Báo cáo Tổng hợp về khảo sát chung & đánh giá việc sử dụng vốn ở Công ty vận tải thuỷ bắc

Mở đầu Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định đường lối kinh tế trong thời kỳ mới “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp”. Thực hiện chủ chương đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã không ngừng nỗ lực sản xuất kinh tế kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty vận tải Thuỷ Bắc là môt doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về khảo sát chung & đánh giá việc sử dụng vốn ở Công ty vận tải thuỷ bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty Hàng Hải Việt nam. Tuy mới thành lập trong vài năm gần đây nhưng Công ty đã có đựơc những thành công đáng kể và nhiều lần được Nhà nước trao tặng huân chương “ Anh hùng lao động”. Nhưng bên cạnh đó cơ sở vật chất còn nghèo nàn , đặc biệt vốn chủ yếu là đi vay nên Công ty cũng gặp phải những khó khăn trong hoạt đông kinh doanh của mình. Do vậy việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cũng phải khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh hợp lý trong chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mình. Góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và đóng góp vào nền kinh tế chung của đất nước. Là một sinh viên Đại học kinh tế Quốc Dân với một mong muốn có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh tôi đã xin thực tập tại Công ty vận tải Thuỷ Bắc. Được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú , các anh chị trong công ty. Tôi đã xin tìm hiểu được những nét cơ bản nhất của một doanh nghiệp kinh doanh, được tận mắt nhìn thấy hoạt động của Công ty để đối chiếu lý luận với hoạt động thực tiễn từ đó có thể nắm bắt tốt hơn các môn chuyên ngành. Sau đợt thực tập thứ nhất tôi đã hoàn thành bản “báo cáo khảo sát tổng hợp” Phần I: Khảo sát chung về Công ty vận tải Thuỷ Bắc Phần II: Đánh giá việc sử dụng vốn ở Công ty vận tải Thuỷ Bắc Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên “ Bản báo cáo tổng hợp” của tôi không thể tránh khỏi thiếu xót. Tôi rất mong có sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty và các bạn để bản “ báo cáo của tôi được hoàn thiên hơn”. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty và sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Ngô Thị Hoài Lam đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo và định hướng đề tài lần sau . Sinh viên: Phan Thị Mai Phần I: Khảo sát chung Sự hình thành và phát triển của công ty Vận Tải Thuỷ Bắc 1.1.1. Sự hình thành của công ty Công ty vận tải Thuỷ Bắc được thành lập trên cơ sở chuyển đổi tổ chức văn phòng Tổng công ty vận tải Sông I trước đây tại quyết định số 284/TCCB – LĐ ngày 27/2/1993 của Bộ GTVT. Trước đây đơn vị nguyên là văn phòng Cục đường sông được chuyển đổi qua các giai đoạn thay đổi tổ chức tên các Liên hiệp , các xí nghiệp vận tải sông I, Tổng công ty vận tải sông I Công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 1108/TCCB-LĐ Ngày 3/6/1993 của Bộ giao thông vận tải. Mã ngành kỹ thuật số 25. Đăng ký kinh doanh số 108568 ngày 14/6/1993 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp. Từ tháng 9/1997 Công ty trở về trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam theo quyết định số 598/ TTG ngày 30/7/1997 của Thủ Tướng Chính phủ. Đây là Tổng công ty mạnh nhất ở Việt nam hiện nay. Công ty vận tải Thuỷ Bắc là một doanh nghiệp có tên giao dịch Quốc tế là Northern Shipping company, tên viết tắt là NOSCO. Chuyên ngành của công ty là vận tải hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng công thương Đống đa. Trụ sở giao dịch chính của kinh tế đặt tại 278 Tôn Đức Thắng- Quận Đống Đa- TP Hà Nội. Điện thoại liên lạc tại trụ sở chính của Công ty 8514755 – 8515805. Fax: 844516706 và các chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. 1.1.2. Các giai đoạn phát triển. Công ty VTTB mơí thành lập được khoảng mười năm, tuy không phải là thời gian dài nhưng Công ty luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà nước. Công ty đẫ được bổ xung kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tạo điều kiện cho Công ty phát triển. Ngược lại về phần mình các cấp lãnh đạo trong Công ty cũng luôn luôn cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra, từ đó tạo ra được uy tín của Công ty đối với khách hàng và các cấp lãnh đạo trên. Các giai đoạn phát triển của cấp trên được tính như sau: - Năm 1993 Công ty có chức năng vận tải hàng hoá đường sông, đường biển và dịchvụ tổng hợp . - Năm 1995 bổ sung thêm chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp bằng đường thuỷ. - Năm 1996 bổ sung thêm chức năng vận tải hành khách đường sông, đường biển. - Năm 1997 bổ sung chức năng sản xuất vật liệu xây dựng. - Năm 1998 bổ sung đại lý vận tải và dịch vụ xuất khẩu lao động. - Năm 2001 bổ sung chức năng dịch vụ du lịch nữ hành. Như vậy từ ngày thành lập đến nay Công ty đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, Công ty ngày càng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh đa phương thức, đa ngành nghề. Hiện nay, tính đến thời điểm 31/12/2002 Công ty đã có số vốn hơn 90 tỷ VND. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng lớn mạnh hơn với đà phát triển rất nhanh và Công ty đang có uy tín lớn trong ngành vận tải Hàng Hải. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 1.2.1. Chức năng của Công ty Từ các giai đoạn phát triển của công ty nêu trên cho ta thấy Công ty vận tải Thuỷ Bắc có những chức năng chính sau . - Vận tải hàng hoá đường sông , đường biển trong và ngoài nước - Vận tải hành khách tuyến ven biển nội địa. - Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị phụ tùng chuyên dùng vận tải Thuỷ. - Thực hiện các dịch vụ: Đại lý vận tải, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ môi giới hàng hải . - Sửa chữa cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ. - Trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác. - Dịch vụ xuất khẩu lao động. - Dịch vụ du lịch lữ hành . 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty - Thực hiện chế độ báo cáo hàng kỳ về kết quả kinh doanh với cơ quan cấp trên và với Tổng công ty. Vì là một doanh nghiệp vốn do Nhà nước cấp lại là công ty con của tổng công ty Hằng Hải Việt Nam do vậy hàng quý Công ty phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Tổng công ty.Từ đó Tổng công ty có kế hoạch hỗ trợ đối với các thành viên của mình. - Tuân thủ các quy định của pháp luật và các chính sách của nhà nước về công tác hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải biển, đại lý môi giới và cung ứng dịch vụ hàng hải và các ngành nghề kinh doanh khác nếu có liên quan đến hàng hải theo quy định, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng hải của nhà nước. - Thực hiện nghĩa vụ và các khoản đóng góp khác có liên quan như: Thuế VAT, thuế VNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế cảng, bảo hiển y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn. - Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty - Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiên bồi dưỡng cán bộ và nhân viên trong công ty. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Tổ chức tốt công tác nhân sự; củng cố lại bộ máy quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, sự phân cấp trong bộ máy và các mối quan hệ quản lý và điều hành.Phải có kế hoạch tuyển dụng bố trí sử dụng lao động, bố trí đề bạt , đào tạo ,tiền lương, thưởng và các hình thức phân phối khác. - Tổ chức tốt các hoạt động maketing và tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động quản lý khác , quản lý chất lượng dịch vụ và các yêú tố ảnh hưởng tác động đến cạnh tranh trên thị trường. - Nhận và sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước giao bao gồm vốn kinh doanh và vốn đầu tư; hiện và sử dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn khác do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. 1.3. công tác tổ chức nhân sự trong công ty. 1.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty * Mô hình quản lý của Công ty Mô hình chia làm hai khối đó là: + Khố i quản lý + Khối chỉ đạo sản xuất. Khối quản lý gồm 8 phòng ban đó là: Văn phòng tổng giám đốc, phòng tổ chức cán bộ lao động phòng vận tải, phòng kỹ thuật vật tư, phòng TC-Kế toán, ban tàu sông, ban tầu khách, ban kế hoạch đầu tư. Khối chỉ đạo sản xuất gồm bốn trung tâm ba chi nhánh, 1 xí nghiệp. 4 trung tâm: +Trung tâm Đông Phong. + Trung tâm dịch vụ tổng hợp. +Trung tâm CKĐ. + Trung tâm xuất khấu lao động . 3 Chi nhánh: + chi nhánh công ty vận tải thuỷ bắc tại Hải Phòng + chi nhánh công ty vận tải Thuỷ Bắc tại Quảng Ninh. + Chi nhánh tại TPHCM. 1. Xí nghiệp: Xí nghiệp cơ khí Công ty vận tải Thuỷ Bắc tại huyện Từ Liêm Hà Nội. Tổng Giám đốc PhóTổng Giám đốc Phòng tổ chức cán bộ lao động Văn phòng Tổng giám đốc Phòng vận tải Phòng kỹ thuật vật tư Phòng tài chính kế toán Ban tàu sông Ban tàu khách hoạch đầu Ban kế tư TT Đông Phong Chi nhánh TP hồ chí minh XN cơ khí TT Cơ khí TT xuất khẩu LĐ Chi nhánh Hải phòng Chi nhánh Quảng inh Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Nguồn : phòng tổ chức Bộ máy quản lý tại Công ty vận tải Thuỷ Bắc được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. * Sự phân công trong quản lý. * Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Tổng Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo trong toàn công ty, giúp đỡ cho Tổng giám đốc là phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng. -Văn phòng Tổng giám đốc: phụ trách các công việc hành chính, sự nghiệp, giải quyết thủ tục , giấy tờ; đăng ký có liên quan đến hoạt động kinh doanh. - Phòng tổ chức cán bộ lao động: Thực hiện công tác quản lý tổ chức thêm nhân sự, chế độ lương và bảo hiểm xã hội. - Phòng kinh tế vận tải: Ký kết các hoạt động định hạn khai thác hàng cho tàu, theo dõi hành chính khi tàu hoạt động, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. - Phòng kỹ thuật vật tư: Kiểm tra kiểm soát chất lượng hoạt động tổng con tàu, cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư, thiết bị phụ tùng cho tàu, lập kế hoạch sửa chữa và nâng cấp tàu khi đến hạn. - Ban kế hoạch đầu tư: Lập kế hoạch kinh đoanh, dự án xin vốn, gọi vốn. ban tàu sông quản lý các tuyến tàu sông, vận tải thuỷ, nội địa. - Ban tàu khách: Quản lý các tuyến, Chuyển tàu khách, chịu mọi trách nhiệm trong quá trình tàu vận chuyển hành khách. - Phòng tài chính- kế toán: Thực hiện việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. - Văn phòng công ty: Thực hiện vận tải đường sông, biển, vận tải hành khách và làm các dịch vụ vận tải như đại lý, môi giới hàng hải. - Trung tâm KCĐ: Kinh doanh máy thuỷ và phụ tùng đường thuỷ. Trước kia chủ yếu nhập hàng từ Tiệp(cũ).Bây giờ nhập hàng từ Trung Quốc ,Ch Sec, Nga, Đức. Không cứ kinh doanh trong nước thuần tuý,chỉ nhập khẩu về bán trong nứơc. - Trung tâm Đông Phong: Đại lý mua bán các loại máy móc, thiết bị máy thuỷ từ trong Trung Quốc về bán tại Việt nam - Trung tâm xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động đi Đài Loan, Hàn Quốc, cho thuê nhà khách. - Chi nhánh Hải Phòng: vận tải hàng hoá đường sông, biển đại lý, môi giới hàng hải và các dịch vụ khác. - Chi nhánh Quảng Ninh: khai thác vận tải, xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng ngành đường thuỷ, thực hiện các dịch vụ hàng hải. - Chi nhánh TP HCM: Thực hiện vận tải hàng hoá đường thuỷ, đại lý hàng hải… - Xí nghiệp cơ khí : sản xuất thiết bị phụ tùng, công tác quản lý đường sông , vật liệu xây dựng. 1.3.2. Công tác nhân sự trong Công ty. * Trình độ chuyên môn , kinh nghiệm. * MộtTổng giám đốc có trình độ tiến sĩ về tàu thuỷ * Một phó giám đốc có trình độ kỹ sư kinh tế. * 8 phòng ban * 3 chi nhánh, 3 trung tâm, 1 xí nghiệp. Trong đó 100% cán bộ nhân viên các phòng ban là kỹ sư các ngành nghề, nhiều nhất là ngành đường thuỷ. Như vậy, công nhận kỹ thuật chiếm đa số trong lực lượng lao động của công ty. Toàn bộ lao động , nhân viên các phòng ban đều có trình độ kỹ đây là điều hiếm thấy trong các doanh nghiệp ở Việt Nam . Tổng số lao động hiện có 304 người đều đã được ký kết hợp động lao động trong đó: + Khối giáp tiếp là 56 người: Gồm 48 có trình độ đại học và 8 người có trình độ trung học. + Khối thuyền viên và nhân viên trực tiếp 248 người gồm: 96 người đại học và cao đẳng, 152 người trung cấp và công nhân kỹ thuật. Như vậy Công ty có một lực lượng lao động có trình độ cao giúp cho Công ty luôn có điều kiện chuyên môn hoá cao và nâng cao năng xuất lao động: * Về cơ cấu lao động: Tính đến thời điểm ngày 31/12/2001 công ty có tổng số lao động là 304 người trong đó có 43 lao động nữ, lao động giáp tuyến là 56 người, lao động trực tiếp là 248 người: Biểu1:Tình hình cơ cấu lao động của công ty Chi tiết Tổng số lao động Lao động Lao động thực tế Nữ Hợp đồng dài hạn Hợp đồng ngắn hạn Thời vụ Toàn công ty CN trựcc tiếp Nhân viên trực tiếp Giám đốc phòng ban 304 168 80 56 4371422 191 87 57 47 98 68 21 30 16 13 3 0 299 165 78 56 Sản xuất chính CN trực tiếp vận tải Nhân tiếp trực tiếp Phòng ban vận tải 246 148 42 56 261322 145 72 26 47 88 63 16 9 241 145 40 56 241 145 40 56 Sản xuất khác CN trực tiếp Nhân viên trực tiếp Phòng ban 58 20 38 0 17 6 11 0 46 15 310 10 5 5 0 3 0 3 0 58 20 38 0 Nguồn : Phòng tổ chức Theo bảng trên ta thấy công ty có 14,14% là lao động nữ, hơn nữa lao động nữ trong Công ty chủ yếu là lao động gián tiếp (51,6%). Nó phù hợp với đặc thù riêng của công việc. Về cơ cấu lao động: công ty có số lao động trực tiếp chiếm 82% và 16% là lao động gián tiếp trong tổng số lao động. Điều giúp cho Công ty có hiệu quả lao động cao, và bị sức ép về lao động, đồng thời có thể điều chỉnh linh hoạt tổ chức khi phải khi phải đáp ứng yêu cầu thị trường kinh doanh . Như vậy Công ty đã có một cơ cấu lao động khá hợp lý. Do đó cần phải chú trọng trong việc bồi dưỡng. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động trong Công ty hơn nữa. Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. * Tiền lương: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty đa dạng nên việc phân phối tiền lương, tiền thưởng rất phong phú đảm bảo kích thích lao động làm việc tốt hơn. Đối với cán bộ công nhân viên khối gián tiếp Công ty xây dựng một quy chế trả lương theo nghị định 28/CP của TT CP phù hợp với khả năng tài chính và khuyến kích được người tiêu dùng. Đối với thuyền viên vận tải biển, sông, khách ngoài việc áp dụng trả lương theo nghị định 28/CP- TTCP, Công ty còn trả lương ngày đầu vân danh tức là mỗi thuyền viên phải làm việc chính 20 ngày/tháng. Nếu thuyền viên làm việc hơn 20 ngày mà tàu có hàng trở thì được thưởng thêm . Bảng 2: Bảng lương thu nhập bình quân của công ty Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng quỹ lương BHXH thay lương Tổng thu nhập Lương bình quân Thu nhập bình quân 2.769.445.277 1.293.221 2.761.445.277 927.288 3.688.204.760 2.800.496 3.691.972 1.166.167 1.167.053 4.584.872.197 6707.491 4.977.100.704 1.3644.336 1.387.1512 Nguồn:Phòng Tổ chức. Qua bảng trên ta thấy thu nhập bình quân lao động trong Công ty liên tục tăng nhanh qua các năm nguyên nhân là do trong thời gian này Công ty kinh doanh có hiệu quả cao cùng với việc thu nhập bình quân đầu người năm 2000 tăng 25,9% so với năm 1999. Đưa mức thu nhập bình quân từ 927.288 đến 1.167.053 đ/tháng.Thu nhập bình quân năm 2001 tăng18,85% so với năm 2000 đưa mức thu nhập lên 1.387.151 đ/tháng /1 người. Nhờ mức thu nhâp bình quân trong Công ty tăng cao hơn so với tăng trưởng xã hội (GDP) nhiều lần làm cho đời sống xã hội của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao rõ rệt ,chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển về mọi mặt . *Tiền thưởng: Công ty áp dụng các hình thức thưởng sau: - Thưởng hoàn thành nhiêm vụ kế hoach. - Thưởng tiết kiệm vậttư,nguyên vật liệu - Thưởng lao động giỏi, xuất sắc… Song từ khi có nghị định 59/CP của chính phủ, tiền thưởng chỉ được hoạch toán từ quỹ khen thưởng trích từ lợi nhuận đã làm cho việc khen thưởng rất hạn chế. Về tiền thưởng đây là vấn đề yếu của Công ty, hiên nay so tiền thưởng chi hàng năm rất thấp. Chủ yếu là thưởng 6 tháng đầu năm và cuối năm khi sơ kết thi đua, mức thưởng hàng năm bình quân khoảng 8% quỹ tiền lương. Bởi vì Công ty phải ưu vì là đơn vị trong tình trạng 90% là vốn đi vay. Công ty phải ưu tiên trả gốc và lãi vay vốn đầu tư và còn phải phòng các khoản rủi ro xẩy ra đối với các loại tàu, bảo hiểm tàu và thuyền viên là khoản chi phí không nhỏ. Nhưng dù sao vấn đề là muốn khuyến khích người lao động siêng năng, làm việc hết mình, Công ty phải nghiên cứu lại vấn đề tiền thưởng, có vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý lao động. * Đào tạo: Công ty chú trọng quan tâm đến viêc đào tạo con người về mọi mặt như: quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin hoc và việc sắp sếp lại tổ chức. * Tuyển dụng: Đối với tuyển lao động mới chỉ áp dụng tuyển lao động đã qua đào tạo cao đẳng hoặc đại học có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng đươc nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và chỉ tuyển dụng khi thay thế lớp cán bộ nghỉ hưu. * Bồi dương, nâng cao tình độ cho cán bộ công nhân viên, thuyền viên. - Yêu cầu cán bộ quản lý phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin hoc và những nhận thức về hội nhập kinh tế Quốc tế lý luận chính trị - Yêu cầu thuyên viên phải cập nhật kiến thức, tham gia các khoá đào tạo sỹ quan quản lý và các lớp cơ bản, nâng cao theo quy định của công ước quốc tế SWTC 78-95. - Chi phí học tập và đi công tác Công ty chi trả toàn bộ. - Trẻ hoá đội đội ngũ cán bộ bằng cách đào tạo,bổ nhiệm những cán bộ trẻ có đủ năng lực trình độ và đạo đức. 1.4.Chiến lược và kế hoạch kinh doanh 1.4.1. Chiến lươc kinh doanh. Trước thực trạng của Công ty Đảng uỷ và ban lãnh đạo Công ty chủ trương tận dụng mọi năng lực của Công ty. Đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh, thưc hiên phương châm "Trứng bỏ nhiều giỏ" từ đó tạo sự tăng trưởng cao trong hai nhiệm vụ mũi nhon: Vận tải.kinh doanh XNK thương mại và kinh doanh đa nghành. * Đối với nhiệm vụ kinh doanh vận tải Kinh doanh vận của Công ty gồm 3 loại hình đó là: vận tải biển , vận tải khách và vận tải sông . + Vận tải biển: Mục tiêu chính là cho thuê tàu vận tải biển quốc tế nhằm doanh thu ngoại tệ cao và ổn định cho Công ty cũng vì thế mà xuất khẩu thuyền viên tại chỗ, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ thuyền viên đồng thời hưởng ứng tích cực chủ trương về xuất khẩu do nhà nước đề ra . + Vận tải khách. Nhanh chóng nắm bắt thời cơ, đó là vào nhũng năm 96-97 tại miền Bắc Việt Nam chưa có một đơn vị nào kinh doanh tàu chở khách cao tốc bằng đường thuỷ trong khi lượng khách chuyên trở khá dồi dào. Công ty đã đề ra chiến lược đưa tàu khách cao tốc vào Việt nam họat động tuyến Cát Bà- Hải phòng đồng thời qua 3 năm thử nghiệm có hiệu quả kinh doanh cao Công ty lại tiếp tục mở rộng chiến lược kinh doanh là phát triển mạnh mẽ đội tàu phục vụ khách du lịch Trung Quốc tuyến Quảng Ninh- Móng Cái. + Vận tải sông: Do xuất phát điểm của Công ty là kinh doanh vận tải sông. Vì vậy lực lượng tại thuyền viên tại sông khá lớn trong số lao động hiện có của công ty, một trong những phương án kinh doanh vận tải là: phát triển đội tàu vận tải sông hoạt động trên các tuýên sông miền Bắc làm nhệm vụ vận tải hàng hoá cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại tại các nhà máy xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn và chuyên tải hàng hoá ra tàu ngoại tại Quảng ninh. * Đối với nhiệm vụ kinh doanh thuơng mại. - Đẩy mạnh thi trường kinh doanh máy thuỷ của Tiệp Khắc vào những năm 1998-1999. - Do thị trường đóng tàu tại Việt Nam ngày càng đa dạng nên việc lắp ráp máy tàu thuỷ của Tiệp Khắc phần nào chưa đáp ứng Công ty đã mở rộng thị trường kinh doanh bằng phương án làm đại lý độc quyền của hãng công nghiệp nặng Duy Phương và làm đại lý cho các hãng Đông Phong –Thượng Hải nhằm cung cấp máy tàu thuỷ phụ tùng vật tư với giá hợp lý cho các doanh nghiệp tư nhân đóng tàu đánh cá và tàu vận tải sông. - Xây dựng chiến lược dịch vụ hậu mãi gồm: triển khai thực hiện tốt chiến lược bảo hành và sửa chữa sản phẩm tạo uy tín cho sản phẩm; thiết lập mối quan hệ tốt trong kinh doanh để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. * Triển khai kinh doanh đa phương thứ ngành nghề. Với mục tiêu tập trung toàn bộ khả năng và kinh nghiệm của lao động hiện có đồng thời tận dụng triệt để năng lực sản xuất và các mối quan hệ trong kinh doanh Công ty đã phát triển các dịch vụ kinh doanh khác như: dịch vụ vận tải đại lý hàng hải. Trong những năm 2000-2002 Công ty mạnh dạn mở rộng thêm nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu lao dộng và Du lịch lữ hành. 1.4.2 Kế hoạch : * Định hướng phát triển đội tàu. Để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thị trường Công ty chú trọng đầu tư trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động nhưng trọng tâm là vẫn phát triển đội tàu với trọng tải ngày càng lớn mở rộng mạng lưới các phương tiên vận tải để có thể thực hiện tốt chức năng kinh doanh chính của mình, khai thác tối đa tiềm năng thị truờng để thu lợi lớn nhất.Trong đó định hướng chiến lược của Công ty là trẻ hoá đội tàu với trình độ trang bị hiên đại để có khả năng cạnh tranh với các tàu nước ngoài, chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên do khả năng có hạn nên trong thời gian trước mắt nhiệm vụ chính vẫn là tăng cường đội tàu thông qua các dự án mua tàu cũ để kinh doanh. Trên cơ sở hoạt dộng có hiệu quả, năng lực tài chính vững mạnh ,khả năng huy động vốn lớn mới có thể thực hiện mục tiêu lâu dài . Mục tiêu của Công ty là tăng thị phần trên thị trường vân tải và thực hiện nhiều loại hình vận tải, cả vận tải hàng hoá và hành khách. Trong đó đặt trọng tâm vào việc phát triển đội tàu biển, vận tải hàng khô. Công ty đã lập kế hoạch phát triển đội tàu trong 5 năm 2001-2005 như sau: Biểu 3 :Kế hoạch phát triển đội tàu 2001-2005. Stt Loại tàu Cỡ tàu Số lương Thời gian tàu nhận Ghi chú 1 Tàu chở hàng khô 6500t-10000t 1 2001 Mua tàu cũ 2 Tàu chở hàng khô 6500t-10000t 1 2002 Mua tàu cũ 3 Tàu chở hàng khô 6500t-10000t 1 2003 Mua tàu cũ 4 Tàu chở hàng khô 6500t-10000t 1 2004 Mua tàu cũ 5 Tàu chở hàng khô 6500t-10000t 1 2005 Mua tàu cũ Nguồn : Phòng kế hoạch và đầu tư Nhìn chung kế hoạch đầu tư của Công ty được thực hiện khá tốt. Năm 2001 Công ty đã đầu tư mua tàu Quốc Tử Giám là loại tàu chở hàng khô có trọng tải 7015 Tấn nhập tàu vào tháng 1/2001 và hiện nay đang được khai thác tốt theo phương thức cho thuê định hạn . Năm 2002 Công ty đã đầu tư mua một tàu Long Biên có trọng tải 6846t nhận vào tháng 1/2002. Bên cạnh việc đầu tư cho đội tàu biển Công ty cũng chú trọng đến đội tàu khách & đội tàu sông. Ngoài kế hoạch phát triển Công ty đến năm 2005 Công ty còn đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng năm *Kế hoạch kinh doanh năm 2003 Sau khi tổng hợp phân tích kết quả đạt được và những hạn chế khó khăn công ty đề ra kế hoạch năm 2003 như sau: - Sản lượng 707.000T đạt 109% thực hiện 2002 -Tổng Dt theo lãi gộp 64 tỷ đồng đạt 110% thực hiện 2002 -Tổng doanh số đạt 112tỷ đồng đạt 112%thực hiện 2002 - Lợi nhuận trước thuế 600triệu đồng đạt 110% thực hiện 2002 Cụ thể chi tiết như sau: Biểu 4 :kế hoạch kinh doanh năm 2003 TT Hạng mục Kế hoạch năm 2003 %SO TH 2002 Sản lượng (người tồn) Doanh thu (VNĐ) A. - - 1. a. b. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Tổng số Doanh thu theo lãi gộp Doanh thu theo doanh số Vận tải biển Tàu biển VP công ty Chi nhánh HP Vận tải sông Vận tải khách Trung tâm CKD Trung tâm Đông Phong TT dịch vụ &XKLĐ XN SCCK và VLXD Trung tâm DL lữ hành Dịch vụ(lãi gộp) 707.000 1.344.000 557.000 550.000 7.000 150.000 80.000 64.135.795.856 112.965.795.856 47.735.795.856 47.235.795.856 500.000.000 3.850.000.000 7.500.000.000 1.600.000.000 1.000.000.000 860.000.000 50.000.000 800.000.000 800.000.000 Ghfdh 113,18% 113,34% 111,26% 110,33% 74,42% 70,92% 120,66% 106,38% 157,79% 87,86% B Đầu tư XDCB 91.000.000.0000 242,94% C Nộp ngân sách 1.650.000.000 D Lợi nhuận 600.000.000 110,09% Nguồn : Phòng KH&ĐT 1.5 Hoạt động Marketing và các chính sách cơ bản . 1.5.1 Phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với quan hệ sẵn có với các khách hàng trong và ngoài nước cũng như các nước trên thế giới, đội tàu biển của Công ty chủ yếu khai thác trên các tuyến sau - Vận chuyển nội địa: Than, xi măng, từ HP, Hòn Gai, Cửa Ông đi miền Trung Sài Gòn và hàng nông sản từ Sài Gòn đi Hải Phòng. - Phương thức khai thác sản phẩm: cho thuê định hạn hoặc cho thuê hẹp hợp đồng chuyển. Qua nhiều năm khai thác Công ty thấy phương thức khai thác tàu định hạn là có hiệu quả hơn vì vậy trong thời điểm hiện nay Công ty thực hiện phương thức cho thuê tàu định hạn với hai tàu biển đang hoạt dộng tốt là tàu Thiền Quang 6.082 tấn cho King Sway Shipping Ltd thuê với giá 2.600 USD/ngày, tàu Quốc Tử Giám 7.015 tấn cho Hanara Shipping Co Ltd thuê với giá 2.680 USD /ngày và dự kiến con tàu này sẽ đem lại doanh thu cho công ty khoảng 13 tỷ đồng/năm vì vậy Công ty tàu chở hàng khô đã đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty tăng thêm việc làm cho người lao động giải quyết một phần chi phí quả lý văn phòng - Vận chuyển xuyên quốc gia . Qua tổng hợp tình hình kinh tế và xuất nhập khẩu hàng hoá cho thấy những mặt hàng những luồng hàng lớn đang phát triển trong đó Singapo, Hồng Kông đang có quan hệ buôn bán với hơn 10 mặt hàng mới của Việt Nam. Tiếp đó là Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan và một số nước châu á khác .Các nước châu Âu dẫn đầu về nhập khẩu hàng Việt nam so với các nước châu Phi, châu úc, Châu Mĩ . Tuy hàng hoá của Việt Nam đã có mặt ở gần 30 nước trên thế giới nhưng chưa có luồng hàng có khối lượng lớn đòi hỏi những tàu chuyên dụng có trọng tải lớn ngoài xăng dầu và luồng đi bằng container. Mà đội tàu của Công ty chủ yếu là các tàu biển cỡ nhỏ chi có 3 tàu biển chở hàng bách hoá -container trọng tải từ 6000-7000 tấn còn lại dều là các tàu dưới 1000 tấn chỉ chở hàng ven biển gần .Vì vậy trong thời gian tới Công ty mua thêm một số tàu lớn từ 6000-10000 tấn . Hơn nữa Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã đặt ra yêu cầu với các đơn vị thành viên là phải phát triển đội tàu của từng đơn vị trong những năm trước mắt để đáp ứng nhu cầu thị trường, tận dụng tối đa tiềm năng thị trường để không ngừng tăng trưởng và phát triển.Vì vậy vấn dề đặt ra đối với Công ty vận tải thuỷ bắc là phát triển đội tàu. Tiềm năng to lớn của thị trường là một thuận lợi lớn cho Công ty trong hoạt động sản xất kinh doanh của mình. Nếu có chiến lược thích hợp, Công ty có thể khai thác các tiềm năng sẵn có để thu lợi nhuận tối đa. Nhận định của Công ty là trẻ hoá và tăng cường đội tàu 1.5.2 Tình hình cạnh tranh Hiện nay nếu so với dội tàu ở trong nước thì đội tàu của Công ty có nhiều ưu thế hơn do đội tàu trong nước chủ yếu là tàu già bình quân 19 tuổi. Tuy nhiên trong khi hoạt động trên các tuyến quốc tế thì Công ty gặp phải sự cạnh tranh của các tàu nước ngoài với ưu thế hơn về tuổi tàu và trình độ trang thiết bị trên tàu. Đặc biệt với phương thức kinh doanh chủ yếu là cho thuê định hạn thì việc có đội tàu trẻ hoá và được trang thiết bị hiện đại là hết sức cần thiết để tăng cường khả năng trên thi trường. Hiện nay Công ty có các đối tác thuê tàu truyền thống là công ty KINGSWAY SHIPPING CO, LTD và HANARA SHIPPING Co.ltd. Có thể nói Công ty là một thi trường đầy tiềm năng trong tương lai. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được tốt nhất tiềm năng đó để không ngừng phát triển. 1.6 Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh 1.6.1 Tìa sản cố định và đầu tư dài hạn Biểu 5: Nguyên giá TSCĐ và đầu tư dài hạn qua cá năm như sau: Năm Nguyên giá % so nới năm trước Số tuyệt đối 1998 1999 2000 2001 30.475.375.330 51.161.233.041 35.046.617.090 69.066.198.126 108,76 168,87 68,57 197,07 2.456.815.855 20.685.859.711 -16.114.616.951 34.019.581.036 Nguồn:Phòng kế toán –tài chính Nguyên nhân năm 2000 Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định vì vậy làm cho tổng TSCĐ giảm đi so với năm trước. Sang năm 2001 Công ty đã đầu tư mua thêm một tàu chở hàng hơn 7000 tấn và một tàu chở khách nên TSCĐ của Công ty tăng cao hơn nhièu so với năm 2000. Giá trị TSCĐ của công ty tập trung lớn nhất 60% vào khối vận tải các tàu ,khối dịch vụ 10% và nhà đất 30% tổng tài sản cố dịnh và đầu tư dài hạn của công ty. Biểu 6: Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty Năm 1999 2000 2001 Tỷ lệ LN/TSCĐ&ĐTĐH 0,138% 0,692% 0,503% Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính Như vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty so với lợi nhuận thuần nhỏ hơn 1% đây là một tỷ lệ thấp, trong thời gian tới Công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định thấp của Công ty là thiếu vốn (cuối năm 2001 giá trị tscđ là 69.1066.198.126đ trong khi đó số vốn sở hữu chỉ có 5.546.637.858đ nên tscđ tăng thêm của Công ty chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng với số lãi suất thương mại nên chi phí trả lãi ngân hàng cao . 1.6.2 Đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2001 Công ty đã hoàn thành nhiều hạng mục đầu tư để tăng năng lượng sản xuất làm cơ cở đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.Cụ thể như sau: Biểu 7: Đầu tư xây dựng cơ bản . 1.Tàu Quốc tử giám 2.Tàu thuỷ bắc-fuling 3.Tàu thuỷ bắc –stadrich 4.ôtô 8 ghế 5 ôtô 4 ghế 6.thuyền chuyên tải 7.015 DWT 194 ghế 98 ghế 1 chiếc 1 chiếc 5 chiếc 26.548 triệuđồng 4.722 triệu đồng 4.003 triệu đồng 342 triệu đồng 355 triệu đồng 200 triệu đồng Nguồn: phòng KH&ĐT. Tổng số vốn đầu tư thực hiện năm 2001 là 36.172 triệu đồng. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình quốc tế từ năm 1999 đến năm 2001 Công ty vận tải Thuỷ Bắc đã liên tục đầu tư 2 tàu biển chở hàng khô trọng tải từ 6000 đến 6500 tấn là loại tàu thông dụng trên thị trường vận tải cả trong nước và ngoài nước. Các tàu biển này đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng lực sản xuất của Công ty, tăng doanh thu vận tải một cách đáng kể. ĐH Đảng bộ lần 3 của Công ty đã khẳng định việc kinh doanh vận tải biển là nhiệm vụ sản xuát kinh doanh chính của Công ty và đề nghị Tổng công ty hàng hải Việt Nam cho đầu tư thêm 2 tàu nữa. Năm 2001 Công ty đã mua một tàu vận tải đa năng Quốc Tử Giám Tháng 2/2002 Công ty có thêm tàu Long Biên 6846 tấn, phòng vận tải biển sắp xếp bố trí quản lý, điều hành thật khoa học để nâng cao hiệu quả khai thác song song là làm dịch vụ đại lý tăng thêm thu nhập đồng thời tích luỹ kinh nghiệm cũng như mở rộng quan hệ bạn hàng trong và ngoài nứơc . 1.6.3 Công tác quản lý tàu của công ty. Quản lý tàu biển trong Công ty được chia làm 2 bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau là: phòng vận tải biển và phòng kĩ thuật . Trong công tác quản lý tàu biển Công ty luôn phải cân nhắc xem._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC596.doc
Tài liệu liên quan