Báo cáo Tổng hợp về Công ty cổ phần sản phẩm sinh thái & quy trình sản xuất và chế biến trà

Báo cáo tổng hợp Khái quát về công ty cổ phần sản phẩm sinh thái 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Được biết đến như một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trà hàng đầu Việt Nam hiện nay, Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Sinh Thái, tên giao dịch quốc tế  Ecological Product JSC ( ECO) đang dần khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh trà, và hơn nữa trong nền kinh tế thời kỳ đổi mới, hội nhập. Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Sinh Thái ECO được thành lập chính thức vào ngày 15 tháng 2

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về Công ty cổ phần sản phẩm sinh thái & quy trình sản xuất và chế biến trà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2003, tuyên bố về công nghệ sản xuất Trà thành phẩm hiện đại đầu tiên được đầu tư tại Việt Nam, có trụ sở chính tại số 3, ngách 55/61, Đường Trần Duy Hưng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty có Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Nhà Phân phối tại khắp các tỉnh thành trong cả nước; có giấy phép kinh doanh do Bộ kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty được hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ theo luật quy định. Ngoài ra Công ty còn có tài khoản tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam… Trà mang thương hiệu Cozy được sản xuất ở nhà máy của Công ty tại xã Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên – nơi từ trước tới nay chỉ chuyên sản xuất Trà để xuất khẩu. Bằng chính những sản phẩm với chất lượng xuất khẩu, ECO quyết định tìm chỗ đứng trên thị trường nội địa. Bởi một nghịch lý hiện nay đó là xuất khẩu Trà thô với giá trị kinh doanh thấp trong khi nhập Trà thành phẩm lại với giá cao. Để khẳng định thương hiệu Cozy cho các sản phẩm Trà đặc sản, đặc trưng của ECO ngoài việc đầu tư dây chuyền công nghệ 10 tỷ đồng, công suất 500 tấn/năm, ECO còn mạnh dạn đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu do đó Trà Cozy đảm bảo sạch, độ an toàn cao. Điều đặc biệt trong sản xuất của Cozy là từ khâu hái Trà đến lúc thành phẩm chỉ mất 2 ngày. Dựa trên công thức chế biến khoa học, công nghệ tự động dây chuyền hiện đại kết hợp với truyền thống của Việt Nam Cozy đã đưa ra đời Trà túi nhúng như Cozy xanh Thái Nguyên, Cozy Hoa Quả…là cố gắng của ECO nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trong đó con số không nhỏ là giới trẻ. Điểm đặc biệt là đã sử dụng công nghệ sản xuất có tính năng vượt trội, hiện đại, khác hẳn phần lớn các loại Trà túi nhúng khác. Trà Cozy được đóng gói theo công nghệ hiện đại, hai ngăn làm tăng gấp đôi diện tích tiếp xúc của Trà với nước. Giấy lọc trà là loại đặc biệt, không hàn nhiệt, có độ thẩm thấu nhanh và không gây ảnh hưởng vị trà. Với gần 10 năm xuất khẩu Trà tới 25 nước trên Thế giới như: Nga, Mỹ, Nhật Bản, Đức… ECO hy vọng sẽ góp phần vào kế hoạch xuất khẩu Quốc gia thêm 1000 tấn Trà tinh chế. Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty khẳng định: “ Mục đích của chúng tôi là không chỉ khẳng định thương hiệu Trà Việt trên thị trường Thế giới mà còn phục vụ chính người tiêu dùng Việt bằng chất lượng Trà đặc sản. Hiện nay, nhiều hãng Trà danh tiếng của Nga, Mỹ, Nhật Bản… đã đăng ký làm đại lý độc quyền cho thương hiệu Cozy tại thị trường của họ”. Là một Công ty mới được thành lập nhưng đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành trồng và chế biến, xuất khẩu trà. Dây chuyền đóng ngói hiện đại nhất Việt Nam hiện nay của hãng IMA – ý, trị giá gần 10 tỷ đồng. Công ty có ba thương hiệu trà đó là Cozy, Corona và Vân Tiên. Trong đó Cozy là thương hiệu trà cao cấp nhất và có phong cách độc đáo, hương vị khác biệt, chất lượng trà cao thể hiện là khi pha và lắc kỹ sẽ xuất hiện nhiều bọt, màu nước đẹp. Cozy sẽ tạo ra một phong cách riêng trong thưởng thức trà, tạo ra một “gu” trà riêng cho người sành thưởng thức, đưa trình độ ẩm thực trà lên một bước và người tiêu dùng Việt Nam có một thương hiệu Việt của mình để lựa chọn và gắn bó. Trà Cozy có rất nhiều hương vị như Cozy hương dâu, đào, cam, chanh, bạc hà và trà xanh đặc sản Thái Nguyên… Thực tế thị trường Trà hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu, đa dạng về chủng loại và cách thức đóng gói bao bì rất phong phú, mức độ cạnh tranh rất mạnh. ở đây nói đến thị trường các sản phẩm trà túi nhúng, cạnh tranh trực tiếp với trà Cozy có rất nhiều loại như Lipton, Dilmah…làm cho người tiêu dùng rất khó có chứng kiến hay lựa chọn. Song ECO được đánh giá là Công ty đầu tiên trong nước có thể làm ra sản phẩm tốt, hoàn toàn có thể thay thế Trà nhập khẩu bấy lâu nay. Quan trọng hơn, ECO đang nỗ lực để đưa các sản phẩm thương hiệu Cozy thành một loại trà mang nột đặc trưng riêng của Á Đông mà những thương hiệu khác không có được. Bằng kinh nghiệm làm trà lâu năm, hiểu rõ về đặc tính của nhiều loại chè nguyên liệu riêng biệt Việt Nam, ECO hoàn toàn có thể làm được điều này, để người Việt có thể thưởng thức trà mang hương vị Việt do chính mình làm ra trên đất Việt, như định hướng đó đưa ra: “ cung cấp các loại trà túi lọc đặc sắc, phong phú, đa dạng phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng”. Hiện nay, ngoài thương hiệu Cozy, Công ty còn có sản phẩm trà xanh Thái Nguyên truyền thống rất được ưa chuộng. Mặt khác, với uy tín đó  tạo dựng nên bằng chất lượng sản phẩm, ECO hiện thường xuyên tư vấn cho các đối tác nước ngoài về việc lựa chọn nguyên liệu thích hợp cho mỗi loại trà khác nhau. Đồng thời, Công ty cũng là nhà xuất khẩu nguyên liệu trực tiếp cho nhiều mác trà nổi tiếng trên thế giới cùng với việc xuất khẩu trà thành phẩm đến hơn 30 nước trên Thế giới.  Chính vì vậy đầu năm 2004 ECO đã quyết định đầu tư xây dựng thêm một nhà máy nữa ở Thái Nguyên nhằm mục đích nâng cao về số lượng và chất lượng Trà với nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, với chi phí sản xuất thấp tạo nên giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn so với các loại Trà cùng loại. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và đưa được thương hiệu Trà Cozy tới người tiêu dùng, Công ty tiến hành quảng bá sản phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với các chương trình quà khuyến mại. Điều đó đã giúp ECO dần có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước mà không phải mất nhiều thời gian. Tuy là một Công ty ra đời muộn nhưng đã sớm nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và đưa được bản sắc hương vị Việt đến cho người Việt. Đó là một vấn đề quan trọng mà ECO đã và đang làm. Trước mắt trong vài năm tới Công ty sẽ phải chi hàng chục tỷ đồng cho việc đưa thương hiệu Trà Việt vào thị trường do đó trong ngắn hạn Công ty có thể bị thua lỗ nhưng mục tiêu của toàn Công ty là dài hạn và mục tiêu lớn hơn của ECO là “ Trở thành một Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ trà có thương hiệu, đưa thương hiệu Cozy, Corona, Vân Tiên trở thành nhãn hiệu quen thuộc và được ưa chuộng tại Việt Nam”. 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Sinh Thái là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Trà có thương hiệu, tự thực hiện từ khâu tổ chức đến khâu sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. Nhận đặt và ký kết các hợp đồng thương mại về tất cả các loại trà như Trà xanh, Trà đen, Trà hoa quả dạng túi nhúng. Chức năng chính của Công ty là trở thành một nhà cung cấp và phân phối Trà số một có thương hiệu tại Việt Nam. Đem đến hương vị độc đáo của trà Việt từ chính nguyên liệu và bàn tay người Việt tạo ra. Đó là phong cách riêng của ECO. Để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất và kinh doanh ECO thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tự tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh, quản lý và khai thác nguồn lực hợp lý có hiệu quả, tuân thủ các chính sách của Nhà nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng quy mô sản xuất mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Tích cực tìm kiếm đối tác, mở rộng và duy trì các mối quan hệ tốt với khách hàng, ký kết hợp đồng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho nhân viên Công ty. - Tổ chức nghiên cứu nâng cao chất lượng và tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât, cải tiến công nghệ, thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động cùng các trang thiết bị sản xuất của Công ty. - Đào tạo nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và cải thiện đời sống lao động cho cán bộ nhân viên trong Công ty. - Bảo vệ doanh nghiệp và bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý của Công ty. 3. Quy trình sản xuất và chế biến Trà Các loại Trà đều được chế biến từ chè búp tươi: Quy trình sản xuất Búp tươi được thu hoạch trên các vùng Nhà máy chế biến chè búp tươi Nhà máy tinh chế và đóng gói Hệ thống phân phối đến người tiêu dùng - Trung bình 2500 búp chè mới làm được 1kg trà - Búp chè gồm: “ 1 tôm 2 lá” nghĩa là chồi và 2 lá non nhất. Phần tinh tuý ( nhựa chè) được tập chung tại chồi và gân lá nhiều nhất. Búp tươi được người nông dân thu hoạch tại các đồi chè. Sau đó được bán cho các nhà máy chế biến chè búp tươi nằm trực tiếp tại đó. ECO đã xây dựng ( khánh thành vào tháng 4 năm 2004) nhà máy chế biến chè búp tươi nằm tại Đại Từ – Tân Cương – Thái Nguyên. Thu mua được nguyên liệu chè đặc sản tại vùng chè ngon nhất. Thời gian chế biến từ nguyên liệu tươi chỉ trong 1 ngày. Giúp tăng chất lượng trà thành phẩm. Quá trình chế biến hoàn chỉnh như sau: Héo Vò Lên men Sấy khô Đóng bao Héo: búp chè mất 40% đến 50% lượng nước và trở nên mềm Vò: qua quá trình vò, nhựa chè được tiết ra Lên men: ủ chè đã vò trong phòng tối, độ ẩm cao. Xảy ra quá trình lên men nhựa chè. Chất tananh ( gây mất ngủ) được chuyển hoá thành chất khác. Tuỳ theo phần trăm lên men mà tạo ra các loại trà khác nhau. Sấy khô: chặn đứng quá trình lên men. Định hình loại trà. Kết thúc công đoạn này Lá Chè nguyên liệu đã được chính thức chuyển thành Trà nguyên liệu. Đóng bao: Trà được đóng vào bao tải, trong có lót ni-lông đảm bảo khô ráo. Tuỳ theo phần trăm lên men mà ta có các loại Trà khác nhau: 10% đến 20% 20% đến 50% 70% đến 80% 80% đến 90% Trà Trắng Trà Xanh Trà Vàng ( Trà Oolong) Hồng trà Trà đen Trà Trắng: Người ta húp bơ chè tươi trên hơi nước ngay lúc đầu quá trình chế biến để chặn đứng quá trình lên men tự nhiên. Trà Trắng được chọn từ “ 1 tôm và 1 lá” là phần tinh tuý nhất, cây chè đặc sản trên vùng núi cao, búp chè được phủ một lớp lông tơ chống rét ( người ta gọi là tuyết), công đoạn chế biến cầu kỳ… Vì thế Trà Trắng cực kỳ đắt (ngày xưa chỉ có Vua Chúa mới dùng loại Trà này). Trà Xanh: Dân ta còn gọi là Trà mạn. Đây là đồ uống truyền thống của nước ta. Trà xanh chỉ qua công đoạn: Héo, vò, sấy ( hay còn gọi là sao chè). Quá trình tinh chế và đóng gói: Nguyên liệu qua công đoạn cắt, sàng, lọc, lên hương… để đạt được sản phẩm cuối cùng là Trà thành phẩm đóng gói bán cho người tiêu dùng. Trong quá trình này sẽ phân loại trà thành các loại có chất lượng khác nhau gọi là: OP, BOP, FBOP, Fanning, Dust. Phần chồi và gân là có chứa nhiều nhựa chè sẽ có độ dẻo và rơi vào loại trà cao cấp. Đây chính là loại trà mà ECO dùng cho các sản phẩm của mình. hỉ riêng 2 loại trà Trắng và trà Xanh là không qua công đoạn lên men. Tuy vậy quá trình lên men tự nhiên vẫn xảy ra trong suốt quá trình chế biến. Vì thế % lên men của 2 loại trà này là 10% đến 20%. Trà Vàng: ( Trung Quốc gọi là Trà xanh) rất phổ biến đối với người Trung Quốc, loại Trà này phụ thuộc vào % lên men và giống chè nguyên liệu. Hồng trà có % lên men cao, gần đạt hoàn toàn, rất gần với Trà Đen. Phương thức chế biến dân gian cầu kỳ hơn và chỉ còn tồn tại ở các nước Phương Đông có truyền thống trà lâu đời. Người ta không lên men kiểu công nghiệp như đối với Trà Đen mà dùng lên men tự nhiên trong bóng râm nơi thoáng gió: mất thời gian, cầu kỳ nhưng trà thành phẩm sẽ có hương vị dịu dàng tinh tế hơn. Trà Vàng và Hồng Trà đều có quá trình lên men không hoàn toàn. Khi đạt được độ lên men cần thiết người ta đem sấy khô để chặn đứng quá trình lên men. Trà đen: Phổ biến tại các nước Phương Tây. Loại trà duy nhất qua tất cả các công đoạn chế biến công nghiệp. Người ta thường có sự nhầm lẫn rằng Hồng Trà và Trà Đen là một loại trà vì có % lên men gần giống nhau. Trung Quốc gọi Black Tea là Hồng Trà, người Phương Tây lại gọi Hồng Trà là Black tea. Nhưng thực tế có sự khác biệt tinh tế trong quá trình chế biến như đã được nhắc đến ở trên. 4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 4.1. Sơ đồcơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ tổ chức công ty eco products jsc Gđ HĐQT Team leader Trà việt Tp.hcm Gs kênh Cafe Gs kênh lẻ Npp tỉnh Sale Manager Nhân viên Nhân viên Tean leader Siêu thị Nhân viên Nhân viên Nv thiết kế Nhân viên Nhân viên Maketing Manager 4.2. Nguyên tắc truyền thông tin trong Công ty - Thông tin thông báo phải có xác nhận từ hai chiều - Thông tin thông báo từ cấp quản lý trở lên phải ở dạng văn bản. ( Đối với nhân viên việc áp dụng quy định này phụ thuộc vào cấp quản lý trực tiếp). - Cho phép thông tin được chuyển qua các phương tiện gián tiếp ( Email. Fax…). Trong trường hợp có thể chuyển trực tiếp nhưng người gửi chọn phương án gián tiếp, mọi sự sai lệnh về thời gian người gửi chịu trách nhiệm. - Đối với trường hợp chuyển qua Email, người gửi phải đặt chế độ thông báo thời gian Email được đọc. 4.3. Nguyên tắc quản lý - Nguyên tắc một lệnh: mệnh lệnh được truyền từ trên xuống phải tuân thủ theo sơ đồ tổ chức của Công ty. Mỗi nhân viên chỉ nhận lệnh từ một cấp quản lý trực tiếp của mình. Và chỉ có nghĩa vụ duy nhất thực hiện mệnh lệnh từ cấp trên đó. - Nguyên tắc một cửa: bất cứ công việc nào cũng chỉ có một người chịu trách nhiệm duy nhất. Người đó phải chủ động làm việc với các bên liên quan để đạt được kết quả công việc. Hạn chế tối đa việc chuyển giao trách nhiệm. - Nguyên tắc giao quyền và uỷ quyền: người chịu trách nhiệm duy nhất có thể giao quyền hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện trực tiếp công việc của mình nhưng vẫn là người duy nhất chịu trách nhiệm về kết quả công việc. Uỷ quyền phải thể hiện bằng văn bản. Việc giao quyền và uỷ quyền phải được thông báo cho các bộ phận có liên quan. - Nguyên tắc bất khả thi: nếu trong quá trình thực hiện công việc nhân viên gặp những khó khăn khác quan không vượt qua được phải thông báo kịp thời cho cấp trên trực tiếp. Không thông báo bị phát hiện lỗi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc. 4.4. Vai trò từng vị trí * Giám Đốc Trà Việt ỉ Điều hành tất cả các hoạt động tại văn phòng chức năng, quản lý và giám sát mọi hoạt động, thời gian làm việc của nhân sự chi nhánh. ỉ Triển khai thực hiện các chương trình tài trợ khuyến mãi tại phía Nam ỉ Tổng hợp các báo cáo, số liệu và tổng kết các chương trình trong khu vực. ỉ Hoạch định chiến lược phát triển Công ty, thiết lập chính sánh chất lượng. ỉ Xây dựng các mục tiêu của Công ty và kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu. ỉ Thực hiện các biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. ỉ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và các bên có liên quan về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * SALE MANAGER ( Giám Đốc bán hàng) Thực hiện các hoạt động bán hàng và phối hợp hoạt động với phòng Markettinh thực hiện chương trình. Tham gia cùng với Ban Giám Đốc và bộ phận Marketing xây dựng các mục tiêu đặt ra bao gồm: chỉ tiêu doanh số, chỉ tiêu về mức độ phủ và chỉ tiêu về khuyếch trương. ỉ Điều hành: Truyền đạt sắp xếp và chỉ đạo thực hiện các chương trình của phòng kinh doanh. Chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh. Thương xuyên đi khảo sát thị trường. ỉ Đại diện: Đại diện phòng kinh doanh tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan đến phòng. ỉ Nhân sự: Lập sơ đồ nhân sự, đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Đề xuất các phương án phát triển nhân sự. Đề xuất cơ chế thưởng phạt chế độ cho nhân viên. ỉ Thông tin: Báo cáo tuần cho Ban Giám đốc vào sáng thứ 2. Báo cáo tháng Ban Giám đốc tình hình kinh doanh trong tháng vào cuộc họp sáng thứ 2 đầu tiên của tháng tiếp theo. ỉ Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm hoàn toàn chỉ tiêu đề ra, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu độ bao phủ, chỉ tiêu thực hiện các chương trình Marketing. Những chỉ tiêu này đã được bàn bạc và thống nhất giữa 3 bên: Phòng marketing, Phòng kinh doanh, Ban Giám đốc. ỉ Bao quát hoạt động của các tỉnh thành về cơ cấu nhân sự, cách thức tổ chức làm việc, lương và chế độ cho cán bộ công nhân viên cùng các chương trình tài trợ. * Area sale manager ( Trưởng nhóm bán hàng) ỉ Điều hành: Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động theo địa bàn phụ trách thay SALE MANAGER. ỉ Đại diện: Thay mặt SALE MANAGER khi được uỷ quyền. ỉ Nhân sự: Nhận xét khả năng làm việc cụ thể của nhân viên dưới quyền. Đề xuất các phương án thay đổi, sắp xếp nhân sự phòng kinh doanh. Có thể thay mặt SALE MANAGER kỷ luật nhân sự phòng kinh doanh. * Marketing Manager ( Giám đốc Marketing) Lên các kế hoạch, chỉ đạo, giám sát, thực hiện và phối hợp marketing các sản phẩm, dịch vụ của Công ty để đạt được các mục đích đặt ra bao gồm chỉ tiêu về phân phối, chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu về khuyếch trương. Tham gia cùng với ban Giám đốc, bộ phận kinh doanh xây dựng các mục tiêu trên. ỉ Điều hành: Lập chương trình, lên kế hoạch các hoạt động, phổ biến, phân công, kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa, tổng kết các hoạt động Marketing và đảm bảo tính đúng hạn của các hoạt động. ỉ Nghiệp vụ: Xây dựng các mục tiêu Marketing cho giai đoạn ít nhất là 6 tháng, đảm bảo thị phần và lợi nhuận của sản phẩm. Xây dựng và thực hiện các chương trình trong ngân sách được phân bổ để đạt mục tiêu trên. Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành các mục tiêu Marketing của Công ty. ỉ Thông tin: Báo cáo tuần và tháng trong các cuộc họp kèm theo văn bản. Duyệt và thông qua danh sách kế hoạch của phòng. Báo cáo kết quả hoạt động của từng chương trình Marketing. ỉ Marketing quốc tế: Nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường ở ngoài nước. Khi đã xác định được cơ hội, đề xuất kế hoạch marketing cụ thể. * Giám sát kênh lẻ ỉ Điều hành: Phổ biến kế hoạch và quy trình hoạt động cho nhân viên kinh doanh. Giám sát hoạt động của từng nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình. Nhận xét, góp ý, chỉnh sửa, tạo điều kiện làm việc cho nhân viên kinh doanh. ỉ Thông tin: Tập hợp thông tin của nhân viên kinh doanh, báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp. ỉ Đại diện: Đại diện cho phòng kinh doanh giải quyết các vấn đề vượt quá quyền hạn quyết định của nhân viên kinh doanh. ỉ Trách nhiệm liên đới: Ngoài trách nhiệm của mình còn đồng chịu trách nhiệm trong các lỗi của nhân viên dưới quyền. ỉ Nhân sự: Nhận xét khả năng làm việc cụ thể của nhân viên dưới quyền. Đề xuất các phương án thay đổi, sắp xếp nhân sự trong kênh của mình. * Giám sát kênh cafe ỉ Vai trò tương tự như giám sát kênh lẻ. ỉ Đặc biệt chú ý thực hiện tốt các chương trình tại kênh cafe, hoạt động tài trợ. ỉ Đặc biệt quan trọng việc đưa thông tin đầy đủ và kịp thời các hoạt động của đối thủ cạnh tranh. ỉ Chịu trách nhiệm bảo toàn vật chất trong các hoạt động tài trợ của Công ty. * Giám sát tỉnh ỉ Đề xuất cơ cấu nhân sự. ỉ Đào tạo nhân viên trực tiếp trên thị trường. ỉ Đề xuất phương án hỗ trợ. ỉ Là người chịu trách nhiệm chính tiến hành các hoạt động khuyến mãi, tài trợ. Có trách nhiệm liên hệ xúc tiến với các bên liên quan để hoàn thành các hoạt động này. * Nhân viên kinh doanh ỉ Tìm hiểu nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của Công ty, cũng như các sản phẩm mới. ỉ Thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. ỉ Tiếp nhận và xem xét các yêu cầu giao hàng của khách hàng. ỉ Thông báo kế hoạch giao hàng cho trưởng nhóm ỉ Báo cáo kết quả bán hàng sau mỗi ngày làm việc cho Giám sát viên. ỉ Chăm sóc khách hàng và giải quyết mọi vướng mắc. ỉ Phối hợp với phòng kế toán để theo dõi và thu hồi công nợ. ỉ Chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước toàn Công ty. ỉ Tuyệt đối tuân thủ các quy định của Công ty đề ra. * Nhân viên siêu thị ỉ Vai trò như nhân viên kinh doanh ỉ Không để tình trạng gián đoạn hàng trên kệ ỉ Thanh toán đúng hạn với các Siêu Thị ỉ Thực hiện chính xác các chương trình của phòng marketing. * Nhân viên marketing ỉ Đề xuất các chương trình biện pháp để nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. ỉ Tìm kiếm thị trường mới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. ỉ Tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, quảng bá sản phẩm. ỉ Đưa ra các chương trình quảng cáo khuyến mại đưa sản phẩm vào thị trường mới. ỉ Xây dựng các chiến lược phát triển thị trường. * Nhân viên mkt trực tuyến và mkt nội bộ ỉ Chức năng nhiệm vụ như trên ỉ Ngoài ra phát triển hệ thống đào tạo kỹ năng cho nhân viên liên lạc qua hệ thống IT. Mục đích cuối cùng: “ Phát triển Công ty thành một Công ty có hệ thống thông tin giữa các thành viên nhanh và hiện đại”. ỉ Đề xuất tối ưu hoá các hoạt động Công ty bằng IT. ỉ Đề xuất các phương án cho sinh hoạt chung trong Công ty. ỉ Quản lý Website của Công ty. ỉ Đề xuất, thực hiện các phương án MKT trực tuyến. * kế toán nội bộ ỉ Kế toán bán hàng: Nhận báo cáo bán hàng từng ngày của nhân viên kinh doanh. Nhập số liệu, kiểm tra số liệu trong buổi sáng hôm sau. ỉ Kế toán thu chi: Viết phiếu thu chi, nộp báo cáo tài chính quỹ tiền mặt và ngân hàng, công nợ vào đầu tháng có xác nhận số liệu thực tế của thủ quỹ, thủ kho. ỉ Kế toán công nợ: lập hồ sơ theo dõi công nợ của các nhà cung cấp, các nhà phân phối tỉnh ( trừ Trà Việt) lên kế hoạch thanh toán. * kế toán báo thuế ỉ Tổng kết báo thuế 3 tháng một cho ban Giám đốc. ỉ Theo dõi công nợ Siêu Thị tại Hà nội, Trà Việt ỉ Kế toán ngân hàng: tổng kết số liệu cho kế toán nội bộ vào đầu tháng và giữa tháng. ỉ Đối chiếu công nợ với các Siêu Thị 1 tháng 1 lần. * thủ quỹ/ thủ kho ỉ Xuất tiền theo phiếu thu chi của kế toán nội bộ. ỉ Quản lý số lượng hàng và vật dụng tài trợ trên phần mềm của Công ty. ỉ Xuất vật dụng tài trợ theo quy định của Chủ Công ty tài trợ. Tổng kết thông báo số lượng theo yêu cầu Chủ Công ty. ỉ Tổ chức thực hiện các việc vận chuyển hàng hoá. ỉ Đề xuất việc nhập hàng, đảm bảo công việc của Công ty không bị gián đoạn. ỉ Tổng kết tiền mặt và kho một tháng một lần, ký xác nhận vào báo cáo tài chính của kế toán nội bộ. * Chánh văn phòng ỉ Thực hiện hoặc tổ chức thực hiện những việc phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty. * Nhân viên lễ tân ỉ Trợ giúp và chịu sự phân công công việc của chánh văn phòng. ỉ Nhận điện thoại gọi đến, ghi chép những thông tin cấn nhắn vào sổ trực. ỉ Phục vụ khi có khách đến Công ty. * giám sát bán hàng tại tphcm ỉ Nắm rõ địa bàn, khách hàng, tuyến đường, nhân sự trong khu vực phụ trách. ỉ Cùng với nhà phân phối triển khai các chương trình đến khách hàng. ỉ Cập nhật các số liệu về doanh số, bao phủ, thông tin khách hàng và những thông tin về thị trường. ỉ Giám sát các chương trình, hoạt động, nhân sự của nhà phân phối và tổng kết các hoạt động tài trợ, khuyến mại dành cho khách hàng. ỉ Kiểm tra các thông tin, số liệu từ nhà phân phối, xác nhận các thông tin về nhân sự, chấm công, lương thưởng cho nhân viên bán hàng. ỉ Đề xuất các biện pháp kỷ luật đối với nhân viên bán hàng cũng như các chương trình hỗ trợ bán hàng. ỉ Kiểm kê hàng hoá, các vật dụng khuyến mại tồn kho nhà phân phối trong từng thời điểm. 5. Tình hình hoạt động của Công ty Những năm gần đây, trà túi nhúng không còn xa lạ với người Việt Nam, nhất là người thành thị. Bởi nhiều tiện ích như gọn, nhanh và sạch, chủng loại trà đúng từng gói riêng biệt trong bao bì đồng nghĩa với những người năng động trong xã hội đang không ngừng phát triển. Nắm bắt được một thị trường đầy tiềm năng với trên 80 triệu dân, hầu hết các hãng trà danh tiếng trên Thế giới đều tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Trong số đó, không ít “đại gia” trong làng trà đó đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất  ngay tại Việt Nam, sử dụng nguyên liệu chè phong phú và có chất lượng cao từng được Thế giới biết đến. Dân số vẫn ngày càng tăng, số lượng những người năng động ngày dùng trà túi nhúng cũng tăng theo sự phát triển của đất nước. Nhưng thị trường vẫn chỉ là các nhãn mác nước ngoài, lác đác một vài nhãn hiệu trà túi nhúng Việt Nam thì quá ư nhạt nhẽo và nhỏ bé. Mang danh là nước đứng thứ 8 về sản xuất trà trên thế giới, chẳng lẽ chúng ta không tự làm ra được trà để phục vụ cho chính nhu cầu của chúng ta và xây dựng một thương hiệu quốc tế bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình làm ra? Hơn ai hết, những người kinh doanh trà lâu năm của ECO trăn trở với điều này. Có nguyên liệu tốt, nhân lực dồi dào và thông minh, máy móc công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài hiện đại, không vỡ lý do nào không thể làm ra loại trà túi nhúng mang thương hiệu Việt Nam để phục vụ cho người Việt và xuất khẩu ra thế giới. Nhưng không thể đi lại lối mòn. Cần phải sáng tạo và định hình một phong cách riêng, mà đối với trà, phong cách ở đây đồng nghĩa với hương vị, hương vị trà tạo nên phong cách trà. Bao nhiêu mác trà túi nhúng đang có mặt tại Việt Nam, không có hương vị trà nào là hương vị của người Á Đông, mang phong cách Phương Đông. Đường đi đã nhìn thấy, phải làm ra “ Loại trà túi nhúng đặc trưng của người Phương Đông”. Và những người ECO say trà, mê trà, coi trọng nguồn gốc, bản sắc “ da vàng tóc đen” đã quyết tâm xây dựng thương hiệu Cozy, thương hiệu của loại trà túi nhúng “ Đặc sắc hương vị Á Đông”. Mặc dù từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã phải bỏ ra một nguồn vốn khá lớn để đầu tư vào dây truyền công nghệ và đưa thương hiệu Trà Việt tới người á Đông nói chung, người Việt nói riêng. Xong mọi sự đầu tư về tiền bạc cũng như nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên dần được đền đáp xứng đáng. Thời kỳ đầu thành lập Công ty mới chỉ có trên 40 người và sản phẩm đầu tiên là Hồng Trà được ít người tiêu dùng biết đến, cho đến nay toàn Công ty đã nâng số thành viên lên gần 100 người và các sản phẩm Trà hiện nay rất phong phú và đa dạng về chủng loại ngoài Hồng Trà ra còn có Hồng trà hương dâu, Hồng trà hương đào, hương bạc hà, hương hoa nhài, hương sen… đặc biệt Công ty mới đưa ra thị trường một loại Trà rất hấp dẫn mang hương vị của tình yêu đó là Hồng trà hoa hồng được tinh chế từ đài hoa hồng nên có hương vị rất thơm ngon mà các hãng trà túi lọc hiện khác trên thị trường không có được, cùng với nó Công ty đang có xu hướng đưa loại trà Thái Nguyên có dạng như trà mạn tới người tiêu dùng nhưng có chất lượng cao hơn nhiều so với trà mạn và khả năng sử dụng được lâu. Bên cạnh đó mức lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty tối thiểu là 1,5 triệu/tháng, đã phần nào giúp ổn định đời sống. Toàn Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Sinh Thái hoạt động với mục tiêu đưa Công ty mình trở thành nhà cung cấp Trà số một có thương hiệu tại Việt Nam. Điều đó đã dần được khẳng định, có rất nhiều hãng sản xuất tại Việt Nam đến đặt hàng tại Công ty, Thị trường Trà Cozy được mở rộng được nhiều người tiêu dùng biết đến, nhiều nước trên Thế giới như Nga, Mỹ, Pháp, Đức… đã đăng ký đặt hàng tại Công ty và họ muốn trở thành độc quyền thương hiệu tại nước họ. Sản lượng và doanh số Công ty đạt được trong năm qua: Năm Sản lượng ( Tấn) Doanh thu (USD) Độ phủ (%) 2003 100 382.165 8,6 2004 345 1.337.579 29,1 Bảng số liệu cho thấy năm 2004 có biến động lớn so với năm 2003, sản lượng tăng sấp xỉ 3,5 lần so với năm 2003, cùng với nó là độ phủ cũng tăng. Điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động của Công ty đang có xu hướng phát triển mạnh, nhất là thị trường xuất khẩu tăng khá nhanh, cùng với nó là thị trường trong nước đang dần được người tiêu dùng chấp nhận. Với nhiều mặt hàng kinh doanh đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hàng năm Công ty ký kết với hàng trăm bạn hàng xuất khẩu của trên 25 nước khác nhau. Công ty còn có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nó sẽ là chỗ dựa cho Công ty trong việc khai thác tiệm năng hàng xuất khẩu địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thời kỳ đầu Công ty bị lỗ trong kinh doanh bởi phải đầu tư lớn về nhà xưởng kho tàng bến bãi, công nghệ sản xuất và để đưa được thương hiệu của mình vào thị trường, nhất là thị trường đã có nhiều đối thủ cạnh tranh, Công ty đã phải đầu tư cho nhiều loại chi phí có liên quan như chi cho quảng cáo, các chương trình tài trợ khuyến mại. Xong điều đó không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của Công ty bởi chiến lược phát triển lâu dài. Hiện tại Công ty bắt đầu đi vào hoạt động tốt, sản phẩm đã được thị trường phần nào chấp nhận. 6. Chiến lược phát triển của Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Sinh Thái Để Công ty có bước phát triển mạnh trong tương lai cần phải xác định đúng hướng và mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng thời kỳ kế hoạch và có những giải pháp hợp lý cho kế hoạch phát triển. Công ty sẽ thường xuyên quan tâm đến nguồn lực bao gồm về vốn, cải tiến công nghệ cho phù hợp với thời đại và đào tạo bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện chiến lược ba “ Việt”: đưa nguyên liêu Việt do người Việt làm đến tay người Việt. Mục tiêu trở thành Công ty cung cấp Trà có thương hiệu tại Việt Nam. Trong hoạt động cũng như quản lý nội bộ luôn tuân thủ và lấy chính sách pháp luật làm cơ sở điều chỉnh mọi hành vi, lấy ổn định làm mục tiêu chính. Nâng cao nguồn lực bên trong, luôn quan tâm đến tình hình đoàn kết nội bộ của cán bộ công nhân viên, tiếp tục duy trì kinh doanh tổng hợp 3 lĩnh vực: sản xuất - xuất khẩu - mở rộng thị trường. Cố gắng tăng sản lượng, tăng doanh thu và tăng độ phủ. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên chức, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, động viên cán bộ công nhân viên phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể tích cực hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ. Rà soát củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ tập chung nghiên cứu đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, cơ chế lương thưởng thi đua để khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiến tới công bằng trong lao động và hưởng thụ. Xây dựng các chiến lược Marketing, tăng cường đi khảo sát điều tra thị trường. Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, giá thành, mẫu mã bao bì đóng gói, tạo sự nổi bật trên thương trường như sự khác biệt về sản phẩm, thực hiện chiến lược về giá. Công ty đang có chiến lược mở rộng thị phần sang các nước Đông Âu và Tây Âu và tung ra thị trường một số loại Trà mới có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người. Tập chung đánh vào thị trường giới trẻ có độ tuổi từ 15 – 40. Và đưa ra loại trà dành riêng cho người cao tuổi. Không ngừng xây dựng Công ty ECO ngày một lớn mạnh. 7. Những cơ hội và thách thức đối với Công ty Sân chơi thị trường ngày một rộng lớn và luôn sẵn lòng đón chào mọi người tham gia cùng với nó là thị hiếu người tiêu dùng ngày một nâng c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC503.doc