Đề cương sơ bộ
Đề tài : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Đầu tư Thương mại Ngân hàng
Lời nói đầu
Phần I : hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
I/ Những vấn đề cơ bản về vốn của doanh nghiệp
1/ Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
2/Khái niệm và phân loại vốn
2.1 Khái niệm
2.2 Phân loại
Căn cứ vào nguồn hình thành
3.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng
3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào p
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về : giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty đầu tư thương mại Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương thức chu chuyển về mặt giá trị của vốn
3/ Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp
II/ Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1/ Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
2/ Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
2.1/Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2/ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3/ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung
3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
3.1/ Nhóm nhân tố tác động đến doanh htu và lợi nhuận
3.2/ Nhóm nhân tố tác động đến vốn của doanh nghiệp.
3.3/ Nhóm nhân tố tác động chung
III/ Sự cần thiết nâng cao hiệu quả vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1/ Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
2/ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
2.1/Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2/Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Phần II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty đầu tư thương mại Ngân hàng
I/Giới thiệu về công ty đầu tư thương mại Ngân hàng
1/ Quá trình hình thành và phát triển
2/ Cơ cấu tổ chức của công ty
3/ Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
4./ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh
II/ Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
1/ Khái quát về tình hình nguồn vốn
2/ Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
2.1/. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2/. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3/. Hiệu quả sử dụng vốn chung
3/ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
3.1/ Kết quả đạt được
3.2/ Những hạn chế và nguyên nhân
Phần III : giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Đầu tư Thương mại Ngân hàng
I/ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
II/ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
1/ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
2/ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3/ Một số giải pháp khác
III/ Một só kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp trên
1/ Đối với công ty
2/ Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng
3/ Đối với nhà nước
Kết luận
Trường đạI học kinh tế quốc dân
Khoa ngân hàng- tài chính
Đề cương sơ bộ
Đề tài : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty Đầu tư Thương mại Ngân hàng
Giáo viên hướng dẫn : Ths Đào Văn Hùng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuý Ngần
Lớp : Tài chính A
Khoá : 39
Hà nội tháng 2/ 2001
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Khách sạn Âu cơ I là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công đoàn Ngân hàng VN; được thành lập theo Quyết định số 1206-QĐ/UB ngày 20/6/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty ra đời trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước,với tỷ trọng sản phẩm ngành dịch vụ, du lịch trong tổng sản phẩm các ngành kinh tế quốc dân ngày càng lớn. Nắm bắt được xu hướng phát triển cũng như tình hình cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt. Ban lãnh đạo trong công ty với mong muốn mở rộng quy mô hoạt động của công ty, kinh doanh tổng hợp trên mọi lĩnh vực, nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước như : tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên thực hiện nghĩa vụ với nhà nước... đã đề nghị với UBNDTP Hà nội để thành lập thêm Xí nghiệp In dịch vụ Ngân hàng và Trung tâm Quảng cáo Dịch vụ.Vì vậy Công ty khách sạn Âu cơ I đã được đổi tên thành Công ty Đầu tư thương mại dịch vụ ngân hàng theo quyết định số 4666/QĐ-UB ngày 2/12/97 và công văn 351/CĐNHNN ngày 19/11/97.
Tên công ty: Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng
Tên giao dịch: Investment Commercial Company of State Bank
Viết tắt : ICC
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
Cơ quan quản lý cấp trên: Công đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trụ sở chính: 131-137 Yên phụ-Tây hồ
Các chi nhánh:
Tại thành phố HCM: Khách sạn Hoàng Hoa,Văn phòng công nghiệp TPHCM
Tại Hà nội: Nhà nghỉ Ngân Hà, Xí nghiệp in dịch vụ ngân hàng, Trung tâm quảng cáo dịch vụ
Tại Hải phòng: Nhà nghỉ Đồ Sơn
2. Chức năng nhiệm vụ
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng có chức năng nhiệm vụ sau :
1- Kinh doanh khách sạn, ăn uống.
2- Kinh doanh du lịch phục vụ khách trong và ngoài nước.
3- Tổ chức các dịch vụ, thương mại.
4- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh về in; Làm dịch vụ quảng cáo.
5- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Công ty được tổ chức theo chế độ 1 thủ trưởng. Đứng đầu là ban giám đốc và gồm các phòng ban chức năng và các chi nhánh thành viên của công ty. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng,đứng đầu các chi nhánh là các phó giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc
Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của từng bộ phận:
- Tổng Giám đốc : Là thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh chung của Công ty.
Hoạch định chiến lược chính sách phát triển của công ty
Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành kiểm tra hoạt động của công ty
Định kỳ tổ chức các cuộc họp kiẻm tra xem xét các hoạt động
Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các đồng chí trưởng phòng ban
- Phó tổng Giám đốc : Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc trong mọi lĩnh vực .
-Giám đốc trung tâm : Các trung tâm trực thuộc Công ty là những đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo lĩnh vực được giao. Chính vì vậy Giám đốc trung tâm có nhiệm vụ tổ chức, quản lý theo dõi các hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Thực hiện chế độ báo cáo trước Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Văn phòng
P.Kinh doanh
P.Tổ chức-HC
P.Kế toán-TC
Các chi nhánh
T.tâm Q.C-Dịch vụ
XN in dịchvụ ngân hàng
Chi nhánh tại HN
Chi nhánh tại TPHCM
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
-- Các phòng ban giúp việc
+ Phòng Hành chính : gồm các chuyên viên tham mưu trong các hoạt động chính trị, văn hóa xã hội, đời sống giúp việc cho ban Giám đốc như : đảm bảo chế độ thông tin và báo cáo kịp thời với cấp trên, thu thập xử lý thông tin một cách chính xác kịp thời; Quản lý duy trì các hoạt động văn phòng, tổ bảo vệ, tổ lái xe, nhà ăn tập thể ; Quản lý, tổ chức mọi hoạt động của bộ phận văn thư.
+ Phòng Kế toán : Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là thực hiện công tác tài chính kế toán, lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính theo qui định. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về tình hình hoạt động tài chính và các số liệu báo cáo, lập kế hoạch kế toán tài chính hàng năm
Kế toán trưởng điều hành toàn bộ mọi hoạt động về tài chính kế toán.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện các kế hoạch đó, giới thiệu quảng cáo tìm đối tác cho công ty.
+ Phòng tổ chức cán bộ và quản lý tiền lương : Với trách nhiệm là tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc, phải nắm bắt về nhân sự năng lực phẩm chất đạo đức hoàn cảnh từng cán bộ để sắp xếp lao động cho hợp lý và tham mưu cho thủ trưởng về công tác, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động, xây dựng quy chế phân phối tiền lương và định mức lao động .
Kiểm tra tham mưu cho thủ trưỏng về các chế độ bảo hiểm xã hội giúp cho thủ trưởng nắm bắt tình hình cán bộ chuyển đi chuyển đến trong công ty.
Xây dựng, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động
4.Đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
a/Đặc điểm công ty
Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng là 1 công ty kinh doanh tổng hợp trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ.Với tổng số cán bộ công nhân viên là 98 người trong đó nhân viên quản lý là 16 người, nữ chiếm 25% tổng số lao động
Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1996 với số vốn pháp định ban đầu là 14,2 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty chủ yếu mang tính dịch vụ. Địa bàn kinh doanh rộng , có nhiều đầu mối
Xí nghiệp in được đầu tư bằng 100% vốn vay, nhà xưởng phải đI thuê.Các tài sản tuy lớn nhưng hầu hết chưa đủ điều kiện khai thác, phân bố rộng trong các miền đất nước và chủ yếu là tài sản cố định.
b/Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động
Tuy là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất của công ty tương đối ồn định.Có được những kết quả như vậy là do có những thuận lợi sau :
-Công ty được giao một khối tài sản tương đối lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
-Hồ sơ pháp lý thành lập doanh nghiệp tương đối hoàn chỉnh làm tiền đề cho việc kinh doanh
-Có đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh có kinh nghiệm nhất định,lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, có trách nhiệm cao trong công việc
-Công ty có một lợi thế về vị trí địa lý,các chi nhánh của công ty đều có vị trí gần những khu sầm uất , những nơi nghỉ mát có danh lam thắng cảnh đẹp thu hút khách hàng đến tham quan và nghỉ trọ
Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp phải những khó khăn :
-Tình trạng thiếu vốn trong việc đầu tư nâng cấp sửa sang nhà cửa
-Các khách sạn, nhà nghỉ của công ty đều có điều kiện kinh doanh theo mùa nên có những mùa rất vắng khách,nhiều khi còn bị thua lỗ
-Thiếu trụ sở làm việc : Cơ sở vật chất ban đầu để thành lập Công ty Âu cơ I là khách sạn Ngân Hà lại chưa được bàn giao. Công ty phải đi thuê ở nơi khác để kinh doanh nên làm giảm hiệu quả kinh doanh
-Các chi nhánh của công ty hoạt đọng cách xa trụ sở chính nên việc giám sát, kiểm tra chỉ đạo hoạt động kinh doanh cũng như việc tập hơp các số liệu , sổ sách sẽ gặp nhiều khó khăn.
c/Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Do lợi thế về vị trị địa lý cũng như môi trường kinh doanh của các chi nhánh của công ty khá thuận lợi nên kết quả kinh doanh của công ty nói chung tăng trưởng tương đối ổn định,thu nhập của người công nhân được đảm bảo, phong trào công đoàn ngày càng phát triển sâu rộng và vững chắc
Về kết quả hoạt động kinh doanh :
Nhìn chung trong những năm đầu tuy mới đI vào hoạt động nhưng hàng năm công ty kinh doanh đều có lãi. Công ty luôn chú trọng mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín đối với khách hàng. Công ty cũng chú ý đến vấn đề giảm những chi phí gián tiếp không cần thiết, khai thác thêm nhiều đơn đặt hàng mới. Năm 1998 tổng chi phí là 36 505,95 triệu đồng, đến năm 2000 chi phí giảm còn 24 175,9 triệu đồng vì thế LNST có chiều hướng tăng từ 246,3 triệu lên 275,3 triệu. ĐIều đó được thể hiện qua biểu sau :
Biểu 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Doanh thu thuần
36 931,9
35 498,6
247 39,56
Chi phí
36 505,95
35 243,87
24 175,9
LNTT
425,95
254,73
563,66
Thunhập hoạt động TC
21.86
91,78
16,8
Thunhập hoạt động BT
0
0
-183,3
LNTTTNDN
447,8
346,51
404,9
Thuế TNDN(Lợi tức)
201,52
110,89
129,57
LNST
246,3
235,64
275,3
Về tình hình thu nhập của công nhân viên hàng năm
Biểu 2 Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1. Tổng quỹ lương
558,3
669,7
886,5
2.Số lao động
90người
98
101
3.Tiền lương bình quân
6,2
6,8
8,78
(Nguồn công ty ĐTTMNH)
Như vậy so với mức thu nhập bình quân toàn ngành thì thu nhập bình quân/năm/người ở công ty là thấp .Công ty sẽ phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu giảm những chi phí không cần thiết để nâng cao mức sống cho người lao động, tạo ra động lực , khuyến khích họ làm việc tốt hơn
Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy quy mô nguồn vốn của công ty tăng tương đối nhanh, luôn đảm bảo mức vốn pháp định theo qui định của luật doanh nghiệp. Mức vốn pháp định ban đầu là
14 121,98 triệu. Đến năm 1998 nguồn vốn của công ty có sự biến động mạnh mẽ, số vốn là 23 857 triệu đồng tăng 68,9 % so với mức vốn ban đầu. Nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng TSLĐ trong đó khoản dự trữ chiếm phần lớn .Nguyên nhân là do cuối năm 97 Xí nghiệp In mới được thành lập và đi vào hoạt động mà sản phẩm của nó chủ yếu là sách báo, tạp chí , văn hoá phẩm, giấy tờ quản lý kinh tế... nên cần phải có một khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dự trữ lớn, khối lượng hàng gửi bán cũng chiếm tỷ lệ lớn. Đến năm 99, và năm 2000 nguồn vốn kinh doanh đều giảm, mà nguyên nhân chủ yếu cũng do TSLĐ giảm. Do xí nghiệp đã đi vào ổn định, sản phẩm được sản xuất ra theo đơn đặt hàng của khách hàng nên các khoản mục như : hàng gưỉ bán, hàng hoá...đều giảm. TSCĐ thay đỏi không đáng kể qua các năm. Ơ bên nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng không đáng kể mà chủ yếu là tăng các khoản nợ phải trả.Tốc độ tăng cao nhất vẫn là năm 98. Lợi nhuận sau thuế hàng năm chưa cao nên khoản tích luỹ cho đầu tư sản xuất vẫn còn ít. Ta có bảng tổng hợp về nguồn và tài sản của công ty như sau:
Biểu 3 :
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
I/ TSLĐ
11 963,2
8 282,06
7 934,9
II/ TSCĐ
11 894
11 241,84
10 878,75
Tổng Tài sản
23 857,2
19 523,9
18 813,65
I/ Nợ phải trả
12 008,75
7 755,02
7 234,15
II/ Vốn chủ sở hữu
11 848,44
11 768,88
11 579,5
Tổng nguồn
23 857,2
19 523,9
18 813,65
(Nguồn Công ty ĐTTMNH)
Về tình hình tài chính của công ty
Nhìn biểu 3 ta thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Toàn bộ nguồn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng vốn cố định của công ty so với tổng nguồn tương đối lớn , công ty cần phải có biện pháp bảo quản và sử dụng hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh
Một số chỉ tiêu : Hệ số nợ = Tổng nợ / tổng vốn
Hệ số nợ so VCSH= Nợ dài hạn / Vốn CSH
Khả năng thanh toán tức thời =Tiền / Nợ ngắn hạn
Biểu 4
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Hệ số nợ
0,503
0,4
0,38
Hệ số nợ DH so VCSH
0
0,226
0,17
Khả năng tthh
0,078
0,06
0,205
(Nguồn công ty ĐTTMNH)
Nhìn vào biểu 4 ta thấy năm 2000 tình hình tài chính của công ty là khả quan nhất so với 2 năm 98, 99. Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động hiện có,hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của toàn công ty
5/ Một số tồn tại
- Công ty chưa có những biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Đôị ngũ cán bộ công nhân viên còn non yếu về trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc, chưa có các lớp bồi dưỡng tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật
- Việc sử dụng các cơ sở phòng ban cũng như đội ngũ cán bộ chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn có sự lãng phí lớn do đó làm tăng chi phí không cần thiết , giảm hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
.........
6 / Một số biện pháp
Do tài sản công ty chủ yếu là tài sản cố định nên cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng có hiêụ quả. Tiếp tục hoàn thiện các dây chuyền sản xuất trong các xưởng in, nâng cấp mặt bằng nhà in, bảo đảm năng suất chất lượng cao .Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh
Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ
Không ngừng nâng cao tính năng động sáng tạo trong quản lý cũng như trọng định hướng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm in , tiết kiệm nguyên vật liệu... Nâng cao bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên
Thực hiện tốt đúng đủ các hợp đồng đã ký nhằm nâng cao uy tín của công ty
Đối với các nhà nghỉ, khách sạn : Phải nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện các phòng ở cho thoáng đãng, sạch sẽ đầy đủ tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt đẻ ngày cang thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Công tác phục vụ khách hàng phải chu đáo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng .
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC698.doc