8/9 tỉnh thành của vùng là một thuận lợi lớn trong giao thông. Hệ thống đường sông cũng phát triển mạnh lại gần biển. - Về thông tin liên lạc: Vùng có mạng lưới bưu điện rộng khắp với 572 trạm bưu điện (chiếm 30% cả nước). Hệ thống trao đổi số điện tử được lắp đặt ở các tỉnh lị và thị trấn của các huyện. Đến 12/1997 toàn vùng có 408.237 máy điện thoại bằng 25,61% cả nước. - Về thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ nông của vùng phục vụ cho hơn 900.000 ha trong đó tưới theo thiết kế 444.183 ha và tiêu theo thiết kế 483.876 ha. Tuy nhiên hệ thống thuỷ nong được xây dựng đã lâu, nhiều công trình hư hỏng và xuống cấp, nhất là công trình đầu mối. Hệ thống máy bơm lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu cao, sử dụng nhiều lao động, hiệu suất thu hồi thấp, không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Biểu 7: Số lượng công trình thuỷ lợi chính ở Đồng bằng sông Hồng 1998 Đơn vị tính: chiếc Tỉnh Công trình do địa phương quản lý Số trạm bơm điện Số máy bơm các loại Cả nước 15.480 3.014 661.329 Vùng Đồng bằng sông Hồng 3.918 864 19.525 Hà Nội 65 63 2.751 Hải Phòng 722 188 1.292 Hà Tây 34 2.171 Hải Dương 508 327 3.747 Hưng Yên 1.315 132 2.366 Hà Nam 323 4 1.081 Nam Định 292 16 2.545 Thái Bình 312 29 2.649 Đồng bằng sông Hồng/cả nước (%) 25,3 87,7 2,95 + Cơ sở vật chất kỹ thuật: Năm 1991 toàn vùng có: Máy kéo lớn 2808 chiếc, tổng công suất là 168.480 mã lực, máy kéo nhỏ 3790 cái, tổng công suất 45.480 mã lực. Năm 1998 mức độ cơ giới hoá khâu làm đất của vùng đạt 24,90% diện tích gieo trồng. Từ năm 1995 đến nay mỗi năm vùng có khoảng 1000 máy kéo các loại, chủ yếu là máy kéo nhỏ được đưa thêm vào sử dụng đến năm 1998, toàn vùng có 17.351 máy kéo các loại, bằng 14,11% số máy kéo cả nước. Biểu 8: Số lượng máy kéo phân phối theo tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng Đơn vị tính: chiếc 1995 1996 1997 1998 Cả nước 97.877 109.501 115.487 122.958 Đồng bằng sông Hồng 14.477 15.629 16.190 17.351 Đồng bằng sông Hồng/cả nước 14,79% 14,27% 14,02% 14,11% Hà Nội 1.528 1.440 1.141 946 Hải Phòng 1.984 1.366 1.506 1.595 Hà Tây 2.654 2.662 2.703 2.926 Hải Dương 2.070 2.247 1.547 1.554 Hưng Yên 1.371 1.488 1.024 1.387 Hà Nam 1.056 1.088 1.610 1.696 Nam Định 1.446 1.489 2.189 2.358 Thái Bình 1.365 2.898 3.417 3.808 Ninh Bình 1.033 951 1.035 1.081 II. Khái quát quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng Theo định hướng phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã của Đảng, thực hiện luật hợp tác xã và các nghị định của Chính phủ về hợp tác xã, thời gian qua các địa phương đã tiến hành chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã theo luật, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ nông dân. Trước khi thực hiện luật hợp tác xã (năm 1996) Biểu 9: Tổng số HTX đến 12\1996 Số HTX đã làm thủ tục giải thể và coi như đã giải thể Số HTX còn lại Số HTX đã hoàn thành cơ bản thủ tục chuyển đổi Tỷ lệ HTX đã hoàn thành cơ bản thủ tục chuyển đổi so với HTX còn lại Số HTX đã chuyển đổi và được cấp ĐKKD Tỷ lệ HTX được cấp ĐKKD so với HTX còn lại Tổng số HTX đến 12\2000 Đồng bằng sông Hồng 2558 430 397 33 2596 2538 97,8 2244 86,4 40 2636 Hải Dương 382 117 117 0 372 370 100 325 87,7 180 373 Hà Tây 514 0 0 0 514 511 98,1 479 96,7 1 520 Hải Phòng 216 86 62 24 179 179 100,0 131 79,6 50 191 Hưng Yên 160 158 158 0 163 162 0,0 125 0,0 168 170 Nam Định 312 1 0 1 311 309 99,4 309 99,4 0 311 Hà Nam 156 0 0 0 156 156 100,0 136 80,1 4 160 Ninh Bình 253 0 0 0 256 252 99,6 145 43,7 2 250 Hà Nội 248 8 0 8 328 291 88,7 280 87,2 10 338 Thái Bình 317 0 0 0 317 308 14,2 308 4,4 0 318 Nguồn: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2001. Trước khi thực hiện luật hợp tác xã (1996) cả nước có 13.782 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó vùng miền núi và trung du phía Bắc có 6075 hợp tác xã, Đồng bằng sông Hồng 2.558 hợp tác xã, Khu 4 cũ 3.479 hợp tác xã, Duyên hải miền Trung 917 hợp tác xã, Tây Nguyên 295 hợp tác xã, Đông Nam Bộ có 398 hợp tác xã, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có 60 hợp tác xã. Trong 5 năm qua các địa phương đã rà soát, phân loại làm thủ tục giải thể hoặc không thống kê những hợp tác xã yếu kém trên thực tế không tồn tại, mà chỉ còn tên trong danh sách với tổng số là 6.355 hợp tác xã. Số hợp tác xã nông nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển đổi là 7.349 hợp tác xã. Theo báo cáo của các địa phương, tới tháng 12/2000, cả nước đã chuyển đổi được 5.764 hợp tác xã, chiếm 78,4% tổng số hợp tác xã; 61,8% hợp tác xã đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Thành lập mới 1.415 hợp tác xã, đưa tổng số hợp tác xã lên 8.764 hợp tác xã. Nhìn chung, hợp tác xã cũ còn lại thực hiện chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Khu 4 cũ, Duyên hải miền Trung, và ở một số tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, chiếm tỷ lệ 95,7% tổng số hợp tác xã. Còn lại nhiều xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên không có hợp tác xã. Thành lập hợp tác xã mới ở chủ yếu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ 34% tổng số hợp tác xã mới thành lập; số còn lại tẻ tẻ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Khu 4 cũ. III. Thực trạng các hợp tác xã nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng 1. Thực trạng hợp tác xã vùng Đồng bằng sông Hồng từ sau khi có luật hợp tác xã. Theo số liệu của ban kinh tế Trung ương: - Qua trực tiếp khảo sát ở hơn 50 hợp tác xã (chủ yếu hợp tác xã khá) và hội thảo chuyên ngành về nông nghiệp của các tỉnh đã khẳng định: những hợp tác xã thực hiện đổi mới mô hình hợp tác xã, hoạt động theo luật hợp tác._.i Bình có hợp tác xã nông nghiệp Bình Định Kiến Xương, Kim Chung - Hưng Hà đã làm dịch vụ huy động vốn và do xã viên vay vốn, 2 hợp tác xã này trong 4 năm kết quả hoạt động khá tốt: Hợp tác xã dùng vốn tự có cho xã viên vay, giúp hộ xã viên có vốn, có vật tư để phục vụ sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ có vốn dư thừa cho hợp tác xã vay vốn với thủ tục, đơn giản, gọn nhẹ, lãi suất bằng lãi suất của quỹ tín dụng nhân dân. - Sản phẩm của xã viên hợp tác xã nông nghiệp hiện nay sản xuất ra hợp tác xã không tiêu thụ được vì thị trường tiêu thụ không có, khả năng tiếp thị của cán bộ hợp tác xã hạn chế, chủ yếu trông chờ vào cơ quan nhà nước. - Những hợp tác xã được công nhận là khá giỏi điển hình được biểu hiện bằng những chỉ tiêu sau: ngoài các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất như tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, thú y, khoa học kỹ thuật, hợp tác xã còn phải làm cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, huy động vốn và một số dịch vụ khác. Hoạt động các khâu dịch vụ phải đạt hiệu quả kinh tế cao, được xã viên đồng tình ủng hộ, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm phải có lãi; vốn quỹ của hợp tác xã phải được bảo toàn và phát triển. Những hợp tác xã khá giỏi nguyên nhân chính là cán bộ hợp tác xã có trình độ quản lý kinh tế có khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp thị. Mô hình này chưa được nhân rộng vì thiếu yếu tố cơ bản là đội ngũ cán bộ hợp tác xã có năng lực, nhiệt tình đóng góp xây dựng cho phong trào hợp tác xã. Những năm gần đây nhà nước quan tâm đầu tư phát triển các công trình kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình khoa học công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến ngư làm tốt nên đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng trưởng cao: năng suất lúa đạt trên 12 tấn/ha/năm; hiện nay chương trình cứng hoá kênh mương, giảm chi phí tưới nước, tu sửa, nạo vét kênh mương, tiết kiệm đất để đưa vào sản xuất. 2.4.2. Hợp tác xã nông nghiệp ở Ninh Bình. Biểu 15: Bộ máy quản lý của các hợp tác xã đã chuyển đổi tính đến 1/1/2001 Danh sách cán bộ Số người Trình độ văn hoá Số người đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ/tháng 1 người Thù lao bình quân 1 tháng (1000đ/người) * Cộng chung các hợp tác xã có báo cáo trong đó: 1. Chủ nhiệm 253 179 74 3 163,48 2. Thành viên BQT khác 433 383 50 148,25 3. Trưởng kiểm soát 222 169 26 136,00 4. Kế toán trưởng 253 131 122 151,88 5. Kế toán viên khác 153 136 17 107,20 65. Đội, tổ trưởng 1.290 74 1.188 28 97,75 7.Các cán bộ chuyên môn đội, tổ dịch vụ 1.354 4 1.325 25 85,87 8. Cán bộ khác Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình - 2001 Biểu 16: Hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi tính đến 1/1/2001 Chỉ tiêu Số hợp tác xã có tham gia (HTX) Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của xã viên (%) Doanh thu (1000đ) Lỗ lãi (1000đ) Lãi Lỗ 1. Dịch vụ thuỷ lợi 251 91,62 26.861.000 6.392 2. Dịch vụ bảo vệ thực vật 225 82,80 1.577.000 7.008 3. Dịch vụ thú y 117 51,75 150.000 1.282 600 4. Dịch vụ cung ứng giống 170 68,62 9.206.000 8.663 5. Dịch vụ khuyến nông 149 86,66 266.000 1.785 6. Dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 120 61,50 9.415.500 3.750 7. Dịch vụ làm đất 82 60,60 1.926.469 5.362 8. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 0 0 0 0 9. Chế biến 0 0 0 0 10. Dịch vụ khác (tín dụng...) 175 59,00 7.364.000 16.266 Cộng chung báo cáo dịch vụ Bình quân 1 hợp tác xã Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình - 2001 2.4.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nam Định Biểu 17: Tiến độ thực hiện chuyển đổi ĐKKD theo luật hợp tác xã của các hợp tác xã nông nghiệp Danh mục HTX đã chuyển đổi HTX mới thành lập HTX chưa chuyển đổi Tỏng cộng Tổng số Trong đó đã cấp ĐKKD Tổng số Trong đó đã cấp ĐKKD Tổng số Trong đó đã cấp ĐKKD Tổng cộng HTX NN 311 290 0 0 2 0 313 Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định 2001 Biểu 18: Hoạt động dịch vụ năm 2000 của hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi Đơn vị: 1.000.000đ STT Loại Lãi Lỗ 1 Số hợp tác xã khảo sát hoặc có báo cáo 299 299 2 Dịch vụ làm đất 183 6,8 3 Dịch vụ thuỷ lợi 1644,2 141 4 Dịch vụ bảo vệ thực vật 563,2 28,6 5 Dịch vụ thú y 62,5 39,5 6 Dịch vụ cung ứng giống 91,7 1 7 Dịch vụ khuyến nông 506,4 26,1 8 Dịch vụ cung ứng vật tư 958,2 9,4 Phân bón 0 Thuốc bảo vệ thực vật 0 Thuốc thú y 0 Khác 0 9 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 1,3 0 10 Dịch vụ điện 1756,8 139 11 Dịch vụ tín dụng 190,9 0 12 Dịch vụ khác 683,8 24,4 2.4.4. Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Hà Tây: Biểu 18: Hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi Thứ tự Chỉ tiêu Số HTX có tham gia (HTX) 487 HTX Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của xã viên (%) Doanh thu (1000đ) của 3999 HTX NN Lỗ lãi Lãi Lỗ 1 Dịch vụ thuỷ lợi 94% 460 95 52.385.846 3.186.585 154.746 2 Dịch vụ bảo vệ thực vật 72% 349 60 3.509.540,2 333.047,6 19.297 3 Dịch vụ thú y 9% 45 288.472 47.462 21.324 4 Dịch vụ cung ứng giống 64% 312 70 7.230.970 621.627 4.178 5 dịch vụ khuyến nông 45% 220 60 820.303,94 206.985 13.718,16 6 Dịch vụ cung ứng vật tư phân bón 26% 126 30 21.969.705 301.174 7 Dịch vụ làm đất 27% 130 50 8.268.712 541.627 36.663 8 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm điện 48% 236 1 18.320.375 1.622.463 23.813 9 Chế biến 10 Dịch vụ khác (tín dụng...) 24% 119 28.399.211 2.702.049 52.145 Cộng chung các loại dịch vụ 1997 141.175.135,14 9.563.019,6 325.884,16 Bình quân 1 hợp tác xã 4 353.822,39 23.850,7 Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây 2001 IV. Nhìn nhận và đánh giá chung 1. Tồn tại Đối với các hợp tác xã nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng qua thời gian vừa qua (kể cả 3 loại hình hợp tác xã) vẫn còn một số tồn tại khá rõ nét sau: - Vốn góp cổ phần ít, việc chỉ đạo của ban quản trị để thực hiện phương án kinh doanh cũng còn khó khăn, quy mô, doanh số sản xuất kinh doanh dịch vụ còn rất nhỏ bé, hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân mới chỉ dừng lại ở khâu dịch vụ đầu vào, một số khâu thiết yếu. - Chất lượng dịch vụ nhiều hợp tác xã còn thấp, nhiều hợp tác xã do năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ nên khó có thể hoạt động được dịch vụ tiêu thụ nông sản và dịch vụ tín dụng trong nội bộ hợp tác xã. 2. Nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng ở đây tôi xin đơn cử một vài nguyên nhân chính sau: - Tài sản hợp tác xã còn quá ít, cơ chế quản lý sử dụng tài sản do hợp tác xã cũ chuyển giao có nhiều lúng túng, có nguy cơ xuống cấp. - Tài sản của xã viên hợp tác xã cũ nay giao cho một nhóm người kinh doanh, dẫn đến thắc mắc với số người không còn là xã viên hợp tác xã mới. - Hợp tác xã gặp khó khăn khi thu hồi phí dịch vụ nhất là thuỷ lợi với các nông dân không phải xã viên hợp tác xã. - Giá dịch vụ đối với xã viên hợp tác xã và nông dân trên địa bàn không có sự khác biệt, nhiều nông dân thấy hợp tác xã không có lợi, nên không tham gia hợp tác xã... CHương III: Phương hướng và giải pháp I. Phương hướng: 1. Quan điểm chung: 1.1. Tiếp tục quán triệt đường lối đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một thành phần quan trọng của nền kinh tế theo định hướng XHCN như đã được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Như vậy phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, là nhu cầu tất yếu, khách quan không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn đạt được các mục tiêu về chính trị xã hội. Thực vật, trong nông thôn, nông nghiệp nước ta, trình độ phát triển kinh tế hộ còn thấp, sản xuất tự cung, tự cấp còn phổ biến, đời sống dân cư ở nhiều vùng còn khó khăn, thiếu thốn; đặc biệt ở một số nơi miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nghèo đói còn ở mức cao 20 tới 25%, cá biệt có nơi chiếm 35%. Tình trạng chênh lệch mức sống của người giàu và người nghèo ngày một lớn. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, nhất là y tế, giáo dục. Để giải quyết vấn đề nông thôn, công bằng xã hội, chỉ có thể bằng con đường hướng dần, nông dân phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã và thông qua đó, nhà nước có sự hỗ trợ thúc đẩy phát triển. 1.2. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải gắn với quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng phù hợp với tiến trình hội nhập vào nên kinh tế thế giới và khu vực. Trước mắt hợp tác xã phải góp phần thiết thực, có hiệu quả vào xoá đói giảm nghèo. 1.3. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp phải tiến hành từng bước linh hoạt, với những mô hình, tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng vùng, từng địa phương và phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp tác xã. Với đặc điểm của nền nông nghiệp hiện nay, sự hợp tác giữa những người sản xuất nhỏ dưới nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu và là xu thế tất yếu. Kinh tế hợp tác ở nước ta cần phát triển mạnh từ thấp lên cao, dưới nhiều hình thức đa dạng, nhiều cấp độ. Các hình thức kinh tế hợp tác khác nhau đều được sự giúp đỡ hướng dẫn và có chính sách khuyến khích của nhà nước cũng như địa phương. Tuyệt đối không được nóng vội, áp đặt, rập khuôn máy móc chạy theo phong trào, đồng thời, cũng chống tư tưởng ỷ lại, chờ đợi, buông lỏng để dân tự lo, tự làm. 1.4. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhà nước và quan hệ với các thành phần kinh tế khác. Hợp tác xã phải làm được rõ chức năng, nhiệm vụ về kinh tế xã hội, được tạo mọi điều kiện đầy đủ về cơ chế chính sách để có điều kiện vươn lên và làm ăn có hiệu quả. 1.5. Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất, tích cực của Nhà nước và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã. 2. Phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp. 2.1. Phát triển các tổ kinh tế hợp tác, bao gồm từ tổ hợp tác giản đơn, từng khâu từng việc (tổ vần công, đổi công) tổ chức lỏng, đến tổ hợp tác có tổ chức chặt chẽ, có tài sản, vốn, quỹ dùng chung ở tất cả các vùng và ở cả những nơi hợp tác xã đang hoạt động để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế hộ. Khuyến khích, phát triển, hỗ trợ tổ chức hợp tác mở rộng quy mô hợp tác xã, quy mô góp vốn, mở rộng phạm vi hoạt động đào tạo cán bộ để khi có đủ điều kiện thành lập hợp tác xã mới. 2.2. Tiếp tục đổi mới củng cố hợp tác xã hiện có: - Đối với hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã: hỗ trợ hướng dẫn các hợp tác xã giải quyết các tồn tại như xử lý, công nợ, tài sản... xác định các hình thức sở hữu trong hợp tác xã, đồng thời, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã viên, theo các mô hình đa dạng, khuyến khích các hợp tác xã chuyển dịch cơ cấu nghề, phát triển thành các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. - Đối với hợp tác xã chưa chuyển đổi: Dạng hợp tác xã vì lý do khách quan mà chưa chuyển đổi được, chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết dứt điểm để hợp tác xã tiến hành chuyển đổi đăng ký theo luật. - Đối với hợp tác xã không đủ điều kiện chuyển đổi thì xem xét cho giải thể, không để tồn tại hợp tác xã hình thức, không tác dụng đối với phát triển kinh tế hộ, mặt khác, làm cản trở việc hình thành tổ hợp tác và hợp tác xã mới. Chính quyền địa phương giúp đỡ hợp tác xã xúc tiến công việc giải thể hợp tác xã; đồng thời hướng dẫn và giúp đỡ nông dân hình thành tổ chức kinh tế khác phù hợp. 2.3. Xây dựng hợp tác xã mới: khuyến khích xây dựng hợp tác xã mới trên nhu cầu của nông dân và đảm bảo đủ điều kiện thành lập hợp tác xã theo luật định. Định hướng chung phát triển hợp tác xã mới trên cơ sở tổ hựp tác có tổ chức, có góp vốn, có cơ sở vật chất dùng chung, hoạt động ổn định và có hiệu quả, có đủ điều kiện đảm bảo nguyên tắc hợp tác xã; tránh nóng vội, áp đặt, vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc đưa lên hợp tác xã. Hỗ trợ hợp tác xã thành lập mới, như tạo nguồn vốn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sự giúp đỡ hướng dẫn của các doanh nghiệp nhà nước để tăng sức cạnh tranh của hợp tác xã. 2.4 Giải quyết những tồn đọng của hợp tác xã cũ chuyển đổi: tháo gỡ khó khăn vướng mắc hiện nay của các hợp tác xã. - Tập trung giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (hợp tác xã nợ nhà nước, nợ ngân hàng và các doanh nghiệp khác, nợ xã viên; xã viên nợ hợp tác xã) - Giải quyết rõ ràng, rành mạch các quan hệ về tài sản giữa hợp tác xã cũ chuyển giao cho chính quyền như: trụ sở văn phòng, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trạm xá, hệ thống truyền thanh v.v... - Bổ sung hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã bao gồm luật hợp tác xã, các nghị định của Chính phủ về chính sách đất đai, tín dụng thuế, đào tạo cán bộ hợp tác xã, bảo hiểm xã hội v.v... Quá trình chuyển đổi và xây dựng mới hợp tác xã phải xuất phát từ điều kiện cụ thể như sau: + Đồng bằng sông Hồng, Khu 4 cũ, Duyên hải miền Trung: nơi hợp tác xã đã hình thành và hoạt động dịch vụ có nề nếp từ nhiều năm nay, có cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, có vốn, quỹ, thì tiếp tục đổi mới, nội dung phương thức hoạt động để phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, làm dịch vụ cho xã viên, tổ chức chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản, mở rộng nhiều ngành nghề mới. Phát triển mô hình hợp tác xã đa dạng, kể cả thành lập các hợp tác xã mới trong lòng hợp tác xã cũ, nhất là các loại hình dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, bảo quản chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn. 2.5. Mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Theo phương hướng trên, nội dung củng cố và xây dựng tổ kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong thời gian tới theo các mô hình cụ thể là: - Mô hình tổ hợp tác. Tổ kinh tế hợp tác có cấp độ khác nhau, tuỳ theo điều kiện từng nơi, nhu cầu của nông dân mà hình thành hình thức hợp tác. + Tổ vần công đổi công: là hình thức hợp tác ở cấp độ thấp giữa những người lao động, hộ gia đình cùng thực hiện một công việc trong thời gian ngắn nhất như vần công, đổi công trong khâu làm đất, thu hoạch, chăm sóc... Đây là hình thức hợp tác lỏng, không cố định, không có tổ chức khi cần thì hợp tác và kết thúc sau khi hoàn thành công việc. + Tổ hợp tác có tổ chức, có người điều hành; hình thức hợp tác ở cấp độ cao hơn, với sự tham gia của nhiều lao động, nhiều hộ gia đình hợp tác với nhau để thực hiện một việc, một khâu, hay nhiều việc, nhiều khâu, trong quá trình sản xuất của mỗi hộ. Hoạt động của tổ này tương đối cố định, có sự phân công và điều hành, trách nhiệm của mỗi tổ viên và tổ trưởng, như tổ hợp tác vay vốn; hoặc vay vốn với hướng dẫn kỹ thuật, mua vật tư, bán sản phẩm v.v... + Tổ hợp tác có tổ chức điều hành, có góp vốn, tài sản dùng chung. Đây là hình thức hợp tác bậc cao; tổ chức và hoạt động như một đơn vị kinh tế, có bộ máy điều hành, có quy chế hoạt động, có cơ sở vật chất dùng chung. Hoạt động của tổ không chỉ tổ chức các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ thành viên mà còn tổ chức kinh doanh ra bên ngoài. - Mô hình hợp tác xã: + Hợp tác xã ở cấp độ thấp: tổ chức và hướng dẫn được xã viên thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện được một số dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Theo mô hình này, hợp tác xã cần đạt được: * Tổ chức xã viên, nông dân thực hiện quá trình sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và của cộng đồng. Đây là bước đầu tiên và hết sức quan trọng thông qua công tác tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ lợi ích của việc hợp tác mà không gò ép. Thực hiện tốt vấn đề trên thực chất là làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác làm cây gì, c on nuôi gì? Có hiệu quả, xác định cơ cấu hợp lý v.v... phải thực hiện trước khi thông qua sự hợp tác bàn bạc, thống nhất của xã viên, vấn đề này tư nhân không thể làm được mà chỉ có hợp tác xã. * Tổ chức dịch vụ đầu vào sản xuất kinh tế hộ: tuỳ theo điều kiện cụ thể từng nơi, từng hợp tác xã như: cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, khả năng của cán bộ... nhu cầu của xã viên mà hợp tác xã tổ chức ít hay nhiều hoạt động dịch vụ như: dịch vụ tưới tiêu, vật tư, làm đất, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ vốn v.v... * Thực hiện những hoạt động mang tính cộng đồng xã hội - Mô hình hợp tác xã với hoạt động dịch vụ "đầu vào, đầu ra" cho kinh tế hộ. Đây là hợp tác xã có hình thức tổ chức hoạt động ở cấp độ cao hơn trên cơ sở hướng dẫn sản xuất, phát triển kinh tế hộ xã viên, xây dựng cơ cấu sản xuất chung của hợp tác xã, hợp tác xã tổ chức đáp ứng các dịch vụ, đầu vào theo yêu cầu của hộ xã viên, hợp tác xã còn tổ chức tìm thị trường, tiêu thụ nông sản phẩm cho xã viên. Do hoạt động của hợp tác xã mở rộng nên hợp tác xã có thể hình thành các tổ, đội dịch vụ như: tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín dụng, tổ khoa học - kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm v.v... - Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp: đây là mô hình hợp tác xã đa chức năng. Ngoài việc hợp tác xã tổ chức, thực hiện tốt những hoạt động của 2 loại hình hợp tác xã trên còn tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể như chế biến nông, lâm, hải sản; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ đời sống xã viên và cộng đồng dân cư. Những hoạt động trên của hợp tác xã không chỉ ở địa bàn hợp tác xã mà còn có thể ở ngoài địa bàn (xã khác, huyện khác, thậm chí ngoài tỉnh). 3. Mục tiêu - Tạo chuyển biến căn bản về chất kinh tế hợp tác và hợp tác xã, tăng cường được sở hữu, quản lý và phân phối đối với hợp tác xã, tạo tiền đề cho bước phát triển về sau mạnh hơn, tốt hơn để kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. - Từ nay đến năm 2005, phấn đấu phát triển rộng khắp các hình thức tổ hợp tác ở tất cả các vùng. - Tới năm 2005, củng cố các hợp tác xã đã có trở thành các đơn vị hoạt động có hiệu quả, tích cực tổ chức hợp tác xã ở những nơi có nhu cầu. Bảo đảm 100% hợp tác xã tổ chức được khâu tổ chức sản xuất và đáp ứng nhu cầu dịch vụ đầu vào cho kinh tế hộ, cũng như sự chăm lo kinh tế, xã hội xã viên hợp tác xã và cộng đồng nông thôn: 50% số hợp tác xã tổ chức thêm được khâu tiêu thụ sản phẩm; và 20% hợp tác xã sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp có hiệu quả. II. Các giải pháp 1. Nhiệm vụ cụ thể đối với các loại hình hợp tác xã. a) Đối với các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi. - Tổ chức thực hiện tốt phương án kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã. Trước mắt nên chọn những dịch vụ thiết yếu theo yêu cầu của hộ xã viên, phù hợp với khả năng của hợp tác xã bảo đảm hoạt động có hiệu quả, từng bước mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động. - Giải quyết vốn cho các hoạt động của hợp tác xã, hoàn chỉnh việc sử dụng vốn quỹ theo đúng quy định của chính phủ. Tích cực thu hồi nợ để bổ xung vốn; khẩn trương thu đủ vốn góp của xã viên mà đại hội xã viên đã đề ra, chấm dứt tình trạng vốn góp chỉ ghi trên sổ sách, nhanh chóng hoàn thành thủ tục kinh doanh để có đủ tư cách pháp nhân vay vốn ngân hàng; huy đọng vốn góp thêm của những xã viên có đủ điều kiện theo cơ chế thoả thuận, thực hiện tốt việc quản lý sử dụng vốn để bảo toàn và sinh lãi tối thiểu bằng lãi suất ngân hàng... b) Đối với các hợp tác xã chưa chuyển đổi: - Đối với hợp tác xã trung bình và khá có khả năng chuyển đổi cần thực hiện quy trình cụ thể như quy định tại Nghị định 16 CP của Chính phủ. - Đối với hợp tác xã yếu kém, hầu như không còn hoạt động, có nhiều nợ nần, xã viên muốn giải thể. Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương kịp thời chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc tiêu cực của hợp tác xã cũ, thành lập ban trù bị để làm rõ, xử lý và bàn giao các tài sản và công nợ còn lại cho chính quyền xã, khoanh nợ nhà nước và nợ ngân hàng, quốc doanh để chờ xử lý và làm các thủ tục giải thể khác theo luật. - Đối với hợp tác xã đã tự giải thể và không để lại nợ nần, tranh chấp lớn về tài sản, nay chính thức xoá tên khỏi danh sách hợp tác xã và xúc tiến công tác tuyên tuyền vận động để xây dựng hình thức hợp tác phù hợp. c) Đối với hợp tác xã thành lập mới. - Chỉ đạo việc thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã để đảm bảo thắng lợi ngay từ những năm đầu, tạo lòng tin cho xã viên và có sức mạnh hấp dẫn những hộ chưa tham gia hợp tác xã. - Điều chỉnh điểm chưa thực hiện đúng theo luật về mặt tổ chức; mở rộng việc kết nạp xã viên mới vào hợp tác xã; tiếp tục thu cổ phần của xã viên còn thiếu, làm rõ trách nhiệm tài chính của hợp tác xã mới đối với vón quỹ của hợp tác xã cũ, ở những nơi thành lập hợp tác xã trên cơ sở đình chỉ hoạt động của hợp tác xã cũ, nhất là xác định tỷ lệ trích nộp khấu hao tài sản cố định đảm bảo công bằng hợp lý. 2. Các giải pháp chung. 2.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá làm cơ sở hình thành và phát triển kinh tế hợp tác xã. Tiếp tục thực hiện các chính sách nhất quán hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hoá. Hoàn thiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân chuyển đổi đất, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, tăng cường công tác tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, phát triển thị trường, tạo mọi điều kiện cho kinh tế hộ phát triển gồm cả kinh tế trang trại gia đình. Hỗ trợ nông dân mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nâng cao giá trị làm ra trên 1 đơn vị đầu tư, nhất là chăn nuôi, ngành nghề, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với các hợp tác xã Trong điều kiện hiện nay kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành nông nghiệp; chủ yếu thông qua việc phát triển các hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện, cung cấp tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, tổ chức cung ứng vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã phải đóng vai trò là cầu nối giữa kinh tế hộ, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhà nước mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ trực tiếp đến nông dân trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. Các công ty thuỷ nông, trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật và thú y ở các tỉnh cần giúp đỡ các hợp tác xã đào tạo cán bộ kỹ thuật và tổ chức chính sách hoạt động có hiệu quả. 2.3. Hoàn thiện các hệ thống sản xuất và tổ chức thực hiện chính sách đối với hợp tác xã nông nghiệp - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đơn giản hoá thủ tục, giúp các hợp tác xã nhanh chóng có được đăng ký để triển khai sản xuất kinh doanh với tư cách pháp nhân đầy đủ. - Đề nghị các bộ liên quan ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định 15 CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã một cách đầy đủ hơn. Nhiều hợp tác xã đề nghị được miễn thuế, tiền thuê đất làm trụ sở và nhà kho hợp tác xã, miễn thuế doanh nghiệp đối với dịch vụ cung ứng vật tư cho xã viên. Hợp tác xã không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi tiêu thụ sản phẩm cho xã viên làm ra. - Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý công nợ, bố trí ngân sách để đào tạo cán bộ, xem xét điều chỉnh và tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hợp tác xã nông nghiệp. - Đề nghị Chính phủ xem xét nợ cho các hợp tác xã nông nghiệp về khoản vay để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là công trình điện và các công trình phúc lợi công cộng, cộng đồng đã được giao cho UBND xã quản lý các khoản nợ không thể trả được. - Đề nghị ban tổ chức cán bộ chính phủ ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP, làm rõ cơ quan quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. - Đề nghị ngành ngân hàng sớm hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 67/1999/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã vay vốn sản xuất kinh doanh. 2.4. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ hợp tác xã đáp ứng yêu cầu phát triển mới, chú ý đào tạo bồi dưỡng các chủ nhiệm hợp tác xã có đủ năng lực, hiểu biết về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, đào tạo cán bộ kế toán và cán bộ chuyên môn để làm các hoạt động dịch vụ hợp tác xã. - Phân cấp rõ ràng công tác đào tạo cán bộ hợp tác xã giữa Trung ương và địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ yếu chịu trách nhiệm giúp đỡ các tỉnh. - Đào tạo giáo viên và một số cán bộ quản lý chủ chốt về hợp tác xã. Các địa phương đào tạo cán bộ cho hợp tác xã. - Khuyến khích các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia đào tạo cán bộ hợp tác xã nông nghiệp. 2.5. Tiếp tục tổng kết và xây dựng mô hình, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến luật hợp tác xã và các chủ trương chính sách của Đảng, nhằm thay đổi nhận thức về hợp tác xã nông nghiệp cho cả cán bộ và nông dân. Điều này rất cần thiết và quan trọng vì có nắm rõ và hiểu biết về hợp tác xã nông nghiệp thì mới biết được sự cần thiết phải có hợp tác xã nông nghiệp và những lợi ích mà hợp tác xã nông nghiệp này đem lại cho mỗi xã hội hợp tác xã, nông dân trên địa bàn hợp tác xã và từ đây có thể đóng góp những ý kiến giúp nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn mô hình hợp tác xã nông nghiệp. 2.6. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp đặc biệt là công nghệ sinh học để tìm ra những giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng và năng suất cao. 2.7. Tăng cường bộ máy và công tác chỉ đạo hợp tác xã nông nghiệp - Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ chức tạo mọi điều kiện giú nông dân chuyển đổi, xây dựng mới và giải thể các hợp tác xã, đồng thời kiểm tra giám sát hợp tác xã nông nghiệp trong việc thực hiện luật. - Đối với các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc chỉ đạo hướng dẫn nông dân tổ chức và quản lý hợp tác xã cũng như các tổ chức hợp tác đa dạng khác phải làm nhiệm vụ thường xuyên của các cấp từ Trung ương tới cơ sở. Các hợp tác xã phải là lực lượng chủ yếu để thực hiện các công trình dự án của ngành cơ sở. - Tăng cường vai trò chỉ đạo của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng như: Các hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, khuyến khích các hợp tác xã tham gia liên minh hợp tác xã để có thể phát huy sức mạnh và đem lại lợi ích cho các hợp tác xã. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các hợp tác xã nông nghiệp để có thể nhanh chóng đưa các chủ trương vào các hợp tác xã và định hướng cho các hợp tác xã hoạt động theo đúng chủ trương tiêu chí. IV. Kết luận Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo con đường XHCN. Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng chiến lược trong công cuộc phát triển. ở đây tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thuận lợi nên vùng này có nền nông nghiệp phát triển. Nó cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, thời gian qua do quá tập trung vào phát triển ngành công nghiệp mà sự đầu tư vào nông nghiệp có phần giảm sút chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, để có thể thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chính sách giúp cho hợp tác xã nông nghiệp đổi mới phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay. - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển và quá trình đổi mới hợp tác xã ở vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với một số mô hình hợp tác xã sau khi chuyển đổi và thành lập mới ở Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội. Chuyên đề đã rút ra được những thành công và không thành công trong quá trình thực hiện luật của hợp tác xã. Qua đây có thể có một số kiến nghị sau: - Coi trọng chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp không nên vì chạy theo thành tích mà chuyển đổi một cách bừa bãi trái với luật hợp tác xã. - Tập trung xử lý các hợp tác xã không còn khả năng hoạt động nên cho sớm giải thể theo nguyện vọng, để thành lập những hợp tác xã mới. - Rà soát số hợp tác xã đã nhận đăng ký kinh doanh để giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp đã làm sai này phải sửa đổi theo đúng luật. Đối với các hợp tác xã đã làm thủ tục nhưng chưa nhận đăng ký kinh doanh cần phải giúp đỡ và hướng dẫn nhanh các thủ tục. - Tuyên truyền rộng rãi đường lối chính sách của Đảng, luật hợp tác xã để mọi người dân hiểu được tác dụng của nó đối với hợp tác xã, lợi ích từ hợp tác xã đem lại cho họ. - Tổ chức tham gia trao đổi kinh nghiệm giữa các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. - Tổ chức ở cấp tỉnh các cuộc toạ đàm, đối thoại giữa cán bộ hợp tác xã đã chuyển đổi với cán bộ thuộc các ngành như: ngân hàng, tài chính, nông nghiệp, thương nghiệp để cùng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cụ thể ở từng địa phương. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo phân tích thống kê 30 năm hợp tác xã nông nghiệp (1958-1988). 2. Báo cáo tình hình biến động hợp tác xã nông nghiệp từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và kiến nghị những giải pháp trong thời gian tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Báo cáo sau 3 năm thực hiện luật hợp tác xã nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 4. Báo cáo sau 5 năm thực hiện luật hợp tác xã nông nghiệp của cả nước. 5. Chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về tiếp tục đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn. 6. Đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp và nông thôn. Nhà xuất bản Hà Nội 1999. 7. Luật hợp tác xã và các nghị định của Chính phủ quy định việc thi hành trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.HCM 1997. 8. Báo cáo của Liên minh hợp tác xã trong nông nghiệp cả nước. 9. Báo cáo của Ban kinh tế Trung ương về hợp tác xã nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng. 10. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm (khoá VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn tháng 6/1993. 11. Phát triển đổi mới quản lý hợp tác xã theo luật hợp tác xã của PGS.PTS Nguyễn Văn Bích. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 7/1997. 12. Số liệu thống kê nông nghiệp 30 năm (1956-1990). Nhà xuất bản Thống kê năm 1991. 13. PGS.TS Lê Đình Thắng: Tình hình tổ chức, hoạt động các hợp tác xã kiểu mới và một số kiến nghị về các biện pháp đối với hợp tác xã. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 14. Luận án Tiến sĩ kinh tế Hoàng Văn Phấn: Những giải pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Đồng bằng sông Hồng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC551.doc
Tài liệu liên quan