Báo cáo Tổng hợp về một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp và thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty cao su chất dẻo

Phần 1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Tên đơn vị : Công ty cao su chất dẻo đại mỗ Địa chỉ: Đại Mỗ -Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại :(04)8392114 Fax: (04)8370581 1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty Cao su Chất Dẻo là doanh nghiệp nhà nước và là thành viên của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam-Được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 1191/QĐ/TCCB-LĐ ngày16/6/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải. -Quyết định đổi tên “Nhà máy đắp

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp và thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty cao su chất dẻo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lốp thành công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ” số: 1465/QĐ/TCCB-LĐ ngày 15/6/1996 của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 10.887 của trọng tài kinh tế Thành Phố Hà Nội ngày 7/7/1993, ngành nghề kinh doanh: Đắp và sản xuất lốp xe ô tô, xe lam, xe lu, sản xuất các sản phẩm cao su khác. -Căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ nay đến năm 2010. Kế hoạch phát triển về số lượng cũng như chất lượng phụ tùng ô tô nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong nước của công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ, trong đó có mặt hàng chủ lực là gioăng kính xe ô tô các loại vì: trong những năm gần đây, do kinh tế luôn luôn phát triển, hàng năm số lượng xe được bổ sung vào thị trường vận tải ngày càng cao ước tính vào khoảng 20-25%. Đột biến, 6 tháng đầu năm 2003 số lượng xe vào các nhà máy và liên doanh bán ra tăng gần 30%. Nhiều tập đoàn xe ôtô lớn trên thế giới đã nghiên cứu dự báo sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ôtôViệt Nam mà căn cứ chủ yếu vào mức thu nhập của một số tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Do vậy Công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ đang có dự án đầu tư, nhà máy thiết bị sản xuất gioăng kính ôtô . Từ năm 1996 trở lại đây, nhà máy đã từng bước ổn định sản xuất, khắc phục khó khăn dần chiếm lĩnh thị trường, chinh phục lòng tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và giá cả nhờ đổi mới công nghệ, áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ có hệ thống, bài bản. Trong vòng 10 năm phát triển và trưởng thành Nhà máy đã vượt qua biết bao khó khăn và thử thách. với sự lỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên chức dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo của nhà máy, từ một đơn vị sản xuất nhỏ gặp nhiều khó khăn đã trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vững mạnh, tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ, nhân viên của nhà máy. Hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoảng không nhỏ. Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay khoảng 150 người( trong đó: cán bộ quản ly10%, công nhân sản xuất 90%) có mức thu nhập ổn định >800. 000VND/Th. Đây là kết quả quan trọng thúc đẩy sản xuất của nhà máy ngày càng phát triển. Công ty Cao Su Chất Dẻo Đại Mỗ là một Doanh Nghiệp tổ chức theo hình thức quốc doanh, tổ chức kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản ở ngân hàng (kể cả ngân hàng ngoại thương), được sử dụng con dấu riêng. 1. 2. Đặc điểmvề tổ chức bộ máy sản xuất của nhà máy Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Giám đốc Phó giám đốc KD Phòng KT-TC Phòng kinh doanh PX cơ khí PX cao su PX compozit PX gioăng kính ôtô Phó giám đốc Kthuật Phòng tổ chức hành chính Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty Phó giám đốc kỹ thuật:Giúp lãnh đạo về mặt kỹ thuật, phụ trách khối kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh: Giúp lãnh đạo về mặt kinh doanh, phụ trách khối kinh tế. áp dụng công tác tổ chức trực tuyến kết hợp với chức năng tham mưu. Ban lãnh đạo cao nhất là giám đốc trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nhà máy và chịu trách nhiệm trước nhà nước. Toàn bộ vốn trong nhà máy do giám đốc nắm giữ và quyền quyết định mọi vấn đề. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc : -Phó giám đốc phụ trách sản xuất -Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Và các phòng ban chức năng, nghiệp vụ. Các bộ phận này chịu sự điều hành của giám đốc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. 1. 3. Sản phẩm và thị trường chủ yếu của nhà máy : Bảng1: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2003 STT Chủng loại ĐV tính SL 1 Lốp đắp và lốp lu Cái 1035.458 2 Băng tải Cái 727. 325 3 Đệm cao su Cái 904. 364 4 Gioăng cao su các loại Kg 15. 070 5 Lò xo cao su Cái 440 6 Đệm gối cầu Cái 13. 279 7 Khe co dãn Cái 820 8 Tấm trải sàn Cái 163. 962 9 Các loại cao su gioăng phớt Cái 2975 10 Các sản phẩm cao su kỹ thuật Cái 710, 3 11 Trục lô cao su Cái 320 12 Cao su bám dính kim loại Kg 645 Qua bảng số liệu trên, sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là sản phẩm phục vụ trong giao thông đường bộ, các nghành công nghiệp khai thác, xây dựng .Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp rất rộng bao gồm : Trong và ngoài nước (Nam Định, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, quy Nhơn,TPHCM.. ) 1. 4. Đặc điểm quy trình sản xuất gioăng kính xe ôtô : Như trên đã đánh giá nhà máy sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng trong báo cáo này em chỉ xin trình bày quy trình sản xuất gioăng kính xe ôtô : Sản phẩm gioăng kính ôtô là sản phẩm mới của nhà máy.Nó được chế tạo từ cao su thiên nhiên hoặc cao su tổng hợp phối liệu với một số hoá chất theo tỉ lệ nhất định để tăng tính đàn hồi, chịu lực,chịu dập và chịu lão hoá vv..của sản phẩm. Gioăng kính ôtô không thể thiếu được trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô và một số ngành kinh tế khác Gioăng kính ôtô được dùng trong ôtô để liên kết kính với các khung ôtô để giảm độ rung, giữ cho kính khung ôtô không bị vỡ hoặc không bị dạn nứt khi xe vận hành. Sơ đồ 2 : Sơ đồ dây truyền công nghệ Bột than đen Than trắng Hoá chất Phối hợp Cân Đong Nhiệt luyện Kiểm tra phân loại loại Cao su Hỗn luyện Kiểm tra Chất lưu hoá Kiểm tra ép đùn Lưu hoá Phế thải Nhập kho sản phẩm Hiện nay các công đoạn đều được thực hiện KCS (kiểm tra chất lượng) nghiêm ngặt chặt chẽ nên sản phẩm của công ty đạt chất lượng cạnh tranh 5. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Do đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất sản phẩm, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm riêng biệt, độc lập với nhau về mặt công nghệ cho phép doanh nghiệp sản xuất theo phân xưởng. Mỗi phân xưởng sản xuất một hoặc một số sản phẩm riêng biệt cụ thể, hiện nay xí nghiệp có bốn phân xưởng sản xuất :1PX cơ khí, 1PX compozit, 1PX cao su,1PX joăng kính ô tô Phần 2 Một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp 2. 1 Công tác nhân sự : 2. 1. 1. Cơ cấu lao động: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất nhỏ, với tổng số công nhân viên (như đã nói ) là 150 người (trong đó nhân viên hành chính sự nghiệp chiếm 10% tương ứng 15 người, công nhân trực tiếp sản xuất là 90% tương ứng 135 người ). Doanh nghiệp đã tinh giảm tối đa nhân viên gián tiếp từ đó góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất. Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động Chỉ tiêu Đơn vị tính Số người Tỷ trọng Tổng CBCNV Người 150 100% Trình độ ĐH và trên ĐH _ 23 15, 33% Trung học _ 30 20% Công nhân kỹ thuật _ 97 64, 67% 2. 1. 2. Công tác tuyển dụng, đào tạo Đối với công tác tuyển dụng đào tạo doanh nghiệp có công tác tuyển dụng theo nhu cầu sản xuất, ưu tiên tuyển mộ cán bộ, công nhân viên là con em trong nghành, trong công ty. Đối với cán bộ quản lý yêu cầu có bằng cấp, trình độ, kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của công việc mà công ty có những tiêu chuẩn tuyển dụng cho vị trí đó, công ty tuyển dụng công nhân với yêu cầu về bằng cấp, trình độ văn hoá nhất định phù hợp với đòi hỏi của công việc sau đó đào tạo theo hình thức đào tạo trực tiếp, đáp ứng nhanh và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Lao động của công ty làm việc theo giờ hành chính nhà nước quy định (ngày làm 8 tiếng) sản xuất được tổ chức làm hai ca. Công ty cũng chú trọng viêc gửi lực lượng lao động có trình độ đi học cao hơn để nâng cao trình độ đáp ứng được nhu cầu biến động của nhu cầu về lao động. 2. 1. 3. Tổng quỹ lương của công ty: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm lương chính, lương phụ mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong năm kế hoạch. Lương chính: Là số tiền trả cho người lao theo chế độ cấp bậc tiền lương do nhà nước quy định hoặc theo hợp đồng lao động. Lương phụ : Dùng trả cho các trường hợp nghỉ chế độ như :nghỉ phép, hội họp học tập hoặc những khoản trả thêm vào lương chính. Bảng 3: Tổng quỹ lương: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 2003 Tổng quỹ lương VNĐ 463.974.738 345.305. 203 585.878.400 2. 2. Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh. 2. 2. 1. Tình hình quản lý đất đai và tài sản cố định Doanh nghiệp được quyền sử dụng một diện tích đất tương đối lớn ở Đại Mỗ- Từ Liêm. Công ty bố trí xây dựng các phân xưởng với 4 phân xưởng sản xuất mỗi phân xưởng sản xuất một hoặc một số mặt hàng khác nhau về quy trình công nghệ do đó cũng có nhiều loại mốc khác nhau được bố trí, sử dụng trong quá trình sản xuất Kể từ năm 1995 trở lại đây công ty đã tích cực đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tính hiệu quả trong sản xuất như : băng tải ,lốp đắp và lốp lu .. Năm 2001 công ty đã làm thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư thiết bị với số vốn1.467.715.000 đồng: trong đó đầu tư thiết bị 1.005.236.000 đồng. Trong đó đầu tư cho : Xưởng cơ điện: 10 thiết bị trị giá gần 350 triệu đồng Phân xưởng cao su : 3 thiết bị trị giá 270 triệu đồng Hiện nay công ty đã trang bị đủ các máy móc thiết bị cho sản xuất và đều được sử dụng với công suất khá cao (khoảng 85% công suất), tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài sản cố định 2. 2. 2. Tình hình quản lý các loại tài sản lưu động: 2. 2. 2. 1. Các loại NVL sử dụng trong sản xuất Do đặc điểm của công ty là đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm với đặc điểm công nghệ, đặc điểm sản phẩm khác nhau nên có nhiều loại nguyên liệu khác nhau được dùng trong sản xuất. Cụ thể: - Phân xưởng cao su: NVL chủ yếu là: Cao su tự nhiên, Cao su nhân tạo, Hoá chất, Các chất tạo mầu, phụ gia - Phân xưởng cơ khí NNL: Phân xưởng compozit: Phân xưởng joăng kính ô tô NNL(cao su bột than đen , than trắng) 2. 2. 2. 2. Cách xây dựng định mức NVL Định mức tiêu dùng NVL của công ty được xây dựng chủ yếu thông qua phương pháp sản xuất thử nghiệm (phương pháp thực nghiệm), phương pháp thống kê kinh nghiệm (dựa vào số liệu thống kê và mức tiêu dùng NVL kì báo cáo và kinh nghiệm của CNV giàu kinh nghiệm). 2. 2. 2. 3. Cung ứng NVL Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản xuất thực tế, định mức tiêu hao NVL, năng lực của thiết bị. Phòng kinh doanh kết hợp với phân xưởng sản xuất sử dụng NVL sẽ tiến hành tính toán chủng loại, số lượng, chất lượng NVL cần dùng cho sản xuất. Từ đó phòng kinh doanh lập kế hoạch cho việc tìm kiếm nguồn, mua sắm, dự trữ và cung ứng trực tiếp cho phân xưởng sản xuất. 2. 3. Công tác chiến lược và kế hoạch kinh doanh Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch cụ thể từng thời kỳ, kết quả sản xuất kinh doanh của các kỳ trước và những báo cáo dự đoán về thị trường sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của công ty là thuộc tổng công ty cơ khí GTVT, thị trường sản phẩm của công ty đều là sản phẩm phục vụ nhu cầu trong ngành. Do đó nguồn thông tin mà công ty sử dụng cho kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa vào báo cáo, các kế hoạch của ngành và các đơn vị trực thuộc khác trong ngành có nhu cầu về sản phẩm của công ty. Công ty có mối quan hệ mật thiết với ngành và các đơn vị khác trong ngành đồng thời cũng tích cực đẩy mạnh công tác thu thập, tiếp nhận thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất có liên quan để từ đó dự đoán về nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp từ đó xác định kế hoạch cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cũng tích cực đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp về sản phẩm có khả năng tiêu thụ và phát triển trên thị trường mà doanh nghiệp đó cho kế hoặch sản xuất đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất hoặc có kế hoạch trú trọng cho đầu tư sản xuất đối với sản phẩm mà doanh nghiệp chưa từng sản xuất nhưng có khả năng sản xuất và sản xuất hiệu quả Căn cứ vào đặc điểm của công ty vào sản phẩm và thị trường công ty có chiến lược định hướng dài hạn, trung, ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp cho mình nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của công ty 2. 4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm Công việc quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy, trước kia do một tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm (phòng KCS) đảm nhận. Phòng KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên những thông số kỹ thuật của sản phẩm mà ngành quy định. Sản phẩm coi là đạt tiêu chuẩn nếu nó đáp ứng được các thông số kỹ thuật đó (như độ cứng, sức chịu nhiệt...). Nhưng do đặc điểm sản xuất của nhà máy là sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, do đó công tác quản lý chất lượng gặp nhiều khó khăn, không đủ nhân viên, trình độ về quản lý chất lượng mọi sản phẩm sản xuất ra. Do đặc thù sản phẩm của nhà máy hầu hết là sản phẩm phục vụ trong ngành cũng như về mặt tiềm năng về thị trường của sản phẩm nên nhà máy chưa có định hướng áp dụng các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng ISO hay các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng khác vào để kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy. phần 3 tình hình sử dụng vốn và sản xuất kinh doanh ở công ty cao su chất dẻo 3. 1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty Công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ là một doanh nghiệp tổ chức theo hình thức quốc doanh, tổ chức kinh doanh hoạch toán độc lập. Công ty phải tự hoạch toán, tự chịu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được cấp, đồng thời hàng năm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. Trong những năm qua công ty đã liên tục làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách, mặt khác còn bổ sung vào nguồn vốn và mở rộng sản xuất, tăng năng lực và trình độ công nghệ. . . Bảng 4: Tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +(-) % +(-) % TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động khác TSCĐ và đầu tư dài hạn Tài sản cố định Đầu tư dài hạn III. Chi phí XDcơ bản 5.148.252.664 1.218.685.136 2.594.785.676 1.328. 598. 256 0 6.183. 596 2.185. 164. 268 2.030. 430. 143 0 154. 734. 125 70.2 16.6 35.4 18.1 0 0.1 29.8 27.7 0 2.1 5.320.245.615 1.417.269.219 3.106.857.246 1.780.407.150 0 15.712.000 2.459.675.949 2.296.754.474 0 162.921.475 68.4 18.2 39.9 22.9 0 0.2 31.6 29.5 0 2.1 5. 432.356.124 1.725.358.945 3. 987.125.458 2.035.258.455 0 32.254.455 2.854.789.114 2.632.157.452 0 174.458.546 65.6 20.8 48.1 24.6 0 0.4 34.4 31.8 0 2.1 171,992,951 198,584,083 512,071,570 451,808,894 0 9,528,404 274,511,681 266,324,331 0 8,187,350 3.34 16.29 19.73 34.01 0 154.09 12.56 13.12 0 5.29 112,110,509 308,089,726 880,268,212 254,851,305 0 16,542,455 395,113,165 335,402,978 0 11,537,071 2.11 21.74 28.33 14.31 0 105.29 16.06 14.60 0 7.08 6.52 Tổng 7.333.416.932 100 7.779.921.564 100 8.287.145.238 100 446,504,632 6.09 507,223,674 6.52 Qua bảng số liệu ta thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2002 tăng so 2001 :446.504.632(VNĐ) tương ứng với 6,09%, năm 2003 tăng so với 2002: 507.223.674(VNĐ) tương ứng với 6.52% từ đó ta thấy quy mô tài sản đã tăng lên, kể cả TSLĐ & TSCĐ. Trong đó tài sản lưu động năm 2002 so với 2001 tăng :171.992.954 tương ứng 3,34%, năm 2003 so với 2002 tăng: 112.110.509 tương ứng 2.1% Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn năm 2002 tăng so với 2001: tăng 274.511.681 tương ứng với mức tăng 12,56%, năm 2003 tăng so với 2002: 395.034.640 tương ứng với mức tăng 16.06% Mức tăng tổng tài sản cố định lớn hơn mức tổng tài sản (nguồn vốn) qua đó ta thấy năm 2003 doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư nguồn vốn cho mua máy móc trang thiết bị. Từ đó đổi mới sản xuất nâng cao trang thiết bị công nghệ. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp sản xuất nhưng tỷ trọng TSLĐ trong doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn : Năm 2001 TSLĐ chiếm 70,2% tổng tài sản, TSCĐ chỉ chiếm 28% tổng tài sản. Năm 2002 tỷ trọng TSCĐ đã tăng và chiếm 29,52% tổng giá trị tài sản. Đến năm 2003 tỷ trọng TSCĐ đã tăng và chiếm 31,76%. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho máy móc thiết bị để nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cân đối, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa cho đầu tư cho đổi mới dây chuyền công nghệ. 3. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm Bảng 5:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 5 năm Chỉ tiêu Năm Doanh thu Nộp NSNN LN 1999 3. 452. 587. 445 789. 458.321 39. 489. 254 2000 5. 219. 548.689 820. 891.794 42. 457. 250 2001 6. 527. 889. 100 945. 077. 689 45. 039. 677 2002 11. 199. 000. 000 984. 000. 000 52. 000. 000 2003 12. 875. 197. 736 1. 552. 636. 225 92. 713. 527 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm và tốc độ tăng này là cao. Nhưng xét trong mối quan hệ với lợi nhuận cả hai chỉ tiêu đều tăng qua các năm nhưng có sự bất cân đối giữa tỷ lệ tăng trưởng của hai chỉ tiêu này. Trong năm 2001 và 2002 tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn nhiều tốc độ tăng của lợi nhuận: năm 2001 doanh thu tăng 1.308.370.411 đồng tương đương với mức tăng 25,07% trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng 6,08% tương tự như vậy doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là :71,56% trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng 15,45%. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đến năm 2003 doanh thu tăng trưởng với tốc độ 14,97% trong khi đó lợi nhuận lại tăng 78,29% so với năm 2002. Điều đó thể hiện rằng doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh khắc phục những tồn tại trong hoạt động quản lý kinh doanh từ đó tăng lợi nhuận, tăng tỷ suất lợi nhuận của công ty 3. 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Qua sự phân tích đánh giá về tình hình sử dụng vốn lưu động và vốn cố định như trên ta có thể rút ra những nét khái quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Để đánh giá sát hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta xem xét đánh giá một số chỉ tiêu sau: Bảng 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch + % 1. Doanh thu thuần 11.199.000.000 12.875.179.736 16.7617.973 14,96 2. Lợi nhuận sau thuế 52.000.000 92. 713. 527 40. 713. 527 78, 295 3. Vốn KD bình quân 7.333.416.932 7. 779. 921. 564 446. 504. 632 6,09 4. Vòng quay VKD 1,527 1, 655 0, 128 8,38 5. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 0,0071 0,0119 0, 0048 67,61 6. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 0,0046 0,0072 0,0026 56,52 *Chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này năm 2001 là 1, 527 sang năm 2002 tăng lên là 1,655 tăng 0,125% (8,38%) > Điều này cho thấy năm 2001 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 1,527 đồng doanh thu và năm 2002 là 1,655 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng đi lên. Vòng quay vốn kinh doanh phụ thuộc vào hai nhân tố doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân : Doanh thu thuần năm 2002 tăng lên với tốc độ 14,96% trong khi đó vốn kinh doanh tăng với tốc độ 6,09% do đó làm tăng vòng quay vốn kinh doanh. * Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này năm 2001 là 0,0071 đến năm2002 là 0,0119 đồng tăng 0,0048 tức 67,7%. Như vậy trong năm 2001 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0.0071 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2002 là 0.0119 đồng. Đây là một kết quả đáng khích lệ và cho thấy công ty đã sử vốn kinh doanh một cách hiệu quả. Xem xét nguyên nhân của sự gia tăng này ta thấy do tỷ xuất lợi nhuận vốn kinh doanh chịu tác động trực tiếp của hai nhân tố : Lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình quân. Cả hai nhân tố này đều tăng trong năm 2002 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận la 78,295% còn tốc độ tăng của vốn kinh doanh chỉ 6, 09% điều này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh tăng cao. * Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu :Phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ có bao nhiêu động lợi nhuận. Thực tế của công ty cho thấy, năm2001 trong một đồng doanh thu có 0,0046 đồng lợi nhuận, sang năm 2002 tăng lên là 0,0072 đồng tăng 0,0026 đồng (56,52%). Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc vào hai nhân tố lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần thực hiện trong kỳ. năm 2002 ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế là 78,295% trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần là 19,967% do đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Điều này thể hiện việc quản lý chi phí, giá thành sản phẩm của công ty đạt hiệu quả gia tăng. Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty là khá tốt. Kết quả cuối cùng của vốn kinh doanh bỏ ra liên tục tăng và tăng với tốc độ cao. Đây là thành tích đáng khích lệ của công ty. Tuy vậy trong quá trình hoạt động công ty vẫn còn một số vấn đề quản lý chưa tốt gây ra sự lãng phí. Đó là sự ứ đọng của vốn kinh doanh và gia tăng sự ứ động vốn. Trong những năm tới công ty cần giải quyết tốt hơn nữa những vướng mắc này để tiếp tục gia tăng lợi nhuận, đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn từ đó giảm hàm lượng vốn kinh doanh. Có như vậy đồng vốn của công ty bỏ ra mới phát huy được hết tác dụng của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng từ tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như trên đã tác động đến tình hình tài chính của công ty đặc biệt là khả năng thanh toán của công ty. Chúng ta sẽ thấy dõ điều này qua bảng:"Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty” Bảng 7 : Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty Chỉ tiêu Năm 2001 Năm2002 1. Tổng tài sản 7.333.416.932 7.779.921.564 2. Tài sản lưu động và ĐTNH 5.148.252.664 5.320.245.615 3. Nợ phải trả 3 012.570.762 3 444.206.219 4. Nợ ngắn hạn. 3.012.570.762 3.144.206.219 5. HS thanh toán tổng quát 2,434 2,259 6. HS thanh toán hiện thời 1, 709 2, 474 7. HS thanh toán nhanh 1, 268 1, 126 Ta thấy rằng tất cả hệ số thanh toán của công ty đều rất cao đều lớn hơn 1 điều đó thể hiện rằng khả năng tài chính của công ty là mạnh, công ty có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ của mình. Phần IV Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp 4.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua là rất tốt. Thể hiện ở các chỉ tiêu như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính của công ty luôn ở mức ổn định và khả quan. Nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn được bổ xung hàng năm do đó đều tăng qua các năm, từ đó có thể đầu tư cho mở rộng sản xuất. Ta cũng nhận thấy rằng trong giai đoạn 1999-2003 các chỉ tiêu tài chính của công ty có nhiều chuyển biến tốt, điều này có được một phần do sự chú trọng đầu tư cho máy móc, trang thiết bị của công ty để từ đó nâng cao năng lực công nghệ, sức cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề tồn đọng lớn nhất cần giải quyết của công ty hiện nay là phải chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing để từ đó có biện pháp thích đáng cho thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty, giải quyết tốt hàng tồn kho, đẩy mạnh sức tiêu thụ của sản phẩm ngoài ra cần có chính sách thu hồi nợ cho hợp lý. 4. 2. Định hướng đề tài tốt nghiệp Trước thực tế trong đợt thực tập tại Công ty cao su đường sắt em có hướng xây dựng đề tài của mình là: "Dự án đầu tư nhà máy, thiết bị sản xuất Gioăng kính xe ôtô" để thuận tiện cho việc phát triển chuyên sâu hơn nữa vấn đề đã đặt ra trong đợt thực tập tổng hợp này. Để hoàn thành tốt đề tài này, trong thời gian làm thục tập tốt nghiệp chắc chắn em còn cần nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô giáo hướng dẫn và cán bộ công nhân viên tại Công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ, đặc biệt là Ban lãnh đạo công ty và phòng kinh doanh. Do thời gian làm thực tập và làm báo cáo thực tập không nhiều, đề cương yêu cầu lại khá rộng nên nhiều vấn đề đặt ra em trình bày trong báo cáo còn chưa chi tiết như ý muốn, và cũng còn nhiều vấn đề em chưa đề cập đến được,vấn đề này em sẽ giải quyết một cách triệt để trong chuyên đề tốt nghiệp sắp tới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty cao su Chất Dẻo Đại Mỗ, và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2004 Sinh viên: Vũ Thị Hương Mục lục Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp 1 1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1 1. 2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy sản xuất của nhà máy 2 1. 3. Sản phẩm và thị trường chủ yếu của nhà máy 4 1. 4. Đặc điểm quy trình sản xuất lốp cao su 5 1. 5. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuấtcủa doanh nghiệp 7 Phần II: Một số hoạt động quản trị của doanh nghiệp 8 2. 1. Công tác nhân sự 8 2. 1. 1. Cơ cấu lao động 8 2. 1. 2. Công tác tuyển dụng, đào tạo 8 2. 1. 3. Tổng quỹ lương của công ty 9 2. 2. Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh 9 2. 2. 1. Tình hình quản lý đất đai và tài sản cố định 9 2. 2. 2. Tình hình quản lý các loại tài sản lưu động 10 2. 2. 2. 1. Các loại NVL sử dụng trong sản xuất 10 2. 2. 2. 2. Cách xây dựng định mức NVL 10 2. 2. 2. 3. Cung ứng NVL 10 2. 3. Công tác chiến lược và kế hoạch kinh doanh 11 2. 4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 12 Phần III: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn ở công ty cao su chất dẻo 13 3. 1. Tình hình vốn kinh doanh 13 3. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 15 3. 3. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 16 Phần IV: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp 20 4. 1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 20 4. 2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 20 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC478.doc
Tài liệu liên quan