Phần I
Quá trình hình thành và phát triển của sở địa chính tỉnh THái Nguyên
I. Giai đoạn trước năm 1983 sở địa chính Thái Nguyên là phòng quản lý ruộng đất thuộc ty nông nghiệp. Phòng có cơ cấu tổ chức và chức Năng nhiệm vụ như sau:
1. Cơ cấu tổ chức trong thời kỳ này
lãnh đạo phòng (có trưởng phòng và các phó phòng)
tổ đăng ký thống kê
tổ đo đạc bản đồ
tổ màu mỡ
tổ thanh tra
Tổ phân tích
Đội khai thác ảnh đạc.
2. Chức năng :
- Lãnh đạo phòng phụ trách chung và các phó phòng phụ trá
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về cơ cấu tổ chức tại sở địa chính thái nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch một số mảng chuyên môn nhiệm vụ:
- 4 tổ làm công tác quản lý Nhà nước:
Thanh tra, kiểm tra, quản lý sử dụng đất (nông nghiệp)
Đăng ký biến động hàng năm, lập sổ mục kê kiêm thống kê
Điều tra phân hạng đất nông nghiệp
Điều tra phân hoá thổ nhưỡng
Kiểm tra kết quả của công tác đo đạc lập bản đồ giải thửa đất nông nghiệp
- Nhiệm vụ của tổ phân tích:
Phân tích chất lượng đất hàng năm
Phân tích chất lượng đất để xây dựng bản đồ nông hoá thổ nhưỡng cho các nông trường và hợp tác xã nông nghiệp
- Đội khai thác ảnh đo đạc
Đo đạc xây dựng bản đồ giải thửa cho hợp tác xã và nông trường
khai thác ảnh hàng không.
II. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1994:
Đến ngày mùng 2 tháng 2 năm 1983 UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định về việc kiện toàn tổ chức quản lý ruộng đất tỉnh. UBND tỉnh Thái Nguyên đã căn cứ:
Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp ban hành năm 1962
Nghị định số 404- CP ngày 9 tháng 11 năm 1979 và quyết định số 201- CP ngày 1 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng chính phủ quy định hệ thống chức năng nhiệm vụ của Sỏ địa chính trong cả nước.
Thông tư số 21- TC ngày 15 tháng 10 năm 1981 của Tổng cục quản lý ruộng đất thi hành quyết định trên của chính phủ
Theo đề nghị của đồng chí giám đốc sở Nông nghiệp nay kiện toàn hệ thống quản lý ruộng đất tỉnh như sau:
Cấp tỉnh (Thành phố) thành lập ban quản lý ruộng đất tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở hợp nhất tổ chức tổ đồ ban thuộc ban phân vùng và quy hoạch tỉnh, đội ảnh đạc thuộc ban quy hoạch thiét kế xí nghiệp nông nghiệp và phòng quản lý ruộng đất thuộc sở nông nghiệp (trừ bộ phận nông hoá vẫn thộc sở nông nghiệp).
Ban quản lý ruộng đất (nay là Sở Địa Chính Thái Nguyên ) là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo toàn diện của UBND tỉnh đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về pháp chế, nhiệm vụ chuyên môn và chức năng:
Giúp UBND tỉnh thống nghất quản lý toàn bộ đất đai trên địa bàn thuộc phạm vi lãnh thổ của tỉnh.
Hướng dẫn chỉ đạo các huyện thị điều tra đo đạc lập và quản lý bản đồ địa chính. xét duỵệt các kết quả điều tra. đo đạc của các huyện, thị và các đơn vị trong tỉnh, phối hợp với các nghành hữu quan xây dựng các loại bản đồ, tài liệu ruộng đất của tỉnh phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng ruộng đất.
Hướng dẫn huyện, thị lập và sử dụng sổ địa chính để quản lý các biến động về ruộng đất, đăng ký đất, giúp UBND tỉnh trong việc xét cấp giấy chứng nhận quyền hạn sử dụng ruộng đất theo phân cấp.
Lữu trữ tài liệu ruộng đất, cung cấp những tài liệu cần thiết và giúp UBND tỉnh xem xét giải quyết nhứng tranh chấp, sử lý những vi phạm luật pháp ruộng đất.
Hướng dẫn việc thi hành về pháp luật ruộng đất, đề suất kiến nghị để bổ xung những văn bản cần thiết về quản lý và sử dụng ruộng đất cho phù hợp với tình hình của tỉnh và từng vùng của tỉnh.
Thanh tra việc chấp hành pháp luật ruộng đất đối với các cơ quan, đơn vị cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh về sử dụng ruộng đất, nhằm phát hiện ngăn ngừa và sử dụng kịp thời các vụ vi phạm pháp luật ruộng đất.
Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý ruộng đất cho các nghành có liên quan và các cấp trong tỉnh.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của ban trong thời kỳ từ năm 1983 đến năm 1994:
Ban có trưởng ban phụ trách, và có từ 1 đến 2 phó trưởng ban giúp việc
Bộ máy giúp việc của ban gồm có:
Phòng tổng hợp hành chính
Phòng đăng ký thống kê
Phòng điều tra cơ bản
Phòng thanh tra
Mỗi phòng có một trưởng phòng phụ trách, có một phó trưởng phòng và một số cán sự, chuyên viên, nhân viên giúp việc
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng do đồng chí trưởng ban quản lý ruộng đất tỉnh quy định.
Biên chế cán bộ của ban, co ban tổ chức UBND tinh thông báo hàng năm.
Ban quản lý ruộng đất tỉnh có tài khoản và con dấu riêng để hoạt động
III. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay:
Ngày 20 tháng 9 năm 1994 UBND tinh Thái Nguyên đã có quyết định số 1039 _ TC/UBTH thành lập Sở điạ chính Thái Nguyên thuộc UBNN tỉnh Thái Nguyên. Quyết định này được căn cứ vào:
Điều 41 luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994
Nghị định số 34/ CP ngày 23 /4/1994 của Chính phủ và thông tư số 470 – TT/ĐC ngày 18/7/1994 của tổng cục Địa chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về hệ thống bộ máy nghành Địa chính
Xét tờ trình số 384 RĐ/TH ngày 10/8/1994 của ban quản lý ruộng đất Thái Nguyên đề nghị thành lập Sở Địa chính Thái Nguyên
Theo đề nghị của trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh.
Việc thành lập Sở Địa chính Thái Nguyên thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở sắp xếp lại ban quản lý ruộng đất tỉnh
Sở Địa chính Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nướcvề đất đai và đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục địa chính
Chuyển trụ sở Ban quản lý ruộng đất làm trụ sở của Sở địa chính Thái Nguyên
Nhiệm vụ, quyền hạn của sở điạ chính thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 470 TT/ĐC ngày 18/7/1994 của Tổng cục Địa chính.
Tổ chức bộ máy của Sở:
+ Giám đốc và hai phó giám đốc
Các phòng ban giúp việc cho giám đốc gồm:
Phòng tổ chức hành chính tổng hợp
Phòng đăng ký thống kê
Phòng đo đạc – bản đồ
Phòng kế hoạch – tài chính
Phòng thanh tra – pháp chế
Phòng Giao đấtTHĐ:
Phòng quy hoạch:
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do giám đốc Sở quy định
Biên chế của Sở được UBND tỉnh thông báo hàng năm
Các đơn vị của sự nghiệp khác của sở:
1, Đoàn đo đạc – bản đồ và quy hoạch
2, Bộ phận thông tin, lưu trữ tài liệu địa chính
Trưởng ban tổ chức chính quyền và ban quản lý ruộng đất, Sở tài chính – vật giá triển khai việc sắp xếp bộ máy, tổ chức bố chí cán bộ và thủ tục chuyển giao quản lý tài sản phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Sở địa chính.
phần II
Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận tại sở địa chính Thái Nguyên
I. Tổ chức bộ máy nghành địa chính tỉnh Thái Nguyên:
* Cấp tỉnh : Người
+ Tổng số cán bộ 55
- Đơn vị quản lý Nhà nước 35
+ Lãnh đạo sở: 3
Phòng tổ chức hành chính – tổng hợp: 6
Phòng đăng ký thống kê: 5
Phòng kế hoạch tài chính: 3
Phòng đo đạc bản đồ: 4
Phòng thanh tra pháp chế: 5
6.Phòng Giao đất THĐ: 6
7.Phòng quy hoạch: 3
-Số đơn vị sự nghiệp: 20
Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chính : 8
Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch: 12
Trình độ đại học 36 người chiếm 67%
* Cấp huyện, thị xã, Thành phố:
Tổng số huyện, thị xã, thành phố: 9
Tổng số phòng Địa chính, phòng Địa chính xây dựng: 9
Số cán bộ bình quân / phòng : 3.1
* Cấp xã, phường, thị trấn :
Tổng số xã, phường thị trấn: 148
Cấp xã có :180 cán bộ địa chính
Trình độ đại học : 12 người chiếm 6,6%
Trình độ trung cấp:68 người chiếm 37,7%
II. Chức năng nhiệm vụ của Sở Địa chính tỉnh Thái Nguyên
1. Chức năng, nhiệm vụ của Sở.
a. Chức năng:
Là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục Địa chính về chuyên môn nghiệp vụ.
Sở Địa chính chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
Xây dựng công trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, các văn bản để thực hiện chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ và tổ chức thực hiện sau khi được phê quyệt.
Tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh các văn bản của UBND tỉnh thành phố, thị xã, huyện các, sở, ban nghành thuộc tỉnh về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc đánh giá và phan hạng đất, lập bản đồ và hồ sơ Địa chính, việc đăng ký đất, thống kê và kiểm kê đất theo định kỳ theo quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được ban hành.
Làm thủ tục trình UBND tỉnh quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định giao đất của UBND tỉnh và của Chính phủ.
Chỉ đạo việc quản lý tiêu mốc đo đạc, mốc địa giới, tổ chức và chỉ đạo việc cập nhật bản đồ, thẩm định và cấp giấy phép khai triển khai các phương án đo đạc – bản đồ theo phân cấp.
Quản lý chỉ đạo và thực hiện thu thập thông tin, lưu trữ tư liệu Địa chính, bao gồm các tư liệu về đất đai và đo đạc bản đồ theo phân cấp, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến về quản lý đất đai và đo đạc bản đồ vào địa phương.
Quản lý tổ chức, công chức thuộc nghành Địa chính ở địa phương, đào tạo bồi dương công chức cán bộ địa chính theo quy định của tổng cục Địa chính và UBND tỉnh.
Tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và đo đạc bản đồ. Giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai. Phối hợp với Ban tổ chứ chính quyền trình Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết tranh chấp địa giới hành chính cấp huyện, xã (và tương đương).
Giám đốc sở địa chính kiến nghị với chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ việc thi hành huặc bãi bỏ nhưng văn bản sai trái của các tổ chức chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND cấp dưới, đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp đề nghị HĐND tỉnh bãi bỏ.
2. Chức năng nhiệm vụ các đơn vị thuộc sở:
Khối quản lý Nhà nước:
* Tổ chức bộ máy của Sở:
- Lãnh đạo Sở hiện tại có 3 người:
+ Giám đốc Sở phụ trách điều hành chung.
+ 2 phó giám đốc giúp Giám đốc phụ chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể.
Các phòng, ban giúp việc cho giám đốc:
Phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp
Phòng Đo đạc – Bản đồ
Phòng Đăng ký - Thống kê
Phòng Quy hoạch
Phòng Thanh tra – sở
Phòng giao đất- THĐ
Phòng kế hoạch tài chính
Sơ đồ bộ máy của Sở Địa chính tỉnh Thái Nguyên:
GĐ
Sở Địa chính
Phó
GĐ2
Phó
GĐ1
Phòng
Giao đất- THĐ
Phòng
Thanh tra sở
Phòng
Kế hoạch tài chính
Phòng
Quy hoạch
Phòng
Đo
đạc –
Bản
đồ
Phòng
Đăng ký –
Thống kê
Phòng
Hành chính-
Tổng hợp
Trung tâm Thông tin- Lưu trữ địa chính
Đoàn Đo đạc- Bản đồ và quy hoạch
* Phòng tổ chức, Hành chính, Tổng hợp:
Nhiệm vụ:
Theo dõi và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác tổng hợp, công tác thi đua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác khoa học kỹ thuật và các nội dung của công tác hành chính quản lý, bảo vệ cơ sở vật chất và tổ chức thực hiện công tác nghiệp vụ.
Tổng số cán bộ công chức hiện tại là 6 người.
Không có nhu cầu tăng thêm cán bộ, tự sắp xếp bố trí công việc cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.
* Phòng Đăng ký - Thống kê:
Nhiệm vụ:
Giao đất cho mục đích sản xuất nông – lâm nghư nghiệp, chuyển đổi đất đai trong nông nghiệp, lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
Tổng hợp điều tra đất, thống kê biến động đất đai hàng năm và định kỳ 5 năm một lần, chỉnh lý biến động đất trong hồ sơ địa chính
Lập hồ sơ Địa chính tới từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất.
Điều tra đánh giá chất lượng đất, phân hạng đất, đánh giá kinh tế đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ chất lượng đất và phân hạng đất.
Lập và chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất.
Tổng số cán bộ, công chức hiện tại là 5 người.
* Phòng Kế hoạch - Tài chính:
Nhiệm vụ:
Giao đất cho mục đích chuyên dùng, thổ cư nhân dân.
Cho thuê đất để sản xuất kinh doanh đối với các tổ chức sử dụng đất trong nước, ngoài nước.
Theo dõi việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Cấp giấy CGCNQSD đất cho tổ chức, doanh nghiệp ( trừ doanh nghiệp nông _ lâm ngư nghiệp).
Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và theo dõi thức hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện công tác quản lý và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính chuyên nghành và tài vụ cơ quan.
Tổng số cán bộ, công chức: Hiện tại có 3 người.
* Phòng Đo đạc – Bản đồ:
Nhiệm vụ:
Quản lý Nhà nước về công tác đo đạc – bản đồ trên phạm vi toàn tỉnh gồm:
Kiểm tra nghiệm thu phương án và kết quả đo đạc bản đồ Địa chính cấp xã.
Lập phương án đo đạc – lập bản đồ trên phạm vi toàn tỉnh và từng huyện.
Quản lý hệ thống mốc địa giới hành chính, mốc các điểm toạ độ, mốc các điểm độ cao.
Kiểm tra nghiệm thu kết quả đo đạc, lập bản đồ chuyên nghành trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổng số cán bộ công chức hiện có: 4 người.
* Phòng Thanh tra –sở:
Nhiệm vụ:
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tham mưu xây dựng văn bản pháp quy quản lý sủ dụng đất đai trên địa bàn toàn tỉnh, văn bản quản lý sủ dụng đất đai chuyên nghành và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra theo 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên nghành.
Giải quyết đơn thư về tranh chấp ranh giới hành chính, tranh chấp ranh giới quyền sủ dụng đất đai, khiếu nại, tố cáo về quản lý sủ dụng đất đai trên địa bản toàn tỉnh.
Tiếp dân về công tác đất đai và Đo đạc – Bản đồ.
Tổng số cán bộ công chức hiện có: 5người.
Phòng giao đất- THĐ
Nhiệm vụ:
Tham mưu giúp giám đốc sở, xây dựng trình UBND tỉnh ban hành các quy định và các quy trình hướng dẫn thực hiện việc giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất, tổ chức , hộ gia đình , cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra thẩm định các hồ sơ ,lập thủ tục trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất,thu hồi đất đối với các đối tượng sử dụng đất.
Tổ chức thực hiện khi được UBND tỉnh quyết định.
Tổ chức kiểm tra thực địa khu đất trước khi trình cấp có thẩm quyền.
Vẽ bản đồ chỉ giới và giao đất ngoài thực địa său khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tổng số người:6 người
* Phòng quy hoạch :
Nhiệm vụ:
Xây dựng các văn bản , hướng dẫn các huyện , thành thị trong công tác lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất và quy trình các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy trình của tổng cục địa chính ban hành.
Xây dựng quy hoạch dài hạn 10 năm trình HĐND tỉnh,trình Chính phủ phê duyệt .
Hướng dẫn và kiểm tra việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm phù hợp với kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH của tỉnh và các huyện thành thị trong tỉnh.
Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyên, thành thị trình UBND tỉnh, UBND tỉnh trình thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Kiểm tra đôn đốc lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp cơ sở.
Đánh giá các loại đất,phân hạn các loại đất ở cấp huyện , cấp xã phục vụ cho công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất hàng năm,5 năm trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổng số người:3 người
Khối sự nghiệp:
* Đoàn Đo đạc – Bản đồ :
Nhiệm vụ:
Lập lưới khống chế về toạ độ, độ cao trên địa bàn toàn tỉnh theo phương án được phê duyệt.
Lập phương án và tổ chức đo đạc – lập bản đồ địa chính cấp xã.
Lập phương án quy hoạch sủ dụng đất đai theo cấp lãnh thổ ( xã, huyện, tỉnh) quy hoạch sủ dụng đất đai chuyên nghành.
Tổng số cán bộ công chức: 12 người
* Trung tâm Thông tin – Lưu trữ địa chính:
Nhiệm vụ:
Thu thập sử lý, phân loại lưu trữ và khai thác thông tin địa chính.
Ưng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để lưu trữ, khai thác và xây dựng tư liệu phục vụ cho công tác quản lý sủ dụng đất đai.
Tổng số cán bộ công chức: 8 người.
Phần III
Những thành tựu đạt được của công tác Địa chính tỉnh thái nguyên trong thời kỳ đổi mới.
I. Những kết quả công tác của Sở địa chính thái nguyên trong những năm qua:
Điều tra khảo sát đo đạc, định giá và phân hạng đất, lập bản đồ Địa chính đã được quan tâm ngay từ đầu. Xác định công tác lập bản đồ là nhiệm vụ quan trọng cơ bản hàng đầu của công tác quản lý đất đai các cấp, ngay từ những năm 1980 khi thực hiện cuộc tổng điều tra đất theo chỉ thị 299 TTg của Thủ tướng Chính phủ, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã tiến hành đo đạc chỉnh lý lập bản đồ giải thửa đất nông nghiệp, đất khu dân cư. vùng miền núi đất lâm nghiệp, đất hoang hoá được khoanh bao trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000 huặc 1/25.000.
Sau khi kết thúc thực hiện chỉ thị 299 TTg được sự quan tâm đầu tư của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa chính) tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đầu tư đo đạc bản đồ địa chính có toạ độ, độ cao. Từ năm 1995 đến nay đã và đang từng bước áp dụng đo dạc bản đồ theo công nghệ tiên tiến hiện đại, sử dụng máy đo dài, máy vi tính, máy in bản đồ, để đo đạc sản xuất bản đồ có chất lượng, độ chính xác cao. Cho đến nay 100% số xã có các loại bản đồ phục vụ cho công tác địa chính và các nghành lĩnh vực liên quan. Trong đó: Số xã có bản đồ đo đạc chính quy là 128 xã, số xã phường có bản đồ địa chính đo đạc bằng kỹ thuật số là 20.
Tiếp thu những thành quả điều tra trước năm 1993 nghành địa chính tổng hợp số liễu xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000, năm 2000 tiếp tục điều tra bổ xung tổng hợp số liệu, chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của FAO xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000. Tài liệu số liệu thổ nhưỡng đã và đang phục vụ tốt cho công tác quản lý đất đai, các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh.
Công tác phân hạng đất, nghành địa chính đã phối hợp với các nghành có liên quan như nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, cục thuế...Tiến hành phân hạng song toàn bộ 142.000 ha đất nông nghiệp phục vụ cho việc tính thuế sử dụngđất nông nghiệp theo quy định của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1994. Qua công tác phân hạng đất đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về khung gía các loại đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất, đã được xác nhận là nhiệm vụ hoá quan trọng hàng đầu giúp cho công tác địa chính thực hiện khoa học, đồng bộ, tránh được những trồng chéo, kém hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất đai các cấp. Từ những năm 1989 đến 1993 nghành địa chính tỉnh đã có hướng dẫn về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dài hạn và hàng năm ở các cấp. Đến năm 1994 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành chỉ thị 12 UB – CN về quản lý quy hoạch đất xây dựng, khu dân cư nông thôn, trong đó yêu cầu tất cả các xã, thị trấn khi lấy đất nông – lâm nghiệp... chuyển sang mục đích khác đều phải có quy hoạch sử dụng đất. Nhờ có sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, UBND các cấp và sự nỗ lực của nghành địa chính, đến nay công tác quy hoạch kế hoạch hoá sử dụng đất đã đạt được kết quả khá, cấp tỉnh đã có quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997 – 2010, cấp huyện đã có 3 đơn vị có quy hoạch sử dụng đát thời kỳ 2000 – 2010, cấp xã đã có 118 đơn vị lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2005 – 2010. Hàng năm tỉnh, huyện, xã đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất và dược cấp thẩm quyền phê duyệt. Chất lượng của rài liệu quy hoạch kế hoạch sử dụng đất không ngùng được nâng lên trên từng đơn vị hành chính, tỉnh, huyện, xã mọi diện tích đất đai đều được phân bố sử dụng theo hướng khoa học, hợp lý, phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trung và riêng của tứng nghành từng lĩnh vực. Công tác quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất đang được tiếp tục hoang thiện ở các cấp, đặcbiệt là cấp huyện, xã.
Đã ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chỉ thị quy định về quản lý đất đai: năm 1983 có quy định 470 /RĐ- UBTH, năm 1987 có quyết định 328 – QĐ/UBTH, năm 1988 có quy định 912 NN/UBTH quy định về quản lý sử dụng các loại đất trên địa bàn tỉnh chỉ thị 08/ NN – UBTH về bồi bổ cải tạo đất, năm 1989 có quy định 22 CV/UBTH về quản lý đất đô thị, quản lý nhà ở và đất ở các thị xã, thị trấn.
Năm 1993 có quy định 117/NN – UBTH về giao ruồng đất ổn định lâu dài và cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ nông dân
Năm 1996 Chủ tịch UBND tỉnh có chỉ thị 06 CT – NN/ UBTH về chính sách thuế đất vào mục đích kinh doanh
Căn cứ vào các quy định, chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh và các quy định nghiệp vụ của Tổng cục địa chính, Sở địa chính ban hành các kế hoạch hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tổ chức thực hiện có hiệu quả, đã làm cho công tác địa chính đi vào nề nếp đúng quy định của pháp luật. Các tổ chức cá nhân sử dụng đất thực hiện ngày một tốt hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách của chính phủ.
Công tác giao đất: Giao đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào sản xuất
Đất nông nghiệp đã giao 9022,38 ha, chiếm 100% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó giao cho hộ gia đình, cá nhân 7530,93 ha chiếm 83,46%, giao cho tổ chức kinh tế424,95 ha chiếm 4,71% giao cho tổ chức và đối tượng khác 82,1 ha chiếm 0,91%, UBND xã, phường, thị trấn quản lý cho thuê sử dụng 945,545 ha chiếm 10,48%
Đất lâm nghiệp có rừng 237060,11 ha. Đã giao 235748,8 ha chiếm 99,69% diện tích. Còn 1311,31 ha chưa giao chiếm 0,31%. Trong đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 111181,19 ha chiếm 46,9%. Giao cho tổ chức kinh tế 36436,13 ha chiếm 15,37% giao cho UBND xã, phường, thị trấn 38237, 7 ha chiếm 16,13%. Các đối tượng khác 51157,57 ha chiếm 21,58%
Đất đồi núi chưa sử dụng đã quy hoạch vào nông lâm nghiệp có 155094,6 ha. Trong đó đã giao cho các đối tượng sử dụng là107496,96 ha chiếm81,34% ( diện tích chưa giao 27596,66 ha, UBND các xã 30258 ha, đối tượn khác 3618 ha).
Đất chuyên dùng, đất ở: Các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất chuyên dùng, đất ở có từ trước năm 1987 đang sử dụng ổn định, được hướng dẫn lập hồ sơ để UBND các cấp và cơ quan chuyên môn quản lý theo thẩm quyền và tiếp tục sử dụng.
Những cá nhân tổ chức có nhu cầu đất ở, đất chuyên dùng mới phát sinh hợp pháp. Sau khi được UBND các cấp huyện, xã đồng ý nghành địa chính kiểm tra đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định giao đất. Từ năm 1989 đến tháng 2 năm 2002, UBND tỉnh đã có quyết định giao 543,8 ha cho nhân dân làm nhà ở ( khoảng 27.000 hộ) giao 1225,4 ha cho các tổ chức sử dụng vào mục đích chuyên dùng như giao thông, thuỷ lợi, các công trình kinh tế kỹ thuật, dịch vụ...
Đồng thời với việc giao đất, công tác thu hồi đất tiếp tục được triển khai, từ năm 1991 – 2000 đã tiến hành điều chỉnh và thu hồi của nông lâm trường sản xuất kém hiệu quả giao lại cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng 3600,76 ha, trong đó nông trường 1518,86 ha, lâm trường 1581,9 ha, các năm 2001, 2002 tiếp tục thu hồi giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng 1760.57 ha. Thu hồi đất để chuyển sang mục đích đất ở, đất chuyên dùng 1869,2 ha.
Thực hiện công tác cho thuê đất: Tiến hành từ năm 1996 đến nay. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định cho 252 tổ chức kinh tế thuê đất vào mục đích kinh doanh với diện tích 616,08 ha chủ yếu là kinh doanh các nghành nghề công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Chưa có tổ chức cá nhân ký hợp đồng thuê đất để sản xuất nông lâm nghiệp.
Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành có nề nếp, khá đồng bộ. Đến nay hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có sổ đăng ký đất đai cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập từ những năm 1982 – 1985 và các sổ giao đất lâm nghiệp được lập từ năm 1995 – 2000. Từ năm 1999 đến nay sau khi thực hiện song đổi điền dồn thửa ở các xã đồng bằng đang được chỉnh lý hồ sơ, lập sổ địa chính theo quy định của Tổng cục Địa chính. Việc thống kê kiểm kê đất đai định kỳ hàng năm được thực hiện nghiêm túc theo quy định, lập đầy đủ biểu mẫu hồ sơ. Từ năm 1985 đến nay đã thực hiện 3 cuộc tổng kiểm kê ở các năm 1990, 1995 và 2000. Số liệu tài liệu tổng kiểm kê đã phản ánh đúng hiện trạng. Quá trình biến động sử dụng đất phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Tài liệu số liệu tổng kiểm kê, số liệu thống kê đất đai hàng năm đã là cơ sở cho các nghành, lĩnh vực xây dựng chương trình, kế hoạch, hoạt động và phát triển của từng nghành.
Toàn bộ hệ thống hồ sơ, bản đồ, sổ sách, biểu mẫu thống kê, kiểm kê và quyết định hợp đồng thuê đất... được lưu trữ lại các cấp theo đúng quy định. Tỉnh đã xây dựng được trung tâm thông tin lưu trữ Địa chính trang thiết bị hiên đại, đã và đang hoàn thiện dần về quản lý hồ sơ dất đai trên máy tính đến thửa và chủ sử dụng đất.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Đã cấp được 312.498 giấy chứng nhận đất nông nghiệp 56.652 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đạt trên 90 % số hộ được giao đất, cấp được 76.624 giấy chứng nhận đất ở nông thôn và 5205 giấy chứng nhận đất ở đô thị. Các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hầu hết đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (596 giấy)
Phần diện tích đất nông - lâm nghiệp, chuyên dùng, đất chưa sử dụng do UBND phường, thị trấn đều được lập hồ sơ theo dõi có quyết định của UBND cấp có thẩm quyền.
Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai đã được thực hiện có nề nếp. Từ năm 1993 đến nay UBND tỉnh, Sở địa chính đã tiến hành 17 cuộc thanh tra tại 113 xã, phường, thị trấn, 53 lượt thanh tra cấp huyện. Thông qua thanh tra đã kiến nghị sử lý nhiều sai phạm về chế độ chính sách đất đai của chính quyền các cấp, giúp công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, sử dụng đất dúng mụcđích, hiệu quả hơn, góp phần ổn định an ninh, trật tự àn toàn xã hội ở cơ sở
Kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Từ năm 1993 đến nay đã tiếp nhận 514 đơn thư khiếu nại, tố cáo đã giải quyết được 97% số đơn thư. Việc giải quyết tranh chấp đất đai được tiến hành nhanh và dứt điểm không để các vụ việc kéo dài và trở thành điểm nóng. Hiệu quả kinh tế xã hội của công tác địa chính. Thông qua hoạt động của nghành địa chính đã giúp UBND các cấp thực hiện giao đất thu tiền sử dụng đất góp phần tăng thu ngân sách, làm cơ sở cho UBND các cấp định giá, đền bù đất đai giúp cho việc giải phóng mặt bằng nhanh, kịp thời. Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư vào tỉnh thuận lợi, nhanh chóng.
Chỉ đạo thực hiện đổi điền dồn thửa, tham gia các dự án quy hoạch nông- lâm nghiệp, xây dựng đô thị, công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch...góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển toàn diện cân đối.
Xử lý tốt, giải quyết các chính sách đất đai đúng pháp luật, các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai đã góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1. Những kinh nghiệm trong quản lý đất đai.
Có sự chỉ đạo quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo thường xuyên của UBND dân các cấp đến công tác quản lý đất đai, từ tỉnh xuống đến cơ sở. Tuỳ theo tình hình cụ thể, ban thường vụ, ban chấp hành tỉnh uỷ có nghị quyết, chỉ thị, công văn yêu cầu Đảng bộ, chính quyền các cấp thực hiện từng nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, UBND tỉnh chỉ đạo sở địa chính, UBND cấp huyện, xã và ban nghành liên quan hướng dẫn thực hiện.
Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức địa chính các cấp. Tỉnh Thái Nguyên là một trong những tỉnh hệ thống tổ chức nghành địa chính khá đầy đủ, đồng bộ, đúng quy định của luật đất đai, ổn định, ít xáo trộn, tách nhập. O’ tỉnh có Sở Địa chính, huyện có phòng địa chính, Thành phố, thị xã có phòng quản lý đô thị – Nhà đất, xã có cán bộ địa chính. Các cơ quan chuyên môn kỹ thuật Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch, trung tâm thông tin lưu trữ địa chính đã đi vào hoạt động có nề nếp quy củ và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý đất đai các cấp.
Nghành địa chính đã và đang được đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, thiết lập hệ thống thông tin đất đai từ khâu đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất đai, quy hoạch kế hoạch hoá sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo... Thực hiện trên công nghệ tin học, theo quy trình của tổng cục địa chính.
Việc thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đồng bộ khoa học, ưu tiên cho công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất các cấp, thiết lập hệ thống hồ sơ gốc theo trình tự từ nhỏ đến lớn, tử các chủ sử dụng đất đến cấp cơ sở xã, phường, cấp huyện và cấp tỉnh. Toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh được thể hiện đầy đủ tại hệ thống hồ sơ địa chính các cấp. Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ địa chính các cấp, đổi mới lề lối làm việc, vận dụng linh hoạt quy định của ngành với thực tế địa phương, đảm bảo các thủ tục nhanh gọn, kịp thời giúp các chủ đầu tư, đầu tư vào tỉnh thuận lợi, người sử dụng đất thực hiện quyền nghĩa vụ của mình đúng luật.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý đất đai ở các cấp. Nghành địa chính là cơ quan chủ trì tham mưu giúp UBND các cấp trong công tác quản lý đất đai, nhưng có sự phối hợp với các nghành các cấp liên quan để thực hiện từng khâu công việc cụ thể. Ngược lại việc thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến đất đai cũng có sự tham gia của nghành địa chính. Cơ sở pháp lý khoa học để thực hiện quản lý đất đai là tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, pháp luật tạo sự thống nhất cao trong thực hiện công tác quản lý đất đai các cấp.
Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả trong công tác quản lý đất đai. Công tác quản lý đất đai lấy mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội là định hướng cho mọi hoạt động dựa trên cơ sở quy định của luật pháp gắn với thực tế địa phương để xử lý làm cho mọi diện tích đất đều được sử dụngđạt hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích tạo điều kiện cho người sử dụng đất, các chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Ngay từ những năm đầu thực hiện sự nghiệp đổi mới tỉnh đã có chỉ thị về cải tạo đất, giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân. Sau giao đất để tránh manh mún, tỉnh Uỷ đã có chỉ thị 13 về cuộc vận động đổi điền đổi thửa tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, gắn việc đổi điền dồn thửa với thuỷ lợi và đầu tư kiên cố hoá kênh mương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Có sự phối hợp đồng bộ giữa quản lý đất đai với thực hiện các chương trình dự án phát triển sản xuất, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.
2. Những ưu điểm và tồn tại của công tác đo đạc lập bản đồ địa chính.
Ưu điểm:
Số liệu đo đạc lập bản đồ địa chính, chính xác và đầy đủ tính pháp lý hơn so với số liệu trước đây.
Xác định chuẩn các diện tích, loại đất, của từng chủ sử dụng đất.
Phục vụ cho nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đấtở các cấp, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất cho các đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC699.doc