mục lục
Mở đầu
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Châu :
1. Thời kỳ thành lập (1965-1975).
2. Thời kỳ (1976-1985).
3. Thời kỳ (1986-1991).
4. Thời kỳ 1992 đến nay.
II. Những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Công ty :
1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của Công ty.
2. Các chủng loại sản phẩm của Công ty đang tiêu thụ trên thị trường.
3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty .
4 Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của Công ty.
III. Những thuận lợi và khó khăn
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Công ty; thuận lợi và khó khăn của Công ty trong cơ chế thị trường và những giải pháp khắc phục của Công ty bánh kẹo hải châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Công ty trong cơ chế thị trường và những giải pháp khắc phục:
Những thuận lợi.
Những khó khăn và giải pháp khắc phục.
Nhận xét chung.
IV. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
1. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế.
2. Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng.
3. Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất .
kết luận
Mở đầu
Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ, suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao và ngày càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh nhau bằng mọi cách, với mọi hình thức. Trong đó nổi bật là cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì, phân phối, khuếch trương... Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn lo liệu đầu vào, đầu ra, hoạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đối với Công ty Bánh kẹo Hải Châu, từ khi thành lập (1965) đến nay đã trải qua những biến động thăng trầm của nền kinh tế nhưng vẫn đứng vững được nhờ tích cực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tăng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn được coi là vấn đề bức xúc và hết sức quan trọng mà các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh của Công ty luôn quan tâm .
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Châu :
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công ty mía đường I-Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ,do được sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) nên mới có tên gọi là Hải Châu. Công ty được thành lập ngày 02/09/1965 , quá trình hình thành và phát triển có thể được tóm tắt như sau :
1. Thời kỳ thành lập từ năm 1965-1975 :
Thời kỳ này do có chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ được các số liệu ban đầu về vốn đầu tư của công ty. Năng lực sản xuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng chính là :
+Phân xưởng bánh: Gồm 1 dây chuyền máy cơ giới, công suất 2.5 tấn/ca. Sản phẩm sản xuất chính là : quy bơ và bánh lương khô (phục vụ quốc phòng).
+Phân xưởng kẹo: Gồm 2 dây chuyền máy cơ giới, công suất mỗi dây là 2.5 tấn/ca. Sản phẩm chính là kẹo cứng và kẹo mềm.
+Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: Gồm 6 dây chuyền máy bán cơ giới công suất mỗi dây là 2.5-3 tấn/ca. .Sản phẩm chính là mỳ sợi.
Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân là 850 người/năm. Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng máy móc, thiết bị hư hỏng, Công ty được Bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Hà (nay là Công ty bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp).
2. Thời kỳ từ năm 1976-1985 :
Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mậu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng giấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng là sữa đậu nành và Bột canh .
Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều động 4 dây chuyền mỳ ăn liền từ Công ty Sam Hoa (TPHCM) thành lập phân xưởng mì ăn liền với công suất dây chuyền là 2.5 tấn/ngày.
Năm 1982, do khó khăn về bột mỳ và nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực, Công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mỳ lương thực. Trong thời kỳ này, Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Bánh kem xốp là sản phẩm đầu tiên ở nước ta .
Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 250 người/năm.
3.Thời kỳ từ năm 1986-1991 :
Trong thời gian từ năm 1986-1990 , tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun, Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ngày.
Từ 1990-1991, Công ty lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ, công xuất 2.5-2.8 tấn/ca . Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 950 người/năm.
4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay :
Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống (bánh kẹo), đầu tư mua sắm thiết bị mới , thay thế mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 1993, Công ty đầu tư mua thêm một dây chuyền bánh kem xốp của CHLB Đức công suất là 1tấn/ca, giá trị dây chuyền là 9 tỷ đồng VN, đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất tại VN.
Năm 1994, Công ty mua thêm 1 dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất 500kg/ca, dây chuỳên trị giá 3.5 tỷ VND.
Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một Công ty liên doanh sản xuất sôcôla, sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu. Cùng trong năm 1996 này Công ty đã mua sắm và lắp đặt hai dây truyền bánh kẹo của CHLB Đức công suất 2400kg/ca (kẹo cứng ) và 3000kg/ca (kẹo mềm). Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 705 người/năm.
Năm 1998, Công ty tập trung hoàn thiện thiết bị, công nghệ hiện đại với hai dây chuyền kẹo cứng và kẹo mềm của CHLB Đức. Công suất 3400 tấn /năm.
Năm 1998-1999, Công ty đã triển khai xây dựng và thực hịên dự án đầu tư chiều sâu nâng công suất chất lượng dây chuyền bánh bích quy thiết Đài Loan từ 2.1 tấn/ca lên 3.2 tấn/ca và bổ xung thêm thiết bị hoàn thiện các dây chuyền sản xuất bánh lương khô tổng hợp.
Năm 2000, Công ty đầu tư nâng cao công suất chất lượng sản phẩm dây chuyền thiết bị sản phẩm bánh kem xốp của cộng hòa liên bang Đức từ 800kg/ca đến 1600kg/ca.
Năm 2001, Công ty xây dựng và triển khai đầu tư dây chuyền sản xuất sôcôla thanh và viên từ công nghệ của Tây Âu công suất 400kg/ca .
Năm 2002-2003, Công ty tiếp tục đẩy mạnh thêm một bước mới trong công tác đầu tư phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn, đã nghiên cứu khảo sát xây dựng dự án khả thi đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp Custard Cake của Tây Âu, dự án đã được Bộ chủ quản thẩm định phê duyệt với tổng mức đầu tư về thiết bị đầu tư và xây dựng trên 60 tỷ đồng. Công ty đã thực hiện đấu thầu thiết bị và xây dựng với giá trị thiết bị trên 47 tỷ đồng xây lắp nên 6.5 tỷ đồng công trình xây dựng lắp đặt thiết bị xí nghiệp bánh mềm cao cấp đã cơ bản hoàn thành, đang triển khai kế hoạch đưa vào sản xuất chính thức trong dịp cuối năm . Công ty dự kiến đưa sản phẩm bánh mềm cao cấp mới đầu tư cùng với sản phẩm hiện có để phục vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán năm nay.
II. Những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Công ty :
Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của Công ty:
Hiện nay Công ty bánh kẹo Hải Châu có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là :
Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn .
Kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền .
Kinh doanh các sản phẩm Bột gia vị .
Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì nghành công nghiệp thực phẩm .
Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của Công ty được phép kinh doanh theo giấy phép kinh doanh ngày 29/09/1994 .
2. Các chủng loại sản phẩm của Công ty đang tiêu thụ trên thị trường:
Bánh các loại: Bánh Hướng Dương, bánh Hương Thảo, bánh Lương Khô, bánh Hải Châu hương cam, bánh Hải Châu hương dừa, bánh quy bơ, bánh quy kem, bánh milk, bánh kem xốp các loại và bánh kem xốp phủ các loại .
Kẹo các loại: Kẹo hoa quả, kẹo cam, kẹo sữa dừa, kẹo cốm, kẹo sữa cứng sôcôla,kẹo sữa mềm sôcôla, kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo sôcôla.
Mỳ các loại : mỳ gói, mỳ gà.
Nước uống các loại: Bia hơi, nước khoáng, rượu.
Bột canh các loại: Bột canh thường, bột canh iôt.
Nhìn lại bước đường phát triển của Công ty ta thấy được bước thăng trầm của Công ty theo sự biến động của thị trường trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Công ty thực hiện theo kế hoạch của cấp trên giao nên nhìn chung không có gì biến động lớn. Bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường Công ty có phần nào chững lại do trang bị máy móc cũ nát, công nghệ lạc hậu, trình độ công nhân hạn chế. Trong những năm gần đây 1998-2003, do có sự đổi mới về phương thức kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt.
Như vậy Công ty đã đi đúng đường lối để tồn tại và phát triển trong sự tác động của thị trường, tiến tới hòa nhập với tốc độ tăng trưởng của đất nước, trong khu vực và trên Thế giới. Công ty đã định hướng đúng đắn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, dựa vào tiềm năng sẵn có của Công ty để tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa chủng loại, đổi mới mẫu mã, bao bì trên cơ sở đảm bảo uy tín về chất lượng, phấn đấu ổn định giá thành trong cả năm, là cơ sở để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty :
Giám Đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Kế toán trưởng
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Ban bảo vệ
Phòng tổ chức
Ban XDCB
Phòng KHVT
Phân xưởng bánh I
Phân xưởng bánh II
Phân xưởng kẹo
Phân xưởng bột canh
Phân xưởng cơ điện
Phòng HC-ĐS
Phòng KTTV
4. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của Công ty:
Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng : Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật, kế toán trưởng phụ trách tài chính. Các phòng ban trực thuộc gồm 5 phòng và 2 ban.
Giám đốc: Phụ trách các mặt công tác sau:
+ Chỉ đạo phòng tài vụ, phụ trách công tác tài chính - kế toán .
+ Chỉ đạo phòng tổ chức, phụ trách công tác cán bộ, tiền lương, lao động .
+ Chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư, phụ trách kế hoạch vật tư và tiêu thụ.
+ Chỉ đạo phòng kỹ thuật và ban xây dựng cơ bản, phụ trách công tác kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản .
+ Chỉ đạo ban bảo vệ, phụ trách công tác bảo vệ nội Bộ, công tác phòng cháy nổ, thực hiện các nghĩa vụ quân sự .
Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc phụ trách các công tác:
+ Chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư, phụ trách về kế hoạch vật tư , tiêu thụ + Chỉ đạo phòng HC-ĐS: Ban bảo vệ phụ trách công tác hành chính quản trị và bảo vệ .
Kế toán trưởng: Giúp giám đốc về các mặt công tác kinh doanh, tài chính, kiểm tra, kiểm soát với mọi thu chi của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Giúp giám đốc phụ trách công tác sau:
+ Chỉ đạo phòng kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật .
+ Phụ trách công tác điều hành kế hoạch tác nghiệp của phân xưởng.
+ Phụ trách công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân .
+ Phụ trách công tác bảo hộ lao động .
+ Kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu sửa chữa trang thiết bị, trang bị công nghệ mới …
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc các công tác:
+ Tổ chức lao động, cán bộ, tiền lương.
+ Soạn thảo nội quy, quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị của Công ty.
+ Điều động tuyển dụng lao động.
+ Đào tạo nhân lực.
+ Bảo hộ lao động.
+ Giải quyết các chế độ chính sách.
+ Quản lý hồ sơ nhân sự.
- Phòng kế hoạch vật tư có các nhiệm vụ:
+ Kế hoạch tổng hợp ngắn hạn và dài hạn.
+ Kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất hàng ngày.
+ Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu.
+ Kế hoạch giá thành.
+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật có các nhiệm vụ:
+ Công tác tiến bộ kỹ thuật.
+ Quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất.
+ Nghiên cứu mẫu mã, bao bì và các mặt hàng mới.
+ Quản lý xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay thế thiết bị.
+ Soạn thảo quy trình, quy phạm.
+ Giải quyết các sự cố về máy móc, công nghệ sản xuất.
+ Tham gia đào tạo nhân lực, an toàn lao động.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên liệu đầu vào.
- Phòng kế toán- tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về các mặt : Kế toán thống kê tài chính, lập các chứng từ sổ sách thu chi, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của Công ty. Báo cáo với giám đốc về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lỗ lãi của Công ty.
- Phòng hành chính đời sống có nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính, đời sống, nhà ytế, nhà trẻ.
Ngoài các phòng ban trên Công ty còn có 4 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng phụ trợ:
+ Phân xưởng bánh I : Gồm 2 dây chuyền SX.
+ Phân xưởng bánh II : Gồm 2 dây chuyền SX.
+ Phân xưởng kẹo : Gồm 2 dây chuyền SX.
+ Phân xưởng bột canh : Gồm 2 dây chuyền SX.
+ Phân xưởng cơ điện : Gồm có tổ cơ khí và tổ điện.
III. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong cơ chế thị trường và giải pháp khắc phục:
1. Những thuận lợi:
Công ty bánh kẹo Hải Châu đến nay đã trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển .Trong quá trình phát triển và tồn tại Công ty đã gặp không ít khó khăn , thách thức nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nên đã đứng vững được trên thị trường như ngày hôm nay. Hiện nay, Công ty đã có nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu, thị hiếu của người dân và có nhiều mặt hàng cao cấp, đáp ứng phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Sản phẩm của Công ty được nhiều tỉnh thành ở các vùng Bắc, Trung, Nam biết đến thương hiệu (đây là một thế mạnh rất lớn của Công ty ). Đồng thời, Công ty đã cho nhập nhiều dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại để ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường đi các tỉnh , nâng cao doanh thu của doanh nghiệp …
Bên cạnh đó, sự đoàn kết nhất trí tập trung trí và lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã tạo nên sức mạnh cộng đồng của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng đã tranh thủ được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan quản lý cấp trên, của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng Công ty mía đường I, các cơ quan nhà nước (đặc biệt là Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội) đã tạo điều kiện giúp đỡ Công ty trong việc xây dựng triển khai và tổ chức khai thác tốt các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư mới cùng việc khai thác các sản phẩm sau đầu tư. Trên cơ sở đó Công ty đã tăng được nguồn tích luỹ khấu hao, tạo nguồn chi trả vốn vay đầu tư đúng và trước thời hạn thanh toán. Trong 5 năm qua Công ty đã cơ bản hoàn trả hết các khoản vốn vay đầu tư của các dự án từ năm 1995 - 2001 với nguồn vốn gần 50 tỷ đồng tạo tiền đề cho các chương trình đầu tư phát triển sản xuất các năm 2002 - 2005. Đồng thời do chủ động về tài chính và thanh toán, nên thực tế đã tiết kiệm và giảm thấp được chi phí lãi vay ngân hàng đồng thời khắc phục được sự biến động về tỷ giá ngoại tệ trong những thời điểm thanh toán.
Công ty bánh kẹo Hải Châu do có được truyền thống từ lâu đời nên đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường do đó có sức cạnh tranh cao. Hơn nữa Công ty luôn quan tâm tới việc đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Mới đây, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã khảo sát, ngiên cứu xây dựng dự án tiền khả thi đầu tư dây chuyền bánh mềm cao cấp một loại bánh mới có sức tiêu dùng phù hợp cho mọi lứa tuổi và có khả năng cạnh tranh cao đối với sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước .
Thời gian gần đây ,do nền kinh tế phát triển nên đời sống của nhân dân được nâng cao và đồng thời nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo cũng tăng theo. Thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng (trong nước và cả nước ngoài) như Lào, Campuchia, Cuba, ấn Độ... đặc biệt năm vừa qua Công ty đã xuất khẩu 70 tấn kẹo các loại sang Lào .
Sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao chất lượng và đa dạng về chủng loại mẫu mã, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm, tạo lập uy tín và ưu thế cạnh tranh của Công ty .
Mặt khác, Công ty còn thực hiện phương thức thanh toán đơn giản, hợp lý tạo điều kiện cho các kênh tiêu thụ phối hợp nhịp nhàng, lưu thông nhanh chóng. Tuy nhiên Công ty cần theo dõi sát sao các đại lý, không nên để tình trạng các đại lý đọng vốn nhiều, lâu, gây khó khăn cho Công ty về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh , đặc biệt tránh tình trạng không trả được nợ của các đại lý. Công ty đã có nhiều hình thức hỗ trợ bán hàng, nâng cao sức mua đối với sản phẩm của mình thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài, báo, tạp chí... tham gia các kỳ hội chợ giới thiệu sản phẩm của Công ty, tổ chức các kỳ hội chợ khách hàng.
2. Những khó khăn và giải pháp khắc phục:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp có tuổi đời chưa cao nhưng có sự đầu tư mạnh và dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp. Trong khi đó, quá trình quảng cáo và Marketing sản phẩm của Công ty chưa được mở rộng đến nhiều vùng, tỉnh …Việc đáp ứng nhu cầu của thị trường là rất khó vì mỗi vùng, tỉnh có sở thích khác nhau, khẩu vị hoàn toàn khác nhau.
Mặt khác, công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty chưa được đầu tư nhiều, mặc dù đã có sự thay đổi nhưng rất ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, Công ty còn gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá đi các tỉnh khác vì chi phí tăng đẩy giá thành sản phẩm tăng theo. Đây là một vấn đề cần bàn đến nhưng để giải quyết là một vấn đề khó .
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty bánh kẹo Hải Châu còn một số vấn đề cần giải quyết :
- Công ty đã đưa một số dây chuyền hiện đại mới đưa vào sản xuất nhưng vẫn còn một số dây chuyền sản xuất bánh kẹo đã bị lạc hậu không phù hợp với mức kế hoạch sản xuất, lãng phí nguyên liệu làm tăng gía thành sản phẩm. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh, đối thủ hiện tại như Kinh Đô, Biên Hoà, Hải Hà, Tràng An ... đã đầu tư vào thiết bị máy móc hiện đại và đưa ra thị trường với những sản phẩm tốt hơn, có ưu thế hơn đối với sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Do đó, Công ty cần phải xem xét đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn , giá cả hợp lý.
- Các sản phẩm của Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt vì : giá cả các yếu tố đầu vào tăng như dầu, mỡ, nguyên liệu, bột, đường, các chất phụ gia... trong khi đó giá của sản phẩm vẫn giữ nguyên, mặt khác các mặt hàng trốn lậu thuế vẫn còn chỗ đứng trên thị trường trong nước. Do đó Công ty phải cố gắng tìm các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm .
- Trên thị trường hiện nay , tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái đối với các doanh nghiệp tư nhân vẫn xuất hiện nhiều. Do đó Công ty cùng với các nhà phân phối hợp tác cùng điều tra, phát hiện và xử phạt nghiêm minh đối với việc làm giả, làm nhái đồng thời cũng có chế độ thưởng cho những người có công tìm ra.
- Phải khắc phục được tính mùa vụ của nhu cầu bánh kẹo trong dân chúng. Vào dịp lễ tết sản phẩm bánh kẹo, bột canh tiêu thụ lớn, nhiều khi sản xuất ra không đủ để bán , điều này làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty đối với các bạn hàng , đôi khi dẫn đến mất thị trường .
- Sản phẩm của Công ty tuy phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu thuộc loại sản phẩm bình dân, trong khi đó thị trường đòi hỏi sản phẩm cao cấp hơn. Trong năm nay thị trường bánh, kẹo của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế chiếm lĩnh thị trường như bánh của Công ty Kinh Đô, bánh kẹo của Tràng An, Hải Hà, Bảo Ngọc...Do đó Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường .
- Một số loại sản phẩm bao bì còn thô sơ, đơn điệu, mẫu mã chưa hợp lý, mầu sắc kém hấp dẫn.Ví dụ như mầu nền của bánh kem xốp loại 470 gr không thanh nhã, đẹp bằng của Hải Hà . Bao bì không đủ cứng cáp để vận chuyển đường xa làm cho sản phẩm bị vỡ, tạo ra sự mặc cảm cho người tiêu dùng, làm tăng cạnh tranh . Do đó Công ty phải đầu tư nâng cao chất lượng bao bì, tạo ra những kiểu mẫu mã đẹp hơn, sang trọng hơn.
- Bên cạnh đó, Công ty chưa có chế độ về doanh thu, đây cũng là vấn đề quan trọng cần chú ý. Bởi các Công ty khác vẫn có chế độ về doanh thu mặc dù cũng sản phẩm như thế thậm trí còn tốt hơn, thí dụ như các công ty bánh kẹo Hải Hà, Tràng An...Như vậy, Công ty cần có chế độ về doanh thu hợp lý để có thể khuyến khích các cán bộ công nhân viên ,qua đó có thể nâng cao năng suất chất lượng.
- Một vấn đề nữa cần chú ý đó là Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển thị trường còn thiếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế, không có phương pháp nghiên cứu thị trường một cách chính xác, khoa học. Do đó Công ty cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và cố gắng lập ra một phòng chuyên nghiên cứu các vấn đề về Marketing để có thể mở rộng thị trường.
3. Nhận xét chung:
Trong những năm qua, là một doanh nghiệp sản xuất có tiếng trên thị trường, trong bước chuyển đổi trong cơ chế thị trường, Công ty bánh kẹo Hải châu đã từng bước nắm được nhu cầu của thị trường, cải tiến và đầu tư máy móc thiết bị , mua sắm những dây chuyền công nghệ hiện đại và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Công ty mạnh dạn đưa ra thị trường những sản phẩm phong phú về hình thức và chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Mặt khác, Công ty còn thực hiện một hệ thống chính sách khuyến khích với khách hàng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng thời kỳ, điều này đã giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển ngày càng cao.
Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn hạn chế như sau: chưa hoàn toàn khắc phục được tính thời vụ của nhu cầu bánh kẹo trong nhân dân như vào các dịp lễ tết, sản phẩm của Công ty tiêu thụ rất lớn song nhiều khi sản xuất ra không đủ bán. Do vậy, các phân xưởng phải làm thêm ngoài giờ mới đủ đảm bảo lượng hàng hoá phục vụ nhu cầu khách hàng. Mặc dù đã có nhiều cán bộ điều tra nghiên cứu thị trường thường xuyên nhưng lĩnh vực này Công ty còn rất nhiều hạn chế. Công ty chưa có phòng nghiên cứu Marketing riêng mà Bộ phận nghiên cứu thị trường là một bộ phận của phòng kế hoạch vật tư. Do đó Công ty cũng cần chú trọng hơn đến vấn đề này để có thể mở rộng thị trường .
IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu:
Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một trong những mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất mà một công ty theo đuổi. Nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần làm cho uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trên thương trường. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty có thể có một số biện pháp sau:
1. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế :
Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm. Những thông số kinh tế kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Chất lượng thiết kế tác động trực tiếp tới chất lượng của mỗi sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ở khâu thiết kế thường là chất lượng mang tính kinh tế kỹ thuật vì vậy ở khâu thiết kế Công ty cần phải chuyển hoá những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm sản phẩm để chất lượng ở lĩnh vực này cũng phản ánh chất lượng với sự phù hợp với thi trường. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Tối thiểu hoá chi phí .
- Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Thích hợp với khả năng của Công ty .
- Đảm bảo tính mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
Đối với Công ty báng kẹo Hải Châu công tác thiết kế sản phẩm mới càng trở nên quan trọng .Các công thức pha trộn nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, kích thước, hình dáng của sản phẩm cũng như của bao gói cần phải được nghiên cứu hết sức cẩn thận và chi tiết. Trong đó công tác nghiên cứu các đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng, đặc điểm tâm lý và thị hiếu của thị trường là hết sức cần thiết. Thiết kế các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, đưa ra được các thông số rõ ràng để các phân xưởng dễ dàng thực hiện, đồng thời thuận tiện trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra dựa trên các thông số đó.
Với những sản phẩm truyền thống mặc dù các loại sản phẩm này đã có thị trường nhưng công tác thiết kế lại các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần đựơc thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm của Công ty, tạo ra uy tín và gây ấn tượng cho khách hàng.
Đối với bánh Hương Thảo cần được thiết kế lại có kích thước nhỏ hơn, mỏng hơn. Về công thức pha trộn cần cho thêm hàm lượng chất béo và hương liệu để bánh Hương Thảo có hương vị đặc trưng, hấp dẫn hơn, đồng thời mặt bánh sẽ bóng hơn nhờ có lớp cramen và lớp caramen sẽ chống hút ẩm của bánh. Độ giòn của bánh sẽ được bảo vệ lâu hơn.
Đối với bánh qui Hải Châu và một số bánh khác được sản xuất trên dây chuyền của Đài Loan cũng cần được tăng thiết độ bóng và giảm độ hút ẩm bằng cách tăng hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng chất béo ở công đoạn pha trộn nguyên vật liệu. Đồng thời để hạn chế hiện tượng bánh dính khuôn thì hàm lượng tinh dầu trong pha trộn là điều cần thiết. Mặt khác, thời gian trộn nguyên vật liệu cũng nên được kéo dài hơn, nguyên vật liệu trộn cần phải được khô hơn và thời gian trộn dài hơn sẽ tạo độ dẻo cho hỗn hợp dóc khuôn hơn, sản phẩm sẽ đẹp hơn.
Đối với sản phẩm là kẹo mềm mặc dù bao gói đẹp và hấp dẫn nhưng hình dáng viên viên kẹo còn quá xấu không có tính thẩm mỹ . Để viên kẹo sản xuất ra vuông hơn, có góc cạnh thì Công ty nên thiết kế một hệ thống thiết bị làm nguội nhanh viên kẹo sau công đoạn cắt. Kẹo sau khi được cắt đi qua bộ phận làm nguội sẽ trở nên cứng hơn và không bị biến dạng ở công đoạn bao gói.
Với những cải tiến trong khâu thiết kế chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ đựoc nâng nên và đáo ứng ở mức cao hơn của nhu cầu thị trường. Đây là điều mà Công ty Hải Châu cần xem xét.
2. Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng :
Sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu đựoc dùng để sản xuất ra chúng và chất lượng của công tác cung ứng các loại yếu tố đầu vào. Mục tiêu của nâng cao chất lượng trong khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại, chất lượng thời gian địa điểm và các đặc tính kinh tế kĩ thuật của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục với chi phí tối ưu. Để thực hiện được yêu cầu trên trong khâu cung ứng Công ty cần chú ý những nội dung chủ yếu sau:
- Lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư nguyên liệu.
- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng.
- Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh.
- Xác định các phương án giao nhận.
- Xác định rõ ràng đầy đủ thống nhất các điều khoản trong giải quyết những khiếm khuyết trục trặc.
Giải quyết tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào là điều kiện cho khâu sản xuất thực hiện đúng các yêu cầu mà khâu thiết kế đặt ra.
3. Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất :
Thực chất của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở giai đoạn nay là công tác quản lí chất lượng để sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Để thực hiện được các công tác quản lý trước hết Công ty phải giải quyết tốt khâu cung ứng. Các vật liệu cần sản xuất phải đựoc cung cấp đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian và thực hiện công tác kiểm tra trước lúc đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn, quản lý tốt lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm tránh rơi vãi hao hụt. Đồng thời quản lý sản lượng sản phẩm sản xuất ra và khối lượng sản xuất ra trong ca trong ngày.
Kiểm tra chất lượng ở giai đoạn sản xuất phải được tiến hành với quản lý chất lượng sản phẩm, từ đó phát hiện ra những chỗ thực hiện chưa tốt đồng thời đi tìm nguyên nhân và các giải pháp để sửa chữa. Công tác kiểm tra phải đựoc tiến hành một cách xuyên suốt trong các công đoạn sản xuất. Cán bộ kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra từ khâu phối liệu cho đến nướng bánh và kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành. ở khâu phối liệu công tác kiểm tra gồm các công việc xác định tỷ lệ các loại nguyênvật liệu đưa vào và mức độ phối liệu tính theo thời gian. Công đoạn nướng bánh cần thiết kiểm tra lò nước điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và toả đều khắp khay bánh giảm tỷ lệ bánh già lửa, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng.
Kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng để đi đến cho quyết định cho sản phẩm nhập kho, bán cho khách hàng để ngăn ngừa việc đưa sản phẩm hỏng, phế phẩm ra thị trường. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các công đoạn sản xuất theo nguyên tắc 3 kiểm là hết sức cần thiết. Vì vậy việc làm này đòi hỏi cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm phải có chuyên môn giỏi tinh thần trách nhiệm cao lòng nhiệt tình và đội ngũ công nhân lao động có ý thức tốt trong công việc sản xuất mà mình thực hiện.
kết luận
Công ty bánh kẹo Hải châu cũng như các công ty khác đều là thành viên của nền kinh tế thị trường nên trước sự vận động của cơ chế thị trường, Công ty không tránh khỏi phải đương đầu với những cạnh tranh khốc liệt mà kết quả của cạnh tranh là phải có kẻ thắng người thua. Vì vậy trong thời kỳ hiện nay, để tồn tại, đứng vững và phát triển được đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cao trong doanh nghiệp. Trong thời buổi cạnh tranh này Công ty đã cố gắng vươn lên và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường, Công ty khẳng định thêm thực lực của mình, xứng đáng là doanh nghiệp có tiếng trong ngành sản xuất bánh kẹo.
Nội dung của bản báo cáo tổng hợp này gồm một số vấn đề chủ yếu về quá trình thành lập và phát triển của Công ty, những thuận lợi cũng như những khó khăn mà Công ty gặp phải cùng một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số ý kiến mà em mạnh dạn đề xuất trên cơ sở tìm hiểu và phân tích tình hình của Công ty với hy vọng đóng góp kiến thức ít ỏi của mình cho việc khắc phục những khó khăn cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Vì thời gian và trình độ có hạn nên việc tìm hiểu và quan sát còn nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để bản báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn. Cuối cùng em chân thành cảm ơn các cô chú và các anh chị trong phòng kế hoạch vật tư cũng như các phòng ban khác của Công ty bánh kẹo H._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC471.doc