Lời mở đầu
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã được đổi mới một cách đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Từ mô hình hệ thống Ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang mô hình Ngân hàng của nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức có sự thay đổi căn bản đó là tách biệt chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng với
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (tên viết tắt vcb), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dạng hoá loại hình ngân hàng, từng bước xoá bỏ độc quyền, chuyển sang cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước. Kể từ đầu những năm 90 hệ thống các Ngân hàng thương mại đã không ngừng phát triển về loại hình và nghiệp vụ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Hiện nay có 6 Ngân hàng thương mại quốc doanh sở hữu 100% vốn của Nhà nước, song thực chất chỉ có 4 ngân hàng kinh doanh thương mại trong đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (tên viết tắt VCB) được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh năng động nhất. Lần thứ 3 liên tiếp Ngân hàng Ngoại thương được tạp chí “The Banker”- một tạp chí có uy tín tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam trong năm”. Đặc biệt trong hai năm 2002 và 2003 Ngân hàng Ngoại thương đã tích cực triển khai hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao (sản phẩm dịch vụ thẻ, sản phẩm ngân hàng tại nhà - dịch vụ VCB Money...). Các chi nhánh và văn phòng đại diện của Ngân hàng không ngừng được mở rộng về cả số lượng lẫn chất lượng.
Là sinh viên được thực tập tại Hội sở chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, dưới sự giúp đỡ của các nhân viên trong Ngân hàng tôi đã có được sự hiểu biết tổng quát về cơ cấu tổ chức và hoạt động của từng phòng ban tại Hội sở chính. Đây chính là điều kiện tốt để tôi có thể hoàn thành bản báo cáo tổng hợp về Ngân hàng Ngoại thương.
Bản báo cáo gồm ba phần:
Chương 1 : Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương.
Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Chương 3 : Phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương
Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu á. Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, các ngân hàng quốc tế khác.Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, hiện nay VCB đã hiện ra với vóc dáng một ngân hàng đa năng hiện đại, một ngân hàng với các dịch vụ chất lượng ngày càng cao.
Về công tác phát triển mạng lưới chi nhánh
Tính đến cuối năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm:
24 chi nhánh cấp I và 16 chi nhánh cấp II
Số lượng các chi nhánh ngày càng được mở rộng. Chỉ trong năm 2001 và 2002 Ngân hàng Ngoại thương đã tích cực lập thêm được 16 chi nhánh trong đó có 2 chi nhánh cấp I (Gia Lai và HảI Dương) và 14 chi nhánh cấp II. Bên cạnh việc thành lập chi nhánh cấp II, VCB cũng chú trọng việc mở rộng mạng lưới phòng giao dịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Đến nay, toàn hệ thống đã có 31 phòng giao dịch.
1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài
Công ty cho thuê tài chính thuộc VCB đã được thành lập từ năm 1998, tên tiếng Anh là VCB Leaco. Cùng thời điểm đó, VCB còn hợp tác với hai công ty Nhật Bản để thành lập một công ty cho thuê tài chính liên doanh Việt-Nhật, viết tắt là Vinalease. Ngày 1-4-2001 Ban lãnh đạo VCB quyết định sát nhập hai công ty thành một công ty gọi là Công ty cho thuê tài chính, với số vốn 75 tỷ đồng. Thời điểm gần đây, công ty đã lớn mạnh cả về chất lượng và về số lượng. Thời điểm 31-12-2002, số lượng cán bộ ở công ty là 32 người, số dư nợ lên đến 225 tỷ, với trên 400 khách hàng trải dài từ các tỉnh biên giới Lào Cai, Lạng Sơn cho đến các tỉnh miền Trung, vào đến Thành phố Hồ Chí Minh. Vào thời điểm 31-12-2003, dư nợ cho thuê tài chính đạt 372 tỷ đồng, tăng 169%; nợ quá hạn chiếm 1.2% trong tổng dư nợ và lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 8.1 tỷ đồng, tăng 1.8 tỷ đồng so với năm ngoái. Hiện nay công ty có 650 hợp đồng đang thực hiện.
Ba văn phòng đại diện được đặt tại ba nước: Pháp, Nga, singapore. Trong thời gian sắp tới sẽ chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đặt văn phòng đại diện tại Mỹ. Làm được điều này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động quốc tế của VCB, nâng uy tín của VCB trên trường quốc tế cũng như trong nước.
2 công ty trực thuộc Hai công ty trực thuộc hiện nay là Công ty chứng khoán VCB và Công ty Vinafico Hong kong:
Công ty chứng khoán VCB đi vào hoạt động từ ngày 18-6-2002. Đó là công ty thứ 9 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. Hiện nay công ty đã tổ chức triển khai 5 loại hình dịch vụ: môi giới, tư vấn, tư doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư. Công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng tổ chức và cá nhân, thu hút được một số khách hàng lớn về giao dịch tại VCB, đã tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương châm cung cấp dịch vụ đa dạng với chất lượng cao, đảm bảo an toàn về tài sản, quản lý rủi ro chặt chẽ và tập trung mảng kinh doanh có khả năng sinh lời, có khả năng mở rộng kinh doanh. Năm 2003 hoạt động kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó khăn do chỉ số VNIndex liên tục giảm. Tuy vậy, bám sát mục tiêu hoạt động, Công ty đã mở rộng và nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động nghiệp vụ của mình. Công ty chiếm tới 34.7% thị phần trong môi giới chứng khoán, làm đại lý bảo lãnh để phát hành 2.752 tỷ đồng giá trị trái phiếu và cổ phiếu, đồng thời thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra trong các mặt nghiệp vụ khác. Với những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã có lợi nhuận trước thuế đạt 23.6 tỷ lớn gấp 5.2 lần so với năm 2002 và gấp 1.6 lần so với kế hoạch dự kiến.
Tháng 6 năm 2001, Bộ Tài Chính đã chính thức giao vốn của Vinafico cho VCB, tổng nguồn vốn tính đến thời điểm 31-12-2001 là 355,56 triệu HKD, trong đó chủ yếu là vốn tiền gửi của VCB và vốn điều lệ (không kể phần lợi nhuận để lại và phần vốn tăng do đánh giá lại tài sản).Năm 2003, mặc dù nền kinh tế Hongkong diễn biến không thuận lợi, song Công ty đã đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Dư nợ cho vay tại thời điểm 31-12-2003 đạt gần 24 triệu HKD, tăng 18.7% so với cuối năm 2002, chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo, không có nợ quá hạn phát sinh; số tiền gửi tại ngân hàng khác đạt 326.5 triệu HKD, tăng 23.0%. Với việc tham gia vào hệ thống thanh toán Swift, kim ngạch và chất lượng thanh toán của Công ty được nâng cao. Kết thúc năm tài chính 2003, tổng nguồn vốn của công ty đạt 437 triệu HKD, tăng 21.9% so với năm 2002; lợi nhuận trước thuế là 554 nghìn HKD, tăng 40,6% so với năm ngoái.
Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật) 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng
Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài
Ngân hàng Ngoại thương hiện có quan hệ đại lý với hơn 1200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng phục vụ trên toàn cầu.
Về đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực quản trị điều hành.
Đội ngũ cán bộ của VCB (kể cả đội ngũ lãnh đạo) trong những năm qua đã bổ sung về số lượng và củng cố về chất lượng. Một ưu điểm lớn nhất của VCB là chuẩn bị tốt các thế hệ kế cận, đảm bảo tốt mối quan hệ giữa các thế hệ.Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng số nhân viên của VCB đã lên đến 4185 người. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chiếm khoảng 85% tổng số cán bộ của VCB. Hàng năm tại Ngân hàng đều tổ chức các kỳ thi tuyển trình độ cán bộ. Những cán bộ thi kiểm tra đoạt loại giỏi được cấp học bổng đi đào tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, trong nước cũng tổ chức các khoá đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên: đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, kiểm tra kiểm soát, công nghệ thông tin, thị trường chứng khoán, marketing...
Nhằm tăng cường và nâng cao năng lực quản trị điều hành, VCB thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị và Hội đồng Quản lý tài sản Nợ-tài sản Có trực thuộc ban điều hành với nhiệm vụ theo dõi và quản lý các danh mục trong Bảng tổng kết tà sản, quản lý khả năng thanh toán và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng đồng thời tranh thủ ý kiến tư vấn từ phía công ty kiểm toán E&Y để xây dựng khung quản lý rủi ro cho VCB. Mặt khác, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát Hội đồng quản trị và phòng kiểm tra nội bộ trung ương, kết hợp đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo ngành dọc.
Về khách hàng, sản phẩm.
Ngân hàng Ngoại thương đã từng bước cơ cấu lại đối tượng, khách hàng theo hướng đa dạng hoá, tăng cường phát triển khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, mở rộng cho vay các lĩnh vực dệt may, da giày, xây dựng. Nét mới trong hoạt động tín dụng của VCB được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao là việc xây dựng và triển khai chương trình cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Riêng trong năm 2002, VCB đã cam kết dành riêng 500 tỷ đồng cho vay chương trình SME. Kết quả đến cuối tháng 12-2002, tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp đạt 4267 tỷ đồng.
Về việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng.
VCB đã có những bước tiến mạnh mẽ trong triển khai công nghệ, đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được phần nào nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về dịch vụ ngân hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tạo đà hoà nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Các chương trình công nghệ quan trọng được triển khai: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Vision 2010) có tính tiêu chuẩn cao trong toàn bộ hệ thống (khách hàng đến gửi rút tiền chỉ cần giao dịch ở một đầu mối), kết nối thành công vào cùng mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, triển khai hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến VCB-Online, tạo nền tảng công nghệ cho sự ra đời dịch vụ E-banking, bước đột phá trong áp dụng công nghệ vào thanh toán. Với VCB-Online, hệ thống giao dịch tự động ATM-Connect 24 góp phần tích cực trong cải thiện văn minh thanh toán. 01/04/2002, VCB chính thức đưa hệ thống máy ATM vào hoạt động, tạo thêm một kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại và được khách hàng nồng nhiệt đón nhận. Sau gần hai năm triển khai, ATM-Connect 24 đã thực sự đi vào đời sống với số lượng thẻ và số máy càng ngày càng tăng.
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, VCB đã kịp thời công bố Website để quảng bá các loại hình dịch vụ tới khách hàng trong và ngoài nước. Song song với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, công tác bảo mật thông tin cũng vô cùng quan trọng. VCB đang tiến hành nâng cấp hệ thống bảo mật cùng với việc ban hành qui định về bảo mật hệ thống thông tin công nghệ ngân hàng, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển khai thác các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Đầu tư công nghệ đúng hướng đã giúp cho VCB phát triển sản phẩm dịch vụ và công cụ quản lý theo hướng hiện đại. Nhờ đó vốn được quản lý tập trung, hiệu quả đồng vốn tăng lên, cơ sở dữ liệu thông tin khoa học của hệ thống được quản lý chặt chẽ và quy trình nghiệp vụ được chuẩn hoá theo các bước tác nghiệp làm cơ sở cho việc phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng chính xác, đồng thời hỗ trợ cho công tác quản trị kinh doanh ngân hàng.
Về uy tín quốc tế.
Với những ngân hàng đối ngoại uy tín quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất, và từ trước đến giờ Ngân hàng Ngoại thương vẫn được đánh giá là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam. VCB đã được đứng vào hàng ngũ 1% các ngân hàng trên toàn thế giới được Ngân hàng JP Morgan Chase bầu chọn trong 6 năm liên tiếp vào loại có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Sự khen chê của một ngân hàng mặc dầu là một ngân hàng lớn không phải là điều quá quan trọng. Nhưng trong hơn 6000 ngân hàng có quan hệ với Morgan Chase, hàng năm chỉ có 5% được đánh giá là có chất lượng phục vụ tốt. Còn số ngân hàng mà 5 năm liền đều được đánh giá như vậy chỉ có 2%. Đến năm 2001, VCB đã 6 năm liền được đánh giá “chất lượng dịch vụ tốt nhất”. Số ngân hàng đạt mức đó chỉ có 1%. Hơn thế nữa, vào tháng 8 năm 2002, tạp chí The Banker_một tạp chí có uy tín lớn trong giới tài chính ngân hàng ở Anh đã chọn VCB là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2002.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự
Bộ máy của VCB được tổ chức như sau:
Hội Đồng Quản Trị
Ban Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Tín Dụng
Phòng Thông Tin Tín Dụng
Các Công Ty Con
Phòng Báo Chí
Phòng Pháp Chế
Văn Phòng
Phòng Quản Trị
Kế Toán Kinh Doanh Vốn
Phòng Tổ Chức CB Và ĐT
Phòng Quản Lý Vốn LD &CP
Phòng QH NH Đại Lý
Phòng Vốn
Phòng Tổng Hợp Thanh Toán
Trung Tâm Tin Học
Phòng Quản Lý Các Đề án Công Nghệ
Phòng Quản Lý Thẻ
Trung Tâm Thanh Toán
Phòng Kế Toán Tài Chính
Phòng Kế Toán Quốc Tế
Phòng Quan Hệ Khách Hàng
Phòng Công Nợ
Phòng Quản Lý Tín Dụng
Phòng Đầu Tư Dự án
Phòng Kiểm Tra Nội Bộ
Phòng Tổng Hợp và Phân Tích Kinh Tế
Trụ sở chính
Mạng Lưới Trong Nước
Sở Giao Dịch
Mạng Lưới Nước Ngoài
Văn Phòng Đại Diện
(Paris, Moscow, Singapore)
Công Ty Tài Chính
(Hồng Kông)
Các Chi Nhánh
Năm 2002, VCB đã sắp xếp lại các phòng, phân tích lại chức năng nhiệm vụ cho các phòng tại Hội sở chính theo mô hình định hướng khách hàng kết hợp với sản phẩm dựa trên tiêu trí và mô hình quốc tế. VCB đã bước đầu hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng trực tuyến từ Trung ương đến Sở Giao dịch và bước đầu phát triển hệ thống đáng giá, xếp loại khách hàng.Tổ chức lại bộ phận quản lý vốn theo tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, tách bạch giữa bộ phận kinh doanh trực tiếp với hạch toán và quản lý, thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm tiền tệ mới, thành lập bộ phận tư vấn về quản lý tài sản tiền tệ.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Hội Sở Chính
* Tổ chức cán bộ Phòng và Đào tạo
Tham mưu cho Ban lãnh đạo xây dựng mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy các cấp của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thông trong và ngoài nước.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến cán bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo các quy định của Nhà nước.
Thực hiện công tác tuyển dụng lao động, bổ sung lao động theo yêu cầu công tác trên cơ sở kế hoạch được HĐQT và Ban Giám đốc duyệt. Hướng dẫn và quản lý công tác quy hoạch nguồn cán bộ toàn hệ thống trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tham mưu cho Ban lãnh đạo sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu công tác. Xem xét trình Ban lãnh đạo quyết định điều chuyển cán bộ giữa Trung ương với các Chi nhánh và giữa các Chi nhánh với nhau.
Hướng dẫn, kiểm tra các Chi nhánh trong việc thực hiện công tác cán bộ, việc chấp hành chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Ngoại thương việc thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương.
Xây dựng các quy chế về tổ chức, lao động và tiền lương, chế độ phụ cấp hàng năm, xây dựng chế độ tiền lương theo định kỳ. Phối hợp với phòng Kế toán-Tài chính xây dựng đơn giá tiền lương toàn hệ thống theo quy định của liên Bộ và trình giao thực hiện đơn giá tiền lương cho từng đơn vị thành viên.
Xây dựng định biên lao động Ngân hàng Ngoại thương trình Tổng Giám đốc để đăng ký với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Xây dựng quy chế đào tạo cán bộ, nghiên cứu và đề xuất chủ trương đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cán bộ toàn hệ thống. Quản lý cán bộ đi học tập, khảo sát... ở nước ngoài. Phối hợp với trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ theo từng chuyên đề cho toàn thể cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên.
Làm thủ tục về nhân sự cho cán bộ trong toàn hệ thống đi công tác, học tập, khảo sát... ở nước ngoài.
Quản lý và bảo mật hồ sơ của cán bộ công nhân viên chức theo đối tượng quy định.
Lập báo cáo thống kê Lao động- Tiền lương và công tác tổ chức cán bộ theo quy định.
Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Kế toán-Tài chính
Hướng dẫn, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ thu chi tài chính, cơ chế tài chính trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương phù hợp với luật pháp của Nhà nước và thông tư hướng dẫn của các ngành có liên quan cũng như các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Có trách nhiệm về tổ chức theo dõi và quản lý về vốn và tài sản của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Tổ chức theo dõi thực hiện thanh toán trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương phù hợp với quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương về thanh toán không dùng tiền mặt trong nước.
Tổ chức thực hiện hạch toán, thống kê phân tích tài chính của các Chi nhánh và các công ty trực thuộc cũng như của toàn hệ thống để tham mưu cho Tổng Giám đốc kế hoạch kinh doanh.
Tổ chức việc thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ và tổng hợp cân đối, báo cáo kế toán của các Chi nhánh và các công ty trực thuộc theo định kỳ.
Làm quyết toán hàng năm của toàn hệ thống, tính toán thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện việc nộp.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động.
Phân tích tình hình tài vụ hàng năm của toàn hệ thống, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Tổ chức tập huấn, đề xuất mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế toán, tài chính trong toàn hệ thống.
Hàng năm phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ và Đào tạo trong xây dựng và bảo vệ đơn giá tiền lương trong toàn hệ thống với Liên Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Lao động (phần kế hoạch tài chính), giao phân phối đơn giá tiền lương cho từng đơn vị thành viên trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở sau khi đã được Liên Bộ duyệt.
Hàng năm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực hiện các quy chế có liên quan đến tài chính, kế toán, thanh toán trong toàn hệ thống.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao
* Phòng Kiểm tra nội bộ
Lập kế hoạch thanh toán và kiểm tra hàng năm, đồng thời tổ chức việc kiểm tra theo định kỳ và đột xuất việc chấp hành chính sách, chế độ, nghiệp vụ kinh doanh, nhằm bảo đảm an toàn vốn và tài sản... của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán tính chính xác, đầy đủ của các bảng cân đối quyết toán năm, bảng cân đối kế toán định kỳ, báo cáo lỗ lãi, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Ngân hàng Ngoại thương, có kết luận bằng văn bản về kết quả kiểm tra.
Thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Nhà nước, xây dựng quy trình kiểm tra nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương.
Phối hợp theo chương trình của Ban kiểm soát Hội đòng quản trị để tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời làm đầu mối với các đoàn kiểm tra, thanh tra của NHNN và thanh tra Nhà nước, tổ chức theo dõi việc thực hiện kết luận của các đoàn thanh tra đó.
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm toán trước Hội đông Quản trị và Tổng Giám đốc, đề xuất những biện pháp bổ cứu, sửa đổi chế độ, thể lệ và công tác chỉ đạo điều hành của các cấp Ngân hàng. Giám sát, kiểm tra việc sửa chữa của các cơ sở sau khi được kiểm tra.
Xem xét và tham mưu cho Tổng Giám đốc giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động kinh doanh và cán bộ Ngân hàng Ngoại thương.
Tham gia ý kiến vào các dự thảo quy chế, quy định về nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương.
Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo để giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách cán bộ và nhân sự.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Kế toán quốc tế:
Đối chiếu, xác nhận số dư các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Đối chiếu số liệu được phản ảnh trên sao kê của nước ngoài với sổ phụ trong nước. Phát hiện sớm những khoản còn treo để kịp thời thu hồi vốn hoặc chỉnh sửa các thiếu sót về phía mình nếu có.
Phân tích những khoản còn tồn đọng sau khi đối chiếu để tra soát và giải quyết treo trễ với nước ngoài, các phòng liên quan tại Trung ương và các Chi nhánh.
Quản lý toàn bộ sổ phụ, chứng từ có liên quan đến các tài khoản nói trên.
Kiểm tra, theo dõi và hạch toán thu lãi kịp thời tài khoản Nostro.
Giải quyết các tồn đọng cũ trước đây thuộc các tài khoản song biên với các ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế
Xây dựng các báo cáo tổng hợp về hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, 5 năm...
Thực hiện phân tích kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm đưa ra những kết luận để tham mưu cho Tổng Giám đốc về phương hướng kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tham gia với Ngân hàng Nhà nước và các ngành hữu quan trong việc xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương. Xây dựng chế độ và biểu mẫu báo cáo thống kê hống nhất trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, có phân tích theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào báo cáo của Chi nhánh và tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để xếp loại thi đua trình Hội đồng Thi đua quyết định.
Tổ chức theo dõi nắm tình hình công tác Kho quỹ toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quỹ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đảm bảo kho quỹ an toàn và phục vụ công tác kinh doanh có hiệu quả.
Lập báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và theo dõi chấm điểm thi đua về công tác kho quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Tiếp nhận, dịch các tài liệu của các Tổ chức Quốc tế về tình hình tiền tệ, séc, các giấy tờ có giá; thông báo hướng dẫn toàn bộ hệ thống về đặc điểm tình hình tiền giả, tiền thật của tiền mặt đồng Việt Nam, Ngân phiếu thanh toán, các loại tiền mặt, séc, ngoại tệ bị mất cắp...
Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ ngân quỹ cho toàn hệ thống.
Thực hiện các nghiệp vụ khác khi Tổng Giám đốc giao
* Phòng vốn
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các giải pháp huy động nguồn vốn và sử dụng vốn. Trực tiếp triển khai các phương thức huy dộng vốn, khai thác nguồn vốn, quản lý và điều hành nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương.
Chủ động phối hợp với Phòng Quản lý tín dụng và các phòng liên quan trong việc xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vón toàn hệ thống hàng quý, năm để trình Tổng Giám đốc.
Theo dõi và thực hiện kế hoạch cân đối vốn nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán, nâng cao hệ số sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh trong toàn hệ thống.
Hàng tháng, quý, năm lập cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, lưu giữ tổng hợp số liệu tích luỹ và gửi Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế. Trên cơ sở số liệu cân đối vốn và sử dụng vốn cùng Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế tham mưu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống.
Hàng quý căn cứ vào chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, tình hình nguồn vốn, trình Ban lãnh đạo giao hạn mức vốn, hạn mức tín dụng, bảo lãnh cho các Chi nhánh và điều chuyển vốn cho các Chi nhánh. Đồng thời căn cứ khả năng nguồn vốn, sử dụng vốn để đưa ra những kiến nghị tham mưu cho lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình biến động của kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương.
Lập và phân tích trạng thái ngoại hối, nghiên cứu tình hình thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, đề xuất biện pháp bảo toàn nguồn vốn ngoại tệ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Thực hiện trình dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Ngoại thương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phối hợp với các phòng liên quan để giải quyết những tồn tại về công nợ đối với các Chi nhánh và các vấn đề có liên quan đến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Căn cứ vào chính sách tỷ giá và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Căn cứ định hướng, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương và sự biến động tỷ giá, lãi suất của thị trường trong và ngoài nước để xây dựng biểu lãi suất huy động, cho vay đối với khách hàng, lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và tỷ giá.
Xây dựng các văn bản chế độ liên quan đến tỷ giá, lãi suất tiết kiệm và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học.
Trực tiếp theo dõi và quản lý các công ty trực thuộc, các công ty liên doanh trong nước và các công ty mà Vietcombank có cổ phần.
Theo dõi, lập báo cáo về mọi mặt hoạt động của các Chi nhánh và công ty về các mặt nghiệp vụ. Tư vấn cho Tổng Giám đốc trong định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương theo định kỳ tháng, quý, năm.
Lập báo cáo thống kê phát sinh từ nghiệp vụ của phòng gửi Ngân hàng Nhà nước: Mua ngoại tệ, bán ngoại tệ cho các công ty liên doanh, điện báo tín dụng...
Nắm vững thường xuyên về kết quả hoạt động kinh doanh, lỗ lãi của các Chi nhánh và Công ty, diễn biến tình hình các chỉ tiêu tài chính, phản ánh kịp thời tình hình cho Ban lãnh đại để có những biện pháp khắc phục.
Kết hợp với các phòng chức năng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động kinh doanh, về sử dụng vốn vay Trung ương của các Chi nhánh và các Công ty theo nhiệm vụ quản lý của phòng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Khách hàng
Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm xác định chính xác vị thế và thị phần của Ngân hàng Ngoại thương trên thương trường.
Nắm bắt tìm khách hàng, trên cơ sở đó tham gia tư vấn cho Ban lãnh đạo về chủ trương mở rộng quan hệ với hệ thống khách hàng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương theo đúng luật pháp và điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu cụ thể các hoạt động của các ngân hàng khác (nhóm đối thủ cạnh tranh), tìm hiểu tâm lý và thị hiếu khách hàng, khảo sát thực tế tại các địa bàn khác nhau...xây dựng cơ chế chính sách khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ.
Đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện công tác khách hàng trong toàn hệ thống.
Tham gia xây dựng các văn bản liên quan đến chính sách kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương như chính sách kinh doanh tiền tệ, tín dụng, lãi suất...
Phối hợp cùng các phòng, ban chức năng trình Ban lãnh đạo xử lý các nghiệp vụ mới phát sinh chưa có quy định về chính sách khách hàng hoặc để sửa đổi các quy định đã có cho phù hợp hơn.
Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương.
Thực hiện các công tác khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Pháp chế
Tham gia soạn thảo, xây dựng các văn bản, quy chế liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo lãnh... của Ngân hàng Ngoại thương, của các Bộ, ngành và của Nhà nước khi được yêu cầu. Xem xét, kiểm tra có ý kiến và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự thảo cuối cùng của các văn bản trước khi trình Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ký ban hành.
Tư vấn về mặt pháp lý cho Tổng Giám đốc trong việc soạn thảo, ký kết các văn bản và giải quyết các vụ việc có liên quan đến Ngân hàng Ngoại thương.
Được ủy quyền tiếp xúc và ký các văn bản ghi nhớ với các cá nhân và tổ chức kinh tế, các công ty luật trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý trong hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương: phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện những vấn đề đó.
Tham gia bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng Ngoại thương trong việc tố tụng, giải quyết tranh chấp tại toà án, trọng tài kinh tế hoặc các cơ quan khác ở trong và ngoài nước trên cơ sở pháp luật.
Tổ chức và phối hợp với các phòng, ban liên quan của Ngân hàng Ngoại thương trong việc tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho viên chức Ngân hàng Ngoại thương và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên phòng.
Kiến nghị với Tổng Giám đốc về mặt pháp luật những vấn đề cần được huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Hệ thống hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, các văn bản chế độ, thể lệ nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương.
Tuỳ từng vấn đề và thừa lệnh Tổng Giám đốc, trong khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phong Pháp chế được quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết.
Thực hiện các nhiện vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Công nợ
Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước về xử lý nợ (xoá nợ, giảm nợ, giãn nợ...) để tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống.
Phối hợp với các ngành chủ quản, các cơ quan pháp luật để tiến hành xử lý nợ quá hạn có vấn đề (các khoản nợ của các đơn vị giải thể và khó đòi), nợ khoanh, giãn nợ.
Kết hợp với các phòng ở Hội sở Trung ương và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương để theo dõi các khoản nợ có vấn đề do Tổng Giám đốc giao.
Thống kê, báo cáo định kỳ số liệu theo chủ trương xử lý nợ của Nhà nước và của ngành. Nghiên cứu các mẫu biểu thống kê, báo cáo số liệu công nợ áp dụng trong toàn hệ thống nhằm phục vụ công tác thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế để tìm các giải pháp xử lý thích hợp.
Tập hợp thống kê và kết hợp với một số Chi nhánh để xử lý các khoản nợ bảo lãnh nước ngoài kê khai trong thanh toán công nợ.
Tổng hợp theo dõi các loại tài sản do các Phòng hoặc các Chi nhánh thu nợ, xiết nợ thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Kết hợp với các phòng Trung ương, các Chi nhánh Nghiên cứu trình Ban lãnh đạo các phương án, hướng xử lý đối với các tài sản trên.
Tập hợp, thống kê, báo cáo tình hình tài sản đã thu, giảm thu nợ theo quý. Kiến nghị các biện pháp tiếp theo nhằm thu nợ đạt hiệu quả cao hơn.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
* Phòng Quản lý Tín dụng
Tổ chức thực hiện việc thu nhận, tổng hợp và phân tích, xử lý các nguồn thông tin liên quan đến các lĩnh vực tín dụng, đầu tư, chứng khoán, thương mại; cây dựng cá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC660.doc