Trường đại học quản lý và kinh doanh hà nội
Khoa tàI chính - kế toán
******************************
báo cáo thực tập
đề tài:
kế toán doanh thu và phân phối lợi nhuận
trong công ty khách sạn du lịch kim liên
Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Kim Oanh
Sinh viên thực tập : Phạm Đình Sinh
Lớp : 4a01
Mã SV : 99Q137
đơn vị thực tập :
công ty khách sạn du lịch kim liên
Phần I
Giới thiệu chung về công ty
Đặc điểm hoạt động của công ty khách sạn du lịch Kim Liên:
1. Qúa trình hình t
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về kế toán doanh thu và phân phối lợi nhuận trong Công ty khách sạn du lịch kim liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành và phát triển của ông ty khách du lịch Kim Liên:
Công ty khách sạn du lịch Kim Liên được thành lập vào ngày12/5/1961 theo Quyết định số 49CT-CCG thuộc Cục chuyên gia quản lý trên cơ sở hợp nhất hai khách sạn Bạch Đằng và Bạch Mai làm một và lúc này có tên gọi là khách sạn Bạch Mai với nhiệm vụ chính là phục vụ chuyên gia Liên Xô và các nước Đông Âu sang công tác tại Việt Nam. Cơ sở vật chất lúc này là khu A tập thể Kim Liên gồm 8 nhà bốn tầng với tổng cộng 512 tầng.
Trong những năm 1981-1985 lượng chuyên gia tăng lên nhanh nên nhu cầu về phòng ở tăng lên. Khách sạn đã xây thêm dãy nhà số 9 và dãy nhà số 10, tất cả là 90 phòng. Năm 1985 khách sạn đổi tên thành khách sạn chuyên gia Kim Liên vẫn thuộc cục chuyên gia quản lý. Vào cuối năm 1990, đầu năm 1991 số lượng phòng có sự thay đổi, do số lượng chuyên gia, Liên Xô đã về nước rất nhiều vì có sự thay đổi ngoại tệ giữa Việt Nam và Liên Xô, nên số chuyên gia đang ở khách sạn khoảng 300 người đã rút về nước, làm cho việc kinh doanh của khách sạn bị giảm đột ngột. Khách sạn đã phải trả cho Nhà nước ba dãy nhà: nhà số 3, nhà số 7, nhà số 8 để giảm bớt khấu hao về vốn cố định. Do vậy, khách sạn chỉ còn có 267 phòng trong đó có 14 phòng căn hộ, 33 phòng đôi, 220 phòng đơn.
Sau đại hội VI, với chủ trương đổi mới do vậy đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì thế, lượng khách đến nước ta tương đối nhiều, nghành du lịch bắt đầu khởi sắc. Trước xu thế phát triển đó khách sạn đã bắt đầu cải tạo dãy nhà 1, dãy nhà 5, dãy nhà 6, dãy nhà 9 để đón khách quốc tế và xây dựng thêm một hội trường hai tầng và các dịch vụ bổ sung. Trong đó do ngân sách nhà nước cấp là 2 tỷ đồng còn lại là vốn của khách sạn huy động và tự có. Đầu năm 1993, khách sạn đã cải tạo lại toàn bộ nhà 4 với tổng số vốn đầu tư là 12 tỷ đồng.
Đến ngày 19/7/1993 Tổng cục du lịch ra quyết định số 276/QĐ về việc đổi tên khách sạn chuyên gia Kim Liên thành khách sạn Bông Sen Vàng Hà nội với chức năng kinh doanh phục vụ lưu chú khách du lịch nội địa và quốc tế.
Đến tháng 11/1994, Công ty đưa cụm nhà số 4, số 5, số 9 vào kinh doanh phục vụ khách quốc tế và khách nội địa có khả năng chi tiệc cao. Ngày 25/11/1994 Tổng cục du lịch ra quyết định số 109/QĐ cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước vay vốn lấy tên là khách sạn Bông Sen Vàng trực thuộc Tổng cục du lich quản lý.
Tháng 9/1996 Công ty lấy tên mới như hiện nay đó là Công ty khách sạn du lịch Kim Liên, đảm nhiệm hai chức năng là kinh doanh khách sạn và kinh doanh du lịch. Hiện nay Công ty có hai khách sạn là :
Kim liên I gồm nhà số 4, nhà số 5, nhà số 9 với 169 phòng.
Kim liên II gồm nhà số 1, nhà số 2, nhà số3, nhà số 6, nhà số 10 với 204 phòng.
Tổng cộng cả hai khách sạn là 730 giường trong 373 phòng với tổng diện tích đất do đợn vị quản lý là 21.152m2. Địa chỉ hiện nay của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên là phố Đào Duy Anh - khu A Kim Liên - Đống Đa - Hà nội.
Điện thoại :84-4-8522522 , 8524930.
Fax :84-4-8524919.
Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
a. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh về khách sạn – du lịch thuộc tổng công ty du lịch có nhiệm vụ và chức năng sau:
- Kinh doanh khách sạn - Nhà hàng
Tổ chức các chương trình du lịch, thăm quan trong và ngoài nước.
Làm dịch vụ , vận chuyển, đặt vé máy bay.
Dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao.
Dịch dụ cung ứng lao động cho người nước ngoài.
Dịch vụ thương mại , chuyển giao công nghệ, các trang thiết bị khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực điện tử, tin học.
b. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến kết hợp cùng quản lý chức năng trong hoạt động quản lý kinh doanh. Một Giám đốc phụ trách quản lý hai công ty như: Khách sạn Kim Liên I và Khách sạn Kim Liên II. Ngoài ra còn có hai phó Giám Đốc điều hành công việc và phụ trách các phòng ban chức năng cũng như các tổ đội sản xuất trong Công ty, chịu trách nhiệm trước toàn bộ Công ty và Giám Đốc, theo dõi, giám sát các hoạt động của cấp dưới, kịp thời báo cáo cho Giám Đốc quyết định kinh doanh và giải quyết các khiếu nại, các vấn đề trong Công ty.
c. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Công ty.
* Bộ phận đón tiếp:
Giám Đốc bộ phận đón tiếp
Trưởng nhóm tiếp tân
Trưởng nhóm đại sảnh
Nhân viên tiếp khách
Nhân viên phục vụ phòng 5
Nhân viên hành lý
Nhân viên chỉ dẫn
Nhân viên bảo vệ
Nhân viên tạp vụ
Nhân viên điện thoại
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của bộ phận đón tiếp.
Chức năng của bộ phận đón tiếp khách sạn: Làm trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn khách sạn, theo dõi, phục vụ khách trong suốt quá trình đặt phòng, là cầu nối với các dịch vụ khác trong và ngoài khách sạn ( ăn uống, vui chơI, giải trí…). Bộ phận tham mưu, trợ thủ cho bộ máy quản lý khách sạn kịp thời cung cấp các thông tin về nguồn khách, tình hình và nhu cầu của khách để lãnh đạo của khách sạn đề ra kế hoạch và sách lược kinh doanh của khách sạn.
Nhiệm vụ: Thực hiện các công việc về tiếp khách như đưa đón khách, nhận và chuyển bưu điện báo, hành lý.
Chuyển giao yêu cầu dịch vụ của khách với nhà hàng ăn uống, giải trí.
điều phối phòng ở thuê dài và ngắn hạn, kịp thời phản ánh với lãnh đạo về nguồn khách, tình hình tiêu thụ sản phẩm, về doanh thu, về nhu cầu của khách.
Tính toán thu nợ trả cho các dịch vụ khách sạn đã cung ứng.
Tham gia ngiên cứu và dự đoán thị trường khách sạn, lập kế hoạch thúc đẩy kinh doanh phòng khách.
* Bộ phận nhà hàng:
Tổ bàn ba: Tổ bàn chuyên làm nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn sắp xếp khách vào bàn ăn và nhận được đơn yêu cầu của khách. Chịu trách nhiệm thoả mãn tối đa mọi yêu cầu ăn uống của khách ở tại khách sạn cũng như khách ở bên ngoài.
Tổ nấu ăn ( Bếp): Có quan hệ trực tiếp với tổ bàn, nhận thực đơn do nhà bàn chuyển đến.
* Bộ phận các dịch vụ bổ trợ:
- Tổ giặt là: Tổ chức giặt là quần áo và các đồ vải cho khách lưu trú, ăn ở tại khách sạn và các dịch vụ bổ trợ, phục vụ yêu cầu các hoạt động phát sinh của các tổ trong khách sạn như: buồng, bàn ba, lễ tân nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đảm bảo kinh doanh phục vụ khách tốt nhất.
- Tổ tạp vụ: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ tại các khu vực công cộng của khách sạn.
- Tổ dịch vụ ( Massage): Tổ chức dịch vụ xông hơi, vật lý trị liệu đúng theo quy định 87/CP của Thủ Tướng Chính Phủ, kết hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong khách sạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh phục vụ khách.
- Tổ dịch vụ tham quan, giải trí: tổ chức các cuộc tham quan vui chơi, giải trí cho khách.
* Bộ phận tu sửa: Bao gồm toàn bộ những công việc kỹ thuật, điện nước máy móc, thiết bị sửa chữa…
Ngoài ra còn các bộ phận khác như bảo vệ thường trực, vườn hoa cây cảnh, thợ may, tiếp liệu, cắt tóc, nhà trẻ…Trong đó bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của khách sạn, giám sát ra vào của nhân viên và những người ngoài khách sạn, đảm bảo an toàn yên tâm cho khách…
Như vậy, mỗi bộ phận có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước ban Giám Đốc về con người, toàn bộ công việc của tổ, hoàn thành kế hoạch được giao, lập kế hoạch phân công lao động, quản lý lao động, điều hành phân phối công việc giữa các khâu trong tổ hợp lý, đảm bảo phục vụ khách tốt nhất, khi đông khách cũng như khi vắng khách.
Năng lực của công ty :
cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú.
Khi mới thành lập Công ty có 512 phòng, đến nay sau khi giao lại dãy nhà số 7, dãy nhà số 8 cho Nhà nước và với vốn xây dựng thêm thì Công ty có tổng cộng 373 phòng với tổng cộng 730 giường. Trong 369 phòng thì có 110 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế ( chiếm 29,8%).
Kiến trúc phòng được cải tạo thành phòng khép kín, các thiết bị trong phòng được thay thế nhiều.
Năm 1997, Công ty đã đầu tư thay thế 200 máy điều hoà Liên Xô bằng máy điều hoà Nhật Bản, trên 200 đệm lò xo cao cấp cả đệm mút, đưa 100 giường mới vào các buồng ngủ được khách chấp nhận
Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống.
Phục vụ ăn uống ở khách sạn là một khâu vô cùng quan trọng, vì vậy công tác tổ chức ăn uống phục vụ tốt hay không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ hấp dẫn của khách sạn đối với du khách. Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống tương đối đầy đủ đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Toàn bộ hệ thống này gồm 4 cơ sở là : Nhà hàng Kim Liên, Restauzant ở nhà số 9, khu nhà kính mới được cải tạo chủ yếu phục vụ hội nghị, đám cưới và cải tạo nhà ăn số 2 với 400 chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn hội nghị.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ bổ trợ.
Ngoài việc phục vụ các nhu cầu thiết yếu của khách thì việc phục vụ nhu cầu của khách như chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí sẽ giúp cho khách thoải mái hơn khi ở khách sạn.
Công ty thành lập trung tâm du lịch lữ hành quốc tế và nội địa, xây dựng bể bơi, sân tennis, nhà hàng mới phục vụ ăn uống, bán hàng, tổ chức dịch vụ tắm hơi, massage, cho thuê hội trường, phục vụ tiệc cưới, phục vụ hội nghị, thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin, trung tâm kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu lao động.
Thực trạng, kết quả sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên trong những năm qua.
Năm 1999, Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên được sự quan tâm đúng mức của cấp Đảng uỷ, chính quyền và lãnh đạo của các cấp, nộibộ ổn định, cơ chế quản lý được đổi mới phù hợp với thực tế. Đặc biệt là công trình đầu tư hạ tầng như trạm bơm nước30m3/h và máy phát điện 560 KVA đưa vào sử dụng tạo thế chủ động trong kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong những năm đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã chững lại và ổn định, lượng khách quốc tế vào Việt Nam trong những năm sau đã tăng lên.
Năm 2000 chương trình hành động quốc gia và du lịch, sự kiện du lịch năm 2000 đã có những hoạt động phong phú thúc đẩy du lịch phát triển. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp lý và xóa bỏ một số giấy phép kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, thu hút khách du lịch, và mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, trình độ phát triển thấp, lại bị thiên tai lũ lụt kéo dài gây hậu quả nặng nề ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của Công ty cũng như hoạt động của nghành du lịch. Trên thị trường sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt là thách thức lớn đối với Công ty khi cơ chế nhìn chung vẫn chưa phát triển đồng bộ và hợp lý. Gía đầu vào chưa ổn định cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của Công ty.
Nguồn khách du lịch quốc tế chưa ổn định, chưa khai thác tốt khách của các lữ hành. Đứng trước tình hình khó khăn đó Công ty khách sạn du lịch Kim Liên đã có một số biện pháp hữu hiệu như tận dụng mọi nguồn vốn, xây dựng phương án kinh doanh hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học thêm và bồi dưỡng các nghiệp vụ. Do có sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Công ty đã có những hướng đi đúng đắn và đã gặt hái được một số những thành công nhất định trở thành một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Từ bảng số liệu trên, ta có thể so sánh kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây nhất là năm (2000, 2001, 2002)
Năm 2000- 2001. Tông lượt khách tăng, lượt khách quốc tế năm 2001tăng 47,66% so với năm 2000. Trong đó ngày khách nội địa tăng 4,69%. Tổng ngày khách tăng, ngày khách quốc tế tăng 40% và ngày khách nội địa tăng 0.49%. Tổng doanh thu tăng 15,29% và nộp ngân sách Nhà nước tăng 6,28%. Tổng vốn kinh doanh ở mức ổn định tăng không đáng kể. Lợi nhuận năm 2001 tăng 3,84% so với năm 2000. Do năm 2000 Nhà nước đã ban hành một văn bản pháp lý và xoá bỏ một số giấy phép kinh doanh để tạo điều kiện cho việc đầu tư, thu hút khách du lịch và mở rộng kinh doanh của Công ty trong năm 2001. Gía thành đơn vị sản phẩm từng đơn vị dịch vụ có xu hướng giảm và khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại dịch vụ cũng có xu hướng tăng.
Năm 2001- 2002. Tổng lượt khách trong năm 2002 tăng đều đặn, trong đó lượt khách quốc tế tăng 41,53% so với năm 2001. Lượt khách nội địa tăng 15,3%. Tổng số ngày khách tăng 19,26% và tổng doanh thu tăng 22,38%. Lãi thực hiện tăng 10,55% và nộp ngân sách Nhà nước tăng 11,95% . Còn các chỉ tiêu khác đều ở mức ổn đinh. Trong năm 2002 Công ty đã có được chính sách phát triển hợp lý.
Mô hình tổ chức kế toán của Công ty.
a. Tổ chúc công tác kế toán của Công ty.
- Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán.
Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời phân loại xử lý, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho Công ty và các đối tượng khác có liên quan. Đồng thời phòng kế toán cũng tham gia phân tích thông tin tài chính kế toán, đề suất các kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp cho công việc kinh doanh.
b. Tổ chức bộ máy kế toán.
- Hiện tại Công ty đang vận dụng hình thức kế toán tập trung một cấp, các nhân viên kế toán tập trung các hoá đơn thu chi về phòng kế toán.
Kế ToánTrưởng
Kế Toán Viên
Kế Toán Viên
Kế toán vốn bằng tiền và công nợ
Kế toán bán hàng và xác định kết quả
Kế toán tập hợp chi phí
Kế toán hàng hoá TSCĐ
Kế toán
tiền lương
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán.
Trong đó:
Kế toán trưởng là người thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của Công ty. Lập hệ thống hoá các tài liệu báo cáo thông kê. Kế toán tài chính, kế toán tổng hợp tính giá thành sản phẩm, tính toán các chi phí đầu vào đầu ra. Đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo các kế toán viên thực hiện tốt các phần việc được giao. Có quyền từ chối thanh toán các vật tư không đảm bảo chất lượng. Kiểm tra toàn bộ số liệu báo cáo kế toán, thống kê tài chính của Công ty đảm bảo chất lượng và thời gian, chịu trách nhiệm trước cấp trên về công việc của mình đã làm.
Kế toán viên thực hiện công việc kế toán theo sự phân công của kế toán trưởng.
Thủ quỹ có nhiệm vụ thu tiền bán hàng, theo dõi hàng ngày số lượng tiền hiện có trên tài khoản. Thủ quỹ chỉ xuất tiền khi có quyết định của kế toán trưởng và Giám đốc, bảo mật về số liệu, đồng thời phải có trách nhiệm về sự hao hụt tiền mặt và ngoại tệ tồn quỹ.
Kế toán bằng tiền và công nợ theo dõi số dư nợ trên tài khoản của Công ty, cuối tháng lập báo cáo nộp cho kế toán trưởng.
Kế toán tiền lương thực hiện công việc trả lương cho cán bộ công nhân viên và lập báo cáo cho kế toán trưởng.
PHầN II
TìNH HìNH HạCH TOáN DOANH THU và phân phối lợi nhuận CủA CÔNG TY
Hình thức kế toán của Công ty.
1. hình thức kế toán áp dụng.
- Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung:
+ Sổ nhật ký chung: dùng để ghi tất cả các nghiệp vụ ( chứng từ) phát sinh trong kỳ theo thứ tự thời gian.
+ Sổ cái tài khoản: Mỗi tài khoản được mở riêng một trang sổ cái để ghi các chứng từ liên quan đến tài khoản đó.
+ Các sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký thu tiền.
Sổ nhật ký chi tiền.
Sổ nhật ký mua hàng.
Sổ nhật ký bán hàng.
+ Các sổ thẻ kế toán chi tiết.
2. Các tài khoản liên quan.
- TK 111: Tiền mặt.
- TK 112: Tiền gửu NH.
- TK 131: Khách hàng trả tiền.
- TK 141: Tiền tạm ứng.
- TK 152: Nguyên vật liệu.
- TK 155: Thành phẩm.
- TK 156: Hàng hoá.
- TK 311: Vay ngắn hạn.
- TK 331: Phải trả cho người bán.
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
- TK 334: Phải trả công nhân viên.
- TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
3. Tình hình hạch toán doanh thu và phân phối lợi nhuận.
- Kết chuyển giá vốn “ hàng” đã bán trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 632
- Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần trong kỳ:
Nợ TK 511, 512
Có TK 911
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bất thường trong kỳ
Nợ TK 711, 721
Có TK 911
* Trên cơ sở xác định kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Kết quả kinh doanh là lãi ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212).
+ Nếu kết quả kinh doanh là lỗ:
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 911
- Định kỳ, phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thu trên vốn phải nộp Nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Kế toán ghi:
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3334, 3335)
Khi doanh nghiệp thực nộp thuế trên, ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 333
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền mặt NH
- Xác định và phản ánh các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế TNDN
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 121- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh
- Xác định và hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật, kỷ luật thu nộp NS, Phạt vị phạm hành chính, các khoản chi phí hợp lý chưa đựơc trừ khi xác định thuế TNDN phải nộp.
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 338- Phải nộp phải trả khác
- Định kỳ xác định và phản ánh số lập các quỹ doanh nghiệp .
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối.
Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 416 - Quỹ dụ phòng trợ cấp mất việc
Có TK 431- Quỹ khen thưởng và phúc lợi
* Ngay đầu năm sau, kế toán kết chuyển lỗ lãi chưa phân phối của năm trước sang theo dõi chi tiết “Lợi nhuận năm nay” bằng cách: Chuyển số dư có cuối kỳ của chi tiết “ Lợi nhuận năm nay” (4212) ở sổ kế toán năm trước sang thành số dư có đầu kỳ của chi tiết “Lợi nhuận năm trước” (4211) ở sổ kế toán năm nay. Việc quyết toán lãi năm trước sẽ chỉ liên quan đến TK 4211. Còn mọi nghiệp vụ liên quan đến tạm phân phối lãi năm mới chỉ liên quan đến TK 4211.
* Khi báo cáo năm trước được phê duyệt.
- Phản ánh số thuế TNDN, thu trên vốn phải nộp bổ sung ghi:
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 333- Thuế và các khoản…(3384, 3385).
- Phản ánh số được trích lập bổ sung. Ghi:
Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 416 - Quỹ dụ phòng trợ cấp mất việc
Có TK 431- Quỹ khen thưởng và phúc lợi
Trình tự ghi sổ thể hiện qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Bảng chi tiết số phát sinh
Sổ cái TK
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Trong đó:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng.
: Đối chiếu.
- Từ chứng từ hàng ngày ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái tài khoản. Riêng những trường hợp ghi qua nhật ký đặc biệt thì không ghi vào Nhật ký chung nữa, mà từ nhật ký đặc biệt của tháng ghi vào sổ cái tài khoản. Cuối tháng từ sổ cái tài khoản lập bảng cân đối tài khoản.
Về kế toán chi tiết thì chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết liên quan hàng ngày, cuối tháng lập bảng chi tiết số phát sinh.
Cuối tháng sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu ghi thì lấy số liệu từ bảng cân đối tài khoản ( hoặc từ sổ cái tài khoản ) và bảng chi tiết số phát sinh để lập báo cáo kế toán.
4. Một số nhận xét về tình hình tổ chức hoạt động kế toán của Công ty
- Hiện nay do Công ty có trung tâm công nghệ thông tin nên công việc kế toán được hiện đại hoá bằng việc sử dụng toàn bộ chương trình kế toán máy tính thu chi dùng chương trình kế toán ACSoft 2002. Tài sản cố định dùng chương trình quản lý tài sản do Công ty tự viết, về thuế có chương trình tính thuế riêng.
Công ty đã áp dụng hình thức hạch toán Nhật ký chung phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tế của Công ty. Hình thức này cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định một cách chính xác và kịp thời, lập kế hoặch cho hoạt động của Công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Từ đó, nhằm đạt được mục tiêu về tài chính, đảm bảo tính nguyên tắc trong tài chính kế toán đó là sự tồn tại phát triển của Công ty, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần đối đa trên thị trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc.
Công ty đạt được những kết quả khả quan trong những năm vừa qua, với nguồn tài chính ổn định, đảm bảo khả năng vốn kinh doanh, đáp ứng được những yêu cầu thực tế thành toán, tạo được niềm tin đối với khách hàng và luôn luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, ổn định quỹ lương đảm bảo trả lương đúng hạn vào cuối tháng.
PHầN III
NHữNG ý KIếN Đề XUấT
Trong những năm qua cuộc khủng hoảng thừa khách sạn trên địa bàn Hà nội đă phần nào tác động đến tình hình hoạt động của khách sạn Kim Liên làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chưa cao. Đứng trước thực trạng đó vấn đề đặt ra đối với khách sạn là làm sao nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế trên thị trường. Đây là một vấn đề bức xúc đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi chuyển sang cơ chế thị trường. Do đó, để có thể đứng vững được như ngày hôm nay, khách sạn đã không ngừng tìm mọi giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách.
Tuy nhiên, do còn nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như nguồn vốn còn hạn chế , cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chất lượng đội ngũ lao động chưa cao…Trong khi đó các khách sạn liên doanh mọc lên càng nhiều với nguồn vốn dồi dào và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, tiện nghi.
Từ thực tế của Công ty, qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên cần có một số giải pháp sau:
Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đơn vị sản phẩm, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và nhân viên.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Đa dạng hoá hình thức dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách.
Đưa ra những chiến lược về thị trường, chiến lược về quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị nhằm thu hút khách hàng tạo thị trường ổn định hơn nữa cho Công ty, thu hút được nhiều khách quốc tế và khách nội địa hơn để tăng doanh thu.
Kết luận
Thời gian thực tập tốt nghiệp là quá trình tốt nhất để mỗi sinh viên vận dụng những kiên thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập tại nhà trường vào thực tiễn cuộc sống. Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ, chuyên môn của mình.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Trần Thị Kim Oanh cùng toàn bộ các cô chú trong phòng kế toán của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên, em đã hoàn thành bản báo cáo này. Do thời gian thực tập có hạn, với khối lường công việc nhiều và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng Kế toán cùng Ban lãnh đạo của Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên để bài viết được hoàn thiện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn thực tập và các cô chú trong phòng Kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thiện bài viết này.
PHụ LụC
PHầN I
1
I. Đặc điểm hoạt động của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
1
1. qúa trình thành lập và phát triển của Công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
1
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty.
2
a. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
2
b. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty.
2
c. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Công ty.
4
3. Năng lực của Công ty.
6
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú.
6
b. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống.
6
c. Cơ sở vật chất của dịch vụ bổ trợ.
6
4. Thực trạng, kết quả hoạt đông kinh doanh của khách sạn du lịch Kim Liên trong những năm vừa qua.
7
5. Mô hình tổ chức kế toán của Công ty.
9
a. Tổ chức công tác kế toán của Công ty.
9
b. Tổ chức bộ máy kế toán.
9
Phần ii tình hình hạch toán kế toán của Công ty.
12
I.Hình thức kế toán của Công ty.
12
1. Hình thức kế toán áp dụng
12
2. Các tài khoản liên quan.
12
3. Tình hình hạch toán doanh thu và phân phối lợi nhuận.
13
4. Một số nhận xét về tình hình tổ chức hoạt động kế toán cuả Công ty.
16
Phần Iii.. những ý kiến đề xuất
17
KếT LUậN
18
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC663.doc