Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng Công ty rau quả Việt Nam

I. Quá trình hình thành phát triển và hệ thống tổ chức của tổng công ty. 1. Tên doanh nghiệp. Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định số G3NN - TCCB/QĐ ngày 11 - 12 - 1988 của Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả, Công ty rau quả trung ương và Liên hiệp các xi nghiệp phủ Quỳ. Tổng công ty rau quả Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONL VEGETABLE AND FR

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng Công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UIT CORPORATION Tên viết tắt là: VEGETEXCO VIETNAM Tổng công ty có trụ sở chính đặt tại số 2 Phạm Ngọc Thạch - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Tổng công ty có cơ quan đại diện đặt tại: - MCSCOW - Cộng hoà liên bang Nga. - PHILADELPHIA - Mỹ. Tổng công ty rau quả Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước. Tổng công ty ó 26 đơn vị thành viên, trong đó có 24 doanh nghiệp thành viên hoạt động độc lập và 2 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra Tổng công ty rau quả Việt Nam còn tham gia vào 4 liên doanh là Công ty nước giải khát và thực phẩm Đồng Nai DONANEW TOWER và Nhà máy hộp sắt TOVEGAN, Công ty hoa JAVECO, Công ty nước quả LAXECO. - Mục đích hoạt động của Tổng công ty rau quả Việt Nam là: biên chế hoa quả từ các nông trườn, trang trại và các vùng trồng trọt trng cả nước thành các sản phẩm đồ hộp để tiêu thụ trong các thành phố lớn, nơi đông dân cư và nhập khẩu ra nước ngoài. - Phạm vi kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam là: trong phạm vi toàn quốc đảm bảo cung cấp giống cho toàn quốc. 2. Quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Tổng công ty rau quả Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ năm 1988 đến 1990 Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thời gian này đang nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô (1986 - 1990). Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến cvủa ta được xuất sang Liên Xô là chủ yếu. Tổng kim ngạch nhập khẩu là 211.035.693 RCN - USD Bình quân mỗi năm là: 70.345.231 RCN - USD - Giai đoạn 2: Từ năm 1991 đến năm 1995 Đây là thời kỳ đầu cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt các chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện. Nền kinh tế của đất nưcớ bắt đầu được tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp đến kinh doanh nhập khẩu và đầu tư phát triển. Những thành tựu về kinh tế-xã hội đạt được đã tạo cơ hội cho Tổng công ty có thêm môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển hàng hoá. Bên cạnh đó, thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn làm hạn chế đến hoạt động của mình. + Trước hết phải nói đến từ việc trước đây Tổng công ty rau quả Việt Nam được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và nhập khẩu rau quả trong suốt cả thời kỳ trước những năm 1990 thì thời kỳ 1991 - 1995 Nhà nước cho phép hàng loạt các doanh nghiệp được kinh doanh và nhập khẩu hàng rau quả. Hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài về rau quả quá nhiều, tạo ra thế cạnh tranh rất quyết liệt với Tổng công ty. Chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô thời kỳ này không còn nữa. việc chuyển đổi hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu các cơ sở sản xuất kinh doanh của Tổng công ty vòn rất bỏ ngỏ, lúng túng, vừa làm vừa tìm cho mình một hướng đi sao cho thích hợp với môi trường mới. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và lớn mạnh lên, đã có lúc Tổng công ty phải trả giá để tìm ra những giải pháp, những bước đi thích hợp, trước hết là ổn định sau đó là để trụ được và từng bước phát triển đi lên. - Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay. Thời kỳ này Tổng công ty đã được thành lập lại và hoạt động với mô hình mới theo quyết định 90CP Tổng công ty rau quả đã có những bài học kinh nghiệm của nền kinh tế thị trường mấy năm qua, từ những thành công cũng như thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đang tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn. Trên mọi lĩnh vực hoạt động nhiều năm qua Tổng công ty rau quả Việt Nam đã tạo được uy tín cao trong quy hoạch đối ngoại. Đến nay Tổng công ty vẫn giữ vững và phát huy được chữ “chữ tín” của mình với tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, hàng hoá của Tổng công ty trong 3 năm 1996, 1997, 1998 đã nhập khẩu đi nhiều nước với khối lượng và giá trị ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Về mặt sản xuất nông nghiệp: + Giá trị tổng sản lượng 3 năm trở lại đây là: 101,35 tỷ đồng trong đó năm 1998 đạt 108,25% so với thực hiện 1997 và bằng 109% so với kế hoạch Bộ giao. + Tổng diện tích gieo trồng 3 năm là: 58.541,5 ha trong đó năm 1998 đạt 102,35% so với thực hiện 1997 và bằng 111% so với kế hoạch Bộ giao. 3. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam. - Mô hình hoạt động của Tổng công ty Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Kế toán tài chính Tổ chức P. Giám đốc I phụ trách kinh doanh P. Giám đốc II phụ trách nội chính P. Giám đốc III Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật công nghệ Hành chính Quản trị sản xuất Kiêm giám đốc công ty XNK 3 TP.HCM Phòng KD 1,2,3,4,5,6,7 Công ty XNK 1,2,3 Xây dựng cơ bản Sản xuất tại các nhà máy, nông trường Phòng xúc tiến thương mại - Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. * Hội đồng quản trị: (HĐQT) Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhiều nước giao cho Tổng công ty. + xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viê; kiểm tra giám sát thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. + HĐQT kiểm tra giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty. + HĐQT xem xét kế hoạch huy động vốn, bảo lãnh các khoản vay, thanh lý tài sản của các đơn vị để quyết định hay trình Bộ NN và PTNT. + HĐQT thì có chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT , thay mặt HĐQT ký các văn bản và giải quyết các công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quền hạn của HĐQT theo nghị quyết và quyết định của HĐQT . Chủ tịch hội đồng quản trị làm việc trực tiếp với Tổng giám đốc, Phó giám đốc, các phòng ban của Tổng công ty và các đơn vị thành viên để kiểm tả nắm tình hình, nhưng không điều hành cụ thể. * Tổng giám đốc (TGĐ) và Phó tổng giám đốc (PTGĐ) + TGĐ là đại diện pháp nhân của Tổng công ty là người có quyền hạn điều hành cao nhất trong Tổng công ty theo chế độ thủ trưởng; những công việc quan trọng, các chủ chương của Tổng công ty TGĐ họp tập thể lãnh đạo (TGĐ và các PTGĐ) để bàn hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. + PTGĐ là người giúp TGĐ điều hành 1 hoặc một số lĩnh vực của Tổng công ty theo sự phân công của TGĐ. Được chủ động giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao. Có 3 Phó tổng giám đốc: - Phó tổng giám đốc I: Phụ trách kinh doanh giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh của Tổng công ty, ký các hợp đồng kinh doanh. - Phó tổng giám đốc II: Phụ trách nội chính, có nhiệm vụ phụ trách bộ máy quản lý của Tổng công ty. Giải quyết những vấn đề nội bộ mà Tổng giám đốc giao phó (như hành chính, quản lý sản xuất, xây dựng các phương án). - Phó tổng giám đốc III: Đồng thời kiêm giám đốc Công ty xuất nhập khẩu III thành phố Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ phụ trách quản lý kinh doanh ở phía Nam. * Bộ máy giúp việc: (Các phòng ban) - Phòng tổ chức cán bộ lao động: + Chức năng: Phòng tổ chức cán bộ lao động là một phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quản lý lao động và thực hiện các chế độ chính sách, luật pháp về lao động và bảo hiểm xã hội. Nghiên cứu đề xuất các mô hình quản lý kinh tế và xây dựng bộ máy quản lý sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và năng suất lao động. + Nhiệm vụ: Công tác tổ chức về cán bộ Công tác tổ chức lao động Công tác tiền lương Công tác đào tạo và nâng bậc Công tác chế độ chính sách Công tác quản lý hồ sơ cán bộ Công tác thống kê nhân sự - Phòng hành chính: + Chức năng: Phòng hành chính làm tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc II về công tác hành chính. + Nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc thủ tục về hành chính mà nhà nước quy định. Phân phối các loại công văn, giấy tờ đi đến trong nội bộ và ngoài Tổng công ty, quản lý con dấu, các giấy tờ về hành chính, văn thư, cấp pháp giấy tờ theo thủ tục hành chính đã quy định, lập kế hoạch sửa chữa trụ sở làm việc, trang bị tiện nghi làm việc sinh hoạt. - Phòng quản lý sản xuất: + Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty. + Theo dõi tình hình sản xuất, báo cáo hàng tháng, quý cho Bộ chủ quản (Bộ nông nghiệp) về tình hình chung. Báo cho Bộ chức năng (Tổng cục thống kê, Bộ thương mại). + Theo dõi, giúp đỡ các đơn vị cơ sở về sản xuất và đầu tư. + Giúp đỡ các đơn vị sản xuất về mặt pháp chế. - Phòng kỹ thuật công nghệ: làm tham mưu cho Tổng giám đốc thông qua giám đốc I về công tác kỹ thuật và chuyển gia công nghệ. Nâng cao và phát triển công nghệ trong quá trình kinh doanh. Có nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật và công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, dần dần loại bỏ những thiết bị, vận tải kém hiệu quả, nhập thêm những vận tải có thùng lạnh để vận chuyển rau quả. - Các phòng kinh doanh: Làm công việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, có nhiệm vụ tìm ra những phương thức kinh doanh phù hợp để tạo ra lợi nhuận cao. - Các phòng ban bình đẳng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp và hợp tác với nhau để giải quyết những việc có liên quan. Khi không thống nhất được ý kiến thì kịp thời trình với lãnh đạo phụ trách công việc đó để giải quyết, không được gây cản trở và chậm trễ công việc. Khi cần thiết, đối với việc có liên quan đến nhiều phòng, Tổng giám đốc chỉ định phòng chủ trì, các phòng khác có trách nhiệm phối hợp giải quyết. Trợ lý Hột đồng quản trị: là người tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị. Tổng hợp tình hình, bố trí chương trình làm việc của Hội đồng quản trị, ghi biên bản cho các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Trợ lý tổng giám đốc là người tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được tổng giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp và cụ thể, được tham dự các hội nghị chuyên đề có liên quan đến công việc được phân. Thư ký tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc hàng ngày, tổng hợp tình, bố trí chương trình làm việc theo lịch và đột xuất, trình kyd, phê duyệt các văn bản. Ghi biên bản và ý kiến các lãnh đạo trong các cuộc họp, có trách nhiệm thông báo ý kiến của lãnh đạo đến các phòng liên quan để thực hiện. II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty . 1. Nghiệp vụ kinh doanh chính của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Mọi hoạt động của Tổng công ty từ đầu đến cuối đều nhằm cung cấp rau quả phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài, nhập khẩu là động lực chính của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nghiệp vụ kinh doanh chính của Tổng công ty rau quả Việt Nam là xuất khẩu rau quả tươi và rau quả đồ hộp ra nước ngoaì. 2. Hình thức hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam: Là kinh doanh thương mại. 3. Phạm vi và môi trường kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Tổng công ty rau quả Việt Nam không giống những công ty khác là Tổng công ty rau quả Việt Nam hoạt động trong phạm vi lớn trong cả nước, còn các công ty khác thì quá trình sản xuất kinh doanh của họ từ khi đầu đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng ở ngay tại một môi trươngf hẹp của công ty. Cho nên Tổng công ty rau quả Việt Nam có điều kiện về kinh tế chính trị; điều kiện kinh tế xã hội - nhu nhập dân cư; Điều kiện giao thông vận tải, văn hoá dịch vụ; Điều kiện jcông nông nghiệp và các ngành nghề khác theo từng công đoạn khác nhau. Từ sản xuất đến chế biến và cuối cùng là kinh doanh. - ở vùng sản xuất ra sản phẩm nguyên liệu đầu tiên phục vụ cho chế biến và kinh doanh là những vùng nông thôn, nông trường, trang trại thì nguồn thu nhập chủ yếu của họ là sản phẩm nông nghiệp cho nên thu nhập của họ tính ra tiền mặt không cao, đời sống của nông dân chưa cao, hầu hết những người ở đây họ chưa được tiếp xúc nhiều với xã hội ngày nay, mà chỉ chú trọng hết sức lực, tâm trí của mình vào sản xuất ra những sản phẩm có năng suất cao. Đường giao thông vận tải giờ đây đã có phần cải tạo, sửa xang. Nhưng hầu như là vẫn kém, khó đi, có nhiều đường xấu, lầy lội cho nên trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi trồng sản phẩm đến nơi chế biến làm cho sản phẩm bị va chạm nhiều. Về văn hoá, giáo dục thì không được chú trọng cao, dịch vụ mua bán sơ sài, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. - Khu vực chế biến: Thì các nhà máy chế biến hầu hết đặt tại ngay gần khu vực sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp... thường là ở thị xã, thị trấn ngay vùng lân cận có nguyên liệu chế biến cho nên điều kiện kinh tế chính trị cao hơn, quy củ hơn; đời ssóng của dân cư có phần khá hơn, thu nhập khá; giao thông vận tải thì thuận tiện hơn, không có đường lầy lội. Dân cư ở đây có phần hiểu biết hơn, con em được chăm sóc, học hành cao hơn. vùng này cps phần sản xuất nông nghiệp nhưng chủ yếu là công nghiệp và buôn bán dịch vụ được mở nhiều. - Khu vực kinh doanh: Hầu hết rau quả chế biến thường được tiêu thụ ở những vùng đông dân cư, thành phố, thị xã... và chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài cho nên khu vực kinh doanh có điều kiện về kinh tế chính trị, ở khu vực này cao hơn hẳn so với 2 khu vực trên. ở đây nhu cầu về mọi mặt của họ đòi hỏi cao vì thu nhập của họ cao, cuộc sống luôn ở mức đầy đủ và mong muốn thêm. Điều kiện sinh hoạt thuận tiện, hiện đại; giao thông vận tải rễ ràng đi lại thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ sản phẩm. ở đây văn hoá xã hội thì được nâng cao, con em được học hành đến nơi đến chốn, cho nên nhận thức của dân cư rộng; dịch vụ thì nhiều, phục vụ mọi lúc mọi nơi, có nhiều quầy hàng lớn, siêu thị, nhà hàng... thuận lợi cho dân cư mua hàng hoá rễ ràng và thuận tiện. Hầu hết dân cư ở đây tập trung vào sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, thu nhập cao,... cho nên ở đây cũng xảy ra nhiều tê nạn xã hội. 4. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. * Ngành hàng kinh doanh: - Sản xuất giống rau quả, rau quả và các nông lâm sản khác, chăn nuôi gia súc. - Dịch vụ trồng trọt chăn nuôi và trồng rừng. - Chế biến rau quả, thịt, thuỷ sản, đường kính, đồ uống (nước ngọt các loại, nước uống có cồn, nước uống không cồn). - Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thủy tinh, hột sắt...) - Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, rau quả, thực phẩm, đồ uống, máy móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng. - Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. - Kinh doanh vận tải, kho, trả và giao nhận. - Dịch vụ tư vấn ngành rau, hoa, quả. - Sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bịi phụ tùng máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và giai dụng. - Xuất khẩu và nhập khẩu. + Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, rau quả chế biến hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tuêu dùng. + Nhập khẩu trực tiếp: rau quả giống rau hoa quả, máy móc vật tư, thiết bị phương tiện vạn tải nguyên vật liệu, hoá chất hàng tiêu dùng. * Tình hình thị trường ngành hàng và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Hiện nay ngành rau quả là một ngành đang có đà phát triển. Rau quả là rất cần thiết cho con người, xã hội càng phát triển thì con người càng chú trọng đến vấn đề rau, hoa, quả và cây cảnh... Do đó, rau, hoa, quả có ở mọi khu vực, thị trường tiêu thụ rau, hoa quả rất lớn nhất là ở những khu đông dân cư, thành phố, thị xã ... lượng rau, hoa, quả được đưa từ nhiều tỉnh về ngoại thành tiêu thụ cũng hết. Nói chung nhu cầu của thị trường rau, hoa, quả là rất lớn không chỉ ở trong nước hầu như mọi nước trên thế giới đều chú trọng đến nguồn rau quả. Cho nên mỗi năm lượng hoa, rau, quả của Tổng công ty tăng đã nhập khẩu ra nước ngoài nhiều hơn kể cả rau quả tươi và rau quả chế biến. Chứng tỏ rằng ngành hàng rau quả của Tổng công ty ngày càng được mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Sự mở rộng thêm thị trường tiêu thụ ngày càng tăng thì sự cạnh tranh của ngành hàng rau quả ngày càng mạnh và phát triển. Đến nay Tổng công ty đang có dự án liên doanh với nước ngoài đầu tư lớn vào các nhà máy chế biến rau quả để làm tăng thêm tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm đẩy mạnh sự cạnh tranh với các ngành khác. 5. Cơ chế quản lý của Tổng công ty rau quả Việt Nam. - Chế độ thông tin báo cáo: Trong quá trình hoạt động hàng ngày các cán bộ, các phòng thường điện thoại trao đổi công việc với nhau. Hàng tháng hàng quý hàng năm các doanh nghiệp thường báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho Tổng giám đốc. Trên cơ sở đó Tổng công ty nghiên cứu các biến động xảy ra trên thị trường rau quả để lập ra các phương án quyết định. Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi có phát sinh thì sử dụng văn bản báo cáo gấp hoặc điện thoại ... - Kế toán, thống kê: Làm chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kế toán và kế toán trong tổng công ty kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch trong việc sử dụng vốn, vật tư lao động thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng tích luỹ cho Tổng công ty. Hàng tháng, quý, năm phòng kế toán quyết thanh toán trên cơ sở hợp đồngkd từ đó đánh giá kết quả kinh doanh theo quy chế tổ chức của Tổng công ty, lập báo cáo qũi theo chế chế độ Nhà nước. - Kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh cuả Tổng công ty. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh việc kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là việc không thể thiếu. Tổng công ty thành lập phòng thanh tra để thường xuyên kiểm tra, xem xét mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước và các quy định hiện hành của Tổng công ty, giám sát việc thi hành pháp luật của Nhà nước, giám sát việc chấp hành thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn đến công tác quản lý tài chính, vật tư, kinh tế, hợp đồng kinh tế. Xem xét doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không để đưa ra phương án đầu tư, cho vay thêm vốn kinh doanh. 6. Các chính sách hiện hành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. * Chính sách thuế: - Thuế giá trị gia tăng (VAT) - Thuế doanh thu - Thuế vốn - Thuế đất, thuế rừng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất nhập khẩu * Chính sách về tiền lương. Ngoài mức tiền lương gốc là 210.000 đ còn nhân thêm một hế số, hệ số đó phụ thuộc vào cấp bậc, thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên. tiền lương tính theo sản phẩm (theo doanh số kinh doanh, theo đơn giá sản phẩm). Bên cạnh đó còn có thêm khoản tiền thưởng. Khi cán bộ công nhân viên tích cực giao dịch làm việc vượt quá thời gian quy định Nhà nước thì được hưởng thêm khoảng tiền tính trên hiệu quả kinh tế . * Phúc lợi: Chia theo tỷ lệ. Lãi trong kinh doanh một phần là thuế lợi tức phần còn lại thì để ra 70% cho phát triển sản xuất còn 30% là phúc lợi. 7. Điều kiện về trang thiết bị, vốn và lao động. Tổng công ty rau quả Việt Nam hoạt động qua 3 công đoạn: Sản xuất đ Chế biến đ Kinh doanh. + Trang thiết bị: - Sản xuất: Đây là những sản phẩm nông nghiệp nó có mặt trên tất cả các tỉnh trong cả nước, nhưng chủ yếu sản phẩm được tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại cho nên điều kiện về trang thiết bị của Tổng công ty ở các vùng sản xuất chủ yếu là trâu, bò, máy kéo và các máy móc nông nghiệp khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Chế biến: Thì được đặt ngay tại các vùng có nguyên liệu ở các nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm hoa quả tươi. Như Công ty chế biến thực phẩm Đồng Giao thì ở đó có ngông trường Đồng giao, thì trang thiết bị là máy móc ép hoa quả, chế biến hoa quả tươi thành hoa quả đồ hộp để phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài. - Kinh doanh: có các công ty xuất nhập khẩu, cửa hàng kinh doanh, các công ty xuất nhập khẩu chủ yếu đặt tại các thành phố, cho nên trang thiết bị của các công ty là những phương tiện vận chuyển, các phòng ban giao dịch với nước ngoài, có những trang thiết bị hiện đại đắt tiền, các dụng cụ làm lạnh chứa hoa quả tươi. * Vốn của Tổng công ty rau quả Việt Nam: Có tổng mức vốn đã đầu tư là : 104 tỷ đồng Trong đó: - Vốn nước ngoài : 76,000 tỷ đồng - Vốn chương trình 327 : 12,531 tỷ đồng - Vốn tín dụng : 9,612 tỷ đồng - Vốn đầu tư : 5,857 tỷ đồng * Lao động của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 22.680 lao động III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đơn vị : Triệu USD Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Xuất khẩu 22,9 21 20,1 22,4 Nhập khẩu 15,1 19,4 19 20,61 Tổng kim ngạch XNK 38 40,4 39,1 43,01 IV. Nhận xét: - Quá trình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam từ khi quyết định thành lập đến nay đã đáp ứng được cho thị trường một nguồn rau quả lớn trong đó có cả rau quả tươi và rau quả chế biến. Tổng công ty không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài, trước kia thì chỉ cho Liên Xô nhưng cho đến nay Tổng công ty đã mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu lớn như ở Châu Âu, Châu á, Châu Mỹ và các nước khác. rau quả đã được xã hội chú trọng và đề cao cho nên ngành rau quả là một ngành đang có đà phát triển mạnh, tiến tới Tổng công ty sẽ liên doanh đầu tư lớn vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho ngành rau quả phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó Tổng công ty còn những hạn chế chưa giải quyết được triệt để: như vấn đề giao thông chưa được hoàn thiện, chưa có nhiều vận tải thùng lạnh để vận chuyển rau, hoa, quả tươi mà còn phải thuê của nước ngoài với chi phí cao, trang thiết bị máy móc nông nghiệp đang còn thô sơ, quá trình chăm sóc chủ yếu dịch vụẫn là sức lao động con người và châu bò... - Trong thời gian thực tế tìm hiểu ngành nghề ở Tổng công ty rau quả Việt Nam đã làm cho em hiểu thêm rất nhiều về quá trình kinh doanh. ở trường khi học môn khoa học quản lý mới chỉ là những lý luận, lý thuyết về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam đã làm cho em hiểu dõ thêm về quản lý kinh doanh và chức năng của các phòng quản lý. Hiểu rõ thêm thực tế về tổ chức một doanh nghiệp, các phòng ban không chỉ làm việc độc lập. Trong quá trình thực tế đã giúp cho em làm quen được với những phòng ban, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với công việc. Mới đầu còn bỡ ngỡ không giám hỏi nhưng qua vài ngày tiếp xúc với các bác, các cô đã bạo hơn lúc đó mới trao đổi, hỏi về quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Trong thời gian thực tế đã giúp cho em nhiều về vấn đề sản xuất kinh doanh, tạo thêm cho mình một hứng thú học tập trong thời gian sau đó sẽ gắng xây dựng cho mình một lý luận tốt trong quá trình kinh doanh. V. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới Hiện nay Tổng công ty có quan hệ thương mại trên 40 nước Mục tiêu năm 2001 phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 60 triệu USD, doanh thu trên 1000 tỷ VNĐ. Về thị trường Tổng công ty mở rộng quan hệ với nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, Liên Xô cũ, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu, Đông Nam á. Về nguồn nhân lực: đào tạo lại và mới cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, nâng bậc cho công nhân, tổ chức đào tạo về chính trị ngắn hạn và dài hạn, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề trong nước và nước ngoài Về tiền lương: năm 2000 mức lương trung bình là 510.000đ phấn đấu năm 2001 tăng từ 20 - 25%. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC707.doc
Tài liệu liên quan