LờI Mở ĐầU
Đối với nền kinh tế của mọi quốc gia, tài nguyên thiên nhiên luôn là nhân tố tạo ra thế mạnh cơ bản, là nhân tố tạo ra lợi thế quốc gia. Việc tận dụng và phát huy đó chính là tạo ra sức mạnh phát triển nền kinh tế quốc dân. Để tận dụng và phát huy tốt lợi thế riêng của mình đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải đẩy mạnh xu thế hội nhập kinh tế quốc tế . Một trong những thế mạnh của nước ta đó là nguồn nguyên liệu từ động, thực vật rất phong phú và đa dạng cả về chủng loại, số lượng và chất
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp tình hình kinh doanh tại Công ty dược liệu trung ương i, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng dưới sự tác động thuận lợi của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Mặt khác, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh của nhân dân và ông cha ta đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu về việc sử dụng cây con trong tự nhiên để điều trị bệnh cho chính mình. Bởi vậy, nguồn nguyên liệu đó ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, 5 quan điểm đối với ngành Y tế trong chủ trương chính sách của nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có kết hợp đông tây y đã được khẳng định và dược liệu được coi là nền tảng của công tác Dược . Công ty Dược liệu Trung ương I – là một doanh nghiệp nhà nước- ra đời và phát triển đúng theo tư tưởng đó.Từ chỗ chỉ khai thác dược liệu tự nhiên để phục vụ nhu cầu trong nước, trải qua quá trình hoạt động, công ty đã có khả năng chỉ đạo nuôi trồng dược liệu trong nước thu hút nhiều lao động nông nhàn, tạo nguồn đầu vào ổn định cho quá trình bào chế, chiết suất ra các hóa dược và tinh dầu để phục vụ cho sản suất trong nước và xuất khẩu.Hơn thế nữa, để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường và xu thế thế hội nhập, với thế mạnh đó, công ty đã dầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất được cả thuốc tân dược từ nguyên liệu sẵn có của mình và tham gia kinh doanh thuốc tân dược, dược liệu, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm…đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Với chuyên ngành đào tạo – Thương mại quốc tế - của mình và được sự tiếp nhận thực tập tại công ty Dược liệu Trung ương I, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trên khía cạnh thực trạng hoạt động sản suất kinh doanh qua các năm để có một cái nhìn tổng quan, làm tiền đề cho đề án thực tập tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đào Thị Bích Hoà , cùng các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung
I. Những vấn đề chung về doanh nghiệp .
1. Lịch sử , quá trình hình thành và phát triển của công ty dược liệu Trung ương I .
Công ty dược liệu Trung ương I có tên giao dịch là Mediplantex . Trước năm 1958 công ty có tên gọi là “ Công ty thuốc nam , thuốc bắc trung ương thuộc bộ nội thương , là đơn vị kinh doanh buôn bán các mặt hàng thuốc nam , thuốc bắc dược liệu … nhằm phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh , sản xuất xuất khẩu của nhà nước .
Đến năm 1971, theo quyết định thành lập số 170 ngày 4/1/1971 (QĐ 170/BYT) của Bộ trưởng Bộ y tế đổi tên Công ty thành “Công ty Dược liệu cấp I – Bộ y tế”. Để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty và sự phát triển của đất nước.
Đến năm 1985, Công ty đổi thành Công ty Dược liệu Trung ương I thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp dược Việt Nam (Nay có tên là Tổng Công ty Dược Việt Nam).
Ngày 9/12/1993, do yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, Bộ trưởng Bộ y tế đã ra quyết định số 95 (QĐ 95/BYT) về việc “... Bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu cho Công ty Dược liệu Trung ương I, kinh doanh thành phẩm, thuốc tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì, hương liệu, mỹ liệu để hỗ trợ cho việc phát triển dược liệu...”.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy , chức năng và nhiệm vụ hiện tại của đơn vị thực tập .
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy :Bộ máy của công ty được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng
Giám đốc
P. Giám đốc phụ trách KD
P. Giám đốc phụ trách SX
Phòng KTT.Vụ
Phòng TC-HC
Phòng KD-NK
Phòng X.khẩu
Các PX
Phòng KT-KN
Tổng kho
2.2 Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty .
* Chức năng .
Giữ vững định hướngg xã hội chủ nghĩa, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và lựa chọn các dự án đầu tư.
Phát huy nguồn lực con người, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôn trọng lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp với phát triển kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương và tận dụng nguồn nhân lực.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện pchế độ hạch toán kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với cấp trên và ngân sách Nhà nước.
* Nhiệm vụ .
Nhiệm vụ kinh doanh: Kinh doanh các mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán, giống dược liệu và nuôi trồng dược liệu, hàng năm đảm bảo hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu cấp trên giao. Ngoài ra còn phục vụ nhu cầu công tác phòng bệnh, phục vụ sản xuất và hàng xuất khẩu.
Từ ngày 9/2/1993 bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty – kinh doanh thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì và hương liệu, mỹ liệu để hỗ trợ cho việc phát triển dược liệu.
3. Môi trường kinh doanh của công ty .
3.1. Khách hàng : Công ty có khách hàng quốc tế và trong nước
- Khách hàng quốc tế : Người tiêu dùng là khách hàng quốc tế của công ty dược liệu Trung ương I chủ yếu là của 3 nước : Nga , Lào , Mianma Vì taị đây công ty có các chi nhánh và văn phòng đại diện hoạt động rất hiệu quả , ngoài ra công ty còn xuất khẩu nguyên vật liệu và thành phẩm tân dược cho nhiều quốc gia khác trên thế giới như : Trung Quốc , Pháp , ý , australya …
- Khách hàng trong nước : gồm 3 nhóm
+ Nhóm 1 : Các khách hàng bệnh viện , trung tâm y tế , cục quân y của bộ quốc phòng , cục y tế của bộ công an , các chương trình đấu thầu y tế của quốc gia …
+ Nhóm 2 : Các doanh nghiệp được nhà nước bao gồm các công ty dược trung ương , các công ty dược tyến tỉnh và một số ít các công ty dựơc tuyến huyện .
+ Nhóm 3 : Là nhóm khách hàng gồm công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , các nhà bán buôn và cả các hiệu thuốc bán lẻ .
3.2. Các đối thủ cạnh tranh : Gồm có các doanh nghiệp dược trung ương , các công ty xí nghiệp dược địa phương , các công ty xí nghiệp dược thuộc bộ ngành khác , công ty liên doanh và dự án đã cấp phép , doanh nghiệp tư nhân , trách nhiệm hữu hạn , cổ phần , các hãng , công ty dược nước ngoài
3.3. Các nhà cung cấp :
- Các nhà cung cấp ở nước ngoài : Các công ty dược của một số nước Trung Quốc , Lào , australia , Malaysia , Pháp , Nga …
- Các nhà cung cấp trong nước : Các công ty dược trung ương , địa phương và nhiều bộ ngành khác , các doanh nghiệp tư nhân , trách nhiệm hữu hạn và cổ phần cung cấp nguyên vật liệu và thành phẩm .
3.4. Đặc điểm thị trường : Công ty dược liệu Trung ương I kinh doanh trên thị trường quốc tế và trong nước
- Đặc điểm thị trường quốc tế : Ngày càng phát triển và đã có bước phát triển nhảy vọt , trên thế giới ngành dược có mức tăng trưởng cao , tuy nhiên doanh số bán phân bố không đều , 3 khu vực Châu âu , Bắc mỹ và Nhật chiếm 80% doanh số , riêng Châu á có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành dược lại thấp
- Đặc điểm của thị trường trong nước : Thị trường trong nước chủ yếu của công ty dược liệu Trung ương I là địa bàn Hà Nội và hầu hết là các tỉnh phía Bắc , một số tỉnh miền trung và một phần Miền Nam . Công ty nhằm vào phục vụ cả hai đối tượng là khách hàng có thu nhập cao , cung ứng theo sức mua của khách hàng .
Khi công ty cung ứng tại các bệnh viện , trung tâm y tế thì tại thị trường này cung cấp dựa trên số giường bệnh , quy mô bệnh viện và chuyên khoa , sử dụng trực tiếp cho người bệnh mà không kinh doanh bán lại .
Khi công ty cung cấp cho các doanh nghiệp dược nhà nước thì tại thị trường này người mua kinh doanh kiếm lời chứ không phải tiêu dùng cuối cùng .
Nhìn chung thị trường dược phẩm của Việt Nam có quy mô nhỏ , mức tiêu thụ thuốc bình dân đang ở mức thấp , có xu hướng tăng cao cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế , tỉ lệ nhập siêu trong ngành dược còn lớn , công nghiệp dược trong nước phụ thuộc nguyên liệu , bao bì , máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài và chưa đáp ứng được một lượng lớn thành phẩm mà trong nước đang có nhu cầu sử dụng .
3.5. Nguồn lực của Công ty dược liệu Trung ương I .
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh :
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật : Hiện nay công ty có hai phân xưởng sản xuất thuốc riêng biệt
Phân xưởng đông dược : Chủ yếu sản xuất các loại đông dược như rượu bổ , rượu sâm
Phân xưởng thuốc viên : chuyên sản xuất các loại thuốc viên đặc trị các bệnh khác nhau , tại xưởng hoá dược chuyên sản xuất , chiết xuất ra mặt hàng chống sốt rét . Hiện nay với cơ ngơi rộng lớn và thiết bị hiện đại cho phép công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Đặc bịt là dây truyền sản xuất thuốc tân dược của công ty đã được bộ y tế cấp chứng chỉ GMP-ASEAN .
+ Công nghệ sản xuất kinh doanh : Quy trình công nghệ có thể chia làm hai giai đoạn :
Giai đoạn chuẩn bị sản xuất : Là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị chia nguyên vật liệu , bao bì tá dược theo từng lô , từng mẻ , sản xuất theo hồ sơ , lô và được đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất
Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho , thành phẩm : Sau khi thuốc được sản xuất phải có dấu xác nhận đủ tiêu chuẩn của phòng kiểm nghiệm mới được nhập kho .
- Nhân sự : Hiện nay công ty có số cán bộ , công nhân viên viên là 327 người
Trình độ
Số lượng ( người )
Tỷ trọng ( % )
Trên đại học
12
3,67
Đại học
120
36,69
Trung học
53
16,20
Công nhân kỹ thuật
142
43,42
Tổng cộng
327
100,00
II. Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của công ty dược liệu Trung ương I trong 4 năm 1999 , 2000 , 2001 , 2002 .
1. Khối lượng hàng hoá thực hiện
Bảng 2: Thực hiện kế hoạch kinh doanh 12 tháng
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1.Tổng giá trị mua vào
+ Nhập khẩu
+ Mua trong nước
+ Tự sản xuất
200000
135000
45000
20000
175518,5
117601,8
37655,7
20261,0
200000
150000
40000
10000
248991,5
124280,1
113442,5
11268,9
280000
180000
75000
25000
288918,2
183765,2
81806,1
23346,9
310000
151000
131000
28000
283132,6
150072,3
100755,3
32305
2.Tổng giá trị bán ra
*Theo cơ cấu nhóm hàng:
+Thành phẩm tân dược
+Nguyên liệu hoá chất
+Dược liệu, cao đơn
+Máy móc, thiết bị, y cụ
+Loại khác
*Theo đối tượng bán:
+Bán cho các xí nghiệp
+Bán cho các công ty
+Bán cho các bệnh viện
+Bán cho đơn vị khác
+xuất khẩu
+ Bán lẻ
215000
150000
10000
55000
9000
145000
20000
10000
30000
1000
196085,6
151028,0
12675,1
32382,5
8524,4
126080,1
18648,0
12923,2
29030,7
879,2
230000
150000
9000
71000
7000
105000
25000
11000
81000
1000
272389,9
152739,7
8663,5
110986,7
6097,8
121304,7
23460,5
13201,2
106846,9
1478,8
300000
230000
9000
60000
1000
9000
175000
41000
21000
53000
1000
300857,2
238193,9
9602,8
51844,4
1216,0
9522.5
178916,9
42138,6
20798,7
48313,9
1166,6
320000
230000
10000
75000
5000
8000
151000
50000
87300
22700
1000
322963,9
282959,8
16543,2
23372,6
88,3
12059,7
141193,7
96171,6
50634,0
21595,6
1309,3
3. Tồn kho( theo giá vốn)
54221,4
47251,3
72746,4
58732,6
( Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh 12 tháng qua các năm)
Phòng KD - NK
Trong đó:
1.1. Doanh số mua
Bảng3: Diễn biến doanh số mua của công ty
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số mua
(Triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng so với năm liền kề trước đó (%)
Tốc độ tăng trưởng so với năm 1999(%)
1999
175518,5
-
100
2000
248991,5
141,9
141,9
2001
281918,2
113,2
160,6
2002
283132,6
100,4
161,3
Nhận xét :
- Các khách hàng và địa bàn công ty mua rất đa dạng và phong phú, từ Trung ương đến địa phương, từ công ty, xí nghiệp nhà nước đến các công ty TNHH, thậm chí nông dân( thu mua dược liệu), từ mua trong nước đến nước ngoài.Các mặt hàng cũng rất đa dạng: từ dược liệu Nam, Bắc, tinh dầu, đến tân dược, cao đơn hoàn tán, từ nguyên liệu hoá dược, tá dược, bao bì phụ liệu đến Y cụ thiết bị y tế…với rất nhiều chủng loại, dạng kiểu đóng gó, bào chế.Hiện nay công ty đang kinh doanh ( buôn bán và tự sản xuất) trên 500 mặt hàng.
- Doanh số mua vào luôn tăng trưởng : qua 4 năm đã tăng 1,61 lần và năm sau luôn cao hơn hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn thấp.
1.1.1. Doanh số hàng nhập khẩu
Nhìn vào bảng 2 ta thấy : Nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm quá nửa doanh số mua vào, thể hiện nhập khẩu vẫn chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng thị trường của công ty. Đây là một trong những chính sách lớn của công ty: vừa đa dạng hoá kinh doanh, vừa lấy ngắn nuôi dài- lấy nhập khẩu để tạo điều kiện về vốn, về cơ cấu hàng, về xây dựng kênh phân phối v.v…để thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên,Tỷ trọng nhập khẩu cao thể hiện việc sản xuất,mua bán hợp tác với các công ty, xí nghiệp trong nước còn hạn chế.
1.1.2. Danh mục sản phẩm tự sản xuất của công ty
Trong những năm qua, công ty đã nỗ lực đưa ra thị trường một số lượng sản phẩm, với những chủng loại khác nhau, cụ thể theo danh mục sản phẩm sau:
Bảng 4: Danh muc mặt hàng tự sản xuất
DANH MụC MặT HàNG
NĂM
1999
2000
2001
2002
Thành phẩm tân dược
59
61
63
72
Nguyên liệu hóa chất
3
4
7
8
Dược liệu , cao đơn
25
38
51
53
Tổng
87
103
121
133
Nhận xét:
*Về số lượng sản phẩm: Hiện tại cho thấy công ty ngày càng nhiều mặt hàng đã được Cục quản lý dược Việt Nam cấp giấy phép, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội khai thác tốt hơn các tiềm năng sẵn có của công ty về trang thiết bị, công nghệ và lao động, đồng thời tạo cơ hội nhiều hơn khi thị trường có nhu cầu biến động.
*Về chủng loại sản phẩm: Công ty đã sản xuất nhiều nhóm thuốc khác nhau như : kháng sinh, thuốc bổ, thuốc sốt rét, thuốc hô hấp, thuốc tiêu hoá, thuốc ngoài da…
*về dạng bào chế: Công ty đã sản xuất nhiều dạng bào chế khác nhau như: viên nén, viên nhộng, viên đạn, syro, rược, thuốc thang…nhưng còn dạng khác còn phải tiếp tục nghiên cứu đưa vào sử dụng như: nang mềm, viên bao, bột gói, viên sủi…
*về bao bì đóng gói: Công ty đã chú trọng tới hình thức, cũng như chất lượng của bao bì sao cho có tính thẩm mĩ, tính thương mại cao, đáp ứng theo thị hiếu khách hàng và xu thế thời đại.
*về doanh số hàng tự sản suất: Nhìn vào bảng 2 ta thấy tỷ lệ giá trị hàng công ty tự sản xuất năm 2000 bị suy giảm so với năm 1999( 11,269 tỷ đồng chỉ đạt 55,6%), tuy nhiên các năm 2001 và 2002 lại tăng lên cao( lần lượt là 23,347 và 32,305 tỷ đồng tương ứng 115,2% và 159,4% so với năm 1999). Điều này có thể giải thích bởi trong năm 2000 công ty đã bỏ ra nửa thời gian cải tạo và nâng cấp xưởng sản xuất thuốc viên để đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN.
1.2.Doanh số bán
Doanh số bán là một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không những thể hiện phần nào kết quả kinh doanh mà còn nói lên xu hướng phát triển của doanh nghiệp và thị phần mà doanh nghiệp chiếm giữ.
1.2.1.Tổng doanh thu
Bảng 5: Diễn biến tổng doanh thu qua các năm
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số bán
( Triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng so với năm liền kề trước đó ( %)
Tốc độ tăng trưởng so với năm 1999 ( %)
1999
196085,6
-
100
2000
272389,9
138,9
138,9
2001
300857,2
110,5
153,4
2002
322963,9
107,3
164,7
Nhận xét:
Doanh số bán ra tăng liên tục, sau 4 năm đã tăng gấp 1,65 lần và nếu so năm trước thì năm sau có tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng chỉ đạt cao nhất trong năm 2000 ( 1,389 lần) còn các năm 2001, 2002 có giảm dần.Điều này thể hiện thị phần của công ty trên thị trường ngày một tăng nhưng với tốc độ giảm dần, có thể đây là dấu hiệu của thời kỳ đỉnh cao trong chu kỳ phát triển( Trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy doanh số bán của công ty có tốc độ tăng trưởng liên tục tăng ở mức hai co số tính từ năm 1993). Công ty cần có các chính sách thích hợp về sản phẩm, khách hàng, cần có chương trình cụ thể để chặn đà giảm tốc độ này, mau chóng bước sang chu kỳ phát triển kế tiếp.
1.2.2.Doanh số xuất khẩu
Bảng 6: Diễn biến doanh số xuất khẩu qua các năm
Chỉ tiêu
Năm
Xuất khẩu của công ty
(Triệu đồng)
Xuất khẩu của T cty
(Triệu đồng)
Tỷ lệ /D.số bán (%)
Tỷ lệ phát triển so với năm liền kề (%)
Tỷ lệ phát triển so với năm 1999 ( %)
Tỷ lệ % so với
T.cty
1999
29030,7
122492,4
14,8
-
100
23,7
2000
106846,9
270775,4
39,2
368,1
368,1
39,5
2001
48313,9
155987,9
16,1
45,2
166,4
30,9
2002
21595,6
117554,9
6,6
43,9
73,1
18,4
Nhận xét:
Qua kết quả trên cho thấy, doanh số xuất khẩu của công ty chiếm tỷ lệ vừa phải so với doanh số bán, đạt cao nhất vào năm 2000 và cũng là năm công ty có doanh số xuất khẩu cao nhất toàn Tổng công ty ( chiếm 39,5% một con số mà không phải công ty nào dễ dàng đạt được), được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Tuy nhiên, hai năm sau đó doanh số xuất khẩu liên tục giảm, điều này có thể do công ty đang ở giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ phát triển và bắt đầu bị suy giảm, cộng với nhu cầu của thị trường giảm khiến cho doanh số của toàn Tổng công ty giảm, tất yếu công ty cũng bị ảnh hưởng.Mặc dù vậy, công ty luôn là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu của Tổng công ty Dược Việt Nam : Lào,Thái Lan, Đức, Pháp…
1.2.3 . Cơ cấu hàng tiêu thụ .
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, qua các năm, mặt hàng tiêu thụ thành phẩm tân dược vẫn chiếm tỷ trọng cao đều trên 50% tổng doanh thu. Điều này khẳng định tư tưởng đa dạng hóa kinh doanh và cũng chứng tỏ mặt hàng tân dược có giá trị lớn, thu được lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho việc huy động nguồn vốn cho kế hoạch dài hạn. Mặt hàng dược liệu, cao đơn là mặt hàng chủ đạo của công ty lại có doanh số vừa phải,chứng tỏ dược liệu được công ty thu mua chủ yếu làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thuốc tân dược và phần còn lại để xuất khẩu. Mặt khác, do nhu cầu trong nước còn thấp, cộng với sự ép giá của thị trường nước ngoài, bởi vậy giá trị dược liệu còn thấp. Ngoài ra, các mặt hàng như mỹ phẩm, dụng cụ thiết bị y tế cũng được công ty kinh doanh nhưng với số lượng chưa đáng kể.
2. Chi phí và lợi nhuận
Bảng 7: Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1. Tổng doanh thu
196085,6
272389,9
300857,2
322963,9
2. Các khoản giảm trừ
2223,9
2238,5
37810,5
1035,6
3. Doanh thu thuần
193861,7
270151,4
300305,3
321928,3
4. Tổng chi phí
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí bán hàng
- Chi phí QLDN
189378,1
175864,7
3691,3
4407,7
264329,9
362723,4
5343,5
4657,7
291761,9
229546,3
6417,0
5454,8
312956,8
299088,7
7531,6
6336,5
5.Lợi nhuận hoạt động SX-KD
4483,6
5821,5
8543,4
8971,5
5. Lợi nhuận hoạt động tài chính
-4474,3
-4895,6
-7565,5
-7930,8
6. Lợi nhuận bất thường
802,5
74,8
45,2
64,3
7. Lợi nhuận trước thuế
811,8
1000,7
1023,1
1105,0
8. Thuế thu nhập DN
259,8
320,2
327,4
353,6
9. Lợi nhuận thuần
552
680,5
695,7
751,4
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên, ta thấy công ty Dược liệu Trung ương I luôn là một trong những doanh nghiệp làm ăn có lãi, không những chỉ có lợi nhuận trước thuế mà còn có cả lợi nhuận thuần ( lãi ròng), đây là kết quả đáng chân trọng trong khi mà có nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ như hiện nay.
Tuy nhiên,cũng phải thừa nhận tổng lợi nhuận thuần qua các năm còn rất thấp so với qui mô một công ty Trung ương có doanh số lớn. Lý giải điều này, trước hết là do công ty đi lên từ một doanh nghiệp có cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, cùng với việc nhiều năm bao cấp làm ăn không có hiệu quả. Công ty đứng trước tình trạng thiếu vốn trầm trọng, tỷ lệ vay vốn quá cao, lãi vay cao khiến cho chi phí hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng cao so với doanh thu.
3.Nộp thuế và các khoản nộp cho nhà nước
Nghiên cứu số liệu thống kê về nộp thuế trong các năm qua, tôi có số liệu sau:
Bảng 8:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của công ty qua các năm
(Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Các khoản nộp thuế cho nhà nước
Nộp bảo hiểm
phí công đoàn
Các khoản nộp khác
Tổng cộng các khoản phải nộp
1999
12660,5
348,2
144,5
13153,2
2000
12352,6
388,7
394,0
13135,3
2001
13692,0
530,5
102,9
14325,4
2002
14207,0
538,7
121,8
14867,5
Nhận xét: Tình hình nộp thuế liên tục tăng, chứng tỏ sự phát triển của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên năm 2000 doanh số bán ra tăng so với năm 1999 là 38,9% nhưng số thuế nộp cho nhà nước không tăng. Sở dĩ có điều này vì tỷ lệ tăng trưởng năm 2000 cao là do chủ yếu công ty đã đẩy mạnh được xuất khẩu, mà xuất khẩu là lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên hàng đầu hiện nay, trong đó có các chính sách về thuế, được thoái lui thuế VAT khi đầu vào có chứng từ hợp lệ.
Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ và đúng hạn với Nhà nước. Điều này công ty không chỉ tuân thủ pháp luật thuế mà còn tạo uy tín tốt đối với Ngân hàng, các cơ quan Tài chính và Kiểm toán, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
4.Tổng vốn
Bảng 8: Tình hình về cơ cấu vốn của công ty
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
I.Vốn vay
87233,1
98071,8
137626,3
144271,6
1.Vay NH ngắn hạn
57959,4
77580,8
111578,0
120386,3
2. Vay NH dài hạn
750,0
1074,5
2202,0
2831,0
3. Vay khác
28523,7
19416,5
23846,3
21054,3
II.Vốn chủ sở hữu
13644,9
15621,5
18139,4
19651,2
1.Vốn kinh doanh
13644,9
15636,8
14887,5
16501,2
- Vốn cố định
4024,8
6124,4
5833,8
5139,0
- Vốn lưu động
7631,3
7588,1
9053,7
11362,2
2.Các loại quỹ
72,3
48,8
359,5
346,9
3.Lãi chưa phân phối
552
680,5
695,7
751,4
4.Vốn đầu tư XDCB
1364,5
1177,1
1916,5
1916,5
5.Các kinh phí
-15,3
279,8
135,2
Tổng vốn
100867
113693,3
155765,7
163922,8
Nhận xét:
Tài chính là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.Vì vậy, vấn đề tài chính của công ty luôn được coi trọng. Bảng trên phản ánh tình hình về tài chính của công ty qua 4 năm qua. Theo đó chúng ta thấy rằng, vốn kinh doanh của công ty hàng năm tăng lên nhưng lượng tăng lên không đáng kể. Vốn cố định tăng ít hơn so với vốn lưu động.Phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp chính là vốn chủ sở hữu.Nhìn vào bảng trên cho thấy vốn chủ Sở hữu hàng năm liên tục tăng, thể hiện sự phát triển của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ tổng vốn còn thấp ( giao động từ 11.6% đến 13,7%), điều này đã chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào vốn đi vay, đây là một khó khăn nội tại mà công ty không thể khắc phục ngay được.
III.Đánh giá chung
1. ưu điểm
+ Doanh nghiệp thực hiện đa dạng hoá chức năng: vừa sản xuất, vừa kinh doanh. Bởi vậy, công ty thực hiện được các công đoạn từ của quá trình sản xuất như từ tổ chức gieo trồng, thu mua nguyên vật liệu, tiến hành sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường. Hơn nữa, công ty đã khai thác được nhiều nhóm hàng, chủng loại hàng và được cung cấp bởi nhiều đối tượng trong và ngoài nước. Công ty đã tăng được doanh số và chiếm được thị phần, từng bước có được uy tín trên thị trường.Trong sản xuất có cả tân dược, cả đông dược, cả nguyên liệu hoá dược ( thuốc sốt rét), trong kinh doanh có cả trong và ngoài nước, có cả xuất khẩu và nhập khẩu. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong mua vào và bán ra, đã có cơ cấu hàng bám sát danh mục thuốc thiết yếu của BYT, đã nhập hàng nhắm vào đối tượng người có thu nhập thấp và trung bình nên phù hợp với sức mua
Công ty đã có quan hệ tốt với cơ ngành dọc cấp trên để nhập thêm nhiều hàng chưa có số đăng ký và trên hết là sự nhiệt tình nghiên cứu thị trường và quan hệ với bạn hàng.Hàng xuất khẩu cũng đạt được con số đáng kể, đặc biệt là năm 2000 ( trên 106 tỷ), mở rộng được mặt hàng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường xuất mới.
+ Công ty có đội ngũ CB CNV đã từng có nhiều năm công tác xuất – nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp khác thì vẫn còn mới mẻ do chính sách thông thoáng của luật thương mại và luật doanh nghiệp.
+ Công ty đã có cơ sở hạ tầng được nâng cấp hiện đại trên nền tảng của cơ sở cũ để lại như : hệ thống máy tính thông tin nội bộ được nối mạng đến từng cán bộ quản lý, các phân xưởng được được lắp giáp máy móc thiết bị hiện được nhập từ Mỹ, Đức, Pháp nơi có trình độ sản xuất thuốc tiên tiến.Đặc biệt, công ty đã có một phân xưởng sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP ASEAN, điều này giúp cho công ty có được lòng tin của thị trường, có khả năng xuất khẩu mà đối tác không cần kiểm tra chất lượng.
+Hệ thống phân phối đã bao trùm cả nước và một số nước trên thế giới, điều này đã tạo cho công ty dễ dàng thực hiện các hoạt động xúc tiến bán như quoảng coá, tiếp thị hay nhiêu mộ khách hàng…
2. Nhược điểm:
+ Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, ít mặt hàng chuyên khoa và những mặt hàng mới đặc trị. Cho nên công ty chịu sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường, bởi có nhiều sản xuất kinh doanh mặt hàng có tác dụng và chất lượng tương tự. Điều này cũng đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.Do đó công ty cần tập trung thêm vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng chuyên khoa, mặt hàng mới để cung cấp đủ cho các bệnh viện và người bệnh. Cũng cần tăng cường kinh doanh nhóm hàng dược liệu và bốc thuốc kê đơn, tăng tỷ trọng về nhóm hàng này để xứng tên gọi của công ty.
+ Hệ thống phân phối đã có mặt ở các điểm quan trọng trong cả nước và một số nước trên thế giới, từ đây phát tán ra các vùng lân cận. Có thể nói hàng bán ra của công ty được phân phối trên cả nước.Tuy nhiên, công tác thu thập thông tin kịp thời từ thị trường còn rất kém, đã gây khó khăn cho phòng KD- NK lên các kế hoạch và chiến thuật cần thiết, kịp thời.
+ Mặc dù mức lương bình quân của CB CNV ngày một tăng và so với đời sống xã hội thì không phải là quá thấp. Nhưng so với các đối thủ cạnh tranh thì đó lại là con số thấp như đã phân tích ở trên. Điều này chưa khai thác triệt để lòng nhiệt tình của CB CNV, dễ xảy ra hiện tượng thất thoát nhân tài sang đối thủ cạnh tranh hoặc khó thu hút được người có trình độ giỏi.
+ Do khan hiếm nguồn vốn, để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải huy động nguồn vốn từ đi vay với tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn. Bởi vậy, tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu của công ty là rất thấp. Đây là nhược điểm nổi cộm nhất của công ty mà khó có thể khắc phục ngay được.
+ Hàng tồn kho còn cao, năm 2001 là 72 tỷ, cần tập trí lực và có các chính sách đẩy mạnh bán ra, và giảm lượng tồn kho để tăng số vòng quay vốn thì mới mới có thể tăng tỷ suất lợi nhuận.
+ Do nhiều yếu tố công ty gần như chưa sử dụng mạng điện tử quốc tế internet vào hoạt động kinh doanh thương mại của mình.Ngoài ra, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường còn kém, hoạt động chưa có hiệu quả cao.
3. Phương hướng chiến lược sản xuất kinh doanh
3.1.Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
+ Nền kinh tế trong nước ngày càng vận hành theo cơ chế thị trường, các quy chế cũng như pháp luật ngày càng được hoàn thiện, kinh tế đối ngoại của đất nước ngày càng phát triển mạnh tạo ra nhiều cơ hội mới trong kinh doanh. Đặc biệt là điều đó làm cho công ty hoạt động năng động hơn,ít phụ thuộc vào nhà nước
+ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, giúp cho công ty mở rộng được quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết cũng như việc thâm nhập và phát triển thị trường được dễ dàng hơn.
+ Đời sống xã hội ngày một tăng cao, người ta ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân.Bởi vậy mà nhu cầu tiêu dùng thuốc ngày một tăng đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thuốc đặc trị, có chất lượng cao mặc dù giá có thể đắt một chút ( đây là tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam). Điều này cũng mở ra một cơ hội cho công ty trong chiến lược và kế koạch của mình.
+ Nguồn cung ứng thuốc và nguyên vật liệu ngày càng phong phú, đã tạo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được dễ dàng hơn.
+ Do lĩnh vự kinh doanh đặc biệt này cho nên luôn được nhà nước đúng ra bảo trợ và tạo điều kiện cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh các biện pháp quản lý.
* Khó khăn
+ Một vấn đề khó khăn nhất đó là chất lượng thuốc ngoại luôn chiếm ưu thế và đã ăn sâu vào tâm lý của người tiêu dùng thuốc Việt Nam. Đặc biệt là dưới sự tác động của xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá, bởi vậy công ty ngày càng chịu sức cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Hơn nữa, trong nước ngày càng có nhiều cônh ty ngoài quốc doanh và liên doanh sản xuất kinh doanh các mặt hàng tương tự và có chất lượng tốt, đã tăng thêm số lượng đối thủ cạnh tranh với công ty.
+ Việc nhập máy móc thiết bị để năng cao trình độ sản xuất kinh doanh với giá thành cao đã gây khó khăn về tài chính cho công ty, phải khấu hao lớn.
+ Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược trên toàn quốc chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau, vẫn còn tranh giành chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm, gây thiệt hại cho cả hai bên, trong khi người được lợi chính là các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Hệ thống chính sách ( đặc biệt là thuế), pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện một phần cũng tạo điều kiện cho công ty, nhưng chính sự không ổn định và bất cập của nó cũng cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.Phương hướng chiến lược
Với quan điểm doanh số không phải là điều mà công ty mong muốn.Mục tiêu lâu dài mà công ty hướng tới đó là : mọi người có nhu cầu sử dụng thuốc đều được sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Công ty luôn chú trọng đặt chữ tín lên hàng đầu bằng chất lượng sản phẩm cao nhất và sẵn sàng chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp có vấn đề về chất lượng mà khách hàng phản hồi.
Để đạt được mục tiêu đó, trong từng năm công ty luôn phấn đấu bảo toàn được vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo uy tín và vị thế cao.
Chiến lược và chính sách của công ty là:
+ Sách lược đa dạng hoá kinh doanh
Đầu tiên là phát triển sản xuất. Từ chỗ liên kết với trường Đại học Dược và ĐH Bách khoa để cho ra đời đây truyền chiết xuất Arrtemisinin phục vụ chương trình phòng chống sốt rét của Bộ y tế trên cơ sở đó, xưởng Hoá dược ra đời.Trên đà phát triển đó và để từ nguyên liệu thuốc sốt rét trên bào chế thành các dạng thành phẩm, công ty đã thành lập xưởng sản xuất thuốc viên và là tiền thân của xưởng GMP ngày nay. Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất thuốc đông dược tạo ra được nhiều sản phẩm đông dược từ rượu thuốc các loại đến các thang thuốc đóng gói sẵn, các xiro, cao lỏng, cao sao vàng, rồi chè tan…
Thứ hai là đa dạng hoá trong kinh doanh thương mại.Từ chỗ chỉ chuyên doanh dược liệu, công ty đã kinh doanh cả tân dược, nguyên liệu hoá dược, y dụng cụ nhỏ và vài năm gần đây thêm cả mỹ phẩm.Và công ty kinh doanh cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, công ty còn có các loại hình kinh doanh khác như ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC511.doc