ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẶC TÍNH ĐIỆN TỬ VÀ QUANG ĐIỆN
TỬ CỦA CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
HIỆU SUẤT CAO CÓ CẤU TRÚC NANO
MÃ SỐ: B2018-ĐN06-11
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Linh Nam
Đà Nẵng, Tháng 07 năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẶC TÍNH ĐIỆN TỬ VÀ QUANG ĐIỆN
TỬ CỦA CÁC LINH KI
25 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài - Đặc tính điện tử và quang điện tử của các linh kiện điện tử hiệu suất cao có cấu trúc nano, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỆN ĐIỆN TỬ
HIỆU SUẤT CAO CÓ CẤU TRÚC NANO
MÃ SỐ: B2018-ĐN06-11
Đà Nẵng, tháng 07 năm 2020
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. ThS. Phạm Thị Thảo Khương, Khoa Điện - Điện tử,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
2. TS. Nguyễn Thanh Hội, Khoa Công nghệ Hóa học -
Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
3. ThS. Dương Quang Thiện, Khoa Điện - Điện tử,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
4. TS. Yan-Wen Lan, Department of Physics, National
Taiwan Normal University
5. Nhóm TRT-3C, Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................. 2
1.1. Vật liệu ZnO .................................................................... 2
1.1.1. Cấu trúc lục giác Wurtzite ............................................ 2
1.1.2. Cấu trúc vùng năng lượng và đặc tính quang điện của
ZnO .......................................................................................... 2
1.2. Vật liệu MoS2 ................................................................... 2
1.2.1. Cấu trúc tinh thể của MoS2.......................................... 2
1.2.2. Cấu trúc vùng năng lượng và đặc tính quang điện của
MoS2 ........................................................................................ 2
1.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu ứng dụng vật
liệu ZnO và MoS2 cấu trúc nano trong lĩnh vực điện tử và
quang điện tử .......................................................................... 3
1.3.1. Một số ứng dụng của cấu trúc nano ZnO .................... 3
1.3.2. Một số ứng dụng của cấu trúc nano MoS2 .................. 3
CHƢƠNG 2: NỀN TẢNG KỸ THUẬT ............................... 4
2.1. Kỹ thuật phân tích vật liệu ............................................. 4
2.2. Kỹ thuật chế tạo linh kiện .............................................. 4
2.3. Kỹ thuật điều khiển nano ............................................... 4
2.4. Hệ thống đo điện tử ......................................................... 4
CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH CHẾ TẠO LỖ NANO TRÊN
MÀNG SI3N4 VÀ ĐẶC TÍNH QUANG HỌC LỖ NANO
KIM LOẠI .............................................................................. 5
3.1. Quy trình chế tạo lỗ nano trên màng Si3N4 ................... 5
3.2. Nghiên cứu đặc tính quang của các lỗ nano kim loại
Au và Ag ................................................................................. 5
CHƢƠNG 4: TRANSISTOR QUANG HIỆU SUẤT CAO
ĐƠN HẠT NANO ZNO ......................................................... 7
4.1. Đặt vấn đề ........................................................................ 7
4.2. Chế tạo linh kiện FET đơn hạt nano ZnO .................... 7
4.3. Đặc tính hoạt động của linh kiện ................................... 7
CHƢƠNG 5: LINH KIỆN PHÁT HIỆN QUANG HIỆU
SUẤT CAO DÙNG VẬT LIỆU MÀNG 3 LỚP MoS2 ...... 10
5.1. Đặt vấn đề ...................................................................... 10
5.2. Vật liệu và chế tạo linh kiện phát hiện quang ba lớp
MoS2 ...................................................................................... 10
5.3. Đặc tính hoạt động của linh kiện ................................. 11
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN .......................... 13
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. (a) Cấu trúc tinh thể của ZnO, (b) Ba định hướng bề
mặt khác nhau trong mạng ZnO .............................................. 2
Hình 1.2. Cấu trúc vùng năng lượng của MoS2 ở dạng khối
(trái) và ở dạng màng (phải) ....................................................2
Hình 1.3. Transistor hiệu ứng trường dây nano ZnO .............. 3
Hình 1.4. Quá trình chế tạo MoS2 một lớp FET (a-c) và đặc
tính dòng - áp của linh kiện (d, e) ............................................ 3
Hình 2.1. Ảnh SEM của bốn đầu dò vonfram của hệ thống
điều khiển nano ........................................................................ 4
Hình 2.2. Cấu trúc hệ thống đo điện ........................................ 4
Hình 3.1. Ảnh mặt trên (a) và mặt dưới (b) của màng Si3N4.
Ảnh SEM và 3D-TEM lỗ nano trên màng Si3N4 ....................... 5
Hình 3.2. Sự thay đổi mặt cắt tán xạ theo bước sóng của các
lỗ nano Ag và Au có đường kính 145 nm và 170 nm ............... 5
Hình 3.3. Phân bố trường E xung quanh các lỗ nano Ag và Au
................................................................................................. 6
Hình 4.1. (a-c) Ảnh SEM khi điều khiển hạt nano ZnO (d) Cấu
trúc linh kiện (e) Đặc tính dòng áp I-VD và đặc tính truyền
dẫn của linh kiện ...................................................................... 7
Hình 4.2. (a-d) Sự phụ thuộc nhiệt độ vào đặc tính hoạt động
của linh kiện FET đơn hạt nano ZnO....................................... 8
Hình 4.3. Khảo sát đặc tính hoạt động của linh kiện khi được
chiếu sáng bởi nguồn UV-365 nm với cường độ sáng khác
nhau ......................................................................................... 9
Hình 5.1. Ảnh TEM và Phổ năng lượng Raman hiển thị cấu
trúc 3 lớp của màng MoS2 ..................................................... 10
Hình 5.2. Linh kiện MoS2 trên cấu trúc lỗ nano .................... 10
Hình 5.3. Đặc tính I-V của linh kiện ba lớp MoS2 trong tối và
dưới tác động chiếu sáng ....................................................... 11
Hình 5.4. Phản ứng quang của linh kiện ba lớp MoS2 dưới tác
động của nguồn LED 620 nm tại (a) Vb=1V và 2V, (b) Vb=-
5V và -10V.............................................................................. 12
Hình 5.5. Kết quả xác định thời gian tăng và giảm tại Vb=-
5V. .......................................................................................... 12
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Kết quả phân tích thành phần nguyên tử của hạt
cầu ZnO .................................................................................... 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
TẮT
VLS Vapour Liquid Solid Bay hơi lỏng pha
rắn
SEM Scanning Electron Kính hiển vi điện tử
Microscope quét
TEM Tunneling Electron Kính hiển vi điện tử
Microscope đường hầm
FET Field Effect Transistor Transistor hiệu ứng
trường
UV Ultraviolet Tia cực tím
LED Light Emitting Diode Diode phát quang
EDXS Energy Dispersive X-ray Phổ tán sắc năng
Spectroscopy lượng tia X
XRD X-ray Diffraction Nhiễu xạ tia X
PL Photoluminescence Huỳnh quang
VIS Visible light Ánh sáng khả kiến
1D, 2D One Dimension, Two Một chiều, Hai
Dimension chiều
TMD Transition-metal Vật liệu lớp chuyển
dichalcogenides tiếp kim loại
LSPR Localized Surface Plasmon Cộng hưởng
Resonance plasmon định xứ bề
mặt
SPP Surface Plasmon Polariton Phân cực plasmon
bề mặt
EQE External Quantum Hiệu suất lượng tử
Efficiency, Photogain bên trong, Hệ số
khuếch đại quang
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đặc tính điện tử và quang điện tử của các linh
kiện điện tử hiệu suất cao có cấu trúc nano
- Mã số: B2018-ĐN06-11
- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Linh Nam
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
- Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ 8/2018 đến 7/2020
2. Mục tiêu: Thiết kế, chế tạo và khảo sát đặc tính các linh
kiện điện tử dựa trên dựa trên màng nano MoS2, đơn hạt nano
ZnO. Kết quả nghiên cứu sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu
ứng dụng vật liệu bán dẫn màng nano MoS2, hạt nano ZnO để
chế tạo linh kiện điện tử hiệu suất cao ứng dụng trong lĩnh
vực điện tử và quang điện tử.
3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài nghiên cứu thiết kế, chế tạo
linh kiện điện tử dựa trên cấu trúc lỗ nano là đề tài mới. Cấu
trúc linh kiện với kênh dẫn ngắn, đơn tinh thể, loại bỏ tán xạ
hạt dẫn sẽ giúp các linh kiện điện tử dựa trên cấu trúc này có
khả năng hoạt động với hiệu suất cao.
4. Kết quả nghiên cứu: Chế tạo thành công các linh kiện
điện tử có cấu trúc nano dựa trên dựa trên màng nano MoS2,
đơn hạt nano ZnO. Kết quả đo đạc và khảo sát cho thấy các
linh kiện này hoạt động ổn định, có hiệu suất hoạt động cao.
5. Sản phẩm:
Sản phẩm bài báo: Nhóm tác giả công bố 1 bài báo
quốc tế thuộc danh mục tạp chí SCIE; 2 bài báo trong nước; 1
bài báo hội thảo quốc gia được tính điểm công trình khoa học
trong danh mục tạp chí Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cụ thể:
- Bài báo tạp chí quốc tế: “Superior phototransistors
based on a single ZnO nanoparticle with high mobility and
ultrafast response time”, Linh-Nam Nguyen, Wen-Hao
Chang, Chii-Dong Chen and Yann-Wen Lan, Nanoscale
Horizons (SCIE, Q1, IF 2020: 9.927), No: 1, Pages: 82-88,
Year: 2020.
- Bài báo tạp chí trong nước: “High performance
trilayer MoS2 photodetector”, Nguyễn Linh Nam, Journal of
Science and Technology, Issue on Information and
Communication Technology, Số: 18,Trang: 21; Năm: 2020.
- Bài báo hội thảo quốc gia: “So sánh đặc tính quang
của đơn lỗ nano bạc và vàng”, Phạm Thị Thảo Khương,
Nguyễn Linh Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia -
ATiGB2019 lần thứ 5, Số: 5, Trang: 313, Năm: 2019.
- Bài báo tạp chí trong nước: “Researching on
fabrication and optical properties of a single Au nanohole”,
Thien Q. Duong, Khuong T. T. Pham, Nam L. Nguyen,
Journal of Science and Technology, The University of
Danang; Vol 11;Page: 74-78;Year: 2018.
Sản phẩm ứng dụng: 03 linh kiện điện tử nano hoạt
động gồm 02 linh kiện điện tử dùng hạt nano ZnO và 01 linh
kiện điện tử dùng vật liệu màng nano MoS2.
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
và khả năng áp dụng:
- Các kết quả nghiên cứu đạt được là cơ sở khoa học cho việc
chế tạo các linh kiện điện tử hiệu suất cao ứng dụng vật liệu
bán dẫn có cấu trúc nano.
- Đề tài góp phần cung cấp nền tảng kỹ thuật công nghệ trong
nghiên cứu đặc tính điện tử, quang điện tử của các loại vật
liệu bán dẫn nano khác nhau.
- Đề tài góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai ứng
dụng vật liệu mới cũng như lĩnh vực điện tử.
- Đề tài góp phần năng cao năng lực nghiên cứu thực tiễn
cũng như trình độ chuyên môn cho các cán bộ tham gia, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đề tài góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên
cứu và công bố các bài báo trên các tạp chí uy tín quốc tế cho
tổ chức chủ trì.
7. Hình ảnh minh họa:
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Electronic and optoelectronic properties of high-
performance nanostructured electronic devices
Code number: B2018-ĐN06-11
Coordinator: Linh-Nam Nguyen, PhD
Implementing institution: University of Technology and
Education
Duration: 24 months (from 8/2018 to 7/2020)
2. Objective(s): Research on design, manufacture and
measure the characteristics of nano-structured electronic
devices based on few layered MoS2, single ZnO nanoparticle.
3. Creativeness and innovativeness: The research topic of
designing and manufacturing electronic devices based on
nanohole structure is a new topic.
4. Research results: Design and manufacture of
nanostructured electronic devices based on few layered MoS2,
single ZnO nanoparticle.
5. Products: 1 international article on the SCIE, 2 domestic
articles, 1 national conference article, 3 nano electronic
devices are fabricated and measured.
6. Effects, transfer alternatives of research results and
applicability:
- The project contributes to provide technology platform for
research and application of new nano materials as well as
applied electronics.
- This work contributes to improve practical research and
strengthen in international cooperation in research and
publishing articles in quality international journals.
MỞ ĐẦU
Hiện nay, vật liệu bán dẫn ZnO, MoS2 đang được nghiên
cứu ngày càng nhiều do các tính chất độc đáo của nó. Ôxít
kẽm (ZnO) với các tính chất điện và quang điện như độ rộng
vùng cấm lớn (3.37 eV), năng lượng liên kết exiton cao tại
nhiệt độ phòng (60 meV). Đặc biệt, khi vật liệu ZnO hình
thành ở cấu trúc nano, nó sẽ thể hiện nhiều đặc tính lý hóa
mới mà cũng vật liệu đó ở kích thước lớn hơn không thể hiện
được. Một loại vật liệu bán dẫn khác có cấu trúc màng 2D gần
đây cũng rất được quan tâm nghiên cứu, bên cạnh graphene,
là molybdenum disulfide (MoS2) với rất nhiều công trình
nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí khoa học có uy tín
hàng đầu thế giới. MoS2 là vật liệu có cấu trúc lớp và là chất
bán dẫn có độ rộng vùng cấm trực tiếp với mức năng lượng
1.8eV. Với những tính chất đặc biệt này, MoS2 có tiềm năng
ứng dụng rất lớn trong lĩnh vực điện tử và quang điện tử và là
một vật liệu đặc biệt rất đáng được quan tâm nghiên cứu.
Căn cứ vào điều kiện nghiên cứu của phòng thí nghiệm,
cũng như khả năng phối hợp, hợp tác nghiên cứu với các cơ
sở trong và ngoài nước, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Đặc tính điện tử và quang điện tử của các linh kiện điện tử
hiệu suất cao có cấu trúc nano”.
- Mục đích của đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo
sát đặc tính của các linh kiện điện tử có cấu trúc nano dựa trên
dựa trên đơn tinh thể nano MoS2, đơn hạt nano ZnO.
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
chế tạo và đo đạc khảo sát đặc tính hoạt động của linh kiện
điện tử dựa trên cấu trúc hạt nano ZnO và màng nano MoS2.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Linh kiện điện tử sử
dụng đơn hạt nano ZnO và vật liệu màng mỏng MoS2.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: thực nghiệm, xử lý và phân tích
dữ liệu.
Trang 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vật liệu ZnO
1.1.1. Cấu trúc lục giác Wurtzite
Hình 1.1. (a) Cấu trúc tinh thể của ZnO, (b) Ba định hướng bề mặt
khác nhau trong mạng ZnO.
1.1.2. Cấu trúc vùng năng lượng và đặc tính quang điện của
ZnO
Vật liệu ZnO có cấu trúc năng lượng vùng cấm trực tiếp,
với độ rộng vùng cấm 3.37 eV ở nhiệt độ phòng.
1.2. Vật liệu MoS2
1.2.1. Cấu trúc tinh thể của MoS2
Molybdenum disulfide (MoS2) vật liệu bán dẫn có cấu trúc
màng 2D tương tự như graphene trong đó nguyên tử Mo liên
kết cộng hoá trị xen kẽ với hai nguyên tử S, mỗi lớp có độ dày
0.72nm và khoảng cách giữa các lớp là 0.65nm.
1.2.2. Cấu trúc vùng năng lượng và đặc tính quang điện của
MoS2
Hình 1.2. Cấu trúc vùng năng lượng của MoS2 ở dạng khối (trái) và
ở dạng màng (phải).
Trang 2
1.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu ứng dụng vật
liệu ZnO và MoS2 cấu trúc nano trong lĩnh vực điện tử và
quang điện tử
1.3.1. Một số ứng dụng của cấu trúc nano ZnO
Vật liệu ZnO có cấu trúc màng được dùng làm kênh dẫn
trong cấu trúc FET có hoạt động với ổn định hiệu suất cao: tỉ
số đóng mở lớn, độ linh động hạn dẫn cao, điện áp hoạt động
thấp (hình 1.3). Cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng thành
công các cấu trúc nano ZnO được trình bày, ví dụ như: máy
phát DC nano, pin năng lượng mặt trời, điot phát quang
Hình 1.3. Transistor hiệu ứng trường dây nano ZnO.
1.3.2. Một số ứng dụng của cấu trúc nano MoS2
Đặc tính bán dẫn với băng tần trực tiếp 1,8eV cùng với cấu
trúc 2D làm cho vật liệu màng MoS2 có khả năng ứng dụng
rất lớn trong lĩnh vực điện tử và quang điện tử.
Hình 1.4. Quá trình chế tạo MoS2 một lớp FET (a-c) và đặc tính
dòng - áp của linh kiện (d, e).
Trang 3
CHƢƠNG 2: NỀN TẢNG KỸ THUẬT
2.1. Kỹ thuật phân tích vật liệu
Các kỹ thuật phân tích vật liệu gồm phân tích hình thái
SEM, phân tích cấu trúc TEM, nhiễu xạ tia X, Raman, các kỹ
thuật quang.
2.2. Kỹ thuật chế tạo linh kiện
Linh kiện được chế tạo chủ yếu dựa trên kỹ thuật quang
khắc, các kỹ thuật ăn mòn hóa học và vật lý rắn.
2.3. Kỹ thuật điều khiển nano
Hình ảnh điều khiển nano thông qua các đầu dò quan sát từ
SEM được hiển thị trong hình 2.1 với bốn đầu dò vonfram của
hệ thống.
Hình 2.1. Ảnh SEM của bốn đầu dò vonfram của hệ thống điều
khiển nano.
2.4. Hệ thống đo điện tử
Hệ thống đo được thực hiện bằng cách sử dụng PPMS, nơi
các mẫu được đặt bên trong chân không.
Hình 2.2. Cấu trúc hệ thống đo điện.
Trang 4
CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH CHẾ TẠO LỖ NANO TRÊN
MÀNG SI3N4 VÀ ĐẶC TÍNH QUANG HỌC LỖ NANO
KIM LOẠI
3.1. Quy trình chế tạo lỗ nano trên màng Si3N4
Quy trình chế tạo gồm 2 bước: đầu tiên, màng Si3N4 được
chế tạo trên đế chip Si; tiếp theo là chế tạo lỗ nano trên màng
Si3N4.
Hình 3.1. Ảnh mặt trên (a) và mặt dưới (b) của màng Si3N4. Ảnh
SEM và 3D-TEM lỗ nano trên màng Si3N4.
3.2. Nghiên cứu đặc tính quang của các lỗ nano kim loại
Au và Ag
Hình 3.2. Sự thay đổi mặt cắt tán xạ theo bước sóng của các lỗ nano
Ag và Au có đường kính 145 nm và 170 nm.
Hình 3.2 so sánh phổ tán xạ của các lỗ nano kim loại Ag
và Au với đường kính 145 nm và 170 nm. Kết quả tính toán
Trang 5
cho thấy, phổ tán xạ của cả hai kim loại Ag và Au đều thể
hiện đỉnh cộng hưởng khi giá trị của mặt cắt tán xạ đạt đỉnh
tại một bước sóng cố định của ánh sáng tới. Đây là biểu hiện
của hiện tượng plasmon định sứ bề mặt. Như đã đề cập ở trên,
plasmon bề mặt không chỉ mang lại trạng thái cực đại trong
phổ tán xạ mà còn dẫn đến sự tăng cường điện trường xung
quanh bề mặt lỗ nano ở bước sóng cộng hưởng. Kết quả được
thể hiện trong hình 3.2 thể hiện: thứ nhất, các lưỡng cực điện
trường xuất hiện xung quanh bề mặt của lỗ; thứ hai, sự gia
tăng điện trường E, được xác định là E/E0 với E0 là cường độ
trường tác động, đạt giá trị tối đa ở các cạnh của lỗ nano mà
nguyên do dưới tác động của ánh sáng các điện tích có xu
hướng tích lũy ở các vị trí cạnh; thứ ba, sự gia tăng trường E
do plasmon bề mặt tăng theo đường kính của lỗ.
Hình 3.3. Phân bố trường E xung quanh các lỗ nano Ag và Au.
Trang 6
CHƢƠNG 4: TRANSISTOR QUANG HIỆU SUẤT CAO
ĐƠN HẠT NANO ZNO
4.1. Đặt vấn đề
Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ linh động hạt dẫn
của ZnO và khám phá những tính chất của các linh kiện đơn
hạt nano ZnO, chúng tôi đã thiết kế, chế tạo và khảo sát các
linh kiện này dựa trên cấu trúc FET. Các hạt nano được bao
quanh bởi một điện cực cổng và kẹp giữa các điện cực
trên/dưới để đo điện.
4.2. Chế tạo linh kiện FET đơn hạt nano ZnO
Trong nghiên cứu này, các hạt nano có kịch thước 50 nm
đến 100 nm có cấu trúc tinh thể rất cao được sử dụng làm
thành phần chính cấu thành linh kiện. Cấu trúc linh kiện và
quy trình chế tạo được minh họa trong hình 4.1.
Hình 4.1. (a-c) Ảnh SEM khi điều khiển hạt nano ZnO (d) Cấu trúc
linh kiện (e) Đặc tính dòng áp I-VD và đặc tính truyền dẫn của linh
kiện.
4.3. Đặc tính hoạt động của linh kiện
Kết quả đo cho thấy linh kiện hoặc động ổn định theo đặc
tính FET loại n với hỗ dẫn đạt giá trị 2,56 μS. Độ linh động
hạt dẫn là khoảng 273 ~ 569 cm2/Vs; cao hơn 1 ~ 2 hệ số so
với FET dùng màng mỏng ZnO, tinh thể ZnO và các FET
Trang 7
ZnO có cấu trúc 1D khác. Bảng 4.1 tóm tắt thông số kỹ thuật
của linh kiện.
Hình 4.2. (a-d) Sự phụ thuộc nhiệt độ vào đặc tính hoạt động của
linh kiện FET đơn hạt nano ZnO.
Sự phụ thuộc nhiệt độ vào hoạt động của linh kiện (hình
4.2) được đo đạc và khảo sát cho thấy đặc tính bán dẫn của
linh kiện.
R C g μ n
Linh kiện G m
(nm) (aF) (μS) (cm2/Vs) (cm-3)
ZnO1 35 5~9 2.56 273~492 4.4~8.0 × 1017
ZnO2 40 6~11 2.7 310~569 3.7~6.8 × 1017
Bảng 4.1. Thông số hoạt động của các linh kiện FET đơn hạt
nano ZnO.
Để nghiên cứu ảnh hưởng độ linh động hạt dẫn cao tác
động đến hiệu suất của linh kiện quang điện tử, phản ứng
quang của linh kiện cũng được khảo sát, phân tích và báo cáo.
Kết quả tìm được cho thấy linh kiện có hệ số EQE đạt đến
5,6 × 107 tại cường độ công suất sáng 0,42 mWcm-2. Độ nhạy
R và hệ số chọn lọc D* đối với linh kiện hạt nano ZnO lần
Trang 8
lượt là 1,39 × 106 AW-1 và 6,69 × 1012 Jones. Đặc tính
đóng/mở của linh kiện đơn hạt ZnO được khảo sát và cho thấy
linh kiện có phản ứng ổn định dưới tác động của nguồn sáng.
Kết quả phân tích cho thấy thời gian lần lượt là 0,21 ms và
0,09 ms cho thời gian lên và 0,37 ms và 0,35 ms cho thời gian
xuống tương ứng với cường độ ánh sáng 4.13 mW/cm2 and
8.39 mW/cm2.
Hình 4.3. Khảo sát đặc tính hoạt động của linh kiện khi được chiếu
sáng bởi nguồn UV-365 nm với cường độ sáng khác nhau.
Trang 9
CHƢƠNG 5: LINH KIỆN PHÁT HIỆN QUANG HIỆU
SUẤT CAO DÙNG VẬT LIỆU MÀNG 3 LỚP MoS2
5.1. Đặt vấn đề
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chế tạo và đo bộ phát
hiện quang làm từ vật liệu lớp nguyên tử MoS2. Quá trình
tổng hợp và phân tích đặc tính của vật liệu cũng như các bước
chế tạo linh kiện được trình bày và thảo luận. Kết quả đo cho
thấy bộ phát hiện quang ba lớp MoS2 dựa trên cấu trúc lỗ
nano có hệ số khuếch đại quang cao và thời gian phản ứng
nhanh.
5.2. Vật liệu và chế tạo linh kiện phát hiện quang ba lớp
MoS2
Vật liệu lớp nguyên tử MoS2 qua hai bước ủ trong lò nung.
Quan sát bằng kính hiển vi điện tử và phân tích cấu trúc vật
liệu lớp bằng thiết bị đo phổ tán xạ không đàn hồi Raman chỉ
rõ màng MoS2 này do 3 lớp MoS2 tạo thành.
Hình 5.1. Ảnh TEM và Phổ năng Hình 5.2. Linh kiện MoS2 trên
lượng Raman hiển thị cấu trúc 3 cấu trúc lỗ nano
lớp của màng MoS2.
Trang 10
Hình 5.2 minh họa cấu trúc hoàn chỉnh của linh kiện
MoS2. Đặc tính điện tử của linh kiện sẽ được đo và khảo sát.
5.3. Đặc tính hoạt động của linh kiện
Đặc tính I-V của linh kiện MoS2 được trình bày trong hình
5.3, có thể thấy rằng đặc tính I-V linh kiện ba lớp MoS2 có
tiếp xúc Ohmic tốt. Kết quả khảo sát tác động của ánh sáng
vào đặc tính I-V của linh kiện cho thấy dòng quang điện được
tạo ra tăng theo cường độ chiếu sáng trong cả hai chế độ điện
áp đặt âm và dương.
Hình 5.3. Đặc tính I-V của linh kiện ba lớp MoS2 trong tối và dưới
tác động chiếu sáng.
Hai thông số quan trọng để đánh giá hiệu suất của các linh
kiện quang điện tử, đó là độ nhạy quang học (R) và hệ số
khuếch đại quang (G) có giá trị rất cao đạt đến tương ứng là
105 AW-1 và 105. Các thông số quang này cao hơn so với các
linh kiện quang điện tử dựa trên vật liệu MoS2 đơn lớp đã
từng được nghiên cứu và báo cáo. Ngoài ra, so với các thiết bị
MoS2 đa lớp khác có độ nhạy quang học khoảng 50-120
-1
mAW thì linh kiện ba lớp MoS2 trong nghiên cứu này có
hiệu suất cao hơn 5 ~ 6 hệ số.
Phản ứng dưới tác động ánh sáng của linh kiện phát hiện
quang ba lớp MoS2 cũng được nghiên cứu. Kết quả đo (hình
5.4) cho thấy rằng dòng quang chạy qua linh kiện MoS2 ba
lớp phản ứng ngay lập tức dưới tác động của nguồn sáng khi
Trang 11
nguồn bật và khi nguồn sáng tắt dòng quang điện sẽ nhanh
chóng trở về mức ban đầu. Thời gian tăng và thời gian phục
hồi cũng được xác định lần lượt là 27 ms và 3,8 ms (hình 5.5).
Hình 5.4. Phản ứng quang của linh Hình 5.5. Kết quả xác định
kiện ba lớp MoS2 dưới tác động của thời gian tăng và giảm tại
nguồn LED 620 nm tại (a) Vb=1V và Vb=-5V.
2V, (b) Vb=-5V và -10V.
Trang 12
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN
Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu thành công và đạt được một số kết
quả cơ bản như sau:
- Thực hiện thành công quy trình chế tạo lỗ nano Al/Al2O3.
Bên cạnh đó, các lỗ nano kim loại như Ag và Au được chế tạo
và các tính chất quang học của lỗ nano kim loại cũng được
nghiên cứu và báo cáo.
- Các linh kiện FET đơn hạt nano ZnO với độ linh động
hạt dẫn cao được nghiên cứu chế tạo thành công có độ nhạy
và hệ số EQE cao đến 1,39 × 106 và 5,6 × 107, mà thời gian
phản ứng cũng nhanh đạt 0,09 ms.
- Các linh kiện phát hiện quang làm từ vật liệu lớp nguyên
tử MoS2 cũng được chế tạo và khảo sát. Kết quả thực nghiệm
cho thấy, dưới tác động của ánh sáng linh kiện có độ nhạy
quang rất cao với thời gian phản ứng nhanh. Độ nhạy quang
điện và hệ số khuếch đại quang đạt gần 105 A/W và 105. Thời
gian phản hồi của linh kiện trong khoảng mili giây.
Hƣớng phát triển đề tài
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thực nghiệm khảo sát
hiệu ứng plasmon bề mặt của các cấu trúc nano kim loại tuần.
Các cấu trúc nano kim loại tuấn hoàn có khả năng điều khiển
bước sóng cũng như năng lượng sóng quang học, thể hiện
hiệu ứng phân cực plasmon bề mặt (SPP) sẽ là cơ sở quan
trọng để kết hợp quang học, kỹ thuật nano, công nghệ điện tử
để tạo ra những thiết bị mới có tính ứng dụng trong thực tiễn.
- Dựa trên cấu trúc linh kiện lỗ nano, chúng ta có thể mở
rộng nghiên cứu nhiều loại vật liệu bán dẫn nano mới. Cấu
trúc này đã chứng minh thông qua các kết quả nghiên cứu cho
thấy linh kiện hoạt động với hiệu suất rất cao mở ra những
ứng dụng đột phá về vật liệu bán dẫn mới trong lĩnh vực điện
tử và quang điện tử.
Trang 13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tom_tat_de_tai_dac_tinh_dien_tu_va_quang_dien_tu_cua.pdf