Báo cáo Tổng hợp về Công ty & tổ chức công tác kế toán các phần hành kế toán tại Công ty may đức giang

Phần A kháI quát về công ty may đức giang Tên gọi: Công ty May Đức Giang Tên giao dịch quốc tế: Ducgiang Import- Export Garment Company Tên viết tắt: DUGARCO Trụ sở giao dịch: 59 phường Đức Giang – Quận Long Biên – HN I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty May Đức Giang được thành lập theo quyết định số 102/CNN-TCLĐ ngày 02/5/1989 trên cơ sở tổng kho vận I thuộc liên hiệp các xí nghiệp may. Cơ sở vật chất ban đầu gồm có: 5 nhà kho cũ, 100 máy may công nghiệp của Liên Xô, đội xe vận

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về Công ty & tổ chức công tác kế toán các phần hành kế toán tại Công ty may đức giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tải với 7 đầu xe. Tổng số vốn ban đầu là 1,2 tỷ đồng, LLLĐ gồm 27 công nhân coi kho và 20 CNV dôi ra qua sắp xếp lại biên chế của liên hiệp XN may . Những ngày đầu thành lập Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty vừa tuyển dụng, vừa phải đào tạo tay nghề cho công nhân, liên hệ hàng hoá cho CNSX; đầu tư mua sắm dây truyền sản xuất; tìm kiếm thị trường…Sau đó Bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp SX và DV may Đức Giang. Tháng 9 năm 1992 Công ty được bộ thương mại du lịch cho phép được xuất nhập khẩu trực tiếp theo công văn số 260/TM-DL. Công ty ngày càng lớn mạnh, số lượng phân xưởng và công nhân tăng, chất lượng mẫu mã đa dạng. Ngày 12/12/1992- Bộ công nghiệp ra quyết định1247/CNN- TCLĐ đổi tên thành công ty May Đức Giang. Ngày 17/04/1993 công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108085 của trọng tài kinh tế Hà Nội và được cấp giấy phép kinh doanh số 102146/CP của Bộ thương mại. Tháng 3/1998 sát nhập 2 xưởng may của công ty May Hồ Gươm vào Công ty. Ngày 20/6/2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. Công ty May Đức Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập dưới sự quản lý của Công ty dệt may Việt Nam. Công ty HĐSXKD hàng may mặc và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc. Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty hoạt động với mục đích lợi nhuận trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ nên việc quản lí‎ vốn theo chế độ chính sách của nhà nước rất được chú trọng. Công ty cũng hết sức linh hoạt trong cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ CNV trong công ty. Bên cạnh việc sản xuất các hàng may mặc công ty còn có các sản phẩm khác có liên quan như: giặt mài, bao bì, thêu. Công ty thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp với phạm vi XNK: Xuất khẩu: Hàng may mặc Nhập khẩu: Nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị Trên cơ sở đó, một số nhiệm vụ của nhà máy được cụ thể hoá như sau: + Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước + Bảo đảm hạch toán đầy đủ và phù hợp với chế độ của nhà nước + Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lí vốn, taì sản, tiền lương + Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. + Quản lí, đào tạo đội ngũ CNV để theo kịp sự đổi mới của đất nước. II. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.Tính đến năm 2003 công ty đã có 3400 lao động trong đó có trình độ đại học và trên đại học là 225 người .Với các sản phẩm truyền thống: áo sơ mi nam xuất khẩu; áo Jacket 2lớp, 3 lớp, 5 lớp; áo măng tô, áo váy, quấn soóc, quần âu, quần jean; quần áo bảo hộ lao động... Năng lực sản xuất: - 7,5 triệu sơ mi (quy đổi)/ năm - Sản phẩm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao; tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002 Thị trường quốc tế: SP xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, EEC, Bắc Mỹ,… Liên doanh: Xây dựng 4 công ty liên doanh: 1996: LD May XNK TH Việt Thành (Bắc Ninh) 1997: LD may XKViệt tháI (Thái Nguyên) may XK Việt Thanh (Thanh Hoá) 1999: LDmay XK TH Hưng Nhân (Thái Bình ) Tình hình sản xuất, tiêu thụ trong những năm gần đây của Công ty May Đức Giang: Biểu số 1: Tổng Công ty dệt may Việt Nam Mẫu số: Công ty May Đức Giang Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31 tháng 12 năm 200N Đơn vị: Triệu đồng stt TàI sản mã số NĂM 2002 NĂM 2003 1 2 3 4 5 A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 172.629 166.535 1 Tiền 110 8.072 5.846 3 Các khoản phải thu 130 145.909 119.501 4 Hàng tồn kho 140 18.145 40.797 5 TSLĐ khác 150 484 372 B TSCĐ và ĐT DH 200 63.058 75.085 1 TSCĐ 210 42.141 70.309 2 Các khoản ĐTTC NH 220 5.222 5.065 3 Chi phí XDCBDD 230 15.695 -289 Tổng tài sản 250 235.687 241.620 Nguồn vốn A Nợ phải trả 300 206.239 207534 1 Nợ ngắn hạn 310 74.175 103.598 2 Nợ dài hạn 320 123.356 99.617 3 Nợ khác 330 8.708 4.318 B Nguồn vốn CSH 400 29.448 34.087 1 Nguồn vốn, quỹ 410 28.261 33.462 2 Nguồn kinh phí 420 1.187 624 Tổng nguồn vốn 430 235.687 241.620 Biểu số 2 Tổng công ty dệt may Việt Nam Công ty may Đức Giang Báo cáo kết quả kinh doanh Tại ngày 31 tháng 12 năm 200N Đơn vị: Triệu đồng STT chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 1 Doanh thu bán hàng& cung cấp dịch vụ 264.370 622.209 - Doanh thu hàng xuất khẩu 223.009 557.133 2 Các khoản giảm trừ 200 200 - Giảm giá hàng bán 200 200 3 Doanh thu thuần về BH & CCDV 264.170 622.009 4 Giá vốn hàng bán 221.723 542.547 5 LN gộp về bán hàng và cung cấp DV 42.447 79.461 6 Doanh thu HĐTC 1.690 3.207 7 Chi phí tàI chính 12234 18125 8 Chi phí bán hàng 13391 29309 9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 10755 21410 10 LN từ HĐKD 7756 13825 11 Thu nhập khác 311 1202 12 Chi phí khác 411 1334 13 LN khác -100 -131 14 Tổng LN trước thuế 7.657 13.693 15 Thuế TNDN phải nộp 2249 4180 16 LN sau thuế 5408 9513 Biểu số 3: So sánh các tỷ suất của năm 2002 &2003 stt chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 1 Tỷ suất thanh toán hiện hành 2,33 1,6 2 Tỷ suất thanh toán nhanh 2,07 1,21 3 Tỷ suất thanh toán tức thời 0.11 0.06 4 Tỷ suất ĐT TSCĐ 0,27 0,31 5 Tỷ suất LN gộp / doanh thu 6 Tỷ suất LN thuần / vốn Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2002 và 2003 cho thấy công ty đã trở thành một đơn vị mạnh có tiềm năng và mức tăng trưởng cao có được những tiền đề vững chắc cho tương lai. III.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty May Đức Giang Công ty May Đức Giang tổ chức quản lý theo kiểu” tham mưu trực tuyến “: các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình giúp cho giám đốc có được những quyết định phù hợp có lợi nhất đối với công ty. Bộ máy quản lý của công ty được khái quát thành sơ đồ: Tổng giám đốc Phó TGĐ KD Phó TGĐ XNK Phó TGĐ KTSX Phòng TC - KT Phòng KH Phòng ISO Phòng Mar Phòng KT Phòng tổng hợp Phòng XNK XN 1 XN9 XN6 XN bao bì XN giặt mài XN 4 XN2 XN Thêu XN8 -Ban giám đốc gồm 4 người: * Tổng giám đốc: Lãnh đạo và quản lý tất cả các HĐSXKD của công ty và các quan hệ đối ngoại, chỉ đạo thông qua chương trình kế hoạch và trực tiếp phụ trách các phòng: TC-KT, phòng ISO, phòng tổng hợp. * Phó giám đốc kinh doanh: Giúp TGĐ trong việc tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các bạn hàng, chỉ đạo, điều hành các mặt hàng SXKD của công ty. * Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm trước TGĐ về các hoạt động liên quan đến XNK vật tư, hàng hoá trong toàn công ty, tổ chức triển khai các nghiệp vụ XNK tham gia kí kết hợp đồng XNK. * Phó tổng giám đốc sản xuất: Phụ giúp TGĐ trong việc điều hành sản xuát, giám sát kĩ thuật, nghiên cứu mặt hàng… -Các phòng chức năng gồm: * Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc kế hoạch, chiến lược XNK tổ chức triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ XNK. * Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ thanh toán quyết toán hợp đồng, trả lương cho cán bộ CNV, tính toán hiệu quả SXKD trong các kì báo cáo quản ký và theo dõi TS của Công ty quản lý mọi mặt hoạt động của công ty trong lĩnh vực TC - KT. * Phòng ISO: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 (ISO 9002) * Phòng thời trang và kinh doanh nội địa: Nghiên cứu nhu cầu về thị trường thời trang, nghiên cứu mẫu thiết kế chào hàng FOB, xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lý các cửa hàng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. * Văn phòng tổng hợp: Tham mưu cho TGĐ soạn thảo các văn bản, hợp đồng về quản lý hành chính, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm. Tổ chức hội thảo, hội nghị tiếp khách, làm công tác vệ sinh và lao động, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ CNV, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong công ty. * Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, may mẫu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức NVL, thời gian, đơn giá SP và kiểm tra chất lượng SP. * Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh, theo dõi các yếu tố về NVL, NSLĐ để xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. - Ngoài ra, tại mỗi xí nghiệp của công ty còn có: + Giám đốc các xí nghiệp: Có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc việc thực hiện sản xuất ở chính xí nghiệp mình. + Trưởng ban điện: Quản lý về điện tiêu dùng và điện sản xuất trong Công ty. + Trưởng ban cơ: Phụ trách, quản lý máy móc sản xuất trong toàn công ty. + Đội xe: Có nhiệm vụ vận chuyển hàng cho công ty. IV. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ tại Công ty May Đức Giang 1. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty May Đức Giang là doanh nghiệp sản xuất và gia công mặt hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín; máy móc chuyên dùng; số lượng sản phẩm tương đối lớn, được chế biến từ nguyên liệu chính là vải, vải lót và các phụ liệu như : cúc, băng gai, chỉ keo tiêu,…vì vậy có ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất. Công ty đã có 6 XN may chính phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ SX SP. Mỗi xí nghiệp may được chia thành 2 bộ phận: - Bộ phận cắt: Nhận nguyên vật liệu và cắt thành các bán thành phẩm ( theo mẫu mã do phòng kĩ thuật gửi xuống) sau đó chuyển cho bộ phận may. - Bộ phận may: có nhiệm vụ ráp, may các bán thành phẩm do bộ phận cắt chuyển sang thành các thành phẩm. Trong bộ phận may có 8 tổ máy riêng biệt, mỗi công nhân trong tổ thực hiện một hoặc một số bước công nghệ nhất định. NgoàI ra, còn có một bộ phận là, một bộ phận KCS. Tất cả các thành phẩm ở bộ phận may sẽ được chuyển sang phân xưởng hoàn thành của công ty để gấp, đóng gói, đóng hòm. Công ty có tổ chức bộ phận SXKD phụ đó là: Một XN giặt mài; 1 phân xưởng thêu; đội xe; ban điện; ban cơ. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . Sản phẩm của công ty là hàng may măc nên được sản xuất qua nhiều công đoạn kế tiếp nhau và tất cả đều đi qua các bước công đoạn sau: Chuẩn bị sản xuất đ cắt đ may đ là đ KCS đ đóng gói đ nhập kho Riêng đối với mặt hàng có thêu hoặc giặt mài: Trước khi may phải qua thêu và trước khi là thành phẩm phải qua giặt. Quy trình sản xuất của công ty tiến hành như sau: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty May Đức Giang Cắt Thêu Chuẩn bị sản xuất may Giặt mài Là KCS Bao gói Nhập kho * Chuẩn bị sản xuất: Bộ phận kĩ thuật tiến hành chuẩn bị mẫu, chế thử sản phẩm, viết quy trình, phân chuyền, giác sơ đồ. * Cắt: Khi vải được xuất từ kho nguyên liệu, bộ phận cắt tiến hành kiểm tra vải, sau đó trải vải cắt bán thành phẩm, viết số, phối kiện. * May: Nhận bán thành phẩm của cắt tuỳ theo tính chất và yêu cầu của sản phẩm để bố trí, sắp xếp lao động sản xuất. Công đoạn may gồm: kẻ, vẽ, thợ, phụ, may túi, may chắp vá các chi tiết của SP * Là: khi sản phẩm đã được may xong được chuyển sản phẩm xuống công đoạn là toàn bộ sản phẩm. * KCS: Sau khi SP may hoàn chỉnh qua công đoạn là thành phẩm. SP được kiểm tra lần cuối cùng đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển vào kho hoàn thành * Hoàn thành: SP đủ tiêu chuẩn được đóng gói và nhập kho hoặc xuất thẳng. V. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty May Đức Giang 1. Bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty May Đức Giang được tổ chức theo hình thức tập trung: Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán trung tâm, các xí nghiệp thành viên và các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có nhân viên hạch toán có nhiệm vụ xử lí sơ bộ chứng từ phát sinh hàng ngày tại XN, thu thập kiểm tra chứng từ và định kì gửi về phòng kế toán trung tâm của công ty. Bộ máy kế toán của công ty có nhiêm vụ: Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách đầy đủ, kịp thời. Tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho ban giám đốc công ty Tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. Hiện nay, số lượng cán bộ kế toán ở phòng kế toán bao gồm 18 người, được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Cụ thể được tổ chức như sau: Kế toán trưởng: Quản lí, chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán do BTC ban hành các quy định mới, quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản, theo dõi các khoản chi phí, thu thập và nghĩa vụ đối với nhà nước; kiểm tra tính pháp lí của các hợp đồng kinh tế, tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định. Kế toán tổng hợp: Giúp việc cho kế toán trưởng, thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng. Tổng hợp số liệu từ các kế toán phần hành để xác định KQKD, kế toán các khoản thanh toán với NSNN, các khoản kinh phí trích nộp, lập các báo cáo kế toán. Kế toán tổng hợp còn kiêm kế toán TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền: Kiểm tra tính hợp lí của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, phiếu chi. Ghi chép phản ánh thu, chi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Cùng với ngân hàng, hoặc thủ quỹ đối chiếu giữa số dư sổ sách với thực tế . Kế toán thanh toán với người bán: Theo dõi việc mua hàng về số lượng và giá cả các loại vật tư.Thông qua các hợp đồng mua vật tư, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán. Theo dõi nợ phải trả nhà cung cấp khi mua hàng và thanh toán. Kế toán nguyên vật liệu, phụ liệu: Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho các loại vật tư, trong công ty. Thực hiện việc kiểm kê theo đúng quy định. Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả NVL, phụ liệu qua các hợp đồng và xu hướng của thị trường (có 6 kế toán làm việc ở bộ phận này). Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC để tính giá thành sản phẩm hoàn thành Kế toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ: Tính lương và các khoản trích theo lương, thanh toán lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc và theo quy định của BTC. Theo dõi việc trích lập và sử dụng lương của công ty, thanh toán các khoản thu chi của công đoàn. Kế toán doanh thu và nợ phải thu: Theo dõi hạch toán doanh thu bán hàng, tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, thực hiện kiểm kê thành phẩm, phát sinh nợ phải thu và thu nợ. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty May Đức Giang Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ KT vốn bằng tiền KT thanh toán với người bán KT CPSX và tính giá thành SP KT tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ KT doanh thu và nợ phải thu KT HTK, NVL, phụ liệu 2. Hệ thống chứng từ sử dụng: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, công ty sử dụng rất nhiều loại chứng từ và chi tiết trong từng phần hành kế toán. 3. Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng “Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp” do BTC ban hành theo quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐTC ngày 1/11/1995. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản cấp 2, cấp 3 mà công ty quy định kèm theo các tài liệu bổ sung . 4. Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho: Doanh nghiệp có 2 hình thức SXKD do đó số lượng nhập - xuất - tồn lớn. Để có thể theo dõi một cách cụ thể tình hình N - X - T kho trên sổ kế toán, doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên. 5. Hệ thống sổ kế toán: + Quy mô hoạt động của công ty tương đối lớn, yêu cầu về quản lí cao, số lượng tài khoản sử dụng nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ NK - CT Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ky – Chứng từ Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ quỹ Sổ( thẻ) hạch toán chi tiết Bảng kê Nhật ky - chứng từ Sổ cái Báo cáo tàI chính Bảng tổng hợp chi tiết Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng + Do khối lượng công việc lớn nên công ty áp dụng ghi sổ kế toán bằng máy, điều này giúp cho công việc hết sức thuận tiện + Các sổ sách công ty‎ sử dụng là: Bảng phân bổ; bảng kê; sổ kế toán chi tiết; sổ NK-CT; sổ cái các tài khoản. 6. Hệ thống báo cáo được sử dụng: + Công ty sử dụng các báo cáo tài chính theo mẫu chuẩn : Bảng cân đối kế toán; báo cáo KQKD; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính + Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số báo cáo quản trị phục vụ cho nội bộ công ty: Báo cáo tiêu thụ lãi lỗ từng mặt hàng; báo cáo giá thành đơn vị chủ yếu; báo cáo tình hình công nợ; báo cáo đầu tư XDCB; báo cáo tăng giảm TSCĐ. Phần B Tổ chức công tác kế toán các phần hành kế toán tại công ty May Đức Giang Phần I. Hạch toán các phần hành chủ yếu I. Hạch toán tài sản cố định Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nên tài sản cố định (TSCĐ) của công ty bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. Phương pháp KH mà công ty đang sử dụng là phương pháp KH thẳng theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 do BTC ban hành 1. Xác định nguyên giá tài sản cố định: Tại công ty TSCĐ chủ yếu do mua sắm ở bên ngoài. Nguyên giá TSCĐ được xác định: NG TSCĐ = giá mua (không có VAT) + CP thu mua, lắp đặt chạy thử + thuế nhập khẩu (nếu có) Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị HM của TSCĐ 2. Hạch toán tài sản cố định: 2.1. Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 211: “Tài sản cố định”. Dùng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của TSCĐ theo nguyên giá Tài khoản 211 được chi tiết thành: TK 211.1: TSCĐ hữu hình TK 211.2: TSCĐ vô hình TK 211.3: TSCĐ thuê tàI chính * Tài khoản 214:”Hao mòn tài sản cố định”: Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của các TSCĐ trong doanh nghiệp TK 214 được chi tiết thành: 214.1: Hao mòn TSCĐ hữu hình 214.2: Hao mòn TSCĐ vô hình 214.3: Hao mòn TSCĐ thuê tàI chính Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: Tài khoản 111; 112; 133; 331; 441; 414;… 2.2. Chứng từ sử dụng: Quá trình luân chuyển chứng từ của công ty may Đức Giang khi có các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ được tiến hành như sau: Nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ ĐV có nhu cầu về TSCĐ Giám đốc Hội động giao nhận Kế toán TSCĐ Giấy đề nghị tăng, giảm TSCĐ Duyệt Biên bản giao nhận (thanh lý) TSCĐ Lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ Bảo quản và lưu Trên cơ sở quy trình đó các chứng từ mà công ty sử dụng là: Giấy đề nghị mua TSCĐ của bộ phận sử dụng; Hoá đơn giá trị gia tăng; Biên bản kiểm nghiệm TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Hợp đồng kinh tế kí với người thầu sửa chữa; Biên bản quyết toán sửa chữa lớn hoàn thành; Thẻ tài sản cố định. 2.3. Sổ sách sử dụng: Kế toán TSCĐ sử dụng các sổ sách sau: Thẻ TSCĐ; sổ chi tiết TSCĐ (dùng chung cho toàn công ty); sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng; bảng tính và phân bổ khấu hao; bảng kê 4,5,6; NKCT số 1; 2; 7; 9; sổ cái TK 211,214. 2.4. Phương pháp hạch toán: * Khi tăng, giảm TSCĐ Trên cơ sở các chứng từ gốc, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ kế toán vào sổ chi tiết; cuối quý vào sổ cái TK211. Mỗi khi TSCĐ tăng, công ty lập hội đồng nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Hội đồng có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập nên ban kiểm nhận TSCĐ. TSCĐ Công ty mua về hầu hết đều được khấu trừ VAT. Căn cứ vào biên bản thanh lý, biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán vào thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ, số liệu này cuối quý được đưa vào NKCT số 9. Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng, giảm TSCĐ TK 211 TK 111;112;… TK214 Thanh toán ngay Giá trị hao mòn luỹ kế TK1332 TK 811 ThuếVATkhấutrừ giá trị còn lại TK331 chưa thu hồi Trả tiền cho phải trả thu hồi từ thanh ly TK711 Người bán người bán TK411 giá nhượng bán Nhận cấp phát vốn TK 111;112 Chi phí cho thanh lí, nhượng bán * Khi tính và trích KH TSCĐ Khấu hao cơ bản TSCĐ ở công ty được tính và trích theo quý. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao thẳng để tính mức khấu hao hàng tháng.Việc trích khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn quý. Mức khấu hao phải trích Mức khấu hao hàng năm bình quân tháng = 12 tháng Chỉ khi nào có sự biến động tăng hoặc giảm TSCĐ thì: Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao TSCĐ quý này = quý trước + tăng trong quý - giảm trong quý Định kỳ, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các tài khoản chi phí: TK 627; 641; 642; … * Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ: Tại công ty, sửa chữa TSCĐ chủ yếu là bảo dưỡng và sửa chữa lớn dưới dạng trùng tu và đại tu . Trong dó: +Trùng tu: Là sửa chữa, thay thế một số chi tiết, phụ tùng,…do công ty tự làm. CP cho việc sửa chữa đưa vào các TK 627; 641; 642 để tập hợp vào CPKD + Đại tu: Là thay thế nhiều bộ phận, chi tiết nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ. Công việc này vượt ngoài khả năng của công ty nên công ty thuê ngoài để sửa chữa. Chi phí sửa chữa được trích trước ở TK 335. Quy trình hạch toán tổng hợp được khái quát theo sơ đồ: Chứng từ gốc NKCT số 1, 2, 7, 8 Sổ cái TK 211, 214 Báo cáo tài chính Sổ chi tiết 211, 214 Bảng kê số 4,5 ,6 Bảng tính & phân bổ KH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu II. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Những hình thức trả lương tại công ty May Đức Giang: Tại công ty hiện đang áp dụng 2 hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Đối với cán bộ công nhân viên (CNV) làm ở bộ phận gián tiếp như nhân viên quản lí phân xưởng, nhân viên trong các phòng ban thì áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Để quản lí và theo dõi việc trả lương cho bộ phận này thì công ty sử dụng bảng chấm công lập riêng cho từng phòng ban. Đối với CNTTSX ở các XN thì sử dụng hình thức trả lương theo SP. Tiền lương này được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương SP nhân với số lượng SP hoàn thành. Trong đó, SPHT ở mỗi phân xưởng có thể giống hoặc khác nhau. Do vậy, đơn giá tiền lương đối với sản phẩm từng công đoạn là khác nhau và được tính theo công thức: Tiền lương theo định mức lao động Đơn giá tiền lương = theo sản phẩm Định mức sản phẩm 2. Thủ tục trả lương đối với công nhân sản xuất Đối với CNV ở từng xí nghiệp sản xuất: Mỗi xí nghiệp đều có nhân viên thống kê chịu trách nhiệm tính toán tiền lương. Căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê khối lượng để lập bảng tính lương cho XN. Công ty thực hiện việc khoán quỹ lương cho các xí nghiệp, căn cứ vào đó các quản đốc phân xưởng giao nhiệm vụ cho các nhân viên thống kê tính lương phải trả cho từng nhân viên trong XN. Sau khi đã tính ra số lương phải trả cho CNV thì nhân viên thống kê sẽ nộp lên phòng tài vụ và nhận tiền về để trả cho CNV của XN mình phụ trách. Đối với nhân viên văn phòng: Căn cứ vào bảng chấm công kế toán lương tính ra lương cho theo thời gian làm việc và trình độ tương xứng. Ngoài lương công nhân còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi XH như: BHXH, BHYT, KPCĐ Các quỹ này được trích theo đúng tỷ lệ quy định của BTC, công ty chỉ tiến hành trích trên lương cơ bản của CNV mặc dù công ty cũng có các khoản phát sinh thường xuyên phải thanh toán cho CNV nhưng công ty không tiến hành trích ở các khoản đó. 3. Phương pháp hạch toán 3.1. TàI khoản sử dụng * Tài khoản 334 : “Phải trả công nhân viên”. TK này dùng để theo dõi tình hình thanh toán lương và các khoản khác cho CNV: tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của CNV. * Tài khoản 338:” Phải trả và phải nộp khác” Phản ánh các khoản phải trả và phải nộp,… Tài khoản 338 còn được chi tiết thành: 3382: Kinh phí công đoàn 3383: Bảo hiểm xã hội 3384: Bảo hiểm y tế 3387: doanh thu chưa thực hiện 3388: Phải trả khác 3.2. Chứng từ sử dụng: Công ty May Đức Giang tiến hành luân chuyển chứng từ theo mô hình: Bộ phận quan lí LĐTL NơI sử dụng Bộ phận kế hoạch Kết quả lao động Thời gian Xây dung cơ cấu LĐ, đơn giá định mức Quyết định thay đổi cơ cấu lao động Bảng chấm. Công Ghi sổ kế toán tiền lương, BHXH Lập chứng từ TL, BHXH, thanh toán khác Các chứng từ công ty thường sử dụng là: Hợp đồng giao khoán, phiếu khoán; phiếu báo làm thêm giờ; phiếu giao nhận sản phẩm; phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; bảng kê năng xuất tổ; bảng kê khối lượng công việc hoàn thành; bảng kê sản lượng từng người… 3.3. Sổ sách sử dụng: Công ty May Đức Giang áp dụng hình thức ghi sổ NKCT nê sổ sách sử dụng trong phần hành tiền lương là: Bảng tính và phân bổ tiền lương ( bảng phân bổ số 1); bảng kê 4,5,6; NK-CT số1, 2, 10, 7; sổ cái TK 334, 3.4. Phương pháp hạch toán Tổ chức hạch toán chi tiết công ty tiến hành mở sổ chi tiết cho TK 334;335;338; bảng tổng hợp chi tiết tiền lương. * Khái quát thành sơ đồ hạch toán tiền lương :: TK334 TK 141;138;333 TK622 Các khoản khấu trừ tiền lương của Công nhân TTSX VàothunhậpcủaCNV tiền lương của TK627 TK3383;3384 Phần đóng góp Nhân viên phân xưởng Cho quỹ BHYT, BHXH TK641;642 TK 111 Nhân viên bán hàng Thanh toán lương, thưởng Quản lí doanh nghiệp BHXH và các khoản khác TK 431 tiền thưởng TK3383 BHXH phảI trả trực tiếp TK 338 TK334 TK622;627; 641;642 Các khoản trích tính vào Số BHXH trả trực tiếp chi phí kinh doanh(19%) Cho công nhân viên TK 334 TK 111; 112 Các khoản trích trừ vào TN Của người lao động(6%) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ TK111; 112 Số BHXH, KPCĐ Cho cơ quan quản ly Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở Chi vượt được cấp Tổ chức hạch toán tổng hợp công ty áp dụng hình thức NKCT Quy trình hạch toán tổng hợp được khái quát theo sơ đồ: Chứng từ LĐ, TL, thanh toán lương NK-CT số 1, 2, 10 NKCT số 7 Số cáI TK 334 Bảng kê 4, 5, 6 Bảng phân bổ số 1 Báo cáo tàI chính Ghi theo ngày Ghi theo tháng III. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1. Đặc điểm của nguyên vật liệu ( NVL), công cụ dụng cụ(CCDC) của công ty May Đức Giang Do công ty có 2 hình thức xản xuất nên có sự khác biệt về NVL: - Hình thức sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu: Khách hàng gửi NVL cho công ty chế biến thành SP rồi xuất khẩu theo các điều khoản trong hợp đồng đã kí kết giữa công ty với các khách hàng. - Hình thức “mua đứt, bán đoạn”: Công ty tự tìm nguồn NVL trong và ngoài nước để sản xuất thành SP và đồng thời tự tìm thị trường để tiêu thụ SP đó. Tuy nhiên trong cả 2 trường hợp thì NVL nhập về cũng như chi phí vận chuyển bốc dỡ đều được tập hợp vào tài khoản 152.1 để theo dõi. NVL chính: VảI ngoài, vải lót Phụ liệu: cúc, chỉ, chun, khoá, nhãn mác … Công ty tiến hành quản lí về mặt hiện vật NVL và hạch toán CP vận chuyển, bốc dỡ cho từng mã hàng. Thủ kho nhập kho NVL đưa về từ cảng theo phiếu nhập kho, căn cứ số liệu theo chứng từ và số liệu thực nhập trên phiếu nhập kho, kế toán NVL nhập vào máy và ghi vào “ sổ chi tiết NVL”. Khi xuất kho số lượng NVL chính được thủ kho và nhân viên hạch toán XN theo dõi trên sổ giao nhận vật tư do thủ kho và nhân viên hạch toán lập và kí nhận chéo nhau. Cuối tháng sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng VLC xuất dùng trong tháng giữa thủ kho và nhân viên hạch toán XN thì gửi về phòng kế hoạch để làm phiếu xuất kho. Phiếu XK có 4 liên: 1 liên do bộ phận kế toán NVL giữ, 1 liên do phòng kế hoạch giữ, 1 liên do thủ kho giữ, 1 liên do nhóm hạch toán nhân viên XN giữ. Căn cứ vào PXK, phiếu theo dõi bàn cắt, nhân viên hạch toán ở các XN tính toán và lập các “ báo cáo về NVL cắt”, cuối tháng gửi lên phòng kế hoạch cho bộ phận kế toán NVL theo dõi. Đối với CCDC của công ty đa số là những công cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, kéo cắt may… công ty chỉ tiến hành phân bổ 1 lần vào chi phí sản xuất. 2. Phương pháp tính giá Tính giá nhập: Theo giá đã ghi trên hợp đồng Giá NVL nhập kho = giá trị NVL ghi trên hoá đơn + chi phí vận chuyển bốc dỡ + thuế nhập khẩu( nếu có) Giá xuất NVL, CCDC: theo phương pháp giá bình quân gia quyền Giá thực tế từng = Giá đơn vị từng * Số lượng từng loại Loại NVL xuất kho loại NVL xuất kho NVL xuất kho 3. Tài khoản sử dụng + Tài khoản 152: “Nguyên vật liệu” Theo dõi tình hình tăng, giảm NVL của công ty. TK152 được chi tiết thành: 152.1: Nguyên vật liệu chính 152.2: Phụ liệu 152.3: Nhiên liệu 152.4: PHụ tùng thay thế 152.5: Vật liệu XDCB 152.6: Giấy ngyuên liệu sản xuất bao bì 152.7: Bao bì + Tài khoản 153: “công cụ dụng cụ” theo dõi tình hình tăng, giảm CCDC 4. Chứng từ sử dụng: Các chứng từ được luân chuyển theo quy trình sau: Khách hàng người giao hàng Ban kiểm nhận phòng KH thủ kho NV nhập giám đốc vật tư HĐ kinh tế hoá đơnBH Biên bản kiểm nhận Phiếu NK nhập kho Kế toán vật tư Bảo quản & lưu Ghi sổ Phòng KH giám đốc phòng KH thủ kho kế toán vật tư NV xuất BQ & Vật tư lưu Lệnh sản xuất duyệt phiếu XK xuất kho ghi sổ Các chứng từ bao gồm: Hợp đồng kinh tế; Hoá đơn bán hàng; Biên bản kiểm nghiệm vật tư ; Phiếu nhập kho, xuất kho,phiếu xuất kho theo hạn mức; Biên bản kiểm kê vật tư,CCDC; Phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng 5. Sổ sách sử dụng Để theo dõi và quản lí về NVL, CCDC kế toán sử dụng các loại sổ sách sau: Thẻ kho; Sổ chi tiết TK 331; NKCT số 1,2,4,5,7,10; Bảng phân bổ số 2; Bảng kê số 4,5; Sổ cái TK 152, 153 6. Phương pháp hạch toán 6.1 Hạch toán chi tiết: Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song khi hạch toán chi tiết vật tư: Trình tự hạch toán khái quát như sau: Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán chi tiết vật tư Bảng tổng hợp N-X-T vật tư Kế toán tổng hợp 6.2. Hạch toán tổng hợp Chứng từ vật tư Công ty sử dụng hình thức sổ NKCT để hạch toán. Trình tự được khái quát như sau: Các NKCT liên quan Sổ chi tiết TK 331 Bảng phân bổ số 2 Bảng kê 4,5,6 NKCT số 5 Bảng kê số 3 Sổ cáI TK 152, 153 NKCT số 7 Báo cáo kế toán 6.3. Khái quát hạch toán NVL, CCDC TK 152; 153 TK331;111;112;311,… TK621 Tăng do mua ngoàI, Xuất để chế tạo sản phẩm TK1331 TK 627;641;642 Nhận đơn đặt hàng Thuế GTGT được khấu trừ Xuất cho chi phí SXC TK 632, 3381 Thừa phát hiện khi kiểm kê Kiểm kê phát hiện thiếu TK 1381;632 IV. Hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành: 1. Đặc điểm tập hợp chi phí tại công ty May Đức Giang: Toàn bộ chi phí sản xuất của công ty bao gồm: + Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ tham gia trực tiếp vào SXSP, CP vận chuyển đối với hàng gia công xuất khẩu ở ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC553.Doc
Tài liệu liên quan