Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh &tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần khí công nghiệp

Lời mở đầu Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng từng bước đi lên nhờ vào những chính sách ngày càng thông thoáng nhưng cũng hết sức chặt chẽ, sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp. Chũng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với các yêu cầu đặt ra từ nay đến năm 2020 cơ bản Việt nam đã trưởng thành lên rất nhiều. Chính vì lẽ đó mỗi doanh nghiệp Việt Nam đều phải tự hạch toán sản xuất kinh doanh xuất phát từ nhu cầu thi trường để tính to

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh &tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần khí công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án hoạch định kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, tính toán đầu vào đầu ra để chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Đẻ làm được điều đó, phải phân tích một cách kỹ càng hơn tình hình của doanh nghiệp nhằm xác định một chiến lược đổi mới, khác phục những tồn tại để đưa doanh nghiệp không ngừng phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy thách thức. Công ty Cổ phần khí công nghiệp cũng như bao doanh nghiệp khác, đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, có những giai đoạn gặp khó khăn nhưng qua chặng đường 44 năm hình thành và phát triển, Công ty đã và đang gặt hái được hnững thành tựu to lớn, giúp một phần không nhỏ cho nê4nf công nghiệp Việt Nam . Để đạt được sự phát triển như ngày nay, ngoài định hướng của Đảng, nhà nước, sự hướng dẫn của Tổng Cục hoá chất còn phải nói đến sự cố gắng hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài chính- Kế toán của Công ty, mặc dù thơpì gian thực tập không nhiều, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Ngọc Lan em đã hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp. Song bước đầu tiếp cận với công việc, nên bản báo cáo này còn nhiều sai sót, em mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn. Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty cổ phần khí công nghiệp. I. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Công ty cổ phần khí công nghiệp tiền thân là Nhà máy dưỡng khí Yên Viên, công ty có địa chỉ tại thôn Thanh Am, Đức Giang, Gia Lâm Hà Nội. Công ty được thành lập năm 1960 thuộc Cục khai khoáng hoá chất. Vào những năm đầu mới thành lập nhà máy có hệ thống sản xuất khí có công xuất 50 m3/h và 50 công nhân. Năm 1970- 1971 nhà máy được trang bị thêm hai máy 70M. Năm 1972 máy bay Mỹ ném bom, nhà máy đã bị phá huỷ nặng nề. Năm 1973, nhà máy được trang bị thêm một dây chuyền sản xuất OG 250 m3/h thay thế dây chuyền 50 m3/h đã bị phá huỷ. Năm 1974 nhà máy được đầu tư thêm một hệ thống 70M nữa nhằm nâng cao công suất. Nhà máy dưỡng khí Yên Viên trong nhiều năm đã có những đóng góp rất quan trọng trong công việc cung cấp dưỡng khí cho y tế và công nghiệp. Nhưng từ năm 1980 trở đi, do mạng lưới điện không cung cấp đầy đủ cùng với sự sa sút của nền kinh tế đất nước, mọi họat động sản xuất và đời sống của cấn bộ công nhân viên nhà máy vô cùng khó khăn; máy móc thiết bị hư hỏng không có thiết bị thay thế, nhu cầu xẫ hội đang cần nhiều oxy nhưng nhf máy không có sản phẩm để cung cấp cho xã hội nhất là ôxy dùng cho y tế cấp cứu, hồi sức tại các bệnh viện, khí nitơ lỏng cần cho bảo quản tinh đông viên cuả nông nghiệp cũng không có sản phẩm để cung cấp, công nhân không có công ăn việc làm, đời sống gặpp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Tổng cục hoá chất đã cử Giám đốc mới về và công việc khôi phục nhà máy được bắt đầu. - Khôi phục lại kỷ cương, thiết lập lại trật tự, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo lao động sản xuất. - Đẩy mạnh các dịch vụ chuyên ngành, đẩy mạnh công tác quản lý và triển khai khoa học kỹ thuật. - Thực hiện quy chế sản xuất mới: đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy cao cơ chế tự quản - Đi ngay vào cơ chế thi trường: hạch toán kinh doanh tổng hợp, tăng cường thông tin quảng cáo, mở hội nghị khách hàng- khôi phục lại khách hàng. Sau khi thực hiện kết quả là đã chấm dứt được tình trạng thiếu ôxy cho y tế, nhanh chóng làm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Nhưng khôi phục không phải để khôi phục mà còn là để phát triển. Công ty bắt đầu ngay vào công việc lắp đặt dây chuyền OG 250 m3/h và xây dựng một nhà máy mới tại Thanh Am để chấm dứt tình trạng sản xuất bấp bênh kéo dài, khẳng định được sự tồn tại và phát triển. Như vậy, công cuộc khôi phục lại nhà máy đã thành công, tạo tiền đề vật chất cho nhà máy Thanh Am- Công ty khí công nghiệp Thanhgas tự tin bước vào công cuộc đổi mới và chuẩn bị phát triển lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Qua các thành tích trên, nhà máy đã được tặng nhiều bằng khen trong đó có Huân chương lao động Hạng ba vào năm 1997. Từ những bước đi cơ bản trên cùng với sự phát triển của đất nước, năm 1998- 1999 công ty đã tiến hành cổ phần hoá công ty, thực hiên chủ trương của Đảng và chính phủ. Qua ba năm cổ phần hoá công ty đã đạt được những bước tiến rõ rệt: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng DT 14189000000 15802475740 20457585094 Tổng chi phí 12729751375 14986284899 18955062377 LN trước thuế 1459248643 816190841 1502522717 Nguồn vốn 14840906991 17547192776 19834433820 NV CSH 4933700000 5863555035 6571019094 Khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ có 5 tỷ VNĐ chia thành 50000 cổ phần phổ thông với tổng nguồn vốn khoảng 15 tỷ VNĐ. Đến tháng 12 năm 2002 vốn điều lệ của công ty đã là 10 tỷ VNĐ với tổng nguồn vố khoảng 20 tỷ VNĐ.Với quy mô hiện nay công ty được coi là doanh nghiệp nhỏ, tuy vậy công ty vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường nên hiện nay công ty đang đầu tư tiến hành lắp đặt dây chuyền thiết bị LOX 500 nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của cán bộ công nhân viên nhà máy. II. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Công ty cổ phần khí công nghiệp là công ty chuyên sản xuất và phân phối các loại sản phẩm khí công nghiệp, khí y tế và các dịch vụ có liên quan. Hiện nay công ty có hai cơ sở sản xuất: công ty khí công nghiệp tại Thanh Am( chuyên sản xuất khí công nghiệp) và nhà máy ở Yên Viên; Nhà máy ở Yên Viên chuyên chế tạo thiết bị chuyên nghành áp lực như: chế tạo téc siêu lạnh, van chai ôxy, các kết cấu thép, thùng tháp chịu áp lực... Với truyền thống lâu năm cũng như theo sát sự phát triển của nền kinh tế thi trường, công ty đã và đang sản xuất kinh doanh các loại khí công nghiệp rất quan trọng như: ôxy( lỏng, khí), nitơ( lỏng, khí). Ngoài ra, công ty còn kinh doamh các loại khí công nghiệp khác như: khí argon( nhập từ Trung Quốc), khí heli( nhập từ Trung Quốc), khí CO2( do chưa có dây chuyền sản xuất nên phải nhập phân đạm về để sản xuất), khí đốt hoá lỏng C3H8, propan đều nhập từ TQ dùng để hàn xì, đun bếp, khí SO2( độc) mua về từ các nguồn về bán. Tuy vậy, có thể nói sản phẩm sản xuất chính vẫn là các sản phẩm từ khí ôxy, đó là sức mạnh truyền thống của công ty. Ngoài các sẩn phẩm và dịch vụ nói trên, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, công ty còn có các sản phẩm và dịch vụ phong phú như: sửa chữa, thay hỏng và đại tu vỏ chai cho khách hàng, cung cấp các sản phẩm khí và lỏng tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng, cấp phát bằng phương tiện của công ty đến tận nơ sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao có thể lắp đặt, sửa chữa, hệ thống sử dụng, cấp bằng đường ống hoặc thiết bị vận hành, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho mọi đối tượng theo yêu cầu. Chính vì vậy mà công ty đã tạo nên sự tin tuởng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty. III. Một số sản phẩm chủ yếu và quy trình công nghệ 1. Sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty Trong nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước rất cần các sản phẩm công nghiệp để phục vụ cho sản xuất. Công ty cổ phần Khí công nghiệp đã và đang sản xuất kinh rất nhiều mặt hàng khí công nghiệp nhưng sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là khí ôxy và nitơ, trong đó ôxy vẫn là sản phẩm chủ đạo. Ôxy là nguyên tố hoá học phổ biến nhất trên hành tinh, chiếm gần 50% về khối lượng của vỏ Trái đất, nước và không khí. Trong không khí, ôxy là nguyên tố đứng thứ hai sau nitơ và chiếm 20,95% về thể tích. Ôxy là chất khí không màu, không mùi vị. Ôxy lỏng có màu xanh nhạt và hoá lỏng ở nhiệt độ -183oC. Ôxy có tính hoạt hoá cao và có thể kêt hợp với tất cả các nguyên tố hoá học khác trừ khí hiếm, phản ừng hoá học toả nhiệt, đôi khi phát sáng( khi cháy).Ôxy có ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Một số ứng dụng của ôxy trong công nghiệp: - Công nghệ hàn Ôxy- Axêtylen. - Công nghệ luyện kim: tinh luyện thép, gang, đồng, sắt và các kim loại khác. - Công nghệ làm kính. - Công nghệ hoá chất: oxy hoá axêtolđehide thành Axit acetic, tạo khí hoá than, khí dầu trong hoá dầu... - Công nghệ thực phẩm: lên men, bảo quản thịt. - Bảo vệ môi trường xử lý nước. - Y tế: khí thở, khí hỗn hợp cho chuẩn đoán và gây mê. - Hàng hải, bình lặn. - Công nghệ đo lường, điện tử, tin học. Yêu cầu về mặt kỹ thuật: Đối với sản phẩm ôxy O2 công ngiệp O2 ytế Nồng độ(%) Tạp chất cpm O2 >= 99,6 N2, Ar <= 4000 H2O <= 5 CnHm<=0,5 CO2<= 1 O2 >= 99,5 N2, Ar <= 5000 H2O <= 5 CnHm<=0,3 CO2<= 1 Chai chứa Dung tích chai(l) áp suất nạp(bar) Lượng khí(m3) Dung tích chai(l) áp suất nạp(bar) Lượng khí(m3) 40 40 50 150 200 200 6 8 10 40 150 6 Hệ số chuyển đổi M3khí ở 20oC 1bar Lít lỏng ở Tb Kg M3khí ở 20oC1 bar Lít lỏng ở Tb Kg 1 0,858 0,751 1,165 1 0,876 1,331 1,142 1 1 0,858 0,751 1,165 1 0,876 1,331 1,142 1 Cách xác định Chai màu xanh da trời, chữ ôxy màu đen Chai màu xanh da trời, chữ ôxy màu đỏ Nhãn hiệu O2 >= 99,6% O2 >= 99,5% Đặc tính Khí nén, không độc hại Khí nén, không độc hại Đầu nối Van giảm áp Lắp ép W22 x1/4 VENUS BS - 3 Rắc co hay goòng Van QF- 8, GK 7307 G ẵ YH- YX- 102 Rắc co Ngoài việc cung cấp bằng chai, công ty còn cung cấp ôxy dưới dạng hoá lỏng trong các téc chứa siêu lạnh. Trong trường hợp đó thiết bị chứa và hoá khí sẽ được công ty cung cấp. 2.Quy trình công nghệ sản xuất ôxy: Lọc bụi Máy nén Làm lạnh Freon Phân ly( tách nước) Bình sấy Máy dãn Van tiết lưu Tháp tinh luyện và phân ly Sản phẩm Ôxy Túi chứa khí Máy nén oxy Nạp vào chai thép Không khí 3.Nội dung cơ bản các bước công việc: Không khí ngoài trời được máy nén không khí ba cấp với công suất 1600m3/h hút qua lọc bụi để loại bỏ các tạp chất cơ học. Sau khi ra khỏi máy nén với p= 30atm, được làm lạnh bằng máy lạnh Freon gián tiếp qua nước, nhiệt độ không khí được làm giảm xuống khoảng 15oC. Hơi nước trong không khí ngưng tụ và được tách qua bình phân ly, không khí có to=15oC, p= 30atm qua bình sấy với chất hấp thụ là zêôlit sẽ tách các tạp chất như: hơi nước, khí CO2 và các hydrocacbon khác ảnh hưởng đến sản xuất. Không khí khô sau khi ra khỏi bình sấy được chia làm hai đường khỏang 50% vào máy dãn và phần còn lại vào van tiết lưu và sau đó đổ vào tháp phân ly với to= -173oC, p= 4,8atm. ở tháp phân ly quá trình chưng cất, tinh luyện xảy ra. Kết quả thu được là ôxy sản phẩm tại thiết bị ngưng tụ ngay giữa tháp phân ly kép. Với lưu lượng oxy sản xuất là 260m3/h và nồng độ là 99,5%. Ôxy sản phẩm với p=0,45atm được đưa vào hai túi chứa (100m3) và được hai máy nén ôxy ba cấp, công suất 160m3/h hút và nén vào chai thép với áp suất nạp là 150atm. Đây là sản phẩm ôxy được bán cho khách hàng. IV. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu của công ty. Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất khí công nghiệp Công ty cổ phần Khí công nghiệp đã hình thành tổ chức sản xuất theo kiểu Công ty- Phân xưởng- Tổ sản xuất, trên nguyên tắc lấy công đoạn sản xuất để hình thành phân xưởng, lấy nguyên công thành lập tổ sản xuất. Tên của các phân xưởng được gọi theo nhiệm vụ sản xuất của chính các phân xưởng đó. Kết cấu sản xuất của Công ty hiện nay bao gồm: 1 phân xưởng sản xuất chính, 1 phân xưởng sản xuất phụ trợ. 1.Các phân xưởng sản xuất chính * Phân xưởng sản xuất khí công nghiệp: - Tổ sản xuất khí O2. - Tổ sản xuất khí N2. - Tổ sản xuất khí C2H2. - Tổ nạp sản phẩm. 2. Phân xưởng sản xuất phụ trợ. 2.1. Tổ cơ khí: - Sản xuất các loại đầu nối, rắc co, goong, thiết bị áp lực, dụng cụ gá lắp, dụng cụ đo kiểm tra phục vụ cho phân xưởng sản xuất khí công nghiệp - Thực hiện các đề tài nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật theo chương trình tiến bộ kỹ thuật. - Sữa chữa lớn, phục hồi, lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sản xxxuất khí công nghiệp. 2.2.Tổ cơ điện: - Căn cứ vào lịch sửa chữa các thiết bị điện của Công ty để sửa chữa lớn, vừa các thiết bị đó. - Duy tu, bảo dưỡng các máy móc thiết bị điện. - Phục vụ mạng lưới điện cho sản xuất. 3. Bộ phận phục vụ sản xuất. 3.1.Hệ thống kho tàng: Được hình thành từ 3 hệ thống: - Hệ thống kho thành phẩm(kho chứa khí O2, khí N2) do Phòng thương mại quản lý. - Hệ thống kho sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các thiết bị chứa khí của Công ty, của khách hàng. - Kho chứa các thiết bị chứa khí đang nạp vào thiết bị. 3.2.Hệ thống vận chuyển: Hệ thống này do Phòng thương mại quản lý. - Vận chuyển nội từ công đoạn này sang công đoạn khác do lực lượng vận chuyển của Công ty đảm trách. - Vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ do công ty đảm trách. V. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 1. Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần khí công nghiệp Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc công ty Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng TC- KT Phòng thương mại Phòng hành chính 2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Với quy mô của doanh nghiệp hiện tại công ty đã và đang sử dụng mô hình quản lý trực tuyến- chức năng; có 2 cấp quản lý: Cấp quản lý và cấp phân xưởng. Trong đó: - Hội đồng quản trị: là cấp quản lý quyết định cao nhất của công ty,có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động, mục đích, quyền lợi của công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của Đaị hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 3 năm do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm. Hội đồng quản trị của công ty bao gồm có 5 người. - Giám đốc công ty: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao và được uỷ nhiệm đầy đủ các quyền hạn cần thiết để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, lãnh đạo tập thể cán bộ công nhân viên thực hiện các chỉ tiêu đề ra. + Chỉ đạo xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của Công ty. + Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. + Quản lý chặt chẽ tài chính, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện nộp các khoản cho nhà nước. + Trực tiếp chỉ đạo bổ xung thiết bị, cải tiến thiết bị và xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hâừng năm. + Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn hoá kỹ thuật hằng năm + Chủ tịch hội đồng nâng cấp, hội đồng chất lượng của Công ty. + Chỉ đạo hội đồng thanh lý phế phẩm, phế liệu. - Ban kiểm soát: Gồm ba kiểm soát viên do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm có nhiệm kỳ ba năm cùng với nhiệm kỳ hoạt động của hội đồng quản trị. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: Gồm có hai phó giám đốc tham mưu cho giám đốc công ty, điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trứơc giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được giao. Khi giám đốc đi vắng, hai giám đốc có quyền hạn điều hành như nhau. Phó giám đốc sản xuất. -+ Tổ chức chỉ đạo xây dựng tiến độ sản xuất hàng ngày, tháng cho toàn Công ty. + Giao kế hoạch hàng tháng cho các phân xưởng. + Chỉ huy sản xuất toàn diện (các đơn vị sản xuất chính và sản xuất phụ trợ). + Tổ chức chỉ đạo quản lý kho bán thành phẩm. + Chỉ đạo, theo dõi, điều chỉnh và ban hành thực hiện các định mức lao động. Phó giám đốc kinh doanh. + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, nhiên liệu, dụng cụ từ ngoài về Công ty. Đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời, đồng bộ, liên tục. Xây đựng kế hoạc và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ quan. + Đôn đốc các cơ quan cung ứng vật tư và các đơn vị gia công có trách nhiệm cung cấp hàng gia công cho Công ty. Đảm bảo đúng thời gian, đúng số lượng, qui cách theo hợp đồng kinh tế đã ký. + Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hội nghị khách hàng để tìm hiệu thị hiếu người tiêu dùng. + Tổ chức tốt việc vận chuyển vật tư, thủ tục kiểm tra vật tư nhập vào Công ty, quản lý các kho tàng, tổ chức thực hiện chế độ xuất nhập kho, có kế hoạch quản lý vật tư khi chuyển về Công ty chống tham ô mất mát. Hàng quý, năm tổ chức kiểm kê thanh toán vật tư, chỉ đạo các phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư, xác định vật tư thừa thiếu không để ứ đọng. Tổ chức tốt việc thu hồi phế liệu phế phẩm để tận dụng hoặc bán. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty về công tác sử dụng lao động, an toàn lao động và các mặt hành chính khác. + Bố trí tổ chức sắp xếp lao động cho hợp lý. + Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. + Xây dựng định mức lao động, theo dõi thực hiện và điều chỉnh định mức khi phát hiện thấy bất hợp lý. + Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ nhân viên. + Lập kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức học và thi nâng bậc cho cán bộ nhân viên. Quản lý hướng dẫn đoàn học sinh các trường gửi đến thăm quan, thực tập tại Công ty. + Giúp Giám đốc điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành chính trong nội bộ Công ty. + Tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, đánh máy, photô, theo dõi đôn đốc các phòng, phân xưởng thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc. + Quản lý việc sử dụng con dấu và tổ chức bộ phận lưu trữ, công văn, giấy tờ. + Thường trực công tác thi đua của Công ty. + Tiếp khách và bố trí giao dịch với cơ quan bên ngoài công ty. + Tổ chức khám và chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên trong toàn Công ty. - Phòng thương mại: Có nhiệm vụ tham mưu về công tác kế hoạch, điều hành sản xuất, bán hàng, cung cấp vật tư cho sản xuất. + Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường. + Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. + Quản lý kho thành phẩm. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, quy trrình công nghệ, trực tiếp sản xuất, bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm. + Giúp Giám đốc nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp về kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn. +Thiết kế và theo dõi chế thử mặt hàng mới, cải tiến mặt hàng cũ. + Xây dựng quy trình công nghệ, chế tạo chi tiết sản phẩm. + Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong Công ty. - Phòng tài chính- Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, thực hiện công tác kế toán thống nhất theo quy định hiện hành, bảo đảm công tác tài chính cho toàn công ty. - Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham mưu cho công tác kiểm tra các sản phẩm của khách hàng đến bảo dưỡng. + Tổ chức quản lý các dụng cụ đo, mẫu chuẩn và các phương tiện đo lường, hướng dẫn sử dụng cách bảo quản, tu sửa các dụng cụ kiểm tra về cơ và điện trong toàn Công ty. + Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng gia công ngoài, các chi tiết và sản phẩm xuất xưởng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. + Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9002. - Các phân xưởng: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc được cấp trên giao. - Phòng bảo vệ: + Thường trực kiểm tra người ra vào Công ty. + Tuần tra bảo vệ tài sản của Công ty trong và ngoài giờ sản xuất. + Chỉ đạo tổ chức ngăn ngừa và chấn áp các vụ gây mất an ninh trật tự trong Công ty. + Trông xe cho cán bộ nhân viên trong Công ty và khách vào liên hệ công tác với Công ty. + Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty. Phần II: Phân tích hoạt động Sản Xuất Kinh Doanh của doanh nghiệp I. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing. 1. Sơ lược về thị trường hàng hoá Công ty CP KCN có hơn 400 khách hàng thường xuyên chủ yếu ở các tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam. Đối tượng khách hàng của Cty vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là các công ty luyện kim, xây dựng, các xí nghiệp đóng tàu, Cty dược phẩm, bệnh viện, nhà máy chế tạo thép và tư nhân sản xuất, hàn cắt thép, sắt... Nói chung khách hàng là mục tiêu quan trọng cho sự phát triển của Cty, chính nhu cầu đa dạng của khách hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển các loại sản phẩm công nghệ, dịch vụ hỗ trợ và chất lượng lao động của Cty. Công ty CP KCN Thanhgas là trung tâm sản xuất và phân phối khí công nghiệp lớn nhất miền Bắc. Các nhà máy, các chi nhánh, đại lý ở các tỉnh có liên hệ chặt chẽ với Cty thông qua việc đào tạo nhân viên vận hành, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư, phụ tùng sửa chữa... Chính sự liên kết chặt chẽ này tạo nên sự cung cấp ổn định, thoả mãn phần nào nhu cầu cho khách hàng và ổn định thị trường cung- cầu KCN ở miền Bắc. Thị trường của Cty khá rộng lớn, bao gồm các tỉnh và các thành phố miền Bắc như: Hà Nội, Thanh Hoá, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang.... Mạng lưới phân phối sản phẩm của Cty gồm các tỉnh thành trên và còn đang tiếp tục phát triển. 2. Dịch vụ thu nhận, kiểm tra, ký cược vỏ chai. 2.1. Quy trình hướng dẫn bán hàng, nhập vỏ sản phẩm. Đối với khách hàng trực tiếp đến mua sản phẩm tại Cty phải theo các quy trình sau: Nhập vỏ chai qua bảo vệ, lấy phiếu vỏ chai có ghi số lượng và chữ ký của bảo vệ. Sau đó bộ phận vận chuyển bốc vỏ vào khoang để vỏ, tại đây sẽ có nhân viên KCS trực tiếp kiểm tra tình trạng vỏ và ghi các chi tiết hỏng hóc vào phiếu vỏ kèm với chữ ký của nhân viên KCS đó. Cũng tại đây, bộ phận thẻ vỏ trực thuộc phòng thương mại sẽ ghi rõ số hiệu vỏ và hạn lưu hành để đưa về bộ phận quản lý. Khách hàng sẽ đem phiếu vỏ có đầy đủ chữ ký vào phòng thương mại để làm hoá đơn và nộp tiền. Sau đó, khách hàng sẽ mang hoá đơn và đưa phương tiện vào khoang sản phẩm để lấy sản phẩm với số lượng ghi trên hoá đơn. Sẽ có bộ phận thủ kho trực tiếp kiểm tra và ký vào hoá đơn. 2.2. Nhận, trả chai đại tu: *Nhận chai đại tu. Khi có khách hàng mang chai đến đại tu phải trả qua các bước sau: - Qua bảo vệ làm phiếu nhập vỏ kiểm tra gia hạn. - Thủ kho đưa chai xuống kiểm tra , nhận số lượng và đánh dấu chai tránh nhầm lẫn với các chai khác. - KCS kỹ thuật kiểm tra và xác định những linh kiện hỏng của chai để sửa chữa hoặc thay thế. Những chai không đủ tiêu chuẩn sẽ trả về cho khách hàng và ghi cụ thể số lượng trả về vào phiếu vỏ. - Thủ kho, KCS, khách hàng ký nhận vào phiếu vỏ số lượng hỏng hóc cụ thể và trả phiếu vỏ cho khách. - Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu vỏ làm lệnh chỉ ra những việc cần phải làm rồi đưa lệnh xuống phân xưởng khí công nghiệp. - Bộ phận phân xưởng khí công nghiệp tiếp tục làm lệnh đưa xuống kiểm tra chai. - Bộ phận kiểm tra chai sẽ thực hiện theo lệnh sửa chữa, thay hỏng, sơn lại... - Khi chai đã đại tu xong, kiểm tra chai đưa chai lên kho theo lệnh. Đối với những chai riêng, nạp khí để trả khách, đốivới những chai hoà đống nạp khí để cấp cho khách hàng. * Trả chai đại tu: Khi khách hàng đưa phiếu vỏ đại tu theo hẹn, thủ kho có trách nhiệm đi lấy chữ ký của KCS công ty, đảm bảo chai đã đạt tiêu chuẩn. Sau đó đưa phiếu vỏ cho khách hàng làm hoá đơn và lên kho lấy sản phẩm. * Ký cược vỏ mua sản phẩm. Đối với những khách hàng đến mua sản phẩm của công ty mà chưa có vỏ, khách hàng sẽ được hướng dẫn làm thủ tục ký cược vỏ để mua sản phẩm. Mỗi vỏ chai của công ty khách hàng sẽ phải đặt cược từ 800.000 đ - 1.000.000 đ và giá thuê là từ 6.000 đ - 12.000 đ/tháng/chai. Khi thuê vỏ của công ty để lấy sản phẩm, khách hàng sẽ được đảm bảo về tính an toàn và chất lượng sản phẩm, khách hàng sẽ chỉ phải chịu tiền thuê vỏ theo tháng, khi có nhu cầu trả vỏ khách hàng sẽ nhận lại tiền đặt cược nếu không có hỏng hóc, mất mát gì. Trong trường hợp có hỏng hóc, mất mát khách hàng sẽ phải bồi thường theo giá quy định. Đối với vài khách hàng đặc biệt, công ty có cho mượn vỏ dài hạn, không cược và mượn vỏ không cược trong ngày. Tuỳ theo mức độ tiêu thụ sản phẩm mà công ty có thể cho mượn thêm hoặc thu hồi bớt. 3. Đối thủ cạnh tranh và đánh giá đối thủ cạnh tranh. Công ty có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường miền Bắc về sản phẩm khí công nghiệp như: công ty NVIC (Bắc Ninh), Messer (Hải Phòng), công ty Sao Mai (Yên Viên), Z181, A. Thuyết (Đông Anh)... Sau đây ta sẽ phân tích đánh giá 2 đối thủ cạnh tranh cơ bản về sản phẩm chính oxy và Nitơ và NVIC và sản phẩm Argon là công ty Sao Mai. 3.1. Công ty khí công nghiệp miền Bắc (NVIC). Công ty NVIC ở Thuận Thành - Bắc Ninh là công ty 100% vốn nước ngoài, có công suất 1000 m3/h, công ty này sản xuất sản phẩm N2 cấp chủ yếu cho Nhà máy kính nổi (ở gần kề). Tuy vậy, sản phẩm oxy, N2 còn dư rất lớn, có chất lượng cao, giá thành hạ hơn ta. Bản thân công ty ta cũng phải mua của họ với lượng bình quân là 30 - 32 tấn lỏng/tuần. Kể cả N2 lỏng ta cũng thỉnh thoảng phải mua lại của họ mới có đủ khả năng cung cấp cho khách hàng. Công ty NVIC bán cho khu vực Hải Phòng, công ty tư nhân ở Đông Anh dẫn đến chiếm thị phần của ta ở 2 khu vực này khá lớn. Họ biết thế yếu của ta về năng lực sản xuất nên thậm chí họ còn nâng giá bán O2 lỏng lên. Họ là đối thủ đáng gờm của ta, họ mạnh cả về vốn, cả về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. 3.2. Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Sao Mai (Thuê mặt bằng Nhà xưởng tại Nhà máy chế tạo thiết bị áp lực thuộc công ty ta ở Yên Viên): Đây là đối thủ cạnh tranh sản phẩm Argon của ta. Họ là công ty tư nhân, lao động rất ít. Công ty này cũng nhập Argon ở Trung Quốc, họ bán giá rẻ hơn ta do chi phí quản lý của họ ít và họ bỏ qua quy tắc quản lý vỏ, khuyến mại khách hàng bằng mọi cách... nên họ đã chiếm được một số khách hàng của ta. Tuy nhiên, đây là một đối thủ cạnh tranh không mạnh vì chất lượng sản phẩm của họ thấp hơn ta. Đối với họ Argon là sản phẩm chính, với ta là sản phẩm phụ nhưng ta có thể giảm giá bán tới mức họ không thể cạnh tranh nổi để lấy lại thị trường. Ta cũng không sợ lỗ vì hạch toán tổng hợp lấy lãi các sản phẩm khác bù lại. Ngoài ra, còn một số đối thủ cạnh tranh là các đơn vị tư nhân cũng không thật sự đáng lo ngại. Khi ta đầu tư LOX 500 năng lực sản xuất sẽ thừa sức cung cấp cho thị trường, lúc này để cạnh tranh với họ không phải là vấn đề. Mặt khác ta cũng mở rộng thị trường bằng nhiều hình thức, quảng cáo, khuyến mại, nâng cao uy tín thương hiệu và sẽ có chế độ chăm sóc khách hàng tốt hơn. 4. Kết quả tình hình tiêu thụ. 4.1. Theo kênh phân phối. 01/10- 31/10/2002 SP C2H2 Số lượng(chai) % Đại lý 10629 23,45 Trực tiếp 34702 76,55 Tổng 45331 100 SP O2 ,N2 Số lượng(chai) % Đại lý 117369 34,2 Trực tiếp 225852 65,8 Tổng 343221 100 Nhận xét: Nhìn vào tỷ lệ phần trăm ta thấy đây là một tỷ lệ hợp lý đối với các sản phẩm của Cty, do các sản phẩm khí công nghiệp có tính chất đặc thù cho nên các doanh nghiệp luôn muốn lấy sản phẩm giá thành hợp lý nên luôn muốn lấy tận gốc nên họ luôn chọn cách là mua trực tiếp tậi công ty . 4.2. Theo cơ cấu thị trường 01/10- 31/10/2002 SP O2 , N2 Hà Nội Quảng Ninh Hải Phòng TT khác Tổng Sản lượng(chai) 305123 18877 12699 6522 343221 % 88,9 5,5 3,7 1,9 100 Nhận xét: Nhìn vào tỷ lệ phần trăm, ta thấy thị trường Hà Nội chiếm một thị phần rất lớn (88,9%). Đó là do thị trường Hà Nội luôn tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều đại lý của Công ty. Nhưng để phát triển thị trường luôn là một thách thức của Công ty do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ. Khi đưa dây chuyền sản xuất mới vào sẽ giải quyết phần nào nhu cầu của các thị trường khác. III. Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định. 1. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất: Do đặc thù của dây chuyền công nghệ cũng như đặc thù của sản phẩm( khí công nghiệp) nên nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là khí trời cho nên không thể xác định được. 2. Xây dựng định mức nguyên vật liệu: Cũng không xác định được do nguyên vật liệu là khí trời. 3. Tình hình sử dụng TSCĐ Tài sản cố định là những tài sản có giá trị từ 5 triệu đôngf trở lên và có thời gian sử dụng trên một năm trở lên. Nguyên giá TSCĐ là giá trị TSCĐ khi nhập vào Công ty. Hao mòn TSCĐ là sự tính toán giá trị hao mòn của TSCĐ trong từng kỳ hạch toán để phân bổ có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Để tính được mức khấu hao trong một kỳ hạch toán thì kế toán phải có đầy đủ hai thông tin cơ bản là nguyên giá và thời gian sử dụng dự kiến. Tại Công ty cổ phần KCN tất cả các loại TSCĐ đều được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao TSCĐ trong một năm được tính theo công thức sau: Tình hình TSCĐ của Công ty được trình bày theo bảng sau: Phần 3: Phân tích hoạt động tài chính - kế toán của doanh nghiệp III. Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp. 1.Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Cũng như công tác quản lý thì công tác tổ chức kế toán giữ một vị trí quan trọng trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Để quản lý và sử dụng tốt tài sản, tiền vốn, vật tư của mình mặt khác công ty cổ phần Khí công nghiệp là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công ty không có các chi nhánh, không có các bộ phận tách biệt, thực hiện công tác hạch toán kinh doanh độc lập, chính vì vậy mà công tác kế toán ở công ty được tổ chức tập trung, mọi hoạt động trong phòng kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Phòng tài chính- kế toán chịu sự giám sát của ban kiểm soát, giám đốc cũng như các cổ đông trong công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Phòng Tài chính- Kế toán của công ty đảm nhận toàn bộ công tác kế toán, tài chính từ khâu thu nhận xử lý chứng từ, ghi sổ sách đến khâu lập báo cáo tài chính và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần Khí công nghiệp Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Thủ quỹ Thống kê phân xưởng Phòng kế toán của công ty bao gồm 6 người, trong đó : + Kế toán trưởng: Là người trực tiếp quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán. Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp giám đốc quản lý tài chính và sổ sách kế toán của công ty, kiểm tra và ký các kế hoạch tài chính, tín dụng và các tài khoản của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các giao dịch tài chính của công ty được ghi chép một cách chính xác, trung thực và đầy đủ trong các sổ sách kế toán của công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng cũng trực tiếp thực hiện việc tổng hợp và lập cá báo cáo tài chính. + Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi số hiện có và tình._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC492.doc
Tài liệu liên quan