Báo cáo Tổng hợp về công tác tổ chức, nhân sự, hoạt động quản lý các mặt của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 4

Lời mở đầu Sau 17 năm thực hiện con đường đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng... đặc biệt là về mặt kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã bước đi từng bước vững chắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí độc tôn trong sản xuất kinh doanh th

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về công tác tổ chức, nhân sự, hoạt động quản lý các mặt của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo mệnh lệnh hành chính, không có sự cạnh tranh và công tác nghiên cứu thị trường, tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ là hình thức sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp đều phải tự đứng vững trên thị trường bằng chính đôi chân, năng lực thực sự của mình, nhất là phải tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo sự thay đổi của thị trường, chuyển từ những gì mình có sang những gì thị trường cần. Trong điều kiện đó, nhiều doanh nghiệp đã bị giải thể vì không thích ứng được với những sự thay đổi như vậy. Nhưng công ty cổ phần Xây dựng số 4 là một trong nhiều doanh nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn để đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. Qua thời gian 6 tuần thực tập đợt I tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 4, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú và anh chị trong công ty, em xin trình bày một cách tổng quát nhất về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh...của công ty. Bản báo cáo thực tập tổng hợp được bố cục thành 5 phần: Phần 1: Quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty Phần 2: Những đặc điểm chủ yếu của công ty Phần 3: Công tác tổ chức, nhân sự của công ty Phần 4: Hoạt động quản lý các mặt của công ty Phần 5: Kế hoạch kinh doanh của công ty Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo Nguyễn Đình Trung và ban lãnh đạo công ty để cho bản báo cáo được hoàn thiện hơn trong đợt II. Em xin chân thành cảm ơn! PHần 1. giới thiệu chung về công ty 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 4 trước đây là một phòng kỹ thuật tổng hợp của viện cơ khí xây dựng (thuộc Liên hiẹp các xí nghiệp cơ khí xây dựng sau này). Đến năm 1978, theo QĐ 1801/BXD/TCCB của Bộ xây dựng được tách ra thành lập xí nghiệp Cơ khí Xây dựng số 4 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng. Năm 1992, Bộ xây dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. xí nghiệp lại bước vào những khó khăn và thuận lợi mới. Với tình hình như vậy, xí nghiệp đã cố gắng đi sâu vào nhiệm vụ sửa chữa, phục hồi các thiết bị chuyên ngành Cơ khí Xây dựng và lĩnh vực này cũng đã trở thành một mũi nhọn của xí nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 75% tổng doanh thu của xí nghiệp. Nhờ thực hiện theo đúng phương hướng phát triển của ngành và nhu cầu của thị trường nên từ năm 1992 - 1994 tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã tăng cao với tốc độ nhanh. Năm 1996, khi cơ quan quản lý trực tiếp của xí nghiệp Cơ khí Xây dựng số 4 là Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí được đổi tên thành Tổng công ty Cơ khí Xây dựng thì đến ngày 4/7/1996 xí nghiệp Cơ khí Xây dựng số 4 cũng được đổi tên thành Công ty Cơ khí Xây dựng số 4. Nhiệm vụ của Công ty cũng được chuyển đổi từ lĩnh vực thiết kế sang trực tiếp sản xuất. Lại một khó khăn mới đến với công ty bởi vì trước đây tài sản của công ty chỉ dùng cho việc thiết kế, khi chuyển đổi nhiệm vụ công ty phải đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ quyết tâm và sự kiên trì hoạt động của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty nên công ty đã vượt qua được những khó khăn đó và ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Năm 1998, sản phẩm của công ty tham gia hội thi đề tài khoa học VIFOTEC đã đạt giải khuyến khích, công ty cũng đã nhận được bằng khen về việc áp dụng đề tài trên phạm vi toàn quốc và đón nhận huân chương Lao động hạng III do Nhà nước trao tặng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cơ khí xây dựng số 4 được Bộ xây dựng và Tổng công ty Cơ khí Xây dựng cho tiến hành thực hiện cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng số 4 theo quyết định 982/QĐ-BXD ngày 12 tháng 8 năm 1999 và từ 16/12/1999 công ty hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần. Tên công ty: Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng số 4 Gọi tắt là: COMA-4 Tên giao dịch đối ngoại: Joit - Stock Contruction Machinery Company N04 Tên giao dịch đối ngoại viết tắt là : COMA-4 Trụ sở chính của công ty đặt tại : Số 252V - phố Minh Khai - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ của công ty hiện nay: Kinh doanh sản xuất chuyên ngành Cơ khí Xây dựng và xây lắp theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước và của thị trường. Cụ thể: - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình đô thị. - Xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, đô thị, dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao (lò nung sấy Tuynen, lò quay, sấy phun...) - Tư vấn kinh tế kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Cũng giống như các công ty cổ phần khác công ty cổ phàn Cơ khí Xây dựng số 4 có hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất trong doanh nghiệp. Hội đồng còn là cơ quan tư vấn và kiểm soát, Hội đồng quản trị có chức năng quyết định, lãnh đạo việc thực hiện chién lược và mục tiêu kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cao nhất về sự thành bại của công ty. Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt quá trình sản xuất, công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng số 4 đã tổ chức một bộ máy gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Về cơ cấu của bộ máy qunả lý: trong ban lãnh đạo công ty gồm: * Một giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị: là người có quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan, với khách hàng và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, cũng như chịu trách nhiệm trước cổ đông. * Một phó giám đốc kiêm phó chủ tịch hội đồng quản trị: Là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất và các vấn đề về kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả được tiến hành thông suốt liên tục. Đồng thời là người phụ trách về nhân sự và tổ chức cung ứng vật tư cho sản xuất. Cung các trưởng ban và quản đốc phân xưởng công ty còn có bốn phòng ban * Phòng kế hoạch tài vụ của công ty thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, kế hoạch tác nghiệp, công tác điều động sản xuất. - Thực hiện công tác cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. - Thực hiện việc chuẩn bị tài liệu, hồ sơ để công ty tham gia đấu thầu. - Thực hiện các nghiệp vụ: Quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính, các quy chế về tài chính, thực hiện nghiệp vụ kế toán thu - chi. - Xác định giá cả của sản phẩm. * Phòng kỹ thuật tổng hợp: - Thực hiện công tác thiết kế sản phẩm: Thiết kế sản phẩm mới, thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết kế, cải tiến các thiết bị để nâng cao năng suất, chiến lược, hoàn thiện sản phẩm. - Thực hiện công tác kỹ thuật công nghệ: Theo dõi, chế tạo, quản lý chiến lược sản phẩm theo đúng thiết kế, kiểm tra, hướng dẫn công nghệ chế tạo, nghiệm thu sản phẩm, đề ra các biện pháp công nghệ tiên tiến để đảm bảo và nâng cao năng suất sản phẩm. - Xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm: Tiêu chuẩn về năng suất và chất lượng cho các sản phẩm do công ty chế tạo, hướng dẫn, vận hành, sử dụng thiết bị. - Xây dựng định mức hao phí vật tư, lao động cho các sản phẩm. - Tham gia công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, tổ chức triển lãm, hội thảo. * Phòng tổ chức hành chính: - Công tác tổ chức lao động: +Thực hiện công tác lao động theo quy định và nhiệm vụ. +Xây dựng kế hoạch phát triển về nhân sự. + Quản lý lao động, quản lý định mức lao động, các chế độ khác có liên quan đến người lao động (nâng lương, nâng bậc), tham gia công tác quản lý an toàn lao động. - Công tác đào tạo: + Cử cán bộ đi học nâng cao chất lượng, nâng cao trình độ cho công nhân. + Tổ chức công tác thi đua. - Công tác hành chính: + Nghiệp vụ văn thư, họp hành hội nghị. + Quản lý công tác y tế, quản lý sức khỏe của toàn bộ công nhân viên. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Hệ thống này rất thích hợp với công ty vì đây là một công ty nhỏ. Cơ cấu tổ chưc bộ máy quản lý của công ty được thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau: Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 4 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty PX gia công cơ PX cơ khí 2 PX Dịch vụ PX cơ khí 1 Tổ sơn bả Tổ mài Tổ hàn Tổ cắt sắt thép Tổ hàn Tổ mài Tổ sơn bả Tổ cắt sắt thép * Phân xưởng dịch vụ: là xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp như máy nhào, máy đùn, máy lọc sỏi, máy cấp liệu thùng, phân xưởng này gồm có 15 người được chia thành 4 tổ: - Tổ cắt sắt, thép: gồm 3 người có nhiệm vụ cắt các loại sắt, thép theo chỉ dẫn của tổ trưởng. - Tổ hàn: gồm 4 người có nhiệm vụ hàn các chi tiết sau khi tổ cắt đã hoàn thành. - Tổ mài: gồm 4 người có nhiệm vụ mài các chi tiết máy. - Tổ sơn các chi tiết máy đã hoàn thành. * Phân xưởng cơ khí 2: là phân xưởng sản xuất các máy công cụ bao gồm 16 người. * Phân xưởng gia công cơ: là phân xưởng có nhiệm vụ gia công các chi tiết máy phục vụ cho sản xuất bao gồm 20 người. 1.3. Các đặc trưng của công ty - Sản phẩm của công ty Những sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Dây chuyền sản xuất gạch Tuynen; máy nghiền đá xây dựng; máy trộn bê tông; máy nâng hạ; cấp phối vật liệu; các dịch vụ xây lắp; thiết kế; tư vấn Cơ khí Xây dựng. Trong đó thì hai sản phẩm dây chuyền sản xuất gạch Tuynen và máy trộn bê tông là hai sản phẩm đem lại doanh thu chính cho công ty (75% tổng doanh thu) - Dây chuyền sản xuất gạch Tuynen: sản phẩm được công ty nghiên cứu, thiết kế và sản xuất có chất lượng về kỹ thuật, độ bền, mẫu mã công nghiệp... không kém máy nhập ngoại, đồng thời lại có giá thành thấp và công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ kèm theo như lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa... nên sản phẩm này của công ty rất có ưu thế trong cạnh tranh và đước các khách hàng trong nước tin dùng và là mặt hàng đem lại trên 50% doanh thu cho công ty. Công ty coi đây là sản phẩm chính cần được tập trung nghiên cứu, sản xuất khôn ngừng nâng cao chất lượng để cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty trong hiện tại và tương lai. - Máy trộn bê tông: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhanh kéo theo nhu cầu xây dựng cơ bản lớn. Nắm được nhu cầu này, công ty đã đầu tư sản xuất cung cấp cho thị trường máy trộn bê tông các loại với chất lượng và giá cả tương đương ngoại nhập và đây cũng là sản phẩm đem lại 25% doanh thu cho công ty. - Thị trường của công ty Thị trường mà công ty hoạt động chú trọng khai thác là thị trường nội địa, công ty cung cấp các loại máy móc thiết bị xây dựng cho các thị trường trong nước mà trước đây phải nhập ngoại của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... Các bạn hàng của công ty trải rộng khắp cả nước như xí nghiệp gạch ngói Quảng Yên, xí nghiệp gạch ngói Vĩnh Hoà - Thanh Hoá, công ty sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng Kontum, công ty gốm xây dựng Phú Thọ, công ty xây dựng Khánh Hoà... Phần II. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty 2.1. Thị trường và các khách hàng mục tiêu của công ty - Thị trường và khách hàng mục tiêu: Thị trường mà công ty hướng tới là thị trường nội địa do quy mô của thị trường máy trộn bê tông và máy gạch Tuynel hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng các doanh ngiệp trong nước chỉ cung cấp được khoảng 40% còn lại là nhập ngoại do vậy có thể coi đây là thị trường đầy tiềm năng mà công ty có thê khai thác. Khách hàng mục tiêu của công ty xác định dây chuyền sản xuất gạc Tuymel và máy trộn bê tông là hai sản phẩm chính do vậy khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, bê tông… và những nhà thầu xây dựng. Công ty đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có khu đô thị mới, các tỉnh thành phố có vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây… 2.2. Định hường kế hoạch phát triển - Định hướng: Là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản do vậy công ty chưa xây dựng được cho minh một chiến lược dài hạn, tỷ mỷ mà chỉ dừng lại ở những định hướng chung và những kế hoạch thường niên. Định hướng của công ty đến 2005: Luôn cố gắng duy trì mức lợi nhuận từ 10 - 12% trên vốn chủ sở hữu và 2 - 3% trên tổng tài sản, không ngừng nghiên cứu chế tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm đề từ đó mở rộng thị trường huy động sử dụng tối đa các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn cổ phần đáp ứng nhu cầu mở rông sản xuất. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho việc mở rộng sản xuất, xây mới nhà máy sản xuất cơ khí xây dựng tại Văn Giang - Hưng Yên vào năm 2004 - 2005. - Kế hoạch sản xuất năm 2003 Những chỉ tiêu kế hoạch chính của công ty năm 2003: STT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Kế hoạch 2003 KH2003/TH2002 (%) 1 ồ Giá trị sản lượng Triệu đồng 24.120,42 105 2 ồ Doanh thu Triệu đồng 22.542,93 105 3 ồ Nộp Ngân sách Triệu đồng 1.450 105,8 4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 698,8 105 5 Đầu tư XDCB Triệu đồng 250 106 6 TNBQ/người Triệu đồng 1,41 101 7 LĐ sử dụng Bình quân Người 115 100 Căn cứ thông tin sử dụng cho xây dựng kế hoạch là kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và kết quả thực hiện của những năm trước, những biến động của môi trường trong nước cũng như quốc tế và năng lực tổ chức sản xuất hiện tại của công ty. - Một số biện pháp thực hiện + Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng thị trường đưa sản phẩm của Công ty tới tận các tỉnh xa ở Đồng bằng và miền núi có nhu cầu. + Tập trung bằng mọi biện pháp đẩy nhanh nhịp dộ sản xuất đưa tiến độ xuất xưởng máy đạt và vượt thời hạn trong các hợp đồng kinh tế. Để thực hiện tốt cần chú ý đến khâu tạo phôi và gia công chi tiết phải nhanh và đồng bộ. Công việc lắp đặt dựng máy ở các Tổ cần sắp xếp bố trí sao cho hợp lý đúng sở trường của từng công nhân. Phần III. Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong công ty 3.1. Đặc điểm về lao động của công ty Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Năm 1999, tổng số lao động của công ty là 70 người, chi tiết được thể hiện dưới biểu sau: Biểu 3: Cơ cấu lao động của công ty Chỉ tiêu Số lượng (người) % Phân loại theo thời hạn hợp đồng Số lao động trong biên chế Số lao động hợp đồng 34 36 48.57% 51.43% Phân loại theo giới tính Lao động nữ Lao động nam 8 62 11.43% 88.57% Phân loại theo trình độ Số kỹ sư và đại học Số trung cấp kỹ thuật Công nhân kỹ thuật 17 12 41 24.29% 17.14% 68.57% Tổng 70 Qua bảng trên ta thấy số lao động làm hợp đồng của công ty lớn hơn số cán bộ công nhân viên trong biên chế chính thức. Số lao động hợp đồng chiếm tới 51, 43% lao động của toàn công ty. Trong điều kiện hiện nay, việc ký hợp đồng chiếm tới 51,43% lao động của toàn công ty. Trong điều kiện hiện nay, việc ký hợp đồng lao động là phương cách tốt nhất để tuyển dụng lao động hoặc cho thôi việc. Khi tình hình sản xuất kinh doanh có xu hướng mở rộng, công ty có thể ký các hợp đồng ngắn hạn để thuê thêm lao động. Ngược lại, khi sản xuất bị thu hẹp, công ty có thể kết thúc các hợp đồng ngắn hạn mà không gặp trở ngại và thiệt hại gì. Trong điều kiện sản xuất ngành cơ khí hiện tại công ty có thể dễ dàng thu được những người có trình độ thích hợp để bảo đảm yêu cầu về chiến lược sản phẩm. Số lượng lao động gián tiếp của công ty là 29 người, chiếm tỷ lệ 41%, số lượng lao động trực tiếp là 41 người, chiếm tỷ lệ 59% tổng số lao động của công ty. Nhìn vào biểu chất lượng công nhân kỹ thuật thì số lượng công nhân có trình độ đều đã qua đào tạo về tay nghề là 95,1%. Cụ thể, bậc thợ trung bình của công nhân trong công ty là 4. Số công nhân thợ bậc 4 là 28 người , chiếm 68,3% số công nhân sản xuất. Như vây, có thể thấy rằng trình độ tay nghề của công nhân sản xuất trong công ty là tương đối cao, họ đã được tiếp tục học hỏi cái mới để làm quen với kỹ thuật hiện đại. Đây là một thuận lợi lớn để công ty có thể thực hiện chiến lược đề ra. Với số lượng công nhân sản xuất có tay nghề cao, do đó đảm bảo được chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất ra, đây sẽ là một thuận lợi lớn đối với công ty. Biểu 4: Chất lượng công nhân kỹ thuật của công ty STT Ngành nghề SL Bậc thợ Cấp bậc thợ bq 3 4 5 6 7 I. 1. Công nhân cơ giới Lái xe ô tô 01 1 3/7 II. 1. 2. Công nhân xây lắp Lắp đặt thiết bị điện Lắp đặt cơ khí 02 05 3 1 1 1 1 5,5/7 3,8/7 III. 1. 2. 3. 4. 5. Công nhân cơ khí Hàn Tiện Mài, doa, phay, khoan, bào, mạ. Nguội, lắp ráp, Điện 14 04 02 10 01 2 5 9 2 2 3 1 2 1 2 1 4,3/7 4,75/7 4/7 3,7/7 5/7 IV Tổng 39 Nhìn vào bảng thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn có thể thấy: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đều có trình độ đại học, được đào tạo cơ bản. Số cán bộ có trình độ đại học chiếm 24,3% tổng số lao động của toàn công ty. Đây là một thuận lợi lớn đối với công ty vì có lực lượng thiết kế giàu kinh nghiệm vì có trình độ. Số lượng cán bộ làm công tác hành chính chiếm một tỷ lệ nhỏ , chỉ có 3 người. Điều này làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty. Nếu căn cứ vào độ tuổi thì công ty có đội ngũ lao động tương đối già, số người trong độ tuổi từ 25 - 40 chiếm 40% tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Tỷ lệ nữ công nhân trong công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ là 11,43%. Điều này là hợp lý vì đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nặng nhọc. - Công tác nhân sự trên các mặt Cùng với quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, công ty xây dựng các kế hoạch về nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh trên các mặt như tuyển dụng, bố trí sử dụng, đánh giá đề bạt, đào tạo, tiền lương và tiền thưởng. + Bố trí sử dụng Hiện nay công ty có trên 120 công nhân viên trong đó hơn 10 nhân viên làm công tác văn phòng còn lại là các công nhân sản xuất. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất công ty còn sử dụng một số công nhân thời vụ. Trong qúa trình tổ chức quản lý sản xuất ban lãnh đạo công ty luôn chú ý để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Từ đó làm căn cứ bố trí sử dụng cho đúng chuyên môn, sở trường của từng người khắc phục những mặt yếu kém để có thể khai thác được tối đa sức mạnh nguồn nhân lực của công ty. + Tuyển dụng Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đúng mức tới việc tuyển dụng, tuy công tác tuyển dụng được tổ chức đơn giản nhưng chặt chẽ, công ty luôn ưu tiên những người có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Đây là nhân tố đầu vào quan trọng do vậy lãnh đạo công ty luôn cẩn trọng trong việc tuyển dụng + Đánh giá đề bạt Trong quá trình công tác, công ty luôn quan tâm sâu sắc và thường xuyên đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng công nhân viên để từ đó thâý được những sở trường, điểm mạnh của từng người để chú ý đề bạt, sắp đặt cho họ lànm viẹc vào vị trí đúng sở trường, điểm mạnh của mình để từ đó phát huy được đầy đủ phẩm chất cá nhân của mình đồng thời đó cũng là sự động viên khuyến khích họ hết mình vì công ty. + Đào tạo Tiền thân là một phòng kỹ thuật, do vậy những cán bộ quản lý cũ đa phần là những kỹ sư kỹ thuật. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý trong cơ chế thị trường hội nhập và phát triển hiện nay công ty đang xây dựng kế hoạch gửi đi đào tạo lại một số cán bộ quản lý để họ có được nhữngc chuyên môn chuyên sâu trong quản lý kinh doanh. Đồng thời cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật những kỹ sư, công nhân kỹ thuật của công ty cũng sẽ được tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. + Tiền lương, tiền thưởng Qua bảng kết quả kinh doanh ở phần trên ta thấy tiền lương và thu nhập của người lao động trong công ty khong ngừng tăng qua các năm, điều này cho thấy phần nào những chính sách tiền lương và tiền thưởng của công ty đang đi đúng hướng. Tiền lương của người lao động được trả theo khối lượng công việc hoàn thành và thời gian làm việc thực tế. Tiền thưởng phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của từng người và kết quả kinh doanh trong từng thời kỳ của công ty. 3.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc và trạng thiết bị - Quyền sử dụng đất đai và tài nguyên: Công ty hiện đang sử dụng 1161 m2 tại 252V Minh Khai - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. Bao gồm một nhà 2 tầng dùng làm văn phòng và trụ sở giao dịch chính của công ty và các nhà xưởng, kho tàng để phục vụ sản xuất của công ty. Với diện tích trên 1000 m2 là qúa nhỏ bé và hạn hẹp đối với một công ty sản xuất Cơ khí Xây dựng nên công ty gặp nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, sắp xếp kho tàng. Để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong một vài năm tới công ty đã xin được cấp quyền sử dụng trên 6000m2 tại Văn Giang - Hưng Yên. Với diện tích mặt bằng này công ty có kế hoạch xây dựng một xí nghiệp Cơ khí Xây dựng mới tại đó trong hai năm 2004 và 2005. - Tình hình quản lý tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao gồm một nhà hai tầng làm văn phòng, trụ sở giao dịch tại 25V - Minh Khai và các kho tàng nhà xưởng máy móc thiết bị kế hoạchác tính đến ngày 1.2.2003 Giá trị còn lại: 340.820.118 đ (=1.85% tổng tài sản) Nguyên giá: 846.152.596 đ Hao mòn luỹ kế: 505.332.478 đ Qua số liệu trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty không được hợp lý, TSCĐ thiếu thốn rất nhiều. Không những thế, phần lớn chúng đã lạc hậu, cũ kỹ. Đây là khó khăn rất lớn mà công ty đang phải đối mặt. Phương pháp khấu hao mà công ty đang áp dụng đối với TSCĐ là phương pháp khấu hao đều theo thời gian và được phòng kế toán quản lý, theo dõi và phản ánh thường xuyên trong các báo cáo tài chính hàng kỳ. - Tình hình quản lý các tài sản lưu động: Tài sản lưu động của công ty chiếm tới 95,75% trên tổng tài sản . Tới ngày 1.1.2003 TSLĐ của công ty bao gồm: Tiền (110): 1.259.144.348 đ Phải thu (130): 4.86.7614.422 đ Hàng tồn kho (140): 6.605.794.939 đ TSLĐ ≠ (150) : 245.761.952 đ Chi sự nghiệp (161): 28.000.000 đ TSLĐ của công ty chiếm phần lớn tài sản, do vậy tình hình quản lý rất phức tạp và khó khăn. Số tài sản bị chiếm dụng lớn tới gần 40% tài sản lưu động. Giá trị hàng tồn kho nhiều bao gồm nhiều loại vật tư, vật liệu rất phức tạp và đa dạng, công tác quản lý gặp không ít khó khăn. - Cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm 2 loại là đất đai nhà xưởng và máy móc thiết bị. Về đất đai nhà xưởng: Công ty được quyền sử dụng 1161 m2 đất tại 252 đường Minh Khai (theo số liệu nộp thuế hàng năm), trong đó gồm: một nhà làm việc của bộ máy quản lý (hai tầng), nhà phân xưởng lắp ráp, sân bãi nội bộ... Về máy móc thiết bị : Máy móc thiết bị của Công ty tương đối lạc hậu, gần như đã được khấu hao hết (xem bảng). Việc mua sắm và đổi mới trang thiết bị ở công ty từ ngày thành lập tới nay là rất ít. Các thiết bị chỉ có chức năng gia công cơ khí giản đơn như: tiện, koan. Công ty chủ trương liên kết với các nhà máy cơ khí khac trên fđịa bàn Hà Nội như: cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Mai Động, cơ khí Quang Trung... có máy móc trang thiết bị hiện đại có thể gia công chế tạo ra các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Công việc này có thể được thực hiên tương đối dễ dàng do công suất máy móc thiết bị chưa sử dụng của các tỉnh này máy cơ khí trên địa bàn Hà Nội còn rất lớnl. Việc liên kết này sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được một lượng vốn tương đối lớn thay vì việc đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị mà không sử dụng hết công suất. Tuy nhiên, điều này cũng có những bất lợi là đôi khi công ty không hoàn thành tiến độ về thời gian cho khách hàng do không chủ động được về công việc. Biểu 2: Máy móc thiết bị của công ty Tên máy móc thiết bị Số lượng Năm sản xuất Nước sản xuất Khấu hao 1. Máy khoan 2. Máy tiện T630 3. Máy tiện TUD 25A 4. Máy tiện TUD 40A 2 2 2 2 1970 1972 1975 1976 Việt Nam Việt Nam Ba Lan Ba Lan 95% 92% 85% 80% - Quản lý đầu tư, chuyển giao, đổi mới công nghệ Quỹ đầu tư phát triển của công ty thường chiếm từ 20 - 25% vốn chủ sở hữu, ngoài ra công ty còn chú trọng khai thác rất nhiều nguồn vốn khác nhau vào việc chuyển giao đổi mới công nghệ. Mặc dù vậy, nhưng các nguồn này còn rất hạn chế và nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư, chuyển giao đổi mới công nghệ của công nghệ. Để khắc phục công ty áp dụng cách đổi mới từng phần, từng bộ phận dần dần đi đến đổi mới toàn bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2003, công ty đã đầu tư trên 30 triệu đồng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư 28 triệu đồng cho hành chính sự nghiệp và chức chắn trong tượng lai gần cùng với quá trình mở rộng sản xuất công ty sẽ phải đầu tư nhiều hơn rất nhiều và huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho đổi mới công nghệ cho theo kịp với tiến trình phát triển của khoa học công nghệ và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao của khách hàng. - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty thường xuyên chú ý đến công tác nghiên cứu áp dụng các đề tài KHKT và tiến bộ kỹ thuật. Trong ba năm qua công ty đã thực hiện các đề tài: - Nghiên cứu chế tạo Máy nghiền Xa Luân để nghiền vật lliệu sản xuất gạch (Máy năng 32 - 35 tấn), máy đã đưa vào sản xuất chính thức đạt chất lượng tốt. - Máy rung ép sản xuất gạch không nung BlockRE400. Máy đã đưa vào sản xuất hàng loạt, thành mặt hàng truyền thống của công ty đạt năng suất, chất lượng. Máy nghiền đứng kiểu con lắc NĐ - 4T/h. Máy đã đạt chất lượng đưa vào sản xuất hàng loạt (4 dây chuyền). Do có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến các sản phẩm cao và sản phẩm mới công ty đã được tặng một giải thưởng khoa học công nghệ VICOTEC năm 2001. Công tác nghiên cứu và áp dụng các đề tài KHKT của công ty đã đem lại nhiều thành công lớn tạo ra mặt hàng mới và hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. Các sản phẩm này đã thay thế được thiết bị nhập ngoại. 3.3. Đặc điểm nguyên vật liệu và sử dụng nghuyên vật liệu - Những loại nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều chủng loại phức tạp nhưng có thể quy về một số nhóm vật liệu chính sau: + Các loại thép: Thép tròn, thép tấm, thép ống, thép chữ U, L,T… + Các động cơ giảm tốc: Động cơ 7.5 KW, động cơ 11 KW, động cơ 22 KW, động cơ 28.5 KW, động cơ 45 KW… + Các bánh răng hộp số: Bánh răng Z12.9, Z17.10, Z23.10… + Các loại vòng bi: Vòng bi 3515, 3519, 3516… - Những nguồn cung cấp chủ yếu: Các nguồn cung cấp chủ yếu là những nhà sản xuất trong nước bao gồm công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội; Công ty cơ khí thuỷ lợi; Công ty cơ khí Phổ Yên (Thái Nguyên); Hợp tác xã công nghiệp Thanh Nhàn; Công ty thiết bị phụ tùng An Phát; Công ty cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng); Công ty TNHH Mai Lĩnh; Công ty chế tạo động cơ Hà Nội… - Định mức sử dụng nguyên vật liệu: Do tính chất sản xuất là gia công lắp ráp cơ khí với nhiều loại sản phẩm với nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Do vây, định mức sử dụng nguyên vật liệu được xây dựng chi tiết cho từng loại nguyên vật liệutương ứng với loại sản phâm trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và thực tế sử dụng. Với các loại hộp số, bánh răng, động cơ đơn vị định mức là số cái trên sản phẩm; Đối với thép, sơn đơn vị tính là kg hay hộp trên sản phẩm. .. - Quản lý nguyên vật liệu: Công việc quản lý nguyên vật liệu được phòng vật tư của công ty chịu trách nhiệm quản lý. Sau khi nguyên vật liệu được mua và chở về sẽ được phòng vật tư kiểm kê, đánh giá chất lượng theo hợp đồng mua hàng sau đó được nhập kho lưu trữ. Quá trình cấp phát vật tư dựa trên kế hoạch sản xuất, hợp đồng sản xuất của từng thời kỳ, các phân xưởng sản xuất yêu cầu được cấp phát phòng vật tư xem xét nhu cầu thực tế với định mức tiêu dùng và kế hoạch cung ứng để tiến hành cấp phát. 3.4. Đặc điểm về vốn - Cơ cấu vốn của công ty: Tính đến thời điểm 31/12/1998 là thời điểm trước khi thực hiện cổ phần hoá tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 3.946.394.260 đ. Trong đó: - Phân theo cơ cấu vốn: +Vốn cố định: 221.777.165 đ +Vốn lưu động: 3.724.617.095 đ - Phân theo nguồn vốn: + Vốn Nhà nước: 892061.566 đ Trong đó: Vốn tự tích luỹ: 166.628.902 đ + Vốn vay của người lao động trong và ngoài công ty: 1.534.542.900 đ + Vốn vay ngân hàng: 0 + Vốn vay tín dụng trong nước: 0 + Vốn vay các nguồn khác: 1.267.623.227 đ + Vốn vay nước ngoài: 0. Khi tiến hành cổ phần hoá theo hình thức cổ phần hoá thứ hai thuộc điều 7 của nghị định số 44/1998/NĐ-CHI PHí ngày 29/6/1998 của Chính phủ để chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, Công ty giữ lại một phần giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước (16,55%) tại doanh nghiệp. Số còn lại (83,45%) phát hành cổ phiếu thu hút tyhem vốn để chuyển thành Công ty cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty cổ phần: 1500 triệu đồng: giá trị phát hành cổ phiếu lần đầu: 1.150 triệu đồng. Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông: Tổng số cổ phần: 11.500 cổ phần (1.150 triệu đồng) bao gồm: - Nhà nước giữ 1.476 cổ phần (147.600.000 đ) bằng 12.83% tổng số cổ phần phát hành lần đầu và bằng 9.84% vốn điều lệ. - Cổ phần ưu đãi cho CBCNV trong công ty: 5.884 cổ phần (588.4 triệu đồng) bằng 51.16% cổ phần phát hành lần đầu và bằng 39.22% vốn điều lệ. - Cổ phần bán tự do: 4.140 cổ phần (414.0 triệu đồng) bằng 36% cổ phần phát hành lần đầu và bằng 27.6% vốn điều lệ. Về số cổ phần bán tự do: Chủ yếu bán cho CBCNV trong công ty, chỉ bán ra ngoài: 575 cổ phần (57.5 triệu đồng) chiếm 5% số cổ phần phát hành lần đầu và bằng 3,8% vốn điều lệ. -Cổ phần bán cho người nước ngoài: không Trị giá 01 cổ phần thống nhất: 100.000 đ - Tình hình quản lý tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao gồm một nhà hai tầng làm văn phòng, trụ sở giao dịch tại 25V - Minh Khai và các kho tàng nhà xưởng máy móc thiết bị kế hoạchác tính đến ngày 1.2.2003 Giá trị còn lại: 340.820.118 đ (=1.85% tổng tài sản) Nguyên giá: 846.152.596 đ Hao mòn luỹ kế: 505.332.478 đ Qua số liệu trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty không được hợp lý, TSCĐ thiếu thốn rất nhiều. Không những thế, phần lớn chúng đã lạc hậu, cũ kỹ. Đây là khó khăn rất lớn mà công ty đang phải đối mặt. Phương ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC495.doc