Báo cáo Tổng hợp về một số vần đề chung tại Công ty vietel, tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty

Báo cáo tổng hợp Phần 1: Một số vấn đề chung tại công ty Điện tử viễn thông Quân đội (VIETEL). I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quá trình hình thành và phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) quyết định đường lối đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng mới, cùng với toàn quân, Bộ đội thông tin liên lạc tập trung xây dựng theo h

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về một số vần đề chung tại Công ty vietel, tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, đời sống kinh tế – xã hội trong nước còn gặp nhiều khó khăn, Bộ đội Thông tin liên lạc đã phát huy truyền thống tự lực tự cường và tiềm năng lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên kỹ thuật, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị, tổ chức lao động sản xuất làm kinh tế có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống, tự trang trải một phần nhu cầu xây dựng đơn vị, góp phần xây dựng kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh ấy, ngày 1 tháng 6 năm 1989. Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin, nay là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập. Theo nghị định số 58/HĐBT (do Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký). Quyết định nêu rõ: Tổng Công ty do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng được uỷ quyền quản lý. Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp do Nhà nước ban hành, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ), được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, được liên kết liên doanh với các cơ sở kinh tế trong nước và nước ngoài theo đúng chế độ, chính sách, luật phát của Nhà nước và được dùng con dấu dân sự riêng để giao dịch. Cơ cấu tổ chức của tổng Công ty do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Ngày 20 tháng 6 năm 1989, Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quết định số 189/QĐ - QP về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Điện tử thiết bị Thông tin. Quyết định nêu rõ: Tổ chức Tổng Công ty Điện tử thiết bị Thông tin trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc và chịu sự quản lý hành chính kinh tế Nhà nước của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và kinh tế. Tổng Công ty Điện tử thiết bị Thông tin có tên giao dịch quôc tế là Tổng Công ty SIGELCO, là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân … Tổng công ty Điện tử thiết bị Viễn thông có nhiệm vụ và quyền hạn: + Tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp, bao gồm: sửa chữa, sản xuất các thiết bị, linh kiện, phụ kiện điện và điện tử, cơ khí, dụng cụ điện, máy đo; lắp ráp các thiết bị vô tuyến điện sóng cực ngắn, bơm điện, máy thu hình, tổng đài tự động, các loại máy vi tính và một số nghành nghề khác phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ làm kinh tế của Binh chủng. + Được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết và hợp tác với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước. Tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu và làm dịch vụ thu ngoại tệ. + Các Công ty, xí nghiệp trực thuộc gồm có: Công ty Dịch vụ điện tử thông tin hỗn hợp 1 (phía Bắc), Công ty dịch vụ điện tử thiết bị thông tin hỗn hợp 2 (phía Nam), Nhà máy M1, Nhà máy M2, Nhà máy M3, Nhà máy Z755. Các Công ty, xí nghệp trên là đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng. + Binh chủng Thông tin liên lạc có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý xây dựng nội bộ Tổng Công ty vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức: chỉ đạo Tổng Công ty quán triệt và chấp hành đúng các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng; tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi cho Tổng Công ty hoạt động, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trước tình hình phát triển của đất nước, nhu cầu thông tin liên lạc tăng mạnh. Trong khi đó Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân, hơn nữa hiện tại bưu điện còn là nghành độc quyền. Điều này dẫn đến giá cước cao, chất lượng dịch vụ chưa tốt. Bộ quốc phòng tiếp tục trình lên Thủ tướng Chính phủ trờ trình số 1129/QP về việc “Xin bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông cho Công ty Điện tử thiết bị Thông tin và đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội”. Tờ trình nêu rõ: Một là: Trong những năm qua, Ngành Viễn thông Quân đội đã hoàn thành tốt mọi công tác bảo đảm thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quân đội, phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ đất nước và hiện nay đang đóng góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hai là: Quán triệt quan điển kết hợp quốc phòng với kinh tế, xuất phát từ yêu cầu hiện đại hoá mạng thông tin quân sự hiện có, nhanh chóng thiết lập một mạng thông tin riêng mới đủ mạnh, có chất lượng cao phục vụ Quân đội với các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo trong mọi tình huống. Hệ thống viễn thông do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ gồm hai mạng riêng rẽ, một mạng chuyên dụng dành riêng cho việc bảo đảm thông tin quân sự, một mạng thông tin dân sự dùng cho mục đích kinh doanh, do Công ty Viễn thông Quân đội thiết lập dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng tuân thủ đúng luật định của Nhà nước và cơ quan quản lý nghành, hỗ trợ tích cực cho Bộ Quốc phòng về đầu tư hiện đại hoá mạng thông tin quân sự, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, đồng thời góp phần thúc đẩy nền công nghiệp dịch vụ viễn thông của đất nước theo kịp với công nghiệp viễn thông các nước đang phát triển. Ngày 12 tháng 06 năm 1995. Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung nhiệm vụ cho Công ty Điện tử thiết bị Thông tin và xin đổi tên Công ty thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội với các chức năng chủ yêu: - Xuất nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị, vật tư điện, điện tử thông tin, kể cả công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, viễn thông. - Thiết kế, xây lắp các công trình thiết bị viễn thông, đường dây tải điện và trạm biến thế trong phạm vi cả nước. - Thiết kế, lắp ráp, sản xuất các trang thiết bị, vật tư điện, điện tử, viễn thông. - Kinh doanh các loại dịch vụ bưu chính, viễn thông trong phạm vi cả nước và đi quốc tế. Từ những tình hình trên được sự đồng ý của Chính phủ, cho phép thành lập một số doanh nghiệp viễn thông nhằm cạnh tranh mang tính nội bộ, từ đó giảm bớt giá cước điện thoại, tăng chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Có đủ khả năng đảm nhận việc này, ngày 14 tháng 07 năm1995 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ - QP, do Trung tướng Phan Thu – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký, quyết định “Đổi tên Công ty Điện thử thiết bị Thông tin thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội - Tên giao dịch quốc tế là VIETEL. Trụ sở chính của Công ty tại Hà Nội và có chi nhánh ở các thành phố lớn” Quyết định của Bộ cho phép Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được bổ sung ngành nghề hoạt động kinh doanh, được phép hoạt động kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông, theo công văn số 3179/ĐMDN ngày 13 tháng 06 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, do phó thủ tướng Trần Đức Lương ký, quyết định cho phép thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Công ty được hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu: Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế; lắp ráp và sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông; xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị điện tử thông tin; tư vấn viễn thông, khảo sát, thiết kế và xây dựng các công trình viễn thông. Hiện nay công ty đang rất thành công với dịch vụ điện thoại đường dài VOIP (Voice over Internet Protocal). Dịch vụ này được đưa vào công ty từ năm 2001, nó đã tạo ra thu nhập cho Công ty và tạo công ăn việc làm cho 1503 công nhân viên của đơn vị. Trải qua 14 năm xây dựng, sản xuất, kinh doanh, Công ty đã vượt lên mọi khó khăn phức tạp, tự khẳng định mình trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ xây dựng Binh chủng, xây dựng Quân đội, góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Điều này được khẳng định bằng một số chỉ tiêu đạt được qua các năm: Bảng 1: Một số chỉ tiêu quan trọng của Công ty VIETEL Đơn vị tính: Đồng. STT Năm Chỉ tiêu 2000 2001 1 Doanh thu thuần 53.477.912.817 111.825.977.142 2 Giá vốn hàng bán 49.693.592.794 90.090.531.205 3 Lợi nhuận gộp 3.784.320.013 21.735.445.937 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 444.512.625 1323.757.650 5 Lợi nhuận sau thuế 950.307.691 16.555.038.579 6 Tổng tài sản 55.171.018.227 124.330.429.390 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietel. - Kinh doanh các loại dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế. - Sản xuất và lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các loại thiết bị điện, điện tử, thông tin viễn thông, các loại anten, thiết bị Viba, phát thanh truyền hình. - Khảo sát, thiết kế, lập dự án các công trình bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình. - Xây lắp các công trình thiết bị thông tin (Trạm máy, tổng đài điện tử, tháp anten, hệ thống cáp thông tin…), đường dây tải điện, trạm biến thế. - Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử – thông tin và các sản phẩm điện tử – thông tin. Tư vấn và thực hiện các dự án công nghệ thông tin cho các Bộ, nghành… . Định hướng phát triển của Công ty. Tư tưởng lớn mạnh và xuyên suốt của Ban lãnh đạo và nhân viên Công ty là xây dựng Vietel trở thành một tập đoàn lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các công ty bưu chính viễn thông trong nước cũng như các tập đoàn lớn của các nước trong khu vực, đặc biệt trong giai đoạn này khi nước ta đã tham gia vào khu vực thị trường chung ASEAN. Để đạt được mục đích trên năm 2003 doanh nghiệp: - Tiếp tục phát triển và phát triển bền vững có hiệu quả các lĩnh vực đã và đang kinh doanh. - Mở rộng dịch vụ VOIP (Voice over Internet Protocal) ra toàn quốc và quốc tế, đồng thời Công ty sẽ mở thêm các trung tâm để đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, tập trung vào triển khai dự án điện thoại di động kết hợp với điện thoại vô tuyến cố định sử dụng cùng cơ sở hạ tầng (GMS hoặc CDMA), Trung tâm mạng truyền dẫn, triển khai mạng IXP, ISP (Trung tâm tin học đảm nhiệm). Đối với Trung tâm điện thoại đường dài, có kế hoạch khảo sát và chuẩn bị mở thêm POP tại 14 tỉnh trong thời gian tới. Tăng số cán bộ, công nhân viên lên khoảng 200 người trong năm nay. - Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức mới cập nhật trong lĩnh vực quản lý và lĩnh vực điện tử viễn thông cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực điện tử thông tin. Quy trình công nghệ sản xuất. Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội dịch vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là dịch vụ điện thoại đương dài 178, dich vụ này sử dụng công nghệ VOIP (voice over Internet Protocal) Công nghệ này cho phép nén và đóng gói thông tin. Mỗi gói thông tin có một địa chỉ IP từ đó thiết bị đầu cuối có thể tiếp nhận, sắp xếp và giải mã. Cũng chính chức năng đóng gói thông tin và nén thông tin mà có thể giảm bớt lưu lượng trên đường truyền, tiết kiệm đường truyền, hệ số nén có thể lên đến 6 – 8 lần. Do đó giá cước khi sử dụng công nghệ IP giảm nhiều. Tuy nhiên hệ số nén lớn, trên 80%, thì chất lượng dịch vụ sẽ không đảm bảo. Hiện nay dịch vụ 178 sử dụng công nghệ IP nên giá cước khách hàng phải trả giảm khoảng 45% - 55%. ² Các quy định về giá cước Vietel chịu sự quản lý về giá cước dịch vụ khách hàng trước Tổng cục Bưu điện nên Vietel phải áp dụng các mức giá do Tổng cục đưa ra. - Quốc tế: Giá cước áp dụng cho tất cả các nước là 1,3 USD/ phút. - Trong nước: Giá cước khách hàng nội vùng là: 909 đồng/ phút. Giá cước khách hàng cận vùng là: 1.364 đồng/ phút. Giá cước khách hàng cách vùng là: 1.818 đồng/ phút. (Mức cước trên chưa bao gồm VAT) ² Việc kinh doanh dịch vụ 178 dựa trên sự kết nối vào mạng điện thoại cố định của VNPT, do vậy Vietel phải thanh toán cước kết nối VNPT, cụ thể: - Quốc tế: Cước kết nối chiều đến là 0,1 USD/ phút. Cước kết nối chiều đi với các tỉnh thành có POP là 0,65 USD/ phút. Cước kết nối chiều đi với các tỉnh chưa có POP là 0,75 USD/ phút. - Trong nước: Cước kết nối nội vùng là 450 đồng/ phút. Cước kết nối cận vùng là 540 đồng/ phút. Cước kết nối cách vùng là 720 đồng/ phút. Giá cước kết nối trong nước được tính trung bình cho cả chiều đi và chiều đến, giá cước này cũng bao gồm cả chi phí lập hoá đơn, thu cước và một phần điều tiết công ích và phổ cập dịch vụ. Môi trường hoạt động của Công ty VIETEL. Công ty VIETEL được thành lập trước tiên để cạnh tranh với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, góp phần phá vỡ thế độc quyền trong nghành này nhằm giảm giá cước và tăng chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới công nghệ thúc đẩy quá trình công nghiêp hoá hiện đại hoá đất nước nhanh hơn. Tiếp đó là cạnh tranh cả với các doanh nghiệp nước ngoài khi nước ta mở cửa ngành bưu chính viễn thông. Do vậy môi trường kinh doanh của Công ty hiện tại là cạnh tranh nội bộ, cạnh tranh chỉ có các doanh nghiệp viễn thông trong nước. Nên trong giai đoạn này chính là cơ hội cho VIETEL, một Công ty mới bước chân vào nghành chưa lâu, chuẩn bị cho sự sinh tồn và phát triển của mình trong giai đoạn tiếp theo. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty: Thuận lợi: - Là một đơn vị kinh doanh của Quân đội Nhân dân Việt Nam nên có ấn tượng tốt và nhanh chóng tạo được niền tin đối với khách hàng và dân chúng. - Có ban lãnh đạo đầy nhiệt huyết vì sự phát triển của Công ty và đất nước. Đồng thời quan tâm sâu sát đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên. - Có đội ngũ nhân viên trẻ khoẻ, có năng lực, làm việc nhiện tình và năng đông. Là doanh nghiệp mới nên có thể đi tắt đón đầu tiếp nhận công nghệ mới, hiện đại của thế giới. Là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng giao thức Internet đầu tiên tại Việt Nam. Khó khăn: - Bị hạn chế và thụ động trong việc triển khai kinh doanh do phải thuê lại nội hạt của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông. Việc thuê luồng nội hạt bị gây khó khăn và còn hạn chế về số lượng luồng. - Tổng cục bưu điện dưới hạn về lưu lượng đối với các doanh nghiệp sử dụng giao thức IP. Điều này đồng nghĩa với việc giới hạn thị phần, kìm hãm đầu tư phát triển bởi lưu lượng càng tăng cao thì mức nộp bổ sung phí thuê nội hạt càng cao. - Cơ sở vật chất còn phải thuê mướn, thiếu thốn, nhân lực còn mỏng. - Các tỉnh, thành công ty dự định mở dịch vụ thì đều được VNPT triển khai thực hiện trước. Nên khi 178 được triển khai thì khách hàng đã biết và quen sử dụng 171 nên công ty rất tốn kém để tạo được thói sử dụng 178 cho khách hàng. - Dịch vụ của Công ty hiện nay phải nói là vẫn chưa có gì nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến Công ty cần phải tốn nhiều chi phí hơn để quảng bá dịch vụ của Công ty. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Phó GĐ chính trị Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh Trung tâm điện thoại đường dài Trung tâm công nghệ thông tin Trung tâm xuất nhập khẩu Trung tâm bưu chính Xí nghiệp khảo sát thiết kế Xí nghiệp xây lắp công trình Trung tâm mạng truyền dẫn Trung tâm dịch vụ kỹ thuật viễn thông Trung tâm điện thoại di động Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng đầu tư phát triển Phòng tài chính Phòng tổ chức lao động Phòng chính trị Đại diện công ty tại phía nam Phòng tổ chức hành chính Phòng xây dựng cơ sở hạ tầng Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý, bộ máy hoạt động của Công ty được tổ chức khá chặt chẽ từ trên xuống dưới, bao gồm: Ban giám đốc: Bao gồm 4 người Giám đốc: Ông Lê Anh Xuân Phó giám đốc: Ông Dương Văn Tính Phó giám đốc: Ông Tống Thành Đại Phó giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó giám đốc: Ông Lê Đăng Dũng Giám đốc là người đứng đầu Công ty, người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành chung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc Các bộ phận chức năng: Phòng tổ chức lao động: Có chức năng tổ chức, chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ, công nhân viên, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên. Hàng ngày có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, quản lý nhân sự tại công ty. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các chính sách, chế độ tài chính, quản lý thu – chi tài chính theo các quy định tài chính kế toán hiện hành… phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của Công ty, tổ chức giám sát phân tích các hoạt động kinh tế từ đó giúp giám đốc nắm bắt tình hình cụ thể về “thể trạng” tài chính của Công ty. Tổ chức hạch toán kế toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cùng với các phòng ban khác quản lý giám sát mọi quá trình liên quan đến hoạt động của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm quản lý về mặt hành chính, tổ chức sắp xếp những cuộc gặp với khách hàng, bạn hàng trong nước và nước ngoài… Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cho máy móc các thiết bị kỹ thuật hoạt động được thường xuyên và đúng tiến độ đúng kế hoạch… Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển sản xuất và chiến lược cung cấp dịch vụ hàng năm của Công ty Phòng đầu tư phát triển: Có nhiệm vụ đầu tư các dự án nằm trong chiến lược phát triển của Công ty và tìm kiếm các dự án mới tạo điều kiện tốt hơn cho Công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tạo ra công ăn việc làm cho công nhân viên của Công ty. Phòng xây dựng cơ sở hạ tầng: Có nhiệm vụ thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ban dự án: Có nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm các dự án cho công ty. Phòng chính trị: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị cho cán bộ công nhân viên của Công ty, tổ chức công tác Đoàn, Đảng ở Công ty theo đúng nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó. Ngoài ra, còn có ban bảo vệ với nhiệm vụ bảo đảm, giữ dìn an ninh trật tự trong toàn bộ Công ty, chống mất mát tài sản, phá hoại sản xuất. Ban đời sống có chức năng phục vụ ăn trưa cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm vệ sinh, sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các trung tâm, xí nghiệp trực thuộc. Trung tâm điện thoại đường dài: Nhiệm vụ của trung tâm là quản lý và cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài bằng công nghệ VOIP (Voice over Internet Protocal). Trung tâm công nghệ thông tin: Nhiêm vụ của trung là quản lý và cung cấp các dịch về công nghệ thông tin như: dịch vụ Internet, truyền số liệu qua băng thông… Trung tâm điêm thoại di động: Quản lý và cung cấp dịch vụ điện thoại di động Trung tâm xuất nhập khẩu: Thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin của Công ty nghiên cứu và thực hiện và nhập khẩu các thiết bị phục vụ mục đích của Công ty. Trung tâm bưu chính: Quản lý và cung cấp các dịch vụ liên quan đến bưu chính. Xí nghiệp khảo sát thiết kế: Xí nghiệp xây lắp công trình: Thực hiện nhiệm vụ xây lắp các công trình viễn thông do Công ty giao phó và thực hiện tu sửa các công trình nằm trong kế hoạch của Công ty. Trung tâm mạng truyền dẫn: Thực hiện nhiệm vụ lắp đặt quản lý các trung tâm và mạng dây truyền dẫn để đảm bảo cho việc thực hiện việc cung cấp các dịch vụ về viễn thông đến khách hàng và phục vụ nội bộ. Trung tâm kỹ thuật viễn thông: Trung tâm này chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho các công trình cũng như việc lắp đặt các thiết bị viễn thông trong Công ty để phục vụ nhiệm vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thực hiện, hướng dẫn lắp đặt các công trình viễn thông cho khách hàng của Công ty. III. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban giám đốc Kỹ thuật Hà Nội TP HCM … Khai thác Hà Nội TP HCM … Đối soát Hà Nội TP HCM … Bộ phận kế hoạch Hà Nội Bộ phận kinh doanh Bộ phận kế hoạch Hà Nội TP HCM … Khiếu nại Hà Nội TP HCM Hải Phòngg … Chăm sóc khách hàng Hà Nội TP HCM Hải Phòngg … MARKETING Hà Nội TP HCM Hải Phòngg … Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức trung tâm điện thoại đường dài Ban kế hoạch - kinh doanh Ban tính cước Ban kỹ thuật Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Ban giám đôc: Là ban có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động chung của trung tâm và chịu trách nhiệm trước Công ty về toàn bộ kết quả hoạt động của trung tâm. Ban kỹ thuật: Ban kỹ thuật chịu trách nhiệm thực hiện việc hướng dẫn lắp ráp, sửa chữa các thiết bị của trung tâm, và hướng dẫn khách hàng của trung tâm sử dụng dịch vụ do trung tâm cung cấp. Ban tính cước: Ban tính cước căn cứ vào lưu lượng, thời gian mà khách hàng sử dụng dịch vụ của trung tâm, để tính cước mà khách hàng phải trả… Ban kế hoạch – kinh doanh: Ban này thực hiện việc đưa ra các chiến lược kinh doanh cho trung tâm ở hiện tại cũng như trong tương lai nhiệm vụ này chủ yếu do Bộ phận kế hoạch thực hiện. Ngoài ra Ban này còn có Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiêm khách hàng, thực hiện các kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi,… Ngoài ra bộ phận này còn có chức năng chăm sóc khách hàng, và tiếp thu, xử lý các khiếu nại của khách hàng về dịch vụ mà trung tâm cung cấp. IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán và hình thức sổ Kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán Ngân hàng Kế toán giá thành Kế toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ, VAT Kế toán trung tâm điện thoại đường dài Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương và BHXH, BHYT,KPCĐ Kế toán theo dõi Trung tâm công nghệ thông tin và ban dự án Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Kế toán trưởng: Ông Vũ Xuân Cự. - Phụ trách chung, giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán, xin cấp vốn lưu động, vay vốn ưu đãi, xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Kiểm tra và ký tất cả các loại chứng từ kế toán, tờ trình, hợp đồng và các văn bản liên quan trước khi chuyển sang Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyền) ký duyệt. - Giải quyết các mối quan hệ đối ngoại, đối nội, những vướng mắc đối với người đến giao dịch. - Kiểm tra, đôn đốc kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ chức trách được giao. - Đôn đốc kiểm tra thanh quyết toán, nhận thầu, giao thầu, giao khoán, tạm ứng, tạm thu báo có tài chính. - Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính xã hội năm, quý. - Đôn đốc kiểm tra, tổng hợp báo cáo tài chính quý, năm báo cáo đúng quy định và định kỳ báo cáo Đảng uỷ Công ty về công tác tài chính. Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Nguyễn Ngọc Chinh. - Giúp Kế toán trưởng điều hành hoạt động công tác tài chính, kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt tại cơ quan hoặc uỷ quyền. - Kiểm tra, đôn đốc các kế toán viên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao và các xí nghiệp, trung tâm, thanh toán chi phí, hạch toán giá thành, doanh thu. - Ký thay Kế toán trưởng vào các chứng từ kế toán đòi hỏi phải giải quyết ngay khi Kế toán trưởng vắng mặt tại cơ quan hoặc uỷ quyền. - Ký duyệt Chứng từ ghi sổ hàng tháng. - Đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tài chính đúng quy định. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị đôn đốc, kiểm tra các nhân viên kế toán lập kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính năm, quý đúng quy định. Kế toán thanh toán: Phạm thị Hồng. - Viết phiếu thu – chi. - Giao dịch với khách hàng đến thanh toán, đối chiếu công nợ. - Kiểm tra hồ sơ, chứng từ thanh toán trước khi chuyển sang Kế toán trưởng ký. - Đôn đốc, kiểm tra thanh toán tạm ứng, tạm thu với các cơ quan đơn vị. - Trực tiếp theo dõi xí nghiệp khảo sát thiết kế; hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thanh quyết toán, hạch toán đúng quy định. - Theo dõi và giải thích số dư các tài khoản: 138, 141, 338, 414, 415, 416, 431, 136, 336 xí nghiệp khảo sát thiết kế. Kế toán tiêu thụ: Đào Thuý Hường. - Căn cứ vào kế hoạch doanh thu quý, năm, phối hợp với phòng Kế hoạch và kế toán giá thành trực tiếp đôn đốc các cơ quan, đơn vị hoàn công hồ sơ, nghiệm thu, thanh lý thanh quyết toán với bên A để tính doanh thu. - Viết hoá đơn tài chính bán hàng cho: Xí nghiệp xây lắp công trình, xí nghiệp khảo sát thiết kế, trung tâm điện thoại đường dài, trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm dịch vụ kỹ thuật viễn thông. - Trực tiếp theo dõi trung tâm báo cáo: Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thanh quyết toán hạch toán đúng quy định. - Lập báo cáo bán hàng, tiêu thụ hàng quý, năm của Công ty. - Theo dõi và giải thích số dư tài khoản: 131, 511, 711, 811, 911, 421, Tài khoản 136 – 336 trung tâm báo cáo. Kế toán Ngân hàng: Đặng thị Kim Hoa. - Viết Séc, uỷ nhiệm chi, phiếu chi séc, và các thủ tục trình tự chuyển tiền bảo lãnh tại ngân hàng. - Tiếp nhận, xử lý, lưu giữ các hợp đồng và hồ sơ về mua bán uỷ thác xuất nhập khẩu, ngoại thương. - Trực tiếp theo dõi trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm TMDV hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thanh quyết toán, hạch toán đúng quy định. - Theo dõi tiền công ty vay và trả, tiền thiết bị VOIP, INTERNET, di động thời hạn phải trả và đã trả. - Theo dõi và giải thích số dư các Tài khoản 112, 341, 311, Tài khoản 136 – 336 Trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm TMDV. Kế toán giá thành: Trương Thu Hà. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng quý, năm, phối hợp với Phòng Kế hoạch và các kế toán thanh toán. Kiểm tra đôn đốc thanh toán hợp đồng giao thầu, giao khoán để hạch toán chi phí và tính giá thành. - Phối hợp với các cơ quan và các kế toán lập kế hoạch giá thành hàng quý, năm kế hoạch chi phí bán hàng, kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp. - Theo dõi trực tiếp: Đại diện Công ty phía nam, trung tâm KDĐT. - Theo dõi và giải thích số dư các Tài khoản: 136 – 336 Đại diện và TTKDĐT Tài khoản 621, 622, 627, 632, 641, 642, 721, 821. Kế toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ, Thuế GTGT: Nguyên Thị Sơn Bình. - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị mua sắm tài sản cố định thực hiện đúng trình tự quy định, hàng quý lập bảng trích khấu hao tài sản cố định vào giá thành và báo nợ cho các xí nghiệp, trung tâm. - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đơn vị mua vật tư hàng hoá nhập xuất kho đúng trình tự quy định, hàng tháng lập bảng phân bổ vật tư. - Tham gia kiểm kê, kiểm tra vật tư, tài sản cố định theo quy định. - Theo dõi thuế, lập báo cáo thuế với Cục thuế Hà Nội vào ngày 10 hàng tháng. - Trực tiếp theo dõi Xí nghiệp xây lắp công trình. - Theo dõi và giải thích số dư tài khoản 133, 333, 152, 153, 156, 211, 214, 009, Tài khoản 136 – 336 Xí nghiệp xây lắp công trình. Kế toán trung tâm điện thoại đường dài: Nguyễn Anh Đức. - Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thanh quyết toán và hạch toán đúng quy định. - Phối hợp với Trung tâm điên thoại đường dài đôn đốc các đối tác nước ngoài, bưu điện, các tỉnh thanh toán. Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ: Đỗ Thu Hằng. - Thực hiện thu và chi tiền mặt theo phiếu thu, chi. Chấp hành nghiêm công tác quản lý tiền mặt và kiểm kê quỹ tiền mặt theo quy định. - Cấp phát lương, phụ cấp theo bảng lương, phụ cấp. Tổng hợp tiền lương phụ cấp thực cấp chuyển sang kế toán thanh toán viết phiếu chi. - Phối hợp cùng Phòng tổ chức lao động lập bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, trích bảo hiểm y tế vào giá thành và báo nợ cho các xí nghiệp, trung tâm. - Nhận, giao, lưu trữ công văn và chứng từ kế toán. - Mua và quản lý, cấp phát hoá đơn về thuế (Trừ thuế xuất nhập khẩu và VAT hàng xuất nhập khẩu) - Mua và quản lý, cấp phát sổ sách kế toán cho các cơ quan, xí nghiệp, trung tâm. - Tham gia lập kế hoạch tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn quý, năm đúng quy định. - Theo dõi và giải thích số dư các tài khoản: 334, 3382, 3383, 3384. Kế toán theo dõi Trung tâm công nghệ thông tin và ban dự an: Nguyên Cao Lợi. - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thanh quyết toán và hạch toán đúng quy định. Phối hợp với Ban dự án và Trung tâm công nghệ thông tin kiểm tra đôn đốc các đối tác thanh toán. Hình thức sổ kết toán áp dụng tại đơn vị. Công ty đang sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ, niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm đó. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam, ký hiệu là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam là theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố, Chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào tài khoản 413. Phần 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác Kế toán tại Công ty. Các phần hành Kế toán tại đơn vị. Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài 178 và xây lắp các công trình thiết bị thông tin. Do đó việc tổ chức hạch toán kế toán của Công ty bao gồm những phần hành cụ thể sau: 1. Kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định: đánh giá theo nguyên tắc giá trị còn lại Phương pháp khấu hao: áp dụng phương pháp khấu hao đích danh theo từng danh mục tài sản và theo tỷ lệ bình quân hiện hành đã đăng ký. 2. Kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Giá trị vật tư, hàng hoá nhập, xuất, tồn kho được đánh giá theo giá thực tế. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá trị thực tế đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh toán với người lao động. Doanh nghiệp trả lương cho người lao động hợp đồng tuỳ vào trường hợp và điều kiện lao động mà áp dụng hình thức trả lương phù hợp. Các hình thức chủ yếu mà doanh nghiệp áp dụng để tính tiền lương cho công nhân viên là: Hình thức tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo hình thức khoán thu nhập. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được tính theo tỷ lệ quy định trên lương quân hàm, thâm niên, phụ cấp chức vụ đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và tiền lương cấp bậc đối với công nhân viên. Trong đó: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 15% quỹ lương cho quỹ Bảo hiểm xã hội, 2% quỹ lương cho Bảo hiểm y tế. Người hưởng lương đóng góp: 5% quỹ lương cho Bảo hiểm xã hội, 1% quỹ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC397.doc
Tài liệu liên quan